Xu Hướng 6/2023 # Phần 3: Humic Và Tác Dụng Đến Quá Trình Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Cây Trồng # Top 10 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Phần 3: Humic Và Tác Dụng Đến Quá Trình Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Cây Trồng # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Phần 3: Humic Và Tác Dụng Đến Quá Trình Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Cây Trồng được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Sinh trưởng của cây trồng chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp bởi chất humic. Mối liên hệ tích cực giữa chất humic của đất, sản lượng cây trồng và chất lượng sản phẩm đã được công bố trong nhiều tài liệu nghiên cứu. Tác động gián tiếp, đã được nêu ở phần trước, là các nhân tố cung cấp năng lượng cho các sinh vật đất, ảnh hưởng đến khả năng giữa nước, cấu trúc đất và giải phóng các chất dinh dưỡng từ khoáng chất trong đất, tăng sự hiện hữu của các vi lượng, và cải thiện độ phì nhiêu của đất. Tác động trực tiếp bao gồm những thay đổi trong quá trình chuyển hóa của cây. Khi những hợp cahát này đi vào trong tế bào, một vài thay đổi sinh hóa sẽ diễn ra ở lớp màng và những thành phần khác của tế bào. Một vài cải thiện sinh hóa trong quá trình chuyển hóa được trình bày trong bảng 2.

Humic giúp hấp thụ các dinh dưỡng đa lượng – một hiệu ứng kích thích của humic đến sinh trưởng cây trồng.

Khi humic xâm nhập vào các tế bào hạt, tần số hô hấp tăng, quá trình phân chia tế bào diễn ra nhanh hơn. Quá trình hô hấp tương tự như vậy cũng thúc đẩy hệ rễ phát triển và kích thích các điểm sinh trưởng trong hạt giống.

Axit humic và axit fulvic là được sử dụng trong phân bón lá.

Humic giúp kích rễ, lá cây non và cây đang phát triển.

Axit humic tăng khả năng thẩm thấu các yếu tố khoáng chất trở lại qua màng tế bào một cách dễ dàng, qua đó tăng khả năng vận chuyển các chất dinh dưỡng tới các điểm cần thiết cho quá trình tổng hợp. Humic ảnh hưởng đến cả những điểm hút nước và điểm kị nước trên bề mặt màng. Thêm vào đó, các nhà khoa học cũng tin rằng các thành phần photpholipit của màng sẽ biến đổi điện tích nhờ humic. Kết quả là bề mặt màng tế bào trở nên chủ động hơn trong việc vận chuyển các khoáng vi lượng từ bên ngoài tế bào vào trong bào tương.

Khi hàm lượng diệp lục tăng lên dẫn đến sự tăng tương ứng của khả năng hấp thụ oxy. Chất diệp lục phát triển trong lá cây rõ ràng hơn khi axit fulvic có trong phân bón lá. Axit hữu cơ sẽ tăng sự tập trung của axit mang yếu tố di truyền trong tế bào cây. RNA cần thiết cho các quá trình sinh hóa trong tế bào. Kích hoạt các quá trình sinh hóa này sẽ dẫn tới tăng tổng hợp enzyme và tăng hàm lượng protein của lá. Trong suốt quá trình chuyển hóa này, mật độ nhiều enzyme quan trọng tăng lên đáng kể, ví dụ như catalase, peroxidases, diphenoloxidase, polyphenoloxidases and invertase, đây là những enzyme cấu thành cả protein cấu truc và protein trung gian.

Axit humic và axit fulvic ngăn chặn sự phát triển của các enzyme, axit dẫn xuất acetic oxydaza (IAA oxydaza) cản trợ sự phá hủy IAA. Chất điều hòa sinh trưởng IAA có chức năng quan trọng  trong các bộ phận phát triển của cây. Khi IAA được bảo vệ khỏi các enzyme phá hủy, IAA sẽ tiếp tục quá trình kích thích sinh trưởng. Axit humic hiệu quả nhất trong việc điều tiết các hoocmon sinh trưởng. Khi hoạt động của điều hòa sinh trưởng được duy trì trong các mô thực vật, quá trình trao đỏi chất duy trì các quá trình sinh trưởng thông thường và chức năng tiếp tục xảy ra.

Humic tăng khả năng sản sinh phân tử mang năng lượng – ATP trong tế bào cây

Đặc Điểm Sinh Trưởng Phát Triển Của Lan Hồ Điệp

Tìm hiểu về đặc điểm sinh trưởng phát triển của lan Hồ Điệp để có thể chăm sóc hoa ra hoa đúng thời vụ, không bị sâu bệnh và phát triển tốt.

Nội dung trong bài viết

Giá thể trồng

Chậu trồng

Nhiệt độ

Ánh sáng

Nước tưới

Phân bón

Các thiết bị trồng

Lan Hồ Điệp là dạng cây hoa thân thảo lâu năm, cây sinh trưởng khá chậm, trong điều kiện sinh trưởng thích hợp, cách 40 ngày mới mọc ra một lá hoàn chỉnh. Khi cây có trên 4 lá, lúc đó mới có khả năng phân hoá ra chồi hoa. Thời gian ra hoa của đại đa số các giống lan được trồng là 3 – 5 tháng mỗi năm. Mỗi một hoa đơn có thời gian ra hoa khoảng 20 ngày, thời gian ra hoa của mỗi cây hoa kéo dài 2 – 3 tháng.

Giá thể trồng

Yêu cầu đối với giá thể lan Hồ Điệp là phải khá tơi xốp và thoáng khí, đồng thời phải có khả năng giữ nước. Ví dụ như: mùn cây, than bùn thô, hạt đá nhỏ, rêu. Dưới rễ của cây non lót một lớp rêu hoặc trồng cây lan non trực tiếp vào rêu. Với những giá thể trồng khác nhau cũng phải có cách trồng và chăm sóc khác nhau, đặc biệt là chế độ tưới nước, với những giá thể kém giữ nước thì phải tưới thường xuyên hơn.

Dùng rêu để làm giá thể trồng cây, cần phải xử lý tiệt trùng trước và phải rửa đi rửa lại 3 – 4 lần. Giai đoạn cây non của lan Hồ Điệp kéo dài, do vậy nếu dùng rêu để làm giá thể ươm cây con thì phải chọn lựa loại rêu chất lượng đặc biệt tốt. Loại rêu nếu không qua khử trùng ở nhiệt độ cao thì rêu vẫn có màu xanh và thành các đoạn ngắn, dễ bị thối mốc dẫn đến thối rễ lan, cây non sinh trưởng kém, các loại sâu bệnh hại có cơ hội và môi trường tốt để phát triển, làm chết cây non.

Chậu trồng

Yêu cầu đối với chậu trồng hoa lan Hồ Điệp là chậu không sâu, chậu nhỏ màu trắng và trong suốt, để có lợi cho hệ rễ của lan phát triển và quang hợp. Cãn cứ vào kích thước cây lớn nhỏ mà chọn chậu trồng thích hợp. Cây non trồng trong chậu đường kính 8,3cm; 3 – 6 tháng sau lớn thành cây trưởng thành trồng sang chậu đường kính 12cm, tiếp tục trồng 4 – 6 tháng có thể tiến hành xử lý thúc ra hoa

Nhiệt độ

Lan Hồ Điệp có nguồn gốc từ miền nhiệt đới, do đó nhiệt độ thích hợp để trồng lan Hồ Điệp tương đối cao. Nhiệt độ thích hợp nhất để trồng ban ngày là 25 – 28ºC, ban đêm là 18 – 20ºC, giai đoạn ươm cây non thì cần nhiệt độ ban đêm khoảng 23ºC. Nếu nhiệt độ nhà trồng thấp hơn 15ºC, rễ cây ngừng hút chất dinh dưỡng, quá trình sinh trưởng ngừng lại, thậm chí là bị lạnh hại, làm rụng nụ hoa hoặc khiến cho cánh hoa xuất hiện các đốm nhỏ ảnh hưởng đến vẻ đẹp của hoa. Giai đoạn phân hoá hoa đòi hỏi phải có sự cách biệt khá cao về độ chênh lệch nhiệt độ ngày/đêm, nhiệt độ ban ngày thích hợp nhất là 25°C, ban đêm 18 – 20ºC, kéo dài 3 – 6 tuần rất có lợi cho sự phân hoá hoa.

Ánh sáng

Lan Hồ Điệp rất kỵ ánh sáng chiếu thẳng trực tiếp, do đó cần phải có biện pháp che sáng đồng thời tuỳ thuộc vào tuổi cây lớn nhỏ mà có biện pháp điều chỉnh ánh sáng trồng cho thích hợp. Thời kỳ ươm cây non nhu cầu về ánh sáng có cường độ là 10.000 – 12.000 lux, giai đoạn cây bánh tẻ là 12.000 – 20.000 lux, giai đoạn thúc ra hoa là: 20.000 – 30.000 lux. Trong điều kiện trồng trong nhà lưới, mùa hè và thu phải che đi 75 – 85% ánh sáng, cần phải có 2 lớp che sáng đặt chồng lên nhau, mùa đông xuân thì ánh sáng yếu hơn, chỉ cần che 40 – 50% ánh sáng là đủ.

Nước tưới

Các mùa khác nhau, lượng nước tưới cũng khác nhau. Các giá thể trồng khác nhau thì lượng nước tưới cũng khác nhau. Do lá của lan Hồ Điệp khá dày, lượng nước chứa trong lá khá nhiều, nên lan Hồ Điệp chịu hạn tốt. Mùa xuân độ ẩm không khí cao, nên cách 3 – 7 ngày tưới nước 1 lần; mùa hè, thu, nhiệt độ không khí cao, lượng nước bốc hơi mạnh, thông thường cách 1 – 2 ngày tưới đẫm nước một lần; còn mùa đông, nhiệt độ thấp, độ ẩm không khí cũng rất thấp, để bảo đảm những điểu kiện nhất định về ẩm độ, đồng thời tránh cho lá tích nước, nếu lá tích nước sẽ làm cho lá bị lạnh hại, vì thế thông thường vào lúc sau 10h00 sáng và trước 15h00 chiều thì tưới nước. Nếu điều kiện cho phép sau khi tưới nước nên để cho cây được thoáng khí thông gió, để cho nước đọng trên mặt lá bị bay hơi hết, giảm sự phát sinh của bệnh hại.

Lúc tưới nước phải nắm được những nguyên tắc sau: Giá thể giữ ở mức lúc khô, lúc ướt. Nếu thấy giá thể khô thì tưới nước, phải lưới ướt đẫm. Lan Hồ Điệp là kiểu lan có rễ buông trong không khí nên độ thông thoáng của hệ sẽ có vai trò đạc biệt quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Khi dùng rêu để làm giá thể trồng, nếu nước đọng trong rêu lâu ngày, thì nước sẽ lấp đầy các khe trống, không khí ở các lỗ trống trong giá thể bị nước đẩy đi hết mà không khí bên ngoài cùng không vào được dẫn đến cây bị thiếu ô xi, làm rễ không thể hô hấp được hình thường, các quá trình sinh lý giảm, rễ cây không thể hút nước và chất dinh dưỡng. Đồng thời do giá thể không đủ ô xi, nên những vi sinh vật háo khí có chức năng phân huỷ chất hữu cơ không thể hoạt động được bình thường, ảnh hưởng đến lượng chất muối khoáng cung cấp, làm cho các vi sinh vật yếm khí sinh sôi nảy nở, tăng độ chua của giá thể, tạo ra một số axit như HSO4–; NH4+… khiến cho rễ bị đầu độc. Trong quá trình trồng lan Hồ Điệp hay gặp phải hiện tượng giá thể bị chua có mùi hôi thối, chính là vì giá thể bị quá ướt lâu ngày tạo thành.

Phân bón

Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng của lan Hồ Điệp, cần bón N, P, K với tỷ lệ cao (30 – 10 – 10 hoặc tỷ lệ 20 – 10 – 20). Còn thời kỳ sinh trưởng sinh sản cần bón ít phân N tăng phân P, K (tỷ lệ 10 – 30 – 20). Trước khi xử lý thúc ra hoa, phun thêm KHPO4 có lợi cho việc hình thành và phát triển của chồi hoa, làm cho cành hoa to mập, nên bón phân dưới dạng dung dịch là chủ yếu, nồng độ là 0,05 – 0,1% để phun, cách 7 – 10 ngày phun 1 lần.

Các thiết bị trồng

Yêu cầu đối với môi trường trồng lan Hồ Điệp là rất nghiêm ngặt, yêu cầu đối với thiết bị trồng trọt cũng khá cao. Sự thông gió thoáng khí của vườn trồng lan có quan hệ rất mật thiết đến sự sinh trưởng và phát triển của phong lan, đặc biệt là trong những mùa có nhiệt độ và độ ẩm cao, thì việc thông gió thoáng khí của vườn trồng có vai trò rất quan trong trongj việc giảm nhẹ tỷ lệ sâu bệnh hại lan. Để đáp ứng các điều kiện cần thiết trong việc trồng lan, hiện nay người ta đã tạo ra nhiều loại nhà kính có khả năng điều hoà nhiệt độ và ẩm độ nhưng còn hạn chế vì quá đắt đỏ.

Các thiết bị dùng để trồng là nhà kính, nhà lưới… Dựa vào sự khác nhau của chất liệu lợp nhà lưới người ta chia thành các loại: nhà lợp kính, nhà lợp tấm pvc, nilon… Nhà trồng thường dùng khung bằng sắt, ở nóc hoặc bốn bên xung quanh dùng kính hoặc tấm PVC có khung nhôm xung quanh để nối lại khít với nhau. Nhà kính chủ yếu vẫn thường dùng khung sắt để làm, các phòng có thể thông liền với nhau hoặc tách nhau. Còn vật liệu lợp thì vẫn dùng tấm ni lông để lợp. Do việc trồng lan Hồ Điệp đòi hỏi nghiêm ngặt về nhiệt độ, vì thế vườn ươm và vườn trồng lan phải có các thiết bị để khống chế điều chỉnh nhiệt độ trong nhà trồng thì mới có thể bảo đảm môi trường tốt nhất để rút ngắn thời gian sinh trưởng, nâng cao chất lượng của hoa. Thiết bị điều chỉnh nhiệt độ gồm có hệ thống tăng nhiệt và hệ thống giảm nhiệt.

Các phương pháp tăng nhiệt độ có thể dùng các máy quạt hơi nóng chạy bằng dầu, máy phát nhiệt chạy bằng điện hoặc hệ thống làm nóng bằng nước. Trong quá trình tăng nhiệt độ cũng phải bảo đảm giữ độ ẩm thích hợp cho vườn trồng. Để giảm nhiệt có thể dùng hệ thống quạt gió vải ướt, hệ thống phun sương mù, hệ thống che nắng giảm nhiệt và hệ thống phun sương mù ở nóc nhà.

Phương pháp giảm nhiệt bằng vải ướt quạt gió như sau: Dùng vải ướt và quạt gió công suất cao, lợi dụng việc bốc hơi nước để giảm nhiệt là nguyên lý của phương pháp này. Vải ướt nên treo ở hướng bắc còn quạt thông gió thì để ở phía nam. Khi cần giảm nhiệt cho nhà trồng, mở quạt hút gió thật mạnh ra ngoài, tạo nên một phụ áp, đồng thời dùng vòi phun nước, phun nước vào vải. Không khí bên ngoài nhà lưới đo chênh lệch áp suất mà bị hút vào nhà kính với một tốc độ tương đối, không khí chui qua các kẽ vải ướt mang theo hơi ẩm sẽ bị lạnh đi, khiến cho không khí trong phòng sẽ tự giảm bớt. Vào những ngày hè nóng nực, vào giữa trưa nhiệt độ đạt cao nhất, độ ẩm tương đối trong nhà lưới tương đối thấp, dùng vải ướt có thể đem lại được hiệu quả giảm nhiệt.

Phương pháp phun sương mù là một kỹ thuật giảm nhiệt mới nhất hiện nay, hệ thống phun sương giảm nhiệt gồm có: Bơm cao áp, kim phun, đường ống và hộ thống điện điều khiển. Hạt nước được phun có kích cỡ 1μm đến 10μm, sau khi phun nước sẽ thu nhiệt trong phòng, sau đó hút hơi nước này thải ra ngoài sẽ đạt được mục đích giảm nhiệt trong nhà trồng. Kỹ thuật giảm nhiệt bằng phương pháp phun sương mù chủ yếu dùng ở những nơi có độ ẩm tương đối trong không khí thấp và có điều kiện thông gió tự nhiên, có thể giảm 3 – 10ºC của nhà lưới. Hệ thống giảm nhiệt bằng sương mù cũng có thể dùng dể điều chỉnh độ ẩm của nhà trồng. Dùng đối với việc ươm cây non, có thể làm tăng độ ẩm của môi trường trồng hoa, đảm bảo được độ ẩm cần thiết để ươm cây giống, tăng tỷ lệ sống của các cây sau khi tách hoặc các cây mới ra khỏi ống nghiệm. Trộn thuốc bảo vệ thực vật vào nước rổi đem phun thành sương, có thể diệt trừ triệt để các sâu bệnh hại trong nhà trồng.

Trong quá trình trồng lan, cần căn cứ vào đặc điểm và nhu cầu về chiếu sáng khác nhau của từng thời kỳ sinh trưởng của cây để điều tiết việc chiếu sáng. Việc điều tiết ánh sáng thường dùng các tấm lưới có mật độ mắt lưới khác nhau để che sáng. Căn cứ chỗ lắp đặt lưới chắn sáng mà chia thành chắn sáng ngoài và chắn sáng trong. Chắn sáng ngoài là các tấm lưới chắn sáng được lắp đặt bên ngoài nhà lưới và ngược lại. Việc chắn sáng ngoài có tác dụng rất tốt đối với việc chắn sáng và làm giảm nhiệt độ. Sau khi lắp đặt các tấm lưới chắn sáng ngoài nhà, thì nhiệt độ trong nhà trồng có thể giảm từ 3 – 7ºC; còn các tấm chắn sáng lắp đặt bên trong nhà lưới ngoài các tác dụng tương tự như các tấm chắn sáng ngoài còn có tác dụng cách nhiệt và giữ ẩm vào ban đêm rất hiệu quả, chống lại sự tản mát nhiệt, có lợi cho việc giữ nhiệt vào mùa đông.

Tác Dụng Của Vôi Đối Với Quá Trình Trồng & Chăm Sóc Lan

Vôi không chỉ đơn thuần là dưỡng chất canxi cho Hoa lan mà còn nhiều tác dụng nữa mà phân hóa học khác không có được

Vôi không chỉ đơn thuần là dưỡng chất canxi (Ca) cho Hoa lan mà còn nhiều tác dụng nữa mà phân hóa học khác không có được, đó là: (a) Vôi ngăn chận sự suy thoái của chất trồng; (b) Vôi khử được tác hại của mặn; (c) Vôi ức chế sự phát triển của nấm bệnh trong giá thể; và (d) Vôi phát huy hiệu lực của phân hữu cơ, phân vô cơ và thuốc trừ bệnh.

Cần hiểu rõ tác dụng của từng dạng vôi trước khi sử dụng:

Bột đá vôi (CaCO3): được làm ra bằng cách nghiền mịn đá vôi. Loại nầy tác dụng chậm, thường từ 2-6 tháng sau khi bón tùy theo độ mịn của bột đá;

Vôi nung (CaO): được tạo ra bằng cách nung đá vôi trong lò nung như làm gạch ở nhiệt độ khoảng 900-1.000°C . Loại này tác dụng mạnh và nhanh nhất nhưng dễ gây bỏng khi gặp nước;

Vôi tôi (Ca(OH)2): được tạo ra bằng cách tưới lên vôi nung một lượng nước gần bằng trọng lượng của nó, lúc đó vôi tả ra thành bột, sinh nhiệt (khoảng 150°C ) và bốc hơi. Dạng vôi này tác dụng cũng khá nhanh;

Vôi thạch cao (CaSO4): Đây là dạng vôi đặc biệt có chứa lưu huỳnh, tác dụng nhanh.

1. Vôi cung cấp dưỡng chất Canxi cho cây trồng. Canxi là dưỡng chất trung lượng nên các loại cây cần Canxi để làm vững chắc vách tế bào. Do đó, thiếu Canxi cây yếu ớt dễ đổ ngã, dễ bị sâu bệnh tấn công; khi thiếu trầm trọng đọt lá non biến dạng, quăn queo rồi chết khô. Ngoài ra, Canxi còn giúp cây giải độc, tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của nắng nóng, mặn và phèn, do đó nên bón vôi (dạng nước vôi trong, rất loãng) 2 tháng một lần vào đầu mùa mưa để cung cấp Ca cho cây. Lưu ý, Ca được cây hấp thụ qua tiến trình hút nước, đồng thời Ca không chuyển vị trong cây nên cây cần Ca trong suốt quá trình sinh trưởng.

2. Vôi ngăn chận sự suy thoái của chất trồng. Bón nước vôi trong vào đầu mùa mưa là một trong những biện pháp hữu hiệu ngăn chận tiến trình suy thoái dinh dưỡng trên giá thể, giảm ngộ độc sắt (Fe), nhôm (Al) và mangan (Mn) cho cây.

3. Vôi khử được tác hại của mặn. Giá thể nhiễm mặn bị mất dần cấu trúc, rời rạc; Còn cây trồng thì không hút được nước và dưỡng chất. Để hạn chế tác hại của mặn, nên bón vôi để rửa mặn.

4. Vôi ức chế sự phát triển của nấm bệnh. Chất trồng trở nên chua khi bị suy thoái là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển như bệnh vàng lá, thối rễ, chảy mủ thân… Một trong những biện pháp ức chế sự phát triển của những loại nấm gây hại này là tưới nước vôi. Bón vôi sẽ giúp cho những vi khuẩn có lợi phát triển như vi khuẩn cố định đạm.

5. Vôi phát huy hiệu lực của chất hữu cơ, phân vô cơ và thuốc trị bệnh. Bón vôi giúp chất hữu cơ phân hủy nhanh hơn, làm giảm ngộ độc hữu cơ; Vôi giúp giữ chất mùn (từ sự phân hủy chất hữu cơ) không bị rửa trôi nên đã phát huy vai trò của chất hữu cơ khi được cung cấp cho cây.

Phân lân bón cho cây chỉ hữu dụng khoảng 30%, bón vôi trước khi bón phân sẽ làm gia tăng sự hữu dụng của phân. Bón vôi còn làm gia tăng hữu dụng dưỡng chất Môlipđen (Mo) và gia tăng sự hấp thu Kali (K) của cây.

Tóm lại, vôi có nhiều tác dụng tốt làm cây phát triển tốt và giúp môi trường giá thể bền vững. Nguyên liệu làm vôi (đá vôi) ở nước ta có rất nhiều từ Bắc tới Nam. Có thể hòa tỉ lệ khoảng 01 thìa cà phê vôi bột/vôi tôi vào 01 lít nước, khuấy đều lên, đợi nước trong thì lấy phần nước này phun cho hoa lan sẽ giúp cây khỏe mạnh, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, cây cứng cáp hơn và ít khả năng bị nhiễm bệnh nguy hiểm như gục ngang thân ở các loại phong lan thân thòng như Phi Điệp Tím, Hạc Vỹ…

9 Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Của Nitrosomonas Và Nitrobacter

Written by admin on . Posted in Tin mới.

Nitrosomonas và Nitrobacter là bộ đôi vi khuẩn chủ lực của quá trình Nitrat hóa, xử lý Nitơ trong nước thải. Chính vì vậy, nắm được đặc điểm của 2 chủng vi khuẩn này sẽ giúp quá trình xử lý nước thải được vận hành đạt hiệu quả tối ưu nhất, tránh được các sai sót không đáng có.

Vai trò của vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter trong xử lý nước thải.

Xử lý Nitơ trong nước thải bằng phương pháp sinh học là giải pháp được ưa chuộng nhất hiện nay tại các nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư, đô thị, cơ sở y tế… vì hiệu quả cao, dễ sử dụng lại bảo vệ môi trường, nhất là khi các quy định về chỉ tiêu đầu ra trong nước thải công nghiệp ngày càng được thắt chặt.

Phương pháp này dựa vào các vi sinh vật có khả năng chuyển thành Nitơ, hợp chất chứa Nitơ thành các chất không độc như khí Nitơ. Cụ thể phương pháp sinh học áp dụng quá trình Nitrat hóa và khử Nitrat để loại bỏ Nitơ trong nước thải.

Nitrosomonas và Nitrobacter là bộ đôi vi khuẩn chủ lực ứng dụng trong quá trình Nitrat hóa, cụ thể:

Nitrosomonas chuyển hóa Amoniac (NH3, NH4) thành Nitrit (NO2)

Nitrobacter chuyển hóa Nitrit thành Nitrat (NO3)

Sau quá trình Nitrat hóa sẽ đến giai đoạn khử Nitrat để NO3 chuyển hóa thành khí Nitơ, giảm nồng độ nitơ trong nước thải để hoàn thành quy trình xử lý Nitơ, Amoniac trong nước thải. Một số chủng vi sinh vật tham gia vào các phản ứng chuyển hóa này như: Thiobacillus denitrificans, Micrococcus denitrificans, Serratia, Pseudomonas và Achromobacter có khả năng khử nitơ trong điều kiện thiếu khí.

Quá trình Nitrat diễn ra có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào “sức khỏe” của bộ đôi vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter. Theo đó “sức khỏe” của bộ đôi vi khuẩn Nitrat hóa này phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Mỗi nhóm vi khuẩn Nitrat sẽ có nhiệt độ phát triển tối ưu khác nhau. Với bộ đôi Nitrosomonas và Nitrobacter khi ứng dụng vào sản phẩm men vi sinh thì nhiệt độ tốt nhất để chúng phát triển để mang lại hiệu quả cao nhất là 30-36 độ C. Lưu ý nhiệt độ lạnh thì vi khuẩn Nitrat sẽ dễ bị đông lạnh và chết. Song một số sản phẩm như Microbe -Lift khả năng hoạt động trong thời tiết lạnh khá tốt.

Tất cả các vi khuẩn Nitrat hóa đều đòi hỏi một số chất vi lượng, đặc biệt là Phospho – chất cần cho quá trình sản xuất ATP (chất cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào). Vi khuẩn Nitrobacter không thể oxy hóa Nitrit thành Nitrat nếu không có Phospho.

Hàm lượng Chlorine và Chloramines tồn dư ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống của vi khuẩn Nitrat hóa, nhất là Nitrosomonas và Nitrobacter. Do đó trước khi bổ sung vi khuẩn Nitrat thì cần xử lý triệt độ Chlorine và Chloramines.

Chế phẩm ứng dụng bộ đôi Nitrosomonas và Nitrobacter trong quá trình xử lý nước thải

Amoniac (NH3) là nguồn năng lượng của Nitrosomonas trong quá trình chuyển đổi thành Nitrite (NO2). Bên cạnh đó, Nitrosomonas có khả năng sử dụng ure làm nguồn năng lượng. Do đó khi vận hành quá trình khử Nitrat hóa cần đảm bảo Nitrosomonas và Nitrobacter đủ dinh dưỡng.

Vi khuẩn Nitrat hóa dễ bị độc tố ức chế hơn nhiều so với vi khuẩn dị dưỡng, chẳng hạn như Thiourea, Xyanua, Phenol, Anilin và kim loại nặng (bạc, đồng, niken, crom, thủy ngân và kẽm).

Ngoài việc nắm được các đặc điểm cơ bản của bộ đôi vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter ở trên. Để phát huy tối đa công dụng của bộ đôi này trong quá trình xử lý nước thải, người vận hành hệ thống xử lý nước thải cần lựa chọn sản phẩm vi sinh ứng dụng bộ đôi vi khuẩn Nitrat chất lượng cùng đơn vị cung cấp giải pháp xử lý nước thải chuyên nghiệp.

Microbe-Lift là một trong những dòng sản phẩm vi sinh xử lý nước thải ứng dụng công nghệ Hoa Kỳ được phân phối độc quyền tại công ty Đất Hợp nằm trong giải pháp sinh học Biogency. Biogency sở hữu dòng chủ lực Microbe-Lift N1 đã và đang được hàng ngàn nhà máy, khu công nghiệp, khu dân cư, cơ sở y tế… ứng dụng để vận hành xử lý nước thải.

Ưu điểm của Microbe -Lift N1:

Dễ dàng sử dụng

Tăng cường quá trình Nitrat hóa hệ thống xử lý nước thải

Giảm nhanh chỉ tiêu Nitơ, Ammonia đạt chuẩn đầu ra nước thải

Phù hợp với nhiều loại nước thải từ nước thải sản xuất (cao su, thủy sản, bia, thực phẩm…) đến nước thải sinh hoạt đô thị, chung cư…

Hoạt động được với hàm lượng Ammonia lên tới 1.500 mg/l

Thúc đẩy quá trình nitrat hóa trong điều kiện thời tiết lạnh

Hiệu quả nhanh chỉ sau 2-4 tuần sử dụng, khắc phục hiện tượng chết vi sinh do sốc tải với hàm lượng Ammonia cao, giảm chi phí vận hành và nhân công.

Microbe-Lift N1 có thể kết hợp với IND để tăng hiệu quả khử Nitrat, giảm mùi trong hệ thống xử lý nước thải.

Cập nhật thông tin chi tiết về Phần 3: Humic Và Tác Dụng Đến Quá Trình Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Cây Trồng trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!