Xu Hướng 9/2023 # Phân Bón Cho Cây Khoai Lang # Top 11 Xem Nhiều | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Phân Bón Cho Cây Khoai Lang # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Phân Bón Cho Cây Khoai Lang được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

 

1– Đặc điểm nông học và yêu cầu ngoại cảnh:

Khoai lang là cây có củ sống quanh năm, nhiệt độ thích hợp cho khoai lang từ 20-300C dưới 150C và trên 300C cây ngừng sinh trưởng. cây khai lang có thể chia làm hai giai đoạn: giai đoạn phát triển rễ sợi, thân, lá và giai đoạn hình thành và phát triển củ.  Khoai lang là cây trồng không kén đất có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, thích nhất là đất cát pha, tơi xốp, tầng đất canh tác càng dày càng tốt, thoát nước, pH=5-6.  

    Kỹ thuật trồng:

    Có thể trồng 4 vụ/năm, thời gian xuống giống tùy theo nông lịch ở từng địa phương. Hai vụ mùa mưa ( trồng tháng 5 và trồng tháng 8) và hai vụ trong mùa khô (trồng tháng 11 và trồng tháng 1)Khai lang được trồng thành luống, sau khi lên luống hoàn chỉnh, rạch 1 hàng trên đỉnh luống sâu 7-10 cm, bón lót phân, phủ qua một lớp đất mỏng, sau đó đặt dây dọc giữa luống, nối đuôi nhau, dùng tay lấp đất nhẹ, lấp kín không hở cổ dây, chừa lại ngọn 5-7 cm. Mật độ trồng từ 4-5 dây/mét dài theo chiều dọc luống. Nếu trời quá khô hanh, sau khi trồng cần tưới thêm nước và vun lại luống

    3- Nhu cầu và vai trò các chất dinh dưỡng với khoai lang

    Đạm có vai trò quyết định trong quá trình trao đổi chất và năng lượng cũng như các hoạt động sinh lý của cây. Giúp cho thân, lá và bộ rễ phát triển mạnh trong giai đoạn đầu và hình thành củ và trọng lượng củ trong giai đoạn sau. Tuy nhiên phần lớn đạm tập trung ở lá do vậy không nên bón nhiều đạm vì bón nhiều đạm khoại lang sẽ chủ yếu phát triển thân lá và ảnh hưởng đến năng suất.Lân có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp, quá trình hình thành và phát triển của bộ rễ, đặc biệt là rễ củ, bón đầy đủ lân sẽ làm cho số lượng rễ củ nhiều góp phần cho tăng năng suất và hàm lượng tinh bột tăng, giảm tỷ lệ chất sơ trong củ.Nhu cầu kali của khoai lang còn cao hơn cả khoai tây và sắn, kali có tác dụng tăng khả năng chống chịu của cây, tích lũy tinh bột và đường. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bón phân hữu cơ cho khoai lang làm tăng năng suất rất lớn, mức bội thu đạt 29-34 tạ/ha khi bón phân chuồng và 22-23 tạ/ha khi bón rơm rạ 

    3.1 Liều lượng phân bón sử dụng cho cây khoai lang 

    Liều lượng phân bón cho cây khoai lang 

    Phân chuồng(tấn/ha) Đạm Lân VĐ Kali

    N (kg/ha) Urê (kg/ha) P2O5(kg/ha) Lân*(kg/ha) K2O (kg/ha) KCl (kg/ha)

    10 40-60 87-130 30-40 175-235 80-90 133-150

    3.2 Thời kỳ và phương pháp bón 

    Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và phân lân bón lót trước khi lên luống bước 1 và 1/3 đạm và 1/3 kali khi lên luống bước 2.Bón thúc 1: Thời gian sau 15-30 ngày au khi trồng, 1/3 lượng đạm và 1/3 lượng kali bón vào hai bên luống, cách gốc 15-20 cm và nấp đất sau khi bón.Bón thúc 2: thời gian sau 45-60  ngày sau trồng, bón số phân đạm và phân kali còn lại. 

    4- Hiệu lực của kali đối với khoai lang  Như đã nêu ở trên, do kali là yếu tố hạn chế năng suất hàng đầu của khoai lang nên bón kali cho bội thu tới 86-115%. Hiệu suất do bón kali đạt 16-24kg củ/1kg kali clorua trên nền không có hữu cơ và 2,4-4,7kg củ/1kg kali clorua trên nền có hữu cơ.

    Cách Bón Phân Cho Cây Khoai Lang

    Khoai lang không kén đất nhưng ưa thích nhất là đất cát pha, tơi xốp, tầng canh tác càng dày càng tốt, thoát nước, đất kiềm độ pH 5 – 6. Với yêu cầu của khoai lang như vậy nên bón phân lân nung chảy Văn Điển rất phù hợp.

    Khoai lang nếu trồng ở điều kiện sản xuất bình thường năng suất có thể đạt từ 16 – 25 tấn củ/ha và 10 – 15 tấn thân lá, trong thời gian ngắn từ 70 – 80 ngày, nếu trồng trong điều kiện được thâm canh trồng đúng kỹ thuật, bón phân NPK hợp lý nhất là phân kali sẽ đạt năng suất cao từ 30 – 40 tấn củ và 15 – 30 tấn thân lá/ha.

    Khoai lang không kén đất nhưng ưa thích nhất là đất cát pha, tơi xốp, tầng canh tác càng dày càng tốt, thoát nước, đất kiềm độ pH 5 – 6. Với yêu cầu của khoai lang như vậy nên bón phân lân nung chảy Văn Điển rất phù hợp.

    Cây trồng được bón phân lân Văn Điển không những mang lại năng suất cao, chất lượng nông sản tốt mà còn tăng khả năng chống chịu bệnh, chịu hạn, chịu rét và chống đổ. Phân lân Văn Điển ngoài lân còn có các chất trung và vi lượng: P2O5 (lân): 15 – 17%, CaO (canxi – vôi): 28 – 34%, MgO (manhe): 15 – 18%, SiO2 (silic): 24 – 30% và các chất vi lượng: Bo, mangan, đồng, kẽm, sắt,…

    Sử dụng phân lân nung chảy Văn Điển có thể kết hợp hoặc thay thế bằng phân đa yếu tố NPK Văn Điển bón cho cây khoai lang cũng rất tốt. Do sản xuất dựa trên nền phân lân Văn Điển nên phân đa yếu tố NPK Văn Điển mang đầy đủ các ưu điểm của phân lân Văn Điển và đặc biệt thích hợp cho các loại đất bạc màu, đất chua mặn vì có tính khử chua, trị mặn. Bón các loại phân của công ty cổ phần phân lân Văn Điển sẽ không phải bón thêm vôi bột.

    Phân đa yếu tố NPK Văn Điển bón cho khoai lang có 2 loại- phân bón lót và phân bón thúc. Phân bón lót NPK: 4.12.7 thành phần có đầy đủ các chất dinh dưỡng: N (đạm): 4%, P205 (lân): 12%, K20 (kali): 7%, S (lưu huỳnh): 2%, MgO (manhe): 8%, CaO (canxi): 16%, SiO2 (silic): 15% và các chất vi lượng như: B (Bo), Mn (mangan), Zn (kẽm), Cu (đồng), Co (coban)… Phân bón thúc NPK 9.9.12 với thành phần dinh dưỡng: N: 9%, P205: 9%, K2O: 12%, S: 2%, MgO: 7%, CaO: 12%, SiO2: 9% và các chất vi lượng: B, Mn, Zn, Cu, Co…

    Ở miền Bắc nơi trồng khoai lang nhiều là tỉnh Bắc Giang, diện tích năm 2013 gần 5.000ha. Đất ở Bắc Giang là đất cát pha, bạc màu, đất chua nghèo dinh dưỡng nhất là nghèo lân và kali. Ông Hoàng Tiến Hùng- Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Hiệp Hoà chia sẻ: “Diện tích khoai lang hàng năm cả huyện trồng khoảng 1.000ha. Phân NPK Văn Điển sử dụng còn ít do dân chưa hiểu nhiều về loại phân này nhưng những nơi đã sử dụng thì thấy có hiệu quả vì phù hợp với đất chua”.

    Về số lượng phân và cách bón cho khoai lang như thế nào để có hiệu quả: Bón lót cho 1 sào Bắc Bộ (360m2): Phân chuồng: 200 – 300kg, 15 – 20kg phân Văn Điển đa yếu tố NPK 4.12.7. Bón phân chuồng, cùng với phân NPK vào rạch luống lấp đất mỏng kín phân, đặt dây giống. Bón thúc: Phân Văn Điển đa yếu tố NPK 9.9.12, bón 1 sào: 8 – 10kg. Bón khi khoai lang ngả ngọn bò kết hợp với vun luống. Khoai lang được bón phân Văn Điển đa yếu tố NPK sẽ cho củ to, ít mắt, vỏ nhẵn, hàm lượng đường, bột cao, lượng nước ít nên bảo quản được lâu, tránh được hiện tượng nhăn vỏ khi để lâu, cây khoẻ, ít sâu bệnh.

    Vùng trồng khoai lang lớn nhất cả nước là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Năm 2013 vùng này trúng mùa khoai lang với diện tích 20.269ha, năng suất 24 tấn/ha. Bình quân mỗi ha thu: 70 – 90 triệu đồng, lãi ít nhất 50 triệu đồng/ha/vụ. Các giống trồng phổ biến là khoai lang bí, khoai lang trắng, khoai lang sữa và khoai lang tím Nhật.

    Vĩnh Long là tỉnh có diện tích khoai lang lớn nhất vùng ĐBSCL, năm 2013 diện tích khoai lang 9.857ha. Nơi đây chủ yếu trồng khoai lang tím Nhật, cho năng suất: 30 – 36 tấn/ha nhưng hiệu quả kinh tế cao gấp đôi các giống khác vì bán giá cao. Ông Dương Hữu Phước- Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Bình Tân cho biết: “Diện tích khoai lang năm 2013 cả huyện trồng 8.000ha. Đất trồng khoai lang chủ yếu trên đất luân canh với lúa. Đất ở đây là đất sét pha thịt có bị nhiễm phèn.

    Do ở xa nên việc sử dụng phân lân Văn Điển và phân NPK Văn Điển còn ít nhưng sử dụng thấy có hiệu quả nhất là nơi đất nhiễm phèn, năng suất tăng rõ rệt, tỷ lệ củ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu cao hơn”.

    Ông Nguyễn Văn Tua- Chủ nhiệm HTX NN Thành Đông và ông Phan Văn Tiệp- cộng tác viên khuyến nông xã Thành Trung cùng có chung nhận xét: “Do đất ở đây là đất nhiễm phèn phải bón vôi nên mặc dầu việc sử dụng phân lân và phân NPK Văn Điển còn ít nhưng có hiệu quả vì trong phân có tỷ lệ lân và vôi cao. Bón phân Văn Điển khoai lang dây mập, lá tốt bền, củ to, vỏ củ đẹp hơn”.

    Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Khoai Lang

    Khoai lang là một thực phẩm phổ biến đối với người dân nước ta, đã từ rất lâu rồi cây khoai lang đã trở thành cây lương thực chủ yếu sau lúa gạo. Cây khoai lang được trồng vì 2 mục đích là lấy ngọn và lấy củ. củ khoang lang chứa rất nhiều chất xơ, beta caroten, các vitamin và chất chống oxy hóa, đặc biệt là hàm lượng tinh bột trong khoai lang cao. Củ khoai lang có tác dụng làm cải thiện hệ tiêu hóa, làm sáng mắt, đặc biệt ăn củ khoai lang là một chế độ giảm cân tốt cho chị em phụ nữ. Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều giống khoai lang được trồng như khoai lang ruột tím, khoai lang ruột vàng, ruột trắng, khoai lang Nhật, khoai mật… Để đạt được hiệu quả cao trong việc trồng khoai lang bà con nên chú ý đến quy trình trồng, chăm sóc và bón phân cho cây khoai lang.

    Cây khoai lang có thể trồng bằng củ hoặc dây. Dây giống phải đạt yêu cầu không sâu bệnh, khỏe mạnh, chưa có hoa và rễ, dây bánh tẻ. Dây được cắt từ cây có 45 – 75 ngày tuổi. Dây giống được cắt từ ngọn xuống dài từ 25 – 30 cm.

    Cây khoai lang có thể trồng quanh năm nhưng để đảm bảo năng suất gieo trồng bà con nên trồng vào 2 vụ sau:

    Vụ khoai lang xuân hè: trồng từ giữa tháng 2 đến đầu tháng 3

    Vụ khoai lang Đông: trồng từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9

    Khoai lang có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng trồng khoai lang để lấy củ thì bà con nên trồng ở đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ.

    Đất trồng phải được cày xới kỹ, được làm sạch cỏ và tơi xốp. Sau đó lên luống cao từ 40 – 45 cm, rộng 1.2 – 1.5 m. Lên luống bà con nên chọn hướng Đông Tây để thoát nước tốt.

    Để cây khoai lang phát triển tốt bà con nên trồng vào lúc thời tiết mát mẻ, đất có độ ẩm cao.

    Mật độ trồng cây: để cây phát triển tốt nên trồng từ 38 – 40 ngàn khóm/ha. Khoảng cách 5 – 6 dây/m chiều dài luống.

    Trồng hàng đơn, vùi dây giống giữa dọc theo luống và nối đuôi nhau. Đồng thời, đoạn dây giống phải nằm song song với mặt luống. Ngọn phải ở trên mặt luống dài 5 – 10 cm. độ sâu dây bị vùi khoảng 10 – 15 cm.

    Bón phân thời kỳ nuôi lấy củ (khoảng 45 – 50 ngày)

    QUY TRÌNH KỸ THUẬT BÓN PHÂN VÀ CHĂM SÓC CÂY KHOAI LANG

    Phải giữ được độ ẩm cho đất thường xuyên khoảng 65 – 80 %. Nếu trồng khoai lang vào mùa khô hạn thì phải tưới nước vào rãnh khoảng 1/3 – 2/3 luống.

    Thường xuyên xới đất và làm sạch cỏ để tăng độ xốp cho đất đồng thời làm giảm lượng chất dinh dưỡng thất thoát.

    Sau khi trồng khoảng 25 – 30 ngày thì tiến hành bấm ngọn để cây ra nhánh nhiều hơn, tăng cường sinh trưởng và ra củ nhiều hơn. Tích lũy được chất hữu cơ.

    Tiến hành nhấc dây để làm đứt rễ con, việc làm này phải làm thường xuyên, nhấc xong phải đặt dây vào vị trí cũ không được làm trật dây và tổn thương đến lá. Việc làm này sẽ làm cho chất dinh dưỡng tập trung về củ, cũ sẽ to hơn.

    Thường xuyên kiểm tra, thăm cây để kịp thời phát hiện sâu bệnh hại, sớm có phương án điều trị. Khi bà con dùng phân bón hữu cơ vi sinh đã hạn chế được sâu bệnh hại rồi.

    PHÂN BÓN HỮU CƠ BIOSACOTEC

    Thuộc sở hữu của Công ty CPĐT CÔNG NGHỆ SẠCH SACOTEC, chúng tôi sẽ trả lời bất kỳ thắc mắc cũng như phàn nàn của khách hàng về sản phẩm – dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.

    💻Website: biosacotec.com ☎️ Điện thoại: 028.6291.2329 🌎Địa chỉ: Số 45 đường số 16, KP4, phường An Phú, Quận 2, TP Hồ Chí Minh

    0888.45.0606 – 0888.37.1616

    Mạnh Quân

    Xin chào tôi là Mạnh Quân giám đốc Sacotec , chúng tôi đang tập trung vào mảng chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ sinh học, xu hướng phát triển tất yếu hiện nay. Đi kèm đó là việc phân phối cực kỳ đa dạng các sản phẩm hữu cơ trong và ngoài nước với giá tốt nhất như phân tảo bón lá, phân gà vi sinh, phân đạm cá, chế phẩm sinh học… Xem tất cả bài viết của Mạnh Quân →

    Bón Phân Npk Văn Điển Cho Cây Khoai Lang

    Bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển, cây trồng phát triển khỏe, phát triển cân đối, hạn chế Bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển, cây trồng phát triển khỏe, phát triển cân đối, hạn chế sâu bệnh, chịu hạn, chịu rét tốt, cây khoai cho năng suất cao, chất lượng nông sản tốt.

    Khoai lang bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho củ to.

    Phân đa yếu tố NPK Văn Điển, sản xuất từ phân lân nung chảy Văn Điển, đạm urê và kali. Ưu điểm của phân đa yếu tố NPK Văn Điển hơn hẳn các loại phân NPK thông thường khác là: Đầy đủ các chất dinh dưỡng, đạm, lân, kali và các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho cây trồng như vôi, manhê, silic, đồng, bo, mangan, sắt, kẽm…Bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển, cây trồng phát triển khỏe, phát triển cân đối, hạn chế sâu bệnh, chịu hạn, chịu rét tốt, cây khoai cho năng suất cao, chất lượng nông sản tốt.

    Bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển, làm cho đất ngày càng màu mỡ, giảm phèn, giảm rong rêu.Phân bón dùng cho cây khoai lang:

    – Phân NPK 4.12.7, dùng bón lót (N=4%; P2O5=12%; K2O=7%; S=2%; MgO=8%; CaO=16%; SiO2=15 và các chất vi lượng B, Mn, Zn, Cu, Co…).

    – Phân NPK 9.9.12 dùng bón thúc (N=9%; P2O5=9%; K2O=12%; S=2%; MgO=7%; CaO=12%; SiO2=9 và các chất vi lượng B, Mn, Zn, Cu, Co…).

    Khoai lang được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển sẽ cho củ to, ít mắt, vỏ nhẵn, hàm lượng đường, bột cao, lượng nước ít nên bảo quản được lâu, tránh được hiện tượng nhăn vỏ khi để lâu, cây khoẻ, ít sâu bệnh.

    Sản Phẩm Bao gồm các loại: gà giống, vịt giống, ngan giống, ngỗng giống Địa Chỉ

    Thôn 5, Xã Phù Vân, TP. Phủ Lý , Hà Nam

    Thu Hà là một trong những địa chỉ đang được bà con chăn nuôi khắp cả nước tin cậy và mua con giống. Thu Hà được đánh giá có con giống tốt và chất lượng và dịch vụ khá tốt. Đặc biệt với những bà con ở xa có thể yên tâm khi mua giống vì có chính sách bảo hành trong quá trình vận chuyển

    Kỹ Thuật Trồng Và Bón Phân Cho Cây Khoai Lang

    Khoai lang (Ipomoea batatas) là một loài cây lương thực với các rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, được gọi là củ khoai lang ngoài ra nó là một nguồn cung cấp rau ăn củ quan trọng, được sử dụng trong vai trò của cả rau lẫn lương thực. Các lá non và thân non cũng được sử dụng như một loại rau. Khoai lang có quan hệ họ hàng xa với khoai tây (Solanum tuberosum) có nguồn gốc Nam Mỹ và quan hệ họ hàng rất xa với khoai mỡ là các loài có nguồn gốc từ châu Phi và châu Á. 1- Làm đất:

    Đất trồng khoai phải tơi xốp, tốt nhất là trồng trên đất giồng, đất trồng cây màu nhiều năm, đất pha cát. Dọn sạch cỏ rồi lên luống, bề ngang rộng 1m, cao 35 – 40cm; rãnh luống rộng 20cm, sâu 25cm để dẫn và thoát nước dễ dàng.

    2- Chọn giống:

    Hiện có nhiều giống khoai lang cho năng suất, chất lượng cao như khoai lang bí đường xanh (vỏ đỏ ruột vàng), thời gian sinh trưởng 100-105 ngày, chất lượng tốt, năng suất 25-30 tấn/ha; khoai lang tím Nhật (vỏ tím ruột tím), thời gian sinh trưởng 110-115 ngày, năng suất 30-35 tấn/ha.Chọn hom dài khoảng 35-40cm, có từ 6-7 mắt, mập mạp, không sâu bệnh. Trồng hom ngọn sẽ cho năng suất cao hơn hom bánh tẻ và hom gốc. Cắt hom xong để nơi thoáng mát trong 2 ngày để các mắt đâm rễ mới, khi đem trồng khoai sẽ ra rễ và chồi nhanh hơn, tỷ lệ sống cao hơn.Dùng cuốc rạch một đường ở giữa luống, sâu khoảng 10-15cm, đặt hom vào giữa rãnh, mỗi hom cách nhau 20-25cm, sau đó lấp đất, để ngọn hom nhô lên khoảng 10cm.

    3- Chăm sóc – Bón phân:

    Lượng phân dùng cho 1ha là 5-6 tấn phân Hiếu Giang Better hữu cơ sinh học HG01, 800-1000kg vôi, 150kg Phân Hiếu Giang better NPK 16-12-8-11+TE, 100kg Phân Hiếu Giang Better NPK 12-12-17-9+TE.

    * Bón lót 100% phân Hiếu Giang Better hữu cơ sinh học HG01 + 100% vôi trước khi xới đất hoặc đặt hom.

    * Bón thúc lần 1 vào 15-20 ngày sau khi trồng với lượng 100kg phân Hiếu Giang better NPK 16-12-8-11+TE (hòa tan tưới hoặc rải hạt)

    * Thúc lần 2 vào 30 ngày sau khi trồng với 50kg phân Hiếu Giang Better NPK 16-12-8-11+TE.

    * Thúc lần 3 sau trồng 45 ngày bón 100kg phân Hiếu Giang Better NPK 12-12-17-9+TE.

    (tùy thuộc vào thời tiết có thể chia ra bón thúc 2 lần vào thời gian 15-20 ngày sau trồng và 45 ngày sau trồng)

    Sau khi bón phân, tưới nước ngay để cây dễ hấp thụ.

    Xới đất thường xuyên để cây và củ dễ phát triển. Thường xuyên giữ ẩm cho khoai, không tưới quá nhiều, có mưa lớn cần thoát nước ngay.

    4- Phòng trừ sâu bệnh:

    Có 2 loài làm giảm chất lượng khoai là bệnh ghẻ và bọ hà. Phòng trừ bệnh ghẻ bằng cách sử dụng nguồn giống sạch bệnh. Khi phát hiện ổ bệnh có thể dùng Score 250ND (0,3 -0,5lít/ha); Anvil 5-10EC (0,3-0,5lít/ha) để phun.

    Bọ hà gây hại khoai tươi ngoài ruộng và trong kho, tỷ lệ gây hại khá lớn. Phòng trừ bằng cách loại bỏ củ đã bị nhiễm bệnh trước khi đưa vào kho bảo quản. Có thể dùng Vicarp 95BHN hoặc Padan 95SP phun xịt định kỳ 10 ngày/lần.

    Phân bón Hiếu Giang Better kính chúc bà con trúng mùa được giá!

    Bón Phân Đa Yếu Tố Npk Văn Điển Cho Cây Khoai Lang

    Diện tích trồng khoai lang của Hà Nội năm 2014 là 3.690ha, tuy không nhiều nhưng có một số HTX điển hình trồng khoai lang với diện tích lớn, biết cách đầu tư thâm canh có năng suất cao, chất lượng khoai ngon làm sản phẩm hàng hóa mang lại giá trị thu nhập cao.

    HTX Hồng Thái, huyện Ba Vì là một trong những điển hình như vậy. Nơi đây có diện tích trồng khoai lang cả năm 400ha. HTX trồng giống khoai Hoàng Long, sản phẩm ngay sau thu hoạch được nhiều công ty đến thu mua, nhất là sau khi HTX có địa chỉ trên mạng.

    Từ gần chục năm nay, khoai lang trở thành cây trồng chính và là nguồn thu nhập lớn của bà con nông dân. Giống khoai lang Hoàng Long có chất lượng ngon. Năng suất thu được 5-6 tạ/sào, bán giá bình quân 14.000 đồng/kg, 1 sào thu 7-8 triệu, lãi 4-5 triệu/sào. Có 1 số hộ 1 năm thu từ khoai lang 20-30 triệu.

    Ông Phùng Quốc Lượng – Chủ nhiệm HTX Hồng Thái cho biết: “Nếu có khoai lang với số lượng lớn và chất lượng tốt thì không phải lo đầu ra mà hiệu quả kinh tế của khoai lang cao hơn nhiều so với trồng lúa. Bón phân NPK Văn Điển khoai lang dây mập, lá xanh dày, tăng sức chịu úng khi gặp mưa, tăng khả năng chịu rét, năng suất cao, củ khoai có độ đồng đều và hình thức đẹp”.

    Khoai lang cần nhiều kali, ưa đất có tính kiềm (độ pH từ 5-6), nên phân NPK Văn Điển đáp ứng yêu cầu như vậy. Phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng bón cho khoai lang có 2 loại: Phân bón lót và phân bón thúc. Phân bón lót NPK Văn Điển 4.12.7, thành phần có đầy đủ các chất dinh dưỡng cân đối và hợp lý đáp ứng với thời kỳ đầu của khoai: N: 4%, P205: 12%, K20: 7%, S: 2%, MgO: 8%, CaO: 16%, SiO2: 15% và các chất vi lượng: Bo, Mn, Zn, Cu, Co… Bón 1 sào 15-20kg phân NPK Văn Điển 4.12.7. Lên luống, rạch hàng, bón phân chuồng + bón NPK Văn Điển lấp đất kín phân và đặt dây khoai lên trên.

    Loại phân bón thúc: Phân đa yếu tố NPK Văn Điển 9.9.12. Phân có tỷ lệ các chất dinh dưỡng cao, cân đối nhất là giàu kali phù hợp với giai đoạn cuối giúp khoai lang phát triển, tích lũy các chất dinh dưỡng vào củ, tăng hàm lượng tinh bột, đường, các vitamin để nâng cao chất lượng của khoai.

    Tỷ lệ các chất dinh dưỡng: N: 9%, P205: 9%, K20: 12%, S: 2%, MgO: 7%, CaO: 12%, SiO2: 9% và các chất vi lượng: Bo, Mn, Zn, Cu, Co… Bón 1 sào: 8-10kg, bón khi khoai lang ngả ngọn và kết hợp với vun luống, khoai lang nếu bón đủ số lượng 2 loại phân NPK Văn Điển thúc và lót trên sẽ không phải bón thêm một loại phân hóa học nào khác.

    Tăng năng suất, chất lượng

    Khoai lang được bón phân NPK Văn Điển sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh, tăng sức chống chịu với các điều kiện thời tiết bất thuận như rét, hạn, úng… tăng năng suất và chất lượng. Huyện Chương Mỹ có nhiều diện tích đồng vàn và đồng trũng, đất chua nên các cây trồng hầu hết được bón phân NPK Văn Điển trong đó có cây khoai lang.

    Nói về hiệu quả phân bón Văn Điển, ông Nguyễn Duy Nam- Trạm trưởng Trạm Khuyến nông nhận xét: “Phân NPK Văn Điển giúp khoai lang tốt bền, tăng sức chống chịu. Do trong phân có đầy đủ các chất dinh dưỡng nên ngoài việc tăng năng suất, chất lượng còn có tác dụng cải tạo đất chua và bổ sung các chất vi lượng mà đất đang thiếu hụt”.

    Từ thành phần của phân NPK Văn Điển trong đó có dinh dưỡng chính là lân. Lân Văn Điển được chế biến từ loại khoáng thiên nhiên nên không độc hại với môi trường như các loại phân hóa học khác, trái lại sau khi bón vài ba năm đất sẽ thêm tơi xốp và hạn chế tác hại của các chất độc.

    Thực tế qua nhiều năm bón lân Văn Điển, 3 năm nay bón NPK Văn Điển cho cây khoai lang, ông Nguyễn Hữu Cử – Chủ nhiệm HTX Hữu Văn, huyện Chương Mỹ: “Hàng năm HTX trồng 70ha khoai lang. Phân NPK Văn Điển bón khoai lang dây cứng, mập, thưa đốt, ngọn to, nhìn ruộng đồng đều màu xanh sáng. Tận dụng hái được ngọn để bán đến lúc thu hoạch. Khoai sai củ, củ đồng đều, nhẵn, màu vỏ củ hồng tươi, mã đẹp”.

    Nguồn: chúng tôi

    Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Bón Cho Cây Khoai Lang trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!