Bạn đang xem bài viết Phân Lân Nung Chảy Văn Điển Cho Cây Cà Phê Tây Nguyên được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đất trồng cà phê ở Tây Nguyên chủ yếu là đất nâu đỏ bazan có tầng đất dầy, dốc vừa phải, khá tơi xốp, kết cấu hạt chiếm ưu thế, phản ứng đất hầu hết thuộc loại chua (PHKCL = 4,0 – 4,7).
I. Đất trồng và nhu cầu dinh dưỡng của cà phê
Các nghiên cứu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê trên đất Tây Nguyên cho thấy cây cà phê cần những yếu tố dinh dưỡng chính là Đạm (N); Lân (P2O5) và Kali (K2O), ngoài ra cây cà phê được trồng trên vùng đất Tây Nguyên rất cần bổ sung thêm các chất trung lượng và vi lượng khác để cho năng suất ổn định và chất lượng tốt nhất, cụ thể như:
+ Nhu cầu về canxi (Ca) và magiê (Mg): Cây cà phê rất cần canxi, canxi có thành phần dinh dưỡng khá cao ở các bộ phận của cây, canxi giúp cho cây điều hòa sinh trưởng, tăng khả năng tổng hợp chất khô, lượng canxi cây cà phê lấy đi từ đất thường nhiều gấp 3 lần lượng lân. Đối với đất Tây Nguyên thiếu can xi cho nên với mức bón từ 600 – 700kg CaO/ha là vừa, giảm độ chua của đất tạo môi trường thuận lợi cho cà phê phát triển.
+ Nhu cầu magiê (Mg): Cây cà phê rất cần cho sự quang hợp, tổng hợp chất khô, đặc biệt đối với cà phê trong thời kỳ kinh doanh thường mang số lượng quả quá lớn, hệ số diện tích lá phục vụ cho nuôi quả không tương xứng thường thấp hơn nhu cầu nuôi quả, lúc này magiê có một vai trò quan trọng nâng cao hiệu suất quang hợp để cây đủ sức mang quả, hạn chế hữu hiệu quả rụng, trái to, nhân chắc, nâng cao sức chống chịu với thời tiết ở Tây Nguyên mức bón magiê thích hợp cho cây cà phê từ 80 – 100kg/ha.
+ Nhu cầu lưu huỳnh (S): Lưu huỳnh cũng là thành phần quan trọng của cây, trong lá cà phê thành phần lưu huỳnh còn cao hơn cả lân, thiếu lưu huỳnh sẽ gây bệnh bạc lá, giảm năng suất chất lượng, lượng lưu huỳnh cà phê hấp thu thấp hơn nhiều so với các chất trung lượng khác nhưng cũng rất cần thiết không thể thiếu được.
Đất Tây Nguyên trước đây thiếu lưu huỳnh nhưng theo TS Nguyễn Đăng Nghĩa hàm lượng lưu huỳnh trong tầng đất mặt ở Tây Nguyên quá cao (86ppm) có nguy cơ ngộ độc cho cà phê.
Giải thích tình trạng trên tác giả cho rằng, nguyên nhân là do nông dân thích sử dụng loại phân có hàm lượng lưu huỳnh cao NPK 16.16.8-13S theo thói quen đã có từ thời trước giải phóng và lâu ngày S tích tụ lại; bên cạnh đó hàng năm nước ta NK hàng vạn tấn đạm SA với hàm lượng 24% (S) để sản xuất NPK đồng thời sử dụng hàng triệu tấn supelân với hàm lượng 12% lưu huỳnh. Mấy thập kỷ qua nông dân đã dùng các loại phân trên gây nên tình trạng chua hóa đất và tích tụ lưu huỳnh gây ngộ độc.
+ Nhu cầu kẽm (Zn): Trên các vườn cà phê ở Tây Nguyên hiện tượng thiếu kẽm khá phổ biến (một số nơi thiếu hụt rất nghiêm trọng) ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và năng suất cà phê, cà phê cần kẽm không nhiều nhưng đây là yếu tố không thể thiếu được, đặc biệt với cà phê trong thời kỳ sản xuất. Nếu cà phê thiếu kẽm thường xuất hiện trên lá non ở đầu cành quả hay đầu ngọn thân, lá thường nhỏ có dạng lưỡi dao trích, dọc gân chính của lá hay úa vàng toàn lá.
+ Nhu cầu về Bo (B): Mô líp đen, đồng, sắt, cô ban đây là những nguyên tố dinh dưỡng cây cà phê cần không nhiều nhưng rất quan trọng trong việc hình thành các men để xúc tác tổng hợp dinh dưỡng cho quả và nhân. Nếu thiếu Bo, mô líp đen, đồng, cô ban, sắt thì làm cho lá cà phê ở ngọn, chồi hay chết, lá thường biến dạng cong queo, phần ngọn lá có thể biến dạng thành màu vàng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng phát triển của cà phê.
II. Phân bón Văn Điển đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cây cà phê
Từ đặc điểm của đất trồng cà phê Tây Nguyên và nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê, phân bón Văn Điển bao gồm phân lân nung chảy Văn Điển và phân đa yếu tố NPK Văn Điển đã nhiều năm được các nhà vườn ở Tây Nguyên sử dụng để thâm canh cây cà phê.
Phân lân nung chảy Văn Điển là loại phân đa chất, chất dinh dưỡng chính là lân dễ tiêu (P2O5) chiếm 16%, chất canxi khoảng 28 – 34%, chất ma giê từ 15 -18%, chất lưu huỳnh từ 2 – 4%, các chất vi lượng kẽm, bo, man gan, mô líp đen, cô ban, đồng từ 0,1 – 0,4%…
Tất cả các chất dinh dưỡng trong lân nung chảy Văn Điển ở dạng vô định hình có tính kiềm (pH 8 – 8,5) không tan trong nước, tan tốt trong dịch chua của rễ cây, khi bón vào đất đỏ bazan Tây Nguyên tuy xốp nhưng không bị rửa trôi như các loại phân lân supe khác.
Nếu cây sử dụng chưa hết thì lân Văn Điển vẫn còn nằm lại trong đất để sử dụng cho vụ sau. Bón phân lân Văn Điển cung cấp cùng một lúc 11 yếu tố dinh dưỡng cho cây cà phê gồm chất đa lượng là lân, 4 chất trung lượng canxi, ma giê, lưu huỳnh, silic và 6 chất vi lượng kẽm, bo, man gan, mô líp đen, đồng, sắt. Những yếu tố dinh dưỡng này trong đất rất thiếu hụt và cây cà phê lại rất cần cho sinh trưởng phát triển.
Cty CP phân lân Văn Điển đã phối hợp với các nhà nông học đưa ra thị trường các loại phân bón đa yếu tố NPK chuyên dùng cho cây cà phê ở Tây Nguyên có hàm lượng dinh dưỡng từ 60-76% bao gồm đầy đủ, đồng thời các chất đa lượng, trung lượng và vi lượng như NPK 10.12.5; NPK 10.5.12; 10.8.12; NPK 12.8.12; NPK 16.6.16; NPK 20.5.5; NPK 16.16.8…
* Cách sử dụng cho cây cà phê:
– Cà phê trồng mới: Phân lân Văn Điển thông thường được bón lót khi trồng mới từ 500 – 600kg/ha cùng với 10 – 15 tấn phân chuồng. Sau khi trồng bón 300 – 400kg/ha NPK 10.12.5 chia làm 2 lần bón, năm thứ 2 và năm thứ 3 mỗi năm bón từ 500 – 600kg/ha NPK 10.12.5 chia làm 3 lần bón trong năm.
– Cà phê kinh doanh:
Thời kỳ bón
Loại phân và liều lượng bón kg/gốc
Cách bón
Đợt 1
Tháng 1-2
+ 1kg lân Văn Điển /gốc
+ 0,4-0,6kg/gốc NPK16.16.8
Xới lật đất theo hình vành khăn quanh tán lá rộng 15-20cm, sâu 5-10cm cách gốc 50-60cm, rải đều phân rồi lấp đất kín phân.
Hoặc bón rải phân theo mép tán lá, xới trộn đều với lớp đất mặt, cào lá cành cà phê, tủ lại để giữ ẩm và hạn chế mất đạm do bay hơi.
Nếu đất dốc thì bón phân vào hố giữ màu rồi phủ đất, cỏ lá mục lên trên.
Đợt 2
Tháng 3-4
+ 0,5-0,7kg/gốc NPK 12.8.12
Đợt 3
Tháng 6
+ 0,6- 0,8kg/gốc NPK 12.8.12
Đợt 4
Tháng 8-9
+ 0,7- 0,9kg/gốc NPK 16.6.16
Lưu ý: Cây cà phê được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển do được cung cấp đồng thời đầy đủ cân đối 13 chất dinh dưỡng đa lượng: đạm, lân, kali. Các chất trung lượng là: Can xi, ma giê, lưu huỳnh, silic. Các chất vi lượng là: kẽm, bo, coban, sắt, đồng…
Cà phê khỏe, lá xanh, sáng, bóng, lá dầy, thân vỏ nhẵn, chống chịu sâu bệnh tốt, giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật, cà phê ra hoa đậu trái cao, chùm quả dày, quả đồng đều chín tập trung, năng suất cao, chất lượng tốt. Sử dụng phân bón Văn Điển theo hướng dẫn bà con nông dân không phải bón thêm bất cứ loại phân bón nào khác nữa.
Nguồn :nongnghiep.vn
ĐẠI TỪ
Bón Phân Lân Cho Cà Phê
Kết quả điều tra các vùng trồng cà phê ở Việt Nam cho thấy lượng lân mà nông dân bón cho cà phê là rất cao so với khuyến cáo của quy trình từ 3 – 5 lần (từ 263 – 489 kg P 2O 5/ha, so với 70 – 100 kg P 2O 5/ha). Nguyên nhân của hiện tượng này là do nông dân sử dụng nhiều chủng loại phân bón khác nhau cùng một lúc như vừa bón phân đơn (loại lân nung chảy), vừa bón các loại phân hỗn hợp/phức hợp NPK có hàm lượng lân cao như 16-16-8, 16-8-16….. Bón lân với liều quá cao so với nhu cầu của cây cà phê dẫn đến hiệu quả sử dụng phân bón không cao, tăng chi phí đầu tư, giảm hiệu quả kinh tế và có nguy cơ gây mất cân bằng dinh dưỡng trong đất và cây. Mặt khác, bón nhiều lân liên tục vào đất sẽ có nguy cơ làm cho cà phê không hút được kẽm, dẫn đến tình trạng cây cà phê xuất hiện hiện tượng thiếu kẽm, làm ảnh hưởng đến ra hoa, đậu quả và giảm năng suất, chất lượng cà phê nhân.
Bảng 1. Lượng phân lân và năng suất cà phê
Nguồn: Nguyễn Văn Bộ, Trương Hồng, Trịnh Xuân Hồng và CTV, 2011, 2012, 2013
Trương Hồng và CTV, 1996 khi nghiên cứu về lân trong đất trồng cà phê ở Tây Nguyên cho thấy, trong mùa mưa, ở công thức không bón lân thì lượng lân dễ tiêu trong đất vẫn cao tương đương với các công thức có bón lân từ 50 – 100 kg P 2O 5/ha (khoảng từ 6 – 8 mg P 2O 5/100 gam đất); đặc biệt trong đất có hàm lượng hữu cơ cao thì lượng lân dễ tiêu trong đất cao hơn. Và cũng theo kết quả nghiên cứu của Trương Hồng và CTV (2000), thì chỉ cần bón khoảng 70 – 80 kg P 2O 5/ha là đủ để có thể đảm bảo cho vườn cà phê sinh trưởng, phát triển tốt và cho thu hoạch từ 3 – 4 tấn nhân/ha.
Kết quả tính tóan cho thấy không có mối quan hệ chặt chẽ giữa lượng lân và năng suất cà phê ở cả 3 tỉnh nghiên cứu. Quy luật đường cong của các phương trình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa phân lân và năng suất là khác nhau giữa các vùng nghiên cứu.
Bảng 2. Tương quan lân và năng suất
ns: không có ý nghĩa
Nguồn: Nguyễn Văn Bộ, Trương Hồng, Trịnh Xuân Hồng và CTV, 2011, 2012, 2013
Nghiên cứu mới nhất của Nguyễn Văn Bộ, Trương Hồng và CTV, 2014 cũng cho thấy đối với vườn cà phê kinh doanh đã bón phân lân nhiều năm trước đó thì có thể giảm 50 % lượng phân lân bón cho cà phê hoặc bón 1 năm nghỉ 1 năm mà vẫn đảm bảo được mục tiêu về sinh trưởng và năng suất so với bón lân hàng năm theo khuyến cáo. Năng suất của công thức bón đầy đủ N, P, K so với công thức không bón lân 1 vụ, công thức không bón lân 2 vụ là không khác biệt có ý nghĩa thống kê (từ 2.850 – 3.090 kg nhân/ha). Nguyên nhân của vấn đề này là do hiệu lực tồn dư của lân trong đất khá cao đủ để đảm bảo cho nhu cầu về lân cho cà phê vốn dĩ chỉ bằng ¼ – 1/3 so với đạm và kali.
Hình 1. Tỷ lệ năng suất đạt được ở công thức bón P 1 năm nghỉ 1 năm (KB P 1 vụ – bón NK) và công thức bón P 1 năm nghỉ 2 năm (KB P 2 vụ – bón NK) so với công thức bón đầy đủ NPK
Từ các kết quả nghiên cứu, các tác giả trên đã khuyến cáo lượng lân bón cho cà phê ở các bảng 3, 4.
Bảng 3. Lượng P 2O 5 khuyến cáo cho cà phê kinh doanh theo loại đất
Bảng 4. Lượng P 2O 5 khuyến cáo cho cà phê kiến thiết cơ bản sử dụng bộ giống mới năng suất cao
Phân Npk Văn Điển Chuyên Dùng Để Bón Cho Khoai Tây
Theo bà Nguyễn Thị Thoa, Trưởng phòng Trồng Trọt, Sở NN-PTNT Hà Nội, khoai tây là cây rất phàm ăn, để tiêu thụ một lượng dinh dưỡng lớn nhằm SX ra khối lượng củ, thân lá lớn, ngoài đạm và kali thì lân và các chất trung, vi lượng là rất quan trọng.
Khoai tây thuộc nhóm cây vụ đông ưa lạnh, thời vụ trồng rộng, dễ trồng, năng suất cao và có giá trị kinh tế. Do có năng suất cao, sau khoảng 3 tháng thu hoạch 4 – 7 tạ củ 1 sào (11 – 18 tấn/ha), cộng với số lượng thân lá gấp 1,5 lần trọng lượng củ nên khoai tây yêu cầu trình độ thâm canh cao, nhất là phải đầu tư nhiều phân bón. Chi phí cho SX khoai tây cao, tốn tiền nhiều nhất là giống và phân bón (chi phí phân bón chiếm khoảng 40% tổng chi phí đầu tư) nên phải lựa chọn loại phân bón tốt, phù hợp với cây khoai tây là điều nông dân phải cân nhắc.
Qua kinh nghiệm nhiều năm, đa số nông dân các tỉnh đồng bằng Bắc bộ đã chọn phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng để bón cho khoai tây. Trong đó, Hà Nội là nơi có truyền thống SX khoai tây và nổi tiếng với giống ở Hà Hồi (Thường Tín). Vụ đông 2015 Hà Nội có kế hoạch gieo trồng 50.000 ha, trong đó 1.500 ha khoai tây
Đánh giá hiệu quả phân bón Văn Điển, bà Nguyễn Thị Thoa cho biết: Lân trong phân bón Văn Điển giúp cho khoai tây tăng cường khả năng hút đạm và kali. Ca (vôi) giúp cho phân hữu cơ bón cho khoai tây chóng phân hủy thành chất dễ tiêu đáp ứng yêu cầu của khoai tây trong thời gian ngắn. Magie giúp cây tăng cường khả năng quang hợp nhất là trong những ngày thời tiết âm u. Phân NPK Văn Điển có đủ 16 nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu giúp cho khoai tây sinh trưởng, phát triển tốt, tăng khả năng chống chụi và đạt năng suất cao.
Các loại phân NPK Văn Điển giàu chất dinh dưỡng, ngoài đạm, lân, kali còn có các chất trung và vi lượng, đó là sự khác biệt của phân NPK Văn Điển với các loại phân NPK thông thường khác.
Phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho khoai tây có 2 loại: Bón lót NPK 5.10.3, có tỷ lệ các chất dinh dưỡng cao trên 60%, các chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng như đã nêu ở trên: Ca (vôi) 16%, Mg 8%. Bón thúc NPK 22.5.11, có tỷ lệ chất dinh dưỡng cao trên 60%, chất dinh dưỡng Ca (vôi) 9%, Mg 5%.
Huyện Mỹ Đức ở phía Nam Hà Nội, đa số nông dân đã quen dùng phân Văn Điển bón cho các loại cây trồng trong đó có cây khoai tây. Bà Lê Thị Kim Thúy – Trưởng phòng Kinh tế huyện Mỹ Đức cũng rất tâm đắc với loại phân này: “Đất của Mỹ Đức đa số diện tích chua trũng, phù hợp với phân Văn Điển mang tính kiềm. Đã đến lúc nông dân cần quan tâm đến việc bổ sung các chất vi lượng cho đất. Do có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết nên phân NPK Văn Điển giúp cho khoai tây ngoài việc tăng năng suất, chất lượng mà còn tăng khả năng chống nóng, chống rét, chống sương muối, hạn chế sâu bệnh nhất là bệnh sương mai (bệnh chủ yếu gây hại cho cây khoai tây)”.
Qua thực tế nhiều năm chỉ đạo SX ở cơ sở, ông Đào Tiến Bình, Chủ nhiệm HTXNN Mỹ Thành, huyện Mỹ Đức có ý kiến nhận xét rất cụ thể về tác dụng của phân Văn Điển bón cho khoai tây: “Đã từ nhiều năm nay hầu hết diện tích các cây trồng của HTX đều bón phân lân và phân NPK Văn Điển do tập thể làm dịch vụ. NPK Văn Điển giúp cây khoai tây mập khỏe, lá xanh dày, thân lá bền đến khi thu hoạch, nhiều củ, củ to đều, tăng độ bóng của củ, củ chắc, có nhiều bột, ăn ngon và bảo quản đỡ bị hao”.
Để có cơ sở khoa học giúp cho việc bón phân hợp lý, bà con nông dân cần biết khoai tây có yêu cầu dinh dưỡng lớn so với các cây trồng khác.
Thiếu đạm thân lá phát triển kém, củ ít nhỏ, năng suất thấp. Thừa đạm lá xanh đen, thân yếu dễ bị lốp. Đạm phải bón sớm, bón muộn sau thời kỳ ra nụ (sau trồng 50 ngày) ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng của cây và năng suất. Lân ảnh hưởng lớn tới tổng số củ, tăng khả năng chống bệnh, chống rét, tăng sản lượng và phẩm chất củ.
Thiếu lân cây phân cành ít, lá màu xanh tối hoặc xanh gỉ đồng, trên củ có những vết lâu loang. Lân chủ yếu cần thời kỳ đầu. Cây cần số lượng kali nhiều nhất so với các chất dinh dưỡng khác. Kali giúp tăng sinh trưởng bề mặt lá, kéo dài tuổi thọ lá giữa và lá gốc, tăng vận chuyển các chất dinh dưỡng về củ, giúp tăng sản lượng và phẩm chất củ.
Hà Nam cũng là tỉnh có truyền thống sử dụng phân Văn Điển. Kế hoạch diện tích gieo trồng vụ đông 2015 của tỉnh là 19.500 ha, trong đó diện tích khoai tây 920 ha.
Ông Lại Văn Hiếu, GĐ Trung tâm Khuyến nông Hà Nam cho biết: “Phân Văn Điển phù hợp với hầu hết diện tích và các loại cây trồng của tỉnh vì đa số diện tích là đất chua trũng. Phân đa yếu tố NPK Văn Điển có thành phần dinh dưỡng cao, các chất đa lượng, trung lượng và vi lượng được phối trộn hợp lý đáp ứng yêu cầu của cây trồng nói chung và khoai tây nói riêng. Do vậy bón phân Văn Điển cho khoai tây giúp cho cây khỏe, hạn chế tác hại của thời tiết bất thuận và sâu bệnh ngoài ra còn có tác dụng cải tạo đất”.
Về hiệu quả của phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng bón cho khoai tây, bà Lê Thị Thúy An, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Bình Lục cũng đồng tình với ý kiến của ông Hiếu: “Thông qua các mô hình khuyến nông so sánh bón phân NPK Văn Điển với các loại phân NPK khác thì NPK Văn Điển có hiệu quả đều cao hơn hẳn. Do vậy chúng tôi đã khuyến cáo nông dân nên mở rộng diện tích bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho các cây trồng nói chung và cây khoai tây nói riêng”.
Nguồn: sưu tầm
Trung, Vi Lượng Ảnh Hưởng Đến Hương Vị Cà Phê Tây Nguyên?
Cà phê Tây Nguyên chiếm 90% tổng sản lượng cà phê cả nước, từ lâu đã được thế giới biết đến là sản phẩm có chất lượng cao, đang có mặt ở 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, Việt Nam trở thành cường quốc xuất khẩu cà phê thứ nhì thế giới.
Tuy nhiên, các bất cập về cung cấp dinh dưỡng đã làm cho cây cà phê dần suy thoái năng suất và giảm chất lượng sản phẩm. Vậy đâu là giải pháp?
Hậu quả của canh tác mất cân đối
Trong một thời gian dài khi canh tác cây cà phê, hầu hết nông dân chỉ quan tâm làm thế nào để đạt năng suất cao nhất chứ ít ai quan tâm đến sự bền vững của môi trường sinh thái dẫn đến nhiều vùng đất trở nên cằn cỗi.
Việc canh tác thiếu bền vững, bón phân thiếu cân đối, không những dẫn đến hệ sinh vật có lợi cho đất ngày càng ít đi mà các triệu chứng thiếu chất trung, vi lượng cũng xuất hiện ngày càng nhiều trên cây cà phê. Các triệu chứng này đều thể hiện trên lá, như lá non bị mất màu xanh và biến dạng, các đốt đầu ngọn cành, ngọn thân cà phê ngắn lại, lá chuyển vàng bị mất màu xanh hay bị cháy, rụng quả hàng loạt, quả hạt lép, hương vị cà phê không còn như khi đất mới trồng.
Để khắc phục sự thiếu các chất trung, vi lượng, đối với cây cà phê Tây Nguyên, Cty Phân lân nung chảy Văn Điển đã nhiều năm nay cung ứng cho thị trường các mác phân đa yếu tố chuyên dụng cà phê nổi tiếng với giá rẻ, chất lượng tốt, nhằm cung cấp đầy đủ, cân đối 19 yếu tố dinh dưỡng trong đó ngoài các yếu tố đa lượng (NPK) còn chứa nhiều các yếu tố đa lượng như Canxi, Magie, Silic, Lưu huỳnh và các chất vi lượng như Bo, Mo, Zn, Cu… nhằm giúp cây cân đối giữa các chất dinh dưỡng ổn định năng suất.
Đặc biệt trong đó vi chất Bo rất cần thiết cho quá trình phân chia tế bào và quá trình thụ phấn của cây, giúp sự hình thành và phân hóa mầm hoa tăng cường sức sống thụ phấn, tăng tỉ lệ đậu qiuả giúp giảm rụng hoa và trái non.
Dinh dưỡng cho cây cà phê
Lân Văn Điển là loại phân đa chất, ngoài chất dinh dưỡng chính là lân (P2O5) còn có các chất dinh dưỡng khác rất cần thiết cho cây trồng và cải tạo đất như Vôi (canxi), Manhe, Silic, Đồng, Bo, Mangan, Kẽm, Molipđen, Coban… Lân Văn Điển có tính kiềm (pH: 8 – 8,5), không độc hại, không tan trong nước mà tan trong môi trường axit yếu do rễ cây tiết ra, nên khi bón xuống ruộng không rửa trôi, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng từ đầu vụ đến cuối vụ. Nếu cây sử dụng không hết thì các chất trong lân Văn Điển vẫn còn được giữ lại trong đất cung cấp cho cây trồng vào vụ sau.
Ông Lê Ngọc Báu, nguyên Viện trưởng Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên nhận xét: “Viện đã khuyến cáo nông dân dùng phân lân Văn Điển từ hàng chục năm nay. Đất Tây Nguyên là đất đồi, chua, bón phân Văn Điển phù hợp vì phân có canxi (mang tính kiềm), góp phần cải tạo đất. Ngoài ra trong phân còn có các chất vi lượng rất cần thiết do cà phê có năng suất cao, 1 năm 1ha thu 25 – 30 tấn quả nên vi lượng dễ bị thiếu hụt. Đối với nông nghiệp năng suất cao nhiều khi vi lượng là yếu tố ảnh hưởng tới năng suất”.
Bón phân NPK Văn Điển giúp cho cây cà phê sinh trưởng phát triển tốt, giúp cây cà phê hạn chế các loại sâu bệnh như rệp sáp, rệp vẩy, bọ xít, bênh gỉ sắt, đốm mắt cua. Nguyên nhân là phân đa yếu tố NPK Văn Điển cung cấp các chất dinh dưỡng cân đối và hợp lý theo nhu cầu từng giai đoạn sinh trưởng của cây cà phê, trong đó có vai trò của các chất trung và vi lượng cũng rất cần thiết.
Các chất trung lượng như Lưu huỳnh, Manhe, Canxi rất cần thiết cho cây cà phê nhất là trong mùa khô, giúp cho hoa nở tốt, tỷ lệ đậu quả cao, năng suất chất lượng tốt. Nếu thiếu lưu huỳnh, lá non, mỏng giòn chuyển vàng; Thiếu Manhe, Canxi cây yếu dễ gẫy cành, rụng quả; Thiếu vi lượng cây cằn cỗi, lá non nhàu hoặc dài ra, hạt phấn kém phát triển, tỷ lệ đậu quả thấp.
Các nguyên tố vi lượng còn giúp cà phê tăng khả năng chống chịu sâu, bệnh và điều kiện nắng nóng trong mùa khô. Đồng thuận với những cơ sở khoa học trên ông Võ Văn Hoàng, thôn 3, xã Hòa Thuận, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk tâm sự: “Gia đình có 4ha cà phê. Bón phân NPK Văn Điển cây cà phê xanh tốt, tán đẹp, lá to bóng, hạn chế số lần phun thuốc, vỏ quả sáng bóng, lúc chín vỏ quả đỏ tươi, hạt đều, ít nhân lép, năng suất và chất lượng cà phê tốt hơn”.
Từ hiệu quả của phân bón Văn Điển bón cho cây cà phê, trong những năm qua Cty Phân lân nung chảy Văn Điển đã phối hợp với các nhà khoa học, các viện nghiên cứu, các trường đại học nông nghiệp trong nước làm ra dòng sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK chuyên dùng cho cây cà phê phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của Tây Nguyên. Dòng sản phẩm gồm 4 loại phân bón: Phân đa yếu tố: 10.12.5; phân đa yếu tố: 12.8.12; Phân đa yếu tố: 12.12.12; Phân đa yếu tố: 16.6.16. Bốn loại phân bón trên có thành phần dinh dưỡng từ: 60 – 75%. Trong đó, các chất trung lượng và vi lượng từ 22 – 42%.
Bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho cà phê kinh doanh
Để đạt năng suất cao nhất cho cây cà phê kinh doanh (cà phê sau trồng từ năm thứ 4 trở đi): 1 năm có 4 đợt bón:
Đợt 1: Bón vào tháng 1 tháng 2. Bón thúc ra hoa, dùng NPK: 10.12.5, lượng bón 0.5 – 0.7kg/cây.
Đợt 2: Bón tháng 3 tháng 4. Bón đậu quả và nuôi quả, sử dụng NPK 12.8.2 hoặc NPK: 12.12.12, lượng bón 0.7 – 0.9kg/cây.
Đợt 3: Bón tháng 6 tháng 7: Bón thúc quả lớn, hạn chế rụng quả, sử dụng NPK: 12.8.12, lượng bón 0.7 – 0.9kg/cây.
Đợt 4: Bón tháng 8 tháng 9, bón thúc quả lớn và tăng cường chuyển hóa các chất dinh dưỡng vào hạt cà phê, đồng thời tái tạo cành, lá cho quả năm sau.
Sử dụng NPK: 16.6.16, lượng bón 0.6 đến 0.7kg/cây. Các đợt bón đều làm theo cách xới đất xung quanh tán lá cà phê cách gốc 30 – 40cm, rộng 15 – 20cm, sâu 5 – 6cm, rải đều phân NPK Văn Điển rồi lấp đất phủ kín phân. Với nương cà phê có độ dốc cao trên 15 độ thì bón phân theo hố giữ màu.
Nguồn:nongnghiep.vn MAI QUANG VINH – LÊ THU
Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Lân Nung Chảy Văn Điển Cho Cây Cà Phê Tây Nguyên trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!