Bạn đang xem bài viết Phân Bón Hữu Cơ Trước Thách Thức Lớn Về Bản Quyền Và Công Nghệ Vi Sinh được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Phân bón hữu cơ trước thách thức lớn về bản quyền và công nghệ vi sinh
Việc mảng phân bón hữu cơ bị lãng quên suốt thời gian dài đã tạo ra cho ngành nông nghiệp Việt Nam những thách thức lớn: Đất đai suy thoái, ngộ độc, nông dân nhiều nơi đã quên hẳn thói quen bón phân hữu cơ.
Thiếu quy chuẩn, tiêu chuẩn Các chuyên gia thổ nhưỡng nông hóa lo lắng, thách thức lớn nhất trong công cuộc vực dậy ngành hữu cơ chính là việc người nông dân đang dần mất đi tập quán sử dụng phân hữu cơ, thay vào đó bà con chỉ sử dụng phân bón vô cơ, đặc biệt là NPK bởi tác dụng nhanh, hiệu quả ngay trước mắt mà chưa chú ý đến tác hại lâu dài. Thói quen canh tác phân hóa học của nông dân và bản quyền chủng vi sinh vật là thách thức lớn với ngành phân bón hữu cơ Bên cạnh đó, tập quán chăn thả gia súc, gia cầm lấy phân dần mai một, trong khi công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ công nghiệp chưa bắt kịp nhu cầu khiến cung cầu ngày một cách xa hơn. Hiện tại, ngoại trừ một số cơ sở đầu tư công nghệ sản xuất phân hữu cơ tiên tiến, đồng bộ từ nhà máy tới men vi sinh thì đa phần các doanh nghiệp khác vẫn sử dụng dây chuyền thiết bị đơn giản, chỉ dừng lại ở việc sử dụng vi sinh vật phổ biến để ủ nguyên liệu hoặc bổ sung một số chất sinh học, chất điều hòa sinh trưởng cơ bản… dẫn đến hiệu suất, hiệu quả sử dụng thấp. Hơn nữa, ngoài Nghị định 108 ban hành tháng 9/2017, từ trước tới nay Việt Nam chưa có bất kỳ cơ chế, chính sách cụ thể nào về tín dụng, đất đai, thuế… khuyến khích sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ. Ngay cả Bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn để kiểm tra, giám sát chất lượng phân bón hữu cơ cũng chưa đầy đủ, thiếu các tiêu chuẩn về phương pháp thử đến từng loài, chủng vi sinh vật nên còn gặp nhiều khó khăn trong quản lý chất lượng và đăng ký lưu hành. Hiện Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) đang trong quá trình nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách nhằm sử dụng tối đa phụ phẩm nông nghiệp để sản xuất phân bón hữu cơ phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Mục tiêu của chính sách này phấn đấu tăng lượng phân bón hữu cơ sản xuất công nghiệp để sử dụng trong nước ít nhất là 3 triệu tấn/năm. Tăng tỷ lệ sản phẩm phân bón hữu cơ so với tổng số sản phẩm phân bón từ 5% hiện nay lên 10% trong thời gian tới. Khuyến khích, vận động để đảm bảo ít nhất 50% trong tổng số các đơn vị sản xuất phân bón cả nước cam kết đầu tư phát triển sản xuất phân bón hữu cơ, đặc biệt là các đơn vị sản xuất phân bón vô cơ lớn hiện nay. Thiếu chủng vi sinh vật có bản quyền Ông Phạm Anh Cường, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam chia sẻ, ngoài những khó khăn trên, theo quy định của Tổ chức nông nghiệp hữu cơ quốc tế (IFOAM), để được công nhận là nông sản hữu cơ, nguồn nguyên liệu để sản xuất phân hữu cơ không được sử dụng chất thải từ chăn nuôi công nghiệp, rác thải hữu cơ trong rác sinh hoạt và các nguồn nguyên liệu có nguồn gốc từ hóa thạch như than bùn, quặng phốt pho… Trong khi đó đây lại chính là nguồn nguyên liệu đầu vào quan trọng để sản xuất phân hữu cơ tại Việt Nam. Về vướng mắc này, Cục BVTV cho biết, sắp tới sẽ kiến nghị Bộ NN-PTNT có buổi làm việc với IFOAM nhằm trao đổi thống nhất một số nội dung về phân bón hữu cơ. Song song đó, Cục BVTV cùng các chuyên gia, nhà khoa học sẽ sớm thống nhất xây dựng và ban hành quy trình, tiêu chí, chỉ tiêu, quy chuẩn sản xuất phân hữu cơ đối với từng nhóm nguyên liệu nhằm chứng minh tính hiệu quả, an toàn của sản phẩm với các tổ chức chứng nhận, giám định trong và ngoài nước. Theo TS Lê Văn Tri, Chủ tịch Hiệp hội Phân bón sinh học Việt Nam, thách thức lớn nhất với ngành phân bón hữu cơ Việt Nam chính là bản quyền và công nghệ vi sinh. Trong số hàng trăm doanh nghiệp phân bón tại Việt Nam hiện nay, số lượng doanh nghiệp sử dụng các chủng vi sinh, chế phẩm sinh học có bản quyền chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Trong khi đó khác với ngành sản xuất phân vô cơ, với phân bón hữu cơ công nghệ vi sinh đóng vai trò quan trọng nhất. Dó đó, TS Lê Văn Tri khẳng định, nếu Việt Nam không đầu tư xây dựng được ngân hàng hay trung tâm lưu trữ các chủng men vi sinh vật có quy mô và tầm cỡ khu vực để cung cấp đại trà cho các doanh nghiệp, nhà máy thì tham vọng mở rộng ngành phân bón hữu cơ khó thành hiện thực chứ chưa nói tới việc xuất khẩu các sản phẩm nông sản hữu cơ ra thị trường thế giới, bởi đối tác nước ngoài họ đặc biệt coi trọng yếu tố bản quyền và sở hữu trí tuệ.
Cục trưởng Cục BVTV Hoàng Trung chia sẻ, trong năm 2018 Cục phấn đấu hoàn thiện cơ bản tiêu chuẩn, quy chuẩn về phân bón hữu cơ để phục vụ tốt nhất công tác quản lý nhà nước và xây dựng được ít nhất 3 phòng thử nghiệm kiểm chứng phân bón hữu cơ. Từ đó, Cục sẽ đề xuất Bộ NN-PTNT trình Chính phủ ban hành các chính sách nhằm hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất phân hữu cơ.
Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh
Phân bón hữu cơ vi sinh – “Người bạn đồng hành” thân thiện cùng nhà nông
Phân bón hữu cơ vi sinh cố định đạm: là những loại phân bón có chứa các vi khuẩn hay các vi sinh vật (vi sinh vật cố định đạm tự do và vi sinh vật cố đinh đạm cộng sinh) có khả năng cố định nittơ từ không khí thành dạng cây trồng có thể sử dụng và dễ hấp thu.
Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh cho cây trồng sẽ đem đến chất lượng, sự an toàn và bền vững cho nông sản, đạt chuẩn xuất khẩu cũng như nâng tầm thương hiệu nông sản Việt trên thị trường. Bên cạnh những hậu quả to lớn khi sử dụng phân bón hóa học, phân hữu cơ vi sinh chính là giải pháp tuyệt vời, giảm thiểu độ nguy hiểm, tác hại khi lạm dụng phân bón hóa học. Tác dụng phân hữu cơ vi sinh mang đến cho cây trồng:
Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cây trồng. Trong phân hữu cơ có đầy đủ dưỡng chất, tuy hàm lượng không nhiều nhưng cây trồng có thể hấp thụ hoàn toàn trong thời gian dài, bền vững.
Phân hữu cơ vi sinh giúp giữ độ ẩm, phân, nước kích thích bộ rễ phát triển tốt cho đất tơi xốp lâu.
Phân hữu cơ vi sinh giúp hệ vi sinh vật trong đất phát triển mạnh mẽ, cung cấp lượng vi sinh có lợi, dồi dào cho đất trồng.
Đẩy lùi dịch bệnh, các sinh vật gây hại cho cây sẽ bị triệt tiêu.
Vậy làm thế nào để tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cho cây trồng khi sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh? Thông thường người ta tiến hành theo 2 cách:
Phân bón hữu cơ vi sinh tồn tại nhiều vi sinh vật có ích còn sống, do đó ta không nên sử dụng các chất, thuốc, phân… có tính oxi hóa cao để hòa trộn hay tưới vào nơi sử dụng phân hữu cơ vi sinh sẽ làm chết các vi sinh vật có lợi. Thời gian hoàn hảo để sử dụng các loại phân, thuốc khác nhau đó là 2 tuần.
Mua phân hữu cơ vi sinh ở đâu uy tín, chất lượng tại TPHCM?
Phân bón Việt Anh – Địa chỉ cung cấp sản phẩm phân bón chất lượng, uy tín, giá tốt tphcm
Công ty Cổ phần Phân Bón Việt Anh là một trong những địa chỉ chuyên sản xuất, cung cấp, kinh doanh các loại phân bón chất lượng, uy tín cho cây trồng. Cùng với dây chuyền công nghệ hiện đại, kĩ thuật chuyên môn cao, chúng tôi đem đến cho quý bà con nông dân các dòng sản phẩm: phân hữu cơ vi sinh, phân NPK, phân trung vi lượng, super Lân… chuyên dùng cho cây trồng: Hồ tiêu, cao su, điều, cà phê, cây công nghiệp, lúa, cây công nghiệp ngắn ngày,… Nếu quý khách hàng đang tìm kiếm một nhà cung cấp phân bón nông nghiệp uy tín, đừng ngần ngại liên hệ ngay với Phân bón Việt Anh – “người bạn” đồng hành cùng nhà nông, vững tin cam kết cho ra những sản phẩm chất lượng, mang lại năng suất cao, vụ mùa bội thu cho bà con nông dân. Holine tư vấn và hỗ trợ: 0918 849 668.
Những Điều Cần Biết Về Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh
Trong các dòng phân bón hữu cơ thì loại phân hữu cơ vi sinh có mức giá tương đối khá cao hơn với các dòng phân khác. Tuy nhiên với những tác dụng khá rõ cho cây trồng và đất thì loại phân này vẫn được dùng khá rộng rãi. Để hiểu rõ hơn về vai trò và cách chọn được phân bón hữu cơ vi sinh hiệu quả, mời bà con cùng theo dõi bài viết sau đây:
Phân bón hữu cơ vi sinh là loại phân bón hữu cơ có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có ích, được chế biến bằng cách phối trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ sau đó lên men với các chủng vi sinh, các chủng vi sinh vật vẫn còn sống và sẽ hoạt động khi được bón vào đất.
Phân hữu cơ vi sinh có chứa chất hữu cơ trên 15% và có chứa vi sinh vật với mật độ từ ≥ 1×10 6 CFU/mg mỗi loại. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và để đáp ứng sản xuất có thể bổ sung các nguyên tố đa, trung, vi lượng cho phân hữu cơ vi sinh để tăng khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
Có nhiều chủng vi sinh vật có ích có thể được phối trộn với nhau để chế biến thành các loại phân hữu cơ vi sinh đa chức năng.
VSV phân giải xenlulô
VSV phân giải Lân: Các vi sinh vật phân giải lân có khả năng hòa tan nhiều hợp chất photpho khó tan khác nhau, nâng cao hiệu quả sử dụng lân cho cây trồng, tạo điều kiện nâng cao năng suất, nâng cao khả năng chống chịu thời tiết và sâu bệnh cho cây trồng,
VSV cố định Đạm: những vi sinh vật này sẽ cố định nitơ từ không khí chuyển hóa thành các hợp chất chứa nitơ cho đất và cây trồng, tạo điều kiện nâng cao năng suất và khả năng chống chịu cho cây trồng, đồng thời tăng độ màu mỡ của đất.
VSV kích thích sinh trưởng: Các vi khuẩn này có thể kích thích sự phát triểu của thực vật thông qua việc tiết ra các chất chuyển hóa thứ cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hấp thu các chất dinh dưỡng từ rễ, do đó, chúng được gọi là vi khuẩn kích thích sự phát triển thực vật. Các vi khuẩn này còn ức chế các tác nhân gây bệnh thông qua cạnh tranh dinh dưỡng, tạo ra các chất kháng sinh hay tiết ra các enzyme tạo hệ thống đề kháng giúp cây trồng ít sâu bệnh hại hơn, sinh trưởng và phát triển tốt hơn, từ đó tăng năng suất và chất lượng nông sản qua các mùa vụ.
VSV đối kháng vi khuẩn, nấm bệnh: Chứa các vi sinh vật có khả năng ký sinh, đối kháng hay tiết ra các chất có tác dụng ức chế hay kìm hãm các loại vi sinh vật gây bệnh như nhóm Bacillus, Pseudomonas striata, Beauveria…
Vsv phân giải chất mùn: Chứa các vi sinh vật có khả năng phân hủy các chất hữu cơ, xác bã thực vật, các loại phân chuồng tươi như cellulose, kitin,…gồm các loại nhưBacillus, Streptomyces, Trichoderma,…
Việc tổng hợp các VSV này tùy thuộc vào mục đích sử dụng hoặc khả năng phối hợp của chúng
#2. Vai trò của phân hữu cơ vi sinh
Phân hữu cơ vi sinh có chứa các vi sinh vật là nấm đối kháng giúp phòng trừ bệnh cho và tăng sức đề kháng cho cây trồng,
Làm tăng chất lượng nông sản.
Cung cấp cho đất từ 30 – 60 kgN/năm,
Tăng hiệu lực dùng phân Lân,
Nâng cao độ phì nhiêu của đất, tăng lượng mùn trong đất
Làm tăng cao khả năng trao đổi chất trong cây,
Cung cấp đủ các yếu tố dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung lượng, vi lượng cho cây trồng, hòa tan các chất vô cơ trong đất thành chất dinh dưỡng.
Có tác động tốt đến môi trường sống của hệ vi sinh vật đất, giúp bổ sung nguồn vi sinh vật có lợi cho cây trồng
Giảm tác hại của hóa chất lên nông sản do lạm dụng hóa chất như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, tăng cường bảo vệ môi trường.
Thứ hai là phân hữu cơ giúp giữ ẩm, giữ phân, giữ nước, và giúp cho bộ rễ phát triển tốt, bền lâu và giúp cho đất xốp
Đặc biệt phân hữu cơ giúp cho hệ vi sinh vật trong đất phát triển mạnh mẽ. Hệ vi sinh vật có lợi càng dồi dào, càng đẩy lùi được những vi sinh vật bất lợi cho đất và cây trồng, giúp hạn chế được những loại bệnh do vi sinh vật có hại gây ra, những loại nấm bệnh gây hại cho rễ.
#3. Chọn phân hữu cơ vi sinh tốt
Dựa trên rất nhiều yếu tố:
Chất lượng nguyên liệu hữu cơ,
Quy trình sản xuất,
Hàm lượng N-P-K,
Chủng vi sinh vật và các trung vi lượng khác phải đủ chuẩn và giá thành phải hợp lý.
#4. Sử dụng hiệu quả phân hữu cơ vi sinh
Để sử dụng hiệu quả phân hữu cơ vi sinh thì chúng ta phải:
Ủ phân hữu cơ trước khi sử dụng thì tính năng của các vi sinh vật sẽ phát triển mạnh mẽ nhất. Nếu không có thời gian hay muốn tận dụng nguồn hữu cơ là cây lá mục trong gốc thì hoàn tan phân hữu cơ vào nước và tưới xung quanh gôc cây, tùy từng loại phân sẽ có hàm lượng khác nhau và tần suất sử dụng khác nhau.
Không sử dụng các chất, thuốc, phân … có tính oxy hóa cao để hòa trộn hoặc tưới vào nơi đã sử dụng phân hữu cơ vi sinh. Vì làm thế sẽ chết đi rất nhiều vi sinh vật có lợi trong quá trình phân giải chất hữu cơ, giữ nước, tạo nitơ cho đất ….
Trong khi đã sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh thì không nên sử dụng các chất oxy hóa trên (hoặc ít nhất phải sử dụng cách 2 tuần trước khi bón phân HCVS)
Tùy theo đất, các chất mùn bã hữu cơ, loại phân vi sinh … mà tác dụng của phân có thể lên tới hơn 6 tháng.
Ngoài ra còn lưu ý khác như: đảm bảo độ ẩm, tránh ánh sáng trực tiếp, thời gian hiệu quả của phân, thời gian phân hữu cơ bắt đầu có tác dụng ….
Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh – Tn – Germany
Phân bón Hữu cơ vi sinh TN Germany
THÀNH PHẦN: 100% nguyên liệu hữu cơ thiên nhiên, không chất độc hại. Nitơ (N) tối thiểu: 1% ; Phốt pho (P2O5) tối thiểu: 3% ; Kali (K2O) tối thiểu: 1%, Hữu cơ (OC) tối thiểu: 23% ; Axit Humic tối thiểu: 1,5% ; Vi sinh vật phân giải Xenlulô – Aspergillus Fumigatus: 1 x 106 CFU/g TÁC DỤNG:
– Cho nông sản chất lượng vượt trội
– phân bón hữu cơ vi sinh giàu năng lượng được xử lý bằng công nghệ sinh học tiên tiến của châu Âu, phục vụ ngành Nông nghiệp hữu cơ hiện đại bền vững.
– giúp cho cây trồng thỏa mãn về nhu cầu dinh dưỡng nhờ khả năng của vi sinh vật khoáng hóa vật chất vùng rễ. Bằng nguồn năng lượng nội tại với tác động của điều kiện tự nhiên, dinh dưỡng trong đất, trong phân được giải phóng và cung cấp đều đặn cho cây theo nhu cầu.
– kiến tạo môi trường thích hợp giúp bộ rễ cây trồng thực hiện hiệu quả quá trình hô hấp và dinh dưỡng khoáng.
– ngăn chặn quá trình bay hơi, rửa trôi và cố định dinh dưỡng trong đất, hạn chế gây ô nhiễm và tác động xấu tới môi trường.
– cải tạo, duy trì và nâng cao sức sản xuất của đất. Nhờ vậy, năng suất và chất lượng nông sản luôn được tăng trưởng qua từng năm, từng vụ.
– vượt qua giới hạn phân bón, là giải pháp đáp ứng nền Nông nghiệp hữu cơ và thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG: sử dụng tốt cho mọi đối tượng cây trồng, có thể sử dụng bón lót và bón thúc. Đặc biệt rất phù hợp với trồng trọt công nghệ cao (trong nhà lưới, nhà kính và giá thể ươm giống…).
+ Cây hoa và rau màu các loại: Lượng dùng từ 0,2 – 0,4 kg/m2, sử dụng 1 – 2 lần/vụ (trước khi gieo trồng hoặc sau mỗi lần thu hái).
+ Cây lâu năm (Hồ tiêu, Cà phê, cây ăn quả, cây có múi…): Lượng dùng từ 0,5 – 2,0 kg/ gốc, sử dụng 2 – 3 lần/ năm (Đầu, giữa và cuối mùa mưa hoặc bón trong giai đoạn phục hồi cây, phân hóa hoa, nuôi trái).
+ Cây cảnh (bon sai): Lượng dùng tuỳ theo từng cây, bón từ 0,2 – 1,0 kg/ cây, sử dụng 2 lần/năm (Tháng 2 – T3 và T8 – T9), hoặc bón chăm sóc định kỳ.
Cách bón: Nên bón kết hợp làm cỏ, xới sáo, tưới nước và vùi lấp phân, đất trồng mới nên đảo đều phân với đất trước khi trồng.
Bảo quản: Để nơi khô ráo, thoáng mát.
Cảnh báo an toàn: Không nguy hiểm khi tiếp xúc trực tiếp, tránh xa tầm tay trẻ em.
HỒ SƠ PHÁP LÝ: – Số TCCS 15:2016/TN-TH – Hợp quy: IQC
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Địa chỉ văn phòng: 97 Lê Quốc Hưng, P.12, Q.4, TP.HCM
Địa chỉ Nông Trại: liên ấp 1-2, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, Tp. HCM
Đường Nguyễn Tư Giản, P.12, Q. Gò Vấp
Đường Huỳnh Dân Sanh, cổng 10, vòng xoay Tam Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai
Điện thoại: 0903.865.035 – 0915.45.18.15Email: greenfarmjsc.hcm@gmail.com
Website: http://www.nongtrangxanh.net – www.greenfarmjsc.com
Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Bón Hữu Cơ Trước Thách Thức Lớn Về Bản Quyền Và Công Nghệ Vi Sinh trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!