Xu Hướng 3/2023 # Phân Bánh Dầu Đậu Phộng # Top 9 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Phân Bánh Dầu Đậu Phộng # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Phân Bánh Dầu Đậu Phộng được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

PHÂN BÓN BÁNH DẦU ĐẬU PHỘNG LAVAMIX

Phân bánh dầu đậu phộng có khối lượng: Chai 100ml

Thành phần:

+ N: 2%; P2O5: 2%; K2O: 2%; B: 2000 ppm

+ Tỷ trọng: 1.25

+ pH: 7

+ Nguyên liệu được pha trong dung dịch sinh học đặc hiệu khi thủy phân bánh dầu.

Đặc điểm và công dụng: 

+ Phân bón bánh dầu đậu phộng thủy phân-phân bón ra hoa, đậu trái là dạng phân hữu cơ với nguồn dinh dưỡng giàu đạm, đặc biệt tốt cho cây trồng. Theo phương pháp truyền thống, bánh dầu được sơ chế bằng cách ngâm với nước trước khi bón cho cây. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của phương pháp truyền thống là thời gian ngâm kéo dài và gây mùi hôi rất khó chịu trong và sau khi bón.

+ Là loại phân sinh học cung cấp đạm thực vật giúp cây xanh tốt. Phân đã được xử lý mùi hôi nên sử dụng rất tiện lợi.

+ Sử dụng giai đoạn cây con, cây cần phát triển thân cành lá, nuôi hoa, nuôi quả và phục hồi cây sau khi ra hoa, ra quả.

+ Các loại cây nên dùng: Rau màu, cây ăn trái, cây hoa kiểng…

Cách sử dụng:

+ Có thể phun qua lá hoặc tưới gốc cho cây. Lưu ý bón phân lúc trời mát tránh nắng và tránh mưa.

+ Đồng thời, với Lavamix VIF – Super, hạn chế về thời gian ngâm ủ kéo dài và mùi hôi của phương pháp ngâm bánh dầu truyền thống đã được giải quyết triệt để.

 Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

 CỬA HÀNG CÂY CẢNH S-XANH 

Địa chỉ: Trường Chinh, Phường 3, TP. Tây Ninh

 Hotline: 0377818725 – 0866995446

 Email: caycanhsxanh@gmail.com

 Fanpage: https://www.facebook.com/caycanhsxanh/ 

 Website: https://caycanhsxanh.com

�� Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCPHqPdOo-n-TouAEiTCaPKw

0.0

Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Đậu Phộng

– Đậu phộng là cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày, cây có dầu thuộc cây họ đậu. Tùy theo giống thời gian sinh trưởng từ gieo đến thu hoạch 90-120 ngày. Nhiệt độ thích hợp 25-30oC. Cây đậu phộng ưa đất nhẹ, tơi xốp, từ đất thịt đến thịt pha cát. pH thích hợp là 5,5-6,5.

– Thời vụ: Đậu phộng có thể trồng quanh năm, mật độ trồng 300.000-400.000 cây/ha (2 hạt/hốc). 2. Nhu cầu dinh dưỡng:

Theo các kết quả nghiên cứu, để đạt được năng suất 3 tấn quả (củ)/ha, cây đậu phộng cần 192kg N, 48kg P2O5, 80kg K2O, 79kg CaO.

Cây đậu phộng cần một lượng dinh dưỡng lớn, nhất là lân và vôi ” Không lân, không vôi thì thôi trồng đậu phộng”. Đậu phộng cũng cần nhiều đạm, nhiều hơn lân và kali tuy nhiên trên thực tế, nhu cầu bón đạm cho cây lại rất thấp, do có vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần ở rễ, có khả năng đồng hóa được đạm khí t rời để cung cấp cho cây. Cây đậu phộng cần nhiều đạm ở giai đoạn cây còn nhỏ để phát triển mạnh ngay từ đầu và tạo nhiều nốt sần hữu hiệu.

Cây đậu phộng cần nhiều lân ở giai đoạn từ ra hoa đến sau hình thành củ. Lân kích thích sự phát triển của bộ rễ, thúc đẩy sự hình thành nốt sần, tăng cường khả năng hút đạm, thúc đẩy ra hoa đậu củ sớm, giảm tỷ lệ hạt lép. Cây đậu phộng cần nhiều kali giai đoạn trước khi ra hoa. Kali có tác dụng làm tăng số nhân (hạt), tăng năng suất và hàm lượng dầu trong hạt. Lân và kali luôn luôn là 2 nguyên tố cần thiết cho cây họ đậu, nhưng thường ở đất tốt thì hiệu quả của 2 nguyên tố này không rõ. Ngược lại, ở những đất có độ phì thấp, thì hiệu quả của 2 nguyên tố này rất rõ, nhất là đất có độ cố định lân cao.

Ngoài ra, cây đậu phộng còn cần rất nhiều các nguyên tố trung và vi lượng khác như canxi, magiê, lưu huỳnh, đồng, kẽm, bo, molypđen, mangan, sắt,… Lượng canxi, magiê đậu phộng cần tương đương lượng kali. Đậu phộng cần nhiều canxi và magiê ở giai đoạn đâm tia củ. Bo, molypđen rất cần cho đậu phộng để thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn cố định đạm, tăng số nốt sần.

Lượng dinh dưỡng nguyên chất trung bình khuyến cáo bón cho 1 ha đậu phộng: 30-40kg N; 60-90kg P2O5; 40-60kg K2O.

3. Kỹ thuật bón phân cho cây đậu phộng

Tùy theo đất tốt xấu lượng phân thành phẩm trung bình bón cho 1 ha: Phân chuồng: 5-10 tấn; vôi bột: 300-500kg; supper lân: 250kg; KCl: 85kg; Calcium Nitrate-Bo: 30kg; NPK 30-10-10: 100kg (tương đương 40kg N; 80kg P2O5; 60kg KO). Thời kỳ, loại phân và lượng phân bón như sau:

– Bón lót: Phân chuồng: 5-10 tấn; vôi bột: 300-500kg; supper lân: 250kg: cải tạo đất, diệt mầm bệnh trong đất; giúp bộ rễ phát triển mạnh, nhiểu nốt sần, tăng tổng hợp đạm cung cấp cho cây.

– Bón thúc 1 (giai đoạn cây 3- 4 lá thật): NPK 30-10-10: 60kg, KCl: 40kg, Calcium Nitrate-Bo: 15kg; phun Foliar Blend 50ml/16 lít nước: giúp cây phát triển rễ, tăng hấp thu dinh dưỡng từ đất, tăng quang hợp; cây mau lớn, mau xanh tốt, phân cành nhiều.

– Bón thúc 2 (giai đoạn trước khi ra hoa): NPK 30-10-10: 40kg, KCl: 45kg, Calcium Nitrate-Bo: 15kg; phun Hoàng Hổ-Si 50 ml/16 lít nước: Giúp cứng cây, tăng ra hoa, đậu quả, quả to nhiều hạt, hạt chắc, nhiều dầu; tăng năng suất và chất lượng hạt.

Tưới thúc: HAI-Chyoda 10-20g/10 lít nước, tưới định kỳ 10-20 ngày/lần hoặc khi thấy cây chậm sinh trưởng.

4. Giới thiệu phân bón HAI sử dụng cho cây đậu phộng

*NPK 30-9-9+TE:

+ Thành phần: N: 30%; P2O5: 9%; K2O: 9%; MgO: 1,5%; Zn: 0,01%; B: 0,01%; Fe: 0,01%; Mn: 0,15%.

+ Công dụng: Là phân bón gốc, N cao; cung cấp NPK; trung, vi lượng và đặc biệt là đạm cao giúp đậu mau xanh tốt, phân cành nhiều.

* HAI-CanNiBo:

+ Thành phần: N:15%; CaO: 26%; B: 0,2%.

+ Công dụng: Là phân nitrat canxi-bo, cung cấp đạm, bo và đặc biệt là canxi cao giúp đậu cứng cây, tăng ra hoa, đậu quả, tăng chất lượng quả, phòng ngừa bệnh thối quả.

* HAI- Chyoda:

+ Thành phần: N: 14%; P2O5: 17%; K2O: 12%; S: 12%.

+ Công dụng: Là phân bón NPK cao cấp của Nhật Bản, tan nhanh, hiệu quả nhanh, giúp đậu ra rễ nhanh, lớn nhanh, mau ra hoa, quả.

* Foliar Blend:

+ Thành phần: B: 300 ppm; Co: 20 ppm; Zn: 500 ppm; Mn: 1.000 ppm; Mo: 20 ppm; Amino acid; Vitamin; Enzym…

+ Công dụng: Là phân bón lá hữu cơ sinh học của Mỹ, giúp đậu mau ra rễ, tăng hấp thu dinh dưỡng từ đất, tăng quang hợp, cây mau xanh tốt; tăng năng suất, chất lượng hạt đậu.

* Hoàng Hổ-Si:

+ Thành phần: SiO2: 3%; Acid Humic: 5%; N: 5%; P2O5: 5%; K2O: 7%; vi lượng…

+ Công dụng: Là phân bón lá cao cấp của Công Ty HAI, cung cấp NPK, Humic, vi lượng và đặc biệt là Silic giúp cứng cây, tăng chất lượng đậu, phòng ngừa bệnh thối quả.

Quy Trình Bón Phân Cho Cây Lạc (Đậu Phộng)

Bón phân cho cây lạc (đậu phộng) là yếu tố kỹ thuật quan trọng để cây lạc cho năng suất cao. Để bón phân cho lạc, cần xác định thời kỳ bón thích hợp, lượng phân, dạng phân bón và cân đối các yếu tố dinh dưỡng để tạo điều kiện tốt nhất cho cây lạc hấp thu dinh dưỡng, sinh trưởng và phát triển, cho năng suất cao. Phân chuồng là yếu tố kỹ thuật không thể thiếu để có được năng suất trong trồng lạc.

Lượng dinh dưỡng nguyên chất bón cho 1 ha lạc dao động: 25-40 kg N, 50-80 kg P2O5, 60-90 kg K2O.

Ngoài ra cây lạc (đậu phộng) rất cần lân và vôi nhằm giúp cho nốt sần cố định đạm phát triển.

Quy trình bón phân cho cây lạc (đậu phộng)

* Lượng phân bón

* Bón vôi:

Canxi là chất dinh dưỡng cần chú ý trước tiên khi trồng đậu phộng. Thiếu canxi hạt lép nhiều, trái bị thối đen cuống, thân mầm bị xám đen. Bón vôi thành 2 lần:

+ Lần đầu bón ½ lượng vôi trước khi bừa phẳng ruộng.

+ Lần hai bón ½ lượng vôi khi lạc đã ra hoa xong.

Toàn bộ phân chuồng + KCl + ½ Super Lân + 1/3 Urea + Thuốc trừ mối, kiến + dế.

* Bón thúc:

+ Lần 1: 10-15 ngày sau khi gieo (2-3 lá kép) bón 1/3 Urea.

+ Lần 2: 25-30 ngày sau khi gieo (cây có 2-3 lá kép) bón 1/3 Urea + ½ Super Lân. Có thể sử dụng phân bón lá kết hợp với các lần phun thuốc trừ sâu.

Bón lót cho đậu phộng; trộn phân bón thúc cho đậu phộng

* Đối với lạc che phủ nilon:

Sau khi lên luống tiến hành rạch 2 hàng dọc theo luống cách mép luống 30cm, rạch sâu 10cm. Bón lót toàn bộ lượng phân trên (bón dồn lượng bón lót và bón thúc 1 lần) và san phẳng mặt luống.

Riêng vôi bột chia thành 2 lần bón, lần thứ nhất bón 50% khi bừa phẳng, lần thứ hai bón 50% lượng còn lại khi cây lạc tắt hoa, có thể bón trực tiếp vào gốc hoặc rắc lên cây.

Trồng lạc bằng phương pháp che phủ nilon

* Những lưu ý khi bón phân cho cây lạc:

Bón phân đạm cho lạc đòi hỏi hết sức thận trọng. Nếu bón không đúng kỹ thuật, đôi khi dẫn đến giảm năng suất do hiện tượng lạc lốp đổ. Chỉ bón thêm đạm cho cây lạc trong những trường hợp sau:

– Lượng phân chuồng bón lót không đủ, đất xấu, thiếu dinh dưỡng.

– Cây sinh trưởng kém, có biểu hiện thiếu đạm. Bộ rễ lạc tạo nốt sần kém, lượng đạm cố định do vi khuẩn cung cấp cho cây ít.

– Bón đạm vô cơ trên cơ sở bón lân, kali và bón vôi đầy đủ, tạo sự cân đối trong dinh dưỡng khoáng.

Nên ủ kali cùng phân chuồng để bón cho lạc. Nhiều nơi dùng tro bếp thay kali để bón cho lạc cũng rất tốt vì hàm lượng kali trong tro khá cao. Hiệu quả của kali đối với lạc thường thấp hơn lân, song việc bón kali cho lạc để có năng suất cao là điều cần thiết.

– Bón vôi cho lạc vừa nâng pH đất, cải tạo những vùng đất chua đồng thời cung cấp canxi cho cây. Bón vôi cho lạc đem lại hiệu quả tăng năng suất trên tất cả các loại đất.

Hiện nay việc sử dụng phân vi sinh cho lạc chưa nhiều vì bà con chưa quen dùng. Việc dùng phân vi sinh không những có tác dụng làm tăng hiệu quả sử dụng các loại phân vô cơ, tăng năng suất lạc, mà còn làm tăng cấu tượng đất, tăng hàm lượng các chất dễ tiêu, tạo điều kiện dinh dưỡng tốt cho cây trồng ở vụ kế tiếp.

Nguồn: chúng tôi giáo trình gieo trồng cây đậu tương và lạc – Bộ NN&PTNT

Cách Sử Dụng Bánh Dầu Làm Phân Bón Hiệu Quả Cho Cây Kiểng

Để sử dụng hiểu quả bánh dầu chúng ta cần phải hiểu bánh dầu là gì ? Bánh dầu là xác của đậu phộng sau khi ép khô để chiết xuất thành dầu ăn. Phần xác hay nói chính xác là phế phẩm của đậu phộng gọi là bánh dầu. Tuy chỉ là phần xác nhưng nó lại chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao nếu biết dùng bánh dầu làm phân bón. Bánh dầu bón cây trồng rất tốt. Tuy nhiên khi dùng dạng bánh hay dạng bột thường bị kiến tha đi mất, trong khi dùng dạng nước thì mùi hôi thật khó chiu. Để khắc phục tình trạng này anh Lê Văn Minh (Củ chi) chia sẽ kinh nghiệm của mình theo các bước sau: – Tận dụng những thùng đựng nhớt đã hết ( dung tích khoảng 20 lít), đem rửa thật sạch bằng xà phòng và phơi khô. – Cho 3 kg bánh dầu ( dạng bánh hay dạng bột đều được) vào thùng thứ 1 rồi đổ nước lấp xấp và đậy nắp. Cứ sau mỗi tuần châm thêm một ít nước sao cho đúng 1 tháng là ta có đầy thùng nước bánh dầu đậm đặc. – Lấy ½ thùng nước bánh dầu đậm đặc ở thùng 1 cho vào lu sành có dung tích 50 lít. Đổ thêm nước cho đầy lu sành ta thu được 50 lít bánh dầu loãng. – Dùng cái ca có cán ( loại 1 lít) múc bánh dầu loãng ở lu đổ vào thùng đựng nước sơn cũ (loại thùng 20 lít) rồi thêm nước cho đầy thùng, ta được 20 lít bánh dầu rất loãng để tưới Mai vàng hoặc các loài hoa kiểng khác đều tốt.

– Nên nhớ 1-2 tuần đầu không đổ đầy nước vì bánh dầu nở ra sẽ làm bung nắp thùng. – Thông thường mỗi sáng tưới nước một lần (nếu trời không mưa). Trong khi đó, 10 ngày mới tưới 1 lần bánh dầu. Tưới nước xong 1 tiếng đồng hồ là tưới bánh dầu. – Cây nhiều lá cần tưới nước nhiều, ít lá thì tưới ít. Tưới bánh dầu cũng vậy. Theo Huyền Châu (Tap chí hoa cảnh 2016)

Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Bánh Dầu Đậu Phộng trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!