Bạn đang xem bài viết Phân Bón Cho Sen, Súng, Cây Ngập Nước được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Những bông hoa súng mang vẻ đẹp bí ẩn , tinh tế xuất hiện bí ẩn từ dưới làn nước sâu với những chiếc lá bồng bềnh trên mặt nước đã quyến rũ con người từ ngàn năm trước.
Thời xưa hoa súng, hoa sen được trồng ở các cung điện lớn, ngày nay chúng được trồng trong ao, hồ hoặc chậu cảnh tại nhà với các kích thước khác nhau, chỉ cần đủ nước, đủ bùn cho cây phát triển.
Tuy nhiên để cây luôn xanh tốt, lá dày, rễ khỏe, ra hoa đẹp quanh năm thì bạn cần phải chăm sóc, bón phân định kỳ. Vì là cây ngập nước với những đặc tính riêng của nó, bạn cần dùng phân chuyên cho sen súng và cây ngập nước.
Ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, bạn không cần phải vất vả mà vẫn đạt được hiệu quả mong muốn với phân bón chuyên dùng cho sen, súng và cây ngập nước NPK 16-16-8 + TE
1. Thành phần phân bón chuyên dùng cho sen, súng, cây ngập nước
N: 16%, P2O5: 16%, K2O: 8%, Bo: 200ppm, Cu: 100ppm
Fe: 100ppm, Zn: 200ppm, MgO: 200ppm và các chất phụ
2. Công dụng:
– Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để cây trồng phát triển tốt nhất
– Giúp rễ khỏe, thân mập, lá xanh
– Hoa to và màu sắc hoa đẹp
3. Hướng dẫn sử dụng
– Sen, Súng, Bèo: Bón 1-2 viên cho chậu có đường kính 20-40cm
– Cây la hán, ruby, trầu bà…: bón 2-3 viên cho chậu có đường kính 20-40cm
– Cây hồng vỹ… : bón 1-2 viên cho chậu có đường kính 20-40cm
– Cây xương rồng, cây sứ, cây mọng nước: vùi 1-2 viên cách gốc 3-5cm
– Sau 3 tháng mới bón phân lại
để biết thêm về: Các loại phân bón. Các loại thuốc, phân bón, chế phẩm sinh học dùng để chăm sóc và trồng rau sạch.
Quý khách cần mua hàng? Có thể sử dụng nút đặt hàng trên website hoặc liên hệ trực tiếp (Bấm vào nút bên dưới)
Gửi giấy mời, báo giá đại lý, xin gửi vào email [email protected]
, xin gửi vào email
Thông tin này có thú vị?
Quy Trình Và Loại Phân Bón Bón Phân Cho Cây Lúa Nước
Quy trình bón phân cho cây lúa nước như thế nào và nên dùng loại phân như thế nào để đảm bảo mang đến hiệu quả chính là điều mà bất cứ người nông dân nào cũng thắc mắc. Bởi lẽ để đảm bảo một cây lúa phát triển tốt và cho năng suất cao thì phương pháp bón phân cho cây lúa và chọn loại phân nào để bón chính là vấn đề quan trọng hàng đầu mà người trồng lúa cần phải quan tâm.
TÌM HIỂU CÁC GIAI ĐOẠN BÓN PHÂN CHO CÂY LÚA
Cách bón phân lân cho cây lúa không phải chỉ dựa vào cảm tính mà người nông dân cần phải hiểu rõ đâu mới thực sự là giai đoạn cần phải bón phân cho cây lúa. Theo như các chuyên gia ngành nông nghiệp chia sẻ thì sử dụng phân bón cho cây lúa cần thực hiện theo các giai đoạn như sau:
– Đây chính là giai đoạn đầu tiên mà người nông dân cần nhớ. Khi bón lót cho lúa nước chúng ta có thể dùng phân chuồng và phân lân kèm theo phân đạm và phân kali.
– Bởi vì ở giai đoạn sinh trưởng đầu tiên thì cây lúa non cần được bổ sung lân để có thể sớm ổn định và phát triển. Và phân bón cho cây lúa nước lúc này nên rải đều lên mặt ruộng trước khi gieo cấy.
– Còn nếu như chúng ta quyết định chọn giống lúa đẻ nhánh nhiều hoặc giống lúa ngắn ngày thì nên bón nhiều phân kali.
– Nếu như cấy lúa bằng mạ già thì bạn cần bón khoảng từ 1/3 đến 2/3 lượng đạm để bón lót cho cây.
Thứ hai: Bón thúc giúp cây lúa đẻ nhánh
– Là giai đoạn bón phân sau từ 15 đến 20 ngày sau khi cấy lúa.
– Chúng ta có thể dùng phân đạm kết hợp với phân lân.
– Trong trường hợp trồng lúa ở đất phèn và đất chua thì nên chọn phân bón cho cây lúa là phân lân nhằm giúp hạn phèn và độc tố trong đất cũng như cung cấp đủ dưỡng lân cho cây lúa. Tuy nhiên cần dùng lân hạt để tránh tình trạng hạt phân lân bám dính lá gây cháy.
– Dùng phân đạm để bón thúc giúp cây lúa đẻ nhánh nhanh hơn. Đồng thời nếu như sử dụng giống lúa dài ngày và đẻ nhánh nhiều, trong điều kiện thời tiết nắng nóng hay cấy lúa với giống dài ngày thì cũng cần bón thêm nhiều đạm cho cây. Vì nhu cầu phân bón cho cây lúa là phân đạm lúc này tăng đáng kể.
Bà con cần hiểu rõ bón phân thúc đòng đóng vai trò vô cùng quan trọng và nó quyết định đến năng suất cũng như hiệu quả của toàn bộ vụ lúa. Nếu như chúng ta bón đúng thì năng suất của cây lúa tăng từ 1 đến 2 tấn/ha. Ngược lại bón sai thì năng suất của cây lúa giảm từ 1 đến 2 tấn/ha. Khi đón phân thúc đòng cho cây lúa bà con cũng cần chú ý như sau:
– Là giai đoạn sau khi gieo cấy lúa từ 40 đến 45 ngày với phân đạm và phân kali.
– Với những giống lúa đẻ ít nhánh nhưng bông to và nặng hạt thì cần chú trọng nhiều đến bón đón đòng và nuôi hạt nhằm giúp cho bông lúa to hơn, hạt chắc hơn để năng suất cao hơn.
– Nên sử dụng phân kali để thúc đồng nếu như chúng ta gieo cấy lúa với giống đẻ nhánh ít, giống dài ngày hoặc giống gieo cấy thưa, gieo cấy ở đất phèn, đất kiềm hoặc là mưa nhiều.
– Phun phân bón lá từ 1 đến 2 lần giúp tăng số hạt chắc. Đây là thời kỳ bón phân quan trọng nếu như chúng ta trồng lúa ở đất có chế độ giữ phân kém.
– Do đó bà con nên nắm bắt kĩ về các công thức bón phân để vừa mang lại hiệu quả, mà lại tiết kiệm tối đa chi phí.
CÔNG THỨC BÓN PHÂN CHO CÂY LÚA NGẮN NGÀY
Với quy trình kỹ thuật bón phân cho cây lúa thì khi bón phân cho cây lúa nước thì chúng ta cần phải cân đối hàm lượng Đạm, Lân và Kali theo tỉ lệ phân Đạm từ 100 đến 110kg, phân Lân từ 30 đến 60kg và phân Kali từ 30 đến 50kg.
Theo từng thời kỳ thì công thức về lượng phân bón cho cây lúa sẽ có những thay đổi điển hình về kỹ thuật bón phân NPK cho cây lúa ngắn ngày như sau:
Trộn 2 gói Penac P với giống trước khi sạ, hoặc trộn với NPK 20.20.15 khi bón lần 1
Trộn 2 gói Penac P 50g với giống trước khi sạ (tốt nhất) hoặc trộn với NPK Phượng Hoàng 20.20.15+TE trước khi bón.
Bón lần 4: 55-60 NSS; lúa trổ điều sạ nuôi hạt bón 5 kg NPK Amino 15-5-20+TE. Phun bổ sung ProExel 12.0.43+TE để dưỡng hạt, 1 gói 30g/1000m2, phun 7 ngày 1 lần.
Lưu ý: Liều lượng phân có thể sẽ thay đổi tùy tình hình của cây lúa và tăng thêm Penac P nếu đất bị xì phèn. Đây là bước rất quan trọng quyết định đến năng suất và hiệu quả của cả vụ lúa.
CÁCH BÓN PHÂN TRÊN VÀ CHỦNG LOẠI PHÂN NHƯ VẬY LIỆU CÓ GÒ BÓ KHÔNG?
Cách bón và liệu lượng bón trên là liều lượng khuyến cáo khi nông dân sử dụng sản phẩm phân bón Phượng Hoàng. Tuy nhiên liều lượng này hoàn toàn có thể thay đổi tùy vào điều kiện thực tế ở từng vùng.
Hiện nay có rất nhiều các loại phân bón cho cây lúa khác nhau, tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa và từng loại đất, giống lúa, thói quen mà người nông dân sẽ chọn lựa cho mình những sản phẩm cho phù hợp.
Tuy nhiên bà con khi có nhu cầu sử dụng phân bón ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm phân bón Phượng Hoàng nên là lựa chọn hang đầu của quý bà con nông dân bởi những hiệu quả tối ưu mà sản phẩm đem lại:
Đảm bảo giúp cho cây tốt hơn, xanh hơn và đâm chồi đẻ nhánh khỏe hơn.
Tránh tối đa hàm lượng NPK có thể thất thoát ra ngoài mà cây không hấp thụ được.
Có thể giảm đến 20-30% lượng phân bón hóa học do đó giúp giảm chi phí nông dược hiệu quả.
Tăng năng suất lên đến từ 10-20% cho bà con nông dân có được một mùa bội thu.
Đảm bảo nâng cao năng suất và chất lượng cây lúa qua đó cũng được đảm bảo cao hơn so với những dòng phân bón khác trên thị trường.
Phân bón Phượng Hoàng luôn đồng hành cùng bà con và mang đến những sản phẩm cao cấp, vượt trội nhưng vẫn đảm bảo tiết kiệm chi phí hiệu quả cho bà con nông dân. Chúc bà con tăng gia sản xuất và có vụ mùa bội thu.
Cách Trồng Cây Gáo Vàng Ở Những Vùng Ngập Nước
Gáo Vàng là giống cây mang lại lợi nhuận cao cho bà con. Tuy nhiên, để có được Gỗ Gáo Vàng chất lượng, bà con phải biết cách trồng và chăm sóc cây. Đặc biệt là ở những vùng ngập nước. Cây Xanh Gia Nguyễn sẽ chia sẻ cùng bạn qua bài viết này.
Cây Gáo Vàng là loại cây mang lại lợi nhuận cao cho bà con
Cây Gáo Vàng là cây rừng mưa, nửa rụng lá nhiệt đới. Cây tập trung phân bố ở vùng có nhiệt độ cao, lượng mưa lớn. Gáo Vàng ưa khí hậu ấm áp và cần đủ ánh sáng. Cây cũng ưa sống ở những nơi đất ẩm thấp, gần nước, ven sông suối. Đặc biệt, cây còn có thể sống được ở những nơi ngập nước, rừng bán ngập.
Gáo Vàng là loại cây có những đặc tính sinh trưởng rất phù hợp với vùng đất bán ngập. Đây là loại cây rừng thách thức với sông nước.
Trong điều kiện đầy đủ nước, ánh sáng và các dưỡng chất, Gáo sinh trưởng rất nhanh. Trong vòng 5 – 10 năm, bà con có thể thu hoạch Cây Gáo Vàng. Để đạt được điều này, bà con cần biết cách chọn cây giống cũng như trồng và chăm sóc Gáo Vàng.Cách xử lý hạt Gáo Vàng
Hạt Gáo Vàng màu vàng da cam, dễ bị chuột ăn nên bà con cần hái kịp thời. Sau khi hái xong từ 1- 2 tuần. Đợi khi vỏ thối nhũn, bà con nên tách hạt cho vào thùng nước. Những hạt nổi lên trên rửa tiếp 2-3 lần, đưa vào chỗ ráo và râm mát.
Sau khi hong khô hạt, bà con cho vào túi nhựa hoặc lọ thủy tinh để bảo quản. Thời gian bảo quản không quá 5 tháng để chắc chắn khả năng nảy mầm của hạt giống Cây Gáo Vàng. ạt gieo vào tháng 1-2 tỷ lệ nảy mầm 60%.
Ươm cây giống Cây Gáo Vàng
Vườn ươm trồng Cây Gáo Vàng phải làm đất kỹ, đủ phân lót, lên luống. Hạt ngâm vào nước 50-60oc rồi để nguội. Sau đó, bà con ngâm hạt vào nước lã 24h rồi vớt ra để ráo nước, trộn vào cát rắc hạt lên luống.
Lượng hạt thích hợp là 0,1-0,5g/m2, lấp một lớp cát mỏng khoảng 0,3 cm, sau đó dùng lưới che. 10 ngày sau hạt nảy mầm, tỷ lệ 40-60%. Chú ý đề phòng kiến và sâu hại. Đất phải thường xuyên tưới để cây đủ độ ẩm. Khi cây cao 4-5cm thì nhổ cây cho vào túi nilon, sau 3- 4 tháng thì đem trồng.
Kỹ thuật trồng Gáo Vàng
Kỹ thuật trồng Cây Gáo Vàng
Qua khảo sát thực tiễn, điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng ở nước ta rất phù hợp để trồng Cây Gáo Vàng. Qua tính toán dựa trên thực tế thì 1 ha đất có thể trồng được 600 Cây Gáo vàng. Sau 5 đến 6 năm trung bình một cây cho thu hoạch khoảng 1,9m3 gỗ. Với giá bán trung bình hiện nay 1 khối gỗ là 4 triệu đồng thì sau 5 đến 6 năm 1 ha trồng Cây Gáo Vàng cho thu hoạch hơn 1 tỷ đồng từ việc bán gỗ.Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với Cây Xanh Gia Nguyễn. Với kinh nghiệm, sự uy tín và tận tình, chúng tôi sẽ tư vấn cho khách hàng những thông tin hữu ích nhất phù hợp với điều kiện từng địa phương.
Cách Tưới Nước Và Bón Phân Cho Lan
1. TƯỚI NƯỚC
Luôn luôn nhớ rằng nếu không tưới trong vòng một tháng cây lan chỉ bị khựng lại chứ không chết, ngược lại nếu tưới hàng ngày sẽ bị thối rễ và chết. Ở trong rừng núi có khi mấy tháng mưa liền liền mà lan vẫn không sao vì bám vào cành cây cho nên rễ không bị úng nước như trồng ở trong chậu, và nếu không mưa lan cả tháng lan vẫn tươi tốt vì ở đó độ ẩm rất cao. Vậy bao nhiêu lâu chúng ta tưới một lần? Mỗi tuần một lần hay hai lần? Một tuần hay hai tuần một lần? Vấn đề này tùy theo kinh nghiệm và phụ thuộc vào những điều kiện dưới dây:
1. Thời điểm vào mùa hè hay mùa đông? Nhiệt độ cao hay thấp?
2. Nơi để lan ở trong chỗ rợp mát hay ngoài nắng? chỗ đó gió nhiều hay ít?
3. Chậu bằng đất hay chậu nhựa? Chậu to hay chậu nhỏ?
4. Vật liệu trồng lan dùng vỏ cây, đá, rễ cây (tree fern) hay rêu (sphagnum moss)?
5. Loại lan nào? bỏi vì Cattleya cần phải khô rồi mới tưới, còn Paphiopedilum lúc nào cũng phải ẩm ướt. Cây lớn hay cây nhỏ?
6. Cách tưới cho lan ra sao? Tưới thật đẫm hay tưới sơ qua?
Sẽ rất khó nắm bắt, tuy nhiên có một lời khuyên tổng quát
Khi cây mọc mạnh ra nhiều rễ tưới nhiều, khi cây ngừng tăng trưởng bớt tưới. Theo kinh nghiệm vào mùa hè cây đang mọc mạnh rễ ra nhiều, trung bình mỗi tuần hay 3-4 ngày một lần cho tất các loại lan, ngoại trừ Cymbidium, Paphiopedilum, Odontoglossum, Miltonia lúc nào cũng phải ẩm ướt cho nên có thể tưới 2 ngày một lần, riêng loại Vanda mỗi ngày 2-3 lần. Mùa thu cây đã ngừng tăng trưởng, bớt tưới đi khoảng tuần một lần, mùa đông 10-15 ngày một lần ngoại trừ Dendrobium mỗi tháng 1 lần hoặc không cần tưới từ tháng 11 như loại Dendrobium nobile chẳng hạn.
Nhưng tưới bao nhiêu nước cho đủ? Mùa hè tối thiểu, mỗi tháng một lần tưới đi, tưới lại cho thật sũng nước cho ngấm vào trong vỏ cây, đá hay vật liệu trồng lan và để xả cho sạch những chất muối có sẵn trong nước và phân bón. Vào mùa thu nên tưới thêm với Epson Salt theo chỉ dẫn ở dưới. Lan trồng trên các khúc cây (mounted) cần ngâm vào nuớc 15 phút mỗi tuần, nhưng nhớ phải thay nước nhiều lần, vì mỗi lần nhúng cây khác vào sẽ nước không còn sạch và dễ nhiễm bệnh.
Lan trồng trong chậu đất mau khô nước hơn trong chậu nhựa. Chậu lớn hay cây lớn tưới thưa hơn chậu nhỏ và cây nhỏ.
Có người hỏi ta nên tưới bằng nước gì? Nước lọc, nước máy, nước mưa, nước giếng hay nước trong hồ bơi, hồ cá? Nước mưa tốt nhất, nước lọc Reverse Osmosis (ROS) hay nước cất (Distilled) đều tốt nhưng quá tốn kém, nước lọc qua bình Deironized tốt nhưng cũng hơi tốn tiền. Không nên dùng nước hồ bơi vì có nhiều Chlorine.
Nước máy, nước hồ cá và nuớc giếng có ít cặn chỉ số dưới 300ppm (Part per million) hay TDS (total dissolved salt) tốt, dưới 500ppm tạm được, trên 700ppm không nên dùng dể tưới lan. Nước máy mỗi vùng đêù khác nhau vì có pha thêm nước giếng nhiều hay ít. Muốn biết chỉ số này hãy hỏi công ty cung cấp nước hoặc lấy mẫu nhờ tiệm nước lọc đo hộ.
Một vài loại lan như: Disa đòi hỏi phải nưới bằng nước mưa, nước lọc ROS hay nuớc cất. Một vài loại khác như: Draculla, Masdevalia v.v… cũng đòi hỏi nước khá tinh khiết. Ngoài vấn đề cặn trong nước còn có vấn đề chỉ số nồng độ pH, từ 4.0 đến 8.0 đều có thể tưới lan được. Nhưng nếu trên 8.0 hay dưới 4.0 sẽ làm cho phân bón bị vô hiệu quả.
Mùa hè nên tưới nước nên tưới vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều gần tối, không khí mát mẻ sẽ giúp cho rể cây mọc mạnh. Các mùa khác nên tưới vào buổi sáng để cho lá cây được khô vào buổi tối khi nhiệt độ xuống thấp, tránh các bệnh tật dễ phát sinh trong môi trường lạnh và ướt át. Loại lan Hồ Diệp Phalaenopsis chẳng hạn nếu đọng nước trên lá non vào ban đêm sẽ bi thối ngọn và chết.
Tưới quá thường xuyên làm cho rễ lúc nào cũng ướt không hút được dưỡng khí nuôi cây và làm cho vật liệu nuôi cây chóng bị mục. Lá cây bị vàng và nhăn nheo, rễ mềm và ngả mầu nâu là dấu hiệu tưới quá nhiều. Trường hợp này cắt bỏ rễ thối, rắc bột Sulfur (diêm sinh) rồi cho vào túi nylon cột chặt lại, chờ cho rễ mọc khoảng 2 phân sẽ trồng lại.
Tưới quá ít sẽ làm cho rễ không mọc sâu xuống đước, muối sẽ đọng lại trong chất liệu trồng cây làm cho rễ bị khô, trở nên mầu xám dễ gẫy. Thấy lá non Oncidium, Miltonia hay bất cứ loại nào có lá dài bị chun xếp lại hay đổi thành mầu xám là dấu hiệu tưới không đủ nước.
Để có thể kiểm soát lượng nước tưới một cách tốt nhất bạn nên tham khảo thiết kế hệ thống tưới phun sương tạo ẩm cho lan. Các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm hay thời tiết sẽ được các thiết bị kiểm soát và tự động điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với điều kiện sinh trưởng của cây.
Chúng ta nên nhớ rằng lan mọc trong rừng núi đâu có phân bón mà vẫn tươi tốt. Lan chỉ nhờ phân chim, lá mục và các khoáng chất lẫn trong không khí hay nước mưa mà sống. Các nhà trồng lan chuyên nghiệp đã nghiên cứu riêng rẽ từng loại lan cho nên họ bón phân cho lan rất chính xác. Những người chơi lan tài tử thường hay mắc phải lỗi lầm bón quá nhiều.
Phân bón nhân tạo dù là nước hay bột cũng dễ hòa tan trong nước và có tác dụng trong vòng một giờ. Phân bón thường mang 3 nhóm chữ số như 30-10-10, 15-15-15, 10-30-20. Nhóm đầu chỉ số lượng Nitrogene giúp cho cây lá mọc mạnh, nhóm thứ hai chỉ số Phosphorus giúp cho hoa, quả. Nhóm thứ ba chỉ số Potassium giúp cho củ và rễ. Nhưng thực ra trong phân bón còn có nhiều chất khác cần thiết cho cây như sắt, kẽm, đồng, v.v… nhưng số lượng rất nhỏ không đáng kể. Trên thị trường có rất nhiều phân bón với công thức khác nhau. Nhà sản xuất nào cũng nói là cuả mình hay và đúng hơn cả. Mới đây viện đại học Michigan sau nhiều năm nghiên cứu đã cho ra một công thức 19-4-23 khá thành công. Nhưng cũng có nhiều nhà khoa học không đồng ý và khuyên nên bón phân cho lan với loại có công thức đồng đều thí dụ: 7-7-7. Do đó mỗi người dùng một loại phân có công thức khác nhau.
Những mầu sắc xanh, đỏ hay vàng là chỉ do nhà sản xuất dùng để dễ phân biệt chứ không có một tác dụng nào cả. Phân bón làm thành viên, que không thích hợp cho lan không nên dùng vì quá mạnh sẽ làm cháy rễ.
Phân bón hột loại chậm tan (Slow release) chỉ nên dùng trong trường hợp lười bón phân hoặc dùng cho Cymbidium là loại cần nhiều phân bón. Thứ phân này cần phải có nhiệt độ trên 70°F mới làm vỡ vỏ bọc bên ngoài.
Mùa hè khi cây mới mọc cần bón loại 30-10-10, khi cây đã ngưng tăng trưởng vào mùa thu bón loại 10-30-20 (Blossom booster) thúc cho hoa nở. Nếu chỉ có ít cây và không muốn đổi loại phân nên dùng 15-15-15-hoặc 20-20-20. Không nên mua loại phân trong Nitrogene có chất Urea bởi vì chất này cần có một thời gian mới tác dụng, nên phân chưa kịp ngấm đã tưới đi mất.
Nên nhớ chỉ bón phân cho lan với liều lượng ¼ hay ½ một thìa cà phê gạt cho 1 gallon nước. Nên bón loãng mỗi tuần 1 lần
Khi thấy đầu lá bị đen lại đó là đấu hiệu bón quá nhiều phân và có muối đọng trong chậu. Nên tưới bằng Epson Salt tức là Magnesium Sulfate, 1 thìa súp cho 1 gallon nước để rã hết chất muối. Sau đó tưới thật đẫm để xả cho sạch.
Thấy cây lan èo uột vàng úa mà bón nhiều phân, tưới nhiều nước là giết cây lan mau lẹ. Đừng bao giờ bón phân cho lan khi chậu cây quá khô, cây sẽ bị khựng lại.
Nên tưới nước vào ngày hôm trước hoặc 4-5 giờ trước rồi mới bón phân. Đừng bao giờ tưới bón khi nhiệt độ xuống dưới 50°F
Hướng Dẫn Cách Trồng Lan Cơ Bản Cho Người Mới Chơi Cây Lan Dễ Trồng Cho Người Mới Chơi
Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Bón Cho Sen, Súng, Cây Ngập Nước trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!