Bạn đang xem bài viết Phân Bón Chuyên Dùng Cho Cây Chè Chất Lượng được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cây chè có khả năng hấp thu dinh dưỡng liên tục trong suốt quá trình sống của cây kể cả trong thời kỳ tạm ngừng sinh trưởng, vì vậy cần phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để cây sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất và chất lượng cao. Trên cây chè có 2 quá trình bao gồm sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực song song tồn tại. Đây là 2 quá trình mâu thuẫn và tranh chấp dinh dưỡng với nhau. Vì vậy muốn cho chè có sản lượng búp cao thì phải sử dụng phân bón hợp lý để hạn chế sinh trưởng sinh thực cho cây chè hái búp, hoặc hạn chế sinh trưởng sinh dưỡng cho cây chè thu hoạch quả giống. Để chè sinh trưởng và phát triển tốt chè cần rất nhiều chất dinh dưỡng. Mỗi chất có vai trò quan trọng nhất định tới từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển, cũng như quyết định đến năng suất và chất lượng chè. Chính vì vậy bà con làm chè cần nắm vững những kiến thức cơ bản về nhu cầu dinh dưỡng của cây chè để có thể bổ sung đầy đủ và cân đối dinh dưỡng và có kế hoạch chăm bón tốt nhất cho chè.
Nắm được tình hình thực tế “Phân bón Sông Mã” xin giới thiệu cho bà con và các bạn sản phẩm phân bón “Chuyên dùng cho cây chè” giúp bổ sung đầy đủ và cân đối dinh dưỡng cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của chè. Giúp khai thác hết được tiềm năng và năng suất của giống. Tăng hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân.
1. VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI CÂY CHÈ
Các kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng của cây chè cho thấy: Để có được 2 tấn búp chè khô/ha, cây chè cần lượng chất dinh dưỡng như sau: 144 kg N; 71 kg P2O5; 42 kg K2O, 24 kg MgO; 40 kg CaO, 4,828g Fe, 9,557g Mn, 760g Zn, 760g Cu và 520g B. Khi năng suất đạt 3 tấn búp khô/ha thì nhu cầu dinh dưỡng của cây chè tăng gấp 2 lần lượng dinh dưỡng trên. Như vậy trong quá trình sinh trưởng cây chè yêu cầu đầy đủ cả dinh dưỡng đa lượng, trung và vi lượng.
1.1. Vai trò của các yếu tố dinh dưỡng đa lượng đối với cây chè
1.1.1. Vai trò của dinh dưỡng đạm đối với cây chè
– Là yếu tố quyết định lớn nhất đến chất lượng chè. Là thành phần của chất hữu cơ, chất diệp lục, nguyên sinh chất, axit nucleic, protein. Có tác dụng kích thích cho mầm và búp sịnh trưởng khỏe, nếu bón N đầy đủ và cân đối sẽ làm tăng cả phẩm chất chè.
– Theo kết quả nghiên cứu ở Liên Xô cho biết: Bón N ở dưới mức 300kg N/ha sẽ làm tăng hàm lượng tanin, cafein và chất hòa tan. Nếu bón trên 300kg N/ha sẽ làm giảm chất lượng chè vì hàm lượng nước và alcaloit trong búp quá cao, chè sẽ có bị chát đắng và không ngon.
– Khi sử dụng dinh dưỡng N cần chú ý hiệu quả kinh tế của nó. Theo kết quả nghiên cứu của Eden: Với chè trồng thuần ở vùng khí hậu ẩm thì năng suất chè có tương quan đường thẳng với lượng N bón. Ở các vùng khí hậu biến động nhiều có che bóng cho chè thì mối tương quan giữa năng suất và dinh dưỡng N phức tạp hơn. Theo Briava, để đạt năng suất chè 10 tấn/ha cần bón N – 200kg/ha sẽ cho hiệu quả kinh tế cao. Trong các dạng đạm thì dùng đạm amon nitrat là tốt hơn cả.
– Khi cây chè thiếu đạm: làm cho cây sinh trưởng phát triển kém, ít nảy đọt, búp non có màu xanh nhạt, xanh vàng đến ửng đỏ, năng suất thấp.
1.1.2. Vai trò của dinh dưỡng lân đối với cây chè
– Yếu tố dinh dưỡng lân có vai trò nhất định đối sự sinh trưởng và phát triển của chè, lân có vai trò tích lũy năng lượng cho cây, kích thích sự phát triển của bộ rễ, kích thích chồi mới, tăng khả năng chống chịu, chịu hạn. Đặc biệt có tác dụng nâng cao phẩm chất chè, tăng lượng đường hòa tan, tăng lượng tanin và tăng hương vị chè.
– Thiếu lân: lá có màu xanh đục mờ không sáng bóng, thân cây mảnh, rễ kém phát triển, khả năng hấp thu đạm kém. Chè thiếu lân trầm trọng sẽ bị trụi cành, năng suất và chất lượng đều thấp.
1.1.3. Vai trò của dinh dưỡng kali đối với cây chè
– Kali tham gia vào quá trình trao đổi chất của cây, làm tăng hoạt động của enzim xúc tiến quá trình quang hợp, tăng tích lũy gluxit và axit amin nâng cao chất lượng búp chè. Kali có trong tất cả các bộ phận của chè nhiều nhất là có ở thân và cành.
– Kali có tác dụng hoạt hóa các enzym giúp điều chỉnh pH và nước ở khí khổng. Giúp cây cứng, chắc, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, rét và hạn, giảm khô lá và rụng lá già, tăng năng suất và tăng độ ngọt, độ đậm trong búp chè.
– Thiếu kali: Cây sinh trưởng chậm, mép và chóp lá có màu xám hay nâu nhạt. Sau đó khô dần, lá già rụng sớm, lá non ngày càng nhỏ, dễ bị sâu bệnh, búp thưa, vỏ cây có màu trắng bạc, cây chậm ra búp, năng suất thấp, chè kém ngọt và chất lượng chè giảm.
Lưu ý: Hiện tượng thiếu kali trên cây chè cần được phát hiện sớm để bón phân khắc phục kịp thời, vì phục hồi sinh trưởng của cây chè khó khăn hơn so với việc thiếu các nguyên tố khác.
1.2. Vai trò phân hữu cơ đối với cây chè
– Là loại phân có tác dụng rất tốt cho cây chè. Không chỉ có tác dụng làm tăng năng suất búp, chất lượng búp mà còn có khả năng cải tạo đất tốt và lâu dài. Vì vậy, trong sản suất muốn đảm bảo nương chè có năng suất cao, ổn định, thu hoạch thời gian dài, cần phải coi trọng bón phân hữu cơ cho chè bằng các loại phân như: Phân chuồng, phân xanh, phân hữu cơ hoai mục.
Ghi chú: Ở Việt Nam, trang trại nghiên cứu chè Phú Hộ nghiên cứu các loại phân hữu cơ cho biết: Trên nền bón 100kg N/ha + 50 kg K2O có bổ sung thêm cây phân xanh (lá muồng 13 tấn/ha) đã làm tăng sản lượng chè 19 – 21%. Bón cỏ Stylo đã làm tăng 6,7%, ngoài ra có tác dụng tốt cho việc chống xói mòn đất như lượng đất bị rửa trôi giảm 32 – 57%. Đồng thời còn hạn chế được cỏ dại trên nương.
1.3. Nhu cầu dinh dưỡng trung lượng đối với cây chè
Chè cần nhiều đạm nhất sau tới lân, kali và các chất trung vi lượng.
– Nhu cầu về lưu huỳnh (S): là thành phần của các axit amin có chưa S và vitamin, biotin, thiamin và Coenzym A. Giúp cho cấu trúc protein vững chắc, giúp tăng năng suất và chất lượng chè. Thiếu S: Lá chè xuất hiện những vệt vàng ở giữa gân các lá non, trong giai đoạn phát triển thiếu S lá trở nên vàng, khô dần và rụng, năng suất và chất lượng đều thấp. Trong một số trường hợp, thiếu S làm cây chết non.
– Nhu cầu magie (Mg): Có tác dụng tham gia vào cấu tạo diệp lục tố, enzym chuyển hóa hydratcarbon và axit nucleic. Thúc đẩy hấp thụ, vận chuyển lân và đường trong cây, giúp cây cứng chắc và phát triển cân đối, tăng năng suất và chất lượng chè khô. Thiếu Mg (cây xuất hiện những vệt màu xanh tối hình tam giác ở giữa lá, lá già dần chuyển vàng, hạn chế khả năng ra búp, năng suất thấp, chất lượng chè khô giảm.
– Nhu cầu canxi (Ca): Cần cho sự phân chia tế bào, duy trì cấu trúc nhiễm sắc thể, hoạt hóa emzym, giải độc axit hữu cơ. Giúp cây cứng cáp, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, và điều kiện thời tiết bất thuận, tăng năng suất và độ dầy lá, độ lớn của búp, tăng năng suất và chất lượng chè khô.
1.4. Nhu cầu dinh dưỡng vi lượng đối với cây chè
– Những nguyên tố dinh dưỡng vi lượng có vai trò quan trọng với cây chè, không những làm tăng năng suất mà còn tăng phẩm chất chè rõ rệt, vì phân vi lượng có trong thành phần của các men, tham gia và điều khiển các quá trình trao đổi chất trong cây. Đó là các nguyên tố (Mn, Bo, Fe, Zn, Al, Cu, ….).
+ Vai trò của vi lượng đồng (Cu) đối với cây chè: Là thành phần của men Cytochrome oxydase, ascorbic, axit axidase,…xúc tiến quá trình hình thành vitamin A, tăng sức chống chịu sâu bệnh, giúp tăng năng suất và phẩm chất chè. Thiếu đồng (Cây sinh trưởng phát triển kém, dễ bị nấm bệnh tấn công. Chè thiếu đồng khi hàm lượng đồng trong lá
+ Vai trò của vi lượng kẽm (Zn): Là thành phần của men metallo – enzimes – carbonic, chúng tôi trọng trong tổng hợp axit indol acetic, axit nucleic và protein,…tăng khả năng sử dụng lân và đạm của cây. Thúc đẩy sinh trưởng, phát triển, tăng năng suất và phẩm chất chè. Thiếu kẽm (cây lùn, còi cọc, lá chuyển dần bạc trắng, số búp ít).
+ Vai trò của vi lượng sắt (Fe): Là thành phần của nhiều enzym, quan trọng trong chuyển hóa axit nucleic, diệp lục tố. Tăng sinh trưởng và sức ra búp, tăng năng suất và chất lượng chè.
+ Vai trò của vi lượng Bo: Cần cho sự phân chia tế bào, tổng hợp protein, lignin trong cây, tăng khả năng thẩm thấu ở màng tế bào và vận chuyển hydrat carbon. Tăng độ dẻo dai của búp, giảm rụng lá, tăng năng suất và chất lượng chè.
+ Vai trò của Mo: Là thành phần của men Nitrogenase, cần cho vi khuẩn Rhizobium cố định đạm, tăng hiệu suất sử dụng đạm, tăng năng suất và chất lượng chè.
+ Vai trò dinh dưỡng Cl: Là thành phần của axit auxin chloindole – 3 acetic, kích thích sự hoạt động của enzym và chuyển hóa hydrat carbon, khả năng giữ nước của cây, tăng năng suất và chất lượng chè.
+ Vai trò nhôm (Al) và Natri (Na): Ảnh hưởng tốt đến hương thơm và vị đậm của chè. Tăng năng suất và phẩm chất của chè búp khô.
2. GIỚI THIỆU NHỮNG ĐIỂM ƯU VIỆT TRONG SẢN PHẨM “PHÂN BÓN CHUYÊN DÙNG CHO CÂY CHÈ”
Hình ảnh: bao bì sản phẩm phân bón chuyên dùng cho cây chè
– Qua quá trình nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của cây chè. Phân bón Sông Mã cho ra đời dòng sản phẩm “Phân bón chuyên dùng cho cây chè” với thành phần và hàm lượng dinh dưỡng chuẩn như sau: Đạm tổng sô (Nts) 16%, Lân hữu hiệu (P2O5hh) 8%, Kali hữu hiệu (K2Ohh) 8%, Đồng (Cu) 50 ppm, Kẽm (Zn) 50ppm, Bo (B) 50 ppm, Mo 50 ppm.
– Ngoài những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, sản phẩm còn được bổ sung thêm nhóm dinh dưỡng trung, vi lương chelate (Zn, Bo, S, Si…) là những vi lượng thiết yếu cần thiết cho sinh trưởng của chè. Tạo tiền đề cơ bản, bổ trợ hoạt động sống, không thể thiếu của cây.
– Khắc phục tình trạng, khi sử dụng phân hóa học quá nhiều sẽ làm chai đất, đất hóa chua, lượng vi sinh vật đất bị hạn chế. Ngoài dinh dưỡng đa, trung vi lượng cần thiết sản phẩm còn được bổ sung phụ gia là phân của trùn quế, có tác dụng cung cấp thêm dinh dưỡng cho đất, cải tạo đất, giúp đất tơi xốp, tạo điều kiện cho vi sinh vật có lợi hoạt động. Giúp cho khả năng hấp thụ dinh dưỡng được hiệu quả hơn.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SẢN PHẨM “SÔNG MÃ CÂY CHÈ”:
* Bón phân cho cây chè thời kỳ kiến thiết cơ bản:
+ Chè tuổi 1: 200 – 300 kg/ha;
+ Chè tuổi 2: 325 – 425 kg/ha;
+ Chè tuổi 3: 450 – 550 kg/ha.
Có thể chia lượng phân trên làm 2 lần bón: lần 1 vào tháng 2 – 3 (60% lượng phân), Lần 2 vào tháng 6 – 7 (40% lượng phân).
* Bón phân cho cây chè thời kỳ kinh doanh:
+ Năng suất
+ Năng suất 60 – 80 tạ/ha: 800 – 1100 kg/ha;
+ Năng suất 80 – 120 tạ/ha: 1.300 – 1.700 kg/ha;
* Đối với cây chè miền Bắc (Thái Nguyên, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La, Phú Thọ…)
– Vụ Xuân: bón vào tháng 2 hoặc đầu tháng 3; thời gian hái vào tháng 3 - 4.
– Vụ Hè Thu: bón vào đầu tháng 5 hoặc tháng 6; thời gian hái tháng 5 – 10.
– Vụ Thu Đông: bón vào tháng 8 hoặc đầu tháng 9, thời gian hái vào tháng 11 và tháng 12
* Đối với cây chè Tây Nguyên (Lâm Đồng, Gia Lai…):
– Nên bón 3 lần/năm (lần 1: bón 1/2 lượng phân trước khi chè nảy mầm, lần 2: bón 1/4 lượng phân sau khi hái chè xuân, lần 3: bón 1/4 lượng phân còn lại vào tháng 6 để thúc chè thu).
– Cách bón: bón sâu 6 – 8 cm, giữa hàng, lấp kín hoặc đào rãnh sâu 20cm cách gốc 15 – 40 cm (tùy vào độ tuổi chè) bón và lấp đất.
– Không nên bón rải để tránh hiện tượng bốc hơi hoặc rửa trôi phân.
Lưu ý: Bà con nông dân nên kết với biện pháp canh tác (làm đất, kết hợp với bón them phân hữu cơ, phân chuồng, vôi,…) thích hợp để tăng hiệu quả sử dụng phân bón.
NVKHNN- Trịnh Thị Khương tổng hợp
Phân Bón Chuyên Dùng Cho Rau Ăn Lá
Qua hơn 10 năm gắn bó và đồng hành cùng bà con nông dân, “Phân bón Sông Mã” rất tự hào là 1 trong những đơn vị chuyên cung cấp các dòng sản phẩm phân bón chuyên dùng uy tín và chất lượng, phù hợp cho nhiều đối tượng cây trồng, các vùng địa lý thổ nhưỡng khác nhau. Trong đó, không thể không nói đến dòng sản phẩm “phân bón chuyên dùng cho cây rau ăn lá” giúp bà con nông dân canh tác rau đạt hiệu quả kinh tế cao.
1. Những chỉ tiêu cơ bản đánh giá rau ăn toàn
Sản phẩm rau ăn toàn phải hội tụ các tiêu chuẩn sau:
– Dư lượng Nitrat ở mức cho phép.
– Dư lượng thuốc bảo vệ thực vậy ở mức cho phép.
– Dư lượng kim loại nặng mức cho phép.
– Không nhiễm các vi sinh vật gây hại cho sức khỏe.
Để đảm bảo được các tiêu chí từ đó, trong quá trình canh tác chúng ta phải nắm được các nguyên nhân dẫn đến dư lượng của các yếu tố đó trên rau để có kỹ thuật trồng, chăm sóc và bón phân cho rau ăn lá phù hợp nhất.
1.1. Dư lượng Nitrat
– Nguyên nhân dẫn đến dư lượng Nitrat trong rau chủ yếu là do sử dụng lượng phân đạm dạng hóa học quá nhiều và không đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch.
– Trong rau khi chứa quá nhiều Nitrat mà chúng ta ăn vào cơ thể nó sẽ chuyển thành Nitrat (NO2), đây là một chất rất độc, là một trong những tác nhân gây ung thư. Vì vậy, việc chọn loại phân bón có hàm lượng dinh dưỡng cũng như lượng bón phù hợp là vô cùng quan trọng. Bà con nên sử dụng các dòng sản phẩm phân bón chuyên dùng cho cây rau ăn lá, có hướng dẫn liều lượng cụ thể giúp cho quá trình canh tác của bà con nông dân hiệu quả hơn.
1.2. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
Rau là loại cây chứa nhiều nước và dinh dưỡng nên thường có nhiều loại sau bệnh gây hại. Bên cạnh đó, rau là cây trồng ngắn ngày nên dẽ bị tồn dư thuốc bảo vệ thực vật do quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ các đối tượng sâu bệnh gây hại. Sau khi phun, thuốc bảo vệ thực vật sẽ phân hủy trong môi trường tự nhiên. Thời gian phân hủy ngắn hay dài tùy thuộc vào loại thuốc. Lượng thuốc bảo vệ thực vật chưa phân hủy hết còn trong rau gọi là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu dư lượng vượt mức cho phép sẽ làm cho rau không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, gây ngộ độc cho người tiêu dùng.
Nguyên nhân dư lượng thước BVTV vượt mức cho phép chủ yếu do:
– Phun thuốc quá gần ngày thu hoạch nên thuốc chưa phân hủy hết.
– Phun lượng thuốc quá nhiều, quá nồng độ quy định.
– Sử dụng thuốc có độ độc cao, chậm phân hủy.
– Sử dụng các loại thuốc cấm sử dụng trên rau.
1.3. Dư lượng kim loại nặng
Các kim loại nặng như Asen (As), chỉ (Pb), thủy ngân (Hg),…khi chúng tồn dư vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm rau sẽ nguy hại sức khỏe do người tiêu dùng, là tác nhân gây ung thư.
Nguyên nhân làm cho dư lượng các kim loại nặng trên rau cao chủ yếu do:
– Đất trồng bị ô nhiễm.
– Sử dụng phân rác có chưa kim loại nặng.
– Sử dụng nguồn nước thải của các khu công nghiệp bị ôi nhiễm chứa nhiều kim loại nặng tưới cho rau.
1.4. Các vi sinh vật có hại
Các vi sinh vật có hại như trứng giun, các vi khuẩn E.coli, Samonella,…là các tác nhân gây bệnh đường ruột, thiếu máu, ngoài da cho con người. Nguyên nhân là do:
– Sử dụng phân hữu cơ chưa qua ủ hoai bón trực tiếp cho rau.
– Dùng phân tươi hoặc nguồn nước ô nhiễm tưới trực tiếp cho rau hoặc chăn, thả gia súc, gia cầm tại khu vực sản xuất rau an toàn.
– Sau khi thu hoạch vận chuyển bảo quản không hợp vệ sinh và đúng yêu cầu kỹ thuật.
2. Cơ sở khoa học của các nguyên tắc về việc sử dụng, chăm sóc và bón phân cho cây rau ăn lá
2.1. Không dùng phân tươi hoặc nước giải tươi bón cho rau:
+ Do bản chất phân chuồng là hỗn hợp phân và nước giải do gia súc, gia cầm bài tiết ra cùng với chất độn chuồng, thức ăn thừa. Loại này rất dễ phát sinh ra mùi, chủ yếu là H2S, NH3, NO2. Nếu những chất này không được giải phóng bằng cách ủ phân cho hoai mục thì khi bón vào cây sẽ phát sinh ra hiện tượng axit hóa, gây chua đất.
+ Phân chuồng sau khi động vật thải ra còn rất nhiều hợp chất hữu cơ đang phân hủy dở từ đường ruột của động vật. Khi bón vào đất, trong môi trường kỵ khí (thiếu oxy), các hợp chất này liên tục phân hủy bởi các vi sinh vật sinh ra nhiều axit hữu cơ và khí độc. Điều này góp phần làm đất chua và gây ngộ độc hữu cơ cho cây trồng.
+ Trong phân chuồng tươi( phân gà, heo, bò) có chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là: Nhóm vi khuẩn Salmonella (vi khuẩn gây bệnh thương hàn) và E. coli gây bệnh đường ruột ở người. Trước khi sử dụng cần phải ủ hoai trước như phân bón trong canh tác nông nghiệp). Trong tiêu chuẩn phân bón hữu cơ của Cục Trồng Trọt có quy định cần phải loại bỏ các loại vi khuẩn này trước khi bón cho cây.
Vậy nên: Phân chuồng muốn sử dụng có hiệu quả, nên xử lý trước khi sử dụng. Mỗi tấn phân chuồng trộn khoảng 2 – 3% phân lân hoặc các loại chế phẩm sinh học để phun đều. Sau đó chất đống, trát bùn trong khoảng 2 tháng, nhiều loại trứng giun sán và vi trùng gây bệnh sẽ bị tiêu diệt. Các chất dinh dưỡng khó tiêu sẽ được vi sinh vật phân giải thành dạng dễ tiêu, phân tơi xốp, không có mùi hôi, đem bón cho rau màu rất tốt.
+ Các loại nước giải, nước phân chuồng tươi chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh cũng không được tưới cho rau. Loại nước này nếu muốn sử dụng phải ngâm 1 – 2% supe lân trong khoảng 40 – 50 ngày cho hoai mới cho sử dụng. Nước và mùn bã các bể khí sinh học biogas thải ra là loại phân hữu cơ đã được vi sinh vật yếm khí phân giải dùng bón cho rau màu rất tốt.
2.2. Không trồng rau trên đất bị ô nhiễm
+ Đất ô nhiễm chất thải công nghiệp thì hàm lượng kim loại nặng (chì, thủy ngân,…)
+ Đất ô nhiễm thuốc BVTV, chất thải bệnh viện, trang tại chăn nuôi, khu dân cư, nghĩa trang,…
2.3. Không sử dụng lượng phân đạm quá cao
+ Bón cân đối và đầy đủ lượng cân cần thiết cho cây trồng. Bón đúng lượng dùng (đặc biệt là dinh dưỡng đạm) cũng như đảm bảo thời gian cách ly để lượng Nitrat trong rau quá cao, ảnh hưởng đến người sử dụng.
+ Bên cạnh đó việc sử dụng lượng đạm quá cao, sẽ mất cân đối giữa các loại phân khác nhau dẫn đến sâu, bệnh hại trên rau nhiều.
Vì vậy, bà con nên lựa chọn sử dụng các dòng sản phân bón chuyên dùng cho cây rau ăn lá để canh tác đạt hiệu quả tốt nhất.
2.3. Không sử dụng thuốc BVTV có độ độc cao
– Mặc dù một số loại thuốc này có hiệu lực trừ sâu, bệnh cao song gây hại rất lớn cho môi trường, sức khỏe người sản xuất. Bên cạnh đó để lại dư lượng thuốc có độ độc lớn trên rau, thời gian phân hủy của loại thuốc này thường chậm, vì vậy sử dụng chúng không an toàn.
– Không sử dụng thuốc BVTV, phân đạm trước khi thu hoạch 10 – 15 ngày.
– Sử dụng thuốc BVTV, phân đạm muộn thì hàm lượng các chất hóa học chưa kịp phân hủy đến mức an toàn. Khi sử dụng sản phẩm khi thu hoạch sẽ còn lượng chất hóa học gây độc.
2.4. Không lạm dụng chất kích thích sinh trưởng đối với rau ăn lá
– Cây rau có thể hút các chất điều hòa sinh trưởng và chất dinh dưỡng qua lá, nên dùng biện pháp này có thể gây độc cho người và gia súc. Các chất này lúc thu hoạch có khi vẫn bám trên mặt lá, không rửa kỹ sẽ rất có hại.
3. Cách chọn phân bón chuyên dùng cho cây rau màu phù hợp
Cũng như các cây trồng khác, phân bón là một trong những yếu tố rất quan trọng, quyết định đến tiềm năng năng suất cũng như chất lượng sản phẩm của cây trồng nói chung và nhóm cây rau ăn lá nói riêng. Trong quá trình phát triển của rau ăn lá, để canh tác đạt hiệu quả cao chúng ta phải giải quyết rất nhiều vấn đề. Một trong những vẫn đề cốt lõi, quan trọng hàng đầu chính là chọn được loại phân bón phù hợp cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của nhóm cây rau ăn lá. Với hàm lượng dinh dưỡng thích hợp và cân đối giúp tạo điều kiện tốt cho rau sinh trưởng khỏe, tăng sức đề kháng, tăng khả năng chống chịu với các đối tượng sâu bệnh hại và điều kiện thời tiết bất thuận. Hạn chế được sâu bệnh hại hạn chế được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Kết hợp với biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc hợp lý, sẽ giúp cho quá trình canh tác đạt hiệu quả cao. Qua bài viết này “Phân bón Sông Mã” xin giới thiệu cho bà con dòng sản phẩm “Phân bón chuyên dùng cho rau ăn lá” hiệu quả.
+ Với thành phần dinh dưỡng chính: Nts 10%, P2O5hh 3%, K2Ohh 5%. Ngoài ra, sản phẩm “phân bón chuyên dùng cho cây rau ăn lá” còn được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng trung, vi lượng chelate (dinh dưỡng vi lượng là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng rau: độ ngon, giòn và độ ngọt), dịch rong biển (bổ sung axit amin, chất tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng), đặc biệt sử dụng phụ gia từ phân của trùn quế,…không những cung cấp đầy đủ cân đối dinh dưỡng cân thiết cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của nhóm cây rau ăn lá mà còn có tác dụng cải tạo đất, tăng hàm lượng sinh vi sinh vật có lợi cho đất, tạo điều kiện thuận lợi cho cây phát triển ,hấp thu dinh dưỡng 1 cách hiệu quả nhất.
+ Sản phẩm “phân bón chuyên dùng cho rau ăn lá” phù hợp với vùng thổ nhưỡng khác nhau, đạt hiệu quả cao đối với nhiều cây trồng thuộc nhóm cây rau ăn lá, ứng dụng rộng rãi đối với các khu vực trồng rau cũng như các trang trại rau lớn trồng trực tiếp ngoài đồng ruộng hoặc có thể trồng trong nhà lưới.
Bón Phân Cho Cây Chè Xanh
Chè là cây cho sản phẩm “búp chè” thu hái nhiều lần trong năm với khối lượng chất xanh lớn, bởi vậy cây chè phải cần nhiều chất dinh dưỡng.
Các nhà khoa học đã xác định trung bình năng suất 2 tấn chè búp khô/1 ha. Cây chè lấy đi khoảng 80kg N, 40kg P2O5, 30kg K2O, 8kg MgO, 16kg CaO và các chất vi lượng như kẽm (Zn), Bo (B), Môlípđen (Mo)… nếu năng suất 3 tấn chè búp khô/ha thì nhu cầu dinh dưỡng của cây chè tăng gấp trên 2 lần, đặc biệt các chất trung lượng như ma nhê, can xi và các chất vi lượng như kẽm, bo, môlípđen… cây chè cần rất nhiều.
Bà con nên biết rằng sau đạm cây chè còn cần lân, kali và đặc biệt cần canxi, manhê và các chất vi lượng như kẽm, bo, môlípđen… trong đó cây chè cần nhiều nhất là canxi và manhê. Các thực nghiệm bón phân cho cây chè xanh đều khẳng định: Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng (N.P.K) và các chất trung lượng canxi, manhê, các chất vi lượng như kẽm, bo, môlípđen thì chè tốt bền, cây khoẻ, ít sâu bệnh cho năng suất cao và chất lượng tốt.
Nắm bắt được nhu cầu thiết yếu này, Công ty Phân lân Văn Điển đã cho ra đời sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng (NPK) các chất trung lượng như canxi, manhê, các chất vi lượng như kẽm, bo, môlípđen… chuyên dùng cho cây chè đặc biệt là các chất dinh dưỡng trong phân đa yếu tố NPK Văn Điển hầu hết không bị rửa trôi, khi bón vào đất có tác dụng nâng cao độ pH của đất và là nguồn dự trữ dinh dưỡng cung cấp từ từ đầy đủ, cân đối cho cây chè.
Bởi vậy cây chè khoẻ, tốt đều, tốt bền. Để chăm bón cho cây chè kinh doanh nhằm đạt được năng suất cao, chất lượng chè cải thiện, bà con nông dân có thể sử dụng phân bón NPK Văn Điển loại16.8.8 (N = 16%; P2O5 = 8%; K2O = 8%; CaO = 10%; MgO = 7%; SiO2 = 9%; S = 2%) và các chất vi lượng Zn, B, Mo hoặc cũng có thể dùng loại NPK Văn Điển 16.8.4 (N = 16%; P2O5 = 8%; K2O = 4%; CaO = 15%; MgO = 8%; SiO2 = 13%; S = 2%) và các chất vi lượng Zn, B, Mo. Tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 60% với mức bón từ 60 – 80kg/sào/năm tuỳ theo điều kiện thổ nhưỡng và được chia làm 2 lần bón: Lần 1 bà con bón vào tháng 3: 50% lượng phân. Lần 2 bón vào tháng 8, tháng 9 hết số phân còn lại.
Theo cách bón xới đất giữa hai hàng chè rồi rải phân sau đó lấp đất kín phân hoặc đào hố giữa hàng đối với đất bằng, đất dốc thì đào hố mép chè phía trên tả luy dương mỗi hố rộng 15-20cm, sâu 20-25cm, hố cách hố 30-40cm, sau đó rải phân rồi lấp đất chặt. Sau 3 năm sử dụng phân bón chuyên dùng cho cây chè, bà con nông dân ở Định Hoá, Đại Từ, Phú Lương, Thái Nguyên, Phú Đa, Phú Bền, Phú Thọ… nhận xét chè cho năng suất cao hơn 2 – 3 lần so với bón phân thông thường.
Đặc biệt búp và lá chè có màu xanh sáng, búp to, chè ít sâu bệnh khi sao chè ít hao chỉ cần 3,85- 4,2 kg búp tươi cho 1kg búp khô, hương vị được cải thiện, thị trường nhiều người ưa chuộng, hiệu quả sử dụng phân bón được nâng cao, đặc biệt bà con nông dân sử dụng phân bón NPK Văn Điển đã thay đổi được phương pháp bón phân là bón vùi qua đất mỗi năm chỉ bón 2 lần thay vì bón 7-8 lần như trước đây, không phải đầu tư thêm phân đạm và các loại phân khác nhưng hiệu quả vẫn cao gấp nhiều lần.
Phân Bón Lá Vi Lượng Có Chất Điều Hòa Sinh Trưởng, Phân Bón Toba Ra Hoa Flower 94 Chuyên Dùng Ra Hoa Cam
CÁCH DÙNG:Sau khi bón phân gốc nhằm phân hóa mầm hoa, cây sẽ đâm ra chồi lá non, đợi cho đợt lá này hết non, phun TOBA SUN (15g/ bình 16 lít) phun từ 2-3 lần để cây phân hóa mầm hoa rõ ràng, nêu có…
Giới thiệu Phân Bón Lá Vi Lượng Có Chất Điều Hòa Sinh Trưởng, Phân Bón TOBA RA HOA FLOWER 94 CHUYÊN DÙNG RA HOA CAM – QUÝT -CHANH, CÂY CÓ MÚI(TUIS1KG)
CÁCH DÙNG: Sau khi bón phân gốc nhằm phân hóa mầm hoa, cây sẽ đâm ra chồi lá non, đợi cho đợt lá này hết non, phun TOBA SUN (15g/ bình 16 lít) phun từ 2-3 lần để cây phân hóa mầm hoa rõ ràng, nêu có điều kiện, tạo khô hạn từ 20-25 ngày, sao đó tưới nước trở lại, lúc này bộ lá đã hồi phục và lá đã chuyển già, thì tiến hành phun thuốc ra hoa: Hòa 50g RA HOA CAM QUÝT CHANH/ bình phun 16 lít phun ước đều toàn bộ tán lá (1kg hòa 1 phuy 200 lít) THÀNH PHẦN: trong 1kg Đạm tổng số (Nts):…7% Kali hữu hiệu(K2Ohh):…30% NAA:…0,1% Kẽm(zn)…1500ppm Phụ gia vừa đủ:…1kg CÔNG DỤNG: Kích thích ra hoa sớm, đều và tập trung. Thúc đẩy hoa đâm ra mạnh với số lượng nhiều, thuận lợi cho quá trình đậu trái. Tránh hiện tượng ra hoa cách niên. Hạn chế triệu chứng vàng lá do thiếu kẽm trên cam, quýt, chanh.
CÁCH DÙNG:Sau khi bón phân gốc nhằm phân hóa mầm hoa, cây sẽ đâm ra chồi lá non, đợi cho đợt lá này hết non, phun TOBA SUN (15g/ bình 16 lít) phun từ 2-3 lần để cây phân hóa mầm hoa rõ ràng, nêu có điều kiện, tạo khô hạn từ 20-25 ngày, sao đó tưới nước trở lại, lúc này bộ lá đã hồi phục và lá đã chuyển già, thì tiến hành phun thuốc ra hoa:Hòa 50g RA HOA CAM QUÝT CHANH/ bình phun 16 lít phun ước đều toàn bộ tán lá (1kg hòa 1 phuy 200 lít)
THÀNH PHẦN: trong 1kgĐạm tổng số (Nts):…7%Kali hữu hiệu(K2Ohh):…30%NAA:…0,1%Kẽm(zn)…1500ppmPhụ gia vừa đủ:…1kg
CÔNG DỤNG:Kích thích ra hoa sớm, đều và tập trung.Thúc đẩy hoa đâm ra mạnh với số lượng nhiều, thuận lợi cho quá trình đậu trái.Tránh hiện tượng ra hoa cách niên.Hạn chế triệu chứng vàng lá do thiếu kẽm trên cam, quýt, chanh.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …
Thông tin chi tiết
Xuất xứ thương hiệuViệt Nam
Hướng dẫn sử dụngCÁCH DÙNG:Sau khi bón phân gốc nhằm phân hóa mầm hoa, cây sẽ đâm ra chồi lá non, đợi cho đợt lá này hết non, phun TOBA SUN (15g/ bình 16 lít) phun từ 2-3 lần để cây phân hóa mầm hoa rõ ràng, nêu có điều kiện, tạo khô hạn từ 20-25 ngày, sao đó tưới nước trở lại, lúc này bộ lá đã hồi phục và lá đã chuyển già, thì tiến hành phun thuốc ra hoa:Hòa 50g RA HOA CAM QUÝT CHANH/ bình phun 16 lít phun ước đều toàn bộ tán lá (1kg hòa 1 phuy 200 lít)THÀNH PHẦN: trong 1kgĐạm tổng số (Nts):…7%Kali hữu hiệu(K2Ohh):…30%NAA:…0,1%Kẽm(zn)…1500ppmPhụ gia vừa đủ:…1kgCÔNG DỤNG:Kích thích ra hoa sớm, đều và tập trung.Thúc đẩy hoa đâm ra mạnh với số lượng nhiều, thuận lợi cho quá trình đậu trái.Tránh hiện tượng ra hoa cách niên.Hạn chế triệu chứng vàng lá do thiếu kẽm trên cam, quýt, chanh.
Liên kết: Nước thần phục hồi trẻ hóa da Yehwadam First Serum The Face Shop (140ml)
Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Bón Chuyên Dùng Cho Cây Chè Chất Lượng trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!