Bạn đang xem bài viết Phân Bón Đầu Trâu Khắc Phục Yếu Tố Bất Lợi Trong Canh Tác Lúa được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Phân bón Đầu Trâu khắc phục yếu tố bất lợi trong canh tác lúaPhân bón là thức ăn của cây trồng. Khi bón phân, nhà nông cần biết những yếu tố bất lợi của môi trường ảnh hưởng đến việc hấp thụ, nhu cầu dinh dưỡng và sức khỏe của cây và chọn loại phân phù hợp. Hiện nay, nông dân Đồng bằng Sông Cửu Long đang đối mặt với những yếu tố bất lợi: Khí hậu biến đổi, đất bị suy thoái, phù sa ít làm tăng chi phí phân bón mà năng suất lại giảm. Trước thực trạng đó, một số chủng loại phân bón Đầu Trâu ra đời, góp phần khắc phục những yếu tố bất lợi mà nông dân đang gặp phải.
1. Ngộ độc phèn ở ruộng lúa
Hầu hết đất Đồng bằng Sông Cửu Long đều có phèn. Tuy khác nhau về mức độ nặng nhẹ và sự hiện diện của tầng phèn ở những độ sâu khác nhau trong đất, nhưng nhìn chung đều khiến đất bị “chua”. Chính vì đất chứa phèn nên sau khi thu hoạch lúa, lớp đất mặt bị khô, độc; chất phèn từ tầng đất dưới sâu sẽ mao dẫn lên tầng đất mặt, gây độc cho cây lúa mới gieo. Do đó, cần có biện pháp sau:
Cày ải cắt đứt mao quản không cho độc chất phèn kéo lên lớp đất mặt. Cày ải còn tạo lớp che phủ mặt đất, hạn chế tạo phèn của tầng đất bên dưới. Cần làm đất sâu 15-20cm càng tốt.
Sau thời gian cày ải, cần cho đất ngập nước khoảng 2 tuần. Lúc này hàm lượng sắt hoà tan trong dung dịch đất tăng cao (Hình 1), phải xả bỏ nước độc này ra khỏi ruộng.
Để trung hòa lượng độc chất phèn còn lại trong đất, bón lót phân Đầu Trâu Mặn – Phèn (Hình 2) trước khi làm đất lần cuối để phân vào sâu trong đất, với liều lượng 200-300kg/ha tùy độ chua của đất.
Dùng máy hay giấy đo pH kiểm tra độ chua của nước ruộng trước khi xuống giống. Nếu pH trên 5,5 là sạ được.
2. Ngộ độc hữu cơ ở ruộng lúa
Rơm rạ còn tươi chưa hoai mục khi chôn vùi vào đất ngập nước, thiếu không khí sẽ bị vi sinh vật yếm khí phân hủy, tạo ra nhiều axit hữu cơ (acetic axit, propionic axit, butyric axit, …), hydrogene sulphide (H2S), ethylene (C2H4), methane (CH4) và chất gây chua (H+) (Hình 3).
Vì vậy, ngay sau khi thu hoạch lúa mà cày vùi rơm rạ tươi vào đất ngập nước rồi trồng lúa ngay, cây lúa sẽ bị ngộ độc hữu cơ. Những chất độc này ở nồng độ cao sẽ làm giảm khả năng hô hấp của rễ, gây chết rễ, lúa hấp thu dưỡng chất kém. Do đó, cần có biện pháp sau:
– Sau khi thu hoạch lúa nên cày ải để rơm rạ được phân hủy ít nhất 3 tuần, và chỉ sạ lúa sau khi cho đất ngập từ 2 đến 3 tuần.
– Trong trường hợp không cày ải được vì phải gieo sạ lại ngay sau khi thu hoạch, phải cắt gốc rạ (dùng máy cắt gốc rạ), di chuyển hết rơm và gốc rạ ra khỏi ruộng trước khi làm đất. Rơm rạ này có thể dùng để trồng nấm rơm hay ủ mục làm phân hữu cơ bón lại cho đất (chủng thêm nấm Trichoderma sp. cho mau mục).
– Nếu không cắt được gốc rạ để di chuyển ra khỏi ruộng, phải áp dụng biện pháp rút nước ở thời điểm 15 và 30 ngày sau khi sạ. Nước được rút khô kiệt ít nhất 5 ngày (mực thủy cấp cách mặt đất 10 – 15cm), đến khi mặt đất nứt chân chim 2 – 3mm thì vô nước lại, bón phân.
– Để hóa giải độc chất hữu cơ và giúp cây lúa chống chịu tốt khi bị ngộ độc, cần cung cấp can-xi, lân và silic cho đất lúa bằng cách bón lót phân Đầu Trâu Mặn – Phèn (Hình 2) trước khi làm đất lần cuối để vùi phân vào sâu trong đất với liều lượng 200-300kg/ha.
3. Ngộ độc mặn ở ruộng lúa
Khí hậu toàn cầu biến đổi, trái đất nóng lên, băng ở hai cực tan và thể tích nước biển gia tăng làm nước biển dâng lên, xâm nhập mạnh và sâu vào nội đồng làm đất bị nhiễm mặn. Bên cạnh đó, lượng nước ngọt của Sông Cửu Long đổ về Đồng bằng Sông Cửu Long ngày càng ít đi do rừng thượng nguồn bị tàn phá, ngăn chặn.
Chính vì vậy, mặn là nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất lúa, nhất là vụ lúa Hè thu trở nên thường xuyên hơn. Cần có biện pháp hạn chế sự ngộ độc mặn cho lúa như sau:
– Điều chỉnh thời vụ xuống giống vụ Hè thu. Nắng nóng làm hơi nước thoát nhiều qua lá, lúa bị héo do rễ hút nước không kịp. Ngoài ra, nắng nóng còn làm cho cây lúa quang hợp kém, hấp thu dinh dưỡng kém. Vì vậy, nên chọn thời điểm khi trời bắt đầu có mưa, thời tiết mát mẻ hơn mới xuống giống, thường vào khoảng cuối tháng 4, đầu tháng 5 Dương lịch.
– Củng cố bờ bao, kiểm tra cống bọng, không để nước mặn lên ruộng là việc cần làm thường xuyên trong mùa khô ở vùng có nguy cơ bị mặn. Cần cày và để ải sau khi thu hoạch lúa Đông xuân.
– Để giúp cây lúa non chống chịu mặn, khi ngâm ủ nên ngâm lúa giống trong dung dịch phân kali (phân muối ớt) với liều lượng 2g cho 1 lít nước, sau đó rửa sạch hạt giống trước khi đem ủ.
– Trong lúc ủ, nên trộn hạt giống với những loại thuốc có khả năng giúp rễ lúa phát triển mạnh để chống hạn sau này.
– Để đuổi mặn nhanh ra khỏi đất và giúp lúa chống chịu tốt hơn ở đất mặn, cần bón lót phân Đầu Trâu Mặn – Phèn (Hình 2) trước khi làm đất lần cuối để vùi phân vào sâu trong đất với liều lượng 200-300kg/ha.
– Dùng dụng cụ kiểm tra độ mặn của nước trong sông rạch trước khi bơm lên ruộng.
4. Mất phân ở ruộng lúa
Hiệu quả sử dụng phân bón không cao ở ruộng lúa là do: (a) Phân tan trong nước chảy tràn qua bờ ra khỏi ruộng lúa; (b) Phân theo nước thấm xuống sâu ra khỏi vùng rễ của lúa; (c) Phân chuyển hóa thành thể khí bay hơi đi; (d) Phân bị cố định trong đất làm lúa không hấp thụ được.
Trong 13 chất dinh dưỡng cung cấp cho lúa, chỉ có chất đạm là bị thất thoát qua bay hơi (khí NH3, N2O, N2). Trong điều kiện nắng nóng, sự thất thoát này trung bình khoảng 40%. Còn chất lân không bị mất do bay hơi như đạm và cũng ít bị mất do thấm sâu hay chảy tràn, nhưng chất lân rất dễ bị cố định trong đất bởi chất sắt, nhôm, can-xi, ma-giê và trở nên không hữu dụng cho cây đến 70%. Để gia tăng hiệu quả sử dụng phân bón ở ruộng lúa, cần áp dụng các biện pháp sau:
– Củng cố bờ bao và đánh bùn để hạn chế mất phân do chảy tràn hay thấm sâu; giữ nước ruộng sau khi bón phân tối thiểu 5 ngày (tốt nhất 7 ngày).
– Ở đất không giữ được nước, đất thấm rút nhanh như đất cát, cần chia phân ra nhiều lần bón.
– Không bón phân khi cây lúa đang bị bệnh hay ngộ độc phèn, mặn, hữu cơ; khi ruộng bị khô hay có rong.
– Sử dụng phân urê có Agrotain như phân đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A+ để làm chậm tiến trình thủy phân, giúp giảm mất N do bay hơi, tăng hiệu quả sử dụng, tiết kiệm 20-25% lượng phân so với urê.
– Sử dụng phân DAP có bổ sung Avail như phân bón Đầu Trâu DAP-Avail để không cho các ion sắt,nhôm,mangan,…làmcốđịnhlân.Câytrồnghấpthụlânđượcdễdàng,tănghiệuquảsửdụng, tiết kiệm được 30% lượng phân so vớiDAP.
5. Đổ ngã ở ruộng lúa
Nông dân thường xuyên phải đối mặt với sự đổ ngã của lúa, nhất là trong mùa mưa. Đổ ngã làm giảm năng suất lúa trên 10%, có khi lên đến 40 – 50%, ảnh hưởng đến chất lượng gạo và gây khó khăn trong thu hoạch, nhất là thu hoạch bằng máy.
Lúa ngã ảnh hưởng đến quang hợp, quá trình tạo hạt bị đình trệ do sự vận chuyển chất khô bị trở ngại, tỷ lệ lép và lửng gia tăng. Ngoài ra, lúa ngã làm bông lúa ngập trong nước, làm hạt nẩy mầm hoặc hư thối do nấm bệnh tấn công, giảm chất lượng gạo. Để hạn chế đổ ngã cần áp dụng các biện pháp sau:
– Không sạ dày. Sạ dày làm cho lúa ốm yếu do vươn cao cạnh tranh ánh sáng; cần sạ 80 – 100 kg lúa giống/ha.
– Không bón thừa phân N vì N làm gia tăng hoạt động của hóc-môn tăng trưởng, thúc đẩy lúa vươn cao, dễ đổ ngã. Lượng đạm bón trung bình cho cả vụ nên ở mức 80 – 100 kg/ha, tùy vụ.
– Rút nước giữa vụ để đất chặt lại, rễ ăn sâu, bẹ lá tiếp xúc với ánh sáng trở nên cứng chắc, nâng đỡ thân lúa giúp giảm đổ ngã.
– Cần gia tăng độ cứng chắc các lóng thân bằng cách cung cấp silic, kali và can-xi như bón lót phân Đầu Trâu Mặn – Phèn (có chứa 14% silic, 20% canxi); Bón thúc lần 1 (7 – 10 ngày sau sạ) và thúc lần 2 (18 – 20 ngày sau sạ) bằng phân Đầu Trâu TE-A1 (có chứa 7% kali, 2% silic) và bón thúc lần 3 (lúc tượng đòng) bằng phân Đầu Trâu TE-A2 (có chứa 22% kali, 2% silic).
6. Phân Đầu Trâu trong canh tác lúa thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu
Trong chương trình canh tác lúa thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, do Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền phối hợp Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến nông 13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng Sông Cửu Long thực hiện qua 3 vụ Hè thu 2016, Đông xuân 2016-2017 và Hè thu 2017, các loại phân: Đầu Trâu Mặn – Phèn, Đầu Trâu TE-A1, Đầu Trâu TE-A2, Đầu Trâu 46A+ và Đầu Trâu DAP-Avail được đưa vào quy trình canh tác.
Kết quả của 195 mô hình ở 13 tỉnh, thành với tổng diện tích 97,5ha cho thấy các mô hình sử dụng đạm, lân, kali ít hơn; lượng giống gieo sạ cũng ít hơn nhưng năng suất cao hơn, lợi nhuận nhiều hơn những ruộng đối chứng của nông dân (Bảng 1).
Kết quả trên cũng cho thấy, nông dân sử dụng bộ phân bón Đầu Trâu ngày càng có hiệu quả cao hơn qua các vụ; thể hiện năng suất tăng từ 7-8% lên 12% và lợi nhuận tăng từ 3,5 triệu đồng ở vụ Hè thu 2016 lên gần 6 triệu đồng/ha ở vụ Hè thu 2017./.
Nguồn: Baolongan.vn
Phân Bón Đầu Trâu Cho Lúa Ở Kiên Giang
Trong cả 2 loại phân đều có chứa chế phẩm Agrotain bọc cho phân đạm. Bà con đã làm quen với phân Đầu Trâu 46A+ hạt vàng và đã từng sử dụng so với phân ure thường, ai ai cũng thừa nhận là sử dụng phân Đầu Trâu hạt vàng 46A+ rất có hiệu quả, tiết kiệm được lượng bón, tiết kiệm chi phí mà năng suất vẫn cao.
Do chủ trương Agrotain hóa sản phẩm Đầu Trâu nên Cty CP Phân bón Bình Điền đã đưa dần chế phẩm Agrotain vào trong phân NPK. Mục tiêu chính của Cty là tạo ra các loại phân có hàm lượng dinh dưỡng cao, tỷ lệ cân đối và đầy đủ các thành phần thiết yếu cho cây, nhằm tiết kiệm lượng bón, giảm chi phí mà năng suất cây trồng vẫn cao, đem lại hiệu quả kinh tế cũng cao.
Phân Đầu Trâu các loại, đã từ lâu, khi so sánh với các công thức bón phân riêng lẻ của từng hộ, trên khắp các vùng trong cả nước, cũng như nước ngoài, đều đã chứng minh tính ưu việt của nó như mục tiêu đã nêu.
Điều đó là dễ hiểu, vì nông dân thường thỏa mãn với kỹ thuật mà họ đã tích lũy được và thường chuộng phân đạm hơn, thích bón phân lai rai và có phân gì bón phân nấy, không làm theo một kỹ thuật đã định trước.
Nhưng trong cánh đồng SX theo tiêu chuẩn GAP thì nông dân đã được huấn luyện để áp dụng các kỹ thuật tiên tiến và phần lớn cũng dựa theo kỹ thuật “1 phải, 5 giảm”. Vì vậy, nếu kỹ thuật sử dụng phân Đầu Trâu đạt được mục tiêu như đã đặt ra trong môi trường GAP, tức là hướng đi của Đầu Trâu là hoàn toàn đúng đắn.
Còn nền phân đối chứng chung của 5 hộ là: 102 N + 57 P 20 5 + 58 K 20/ha, có phun bổ sung phân Super humate 0,5 lít sau sạ 18 ngày, Boom flower 2 lít sau sạ 55 và 70 ngày. So sánh về mức dinh dưỡng đa lượng thì nền phân đối chứng bón cao hơn nền phân trình diễn là 10 kg N (22 kg ure), 38 kg P 20 5 (238 kg super lân) và 9 kg K 2 0 (15 kg KCL/ha).
Kết quả thu hoạch, ruộng trình diễn đạt 5,79 tấn/ha, ruộng đối chứng đạt 4,92 kg/ha, kém hơn ruộng trình diễn phân Đầu Trâu là 870 kg thóc/ha. Bình quân 5 hộ làm ruộng đối chứng có chi phí tăng hơn ruộng trình diễn là 612.000 đ, giá thành ở ruộng trình diễn là 2,242 đ/kg thóc, còn ruộng đối chứng là 2.776 đ/kg thóc, tăng chi 534 đồng 1 kg thóc.
Kết quả ruộng bón phân Đầu trâu tiết kiệm được 22 kg ure, 238 kg super lân và 15 kg kali, nhưng năng suất lúa lại cao hơn 870 kg (17,8%) thóc mà lời ròng còn cao hơn đối chứng là 4.497.000 đ/ha (tăng 20% so với ruộng đối chứng).
Mô hình 2 thực hiện tại phường Vĩnh hiệp, TP Rạch Giá, Kiên Giang sử dụng giống OM 5451, sạ mật độ 120 kg/ha, từ 5/6/2010. Nền phân của Đầu Trâu cũng dùng 2 chủng loại phân trên có tỷ lệ N:P:K là 65-40-36, có phun bổ sung thêm Super Humate 100 ml vào 18 và 40 ngày sau sạ và Silika 0,25 lít vào 55 và 70 ngày sau sạ. Còn nền phân đối chứng là 81-64-50 kg/ha. So với nền phân Đầu Trâu bón tăng 16 kg N (35 kg ure), 24 kg P 20 5 (150 kg super lân) và 14 kg K 2 0 (23 kg KCL/ha).
Kết quả thu hoạch, nền trình diễn phân Đầu Trâu có năng suất 5,80 tấn, còn nền phân đối chứng là 5,34 tấn/ha, thua nền phân trình diễn 460 kg/ha (8,6%). Tổng chi phí của nền phân Đầu Trâu là 13.347.000 đ/ha, còn nền phân đối chứng của 5 nông dân là 15.450.000 đ/ha, tăng chi so với nền phân Đầu Trâu là 2.103.000 đ/ha (13,6%).
Vậy là khi đưa chế phẩm Agrotain vào bọc cho chất N trong phân NPK cũng đạt được mục tiêu là giảm lượng bón, dù rằng nông dân trong 2 vùng đã thực hiện triệt để các chỉ tiêu kỹ thuật của GAP, trong đó có tiết giảm lượng phân tối đa, nhưng khi so sánh với phân Đầu Trâu cũng tăng hơn cả về liều lượng bón, tăng chi phí đầu tư mà năng suất vẫn thua, giá thành vẫn cao và tiền lời cũng giảm so với sử dụng phân Đầu Trâu TE +Agrotain lúa 1 và ĐT-TE+ Agrotain lúa 2. Vậy là Bình Điền một lần nữa chứng minh mục tiêu đặt ra của công ty là hoàn toàn đúng đắn.
GS Mai Văn Quyền .Nguồn: Báo NNVN
Phân Npk Đầu Trâu Bón Thúc
Phân NPK Đầu Trâu bón thúc là gì?
Tên phân bón / tên thương mại: Phân NPK Đầu Trâu bón thúc
Phân loại: Phân vô cơ
Địa chỉ:
Xuất xứ:
Tiêu chuẩn: Thông tư số 29/2014/TT -BCT
Cơ quan: Bộ Công thương Ninh Bình
Thành phần dinh dưỡng
Thành phần %: ( N tổng, P2O5hh, K2Ohh): 30%
PPM? (mg / l; mg / kg):
CFU / g hoặc CFU / l:
pH, Khối lượng riêng:
Hướng dẫn sử dụng
Phân NPK Đầu Trâu bón thúc được sử dụng trong Nông nghiệp. Sử dụng Phân NPK Đầu Trâu bón thúc để bón cho cây trồng theo quy định của nhà sản xuất.
Nguyên tắc chung sử dụng Phân vô cơ đúng cách:
Bón phân đúng loại: Mỗi loạt phân bón có hàm lượng, thành phần và tỷ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau. Lựa chọn đúng loại phân bón: theo giai đoạn phát triển của cây, theo mục đích muốn cây phát triển rễ/củ, thân, lá, hoa…hoặc theo mục tiêu cải tạo đất.
Bón phân đúng liều lượng: Sử dụng phân bón đúng liều lượng sẽ mang lại kết quả tốt nhất cho cây trồng. Vì vậy, cần bón đúng liều lượng để đảm bảo không thừa (gây cháy, sốc phân) hay thiếu so với nhu cầu của cây và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Bón phân đúng thời điểm: Mỗi giai đoạn cây trồng cần bổ sung những chất dinh dưỡng nhất định. Cần bón đúng thời điểm để giúp cây phát triển được tối đa, tránh lãng phí phân bón.
Bón phân đúng cách: Tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất và tình hình thực tế phát triển của cây để chọn cách bón phân đúng nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Nên xem hướng dẫn sử dụng cụ thể được nhà sản xuất quy định trên bao bì sản phẩm.
Giá bán phân bón
Giá bán Phân NPK Đầu Trâu bón thúc Công ty Cổ phần Bình Điền – Ninh Bình sẽ khác nhau tuỳ thuộc nhiều yếu tố như địa điểm, khối lượng mua và thời điểm đặt mua. Liên hệ đại lý, cửa hàng bán vật tư nông nghiệp để biết giá chính xác nhất. Hoặc thường xuyên truy cập website chúng tôi để cập nhật thông tin Nông Nghiệp gồm giá bán các loại phân bón cho cây trồng.
Mua phân bón bón
Mua Phân vô cơ – Phân NPK Đầu Trâu bón thúc ở đâu tốt?
Đặt mua Phân vô cơ – Phân NPK Đầu Trâu bón thúc Công ty Cổ phần Bình Điền – Ninh Bình trực tiếp ở các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp gần hoặc tiện nhất. Hoặc đặt mua phân bón online tại các website bán vật tư nông nghiệp uy tín như agriviet.org/shop
Đánh giá phân bón
Phân vô cơ Phân NPK Đầu Trâu bón thúc có tốt không?
Phân NPK Đầu Trâu bón thúc do công ty Công ty Cổ phần Bình Điền – Ninh Bình sản xuất. Phân được cấp phép và lưu hành ở Việt Nam để dùng trong sản xuất Nông nghiệp. Do vậy, phân đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật để sử dụng tốt cho cây trồng trong việc bổ sung các thành phần dinh dưỡng tốt cho cây trồng. Sử dụng phân bón tốt nhất cần dựa vào nhu cầu và mức độ phù hợp của cây.
–
Như vậy, Agriviet đã cung cấp những thông tin tổng quan về Phân vô cơ Phân NPK Đầu Trâu bón thúc , hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có được những kiến thức hữu ích để sử dụng phân bón phù hợp cho việc chăm sóc cây trồng.
Hiện Tượng Thiếu Một Số Yếu Tố Vi Lượng Trên Cây Mai Và Hướng Khắc Phục
– Hiện nay, việc trồng các loại cây cảnh trong chậu đặc biệt là cây mai người làm vườn đang áp dụng một số biện pháp canh tác kỹ thuật cao. Tuy nhiên chưa đồng bộ nên thường dẫn đến tình trạng cây thiếu dinh dưỡng nhất là các chất vi lượng như magiê, kẽm, mangan, sắt…
– Các nguyên tố vi lượng này không được bổ sung do vật liệu cho vào chậu trồng là những chất có hàm lượng dinh dưỡng khá thấp như xơ dừa, vỏ trấu, tro trấu, chiếm tỉ lệ khá cao. Và, cây được trồng bằng rễ trần không có đất, nên không thể cung cấp đủ các chất vi lượng cho cây, dẫn đến tình trạng cây thiếu chất vi lượng nghiêm trọng và ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phát triển cuả cây.
Vàng lá trên cây mai do thiếu các yếu tố dinh dưỡng vi lượng
– Mặt khác khi bón quá nhiều lân và đạm không cân đối sẽ dẫn đến nguy cơ cây thiếu sắt, kẽm đồng và triệu chứng trên cây như: Cây sinh trưởng kém, lá trong giai đoạn đầu có màu xanh nhạt đến vàng sáng, lá non lúc đầu là vàng nhưng gân lá xanh, lá nhỏ lại.
– Khi bón thừa kali sẽ nguy cơ thiếu mangan là có thể xảy ra qua các biểu hiện triệu chứng như: trên lá non nhưng không phải là lá non nhất lá có vùng giữa gân xanh nhạt dần và chuyển sang vàng, gân lá vẫn xanh mép lá trở nên nâu khô và cuốn cong lại làm lá cong.
– Do cây sinh trưởng kém nên khi ra hoa, hoa ít và nhỏ, mau rụng, màu sắt thiếu rực rỡ, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoa.
Để khắc phục vấn đề trên chúng ta cần chú ý các vấn đề sau:
– Vật liệu trồng nên sử dụng hợp lý các chất độn như xơ dừa, tro trấu vừa phải; bổ sung thêm đất, tăng cường phân hữu cơ hoai có hàm lượng mùn, và dinh dưỡng cao. Các loại vật liệu này cần trộn đều và ủ một thời gian trước khi cho vào chậu trồng.
Tìm hiểu thêm về Đồng Chelate
– Bổ sung đầy đủ và cân đối các yếu tố đa lượng trung lượng và vi lượng trong suốt quá trình chăm sóc cây mai.
– Khắc phục hiện tượng thiếu sắt nên bón phân đạm và lân theo nhu cầu cuả cây. Không nên bón quá dư thừa, chúng ta có thể cung cấp chất sắt cho cây thông qua việc bón sunfat sắt, sắt chelate hoà tưới vào gốc, hoặc phun lên lá 2 tháng /lần.
– Khắc phục thiếu mangan: điều chỉnh lượng phân kali bón cho cây phù hợp, có thể dùng mangan chelate hoà tưới cho cây hoặc phun lên lá 3 – 4 lần trong năm.
– Khắc phục thiếu kẽm: Do khi bón nhiều phân lân sẽ dẫn đến sự thiếu kẽm nên chúng ta cần bón vưà phải lượng phân lân. Có thể bổ sung chất kẽm thông qua sử dụng chất kẽm chelate, sử dụng kết hợp với phân hóa học, hòa tưới vào gốc hoặc phun lên lá 2 – 3 lần trong năm.
Nguồn: Admin
Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Bón Đầu Trâu Khắc Phục Yếu Tố Bất Lợi Trong Canh Tác Lúa trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!