Xu Hướng 6/2023 # Ông Phùng Quang Hiệp Chính Thức Giữ Chức Tổng Giám Đốc Vinachem # Top 12 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Ông Phùng Quang Hiệp Chính Thức Giữ Chức Tổng Giám Đốc Vinachem # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Ông Phùng Quang Hiệp Chính Thức Giữ Chức Tổng Giám Đốc Vinachem được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nhân vật

Hôm nay (18/2/2020), Vinachem đã tổ chức công bố quyết định bổ nhiệm ông Phùng Quang Hiệp giữ chức vụ thành viên hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tập đoàn.

Ông Phùng Quang Hiệp sinh năm 1977, là tiến sĩ kinh tế, giữ chức vụ Phó tổng giám đốc Vinachem từ tháng 6/2019.

Từ năm 2001 đến năm 2011, ông Phùng Quang Hiệp từng là kế toán rồi kế toán trưởng tại hàng loạt đơn vị như: Công ty Cổ phần vật tư xuất nhập khẩu Từ Liêm; Ban quản lý dự án Đạm Phú Mỹ; Công ty Phân đạm và hóa chất Dầu Khí; Công ty điều hành đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn.

Từ tháng 4 năm 2012 đến ngày 4 tháng 9 năm 2014, ông Phùng Quang Hiệp giữ chức Tổng giám đốc Công ty Tài chính Cổ phần Hóa chất Việt Nam

Từ tháng 9 năm 2014, ông Phùng Quang Hiệp tham gia HĐQT Công ty Cổ phần Phân bón Miền Nam và trải qua các vị trí Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT DAP.

Về Vinachem, đây là doanh nghiệp đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước là chi phối, hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con, được thành lập theo Quyết định số 2180 TTg ngày 23/12/2009 của Thủ tướng Chính Phủ trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Tổng công ty Hóa chất Việt Nam.

Công ty mẹ – Tập đoàn Hóa chất Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; ngoài Văn phòng và các ban chức năng còn có 2 đơn vị hạch toán phụ thuộc là Trung tâm Thông tin Khoa học kỹ thuật Hóa chất và Trung tâm Thương mại và Dịch vụ Hóa chất.

Hiện nay, Vinachem có 3 công ty con do tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ, 21 công ty con do tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, 13 công ty do tập đoàn nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ, 1 viện nghiên cứu, 1 trường cao đẳng.

Theo báo cáo của Vinachem, đến hết năm 2019, tập đoàn này đã chuyển nhượng vốn thành công tại 7 công ty cổ phần gồm: Cao su Sao Vàng, Bột giặt Net, Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Mỏ, Công nghiệp Hóa chất Đà Nẵng, Sơn Tổng hợp, Pin Hà Nội, Ắc quy Tia Sáng, Hóa chất Đức Giang;

Có 3 đơn vị thực hiện bán đấu giá không thành công do không có nhà đầu tư tham gia là các công ty cổ phần: Phân bón Miền Nam, Cao su Đà Nẵng, Xuất nhập khẩu Hóa chất Miền Nam.

Đối với các công ty cổ phần: Công nghiệp Cao su Miền Nam, Phân bón và Hóa chất Cần Thơ, Thiết kế Công nghiệp Hóa chất và Công ty TNHH Cao su Inoue Việt Nam, Xà phòng Hà Nội, do có vướng mắc trong việc xác định giá trị doanh nghiệp nên Vinachem đang tạm dừng việc thoái vốn tại các đơn vị này để báo cáo, xin hướng dẫn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đối với 4 công ty cổ phần bị phong tỏa cổ phiếu (Phân bón Bình Điền, Pin ắc quy Miền Nam, Hóa chất Việt Trì và Bột giặt Lix), do có quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 136/2019/QĐ-BPKCTT ngày 20/2/2019 và 323/2019/QĐ-BPKCTT ngày 4/4/2019 của Tòa án nhân dân TP. HCM, Vinachem đã có các văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính. Theo đó, tập đoàn này tạm dừng chuyển nhượng vốn tại 4 đơn vị nêu trên.

Đối với việc chuyển nhượng vốn của tập đoàn tại Công ty Cổ phần DAP- Vinachem (Hải Phòng), Vinachem đã ban hành nghị quyết về việc chấp thuận kết quả xác định giá trị phần vốn, giá khởi điểm khi chuyển nhượng vốn của Tập đoàn đầu tư tại công ty và quyết định phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn của Tập đoàn đầu tư tại công ty.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có một số vướng mắc, Vinachem đã có các văn bản báo cáo Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện thoái vốn của Tập đoàn đầu tư tại Công ty Cổ phần DAP – Vinachem.

Ngày 28/11 vừa qua, Vinachem đã nhận được văn bản số 1782/PC-VPCP ngày 25/11/2019 của Văn phòng Chính phủ chuyển Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để xem xét, xử lý.

Vinachem khẳng định tập đoàn này sẽ triển khai thực hiện thoái vốn tại Công ty Cổ phần DAP- Vinachem sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Theo Vinachem, tập đoàn này đang tiếp tục triển khai các bước chuyển nhượng vốn tại 8 công ty cổ phần: Hóa chất cơ bản Miền Nam, Phân lân Nung chảy Văn Điển, Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, Hơi Kỹ nghệ Que hàn, Vật tư và Xuất nhập khẩu Hóa chất, Cảng đạm Ninh Bình, Sorbitol Pháp Việt và Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC Vina.

Tập đoàn này đã yêu cầu các đơn vị rà soát hồ sơ bàn giao từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần theo đúng quy định (trong đó có báo cáo sử dụng đất của doanh nghiệp).

Tổng Giám Đốc Công Ty Cp Phân Bón Bình Điền: Hạnh Phúc Khi Được Sẻ Chia…

Sau hơn 40 năm thành lập và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Tổng Giám đốc Lê Quốc Phong, đến nay, Công ty Phân bón Bình Điền đã trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu ngành sản xuất phân bón của cả nước về năng suất, chất lượng và hiệu quả. Công ty có hàng trăm chủng loại sản phẩm phân bón phục vụ các loại cây trồng với từng vùng đất khác nhau.

Công ty cũng đã thành lập riêng một Hội đồng Cố vấn về khoa học kỹ thuật với sự tham gia của các giáo sư tiến sĩ hàng đầu trong lĩnh vực phân bón và cây trồng. Sản lượng của công ty lên đến hơn 700 ngàn tấn phân bón các loại/năm, chiếm lĩnh không chỉ thị trường trong nước mà còn cả ở thị trường các nước khu vực Asean như Campuchia, Thái Lan, Philippines, Lào và Myanmar…

Nhắc đến Bình Điền, người ta thường liên tưởng đến những hoạt động hỗ trợ cộng đồng thiên về nông nghiệp nông thôn như bảo trợ phong trào tôn vinh nhà nông, cùng nông dân làm giàu, tổ chức đưa nông dân đi tham quan, học tập kinh nghiệm ở các nước có nền nông nghiệp phát triển…

Cao đẹp hơn, đáng quý hơn là Bình Điền còn được gắn kết, nhắc đến với những chương trình thiện tâm mang tính chất nhân văn, thấm đẫm nghĩa tình, như “Tiếp sức đến trường” (hỗ trợ cho các tân sinh viên nghèo có đủ kinh phí bước vào giảng đường đại học), hay chương trình kết nghĩa với bà con dân tộc các xã, huyện vùng sâu, vùng xa, hỗ trợ, giúp đỡ những vùng quê xa xôi hẻo lánh sớm thoát nghèo để đổi thịt thay da, vươn lên làm ăn khấm khá…

Tất cả những việc làm tình nghĩa ấy được Lê Quốc Phong lý giải là sự “san sẻ với cuộc đời”, với cộng đồng xã hội. “Mình làm phân bón, thành công được là nhờ người nông dân. Vì thế, hãy tái phân bổ lại cho bà con nông dân chân chất thật thà những gì có thể, dù là lợi ích vật chất hay giá trị tinh thần” – anh nói.

Cũng theo Lê Quốc Phong, việc xây dựng phong trào “Cánh đồng mẫu lớn”, phát bản tin tư vấn kỹ thuật chăm sóc cây trồng miễn phí, hỗ trợ hộ nghèo vay vốn, hay trao tặng “Mái ấm Bình Điền” cho các gia đình chính sách… cũng chỉ là những phần việc cần phải làm để đáp lại tấm lòng của bà con nông dân.

Đôi lúc nhìn ngẫm lại những chặng đường đã qua, Lê Quốc Phong có cảm giác nghề nông đã đến với anh như thể là duyên số. Ai có thể ngờ rằng một chàng sinh viên học văn khoa, cuối cùng cả đời lại gắn bó với nghề phân bón, với nông dân. “Cứ mỗi khi đi về miền Tây, qua những chuyến phà, có người nông dân nhận ra mình và gọi mình là “Phong Đầu Trâu”, mình không giận mà lại cảm thấy rất tự hào và hạnh phúc biết bao…” – anh chia sẻ.

Lê Quốc Phong không chỉ được tôn vinh là một doanh nhân tài năng, một nhà quản lý doanh nghiệp giỏi, mà anh còn được tôn vinh là biểu tượng điển hình cho phong cách doanh nhân thời hiện đại. Anh cũng đã được Hội Doanh nhân Việt Nam trao “Biểu tượng Vàng vì sự nghiệp văn hóa doanh nhân Việt Nam”.

Mánh Khóe Sản Xuất Phân Bón Giả Số Lượng “Khủng” Của Nữ Giám Đốc

Để thu lợi nhuận ở mức cao nhất, bà Vũ Thị Ngọc Bích, Giám đốc công ty Việt Nhật chỉ đạo nhân viên sản xuất và bán ra thị trường 118,8 tấn phân bón giả, trong đó có 31 tấn phân bón đã bán cho người dân sử dụng cho cây trồng.

Điều đáng nói là phân bón giả này khiến cây bị vàng lá, chết dần và chậm phát triển. Bên cạnh đó, bà Bích móc nối với giám đốc một doanh nghiệp khác kê khai khống các hóa đơn giá trị gia tăng để che giấu hành vi sản xuất phân bón giả với cơ quan chức năng.

Nông dân khóc ròng vì cây trồng bỗng dưng “chết yểu”

Theo tìm hiểu của PV, vào thời điểm giữa năm 2013, hàng trăm nông dân tham gia trồng trọt ngụ huyện Cư Jút (tỉnh Đăk Nông) làm đơn phản ánh với lời lẽ bức xúc gửi đến sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông (sở NN&PTNT tỉnh Đăk Nông) về việc hàng chục diện tích cây trồng trên địa bàn huyện bỗng dưng bị vàng lá, chết dần và chậm phát triển sau khi bón phân bón NPK 16, 8, 13 TS do công ty sản xuất thương mại và dịch vụ Việt Nhật (gọi tắt công ty Việt Nhật, có trụ sở tại thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút) sản xuất. Số phân bón trên được người dân mua tại các đại lý phân bón trên địa bàn huyện. Còn các đại lý thì nhập hàng từ công ty Việt Nhật về bán cho người dân.

Nhận được đơn phản ánh của người dân, sở NN&PTNT tỉnh Đăk Nông liền phân công cho thanh tra Sở thực hiện việc kiểm tra, tiến hành lấy mẫu để làm rõ các phản ánh của người dân. Vào thời điểm đầu tháng 9/2013, thanh tra Sở đến nhiều hộ dân ngụ tại địa bàn huyện Cư Jút tiến hành lấy mẫu phân bón NPK 16, 8, 13 TS (trên bao bì có ghi rõ đơn vị sản xuất là công ty Việt Nhật) đưa đi kiểm định. Sau khi có kết quả kiểm định, thanh tra Sở vô cùng sửng sốt khi phát hiện các mẫu phân bón NPK 16, 8, 13 TS do công ty Việt Nhật sản xuất chỉ đạt 42% hàm lượng tiêu chuẩn chính, còn lại là phân bón giả, kém chất lượng.

Đi thực tế kiểm tra tại các diện tích cây trồng của người dân, thanh tra Sở phát hiện loại phân bón “độc hại” này không những khiến cây vàng lá, chết dần, chậm phát triển, mà còn làm đất bị nhiễm độc, bạc màu. Nhận thấy thiệt hại của người dân quá lớn, thanh tra Sở liền đề xuất lên sở NN&PTNT tỉnh Đăk Nông thực hiện việc kiểm tra đột xuất trụ sở sản xuất của công ty Việt Nhật. Vào ngày 19/9, thanh tra Sở cùng các cơ quan chức năng trên địa bàn huyện Cư Jút bất ngờ ập vào trụ sở công ty này kiểm tra. Tại đây, thanh tra Sở phát hiện trong kho có 21 tấn phân bón NPK 16, 8, 13 TS giả, trên bao bì đều ghi rõ do công ty Việt Nhật sản xuất. Trước đó, công ty này đã xuất bán 31 tấn cho người dân bón cho cây trồng. Tổng lô hàng phân bón giả do công ty Việt Nhật sản xuất và bán ra thị trường lên đến 118,8 tấn.

Một cán bộ trong đoàn kiểm tra của thanh tra sở NN&PTNT tỉnh Đăk Nông cho biết, đây là vụ phát hiện làm giả phân bón lớn nhất và mới nhất nằm trên địa bàn tỉnh Đăk Nông. Hành vi làm giả phân bón không chỉ khiến người nông dân điêu đứng, mà còn gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh tế của tỉnh. Trước vụ việc gây ảnh hưởng nghiêm trọng, thanh tra Sở báo cáo vụ việc lên lãnh đạo sở NN&PTNT tỉnh Đăk Nông. Ngay sau đó, lãnh đạo Sở chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc sang cơ quan CSĐT tỉnh Đăk Nông vào cuộc điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.

Câu kết với giám đốc doanh nghiệp khác để che giấu sai phạm

Một cán bộ điều tra cơ quan CSĐT công an tỉnh Đăk Nông cho biết, sau khi tiếp nhận hồ sơ của sở NN&PTNT tỉnh Đăk Nông chuyển đến đề nghị điều tra làm rõ những sai phạm của công ty Việt Nhật, cơ quan CSĐT liền gấp rút vào cuộc điều tra. Theo đó, cơ quan CSĐT xác định, công ty Việt Nhật do bà Bích trực tiếp quản lý điều hành sản xuất. Sản phẩm chính của công ty này là các loại phân NPK bón cho cây trồng. Mặc dù là một doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn tại địa bàn tỉnh Đăk Nông nhưng công ty này có hàng loạt sai phạm trong việc thực hiện các quy định, quy trình sản xuất phân bón, không sử dụng máy móc, dây chuyền để sản xuất.

Theo cán bộ điều tra này, qua điều tra, cơ quan CSĐT còn phát hiện, công ty Việt Nhật không có xây dựng phòng thí nghiệm, hợp đồng với đơn vị có chức năng để thực hiện kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào, chất lượng sản phẩm sản xuất ra mà vẫn bán ra thị trường. Đặc biệt, sau nhiều ngày thu thập thông tin, cơ quan CSĐT còn xác định, bà Bích ủy quyền cho người không có trình độ chuyên môn theo quy để trực tiếp điều hành sản xuất phân bón. Chính người được ủy quyền này đã đứng ra thay bà Bích chỉ đạo sản xuất phân bón giả khiến cây trồng bị vàng lá, chết mòn và chậm phát triển.

Với thủ đoạn trên, từ tháng 3 đến tháng 8/2013, công ty Việt Nhật sản xuất và bán ra thị trường với số lượng 118,8 tấn phân bón kém chất lượng, trong đó có 31 tấn phân bón đã bán cho người dân sử dụng cho cây trồng (được thanh tra sở NN&PTNT tỉnh Đăk Nông làm rõ trước đó – PV). Bằng hàng loạt biện pháp điều tra, cơ quan CSĐT có được chứng cứ pháp lý quan trọng chứng minh loại phân bón của công ty Việt Nhật sản xuất không chỉ những khiến cây vàng lá, chết dần, chậm phát triển, mà còn làm đất bị nhiễm độc, bạc màu. Ngoài ra, cơ quan CSĐT xác định, với thủ đoạn làm ăn vi phạm pháp luật trên, bà Bích cùng công ty Việt Nhật thu lợi bất chính hàng trăm triệu đồng.

Trước những sai phạm quá rõ, vào ngày 21/11, cơ quan CSĐT thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với đối tượng Vũ Thị Ngọc Bích (45 tuổi, Giám đốc công ty Việt Nhật) điều tra về hành vi “sản xuất, buôn bán hàng giả”. Cùng ngày, cơ quan CSĐT ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với đối tượng Bích. Một cán bộ điều tra cơ quan CSĐT tiết lộ: “Tại cơ quan CSĐT, đối tượng Bích thừa nhận toàn bộ hành vi sản xuất phân bón giả của mình. Trước những chứng cứ mà cơ quan CSĐT đưa ra, bà Bích đều công nhận và không có hành vi chối cãi nào”.

Cán bộ điều tra này còn cho biết, qua làm việc với bà Bích, cơ quan CSĐT xác định, để che mắt các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Đăk Nông, bà Bích câu kết với bà Lê Thị Thúy (giám đốc công ty Việt Nhật Đăk Lăk) thực hiện việc kê khai khống các hóa đơn giá trị gia tăng thể hiện việc mua nguyên liệu đầu vào để phục vụ sản xuất. Việc câu kết này nhằm che giấu việc sản xuất phân bón giả, kém chất lượng của công ty Việt Nhật thực hiện. Thời gian qua, bà Bích cùng bà Thúy thực hiện kê khai khống hàng trăm hóa đơn giá trị gia tăng.

Sự thật bất ngờ

Theo thanh tra sở NN&PTNT tỉnh Đăk Nông, trong đợt thanh kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm của 104 mẫu phân bón NPK, vi sinh (có lấy mẫu của công ty Việt Nhật – PV)… các loại trên địa bàn toàn tỉnh Đăk Nông mới đây, kết quả cho thấy chỉ có 50% các loại sản phẩm phân đạt chất lượng, còn lại đều là phân bón giả, kém chất lượng. Theo tìm hiểu của PV, không chỉ ở địa bàn tỉnh Đăk Nông, mà trên toàn quốc, nạn phân bón giả, phân bón kém chất lượng vẫn liên tục tái diễn. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2013, lực lượng quản lý thị trường trong cả nước đã kiểm tra 1.057 vụ, chỉ xử lý 258 vụ (chiếm 24,4%. Tổng số tiền thu phạt là hơn 3,9 tỷ đồng, tiêu hủy trị giá hàng hóa là 1,9 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số vi phạm thực tế còn cao hơn rất nhiều.

Theo Báo đời sống & pháp luật online

Kỹ Sư 9X Về Quê Làm Giám Đốc… Trồng Hoa Lan

Năm 2013, sau khi tốt nghiệp Đại học Nông lâm chúng tôi kỹ sư trẻ Trần Minh Hiếu về công tác tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nhưng vì nhiều lý do, trong đó có điều kiện kinh tế gia đình đang khó khăn, Hiếu đã bỏ việc ra ngoài đi làm…Trong thời gian đó, Hiếu vẫn mày mò, chăm bẵm những chậu hoa lan tại gia đình. Và một ngày, chàng kỹ sư trẻ chợt nghĩ, tại sao không phát triển kinh tế gia đình từ việc nhân trồng hoa lan, bởi đây là một trong những sản phẩm có nhu cầu cao trên thị trường.

Tuy tuổi còn trẻ, nhưng Trần Minh Hiếu đã là hội viên, nông dân điển hình làm kinh tế giỏi của ấp An Lạc, xã An Nhứt, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Hiếu đã bắt tay ngay vào công việc mở rộng mô hình trồng hoa lan tại quê nhà (ấp An Lạc, xã An Nhứt, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), tập trung vào dòng hoa lan Denrobium thuần chủng. Để có vốn, Trần Minh Hiếu đã liên hệ và đề xuất với Hội Nông dân địa phương và được vay 20 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Anh còn mượn thêm 80 triệu đồng từ cha mẹ, bạn bè, người thân để đầu tư trồng lan.

Trần Minh Hiếu cho biết: ” Thời điểm làm thử nghiệm của tôi gặp khó khăn, thậm chí thua lỗ nặng do chưa tìm hiểu sâu về kỹ thuật chọn giống, cách chăm sóc hoa lan. Có năm nhiều chậu lan trong vườn bị bệnh chết khi chưa kịp ra hoa, lỗ hơn 50 triệu đồng. Chán nản, tôi ngừng trồng, phải đi làm tiếp thị sơn nước và máy nước nóng. Nhưng nhiều đêm nghĩ lại, tôi lại vẫn muốn trồng hoa lan, bởi đó là đam mê rồi. Vì vậy, đi làm tích cóp vốn được chút tiền nào là tôi để dành, rồi vừa đi học kỹ thuật trồng lan, vừa mở rộng quan hệ tìm kiếm thị trường. Cũng từ đó, tôi dần khôi phục lại vườn lan “.

Qua thời gian khảo sát thị trường, Trần Minh Hiếu đã chuyển sang làm mô hình gia công chăm sóc vườn lan, nhận chăm sóc những cây lan không bán được từ các cửa hàng. Sau 1 năm chăm sóc, anh Hiếu giao lại cho khách hàng với thỏa thuận ăn chia 6/4 (nghĩa là anh trả cho chủ 6 cây, giữ lại 4 cây để chăm và kinh doanh tiếp). Trong quá trình gia công chăm sóc hoa lan, anh Hiếu còn có thu nhập từ việc cắt cành hoa bán cho các cửa hàng. Hiếu cũng nhận kết những chậu hoa lan lớn đẹp mắt bán trong những dịp lễ, tết. Mô hình “Gia công chăm sóc vườn lan” của Trần Minh Hiếu đã đạt giải thưởng “Tài năng Lương Văn Can 2013” của Báo Doanh nhân Sài Gòn.

“Có công mài sắt có ngày nên kim”

Năm 2015, Hội Nông dân xã An Nhứt đã xây dựng dự án phát triển nghề trồng hoa lan có sự hỗ trợ của nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân. Quỹ đã cho Trần Minh Hiếu vay thêm 50 triệu đồng. Cùng với việc vay mượn gia đình, bạn bè, anh Hiếu tiếp tục mở rộng diện tích trồng hoa lan tại ấp Thạnh An (xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ).

Trần Minh Hiếu cho biết, ngoài kỹ thuật, kinh nghiệm chăm sóc hoa lan, anh còn chú trọng vào công nghệ trồng, chăm sóc phong lan. Mới đây, anh đã đầu tư gần 300 triệu đồng mua hệ thống tưới kết hợp bón phân tự động nhỏ giọt theo công nghệ Isarel nhằm nâng cao năng suất, độ tươi, bền của hoa phong lan.Hiện Trấn Minh Hiếu đang trồng 70.000 chậu hoa lan thuần chủng Denrobium, phân phối khắp thị trường phía Nam.

Từ trồng hoa lan, mỗi năm Trần Minh Hiếu có thu nhập khoảng 250-300 triệu đồng. Anh cũng vừa thuê 3ha đất mở rộng vườn lan thành trang trại tổng hợp, trồng các loại hoa, cây ăn quả bên cạnh hoa lan.

Với mô hình trồng hoa phong lan, Hiếu đã tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho một số người dân địa phương, đặc biệt là các hộ có hoàn cảnh khó khăn.

Ngoài 3 lao động làm việc cố định tại vườn lan với mức lương 4,5-5 triệu đồng/người/tháng, anh nhận thêm 20-30 người làm việc thời vụ với thu nhập 250.000 đồng/người/ngày. Tháng 9.2017, Trần Minh Hiếu đã thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao xã An Nhứt do anh làm giám đốc, với 9 thành viên…

Trần Minh Hiếu còn là một trong những Mạnh Thường Quân luôn nhiệt tình, sát cánh cùng địa phương trong việc chăm lo cho những người nghèo và trẻ em, học sinh có hoàn cảnh khó khăn có đủ điều kiện đến trường. Đây là một việc làm có ý nghĩa góp phần cùng xã An Nhứt duy trì, nâng cao và giữ vững 19 tiêu chí nông thôn mới.

Cập nhật thông tin chi tiết về Ông Phùng Quang Hiệp Chính Thức Giữ Chức Tổng Giám Đốc Vinachem trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!