Bạn đang xem bài viết Phân Loại Phân Kali Và Những Điều Nhà Nông Cần Biết được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trong sản xuất nông nghiệp, phân kali rất quan trọng, giúp tăng năng suất và chất lượng cây trồng.
K có vai trò qan trọng trong quá trình chuyển hoá năng lượng, đồng hoá các chất dinh dưỡng của cây, giúp làm tăng khả năng chống chịu với các loại sâu bệnh và các tác động từ bên ngoài như: úng, hạn, nắng nóng, giá rét. Kali có tác dụng làm tăng hàm lượng đường trong quả, làm quả thơm ngon, sáng bóng, cất trữ được lâu hơn, K làm tăng chất bột trong củ khoai, làm tăng hàm lượng đường trong mía…
Hiện nay, nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhiều giống cây trồng có năng suất cao ra đời. Những giống này thường cần nhiều K từ đất, vì vậy muốn có năng suất cao và chất lượng nông sản tốt, cần chú ý bón phân K cho cây.
Phân loại phân Kali:
Tồn tại chủ yếu ở dạng bột, màu hồng. Ngoài ra, còn có dạng tinh thể màu xám đục hoặc xám trắng. Hàm lượng kali nguyên chất là 50 – 60%.
Phân kali clorua là loại phân chua sinh lý, để khô độ rời tốt, dễ sử dụng. Tuy nhiên, nếu bảo quản không tốt, để ở nơi có độ ẩm cao, phân bị ẩm, vón cục sẽ khó sử dụng. Phân phù hợp với nhiều loại cây trồng, trên nhiều loại đất khác nhau để bón lót hoặc bón thúc. Không bón phân này cho các loại cây hương liệu, chè, cà phê…
Có dạng tinh thể nhỏ, mịn, có màu trắng. Dễ tan trong nước, ít hút ẩm. Hàm lượng kali là 45 – 50% và lưu huỳnh 18%. Đây là loại phân chua sinh lý, nếu sử dụng thời gian dài sẽ làm tăng độ chua của đất, cần bón thêm vôi để khử chua. Phân sunphat kali thích hợp cho nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây có dầu, rau cải, thuốc lá, chè, cà phê…
Ngoài các loại trên còn có: kali magiê, phân Agripac… Để sử dụng phân đạt hiệu quả, cần lưu ý các vấn đề sau
+ Nên bón kết hợp với các loại phân khác, bổ sung thêm magiê, natri.
+ Cần bón kết hợp với vôi.
+ Phân kali có thể bón thúc bằng cách phun dung dịch lên lá vào các thời gian cây ra hoa kết trái, hình thành củ…
+ Có thể bón tro bếp thay thế phân kali vì trong tro bếp có hàm lượng Kali cao
+ Không nên bón quá nhiều phân kali, nếu bón quá thừa phân kali trong nhiều năm có thể làm mất cân đối natri, magiê, làm teo rễ. Một số loại cây trồng phản ứng tích cực với phân kali là chè, mía, dừa, chuối khoai, sắn, bông, đay, thuốc lá…
Chứa 46% K2O và 13% N, dạng kết tinh, màu trắng. Là loại phân quý, đắt tiền nên KNO3 thường dùng phun lên lá hoặc bón gốc cho các cây có giá trị kinh tế cao. Phun lên lá ở nồng độ thích hợp còn kích thích cây ra hoa sớm và đồng loạt.
Phân biệt một số loại phân K thật giả
Cần xem kỹ nhãn để biết xuất xứ nguồn gốc.
Cho khoảng vài gram (5-7 gram) phân vào cốc nước trong, nếu:
+ Dùng đũa sạch khuấy đều, mạnh dung dịch chuyển sang hồng nhạt, không đục, có váng đỏ bám quanh thành cốc và phân tan hết. Đó chính là phân thật
+ Dùng đũa khuấy mạnh thì dung dịch có màu hồng đỏ và vẩn đục, không có váng bám vào thành cốc, có thể để lại một ít cặn lắng. Đó là phân K giả.
Các Loại Phân Bón Kali Trên Thị Trường Và Những Điều Bạn Cần Biết
Nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhiều giống cây trồng có năng suất cao ra đời. Những giống này thường cần nhiều K từ đất. Vì thế, muốn có năng suất cao và chất lượng nông sản tốt, cần chú ý bón phân Kali cho cây. Vậy là gì? đối với cây trồng? Có những loại phân bón Kali nào? Các bạn với hóa chất VNT cùng tìm hiểu loại phân bón này
Phân bón Kali là gì??Kali là một trong những nguyên tố đa lượng cần thiết cung cấp cho cây trồng trong giai đoạn trưởng thành và ra hoa. Phân bón Kali là muối kali ( như KNO3, KCl,…) dùng làm phân bón cho cây trồng.
Trong tự nhiên Kali có nhiều trong nước ngầm , nước tưới, trong đất phù sa được bồi đắp hàng năm. Cây trồng thường cần khối lượng K lớn hơn N. Nhưng trên thực tế, trong đất có nguyên tố Kali nhiều hơn N và P, do đó bà con thường thờ ơ bón Kali cho cây trồng.
Tác dụng của phân bón Kali cũng được thể hiện qua đối với thực vật.
– Vai trò chính là chuyển hóa năng lượng trong quá trình đồng hóa các chất dinh dưỡng để tạo năng suất và chất lượng nông sản.
– Tăng cường sức chịu rét và chống chọi qua mùa đông nhờ tăng lực thẩm thấu của tế bào
– Tăng cường khả năng kháng nấm và bệnh
– Tăng khả năng chống chịu cho cây trồng trước các điều kiện thời tiết bất lợi như rét, hạn , úng, sâu bệnh
– Điều tiết các hoạt động sống của thực vật thông qua các tính chất hóa lý, hóa keo của tế bào
– Tham gia vào quá trình quang hợp, tổng hợp đường, tinh bột và protein làm năng suất cây cao hơn
– Tăng khả năng hút nước và dinh dưỡng của rễ cây
– Tăng khả năng sử dụng ánh sáng cho cây trồng trong điều kiện ít nắng
– Thúc đẩy quá trình tổng hợp đạm trong cây, làm giảm tác hại của việc bón nhiều đạm, nhanh chóng chuyển hóa đạm thành protein
– Giúp cây giữ nước tốt hơn, tăng khả năng chống hạn nhờ tăng cường hydrat hóa các cấu trúc keo của huyết tương và nâng cao khả năng phát tán của chúng.
– đối với từng loại cây:
+) Cây công nghiệp ngắn ngày: K giúp tăng nang suất và khả năng chống chịu sâu bệnh
+) Rau ăn lá: K là tăng chất lượng rau quả, giảm tỷ lệ thối nhũn và hàm lượng nitrat
+) Cây ăn quả: K làm tăng quá trình phân hóa mầm non, giảm tỷ lệ rụng, tăng tỷ lệ đậu quả, nâng cao chất lượng nông sản thông qua quá trình tích lũy đường, vitamin, giúp màu sắc quả đẹp hơn, hương vị quả thơm hơn, làm tăng khả năng bảo quản nông sản
Phân bón Kali rất quan trọng đối với cây trồng. Thiếu hay thừa phân Kali đều làm giảm năng suất cây trồng.
Cây trồng khi thiếu phân bón Kali:Cây trồng khi thiếu phân Kali sẽ gây nhiều ảnh hưởng năng suất cây trồng.
– Ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất trong cây, làm suy yếu hoạt động của các men, tăng chi phí đường cho quá trình hấp thụ
– Làm dư thừa đạm: làm cây trồng dễ mắc các nấm gây hại, gây ngộ độc cho cây
– Đối với cây lấy hạt làm tăng tỉ lệ hạt lép, cây ăn quả cho trái nhỏ, quả dễ bị nứt, vỏ dày
– Giảm tỷ lệ nảy mầm và sức sống của hạt giống
– Cây bị thối rễ, phát triển còi cọc, thân yếu, dễ bị đổ ngã
+) Các lá già trở nên vàng sớm và bắt đầu từ bìa lá sau đó bìa lá và đầu lá có thể trở nên đốm vàng hoặc bạc, bìa lá chết và bị hủy hoại và lá có biểu hiện như bị rách
+) Các quá trình sinh hóa, trao đổi chất của cây trồng bị chậm lại
+) Làm giảm năng suất quang hợp, ảnh hưởng đến chấ lượng mùa màng
Nếu thiếu Kali gây ra ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng, còn việc sẽ làm giảm hiệu quả, chất lượng của cây.
– Dư thừa ở mức thấp Kali gây đối kháng ion, làm cây không hút được đầy đủ chất dinh dưỡng khác như Magie, Nitrat
– Dư thừa ở mức cao làm tăng áp suất thẩm thấu của môi trường đất, ngăn cản sự hút nước và chất dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu đến năng suất mùa màng.
– Làm cây xanh teo rễ
Các loại phân bón Kali phổ biến trên thị trườngHiểu được tác dụng của Kali đối với cây trồng, việc bổ sung Kali là điều thiết yếu. Thực tế có rất nhiều cách để bón Kali cho cây trồng. Bón phân bằng phân bón Kali là phương pháp phổ biến nhất. Phân bón Kali có rất nhiều loại, bà con hãy lựa chọn loại phân phù hợp để bón cho cây trồng.
1.Phân Kali Clorua (KCl) hay phân MOPĐây là loại phân bón Kali rất phổ biến trên thị trường vì giá phải chăng mà phù hợp rất nhiều loại đất khác nhau. Hàm lượng kali nguyên chất là 50 – 60%.
+) Dạng bột màu hồng, màu xám đục hoặc xám trắng, kết tinh hạt nhỏ, độ rời tốt, dễ sử dụng
+) Phân chua sinh lý, dễ kết dính khi ẩm gây khó sử dụng
+) Độ hòa tan tốt giúp cây trồng dễ hấp thụ
Nên dùng để bón thúc hoặc nón lót.
Lưu ý: Không bón phân này cho các loại cây hương liệu, chè, cà phê…thích hợp bón cho cây dừa, cây lấy tinh bột (ngô, lúa mì), cây lấy dầu (cọ)
2.Kali Sulphate (Kali sunfat – K2SO4) hay phân SOPHàm lượng Kali nguyên chất có trong phân này là 45-50%. Ngoài ra trong phân còn chứa lưu huỳnh là 18%.
+) Dạng tinh thể nhỏ, mịn, màu trắng
+) Dễ tan trong nước, ít hút ẩm
+) Phân chua sinh lý, nếu sử dụng trong 1 thời gian dài trên đất sẽ làm tăng độ chua của đất.
Kali Sulphate nhìn chung giá thành đắt hơn Kali Clorua nên được sử dụng ở một số loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, bón vào giai đoạn trước khi thu hoạch.
3.Phân bón Kali Magie SunfatĐây là loại phân bón Kali cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cây trồng. Phân có hàm lượng K2O (20 – 30%): MgO (5 – 7%): S (16 -22%)
– Đặc điểm:
+) Dạng tiêu chuẩn và dạng hạt, không chứa clo và muối
+) Là loại phân đa dinh dưỡng cung cấp cả Kali hòa tan cao, lưu huỳnh và magiê
+) Không làm thay đổi pH của đất
Phân này được sử dụng hiệu quả trên đất cát nghèo và đất bạc màu.
4.Phân Kali Nitrat hay phân NOPMột dòng phân khá được người dân ưa dùng chính là phân Kali Nitrat. Phân chứa 44% K2O và 13%N. Khi sử dụng thường được chú ý nhiều về hiệu quả của N hơn là kali cũng là điều không hợp lý.
– Dùng:
+) Bón gốc hoặc bón qua lá, thích hợp cho cây trồng thủy canh
+) Làm nguyên liệu sản xuất phân bón NPK dạng dung dịch hoặc tinh thể
5. KainitLà loại phân bón Kali sản xuất ở vùng tây Ukrain từ quặng kainit – langbenit có chứa 8-12 % K2O. sau khi chế biến phân có chứa 30-40% K2O ở hai dạng clorua và sunfat, ngoài ra còn có một tỷ lệ nhất định K, Mg, Na, Cl và SO4
6. Patăng kaliLà loại phân sản xuất ở Đức, chứa 28% K2O ở dạng K2SO4 và 8% MgO ở dạng MgSO4.
7. Kali humate (Potassium Humate)Kali Humate là một loại phân kali hữu hiệu quả, nó có thể cải thiện hàm lượng kali nhanh-có sẵn, giảm mất kali và cố định, tăng vụ để k hấp thu và tỷ lệ sử dụng, cũng có sự cải thiện đất.
-Đặc điểm: Chất bột tinh thể mịn màu đen
Nó với urê phosphate, kali, trộn, nguyên tố vi lượng có thể được làm thành nguyên liệu phân bón đa chức năng hiệu quả
8. Kali cacbonat và kali bicacbonat (K2CO3 và KHCO3)Kali cacbonat có chứa 50 – 56 % K2O và kali bicacbonat có chứa 40-46% K2O.
Loại phân này khi bón còn làm cho đất thêm CO2, lợi cho quang hợp làm tăng hàm lượng tinh bột trong cây lấy củ.
9. Kali electrolitLà loại phân kali sản xuất ở Nga từ kacnalit một quặng có chứa 32% K2O 6% MgO và Na2O ở dạng clorua.
10. Phân “Agripac”Được sản xuất từ Canada với hàm lượng K2O là 61%.
Đặc điểm: Là loại phân khô, hạt to, không bón cục, dễ bón
Thường được dùng làm nguyên liệu để trộn với các phân bón khác để tạo ra phân hỗn hợp.
11. Tro bếp.Nông dân ta cũng như nông dân nhiều nước thường đốt bằng rơm rạ ngũ cốc, củi hoặc cây nhỏ phơi khô. Nông dân miền núi trước vụ gieo trồng thường phát cây đốt, tro than cày vùi sâu xuống đất.
Cây có thành phần hóa học khác nhau nên thành phần tro rất khác nhau.
Hàm lượng kali trong tro thay đổi rất nhiều theo loại cây từ 1 – 30%. Tro rơm rạ, trấu, ngô, lá tre, lá mía có tỷ lệ kali không cao; còn các loại cây lấy sợi như đay, bong, cây họ cau dừa (lá dứa, lá cau, lá cọ) một số cây hoa màu (Như vùng, đậu đỗ, đay, gai, quế dại, sắn…) có tỷ lệ kali rất cao.
Kali trong tro ở dạng cacbonat, có tính kiềm mạnh sử dụng tốt cho mọi loại cây trồng ở đất chua.
Các lưu ý khi bón phân Kali1. Bón kali lâu năm dễ làm cho đất trở nên chua do các ion K+, Cl-, SO4- được giải phóng khi bón phân, kết hợp với ion H+, H- do khí phản ứng giữa khí CO2 và nước trong đất tạo thành các acid làm đất chua.
2. Không sử dụng phân Kali Clorua cho đất mặn vì đây là loại đất có nhiều Clo, và các loại cây không ưa Clo: thuốc lá, chè, cà phê, cây hương liệu,…
3. Phối hợp sử dụng Kali với vôi và các loại phân bón khác. Các loại phân bón Kali đều có thể được dùng cả trong giai đoạn bón lót chứ không chỉ riêng giai đoạn bón thúc.
Bà con cần tìm hiểu rõ loại đất trồng của mình để xác định đúng hàm lượng Kali cần sử dụng. Thiếu Kali khiến lá dễ héo rũ và khô, cây chậm phát triển, nông sản kém chất lượng.
Bón Kali quá nhiều sẽ gây teo rễ. Dư Kali trong thời gian dài có thể làm cho mất cân đối với natri, magiê trong đất. Trong trường hợp đó, bà con cần bón bổ sung các nguyên tố vi lượng để cân bằng lại hàm lượng dinh dưỡng trong đất.
Cách phân biệt một số loại phân K thật giảCần xem kỹ nhãn để biết xuất xứ nguồn gốc.
Cho khoảng vài gram (5-7 gram) phân vào cốc nước trong, nếu:
+) Dùng đũa sạch khuấy đều, mạnh dung dịch chuyển sang hồng nhạt, không đục, có váng đỏ bám quanh thành cốc và phân tan hết. Đó chính là phân thật
+) Dùng đũa khuấy mạnh thì dung dịch có màu hồng đỏ và vẩn đục, không có váng bám vào thành cốc, có thể để lại một ít cặn lắng. Đó là phân K giả.
Bạn cần mua nhiều loại nguyên liệu sản xuất hóa chất, phân bón. Công ty hóa chất VNT chúng tôi chuyên phân phối các loại mặt hàng hóa chất, phân bón và nhiều loại nguyên liệu sản xuất. Cam kết với giá thành phải chăng nhưng chất lượng uy tín hàng đầu Việt Nam.
Phân Bón Cho Lan Và Những Điều Cần Biết
Phân bón cho lan và cách áp dụng trong suốt giai đoạn phát triển của nó rất qan trọng. Cũng giống như chăm sóc các loại cây khác. Chăm sóc lan cũng đòi hỏi phải thực hiện những biện pháp bón phân hợp lý mới có được vụ mùa năng suất cao.
Tìm hiểu về phân bón cho lanVề cơ bản, phong lan cũng như người. Để phát triển đầy đủ ngoài việc cần ánh sáng và không khí thì còn cần chất dinh dưỡng là phân bón.
Phân bón cho phong lan và mọi loại cây trồng cần là 3 loại thiết yếu gồm: N (Đạm, tương đương như thịt mỡ cho người); P (Lân, tương đương như thịt nạc cho người) và K ( Kali, tương đương như chất xơ, rau củ quả cho người). Ngoài ra còn cần thêm khoảng 18 loại trung, vi lượng khác (có trong bảng kèm theo).
Nhóm phân cần dùng thường xuyên cho lan là đa lượng như N, P, K. Nhóm phân hay dùng nhưng không cần nhiều, gọi là nhóm trung lượng, như Ca, Mg, S. .. Nhóm cần dùng rất ít nhưng rất quan trọng cho mỗi quá trình ra rễ, tạo mầm hoa, kie hay để sản sinh ra chất tự bảo vệ, gọi là nhóm vi lượng như: Bo, Cu, Zn, Mo…
Trong suốt cả thời kỳ phát triển của cây đều cần lượng N – P – K nhưng với hàm lượng khác nhau cho mỗi giai đoạn phát triển. Trung vi lượng thì tuỳ theo từng giai đoạn. Có thời điểm cần loại này, không cần loại kia và ngược lại.
Nhu cầu phân bón cho lan các giai đoạn phát triểnNhìn ở một góc độ đơn giản hơn thì đạm (N) kích thích thân, lá phát triển mạnh. Lân ( P) kích thích mầm, rễ, chồi phát triển mạnh. Kali (K) cần cho quá trình tạo hoa quả và tăng chất lượng hoa quả. Đủ K mầu hoa sẽ đẹp hơn, quả nhiều hạt hơn.
Trên cơ sở đó, có thể chia việc sử dụng các loại phân bón cho lan thành 3 nhóm giai đoạn.
1. Giai đoạn phát triển thân lá: Đây là giai đoạn mầm non phát triển cho đến khi bắt đầu cây có dấu hiệu đứng ngọn. Giai đoạn này cây lan cần nhiều N, nên dùng phân tan chậm và phân bón lá có hàm lượng N cao như dòng 30-10-10 hay loại tương tự.
2. Giai đoạn hình thành chồi nụ, tích trữ dinh dưỡng của lan chuẩn bị cho quá trình ra hoa. Giai đoạn này cây lan cần đều cả ba loại N – P – K, trong đó ưu tiên P. Nên dùng phân bón có hàm lượng cân đối như 20-20-20 hay 14-14-14.
3. Giai đoạn ra hoa, kết quả, nảy mầm: Giai đoạn này cây lan cần nhiều K, nên chọn dùng phân có hàm lượng 7-5-47, hay 6-10-60…
Nhà sản xuất khi đặt công thức phân bón cũng đã căn theo chu trình phát triển của cây trồng nói chung nên cũng đã cho thêm các chất trung vi lượng tương ứng cây trồng cần trong quá trình phát triển đó. Nên nếu dùng phân hoá học cho hoa lan thì ace chỉ cần xem trên bao bì hàm lượng N – P – K tương ứng với các giai đoạn trên là đủ, không cần cho thêm trung vi lượng kẻo bị dư.
Ở trên là nhóm phân đơn, tức là các chất cơ bản cây cần để tổng hợp nên chất dinh dưỡng. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học, có nhiều chất được tạo ra sẵn, cây có thể dùng luôn không cần phải tổng hợp, tạm gọi là phân phức hợp… để cho dễ hiểu thì phân đơn như thịt cá rau, mua về phải nấu nướng mới ăn được, còn phân phức hợp là bánh mì kẹp, là pizza… xì tiền ra là có ăn ngay.
Nhóm phân phức hợp như là humic, Atonic, NAA… phun vào là cây lan có thể dùng luôn nên cây nhanh phát, dùng để kích thích cây phát mạnh hơn, giúp cây yếu, cây mới ghép, cây yếu bộ rễ… ăn được ngay. Cách hay nhất là phối trộn dùng đồng thời hai loại.
Hiểu được nhu cầu chất dinh dưỡng cơ bản trong từng thời kỳ của phong lan thì người trồng lan sẽ chủ động điều chỉnh hàm lượng và chủng loại. Biết được cách đọc thành phần trên chai/gói phân bón để chọn loại phân phù hợp cho giai đoạn của vườn.
Nguyên lý chung của phân bón cho phong lan– Không phun/bón thêm phân thì phong lan không chết vì có thể hút dinh dưỡng trong giá thể, trong không khí, nước mưa. Tuy nhiên cây sẽ còi cọc và không phát triển tốt
– Thêm phân bón cây lan sẽ phát triển mạnh. Nhưng dư phân thì có thể làm cây chết. Chết vì bội thực, chết vì dễ bị ốm đau. Nên dùng loãng nhưng đều đặn cây sẽ hấp thụ tốt hơn và tránh lãng phí phân thuốc
– Dùng sai thành phần của phân cho giai đoạn phát triển thường làm cho cây lan phát triển không đúng chu trình tự nhiên, như đi ngọn nhiều năm, trốn hoa, ra kie..
– Dùng phân bón cũng như ăn cơm, ăn ít mà nhiều lần hay hơn ăn một lần mà nhiều đến no tức.
– Tự chế phân hữu cơ, hay mua phân hữu cơ tự chế cho hoa lan như dịch chuối, dịch các loại hoa lá khác là con dao hai lưỡi… (Nếu dùng thì nên thử nghiệm 1- 2 giò lan trước khi áp dụng đại trà). Đã có tình trạng bán thuốc tự chế kích rễ hữu cơ nhưng là nước lọc pha màu rồi pha thêm hoá chất kich rễ bán trên thị trường. Không am hiểu cơ bản về dinh dưỡng cây trồng thì nên dùng sản phẩm đã chế biến sẵn, về sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất là ok.
Ở trên là nguyên lý cơ bản, ace muốn đi sâu thì hỏi thêm Google nhé.
Một số lưu ý khi phun bón phân cho lan– Thời điểm phun phân tốt nhất là sáng sớm, sau đó là chiều mát. Nếu trong ngày nhiệt độ lên quá 33 độ C thì khi phun phân lúc 7h sáng, tới 10h30 bạn nên tưới rửa lại lá để tránh tình trạng cháy lá, cháy ngọn lan.
– Trước khi phun phân bón lá nên tưới nhẹ sơ qua để lan hấp thu phân tốt hơn.
– Phun phân bón lá nên ướt mặt dưới của lá vì mặt dưới nhiều khí khổng làm tăng khả năng hấp thu chất. Bên cạnh đó phun phân bón lá tốt nhất là phun ướt bộ rễ hoặc phun vào chất trồng trong chậu để phân ngấm xuống, đây chính là điểm khác biệt của lan so với cây ăn trái, cây công nghiệp và rau màu.
– Cây lan nhỏ thì dùng liều lượng bằng 1/2 so với bao bì hướng dẫn, sau đó tăng dần dần liều lên sau các lần phun và độ lớn về sinh khối của lan. Ví dụ nếu bạn trồng lan chưa bao giờ phun phân, bạn dùng NPK 20-20-20Te liều 2 gam pha 1 lít nước thì có thể cháy ngọn cháy lá và hư rễ, tuy nhiên nếu bạn dùng 0,5gam pha 1 lít sau đó từ từ tăng liều lên, thì sau chục lần dùng phân, khi lan đã quen bạn thậm chí có thể dùng liều 3gam pha 1 lít lan vẫn chịu được.
Những Điều Cần Biết Về Phân Bón Cho Lan
Lan có cần phân bón hay không? Người cho rằng cần, người nói rằng không, vì lan ở trong rừng đâu có phân bón? Nói như vậy không đúng bởi vì ở trong rừng, lan có phân chim, phân ong bướm, xác côn trùng, lá cây mục nát có thể bồi dưỡng cho cây. Hãy so sánh giữa cây lan rừng và những cây lan nuôi trồng công nghệ, chúng ta sẽ có một nhận định rõ rệt.
Những điều cần biết về phân bón cho lanKhoa học đã cho ta thấy là bất cứ loài cây nào cũng cần đến phân bón, nhưng mỗi loài cần một mức độ khác nhau. Nếu bón đúng cách, đúng hàm lượng cây sẽ mọc nhanh, mọc mạnh, hoa nhiều, quả sai và củ lớn. Nếu bón quá ít, kết quả sẽ không được như ý muốn. Trái lại bón quá nhiều sẽ làm cháy rễ và cây sẽ chết. Đầu lá lan bị cháy là dấu hiệu bón quá nhiều phân.
Phân bón cho lanSau bao nhiêu năm nghiên cứu người ta biết rằng tất cả loại phân bón dù là hữu cơ như phân bò, phân gà, phân cá, vỏ sò v.v… hay phân hóa học đều gồm 3 thành phần theo thứ tự N-P-K, nhưng chỉ có phân hóa học các nhà chế tạo mới phân chất rõ ràng.
PHÂN HÓA HỌC• Chất đạm (Nitrogen) để tốt cho lá và cho cây mọc mạnh • Chất lân (Phosphorus) để bón cho hoa và quả. • Chất ka-li (Potassium) để bón cho rễ hay củ
Những chất này thường biểu tượng nhiều hay ít bằng 3 nhóm chữ số. Thí dụ:
⇒ 30-10-10 tức là chất Nitrogen nhiều gấp 3 lần hai chất kia giúp cho lá và cây mọc mạnh. ⇒ 10-30-20 tức là trong phân có 1 phần Nitrogen, 3 phần Phophorus và 2 phần Potassium ⇒ 20-20-20 tức là 3 phần đều nhau.
» Thiếu chất đạm lan sẽ mọc chậm, lá sẽ quặt quẹo vàng vọt » Thiếu chất lân lan ra rễ ít, lá mầu xanh tím, khó ra hoa. » Thiếu ca li cây không phát triển, là vàng úa.
Kinh nghiệm cho biết rằng: • Những cây ở ngoài ánh nắng cần nhiều phân hơn những cây mọc trong bóng mát. • Chỉ nên pha với ½ hay ¼ theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. • Cây nguyên giống (species) cần ít phân hơn những cây lai giống (hybrids). • Bón ít phân cây không chết, trái lại bón nhiều phân có thể làm chết cây. • Nên bón với dung lượng thấp tức là chỉ ½ hay ¼ lời chỉ dẫn và bón hàng tuần (Fertilize weakly and weekly) • Nên dùng những thứ phân có thể hòa tan trong nước mà không đóng cặn. • Không nên dùng phân có chất Urea vì phải cần một thời gian mới có tác dụng. • Không nên dùng phân viên, phân que hay phân hột có thể làm cháy rễ • Không nên dùng phân chậm tan (slow released) vì phải trên 70°F hay 21°C mới tan • Địa lan (Terrestrial) cần nhiều phân bón hơn phong lan (Epiphyte) • Không nên dùng phân bón cho cỏ hay các cây cối khác để tưới cho lan, vì những loại phân này rất mạnh. Thí dụ 30-10-10 mạnh gấp 10 lần 3-1-1. • Không nên bón phân khi rễ cây quá khô, tốt nhất là tưới nước ngày hôm trước, hôm sau sẽ bón phân. Cây sẽ không bị sót và phân dễ thấm vào trong chậu.
PHÂN HỮU CƠNhững thứ phân này không được phổ thông bởi vì ít có người chế tạo, ngoại trừ nước cá (fish emulsion) có chỉ số 3-1-1. Các thứ phân khá phổ biến như phân bò phân, phân gà, bánh dầu v.v… cần phải để cho mục sau đó pha với nước và tưới. Nhưng những thứ này không được phân chất rỏ ràng hơn nữa lại có mùi và có thể có nhiều vi trùng hay nấm bệnh trong đó.
Một ông chủ tiệm may nói là, khi còn ở đường Phan Đình Phùng, Saigon, ông ngâm đầu tôm xương cá trên sân thượng, mấy tháng sau đó dùng để tưới cho lan cây lớn mạnh và cho nhiều hoa. Ông tiếc rằng không thể thực hành tại đây vì hàng xóm phàn nàn vì mùi hôi nồng nặc.
Một số hội viên các Hội Hoa Lan Hoa Kỳ ở miền Nam California, theo lời khuyến cáo của một diễn giả khuyên là nên dùng phân bò bón cho cây lan Hạc Đính Phaius tankervillae. Hỏi cách bón ra sao? Ông ta nói: cứ việc lấy phân bò lót vào đáy chậu rồi trồng lan lên trên. Báo hại 80-90% cây bị thối rễ và chết. Cách tốt hơn cả là ngâm phân trong nước khoảng 2-3 tuần lễ rồi pha loãng với nước để tưới cho lan, nhưng phải chịu ngửi mùi phân bò trong 2-3 ngày.
Ngay cả phân cá, dù đã để 2-3 năm vẫn còn mùi hôi thối dụ dỗ những đàn ruồi nhặng ở đâu kéo đến. Vấn đề khác là những cây yếu đuối thường bị vi trùng có sẵn trong phân hữu cơ dễ dàng xâm nhập và lây lan đến những cây khác.
Thực tế cho chúng ta biết phân hữu cơ khá tốt cho lan vì các thứ phân này không quá mạnh, nhưng cách biến chế không rõ rệt phải tùy theo kinh nghiệm lại thêm nặng mùi và không bảo đảm về vệ sinh cho cây cối.
Phân hóa học cũng không quá đắt mà lại được phân chất rõ ràng, bảo đảm cho hiệu quả. Người ta cũng khuyên rằng không nên dùng một thương hiệu mà nên thay đổi, nhưng không thấy ai nói rõ là tại sao.
Mong rằng những kinh nghiệm kể trên sẽ giúp chúng ta có những cây lan khỏe mạnh và nhiều hoa.
Thủ Tục Nhập Khẩu Phân Bón Và Những Điều Cần Biết.
1/ xin giấy phép nhập khẩu phân bón.
2/ xin giấy phép nhập khẩu tự động .
3/ kiểm nghiệm và chứng nhận hợp quy.
Vậy câu hỏi được đặt ra là khi nào thì làm giấy phép , khi nào làm nhập khẩu tự động và chắc chắn rằng muốn bán ra được thị trường thì bạn phải làm công bố hợp quy. chủ yếu là cái 1 và cái 2,
a) Phân bón để khảo nghiệm;
b) Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;
c) Phân bón chuyên dùng của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của công ty; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam, làm quà tặng, làm hàng mẫu;
d) Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;
đ) Phân bón hoặc nguyên liệu để sản xuất các loại phân bón có tên trong Danh sách phân bón đã công bố hợp quy;
e) Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học. (ở đây chắc là ý nói phân mới một sản phẩm hoàn toàn mới)
b) Phân bón có tên trong Danh sách phân bón đã công bố hợp quy do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương công bố.
CHỨNG NHẬN HỢP QUY VÀ CÔNG BỐ HỢP QUY
(Kèm theo Công văn số: 2114/BCT-HC
ngày 19 tháng 3 năm 2014 của Bộ Công Thương)
***** ĐỐI VỚI PHẦN NÀY THÌ GHI CHO NÓ NHIỀU VẬY CHỨ THỰC CHẤT BẠN CHỈ CẦN: Chỉ áp dụng đối với đơn vị nhập khẩu Phân bón hữu cơ và phân vô cơ bón lá.
Đối với việc xin phép nhập khẩu tự động thì hiện tại chỉ quy định Phân 2 loại Phân sau đây : Một là phân URE (có hoặc không ở trong dung dịch nước). Hai là phân khoáng hoặc phân hóa học có chứa đầy đủ N,P,K (nếu thiếu 1 trong 3 thì mình cũng không cần xin giấy phép nhập khẩu tự động.)
III/ Phân nào thì bắt buộc phải làm khảo nghiệm: Phân Hữu cơ và phân bón lá vô cơ.
+ 3 -4 tháng:đối với cây hoa màu
+ 6 – 8 tháng:đối với cây lương thực
+ 12 tháng: đối với cây lâu năm
III/ Kiểm nghiệm và làm Hợp Quy. ở khâu này thì chủ yếu là làm thủ tục hải quan, và bạn muốn bán ra thì trường bất kỳ loại phân nào thì bạn cũng phải buộc làm Công bố hợp chuẩn hợp quy cho hàng phân bón.
Hy vọng các bạn có thể hiểu hơn về quy trình và có ý định nhập khẩu phân bón. Nếu cần hỗ trợ hay thông tin như thế nào về loại phân bạn cần nhập thì liên hệ với bên mình, để được tư vấn một cách ok nhất,
Sharing Is Giving !
0938.24.4404
skype: mr.hieu.logistics1
Thủ tục nhập khẩu mực đông lạnh
thủ tục nhập khẩu chai khí cylinder, bình khí Co2
hàng tạm nhập tái xuất không cần đóng thuế nhập khẩu
thủ tục nhập khẩu thực phẩm kem tươi
thủ tục nhập khẩu thịt gà đông lạnh từ mỹ và thái lan
Những Điều Cần Biết
Giữa bộn bề cuộc sống, đôi khi ta cần hòa mình vào thiên nhiên để xoá tan đi những mệt mỏi, muộn phiền. Cỏ cây, hoa lá không chỉ mang lại bầu không khí trong lành, nó còn giúp bạn thanh lọc tâm hồn, xua tan căng thẳng.
Cây cảnh sân vườn ngoại thất
Cây cảnh ngoại thất chỉ chung các loại cây được sử dụng trong thiết kế sân vườn ở nhiều vị trí khác nhau. Tác dụng của cây trang trí sân vườn là tạo bóng mát, tiểu cảnh, tăng tính thẩm mỹ cho khuôn viên ngôi nhà. Một số loại cây cảnh ngoại thất được ưa chuộng như:
Cây tre xanh
Tre xanh là cây cảnh truyền thống của người Việt. Nét đẹp mộc mạc gần gũi của tre mang đến sự thanh bình cho không gian tổng thể. Cây tre xanh được các nhà thiết kế ưu tiên sử dụng che bóng mát, tạo cảnh quan. Tre xanh kết hợp với kiến trúc hiện đại mang nét đẹp độc lạ và một không gian thoáng mát, xanh tươi, trong lành, lý tưởng.
Cây tre mang ý nghĩa biểu tượng cho sự trường thọ, mạnh mẽ, kiên cường, chống chọi với mọi nghịch cảnh trong cuộc sống. Hơn thế nữa, nó còn là biểu tượng của sự tài lộc. Cây tre ưa nắng, thích hợp trồng ở nơi có ánh sáng mặt trời, nhiệt độ từ 25 – 30 độ.
Cây trúc cần câu
Trúc cần câu là biểu tượng cho khả năng sinh tồn và sức sống mãnh liệt. Đây là cây cảnh sân vườn được nhiều người lựa chọn trồng quanh lối đi, tiểu cảnh. Trúc cần câu xanh mướt, có sức sống mạnh mẽ, dễ trồng và chăm sóc. Nó có tác dụng tạo bóng mát cho sân vườn và tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống.
Cây cau Champagne
Trồng cau Champagne mang một luồng gió mới đến khu vườn của bạn. Sở hữu vẻ ngoài đẹp, độc, lạ, cau Champagne mang không khí mát mẻ, trong lành đến ngôi nhà của bạn. Cau cảnh thường được trồng tại khu vực lối đi hoặc trồng trong chậu để trang trí tiểu cảnh.
Cây phát triển tốt dưới ánh nắng mặt trời, sống lâu năm, dễ chăm sóc. Đây là loại cây cảnh sân vườn đẹp, xanh mát và sang trọng.
Cây Vạn Tuế
Vạn Tuế là loại cây biểu tượng cho sự giàu sang, sung túc và trường thọ. Vạn Tuế có lá xanh quanh năm, dáng đẹp, sống dai, đại diện cho sự hưng thịnh trong sự nghiệp.
Cây cảnh sân vườn tạo bóng mát
Cây cảnh sân vườn tạo bóng mát thường có tán rộng, xum xuê. Các loại cây này thường rất cao lớn, được trồng trước sân nhà để tạo bóng râm cho mùa hè.
Cây sung
Cây sung có tán lá đẹp, mềm dẻo, dễ tạo dáng bonsai, dễ trồng và chăm sóc. Cây sung được trồng phổ biến trong sân vườn. Nó mang ý nghĩa sung túc, đoàn viên, độ lộc, cầu tài cho gia chủ.
Cây Lộc Vừng
Trong 4 loài cây cảnh sân vườn quý “sanh, sung, tùng, lộc” thì cây lộc vừng rất được coi trọng. Nó được trồng để tạo bóng mát cho sân vườn, đồng thời mang đến tài lộc, thịnh vượng cho gia chủ. Lộc Vừng có thân, hoa và gốc rất đẹp, tuổi thọ lên đến hàng trăm năm, có giá trị kinh tế cao. Đây là loại cây ưa nắng, dễ trồng, dễ chăm sóc.
Cây Sa Kê
Cây Sa Kê có dáng đẹp, tán rộng, vừa che bóng mát vừa được dùng làm thức ăn hoặc thuốc chữa bệnh. Cây Sa Kê ưa sáng, chịu bóng, tốc độ sinh trưởng trung bình. Đây là lựa chọn phù hợp khi thiết kế cây cảnh sân vườn biệt thự.
Cây cảnh sân vườn trồng hàng rào
Không gian vườn nhà sẽ trở nên nổi bật hơn nếu bạn đầu tư cho hàng rào. Bạn có thể lựa chọn một số loại cây leo để tạo nên sự nổi bật và thu hút.
Cây cảnh sân vườn – Hoa hồng leo
Nếu từng xem các Video của Lý Tử Thất chắc hẳn bạn cũng thấy mê mẩn trước vườn hồng leo xinh đẹp. Tăng thêm phần lãng mạn cho cuộc sống của bạn bằng cách trồng một giàn hồng leo ở sân vườn. Loài hoa vừa đẹp, vừa thơm giúp cho không gian sống của bạn ngập tràn màu sắc.
Hồng leo sẽ phát triển rất nhanh trong môi trường thích hợp. Đây là cây trang trí sân vườn hoàn hảo cho nhà phố, nhà mặt tiền có diện tích nhỏ.
Hoa Sử Quân Tử
Sử quân tử là một loại cây leo thân gỗ, nhiều nhánh, cành non mềm, lá đơn mọc đối. Hoa của sử quân tử có ba màu trắng, đỏ, hồng đan xen rất đẹp và mùi thơm dễ chịu. Đây là cây cảnh sân vườn thường được trồng ở tường rào, ban công biệt thự. Cây nở hoa quanh năm, dễ trồng và chăm sóc.
Cây hoa giấy
Việc kết hợp cây trồng sân vườn với các thảm cỏ xanh mang lại một không gian tươi mát, căng tràn nhựa sống. Chắc chắn một sân vườn đẹp sẽ trở thành nơi vui chơi, thư giãn, tăng tính thẩm mỹ cho tổng thể công trình.
Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Loại Phân Kali Và Những Điều Nhà Nông Cần Biết trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!