Bạn đang xem bài viết Nỗi Lo Phân Bón, Thuốc Trừ Sâu Giả được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Anh Nguyễn Đình Cường (xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ, Gia Lai) cho biết, nhà anh có 1ha hồ tiêu. Khi phát hiện bệnh vàng lá, anh ra cửa hàng gần nhà để mua thuốc về phun, thế nhưng không những không trị được bệnh, mà tiêu còn chết nhiều hơn. Anh Nguyễn Đình Phương (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, Gia Lai) chia sẻ: “Thông thường khi cây trồng bị bệnh, chúng tôi đều mua các loại thuốc về để phòng trừ. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), chúng tôi chỉ trông chờ vào sự tư vấn của các cửa hàng. Vườn tiêu của tôi bị bệnh, tôi đã mua rất nhiều loại thuốc sử dụng theo hướng dẫn in trên bao bì, nhưng tiêu vẫn chết”.
Tuy nhiên, điều đáng nói là kết luận của Thanh tra Sở này lại chẳng làm ông Minh thỏa mãn. Trong biên bản làm việc giữa hai bên, ông Minh có đề nghị cơ quan chức năng kiểm định chất lượng các bao phân còn lại. Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai Vũ Mạnh Hùng đã “thống nhất theo nội dung đơn và trình bày thêm của ông Minh” (trích nguyên văn). Lời hứa của Chánh Thanh tra sẽ tiến hành lấy mẫu phân tích lại, nhưng ông Minh chờ mãi mà chưa thấy cơ quan chức năng trả lời.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có gần 450 đại lý, cửa hàng vật tư nông nghiệp buôn bán phân bón và thuốc BVTV với hàng trăm nhãn hàng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng phân bón giả, phân kém chất lượng vẫn có “đất sống” là do việc người dân thiếu tiền đầu tư, phải mua vật tư ghi nợ đến cuối vụ mới trả tiền. Trong khi nhiều nhãn hàng có uy tín lại không bán chịu, nên việc nông dân chọn các loại phân bón, thuốc BVTV cho ghi nợ dẫn đến nguy cơ vớ phải hàng dỏm, hàng kém chất lượng là rất cao. Việc sử dụng phân bón kém chất lượng, thuốc BVTV dởm làm vườn cà phê, vườn tiêu, tài sản bao nhiêu năm tích cóp của người nông dân đổ sông, đổ bể.
Để tài sản không “đội nón ra đi” một cách bất thường vì sử dụng phân bón, thuốc BVTV dỏm, nông dân chỉ còn cách tự cứu mình. Chẳng còn cách nào khác ngoài chuyện nên sử dụng những nhãn hàng uy tín, chất lượng và cẩn trọng với những nhãn hàng lạ, rẻ tiền.
Quốc Dinh
Đắk Lắk: Nỗi Lo Phân Bón Giả, Kém Chất Lượng
Mỗi năm, trên địa bàn Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh đã xử lý và tịch thu hàng chục tấn phân bón vi phạm, chủ yếu là hàng hóa quá hạn sử dụng, không có giấy phép đăng ký kinh doanh, không niêm yết giá hàng hóa tại địa điểm niêm yết giá, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng, để phân bón tiếp xúc với nền đất tại địa điểm kinh doanh…
Mới đây nhất, ngày 10-7, Chi Cục QLTT tỉnh đã kịp thời phát hiện và ngăn chặn kho hàng chứa 176 tấn phân bón đã hết hạn sử dụng và chuẩn bị tiêu thụ ra thị trường. Cụ thể, qua kiểm tra đột xuất kho hàng của đại lý phân bón do ông Trần Văn Thiện (xã Hoà Khánh, TP. Buôn Ma Thuột) làm chủ, Đội QLTT số 1 (thuộc Chi cục QLTT) đã phát hiện trên 7.000 bao phân (loại 25 kg) hiệu NPK 8-2-8 + TE được sản xuất tại Nhà máy phân bón Thiên Nông (tỉnh Thanh Hóa) đã hết hạn sử dụng hơn 2 năm. Trên bao bì của loại phân bón này có ghi ngày sản xuất tháng 11-2013, thời hạn sử dụng 2 năm, nhưng đến thời điểm (10-7-2023) vẫn được chứa trong kho và đang chuẩn bị tiêu thụ ra thị trường. Đáng nói hơn, khi lấy kết quả đi kiểm định chất lượng, cơ quan chức năng còn phát hiện toàn bộ số phân bón này không có đủ hàm lượng dinh dưỡng như đã ghi trên bao bì.
Một vụ khác, cách đây không lâu, một nông dân ở huyện Ea Kar đã mua phải phân bón nội giả, kém chất lượng về bón cho cây trồng làm chết mấy héc-ta tiêu. Cụ thể, ngày 23-9-2023, anh Nguyễn Văn Thỉnh (xã Xuân Phú, huyện Ea Kar) có ký hợp đồng mua 2 tấn phân bón hiệu Đồng Lộc của Công ty TNHH Tư vấn đầu tư nông nghiệp và phân bón An Thịnh (tại Khu công nghiệp Tâm Thắng, huyện Cư Jut, Đắk Nông) và đã bón 1,2 tấn cho gần 800 trụ tiêu. Hơn 10 ngày sau, anh bàng hoàng phát hiện vườn tiêu có hiện tượng rụng trái, lá, tháo lóng hàng loạt và khoảng 30% diện tích bị chết. Ngay sau khi phát hiện vụ việc, anh Thỉnh có thông báo và phía Công ty An Thịnh cử người xuống kiểm tra, tiến hành phun một số loại thuốc để xử lý nhưng không hiệu quả. Sau đó, anh Thỉnh yêu cầu cơ quan chức năng của huyện Ea Kar lấy mẫu để giám định. Kết quả, mẫu phân bón trên không đúng như tiêu chuẩn ghi trên bao bì. Ước tính thiệt hại vườn cây lên đến hàng trăm triệu đồng, nhưng điều làm anh Thỉnh bức xúc hơn là phía Công ty An Thịnh chỉ đề nghị sẽ hỗ trợ anh một phần thiệt hại, vì cho rằng… chưa thể khẳng định tiêu rụng trái, chết là do phân bón của công ty cung cấp(?!)
Trên thực tế, nạn phân bón giả, kém chất lượng bày bán tràn lan trên thị trường khiến nông dân chịu “thiệt đơn thiệt kép” nếu mua phải. Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm ở lĩnh vực này hiện vẫn còn nhiều lúng túng. Tại hội nghị sơ kết công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6 tháng đầu năm 2023 được tổ chức hồi trung tuần tháng 7 vừa qua, ông Nguyễn Đào Chí, Chi cục phó Chi cục QLTT tỉnh cho hay, dù cơ quan chức năng đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý mạnh tay các cơ sở vi phạm nhưng tình trạng buôn bán, vận chuyển phân bón giả, kém chất lượng vẫn xảy ra trên địa bàn. Trong đó, có nguyên nhân do một số quy định còn chồng chéo khiến công tác kiểm tra, kiểm soát gặp nhiều khó khăn. Như Nghị định 163/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013 của Chính phủ về “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp” không quy định thẩm quyền của lực lượng QLTT xử lý vi phạm trong kinh doanh phân bón. Còn nếu chỉ xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 185 ngày 15-11-2013 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại thì mức chế tài chưa đủ mạnh để có tính răn đe nạn kinh doanh phân bón giả.
Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thời gian qua Chi cục QLTT tỉnh đã mở nhiều đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh phân bón trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, Chi cục cũng đã tiến hành kiểm tra chất lượng thông qua việc lấy mẫu để giám định, Đồng thời, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm… Tuy nhiên, bên cạnh nỗ lực của cơ quan chức năng, theo ông Chí, về phía người tiêu dùng, tốt nhất nên mua những sản phẩm đã có thương hiệu, uy tín trên thị trường hoặc ở những đại lý, điểm bán đáng tin cậy.
Bộ Công An Quyết Ngăn Phân Bón, Thuốc Trừ Sâu Giả
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia vừa yêu cầu Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia tập trung xây dựng kê hoạch cao điểm đấu tranh chống sản xuất, buôn bán các mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng…
Theo nội dung văn bản, qua công tác nắm tình hình, phát hiện trên thị trường hiện nay, tình trạng sản xuất, mua bán, vận chuyển và tiêu thụ phân bón giả, thuốc trừ sâu giả, kém chất lượng diễn biến phức tạp, gây thiệt hại cho nhà sản xuất, kinh doanh và nông dân. Tình trạng sản xuất, sử dụng phụ gia, chất bảo quản trong chế biến thực phẩm, trong chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đang trở nên phổ biến.
Để chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn những hoạt động nêu trên, lãnh đạo Bộ yêu cầu: Công an các đơn vị, địa phương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quản lý thị trường… tăng cường phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật, không sản xuất, tiêu thụ phân bón, thuốc trừ sâu giả, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng; không lạm dụng, sử dụng phụ gia, chất bảo quản, không dùng hóa chất công nghiệp thay cho hóa chất thực phẩm; không sử dụng chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản…
Tổng cục An ninh, Tổng cục Cảnh sát chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ nắm tình hình việc nhập khẩu phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật; nguyên liệu, phụ gia, chất bảo quản chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi để kịp thời phát hiện các trường hợp nhập khẩu phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng; các loại nguyên liệu, phụ gia chất bảo quản thực phẩm, thức ăn chăn nuôi kém chất lượng, chứa độc tố, chất cấm để xử lý, kịp thời phối hợp có biện pháp đấu tranh ngăn chặn.
Tăng cường chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương chủ động phát hiện, ngăn chặn và điều tra, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ phân bón, thuốc trừ sâu giả, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng; sử dụng chất phụ gia, chất bảo quản trong chế biến thực phẩm, sử dụng nguyên liệu, phụ gia trong sản xuất thức ăn trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố tham mưu, phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sản xuất, tiêu thụ phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật; việc sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất bảo quản chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, kịp thời phát hiện các doanh nghiệp nhập khẩu, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng; các loại nguyên liệu, phụ gia chất bảo quản thực phẩm, thức ăn chăn nuôi kém chất lượng, chứa độc tố, chất cấm để phối hợp ngăn chặn, xử lý theo quy định của pháp luật…
Quyết Liệt Đấu Tranh Với Phân Bón Giả, Thuốc Trừ Sâu Giả
Tình trạng kinh doanh phân bón, thuốc trừ sâu giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc còn diễn ra nhiều, hiệu quả trong công tác quản lý, kiểm tra chưa cao gây thiệt hại rất lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân.
Thực hiện nghiêm túc công tác rà soát các tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,…Thời gian qua, tình hình buôn lậu, sản xuất, kinh doanh trái phép vật tư nông nghiệp, nhất là phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc vẫn diễn biến phức tạp ở hầu hết các địa bàn trên cả nước, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường; tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp, gây ô nhiễm môi trường, gây bức xúc trong nhân dân.
Đồng thời, phối hợp với các cơ quan thông tin báo, đài phát thanh của tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố, qua công tác kiểm tra kết hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; cử công chức trực tiếp tới các cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thực hiện ký cam kết không kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu, giả, kém chất lượng.
Chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh phân bón nhằm nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phân bón, góp phần ngăn chặn việc sản xuất, kinh doanh phân bón giả, phân bón kém chất lượng. Thông báo kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng kết quả kiểm tra, xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội Phân bón Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón và nhân dân trong việc cung cấp thông tin về các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng để kiểm tra, xử lý ngay các vi phạm pháp luật trong sản xuất, kinh doanh phân bón.
Ngọc Duy (T/H)
Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Rau – Nỗi Lo Của Người Trồng Rau
Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Rau – Nỗi lo của người trồng rau
Có rau ắt có sâu. Mà có sâu ắt sẽ có bệnh. Đó là quy luật tự nhiên mà ta phải chấp nhận. Có điều làm thế nào để hạn chế tối đa hậu quả do sâu bệnh hại thì chúng ta luôn phải nghĩ đến các biện pháp đối phó. Các biện pháp có thể kể đến là bắt bằng tay, phun thuốc, luân canh xen canh,..
Mỗi biện pháp có ưu nhược điểm riêng nhưng để đạt hiệu quả cao nhất thì ta phải áp dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ sâu bện. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến các bạn biện pháp tổng hợp này.
Ảnh 1: Sâu bệnh trên cây cải bắpBiện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp được biết đến hiện nay, gồm kết hợp 4 biện pháp để giảm thiểu sâu hại đến mật độ thấp nhất, bao gồm:
1. Biện pháp canh tác,
2. Biện pháp thủ công,
3. Biện pháp sinh học
4. Và biện pháp hóa học.
Trong quá trình trồng rau, chúng ta vẫn có thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phun cho rau mỗi khi có sâu bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc trừ sâu bệnh không phải ai cũng dùng đúng cách. Nghĩa là không đúng thuốc, đúng lượng, đúng thời điểm và đúng cách. Do vậy, không những không diệt trừ được sâu bệnh mà còn để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (tồn dư lượng nitrat độc hại) trên rau ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, môi trường và thiên địch của sâu bệnh.
Qua nghiên cứu nhiều năm về vấn đề trồng rau, về sâu bệnh và các biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại rau, tiến sỹ Nguyễn Thị Nhung (Phó Bộ môn Thuốc, cỏ dại và môi trường – Viện Bảo vệ thực vật) đã nêu ra các biện pháp sau:
1. Biện pháp canh tác1.1. Làm đất
Ảnh 2: Minh hoạ quá trình làm đất vụ mới– Biện pháp đầu tiên trong việc canh rác rau là chọn đất trồng. Đa phần các cây rau thích hợp trồng ở đất có độ pH từ 5 – 7, có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt.
– Sau đó tiến hành làm đất tơi xốp và phơi ải đất. Mục đích của việc phơi ải, giúp cho vi sinh vật hảo khí trong đất hoạt động tốt, làm cho đất tơi xốp, thông thoáng và cây dễ hấp thu các chất dinh dưỡng có trong đất. Ngoài ra, phơi ải đất còn có tác dụng diệt một số mầm bệnh, cỏ dại còn tồn dư trong đất ở vụ trước. Chính vì vậy, hạn chế sử dụng thuốc hóa học về sau.
– Tùy thuộc loại rau chọn trồng và điều kiện của từng hộ gia đình mà có thời gian phơi ải đất dài hoặc ngắn nhưng ít nhất thời gian phơi ải phải đạt từ 5 – 7 ngày.
Ảnh 3: Phơi ải đất trước khi trồng để diệt mầm bệnh1.2. Trồng luân canh, xen canh
Ảnh 4: Trồng xen canh khoai lang với ngô (bắp)
– Tùy từng mùa vụ mà chúng ta chọn loại rau trồng cho thích hợp (Xem them: Mùa vụ trồng rau). Để hạn chế sâu bệnh, trước khi trồng chúng ta phải chọn giống rau có nguồn gốc rõ ràng và sạch bệnh. Áp dụng biện pháp luân canh với cây khác họ, tốt nhất là cây lúa nước.
– Tuy nhiên nhiều hộ gia đình không có điều kiện để luân canh, chúng ta có thể trồng xen canh với cây khác họ cũng có tác dụng làm gián đoạn nguồn thức ăn và xua đuổi sâu hại. Ví dụ, trồng cà chua xen với cây rau thập tự như cải bắp, cải thảo, súp lơ, su hào…vv. Mùi cây cà chua có tác dụng xua đuổi sâu tơ hại trên cây rau thập tự. Chính vì vậy, giảm được việc dùng thuốc hóa học trên những cây rau họ thập tự này.
1.3. Bẫy cây trồng
– Ngoài biện pháp luân canh, xen canh, có thể tiến hành bẫy cây trồng để dẫn dụ sâu hại hoặc sua đuổi sâu hại. Ví dụ, chúng ta c ó thể trồng cây hoa hướng dương tại vị trí thích hợp cách xa chỗ trồng rau để thu hút sâu khoang đến đẻ trứng. Chúng ta phun diệt trừ chúng trên các cây này dễ hơn rất nhiều trên cây rau.– Trong quá trình chăm sóc rau, chúng ta bón phân và tưới nước hợp lý. Tùy thuộc loại cây và thời gian sinh trưởng mà áp dụng các phương pháp tưới nước khác nhau: tưới phun lên cây, tưới rãnh, tưới nhỏ giọt, tưới đủ ẩm không đọng nước… giúp rau sinh trưởng phát triển tốt và hạn chế được sâu bệnh hại trên rau.
– Khi trồng cây con ra ngoài liếp trồng, cần trồng cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại, loại bỏ cây yếu, chết.
Ảnh 5: Trồng hướng dương thu hút sâu khoang 2. Biện pháp thủ công– Trong quá trình chăm sóc, TS. Nhung lưu ý: chúng ta thường xuyên vệ sinh đất trồng, ngắt những lá già, lá bị sâu bệnh, cây bị bệnh và các tàn dư thực vật, thu gom để vào một khu vực sau đó mang đi tiêu hủy.
– Đối với đặc tính của một số sâu, như sâu tơ đẻ trứng và hại mặt dưới của lá, sâu xanh bướm trắng đẻ trứng và hại ở mặt trên của lá..vv.. Các đối tượng sâu này, chúng ta cần thường xuyên kiểm tra đất trồng để ngắt bỏ ổ trứng mới nở và giết nhộng của chúng, hạn chế việc sử dụng thuốc hoá học về sau..
– Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng bẫy dính màu vàng hoặc màu xanh để bẫy một số con trưởng thành có cánh như rệp, ruồi đục lá, đục quả, bọ nhảy…hại nhiều loại cây trồng. Những loại bẫy này chi phí thấp, có thể tận dụng các vật liệu tái chế sẵn có để làm bẫy.
– Bẫy nên đặt ở độ cao 40 – 60 cm tính từ bệ cây là thích họp nhất.
Ảnh 6: Bẫy dính màu vàng diệt sâu 3. Biện pháp sinh học– Biện pháp sinh học phòng trừ sâu bệnh hại rau là lợi dụng các thiên địch để tiêu diệt sâu hại trên đất trồng. Mỗi loại sâu đều có thiên địch của nó. Nắm vững được điểm này, chúng ta cần tạo môi trường thích hợp để dẫn đụ các thiên địch này.
– Bảo vệ thiên địch của sâu hại rau: các loài bọ rua ăn rệp ăn sâu hại; các loài ong ký sinh trứng, sâu non, nhộng của sâu hại; các loài kiến, nhện… ăn sâu hại; các loài nấm đối kháng: Trichoderma, Beauveria… Để bảo vệ được các loài có ích này, không nên sử dụng sử dụng thuốc hóa học.
– Bên cạnh đó, chúng ta có thể sử dụng bẫy freromol treo trên nơi trồng rau để thu hút con trưởng thành cái đến các bẫy mà không giao phối được, không đẻ được trứng và không hình thành được sâu.
– Feromol là hợp chất hóa học có hoạt tính sinh học rất cao, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sinh sản của các loài sâu hại. Bẫy feromol đặc biệt có hiệu quả đối với các loại sâu hại không thể phát hiện sớm bằng phương pháp thông thường, như sâu khoang, sâu xanh bướm trắng, sâu tơ, sâu keo da láng trên các loại rau, hoa, đậu, lạc, nho, bông…
Ảnh 7: Bẫy phenome diệt sâu(*) Cách đặt bẫy feromol:
– Sử dụng lọ nhựa hoặc bát nhựa đã dùng một lần, có đường kính 18-22cm, buộc mồi vào dây thép theo kiểu quang treo, sau đó đổ nước 1/3 thể tích bát có pha thêm một ít xà phòng, xà phòng có tác dụng khi bướm bay vào bẫy, rơi xuống nước, sẽ bị bịt lỗ thở lại và chết rất nhanh.
– Tùy từng loại rau mà chúng ta treo bẫy khác nhau. Đối với loại cây thấp như su hào, bắp cải, hành … đặt bẫy ở vị trí cao hơn bề mặt tán cây trên vị trí trồng rau chừng 20- 30cm. Đối với cây trồng như đậu leo, cà chua, dưa chuột… thì treo bẫy ở vị trí sát mặt giàn cây để tạo thuận lợi cho feromol lan tỏa rộng.
– Các loại mồi feromol có hiệu quả hấp dẫn sâu hại trong thời gian ít nhất là 21-24 ngày, tùy theo điều kiện thời tiết và theo từng vùng thì thay bả, tốt nhất thay mồi feromol mới theo định kỳ 20 ngày kể từ ngày sử dụng.
– Chú ý đặt bẫy liên tục từ khi trồng đến khi thu hoạch sản phẩm. Ngoài ra hàng ngày chúng ta thường xuyên kiển tra các bẫy để vớt những con bướm đã chết và bổ sung thêm nước xà phòng khi cần thiết.
4. Biện pháp hóa học:– Đây là biện pháp cuối cùng mà nếu mật độ sâu bệnh quá cao, các biện pháp trên không hạn chế được ảnh hưởng đến năng xuất thu hoạch rau thì áp dụng biện pháp này.
– Trước khi sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh, TS Nhung nhấn mạnh nhiều lần cần thường xuyên điều tra chỗ trồng, để phát hiện sâu bệnh vượt qua ngưỡng gây hại kinh tế mà 3 biện pháp trên không điều hòa được, thì lúc đó chúng ta mới nên sử dụng thuốc phun, ưu tiên các loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc trước, nếu vẫn không diệu trừ được sâu bệnh thì mới sử dụng thuốc hóa học để phun. Ảnh 8: Phun thuốc hoá học(*) Cách điều tra sâu:
– Tùy thuộc vào từng loại sâu bệnh mà chúng có cách điều tra khác nhau. Để biết được diễn biến mật độ sâu hại trên đất trồng, chúng ta điều tra theo định kỳ 5 – 7 ngày một lần, điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc. Khi mật độ sâu hại trên cây từ 10% là chúng ta tiến hành phun thuốc.
– Để phòng trị sâu xanh, bướm trắng và sâu tơ chúng ta có thể sử dụng thuốc Elincol 12 ME; V-Bt; Proclaim, Xentari 35WDG, Pegasus 500SC, Amate 150EC… pha theo nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất.
– Đối với loại sâu kháng thuốc nhanh như sâu tơ, sâu xanh nhện đỏ, cần sử dụng luân phiên các loại thuốc, thuốc có hiệu quả chúng ta không được sử dụng quá 2 lần.
– Để đảm bảo an toàn, trước khi phun, cần kiểm tra dụng cụ phun, dụng cụ đo lường nếu cần thiết. Đầu tiên, đổ 1/3 nước vào bình, mở nắp thuốc cần pha cho vào bình. Sau đó, tiến hành lắc bình phun, sao cho thuốc tan hết, đổ tiếp lượng nước đến vạch quy định, đậy nắp lại và tiến hành phun. Khi phun thuốc, cần phải phun theo nguyên tắc 4 đúng đó là: đúng thuốc, đúng nồng độ, đúng lúc và đúng cách.
(*) Cách điều tra bệnh:
– Trước khi dùng thuốc hóa học phun phòng trị bệnh, TS. Nhung lưu ý cần phải điều tra mức độ bệnh hại, sau đó mới tiến hành phun. Khi điều tra thấy bệnh trên cây bị mắc bệnh từ 5-10 % thì chúng ta mới tiến hành dùng thuốc để phun phòng trừ.
– Khi cây bắt đầu bị bệnh chúng ta quan sát bằng mắt thường gần như không phát hiện được. Chủ yếu chúng ta dựa vào sự biến đổi màu sắc lá trên cây rau để nhận biết vết bệnh. Đại đa số ban đầu các vết bệnh thường là các chấm nhỏ màu vàng hoặc nâu nhỏ, sau một thời gian các chấm hoặc vết bệnh lan dần to ra. Do vậy, chúng ta cần phải kiểm tra thường xuyên theo định kỳ để phát hiện bệnh sớm và đưa ra biện pháp phòng trị kịp thời.
– Khi sử dụng thuốc hóa học để phun trên rau, chúng ta cần tuân thủ thời gian cách lý đối với từng loại thuốc để đảm bảo an toàn an toàn vệ sinh thực phẩm, khi mang đến tay người tiêu dùng.
Nhiễu Loạn Thị Trường Phân Bón, Thuốc Trừ Sâu
Nhiễu loạn thị trường phân bón, thuốc trừ sâu
Với quá nhiều chủng loại phân bón và thuốc trừ sâu, nông dân khó tìm được sản phẩm chất lượng phục vụ sản xuất.
Thời điểm này, nông dân miền Trung đang bước vào vụ Đông Xuân – vụ lúa quan trọng nhất trong năm. Đây cũng là lúc thị trường phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sôi động hơn bao giờ hết nhưng đi cùng đó là nỗi lo phân bón giả, thuốc trừ sâu kém chất lượng quay trở lại với nông dân.
Nông dân và cơ quan quản lý đều cho rằng kiểm soát chất lượng các mặt hàng này thực sự là điều vô cùng khó khăn. Một trong các nguyên nhân là thị trường phân bón, thuốc trừ sâu luôn ở trong tình trạng nhiễu loạn chủng loại mặt hàng. Nhiều nông dân thừa nhận, đầu vụ sản xuất như hiện nay đến bất kỳ cửa hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nào cũng hoa mắt trước quá nhiều mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được bày bán.
Trên 3.500 tên thương mại thuốc bảo vệ thực vật có không dưới 6.000 sản phẩm phân bón. Đây chỉ là con số thống kê còn thực tế chắc chắn nhiều hơn. Chỉ riêng điều này đã đủ thấy việc quản lý thị trường phân bón, thuốc bảo vệ thực vật là điều không hề dễ dàng. Hơn nữa, số lượng cơ sở kinh doanh mặt hàng này chỉ riêng một địa phương như tỉnh Phú Yên đã lên đến con số 600 cơ sở.
Việc quản lý mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được tăng cường vào thời điểm đầu vụ sản xuất như hiện nay. Tuy nhiên, không ít nông dân buộc chấp nhận thực tế rất có thể phân bón, thuốc bảo vệ thực vật mua về không tác dụng, nhưng lại không dám phản hồi bởi đa phần đều mua nợ các đại lý.
Nguồn: vtv.vn
Phản hồi của bạn đọc
Họ tên:
Email:
Nội dung:
Mã bảo vệ:
FMR0VP
Bài viết khác
Cập nhật thông tin chi tiết về Nỗi Lo Phân Bón, Thuốc Trừ Sâu Giả trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!