Xu Hướng 5/2023 # Phân Bón Sinh Học Nông Nghiệp Công Nghệ Cao – Bồ Đề 688: Bước Đột Phá Trong Sản Xuất Nông Nghiệp Ở Nước Ta # Top 7 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Phân Bón Sinh Học Nông Nghiệp Công Nghệ Cao – Bồ Đề 688: Bước Đột Phá Trong Sản Xuất Nông Nghiệp Ở Nước Ta # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Phân Bón Sinh Học Nông Nghiệp Công Nghệ Cao – Bồ Đề 688: Bước Đột Phá Trong Sản Xuất Nông Nghiệp Ở Nước Ta được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nông nghiệp ở nước ta ngày càng bộc lộ những tồn tại của một nền sản xuất nông nghiệp kém bền vững: đất đai ngày một thoái hóa, biến chất, môi trường sản xuất nông nghiệp càng ngày càng bị ô nhiễm nặng nề làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm. Một trong những tồn tại đó là việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu bệnh không hợp lý gây nên các bệnh dịch hại cây trồng dẫn đến ngộ độc hóa học, ngộ độc hữu cơ … vì vậy sản phẩm tạo ra chưa đạt tiêu chuẩn sản phẩm hữu cơ, sản phẩm sạch, sản phẩm không chứa chất cấm như: kim loại nặng, dư lượng thuốc trừ sâu bệnh, hàm lượng nirát.

Hội thảo về phân bón sinh học NN Công nghệ cao Bồ đề 688 tại tp Thái Bình vụ mùa (11/9/2012).

Nhờ khả năng đặc biệt của công nghệ sinh học và vô cơ Break all soil Sản phẩm phân bón nông nghiệp công nghệ cao Bồ đề 688 là sự đột phá có thể khắc phục được những tồn tại nêu trên.

Đột phá trong cải tạo đất cằn cỗi, chai cứng, bạc màu thoái hóa biến chất thành đất tơi xốp thoáng khí, giàu dinh dưỡng, sinh vật có ích trong đất phát triển trở lại. Đất chua mặn, nhiễm phèn, ngộ độc hóa học, ngộ độc hữu cơ thành đất trồng trọt thuần thục.

Đột phá trong việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tạo ra sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Hướng tới một nền nông nghiệp giá trị kinh tế cao đủ sức cạnh tranh với sản phẩm nông nghiệp các nước tiên tiến trên thế giới.

Đột phá trong việc bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp bền vững.

Đột phá trong giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng năng suất lao động trong nông nghiệp.

Hội thảo về phân bón sinh học nông nghiệp Công nghệ cao tại tại tp Thái Bình vụ mùa (11/9/2012).

Tiến tới một nền nông nghiệp hữu cơ là mục tiêu của sản xuất nông nghiệp sạch bền vững, thân thiện với môi trường ở nước ta. Sản suất nông nghiệp hữu cơ là nền sản xuất sử dụng các loại vật chất hữu cơ làm đầu vào để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ chất lượng cao, đó là: Phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ cây trồng, vật nuôi, chế phẩm chống ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp là hữu cơ. Môi trường trồng trọt, chăn nuôi, nguồn nước sử dụng sạch không bị ô nhiễm. Trong tương lai xung quanh chúng ta là sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Chúng ta sẽ sống và làm việc trong một thế giới hữu cơ, chất lượng cuộc sống được nâng lên. Sống lâu, sống khỏe, sống lành mạnh, đó chính là mục đích cuộc sống con người hướng tới.          

 Phân bón sinh học nông nghiệp công nghệ cao, Bồ đề 688 đã được Bộ NN & PTNT cho phép lưu hành sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp toàn quốc. Ưu điểm nổi bật của loại phân sinh học nông nghiệp công nghệ cao là đáp ứng được yêu cầu của một nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Tạo ra sản phẩm nông nghiệp hữu cơ sạch, chất lượng cao, không có chất cấm trong sản phẩm nông nghiệp như: dư lượng thuốc trừ sâu bênh, kim loại nặng, độc chất Nitrít, Amít trong sản phẩm tạo ra. Phân bón sinh học nông nghiệp công nghệ cao ở dạng dung dịch, mà hầu hết thành phần là dầu thực vật chứa: các axit amin, các chất điều hòa sinh trưởng, các men sinh học, các chất xua đuổi côn trùng, bệnh hại . . . ngoài ra còn có các chất vi lượng: 0,01% nguyên tố đồng, 0,01% kẽm, 0,01% sắt, 0,01% manhê, và 0,002% Bo . . . .. , các chất trên đều có tác dụng tốt đến năng suất, chất lượng cây trồng, cải tạo đất, xử lý môi trường ô nhiễm, xua đuổi côn trùng, bệnh hại, tăng cường quá trình trao đổi chất cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, vật nuôi, kích thích sinh vật có ích phát triển.     

Băng lúa bên trái sử dụng phân bón NN Công nghệ cao Bồ đề 688: Lúa trỗ đều, sớm hơn, nhiều bông hơn, bông to, nhiều hạt, lá cứng, thân khỏe, sạch sâu bệnh, năng suất sẽ cao hơn băng lúa bên phái chỉ sử dụng phân khoáng NPK. Tại hộ Ông Mận,chủ nhiệm HTX Đại Đức, huyện Kim Thành, Hải Dương, vụ mùa 2012.

        

Sử dụng phân bón sinh học nông nghiệp công nghệ cao Bồ Đề 688 cải tạo đất trồng trọt bị chai cứng, đất nhiễm mặn, nhiễm phèn, đất thoái hóa bạc màu, đất ngộ độc hóa học, ngộ độc hữu cơ thành đất trồng trọt thuần thục, màu mỡ, tơi xốp. Giun đất phát triển trở lại chỉ sau thời gian ngắn (1 đến 2 tháng) cung cấp mùn giun giầu dinh dưỡng, kích thích hệ sinh vật có ích sống trong đất phát triển. Giun đất vòng đời ngắn khi chết đi đã để lại một lượng đạm dễ tiêu đáng kể cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Chi sau khi cấy lúa: 1- 2 tháng, ruộng có bón phân sinh học nông nghiệp công nghệ cao Bồ đề 688, mùn giun đã đùn kín gốc lúa khi lúa đang trong thời kỳ con gái. Giun cày xới làm cho đất thoáng khí, đủ ôxy rễ lúa trắng khỏe, dài và ăn sâu ngập trong đất để hút dinh dưỡng, chống đổ cho cây. Rễ dài gấp 1,5 lần so với bón phân vô cơ NPK thông thường. Cây lúa rễ khỏe, gốc to, đẻ nhiều, đẻ gọn tập trung. Bản lá dày, màu vàng lá mạ, thoáng gốc, sâu bệnh khó có điều kiện cư trú gây hại. Bệnh khô vằn, sâu cuốn lá, giảm rõ rệt hầu như không thấy xuất hiện. Các sâu bệnh khác đặc biệt là bệnh nghẹt rễ, ngộ độc rễ, thối rễ, lùn cây không còn. Theo đó các bộ phận trên mặt đất thân, lá, hạt, khỏe ít bị sâu bệnh tấn công. Lúa trỗ tập trung và sớm hơn 2-3 ngày so với đối chứng dùng phân khoáng NPK thông thường. Năng suất lúa tăng tối thiểu 5 đến 7%. Đặc biệt về chất lượng gạo được cải thiện rõ rệt. Gạo xay xát ít gãy, tỷ lệ tấm thấp, rất có lợi cho xuất khẩu gạo. Chất lượng cơm ăn rất ngon: cơm bóng, thơm mùi gạo mới, vị bùi, dẻo, ngọt đậm.

Theo Ông Trịnh Văn Khoát, PGĐ Trunng tâm khuyến nông tỉnh Bắc Ninh: vụ xuân muộn 2011, Bắc Ninh cấy 100 ha sử dụng phân bón Bồ đề 688. Riêng  xã Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh cấy 60 ha giống Bắc thơm 7, Nếp 9603 bón phân nông nghiệp công nghệ cao, Bồ đề 688 năng suất tăng trên hai giống lúa  trung bình từ: 5-7% so với bón phân NPK thông thường. Về chất lượng giống lúa: xay xát ít gãy, gạo đẹp nuỗn nà, cơm trắng bóng mềm, thơm mùi gạo mới rõ rệt.

Vụ mùa 2012 tại Thanh Hóa, huyện Yên Định, xã Định Hòa khảo nghiệm phân bón nông nghiệp công nghệ cao Bồ đề 688 trên diện tích giống lúa Chân Trâu Hương 0,1 ha ở 4 hộ gia đình, đối chứng (đ/c) là các hộ canh tác xung quanh thực hiện theo qui trình canh tác lúa của địa phương. Khảo nghiệm được thực hiện nghiêm túc dưới sự thực hiện của cán bộ kỹ thuật NN.

Lượng phân bón cho 1sào (500m2) như sau:

Bồ đề 688 1lít + 9 kg NPK 5.10.3 + 3kg kali được chia phun làm 4 lần:

Lần 1 phun 0,25lít vào đất trước khi cấy 7-10 ngày.

Lần 2 phun 0,25 lít khi lúa hồi xanh bén chân, đẻ nhánh.

Lần 3 phun 0,25 lít khi lúa phân hóa đòng.

Lần 4 phun 0,25 lít khi lúa trỗ thoát.

Tất cả được pha loãng ở tỷ lệ 1/160 đến 1/200 để phun. Phân khoáng còn lại bón theo qui trình thông thường của địa phương.

Ruộng đ/c của nông dân 500 m2, bón lượng phân: 35 kg NPK 5.10.3 + 7kg đạm uê theo qui trình bón phân thông thường của địa phương.    

Dưa hấu bón phân bón NN công nghệ cao bồ đề 688: thân khỏe, lá nhỏ,cứng và đứng thẳng, thưa lá có để lộ quả, tốc độ quả lớn nhanh, mẫu mà đẹp, quả chắc bóng. Vườn dưa hấu tại huyện Tứ Lộc vụ Đông 2012. Giai đoạn ra quả non (13/10/2012

Kết quả cho thấy: Công thức có bón phân Bồ đề 688 trên giống lúa Chân Trâu Hương: sinh trường rút ngắn 3 ngày (107 ngày) so với đ/c (110 ngày). Thấp cây hơn 5cm (115cm), đ/c (120cm), rễ dài gấp 1,5 lần ( 27cm so với đ/c 19 cm, dài hơn 8cm). Đẻ khỏe: 12 dảnh/khóm còn đ/c 11 dảnh/khóm. Tỷ lệ dảnh hữu hiệu cũng cao hơn (6 dảnh so với đ/c 5 dảnh). Màu lá xanh sáng so với đ/c lá xanh đậm. Trỗ kéo dài 6 ngày so với đ/c kéo dài 8 ngày. Lá đòng khi gặt: vàng tươi còn đ/c vàng khô. Cây cứng so đ/c cây cứng trung bình. Bông dài (22,7cm) dài hơn so so đ/c (21,2cm). Lá đòng dài và to hơn so đ/c. Số bông/m2 cao: 269 bông/m2, đ/c: 250 bông/m2. Số hạt chắc/bông cao 160 hạt, đ/c: 158 hạt. Tỷ lệ lép thấp: 28%, đ/c: 30%.. Trọng lượng 1000 hạt đều nặng như nhau: 19 gram/1000 hạt. Về sâu bệnh công thức có sử dung phân bón sinh học Bồ đề 688 giảm nhẹ hẳn so với đ/c không dùng Bồ đề 688. Bệnh khô vằn, đốm sọc vi khuẩn, bạc lá vi khuẩn chỉ ở mức rất nhẹ: 0 đến 2 điểm, trong khi đó đ/c bị nặng hơn ở mức từ 3 đến 7 điểm. Sâu cuốn lá: 3 con /m2 so đ/c 8 con/m2. Rầy nâu 10 con/m2 so với đ/c 30 con/m2. Sâu đục thân cũng giảm nhẹ 1con/m2 so với đ/c 2 con/m2. Ruộng đ/c của nông dân đã phải dùng đến 4 loại thuốc BVTV để phòng trừ các loại sâu bệnh trên trong khi đó ruộng sử dụng phân bón Bồ đề 688 không dùng thuốc một lần nào. Đặc biệt bệnh vàng lá sinh lý gây vàng lá trên diện rộng, cùng thời điểm đó, trên rụông sử dụng phân Bồ đề 688 cây lúa vẫn giữ màu xanh từ khi cấy đến khi trỗ chín. Đó là điểm mạnh rõ rệt của phân bón Bồ đề 688. Cuối cùng năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ruộng có bón phân Bồ đề 688 đều tăng cao hơn so với đ/c. Năng suất lý thuyết đạt 81,77 tạ/ha, tăng 6,8 tạ/ha so đ/c. Năng suất thực thu đạt: 65,42 tạ/ha, tăng 5,38 tạ/ha so đ/c, tăng: 9%.  

Sở dĩ năng suất lúa có bón phân sinh học nông nghiệp công nghệ cao, Bồ Đề 688 tăng so đ/c là do đất tơi xốp thoáng khí, bộ rễ lúa ăn sâu hút được nhiều dinh dưỡng, cứng cây, rễ khỏe, chống đổ tốt, lá khỏe, cây khỏe, đẻ nhiều, trỗ tập trung và chín sớm hơn 3 ngày, số hạt trên bông cao, tỷ lệ chắc cao. Cây lúa sạch sâu bệnh hơn hẳn so đ/c. Dẫn đến năng suất thực thu tăng 5,38 tạ/ha, tăng 9% so với đ/c.

Sơ bộ về hiệu quả kinh tế: Theo tính toán chi tiết của địa phương bón phân sinh học nông nghiệp công nghệ cao Bồ đề 688 giảm chi phí: 282.400 đ/sào (500m2) tức giảm: 5.648.000 đ/ha và năng suất lúa tăng thêm 538 kg /ha. Nếu trên diện rộng, mức độ làm lợi của phân bón này cho sản xuất lên đến hàng tỷ đồng . Về lâu dài: sử dụng phân bón sinh học nông nghiệp công nghệ cao Bồ đề 688 còn cải tạo được đất trồng trọt, nâng cao chất lượng nông sản, tăng giá trị sản phẩm, tăng giá bán, nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ được môi trường thân thiện, bền vững.

Vùng đất phèn mặn ở tỉnh Kiên Giang, độ mặn 0,2% . Theo kết quả khảo nghiệm của ông Cù Khí Nguyên, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Kiến Giang cho biết: thông thường để đạt: 5,5 tấn thóc/ha cần bón 170 kg Phân urê, 100kg phân lân PAV và 30 kg phân kaliclorua. Bón phân Bồđề 688: thêm 12 lit cho 1 ha và giảm đi 20 kg urê, vẫn giữ nguyên 100kg lân PAV và 30 kg kaliclorua năng suất lúa đạt: 6 tấn thóc trên ha. Như thế trong trường hợp này năng suất tăng thêm 500 kg thóc tương đương với 9,1%. Gía trị tạm tính như sau: thu nhập từ thóc tăng thêm: 500kg x 6000đ/kg = 3.000.000 đồng. Chi phí 12 lít Phân Bồđề 688: 135.000đ x 12 lít = 1.620.000 đồng. Giảm chi phí 20 kg urê: 11.000đ/kg x 20 kg = 220.000 đồng. lãi: 1.400.000 đồng/ha. Như thế trên 1 ha lúa bón Bồ Đề 688 làm lợi 1,4 triệu đồng so vơi cách sử dụng phân khoáng thông thường. Theo Ông Cù Khí Nguyên: đất được bón phân sinh học NN công nghệ cao Bồđề 688 trong điều kiện đất nhiễm mặn: 0,2% cây lúa vẫn giữ được màu xanh bền, cứng cây, lá vàng nõn chuối, đẻ khỏe, tập trung, gốc to, rễ trắng và dài hơn không bón phân Bồđề 688 ít nhất 3-4 cm giai đoạn lúa con gái. Khi lúa chín lá gốc vẫn xanh, hạn chế sâu bệnh.

Đối với cây rau màu sử dụng phân bón Bồđề 688: năng suất, chất lượng được cải thiện càng rõ rệt. Rau ăn lá xanh khỏe, lá dày, rau ăn ngọt đậm đà, thơm và không dư chất độc Nitrít, amit, kim loại nặng, không bị sâu bệnh hại tấn công nhờ khả năng xua đuối côn trùng, bệnh hại có trong dung dịch phân bón Bồ đề 688, nên không phải sử dụng đến thuốc hóa học trừ sâu bệnh hại. Bí xanh sử dụng phân sinh học Bồđề 688 quả dài, thẳng to đều không bị cong queo, méo mó do sâu đục quả.

Theo Ông Trịnh Văn Khoát, PGĐ Trung tâm khuyến nông Bắc Ninh cho biết sử dụng phân bón sinh học Bồđề 688: 1, 5lit cộng với 37kg phân khoáng NPK hỗn hợp cho 1 sào (360 m2) cà chua Xuân Hè. Phân bón Bồđề 688 được pha loãng 1/200 tưới gốc: 10 ngày tưới một lần và phun lên lá giai đoạn sinh trưởng, khi nở hoa không phun. Ông Khoát có nhận xét: trồng cà chua có sử dụng phân bón Bồđề 688 không phải sử dụng đến thuốc hóa học để trừ sâu bệnh hại mà vẫn giữ được ruộng cà chua sạch sâu bệnh: tỷ lệ đậu quả cao, tăng ít nhất 5-7%, quả bóng, mẫu mã đẹp, không bị sâu bệnh tấn công. Cà chua ăn sống ngay, thơm ngọt, nhiều bột, hàm lượng đường cao hơn bình thường. Đạt chất lượng cà chua sạch, cà chua hữu cơ không chứa dư lượng chất cấm. Năng suất đạt trung bình: 1,5 tấn/sào (360 m2) tính ra đạt 41,6 tấn/ha. Giá bán 12 nghìn đồng đến 18 nghìn đồng/kg tại thời điểm. Vụ Xuân Hè (trồng tháng 1-2, thu hoạch tháng 4-5) 2011, rất được giá. Ông Khoát đang tiếp tục khảo nghiệm trong vụ hè thu 2012. Kết quả sẽ cập nhật.

  Như thế để sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp hữu cơ không nhất thiết phải tiến hành trong nhà kính, nhà lưới mới tạo ra sản phẩm chất lượng cao. Sử dụng phân bón nông nghiệp công nghệ cao, Bồ đề 688 trên đồng ruộng đảm bảo các tiêu chí sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ là đã tạo ra sản phẩm hữu cơ đích thực.  Kết quả nghiên cứu, khảo nghiệm trong sản xuất chúng tôi sẽ tiếp tục chuyển tải trong những trang sau.

NCV cao cấp, chúng tôi Tạ Minh Sơn

                                           chúng tôi Nguyễn Thị Tuyết

 Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

Phân Sinh Học Bồ Đề 688: Sx Nông Sản Sạch, Hiệu Quả Cao

Theo chỉ dân của cán bộ Trung tâm KN-KN Kiên Giang, tôi tìm về thị trấn Gò Quao (huyện Gò Quao, Kiên Giang), nơi có một số hộ nông dân đang sử dụng thử nghiệm phân bón sinh học Bồ Đề 688 trên cây lúa vụ HT. Ruộng lúa đang trong thời kỳ trổ bông, phấn theo gió tỏa hương thơm ngào ngạt.

Ông Bảy Dũng (Đỗ Đăng Dũng) ở ấp Phước Lập Thành, thị trấn Gò Quao chỉ tay về đám ruộng của mình phấn khởi nói: “Bông lúa to và dài như thế này thì chắc chắn vụ này thắng to rồi”. Ông Bảy Dũng là một trong số những hộ nông dân ở đây mạnh dạn thử nghiệm phân bón sinh học Bồ Đề 688 cho cây lúa.

Theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, ông Dũng sử dụng 5 lần phân bón Bồ Đề 688 cho ruộng lúa của mình. Lần đầu, bón lót khi làm đất xong. Còn lại 4 lần bón thúc vào các giai đoạn lúa 15 ngày, 35 ngày, trước và sau khi trổ bông. Kết quả cho thấy, mặc dù không cần bón phân chuồng như mọi năm nhưng cây lúa vẫn phát triển tốt, ít bị chết mộng do phèn đầu vụ.

Khi nhổ mạ để cấy dặm, rễ mạ ăn sâu, dài và trắng, chứng tỏ cây lúa sinh trưởng mạnh ngay từ đầu vụ. Do ruộng trũng nên lượng nước nhiều, các vụ trước, khi lúa vào giai đoạn 20-25 ngày thường xuất hiện các loại sâu ăn lá như sâu keo, sâu phao… phải phun xịt thuốc phòng trừ. Nhưng vụ này ruộng rất ít sâu, không phải tốn tiền phun xịt thuốc.

Không những thế, khi sử dụng phân bón sinh học Bồ Đề 688 cây lúa có màu xanh ổn định nên giảm được lượng phân bón hóa học rất nhiều. Các loại nấm bệnh cũng ít xuất hiện hơn. “Kết quả bước đầu của phân bón sinh học Bồ Đề 688 trên cây lúa như vậy là rất tốt. Tuy nhiên, phải chờ đến khi thu hoạch, năng suất cụ thể và chất lượng hạt lúa ra sao thì mới có thể hoạch toán hiệu quả kinh tế được”- ông Bảy Dũng nói.

Ông Phù Khí Nguyên, PGĐ Trung tâm KN- KN Kiên Giang cho biết, phân bón sinh học Bồ Đề là sản phẩm mới đối với bà con nông dân ở Kiên Giang. Hiện tại, chúng tôi mới chỉ hướng dẫn cho bà con sử dụng thử nghiệm trên một số loại cây trồng. Tuy chưa hết vụ nhưng kết quả bước đầu cho thấy loại phân này có tác dụng khá tốt. Ngoài cho hiệu quả trên cây lúa, Bồ Đề 688 còn phù hợp bón các loại cây rau màu, cây ăn trái, cây kiểng… Khi được bón phân này, cây phát triển mạnh, lá xanh và giữ màu rất lâu. Cây ra hoa và đậu trái nhiều hơn.

Sử dụng phân sinh học Bồ Đề 688 cho cây chè tại Nông trường chè Phú Thọ năng suất tăng 300% (ảnh so sánh cây chè có sử dụng Bồ Đề 688 và không sử dụng Bồ Đề 688)

Tại Hà Nội, ông Nguyễn Văn Hữu, Chủ nhiệm HTXNN Quan Âm, xã Bắc Hồng, huyện Đông Anh cho biết: HTX vừa trình diễn mô hình 1 ha sử dụng phân sinh học Bồ Đề 688 trên rau (bó xôi, bí xanh, đậu bắp, mướp, cà pháo, rau ăn lá…) của 17 hộ xã viên, kết quả như sau:

Sau thời gian sử dụng phân bón Bồ Đề 688 + NPK Hữu Cơ, đất trồng tơi xốp, nhiều mùn, khả năng chống chịu của cây tốt, lượng thuốc BVTV dùng rất ít và gần như không cần sử dụng, năng suất cây trồng tăng 15-30% (so với trước kia bón các loại phân khác), lượng bón NPK giảm được 50%, hiệu quả kinh tế tăng cao. Đảm bảo sản phẩm cuối cùng đạt tiêu chuẩn sạch và an toàn đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

HTX Quan Âm tính toán khá khách quan về giá thành và chi phí SX từ 17 hộ sử dụng phân bón Bồ Đề 688 + NPK Grow như sau: Đơn giá vật tư (tính trên diện tích 1 sào (360 m2) và thời gian 25-30 ngày/vụ), cụ thể: NPK Supe Lâm Thao: 9.000 đ/kg. NPK Văn Điển: 9.300 đ/kg. Đạm: 12.000 đ/kg. Lân: 3.700 đ/kg. Kali: 14.000 đ/kg. Bồ Đề 688: 135.000 đ/lít. NPK Grow Mix: 10.500 đ/kg. Thuốc BVTV: 25.000 đ/lần phun.

Bón NPK supe: 15 kg/sào (360 m2/vụ), thuốc BVTV phun 2 lần; tổng chi phí hết 185.000 đ (chưa bao gồm bón thúc 1 kg kali + 3 kg đạm).

Bón NPK Văn Điển: 15 kg/sào (360 m2/vụ), thuốc BVTV phun 2 lần; tổng chi phí hết 189.500 đ (chưa bao gồm bón thúc 1 kg kali + 3 kg đạm).

Riêng bón từng loại đạm: Đạm 8 kg + lân 15 kg + kali 5 kg, thuốc BVTV phun 2 lần; tổng chi phí hết 211.000 đ (chưa bao gồm bón thúc 1 kg kali + 3 kg đạm).

Phân Bồ Đề 688 + NPK Grow: Bồ Đề 688 180 ml x 2 lần = 360 ml, NPK Grow 8 kg; tổng chí phí hết: 132.600 đ (không cần bón thúc 1 kg kali + 3 kg đạm).

Như vậy rõ ràng dùng Bồ Đề 688 cho 1 sào giảm được từ 28-37% chi phí SX. Theo ông Nguyễn Văn Hữu, với diện tích rau sạch các loại trên địa bàn huyện Đông Anh khoảng 1.000 ha (28 sào = 1 ha) thì mỗi vụ có thể tiết kiệm được khoảng 2 tỷ đồng, như vậy 1 năm sẽ tiết kiệm được số tiền trên 20 tỷ đồng.

Tại Thanh Hóa phân bón Bồ Đề 688 cũng được xử lý bệnh khô miệng cạo cây cao su tại Nông trường Phúc Do, huyện Cẩm Thủy cho kết quả khá bất ngờ. Trước đó, một số cây cao su bị khô miệng cạo, không có mủ gần 2 năm, Nông trường đánh dấu theo dõi quá trình xử lý Bồ Đề 688. Sau đó được xử lý bằng cách dùng Bồ Đề 688 pha theo tỉ lệ (1:160) tưới gốc, miệng cạo. Kết quả sau 12 ngày đã có mủ chất lượng tốt trở lại.

Ông Lê Hữu Dụ, PGĐ Nông trường Phúc Do nhận xét: “Đây là những cây xấu nhất tôi đã đánh dấu, bị mùn vỏ, khô miệng cạo, không có mủ vậy mà sau 12 ngày sử dụng Bồ Đề 688 đã thấy mủ trở lại”. Những hộ tham gia và các gia đình lân cận nông trường đều nhận định là đã xử lý rất nhiều loại thuốc, tốn kém nhưng không cho kết quả. Nếu việc áp dụng Bồ Đề 688 thành công các hộ gia đình sẵn sàng đầu tư áp dụng.

Phân bón sinh học Bồ Đề 688 là sản phẩm của liên doanh giữa Cty CP Nông nghiệp công nghệ cao và Cty Bạch Đằng (Bộ Công an). Qua quá trình khảo nghiệm cũng như đưa vào SX đại trà, phân bón Bồ Đề 688 đã chứng minh được tính ưu việt, thích hợp với nhiều loại cây trồng; kể cả dưới nước và trên cạn, dùng được cả cho bón lót trước khi xuống giống và bón thúc giúp cây sinh trưởng phát triển.

Ngoài ra, phân bón Bồ Đề 688 còn có khả năng cải tạo đất, giúp giảm đáng kể lượng phân bón hóa học trong quá trình SX, nâng cao chất lượng nông sản và thu nhập cho bà con nông dân.

PGS. TS Tạ Minh Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp VN nhận xét: Phân bón sinh học Bồ Đề 688 đã được cơ quan chuyên môn và các địa phương thử nghiệm trên nhiều loại cây trồng, cho kết quả khá tốt. Đây là loại phân bón có chứa nhiều axit amin, men sinh học, các chất vi lượng, kích thích tăng trưởng cây trồng. Ngoài chức năng cung cấp dinh dưỡng trực tiếp cho cây, Bồ Đề 688 còn có chức năng cải tạo đất. Khi các vi sinh vật trong đất có môi trường hoạt động tốt, chúng sẽ làm cho đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu.

Đối với cây lúa, khi môi trường không thuận lợi sẽ làm cho dịch bệnh gia tăng, đặc biệt là môi trường đất, khí hậu. Chẳng hạn như bệnh lùn sọc đen, các nhà khoa học đều khẳng định bệnh này do virus gây nên và rầy nâu chính là đối tượng lây truyền. Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy, bệnh này vẫn có thể lây truyền, phát triển ngay cả trong môi hoàn toàn không có rầy.

PGS. TS Tạ Minh Sơn thăm ruộng lúa được bón phân sinh học Bồ Đề 688

Thử nghiệm cho thấy, trong những môi trường có độ kiềm cao (độ PH lớn), cây lúa sẽ khó phát triển, rễ đen, cây lùn thấp… giống như triệu chứng của bệnh lùn sọc đen. Tuy nhiên, khi trong đất có nhiều vi sinh vật hoạt động, chế độ dinh dưỡng tốt thì các triệu chứng kể trên sẽ giảm, thậm chí là không xuất hiện.

Công Nghệ Sản Xuất Chế Phẩm Sinh Học Phục Vụ Nông Nghiệp Từ Nước Thải Sau Chưng Cất Cồn

Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, giờ đây cụm từ “chế phẩm sinh học” đã không còn xa lạ nhiều người. Chế phẩm sinh học tên tiếng Anh Probiotic là chất bổ sung dinh dưỡng chứa những vi khuẩn hay vi nấm có ích, hay còn gọi là ” vi khuẩn thân thiện”. Chế phẩm này bao gồm các vi khuẩn có lợi trong cùng một môi trường để giúp nông nghiệp; thủy sản phát triển và bảo vệ môi trường; được tạo bởi con người sau một thời gian dài nghiên cứu.

Chế phẩm sinh học có thể làm ra với nhiều nguyên vật liệu có sẵn, tuy nhiên, việc nghiên cứu sử dụng nước thải sau chưng cất cồn (NTSCCC) làm chế phẩm sinh học bắt đầu được thế giới quan tâm từ năm 1980. Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan là 4 quốc gia châu Á có nhiều nghiên cứu thành công trong lĩnh vực này. Trong đó, Trung Quốc tuy bắt đầu nghiên cứu sau những nước khác nhiều năm nhưng đã nhanh chóng dẫn đầu về số lượng sáng chế hiện nay, không chỉ ở khu vực châu Á mà còn trên bình diện thế giới.

Trung bình, sản xuất 1 lít cồn thải ra hơn 9 lít nước thải. Như vậy, thể tích lượng NTSCCC có thể gấp từ 10-14 lần thể tích ethanol, với hàm lượng chất hữu cơ cao (giàu các vitamin nhóm B, protein, nấm men tự phân, chất xơ, axit amin và khoáng chất). Hiện nay, khoảng 85% NTSCCC được tận dụng làm thức ăn chăn nuôi tại Mỹ. Lượng chất thải sau khi chưng cất cồn có giá trị dinh dưỡng rất cao, không bị tạp nhiễm, nên thích hợp làm nuôi cấy hỗn hợp vi sinh vật hữu ích để tạo chế phẩm sinh học giá rẻ dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Nếu tận dụng được nó sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế – xã hội, nước ta đã xây dựng nhiều nhà máy sản xuất cồn sinh học để phục vụ đời sống nhân dân từ nguyên liệu là khoai mì lát và rỉ đường mía, với công suất lên đến hàng trăm triệu lít mỗi năm, đảm bảo nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu.

Tập hợp được sự đồng thuận của các nhà khoa học không chỉ có chuyên môn, tâm huyết mà còn mạnh dạn, quyết đoán cùng đầu tư để đưa những thành tựu nghiên cứu của mình vào phục vụ đời sống, Công ty TNHH sinh học Phương Nam đã được thành lập và tiến hành nghiên cứu sản xuất ra sản phẩm vi sinh từ nước thải sau chưng cất cồn trong thời gian ngắn đem lại giá thành cạnh tranh và đáp ứng tốt nhu cầu thị trường về chế phẩm sinh học giá rẻ dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

Phương Nam không chọn con đường cạnh tranh bán lẻ mà chọn trở thành nhà cung cấp sỉ các sản phẩm vi sinh cho các công ty chuyên về chế phẩm sinh học trong các ngành chế biến lương thực, thực phẩm chức năng, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, xử lý môi trường. Với lợi thế trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản và ứng dụng công nghệ vi sinh, Phương Nam đã nghiên cứu triển khai sản xuất các chế phẩm sinh học theo hướng sinh thái bền vững và bảo vệ môi trường.

Trong đó, tiêu biểu là chế phẩm sinh học với tên gọi BIO-HR – chất thải sau chưng cất, thay vì được xử lý thô và bán ra ngoài thị trường rất rẻ như trước đây, sẽ được hòa thêm các chất phụ gia (bên trong có các vi sinh vật hữu ích) và ủ 5 ngày ở nhiệt độ bình thường. Sau quá trình ủ, lượng vi sinh vật hữu ích sẽ đẩy nhanh quá trình lên men của sản phẩm. Sau khi đạt được thành phần hóa, lý và mật độ vi sinh vật phù hợp theo nhu cầu của nhà sản xuất, sẽ cho ra đời chế phẩm sinh học với tên gọi BIO-HR.

Với việc áp dụng công nghệ lên men, phương pháp mới này có thể dễ dàng điều chỉnh số lượng, chủng loại vi sinh vật để cho ra đời những chế phẩm sinh học với hàm lượng dinh dưỡng theo ý muốn của nhà sản xuất. Số chế phẩm này, có thể được sử dụng để làm thức ăn cho cá, gà, heo sữa… và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.

Sản phẩm của Phương Nam là kết quả nghiên cứu ứng dụng, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đưa vào nghiên cứu cơ bản tại phòng thí nghiệm, rồi sản xuất thử nghiệm sau đó chuyển giao áp dụng sản xuất đại trà. Chất lượng của sản phẩm luôn được kiểm nghiệm, thử nghiệm bởi những đơn vị uy tín và qua hiệu quả ứng dụng thực tế.

Qui trình ứng dụng thực tiễn của sản phẩm do Phương Nam nghiên cứu: Chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt có tác dụng ngăn ngừa các loài nấm bệnh cây trồng; phân giải chất hữu cơ, làm tăng độ mùn cho đất; cố định nitơ tự do, làm giàu đạm cho đất; sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ than bùn, mùn mía, phân chuồng, rác hữu cơ… BIO-AP bột, BIO-APS lỏng, BIO-BL, BIO-BSC, BIO-FA… Chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản nhằm nâng cao khả năng tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất; cải thiện sự tăng trọng, giảm tiêu tốn thức ăn; giảm rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy; phòng bệnh cho vật nuôi… AMYLASE, BIO-BS bột, BIO-DAK , BIO-DM, BIO-HR…. Chế phẩm sinh học phục vụ xử lý môi trường có công dụng phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải; phòng chống tắc nghẽn hầm cầu, giảm mùi hôi; xử lý nước thải trong điều kiện hiếu khí, phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt, công nghiệp… BIO-D, BIO-HK bột, BIO-YK… Thực phẩm chức năng và y tế: BIO-AO (Chế phẩm sinh học dùng làm giống mốc tương), NATTOKINASE (Sản phẩm phòng bệnh tim mạch do huyết khối), TỎI ĐEN (Thực phẩm chức năng).

Hiện nay, các sản phẩm đang được các công ty, các trại – hộ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trồng trọt sử dụng có hiệu quả, nhờ vậy số lượng sản phẩm đặt hàng ngày càng tăng. Phương Nam có thể cung cấp số lượng lớn cho hàng trăm công ty mỗi tháng và đủ khả năng kết nối với các công ty nước ngoài. Mấu chốt của sự thành công này là các đề tài nghiên cứu không chỉ có giá trị ứng dụng thực tiễn mà còn cho ra đời những chủng loại sản phẩm phong phú đa dạng đáp ứng nhu cầu thị trường

Hiện nay trên thị trường có hàng trăm sản phẩm sinh học ở dạng bột và dạng lỏng sản xuất trong nước và nhập khẩu được phép lưu hành dùng trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, các chế phẩm nhập khẩu có giá thành cao, các sản phẩm trong nước rẻ hơn nhưng chất lượng lại không ổn định, gây không ít khó khăn cho người chăn nuôi. Việc nghiên cứu thành công chế phẩm sinh học mang tính thực tiễn cao của công ty Phương Nam, không chỉ giúp người chăn nuôi, người nông dân làm kinh tế hiệu quả với những sản phẩm đầu ra chất lượng cao và an toàn cho người tiêu dùng mà còn tạo nên những tác động tích cực cho môi trường.

Hơn 35 năm nghiên cứu khoa học và hơn 15 năm nghiên cứu triển khai sản xuất, cung cấp các chế phẩm sinh học cho thị trường, Công ty Phương Nam và các nhà khoa học của mình đã đạt được nhiều thành tựu về nghiên cứu, sáng chế, thực hiện nhiều đề tài dự án và nhận được nhiều hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm.

Nguồn video: Dự án phát triển cộng đồng Sàn Công Nghệ Vui (thuộc Chương trình 2075)

Ứng Dụng Chế Phẩm Sinh Học Trichoderma Trong Sản Xuất Nông Nghiệp

Bà Lê Thị Hà – Phó phòng Bảo vệ thực vật Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Tháp cho biết: “Sau khi thu hoạch lúa, một lượng lớn rơm rạ được bỏ ra trên đồng ruộng, trở thành chất thải và cần phải xử lý. Để chuẩn bị đất cho vụ mùa gieo trồng mới, nông dân thường dùng biện pháp đốt đồng để xử lý rơm rạ. Việc đốt một lượng lớn rơm rạ sẽ làm đất bị mất đi chất dinh dưỡng và khí thải ảnh hưởng đến môi trường. Vì vậy, để xử lý rơm rạ sau thu hoạch hiệu quả thực sự, người dân nên sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma để biến rơm rạ thành phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất”

Để có thể xử lý rơm rạ trả về cho đất, chế phẩm sinh học Trichoderma là chế phẩm được sử dụng chủ yếu trong quá trình làm đất (lúa). Trichoderma được phun trực tiếp vào bề mặt rơm rạ, giúp xử lý nhanh rơm rạ, vừa rẻ tiền vừa hiệu quả. Đây là chế phẩm có nguồn gốc sinh học, thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Ngoài ra, chế phẩm sinh học Trichoderma có thể dùng một hoặc nhiều cách kết hợp để khống chế các loài nấm gây hại, các phương thức có thể thay đổi tùy thuộc vào đối tượng gây hại và điều kiện lý hóa của môi trường tại thời điểm đó (nhiệt độ, độ ẩm…).

Qua ghi nhận, phương pháp xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học này được tiến hành dựa trên nguyên tắc bổ sung các chủng vi sinh vật phân giải hữu cơ có khả năng phân giải nhanh và triệt để, biến rơm rạ sau thu hoạch thành phân bón hữu cơ vi sinh giàu dinh dưỡng để rải lại trên cánh đồng, cày vùi vào đất hoặc sử dụng làm chất che phủ cho nhiều loại cây trồng. Phương pháp này vừa giảm lượng khí cacbon thải ra môi trường, vừa có thể tận dụng rơm rạ để mang lại lợi ích kinh tế.

Bên cạnh đó, chế phẩm sinh học Trichoderma có khả năng kích thích sự sinh trưởng của cây trồng. Loại nấm này có khả năng tiết ra đất những chất kích thích giúp rễ cây khỏe hơn và ăn sâu xuống lòng đất, tăng khả năng hút dinh dưỡng, tăng khả năng phòng vệ. Quan trọng hơn hết, Trichoderma có thể bám vào các đầu rễ cây tạo thành một lớp bảo vệ, giúp rễ cây tránh được sự xâm nhập của các loại nấm bệnh, tăng khả năng ra hoa, thụ phấn, tăng năng suất cây trồng.

Dành cho bạn:

Với các loại cây ăn trái, rau màu, chế phẩm sinh học Trichoderma có thể trộn chung với các loại phân hữu cơ để bón cho cây trồng giúp ngăn ngừa bệnh trên nhiều loại cây trồng như: cam, quýt (vàng lá, thối rễ), hành lá, cải, dưa leo, dưa hấu, khổ qua…

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật, người dân trong tỉnh Đồng Tháp chỉ sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma nhiều trên các loại cây ăn trái, rau màu. Đối với cây lúa, việc sử dụng nấm Trichoderma còn khá hạn chế do người dân sản xuất gối vụ chủ yếu chọn phương pháp đốt đồng.

Để sản xuất nông nghiệp thực sự mang lại hiệu quả tối ưu cho nông dân, bà Lê Thị Hà cho rằng: “nông dân nên sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma trong sản xuất nông nghiệp để cải thiện đất canh tác, bảo vệ cây trồng hiệu quả, gia tăng giá trị nông sản và thân thiện với môi trường”.

Ứng dụng chế phẩm sinh học vào sản xuất nông nghiệp là xu hướng đang phát triển mạnh hiện nay, trong đó chế phẩm nấm Trichoderma là một trong các tác nhân mang lại hiệu quả thiết thực cho cây trồng. Sử dụng chế phẩm này, nông dân có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất, thời gian và bảo vệ môi trường.

► Hiệu Quả Sử Dụng Chế Phẩm Sinh Học Trong Nuôi Tôm Và Bảo Quản Tôm ► Chế Phẩm Sinh Học EM – Sản Phẩm Tuyệt Vời Của Thời Đại Nông nghiệp 4.0

Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Bón Sinh Học Nông Nghiệp Công Nghệ Cao – Bồ Đề 688: Bước Đột Phá Trong Sản Xuất Nông Nghiệp Ở Nước Ta trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!