Bạn đang xem bài viết Phân Chuồng Là Gì? Những Loại Phân Chuồng Nào Tốt Nhất ? được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Muốn cây trồng phát triển tươi tốt va đem lại năng suất hiệu quả trước tiên chúng ta cần phải có đủ kiến thức về việc chăm sóc cây trồng. Một trong những kiến thức cần biết và nắm vững đó là việc sử dụng phân bón hợp lý cho cây trồng. Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại phân được dùng cho cây trồng, trong đó phân chuồng là nhóm phân bón được sử dụng rộng rãi nhất. Vậy phân chuồng là gì? những loại phân chuồng nào tốt nhất ?
I. Phân chuồng là phân gì?
Phân chuồng là loại phân bón hữu cơ được hình thành từ chất thải động vật: nước tiểu, phân gia súc, gia cầm,… và các loại phế phụ phẩm nông nghiệp (rơm, rạ, cỏ, rau), rác thải hữu cơ và phân xanh. Phân chuồng khá quen thuộc với người canh tác và được sử dụng rộng rãi vì có thể tự sản xuất tại nhà bằng phương pháp ủ truyền thống hoặc ủ bằng chế phẩm sinh học. Phân chuồng mang lại nhiều lợi ích đáng kể và ít gây hại đến môi trường, chúng cung cấp các chất dinh dưỡng có giá trị như N (Nitơ), P (Photpho), S (Lưu Huỳnh), K (Kali), các chất dinh dưỡng này đến từ thức ăn của động vật.
Cần kết hợp giữa phân chuồng và npk để đảm bảo năng suất cây trồng và canh tác bền vững cho đất cùng với cây trồng.
II. Các loại phân chuồng phổ biến
1. Phân bò
Phân bò là chất thải của bò, được đánh giá là mang lại nhiều lợi ích và có giá trị kinh tế cao đặc biệt là cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho đất và cây trồng. Phân bò vô cùng thân thiện với môi trường được nhiều người sử dụng để cải tạo đất. Phân bò khô giúp giữ độ ẩm cho cây, tăng độ mùn, giúp đất tơi xốp hơn, không bị rời rạc hoặc kết quá chặt, hạn chế việc thối rễ cây, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên bạn cần lưu ý vì phân bò được hình thành từ nguồn thức ăn của bò thải ra nên sẽ có nguồn gốc từ cỏ dại cho nên trong phân bò sẽ chứa các hạt cỏ nếu không xử lý kỹ sẽ vô tình tạo cơ hội cho cỏ dại sinh trưởng.
Cách sử dụng phân bò hợp lý: Dùng phân bò khô để bón lót trước khi trồng. Không nên rải phân bò xay trên mặt đất gần cây rau vì điều này sẽ khiến rau trồng bị nhiễm một số vi sinh vật gây hại cho sức khỏe. Không nên bón nhiều phân bò cho cây con vì có thể khiến cây bị suy dinh dưỡng từ bé. Không lạm dụng và bón quá nhiều chỉ nên bón vừa đủ quanh gốc cây. Phân bò thích hợp cho các loại cây cảnh, cà phê, thanh long,…
2. Phân gà
Phân gà có khả năng cải tạo đất, giảm độ mặn, độ chua và giúp giữ ẩm tốt.
Cung cấp hàm lượng lớn hữu cơ, bổ sung các loại vi sinh vật có lợi cho đất giúp làm tăng độ phì nhiêu.
Dinh dưỡng trong phân gà có thể tăng sức đề kháng cho cây, giảm bệnh gây hại cho cây và rễ cây.
Tăng tỉ lệ thụ phấn, đậu trái thành công và tăng hương vị cho nông sản.
Đặc biệt phân gà có chứa hàm lượng cao Kali và khoáng chất nên rất tốt khi dùng cho các loại cây ăn trái. Phân gà phù hợp với một số loại cây như : ớt (hạn chế sâu bệnh, cho nhiều trái), cây ăn trái (bón trong thời kỳ dưỡng trái)… Không phù hợp với một số loại cây như: cây rau, cây lấy ngọn (bí, bầu).
Cách sử dụng phân gà hợp lý: Dùng phân gà bón cho cây trồng vào thời kỳ phát triển sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất. Dùng phân gà bón lót trước khi gieo hoặc trồng và nên rải đều theo luống rãnh sau đó cào đều trên bề mặt đất để thấm vào đất nhanh hơn và giúp cây hấp thụ nhanh. Khi bón thúc nên kết hợp với các loại phân vô cơ khác và cần phải xới đất kỹ, rải phân đều rồi trộn với đất. Để kích thích lá phát triển, chúng ta có thể kết hợp cùng phân khô – N (Nitơ).
3. Phân dê
Phân dê là chất thải của dê, thuộc loại phân hữu cơ tự nhiên, được đánh giá là loại phân chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và cân đối. Theo số liệu cho biết trung bình 1 tấn phân dê chứa đến 22kg nitơ và chứa nhiều chất dinh dưỡng khác cho cây trồng phát triển như: NPK, hệ vi sinh vật có lợi, khoáng trung và vi lượng.
Phân dê giúp tăng thêm độ màu mỡ cho đất đai, tạo môi trường sống tốt để các loài vi sinh vật có lợi phát triển, giúp nâng cao năng suất cây trồng và giảm đi dư lượng chất hóa học trong cây trồng và đất. Phân dê phù hợp với một số loại cây như hoa hồng (giúp cây bụ bẫm hơn), hoa lan, rau màu.
Cách sử dụng phân dê hợp lý: Có thể bón trực tiếp lên cây trồng, tuy nhiên bạn có thể trộn phân dê hoai mục với đất trước khi gieo trồng sẽ giúp cho đất tơi xốp hơn, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cây và giúp rễ hấp thụ dễ dàng hơn. Nên bón phân vào mùa Thu vì các chất dinh dưỡng sẽ ngấm dần vào đất trong mùa Đông và phát huy tác dụng vào mùa Xuân.
III. Những lợi ích khi sử dụng phân chuồng
Giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh, đặc biệt cung cấp chất dinh dưỡng để cây nuôi lá và tránh tình trạng lá rụng
Cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng như: chất dinh dưỡng đa lượng (phân lân, đạm,kali), trung (canxi, mg, na) và vi lượng (kẽm, đồng…).
Bổ sung chất hữu cơ, giúp tăng chất mùn để làm tăng độ phì nhiêu của đất, giúp đất giữ ẩm và tăng khả năng giữ lại chất dinh dưỡng.
Kích thích bộ rễ phát triển,giúp tăng khả năng chống chịu cho cây trước thời tiết khắc nghiệt như nắng hạn hán, xói mòn và tăng khả năng chống chịu sâu bệnh.
Tạo nên môi trường sống tốt để các loài vi sinh vật có lợi phát triển như giun đất, vi sinh vật hữu ích,…
IV. Những mặt hạn chế khi sử dụng phân chuồng
Không thể sử dụng được ngay mà phải trải qua quá trình phân giải của vi sinh vật dẫn đến hàm lượng chất dinh dưỡng sẽ thấp hơn so với các loại phân bón khác.
Phải sử dụng khối lượng phân bón lớn, cần nhân công nhiều trong quá trình bón phân và ủ phân, tốn thêm chi phí vận chuyển.
Nhưng trước khi bón phải được thực hiện ủ theo đúng quy trình nhằm loại bỏ mầm bệnh.
Nếu dùng phân tươi bón trực tiếp cho cây sẽ không đem lại hiệu quả cao, giảm năng suất và còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, cây trồng sẽ giảm năng suất.
Sử dụng phân chuồng sẽ làm chua đất vì khi phân lên men có chứa axit hữu cơ, bắt buộc phải bón cùng với vôi, vì vậy sẽ tốn thêm chi phí.
V. Kỹ thuật ủ phân chuồng nhanh nhất và đạt hiệu quả cao
1. Cách ủ nóng
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu và địa điểm ủ phân hợp lý Chuẩn bị số lượng phân (phân lợn, phân bò, phân gà, phân dê…) tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng. Chuẩn bị nước sạch và các công cụ dùng để đảo trộn đều phân. Lựa chọn địa điểm ủ phân hợp lý cách xa khu nhà ở càng tốt để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình và mọi người xung quanh. Sau đó chúng ta chất phân thành lớp và không được nén chặt lại.
Bước 2: Dùng nước sạch tưới sao cho độ ẩm tầm khoảng 60 – 70%
Bước 3: Sử dụng thêm 1 -2% supe lân và 1% vôi bột để trộn thêm (để cân bằng độ PH).
Bước 4: Sau đó trét bùn phủ kín và mỗi ngày tưới lượng nước vừa đủ giữ ẩm. Tầm 30 đến 40 ngày là sử dụng được.
2. Cách ủ nguội
Bước 1: Chuẩn bị đủ số lượng phân tươi cần dùng và xếp thành lớp, mỗi lớp rắc thêm 1 – 2% phân lân và nén chặt lại.
Bước 2: Tiếp theo đó trét bùn phủ kín bên ngoài tránh mưa và sau 5 – 6 tháng có thể sử dụng được. Hoặc có thể trộn thêm một số loại men vi sinh để rút ngắn thời gian ủ.
“Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”, muốn cây trồng phát triển tốt hãy sử dụng phân bón hợp lý. Với những thông tin về phân chuồng mà Phân Bón Hà Lan chia sẻ bên trên hi vọng sẽ giúp bạn nắm rõ được các thông tin cần thiết và có thêm nhiều kiến thức trong việc sử dụng phân bón cho cây trồng.
Phân Hóa Học Là Gì? Gồm Những Loại Nào?
Phân hóa học hay còn gọi là phân bón vô cơ. Đây là loại phân bón được sản xuất từ hóa chất hoặc từ các khoáng chất của thiên nhiên. Phân bón hoá học là những hoá chất có chứa nguyên tố dinh dưỡng, dùng để bón cho cây trồng nhằm nâng cao năng suất. Cùng tìm hiểu phân bón hóa học và so sánh hiệu quả cũng như lợi ích đối với bón phân hữu cơ vi sinh cho cây trồng…
Có ba loại phân bón hóa học cơ bản là phân đạm, phân lân và phân kali. Có ba loại phân bón hóa học cơ bản là phân đạm, phân lân và phân kali.
Phân hóa học có loại đơn chất, đa lượng như phân đạm urê (N), phân lân phốt pho (P), phân kali (K). Phân trung lượng và vi lượng như Mg, Fe, S, Si, Ca… Phân hóa học có loại đơn chất, đa lượng như phân đạm urê (N), phân lân phốt pho (P), phân kali (K). Phân trung lượng và vi lượng như Mg, Fe, S, Si, Ca…
Phân hóa học tổng hợp bao gồm sự pha trộn các đơn chất trên như DAP 46-18, NPK 16-16-8, NPK 20-20-15…Phân hóa học tổng hợp bao gồm sự pha trộn các đơn chất trên như DAP 46-18, NPK 16-16-8, NPK 20-20-15…
Tìm hiểu thêm: Các loại phân bón tốt nhất hiện nay?
Hiểu đúng định nghĩa phân hóa học, chúng ta chia ra làm 2 loại:Hiểu đúng định nghĩa phân hóa học, chúng ta chia ra làm 2 loại:
1. Phân bón đơn2. Phân bón kép. 1. Phân bón đơn2. Phân bón kép.
Thế nào là phân đơn, phân hỗn hợp?
a. Phân đạm(chứa N):Phân Urê:CO(NH2)2 chứa 46.67%N – Phân amoni nitrat NH4NO3(đạm 2 lá) – Phân amoni clorua NH4Cl – Phân amoni sunfat (NH4)S04(đạm 1 lá) b. Phân lân(chứa P): Phân lân tự nhiên Ca3(P04)2 – Phân supe phôphat kép Ca(H2P04) – Phân supe phôphat đơn Ca(H2P04)2 và CaS04 c. Phân Kali (chứa K) thường dùng là :K2S04,KCl
Phân bón kép là gì? dinh dưỡng và nguyên tô tạo nên phân bón kép?
Phân bón kép là loại chứa 2,3 nguyên tố dinh dưỡng trên: *KN03;(NH4)2,H2P04. Pbk NPK là hh gồm:NH4,N03,Ca(H2P04)2 và KCl Phân bón kép là gì? dinh dưỡng và nguyên tô tạo nên phân bón kép?Phân bón kép là loại chứa 2,3 nguyên tố dinh dưỡng trên: *KN03;(NH4)2,H2P04. Pbk NPK là hh gồm:NH4,N03,Ca(H2P04)2 và KCl
Phân vi lượng là gì? gồm những nguyên tố nào? (B,Zn,Mn)Phân vi lượng là gì? gồm những nguyên tố nào? (B,Zn,Mn)
Lợi ích của phân vi lượng qua từng nguyên tố?Nguyên tố N:kích thích cây trồng phát triển mạnh. Nguyên tố P:kích thích sự phát triển của bộ rễ thực vật. Nguyên tố K:tổng hợp nên chất diệp lục và kích thích cây trông ra hoa,làm hạt. Nguyên tố S:tổng hợp nên protein Nguyên tố Ca,Mg cần cho thự vật để sinh sản chất diệp lục.
Các nguyên tố vi lượng, cây cần rất ít nhưng lại cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. Lợi ích của phân vi lượng qua từng nguyên tố?Nguyên tố N: kích thích cây trồng phát triển mạnh. Nguyên tố P: kích thích sự phát triển của bộ rễ thực vật. Nguyên tố K: tổng hợp nên chất diệp lục và kích thích cây trông ra hoa,làm hạt. Nguyên tố S: tổng hợp nên protein Nguyên tố Ca,Mg cần cho thự vật để sinh sản chất diệp lục. Các nguyên tố vi lượng, cây cần rất ít nhưng lại cần thiết cho sự phát triển của cây trồng.
Tác hại của phân vi lượng đối với cây trồng? Nếu dùng quá nhiều phân đạm, lân so với nhu cầu cây trồng sẽ gây ô nhiễm nặng nề nguồn nước sông hồ, nguồn nước ngầm. Nếu dùng quá nhiều phân đạm, lân so với nhu cầu cây trồng sẽ gây ô nhiễm nặng nề nguồn nước sông hồ, nguồn nước ngầm…
Dùng Chế Phẩm Sinh Học Biến Phân Chuồng Thành Phân Vi Sinh
Dùng chế phẩm sinh học biến phân chuồng thành phân vi sinh
Từ năm 2003, TS Võ Thị Hạnh, Phó phòng Vi sinh ứng dụng, cùng cộng sự đã tự mày mò sản xuất chế phẩm dạng lỏng có chứa tập đoàn vi sinh vật hữu ích (VEM) như vi khuẩn Lactie, Bacillus, nấm men, và vi khuẩn quang dưỡng. Tất cả những vi sinh vật trên đều do nhóm nghiên cứu phân lập và chọn lọc, chịu được điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng Việt Nam, do vậy không phải phụ thuộc vào nguồn giống vi sinh của nước ngoài.
Sau khi cho ra đời VEM vào cuối năm 2004, nhóm nghiên cứu đã pha loãng chế phẩm này với nước ở tỷ lệ 1/1.000 (1lít VEM với 1.000 lít nước) rồi cho 4.000 con gà tại trang trại Trung Hậu, Bình Dương, uống hàng ngày. Ngoài ra, 200 con lợn cũng được uống VEM pha loãng với tỷ lệ 1/500. Thời gian thử nghiệm kéo dài một tháng. Kết quả cho thấy do tập đoàn vi sinh vật đi vào hệ tiêu hoá nên chúng ức chế các vi khuẩn gây bệnh đường ruột, kích thích tiêu hoá tốt và giảm mùi hôi của phân thải ra. Hơn thế nữa, các chủng vi sinh còn giúp giảm lượng thức ăn tiêu tốn, chẳng hạn những con gà được uống VEM hàng ngày có tỷ lệ tiêu tốn thức ăn là 1,80 so với những con không được uống VEM (1,88).
Không dừng lại ở thành công trên, nhóm nghiên cứu tiếp tục xử lý nguồn phân chuồng, biến thứ chất thải này thành phân bón hữu cơ vi sinh. Ở công đoạn này, TS Hạnh đã sử dụng BIO-F, chế phẩm chứa các vi sinh vật do nhóm phân lập và tuyển chọn: xạ khuẩn Streptomyces sp., nấm mốc Trichoderma sp. và vi khuẩn Bacillus sp. Những vi sinh vật trên có tác dụng phân huỷ nhanh các hợp chất hữu cơ trong phân lợn, gà và bò (protein và cellulose), gây mất mùi hôi. Trước đó, chế phẩm BIO-F đã được sử dụng để sản xuất thành công phân bón hữu cơ vi sinh từ bùn đáy ao, vỏ cà phê và xử lý rác thải sinh hoạt.
Phân lợn, gà sau khi được thải ra sẽ được xử lý ẩm độ, sau đó ủ với chế phẩm BIO-F. Sau ba ngày, các vi sinh vật hữu ích nói trên bắt đầu phát triển mạnh, phân giải và làm mất mùi phân. Nhiệt độ trong khối ủ cũng tăng lên tới 60-70 độ C, tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh và trứng giun trong phân. Sau 7-10 ngày, giai đoạn kết thúc và sản phẩm thu được là phân bón hữu cơ vi sinh chất lượng cao, có tác dụng phòng chống nấm hại cây trồng. Cho tới nay, các chuyên gia đã sản xuất thử được vài mẻ phân bón như vậy ở Trung Hậu.
Từ trước tới nay, phần đông các cơ sở chăn nuôi thường bán phân tươi cho các trang trại trồng trọt với giá khoảng 5.000 đồng/bao 40kg. Nguồn phân này thường được bón trực tiếp hoặc xử lý không đúng cách nên làm rau màu nhiễm trứng giun và vi sinh vật có hại, ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng. Phương pháp xử lý nói trên giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng thêm nguồn thu nhập cho doanh nghiệp và hộ chăn nuôi. Ngoài ra, lợi ích lớn nhất mà nó đem lại là giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường thường thấy ở các cơ sở chăn nuôi cũng như khu vực dân cư xung quanh.
Theo TS Hạnh, loại phân bón hữu cơ vi sinh nói trên có giá thành chưa tới 1.000 đồng/kg. Quy trình đơn giản và rẻ tiền trên có thể áp dụng đại trà cho các doanh nghiệp chăn nuôi công nghiệp với đàn lợn từ 10.000 tới 100.000 con hoặc các hộ chăn nuôi quy mô gia đình từ 500-2.000 con. Ngoài ra, các trại chăn nuôi gà, bò cũng có thể áp dụng giải pháp này. Trong năm nay, được sự hỗ trợ từ Ngân hàng thế giới, Viện Sinh học Nhiệt đới sẽ hợp tác với Công ty Kim Long, Bình Dương, để tiếp tục thử nghiệm các chế phẩm vi sinh nói trên và sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh với quy mô 5 tấn/mẻ. Được biết mỗi ngày đàn lợn 30.000 con ở Kim Long thải ra 10 tấn phân và nước thải.
Nguồn: vnn.vn 28/6/2005
Sử Dụng Loại Phân Kali Nào Là Tốt Nhất Cho Cây Ăn Trái
Kali – nó là chất dinh dưỡng tạo nên chất lượng nông sản thông qua cơ chế vận chuyển dinh dưỡng một cách đều đặn. Kali giúp cho cây sinh trưởng khỏe mạnh, chống được stress, tạo nên chất lượng nông sản ngon hơn, chất lượng hơn.
Kali vận chuyển dinh dưỡng đều đặn giúp nuôi cu, nuôi quả một cách tốt nhất. Ngoài ra cây trồng còn cần một lượng lớn kali ở những thời điểm tăng nhiều sinh khối như ra đọt, ra hoa, ra rễ. Biểu hiện rõ ràng nhất là khi bạn bón các loại kali quý như KNO3 hoặc Kahumate cho thời điểm ra đọt thì đọt sẽ ra khỏe mạnh hơn.
Kali có 4 loại chính:
Kali thô (KCl) hay còn gọi là muối ớt được đóng bao 50kg. Đây là loại kali thô chưa được chế biến có trọng lượng phân tử là 75.5, lượng K2O là 48, hàm lượng K2O chiếm 63.5%. Vì có tạp chất nên trên bao bì chỉ ghi là 60%.
Kali trắng (K2SO4): đây là một loại kali cao cấp hơn. Từ kali thô (KCl) các nhà máy sẽ cho phản ứng với H2SO4 ở nhiệt độ 800 độ C tạo ra K2SO4. Loại này có hàm lượng K2O là 50%.
Kali nitrat (KNO3): là một loại kali cao cấp được sản xuất bằng kỹ thuật sản xuất muối khoáng KCl + NaNO3 tạo ra KNO3 có hàm lượng K2O là 46%.
Kali-humate (là một loại kali hiếm): người ta làm tinh khiết mỏ rồi sau đó điện phân KCl cho ra KOH. Tiếp đó lấy KOH trộn vô than bùn cho ra Kahumate có hàm lượng kali dưới 20%.
Như vậy có thể thấy, hàm lượng kali càng thấp thì công nghệ sản xuất càng phức tạp và càng dễ hấp thu đối với cây trồng. Phân kali có hàm lượng kali càng cao thì mức độ hiệu quả lại tỉ lệ nghịch.
Khái lược qua 4 loại kali chính như vậy, còn một số loại kali khác nữa nhưng vấn đề quan trọng nhất bây giờ là sử dụng kali như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất bởi kali khi bón vào đất cây chưa hút được ngay. Kali hoạt động hóa học rất mạnh. Vì nó là kim loại yếu, yếu nên không thể đứng độc lập được và gắn chặt với ion âm, mà việc bốc nó ra tự do sẽ rất tốn năng lượng. Lúc này, là lúc điện tích đối kháng âm có được do bón hữu cơ và các loại vsv có lợi trong đất phát huy tác dụng. Đây chính là lý do vì sao canh tác hữu cơ – vi sinh chất lượng nông sản cao hơn, cây khỏe hơn, ít bệnh hơn,…
Ngoài ra kali còn tồn tại rất nhiều ở trong các vật liệu hữu cơ như cỏ dại, thân cây chuối, vỏ chuối, quả chuối và xương động vật, bột gà… mọi người có thể tham khảo nếu như mình đang canh tác theo hưỡng hữu cơ.
Để lại thông tin để được hỗ trợ sử dụng kali một cách hiệu quả cũng như lựa chọn các loại kali phù hợp để nâng cao độ ngon, ngọt cho nông sản:
Đăng ký hỗ trợ trực tiếp
Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Chuồng Là Gì? Những Loại Phân Chuồng Nào Tốt Nhất ? trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!