Xu Hướng 9/2023 # Những Tác Phẩm Cây Cảnh Nghệ Thuật Có Giá Trị Lên Tới Hàng Tỷ Đồng Tại Việt Nam # Top 14 Xem Nhiều | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Những Tác Phẩm Cây Cảnh Nghệ Thuật Có Giá Trị Lên Tới Hàng Tỷ Đồng Tại Việt Nam # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Những Tác Phẩm Cây Cảnh Nghệ Thuật Có Giá Trị Lên Tới Hàng Tỷ Đồng Tại Việt Nam được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cây cảnh (Cây kiểng) là gì? Cây cảnh (hoặc cây kiểng) là một số loại thực vật được chăm sóc, gieo trồng và tạo dáng công phu, thường dùng làm vật trang trí hay một chi tiết trong thuật phong thủy.

Cây cảnh được bài trí có khi nhằm thể hiện một ý tưởng của người trồng qua cách xếp đặt mà vẫn giữ được vẻ tự nhiên của lá. Thân cây được uốn theo một hình dáng nào đó, còn gọi là thế, kết hợp với chậu, đất hay nước là môi trường dinh dưỡng cho thực vật ấy.

Bên cạnh mục tiêu làm cảnh (vì lẽ này cây cảnh đã được tuyên lên thành nghệ thuật như ở Nhật Bản có bon-sai) cây cảnh còn là một loại hàng hóa được kinh doanh không theo một khung giá cố định nào mà phần nhiều tùy hứng của người bán và người mua hoặc tùy tâm của người bán.

Cây bonsai là gì? Cây Bonsai là các loại cây trồng trong chậu, hoặc khay. Cây được cắt tỉa, tạo dáng theo một phương pháp đặt biệt, mang đầy đủ các yếu tố thẩm mỹ và ẩn chứa sau đó là tính triết lý của cây cảnh nghệ thuật.

Cây Bonsai thường được biết đến là một nghệ thuật cây cảnh đến từ Nhật Bản. Nghĩa Hán – Việt của nó là “bồn tài”. Tức là “cây trồng được trong chậu” có dáng cổ thụ. Hay có thể phân tách từ để hiểu như sau: + Bon: cái khay, cái chậu. + Sai: cây, trồng cây.

Với những thế uốn lượn đẹp mắt, cầu kỳ và có tuổi thọ cao… nhiều chậu cây cảnh có giá lên tới hàng tỷ đồng.

1. “Siêu cây Việt Nam” giá 23 tỷ Cây sanh cổ có tuổi đời gần 100 năm, dáng thế độc đáo được định giá lên tới cả triệu đô la Mỹ. Tại triển lãm đá quý, hoa lan và bon sai toàn quốc TP Sầm Sơn (Thanh Hóa), tác phẩm sanh có tên “Huyền phượng vũ” có giá trị nhất cả về nghệ thuật cũng như giá tiền.

2. Cặp ‘Tiên đồng ngọc nữ’ giá tiền tỷ của ông ‘vua’ mai vàng Yên Tử

Hai cây mai mọc tự nhiên với dáng thế đặc biệt, có tuổi đời hàng trăm năm, giá bán có thể lên tới hàng tỷ đồng. Cặp đôi mai vàng cổ thụ của anh Phan Hoàng (Đông Triều, Quảng Ninh) được giới chơi cây đánh giá là đẹp nhất trong 10 cây mai vàng Yên Tử ở đất Đông Triều.

3. Cây cảnh ‘Cột cờ Hà Nội’ giá 2 tỷ, chủ nhân vẫn nhất quyết không bán

Cây sanh cổ thân vững chãi, một tay cành có hình dáng giống lá cờ Tổ quốc nên được gọi là cây sanh “Cột cờ Hà Nội”.

4. Bằng lăng hình nấm ‘khổng lồ’ giá hàng tỷ của đại gia Phú Thọ Gốc cây xù xì, tán cây hình nấm rất đặc biệt, nhiều đại gia có tiền đến trả giá nhưng chủ nhân không bán. Tác phẩm được cho là có nguồn gốc từ cung đình Huế xưa, tuổi đời gần 300 năm.

Năm 2023, cây bằng lăng được công nhận là cây di sản Việt Nam. Đây là một trong những cây tiêu biểu trong vườn cây di sản duy nhất ở Việt Nam. Vào cuối năm 2014, vườn cây của anh Toàn được Hiệp hội các nước ASEAN công nhận là vườn cây xuất sắc nhất Đông Nam Á.

Chủ nhân của tác phẩm cho biết cây bằng lăng mua cách đây hơn 20 năm. Những cây đẹp, nghệ thuật lại có giá trị lịch sử thường rất khó khăn trong việc tìm và mua. Người phải có tiền và có tâm mới sở hữu được.

“Đã có rất nhiều đại gia có tiền đến hỏi mua lại nhưng tôi không bán bởi những cây vua, chúa ngày xưa chơi rất khó tìm và mua. Hai vợ chồng tôi phải vất vả nhiều tháng mới thuyết phục được người chủ ở Bình Định bán lại cho”, anh Toàn nói.

Những người yêu cây cảnh đánh giá đây là một cây cảnh cổ, rất hiếm, hội đủ 3 tiêu chuẩn chung là cổ – kỳ – mỹ. Phần gốc chỉ cao 50cm, phần ngọn là các cành mọc xung quanh tỏa đều bốn phía, tạo nên hình vòng cung nhìn như cây nấm “siêu to”.

5. Bình Định: ‘Cụ’ duối cổ hơn 130 tuổi đã có người trả giá 3,5 tỷ Chủ nhân cây duối cổ là ông Huỳnh Thanh Tuyên (huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định). Hiện cây duối thuộc loại hiếm này đang được trưng bày tại Triển lãm sinh vật cảnh tỉnh Quảng Ngãi mở rộng năm 2023.

Nhiều ngày qua, người đam mê cây cảnh khắp nơi đã đến để chiêm ngưỡng “cụ” duối. Theo những người có kinh nghiệm, cây duối 130 năm tuổi này hội đủ các yếu tố cổ, kỳ, mỹ nên có mức giá vài tỷ đồng là chuyện thường.

“Cây duối này đã hàng trăm năm tuổi, gốc có hình thù độc, lạ. Tán rất đẹp. Bất cứ người đam mê cây cảnh nào cũng sẽ bị “cụ” duối này chinh phục”, ông Nguyễn Huy Tường (TP. Quảng Ngãi) cho biết.

“Năm 2023, tại triển lãm sinh vật cảnh tỉnh Phú Thọ, có người đã trả giá 3,5 tỷ đồng nhưng tôi không đồng ý bán. Hiện tôi đang tìm người ra mức giá cao hơn. Tuy nhiên, ngoài việc giá cả thì phải có “duyên” mới sở hữu được cây duối này”, ông Tuyên chia sẻ.

6. Sanh cổ có rễ như củ nhân sâm, khách trả 100 cây vàng chủ nhân vẫn lắc đầu Cây sanh cổ “Ngũ phúc lâm môn” có tuổi đời khoảng 500 năm, toàn thân màu đồng và được chủ nhân coi như “báu vật” ở một nhà vườn Hà Nội. Tác phẩm sanh cổ, quý hiếm có tên “Ngũ phúc lâm môn” của ông Phạm Lân (Thanh Trì, Hà Nội) được coi là cây sanh hiếm có khó tìm bởi cây hội tụ đủ 4 yếu tố cổ – kỳ – mỹ – văn.

7. Siêu cây “mâm xôi con gà” giá… 6 triệu đô!

Siêu cây “mâm xôi con gà” là cây sanh cổ thụ có tuổi đời hơn 150 tuổi. Năm 2010, trong dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, cây được giới chuyên môn xếp vào “tứ kỳ mộc” của đất ngàn năm văn vật. Chủ nhân của siêu cây này là ông Nguyễn Nam Thành (Việt Trì, Phú Thọ).

Năm 2008, ấn tượng với dáng vẻ độc đáo, “xuất thần” của siêu cây “mâm xôi con gà”, ông Nguyễn Nam Thành quyết định bỏ tiền để mua đứt. Thời điểm đó, theo nhiều tay chơi cây cảnh, cây “mâm xôi con gà” có giá vào khoảng 6 tỷ đồng, tương đương một chiếc Rolls Royce.

Siêu cây “Mâm xôi con gà” nổi tiếng trong một triển lãm sinh vật cảnh vào năm 2010. Thời điểm đó, ông Nam Thành cho hay đã chi khoảng 600 triệu đồng để in 10 vạn ảnh về siêu cây này cho người yêu cây cảnh thưởng lãm.

Theo nhiều người chơi cây cảnh, sở dĩ cây “Mâm xôi con gà” tạo được sức hút là bởi nó hội tụ đủ 4 yếu tố “cổ – kỳ – mỹ – văn” và giống như một bức tranh thiên nhiên hoàn thiện với “Tay ngón long quần thụ – Bông tán tản vân – Thân vách dáng làng – Thạch thụ tương sinh”.

Tháng 4/2012, siêu cây triệu đô của đại gia đất Việt Trì đã được lên trang bìa của tạp chí về nghệ thuật chơi cây cảnh BCI của Mỹ. Trong một triển lãm sinh vật cảnh, Mâm xôi con gà được định giá 6 triệu USD, tương đương với 120 tỷ đồng.

8. Cặp bonsai mọc trên gốc cây củi mục ‘trăm tuổi’ giá bạc tỷ ở Hà Nội Hai tác phẩm cây cảnh có tên là “Kỳ sơn mộc thạch” và “Tứ linh” được tạo dáng trên thân và gốc cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, thu hút sự chú ý của khách tham quan tại triển lãm Sinh vật cảnh Thủ đô đang diễn ra tại SVĐ Mỹ Đình (Hà Nội).

Theo anh Thịnh, phần thân và gốc cây Sao đều trải qua quá trìn h hàng chục năm bào mòn dưới dòng sông nên có hình dáng mềm mại, thân lũa tự nhiên đẹp hiếm có. “Đây đều là cây Sao cổ thụ, đường kính và kích thước rất lớn, nằm ở dưới dòng sông một thời gian dài mới được phát hiện, khai thác. Để sở hữu tôi phải bỏ rất nhiều công sức và tiền bạc”, anh Thịnh nói.

Tác phẩm “Kỳ sơn mộc thạch” là một rừng tùng bonsai được anh Thịnh trồng trên phần thân cây Sao cổ thụ. Để cây sinh trưởng và phát triển tốt, bên trong thân cây anh Thịnh lót một lớp đất ẩm, phía bên trên trải thảm cỏ trang trí.

Hầu hết những tác phẩm cây cảnh nghệ thuật này đều có kích cỡ và trọng tải lớn có thể lớn tới vài tấn, chính vì điều đó mà quá trình vận chuyển các tác phẩm này gặp rất nhiều khó khăn, gây hư hỏng làm mất đi giá trị ban đầu của chúng đồng thời có thể gây nguy hiểm cho người, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Sử dụng các thiết bị nâng hạ công nghiệp chính là giải pháp được nhiều nhà chủ, gia chủ của các tác phẩm nghệ thuật cây cảnh tại Việt Nam lựa chọn như một số sản phẩm tiêu biểu xe nâng tay, ,…

Cây Tùng Tuyết Mai Gây Sốt Với Giá Lên Tới Hàng Tỷ Đồng

Cây tùng tuyết mai là một trong những đặc trưng của phố núi Đà Lạt và những tỉnh miền núi phía Bắc. Dáng cây thanh thoát với những bông hoa li ti mỏng manh, hương thơm dịu dàng đã hút hồn biết bao du khách. Thậm chí, vì “mê” tùng tuyết mai, có đại gia sẵn sàng chi nửa tỷ đồng để rước về chưng dịp Tết.

Cây tùng tuyết mai, “nàng thơ” xứ lạnh

Cây tùng tuyết mai thường bị nhầm với cây thanh liễu bởi hình dáng hoa khá giống, nhưng chúng là 2 loài khác nhau hoàn toàn. Đây là loài cây bụi lâu năm có nguồn gốc châu Úc, cây trưởng thành đạt đến chiều cao 2-3m. Các nhánh cây thường nhỏ, thanh mảnh và khá giòn. Cũng giống như nhiều cây họ tùng khác, nhất chi mai có lá hình kim nhỏ, dài từ 10-30mm.

Nhất chi mai thường nở hoa rải rác từ trước Tết nguyên đán kéo dài hết tháng 5 năm sau. Do đó, dịp gần Tết, đây là một trong những loại cây cảnh đẹp được săn lùng nhiều nhất và có giá đắt đỏ nhất.

Cách trồng cây tùng tuyết mai

Cây tùng tuyết mai nổi bật với 3 màu sắc: vàng, hồng phấn, tím. Tuy nhiên, ở nước ta màu hồng phấn phổ biến nhất. Loại cây này có sắc đẹp rực rỡ nhưng rất kén chọn môi trường sống. Quá trình chăm sóc, đòi hỏi người trồng phải thật cẩn thận, tỉ mỉ.

Thời điểm sàng lọc, lựa chọn giống tốt nhất là từ tháng 3 đến tháng 4. Bởi, thời điểm này cây sinh trưởng mạnh, ít sâu bệnh. Trước khi trồng, bạn nên cắt tỉa bớt phần rễ. Cây thích hợp trong hỗn hợp đất Akadama hạt nhỏ với nhiều dinh dưỡng. Loại đất này chuyên dụng trồng cho cây bonsai. Ngoài ra, bạn có thể pha trộn với đất mùn để đảm bảo cây phát triển tốt nhất.

Cây tùng tuyết mai bắt đầu ra mầm thì ngắt mầm 2 lần để cây tập trung dinh dưỡng. Lúc cây nở hoa có thể trùng với thời điểm có mưa phùn, không nên để cây ngoài trời mà nên đặt dưới mái che. Như vậy sẽ đảm bảo mặt đất trồng luôn thoáng và không bị úng rễ. Chỉ tưới nước khi nào thấy bề mặt đất thực sự khô thoáng.

Cách chăm sóc cây tùng tuyết mai cho hoa quanh năm

Yêu cầu “khó tính” nhất của cây chính là đảm bảo nhiệt độ từ 15 – 35 độ C, không được quá nóng. Nhất chi mai thích nơi thoáng gió, mát mẻ. Vào mùa hè, thời tiết ấm lên có thể khiến cây yếu đi và hoa bị chuyển màu. Do đó, để cây luôn sinh trưởng khỏe mạnh bạn nên thay đổi vị trí của chậu tùy vào thời tiết sao cho phù hợp. Khi cây phát triển tốt hơn, nên thay chậu để rễ có không gian “thở”. Thời điểm thay chậu tốt nhất là vào khoảng tháng 4. Lúc vào chậu mới, bạn nên lót một lớp phân hữu cơ trước khi đặt bầu cây vào.

3 lưu ý quan trọng để cây sống lâu

Cây tùng tuyết mai nên bổ sung phân vô cơ (đạm, kali, lân) hoặc hữu cơ pha loãng để tưới cho cây nhằm tăng độ màu mỡ cho đất. Tùng tuyết mai có nhu cầu dinh dưỡng thấp. Vì thế bạn nên cung cấp với liều lượng phù hợp. Lưu ý, chỉ bón phân cho tùng tuyết mai vào mùa đông, 1 tháng bón 2 lần.

Khi cây nở hoa phải di chuyển vào nơi râm mát, hạn chế tưới nước nhiều. Chỉ tưới nước khi bề mặt đất đã khô hẳn.

Luôn trồng cây ở chậu diện tích lớn, nó giúp kích thích, tạo môi trường để rễ phát triển.

Những Cây Cảnh Độc, Lạ Có Giá Hàng Trăm Triệu Đồng

Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên Đán Canh Tý 2023, thị trường cây cảnh vì thế cũng nhộn nhịp người mua người bán. Năm nay, ngoài những loại hoa, cây cảnh quen thuộc thị trường đã xuất hiện những cây bonsai độc, lạ đạt giải cao tại Hội Hoa Xuân Canh Tý hay những tác phẩm nghệ thuật của các loại cây như: lộc vừng, cây duối có tuổi đời hơn trăm năm, giá bán hàng trăm triệu đồng.

Cùng phóng viên báo Khánh Hòa chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo và kỳ lạ được trưng bày tại Hội Hoa Xuân và trên các tuyến đường tại TP. Nha Trang.

Một cây bưởi Diễn đẹp mắt tại chùa Long Sơn. Tùng la hán được trồng trên gỗ lũa cây Sao có chiều dài 6,5m, cao gần 2m giá bán 900 triệu đồng.

Cây Xanh Vương đạt giải bạc Festival hoa Đà Lạt vừa qua, cây có tuổi đời 80 năm, giá bán 180 triệu đồng.

Tác phầm Cầu vòng khuyết có giá bán 100 triệu đồng.

Cây đại thụ lộc vừng có tuổi đời hơn 100 năm được bày bán tại đường Pasteur giá 450 triệu đồng.

Cây duối có tuổi đời hàng trăm năm được trưng bày tại Hội hoa Xuân Canh Tý có giá bán 130 triệu đồng.

Một tác phẩm có giá bán 350 triệu đồng.

Tác phẩm đạt giải nhất cuộc thi tại Hội hoa Xuân Canh Tý.

Tác phẩm đoạt giải khuyến khích tại Hội hoa Xuân Canh Tý.

Mã Phương

Chiêm Ngưỡng Những Cây Cảnh Siêu Khủng Lên Đến 100 Tỷ Đồng

Bảo tàng Hà Nội đã mở cửa để đón khách thăm quan. Khu vực trưng bày cây cảnh nhiều ngày nay đã có hàng trăm người dân đứng chật kín các khu trưng bày, thậm chí đứng ngắm cây qua hàng rào trên đường Phạm Hùng.

Cây sanh “Mâm xôi con gà” của ông Nam Thành có giá trị khoảng 100 tỷ đồng

Tổng số lượng cây cảnh trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội và Cung triển lãm quy hoạch Quốc gia khoảng 2.500 cây. Một số chủ cây cảnh cho biết, đa phần các cây cảnh đem đến triển lãm đều thuộc loại đẹp và quý nhất của mỗi địa phương.ông Nam Thành (đại gia buôn vàng bạc, đá quý tại thành phố Việt Trì, Phú Thọ).”Mâm xôi con gà” được đặc cách vào trong “tứ cây quý” của đất ngàn năm văn vật mà không phải qua vòng… thi đấu, bình xét.

Trong đó phần lớn các cây đều có giá vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng, một số ít cây có giá vài chục triệu đồng. Thậm chí nhiều chậu trồng cây cũng đã có giá lên tới gần trăm triệu đồng.

Đáng chú ý, tại triển lãm có trưng bày cây sanh cổ thụ “Mâm xôi con gà” của

Theo những người chăm sóc cây cho ông Thành, ước tính trị giá của cây sanh “Mâm xôi con gà” khoảng 5 triệu USD (tương đương khoảng 100 tỷ VNĐ). Ngoài ra bộ 4 cây thế có tên “Chiến thắng Bạch Đằng” của hội sinh vật cảnh Hải Phòng cũng có giá khoảng 40 tỷ đồng…

PV VTC News đã ghi lại một số hình ảnh của những cây quý tại triển lãm:

Bộ rễ cây gắn chặt vào đá như những ngón chân gà

Những người đến xem sẽ được tặng một bức ảnh chụp cây để làm kỷ niệm. Riêng tiền rửa 10.000 bức ảnh tặng người xem cũng tốn khoảng 400 triệu đồng

Cây xanh có dáng Thăng Long của ông Hoàng Quân (Thái Bình) đã có người ở trong Sài Gòn trả tới 60 tỷ đồng nhưng ông Quân không bán.

Những cây tùng trong bộ tác phẩm “Chiến thắng Bạch Đằng” của doanh nghiệp Gia Phạm (Hải Phòng) trồng trên thân cây gỗ sáo đen cũng có giá hơn 10 tỷ đồng.

Những thân cây gỗ sáo đen cổ thụ mô phỏng những con thuyền độc mộc ngày xưa. Đây là loại gỗ quý để hàng trăm năm cũng không bị mối mọt.

Tác phẩm “Long cuốn Thủy” của hội sinh vật cảnh Bắc Ninh có giá khoảng 1,4 tỷ

Mô hình Khuê Văn Các được dựng bằng cây sanh có kích thước khổng lồ

Theo một nghệ nhân cây cảnh Nghệ An: Cây đa cảnh này trị giá khoảng 1 tỷ đồng

Một cây sanh tiền tỷ với bộ rễ đẹp mắt

Tác phẩm “Long Thăng” được đem trình diễn đúng dịp Đại lễ

Cây sanh tam đa của ông Nguyễn Công Khanh ở thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Đây là cây sanh có gốc cổ thụ và được định giá hơn 20 tỷ đồng.Ảnh: Duy Thành

Cây sanh đại thụ thế Trực quân tử của anh Phạm Hải Anh thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Đây là cây đã có được hơn 4 đời và được định giá khoảng 25 tỷ đồng. Theo chủ nhân của cây sanh đại thụ này, 25 tỷ là giá mà khách mua cây từng trả cho gia đình anh. Tuy nhiên, anh chưa hề có ý định bán nó. Ảnh: Duy Thành.

Một gốc si cổ thụ có da nhẵn, mốc rất quý. Ảnh: Duy Thành.

Theo VTCNews

Nhà Kính Trồng Rau Sạch Trị Giá Hơn 1.000 Tỷ Đầu Tiên Tại Việt Nam

Nhà kính trồng rau sạch trị giá hơn 1.000 tỷ đầu tiên tại Việt Nam

Trên quy mô 24,5 ha, nằm trên địa bàn 3 huyện của tỉnh Vĩnh Phúc, nhà kính VinEco Tam Đảo sử dụng công nghệ nhà kính nổi tiếng của Teshuva Agricultural Projects (TAP, Israel).

Dự kiến, nhà kính sẽ cho ra thị trường mẻ rau an toàn đầu tiên vào cuối năm nay, qua hệ thống siêu thị Vinmart và cửa hàng tiện ích Vinmart+, đồng thời mở rộng hệ thống phân phối trên khắp cả nước và hướng tới xuất khẩu.

Dự án sẽ sản xuất và cung ứng các loại rau mầm cũng như rau ăn lá – củ – quả theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP với sản lượng 3.500 tấn/năm, được canh tác thân thiện với môi trường.

Dự án sẽ sản xuất và cung ứng các loại rau mầm cũng như rau ăn lá – củ – quả với sản lượng 3.500 tấn/năm…

Với quy mô 24,5 ha, nằm trên địa bàn 3 huyện của tỉnh Vĩnh Phúc, nhà kính VinEco Tam Đảo sử dụng công nghệ nhà kính nổi tiếng của Teshuva Agricultural Projects (TAP, Israel).

Dự án nhà kính VinEco Tam Đảo (Vĩnh Phúc) vừa được Công ty TNHH Đầu tư sản xuất phát triển nông nghiệp VinEco – thành viên thuộc tập đoàn Vingroup – chính thức khởi công hôm 28/8.

Với tổng trị giá gần 1.000 tỷ đồng, sử dụng công nghệ Israel, đây là nhà kính lớn nhất tại Việt Nam được triển khai hoàn thiện trọn gói ngay trong một lần xây dựng.

Vingroup cho biết, công nghệ nhà kính của TAP từng được chuyển giao thành công đến nhiều quốc gia trên thế giới như Italia, Mexico, Thái Lan, Ecuado, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonexia, Guatemala, Isreal, Cypus… Đây là dự án cung cấp công nghệ nhà kính đầu tiên của TAP cho một đối tác tại Việt Nam, đồng thời được bổ sung nhiều tính năng phù hợp với đặc điểm khí hậu và điều kiện tự nhiên của vùng nhiệt đới.

Tiến sĩ Pester Burgess thăm nhà kính trồng rau sạch tại Đà Lạt – Ảnh Xuân Thủy

Trong đó, công nghệ rau mầm (microgreen) được thiết kế theo dây chuyền tự động khép kín, cho phép sản xuất các loại rau “siêu sạch” có giá trị dinh dưỡng cao, được xem như nguồn rau thực phẩm chức năng; công nghệ màng mỏng dinh dưỡng (NFT) giúp cây trồng được cung cấp dinh dưỡng trực tiếp đến tận rễ nhằm tối ưu hóa quá trình sinh trưởng, đồng thời ngăn chặn ô nhiễm nguồn nước do không gây đọng nước và thiếu oxy trong rễ. Công nghệ trồng cây trên giá thể (cocopeat) kết hợp hệ thống cung cấp dinh dưỡng chủ động, đảm bảo tạo ra sản phẩm chất lượng cao hơn cây trồng trong đất.

So với phương pháp sản xuất truyền thống, phương pháp sản xuất trong nhà kính với hệ thống tưới tiêu – dinh dưỡng thông minh cùng hệ thống điều khiển khí hậu hợp lý được tự động hóa, giúp VinEco kiểm soát toàn bộ các yếu tố tác động tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Nhờ vậy, dự án có thể đưa vào sản xuất những bộ giống độc đáo, cung ứng cho thị trường nhiều loại rau củ quả an toàn, chất lượng chưa từng xuất hiện hoặc mới được sản xuất rất hạn chế tại Việt Nam, trên quy mô lớn, năng suất cao, tiết kiệm chi phí.

Nhà kính này cũng đảm bảo cho VinEco đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường nội địa và hướng tới xuất khẩu nhờ sự ổn định trong sản xuất, linh hoạt thay đổi mùa vụ, hạn chế tác động bất lợi của thời tiết.

Dưa lưới trồng trong nhà kính – Ảnh Xuân Thủy

Sau nhà kính tại Vĩnh Phúc, nhà kính thứ hai sẽ được VinEco triển khai tại Củ Chi (Tp.HCM), trên diện tích 30 ha. Một loạt địa bàn khác cũng đã được VinEco đưa vào kế hoạch triển khai các dự án nông nghiệp như Quảng Ninh, Sa Pa (Lào Cai), Hải Dương, Thanh Hóa, Kon Tum…

Một đại diện VinEco nói, bên cạnh mục tiêu kinh doanh, công ty muốn góp phần thay đổi tư duy và cách làm nông nghiệp tại Việt Nam, từ đó tạo hiệu ứng lan tỏa, thúc đẩy các doanh nghiệp, người nông dân và toàn xã hội cùng hướng tới một nền nông nghiệp sạch vì sức khỏe của cộng đồng.

Nghệ Thuật Cây Cảnh Bonsai Việt Nam Xưa.

Chơi , ngày xưa các cụ chú ý đến bốn yếu tố chính: Nhất hình, nhì thế, tam chi, tứ diệp. Vì vậy, ta thường thấy uốn thành 3 tầng, 4 đoạn, 5 chùm nhánh, tượng trương cho tam cương (quân thần, phụ tử, phu phụ), ngũ thường (nhân, lễ, nghĩa, trí tín), tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh) và tam tòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử).

Các cụ đã chọn ra 10 loại dáng thế (thập toàn) tạo thành 3 bộ chính cho nghệ thuật bonsai là tứ linh, tứ quý và tam đa.

* Tứ linh gồm 4 loại cây: Cây đa, cây sung, cây sanh, cây si ứng với tứ hình là Long, Lân, Quy, Phượng. Đây đều là những cây thân gỗ lưu niên, chịu được thời tiết khắc nghiệt, 4 mùa xanh tốt. * Bộ tứ quý gồm: Tùng, Cúc, Trúc, Mai ứng với tứ hình: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Thể hiện ước mong hạnh phúc. * Bộ tam đa: cây Sung, cây Lộc Vừng, cây Vạn Thọ, ứng với khát vọng của đời người cầu mong Phúc-Lộc-Thọ.

Nghệ thuật bonsai hiện đại.

Nghệ thuật bonsai hiện đại của Việt Nam ngày càng rộng mở về lối chơi và phong cách sáng tác. Được du nhập từ nhiều quốc gia, nhờ những mạng lưới truyền thông điển hình là internet, sách báo, phương tiện giao thông, ngày càng thuận tiện, các trương trình giao lưu nghệ thuật, văn hóa… đã thúc đẩy thú chơi cây cảnh bonsai của Việt Nam, phát triển lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng.

Nghệ thuật bonsai thế giới một trong những loại cây ưa chuộng tạo được nhiều ấn tượng cho người xem là loài thông, tùng về tạo hình để toát lên những nét rất quan trọng trong nghệ thuật bonsai là Cổ, Kỳ, Mỹ. Ở Việt Nam dòng cây cảnh phổ biến hiện nay vẫn là sanh, những dòng cây lá kim như thông, tùng còn hạn chế.

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Tác Phẩm Cây Cảnh Nghệ Thuật Có Giá Trị Lên Tới Hàng Tỷ Đồng Tại Việt Nam trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!