Xu Hướng 5/2023 # Những Quy Tắc Chăm Sóc Cho Dendro # Top 7 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Những Quy Tắc Chăm Sóc Cho Dendro # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Những Quy Tắc Chăm Sóc Cho Dendro được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Những quy tắc này về cơ bản phù hợp với các loại dendro của đài và thái, tuy nhiên bạn cũng có thể rút được kinh nghiệm và áp dụng phần nào với hoàng thảo rừng. Những quy tác chăm sóc này được viết trên kinh nghiệm thực tế và tham khảo tại brennans orchids

Những nguyên tắc này về cơ bản phù hợp với các loại hoàng thảo của đài và thái, tuy nhiên bạn cũng có thể rút được kinh nghiệm và áp dụng phần nào với hoàng thảo rừng.

Quy tắc 1: Hoàng thảo cần được giữ ẩm khi vào mùa tăng trưởng. Tuy nhiên lớp trên cùng giá thể cần giữ khô tránh việc bị thối gốc. Tốt nhất không tưới nước lạnh cho cây, vào mùa đông lạnh tránh tưới nước quá sớm, cần để nhiệt độ môi trường ấm lên một chút, thường là lúc đã có nắng, tùy từng điều kiện cụ thể mà lựa chọn thời gian tưới cho hợp lý, ngoài ra có thể sử dụng nước ấm để tưới cho lan.

Quy tắc 2: Ánh sáng là yếu tố quan trọng để cây ra hoa. Tốt nhất nên để cây được tắm ánh nắng từ hướng đông. Và bảo vệ cây khỏi ánh nắng trực tiếp vào thời điểm nắng gắt. Một chút sơ suất trong ít giờ cũng có thể làm cây bạn bị cháy. Cây luôn cần nhiều ánh sáng nên nếu cho che chắn nắng vào buổi trưa và chiều thì bạn cũng cần bố trí vườn lan nhận được nhiều ánh sáng, anh sáng khúc xạ hay tán xạ đều được.

Quy tắc 3 : Bón phân, dưỡng chất quanh năm để cây luôn khỏe mạnh. Ngay cả trong thời kỳ nghỉ, hoa lan cũng vẫn phát triển rễ , thân và lá cây cũng cần có năng lượng để chuẩn bị cho chu kỳ sinh trưởng tiếp theo. Trong thời ký này hãy bón cân bằng (20-20-20). Vòa thời điểm sinh trường thì cần bón theo chu kỳ 7 hay 10 ngày 1 lần, vào mùa nghỉ thì bón ít và thưa hơn nhiều, tùy từng loài mà có những loài hoàng thảo rừng cần ngừng nghỉ 100% trong mùa nghỉ ngay cả tưới nước, còn các giống dendro lai thì không cần phải làm vậy. Ngoài ra khi bón cần chú ý đến thời tiết, những ngày nắng nóng không nên bón phân, cần bón vào những ngày thời tiết mát mẻ và nên bón vào buổi sáng, một ngày mới sẽ giúp cây hấp thụ tốt hơn. Chúng ta cũng cần nên biết rằng, nếu được phun ẩm trước khi bón phân cũng là cách để giúp cây hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

Quy tắc 4 : Hoàng thảo cần thoát nước nhanh, vì thế giá thể lý tưởng là gỗ, vỏ thông. Chúng đủ chắc chắn để cây bám rễ những thoát nước cũng rất nhanh. Qua mỗi mùa tăng trưởng cần thay chậu có độ rộng phù hợp với cây. Một số loài ưa thoáng hơn chúng ta có thể ghép gỗ, một số loài ưa ẩm hơn chúng ta có thể trồng với giá thể xơ dừa, cần chú ý áp dụng cho từng loại, dùng là giá thể gì thì rễ lan luôn cần có độ thoáng khí, nếu không đáp ứng được thì cây dễ bị bệnh rồi chết.

Quy tắc số 5: Đây là lưu ý hơn là một quy tắc. Vào mùa nghỉ hầu hết các loại hoàng thảo sẽ rụng lá nhưng bạn đừng lo lắng. ví đó là bước chuẩn bị ra hoa và sản sinh cây con cho chu kỳ tiếp theo. Đây cũng là dấu hiệu để bạn biết cây vào mùa nghỉ và có chế độ chăm sóc riêng cho chúng.

Sưu tầm trên internet và bổ sung thêm

Những Quy Tắc Căn Bản Trong Nghệ Thuật Bonsai

Hầu hết những qui tắc này đều bắt nguồn từ nghệ thuật bonsai của Nhật Bản cách đây vài thế kỷ. Chúng phân tích rất kỹ những điều nên làm và không nên làm khi muốn tạo ra một cây bonsai theo ý muốn. Đa số mọi người đều có thể tạo ra cho mình một cách nhìn hoàn mỹ đối với một tác phẩm bonsai thông qua những qui tắc trên. Tuy nhiên, để tạo ra một cây cảnh đẹp vẫn phải phụ thuộc vào tài năng, kinh nghiệm, cảm hứng nghệ thuật, và sự tìm tòi khám phá…

Hình ảnh cảm hứng nghệ thuật cây cảnh bonsai Những qui tắc về thân cây và Nebari

Nên để chiều cao thân cây gấp 6 lần đường kính rễ cây.

Thân cây nên để hơi nghiêng về phía trước hướng về bên phải người xem.

Gốc cây cảnh nên được tạo dáng xòe ra và để cho nó nhô lên trên nền chậu, như thế trông nó giống như đang bám vào đất để giữ cho cây đứng thẳng.

Rễ cây nên được để nhô lên từ gốc cây xòe trên nền chậu.

Không nên để những nút sần mọc trên rễ cây (vì người xem sẽ để ý nhiều đến nó).

Nên tạo dáng ngọn cây hơi nghiêng về phía trước hướng về phía người xem.

Thân cây nên được giữ thon từ dưới lên trên để trông nó như là đang mọc vươn lên, nhưng không được làm thon ngược lại từ trên xuống.

Những chồi ghép nên được ghép với số lượng vừa phải để tạo được dáng cây hài hòa, hoặc ghép chúng đủ thấp để không nhìn thấy những mối ghép từ nebari.

Uốn thân cây sao cho những điểm uốn trên thân không mang hình “ức bồ câu” (những điểm uốn nên được uốn cong hướng về phía người xem).

Nên tạo dáng ngọn cây theo hướng của gốc cây. Độ uốn của cây cần phải được đảm bảo.

Đối với những thân cây thẳng bình thường và thẳng không bình thường thì ngọn cây nên được giữ sao cho nó mọc cao hơn gốc cây.

Trên những thân cây thẳng bình thường, nếu có quá nhiều điểm uốn hình chữ “S” sẽ làm cho cây trông rất nặng nề mất đi vẻ tự nhiên vốn có của nó.

Với những cái cây mọc nhọn hướng lên cao thì những điểm uốn nên được uốn gần nhau (cần để ý đến vị trí của cành cây).

Một cây chỉ nên mang một ngọn.

Đối với hai thân cây đôi thì nên được tách ra ở chỗ gốc cây, không để cây nào cao vượt lên trên cây nào.​

Qui tắc về thân cây và Nebari Nhánh cây

Tạo những nhánh cây sao cho chúng không mọc ngang, hoặc không để những nhánh cây mọc đâm ngang thân cây.

Trên nhánh không nên để lộ những nút mắt sần (làm cho người xem chú ý đến nó).

Nhánh đầu tiên nên được đặt nằm ở khoảng 1/3 chiều cao thân cây tính từ gốc. Còn những nhánh cây được ghép thành công nên để chúng nằm ở những vị trí trong khoảng 1/3 thân cây còn lại tính đến ngọn cây.

Nhánh cây cần phải cho chúng mọc ra từ phía bên ngoài của những điểm uốn (để không làm nhánh cây bị phình ra).

Đường kính nhánh cây nên được cân đối với thân cây. Những nhánh cây được xem là quá khổ là những nhánh có đường kính dày hơn 1/3 đường kính thân cây.

Nếu cho nhánh thứ 1 mọc ở bên trái thì nhánh thứ 2 sẽ để nó mọc bên phải và ngược lại (khi đó nhánh thứ 3 nên để nó mọc phía sau).

Nên để những nhánh cây mọc xen kẽ nhau, không nên để chúng mọc song song.

Nên giảm bớt kích thước và đường kính của những nhánh cây nếu không thì chúng sẽ trông như là đang leo lên.Nên chừa một khoảng trống đủ rộng giữa những nhánh cây.

Nên để những nhánh đầu tiên hay những nhánh thứ 2 (còn gọi là nhánh trái và nhánh phải) hướng về phía trước, phía trung điểm của tầm nhìn để thu hút người xem.

Những nhánh thứ nhất, thứ hai, thứ ba nên được để cách với nhánh ở phía sau 120o để tránh trường hợp chúng tự che nhau ở phía sau cây.

Trên thân cây, mỗi vị trí chỉ nên tạo một kiểu nhánh, không nên để chúng vừa mang hình bánh xe vừa mang hình nan hoa hay là để những nhánh cây xoắn lại hoặc những nhánh cây thẳng đuộc (vì như thế chúng sẽ tự làm chúng trông rất vô duyên).

Nên tạo hình những nhánh cây sao cho chúng tạo thành một hình tam giác lệch với ngọn cây tượng trưng cho trời, góc ở giữa tượng trưng cho con người và góc ở phía dưới tượng trưng cho mặt đất.

Nên để những nhánh thuộc lớp thứ 2 mọc xen kẽ trái và phải và cần phải tuân theo những qui tắc chính trong cách sắp nhánh cây, ngoài ra, không để những nhánh cây khác mọc chỉa lên hay chỉa xuống. Như vậy ta sẽ tạo ra được một lớp đệm lá.

Để tạo ảo giác cho cây bonsai già, ta để những nhánh phía dưới cây rũ xuống. Những thân cây tươi trẻ thì có nhiều nhánh mọc vươn lên. Với những nhánh ở gần ngọn ta nên tạo dáng sao cho chúng nằm ngang hoặc mọc vươn lên từ khi chúng còn là những nhánh non.

Nhìn chung ta nên tạo dáng sao cho những nhánh cây đổ xuống tuân theo các qui tắc dành cho những thân cây thẳng, ngoại trừ thân cây mọc nghiêng.

Đối với những cây đôi, không nên để những nhánh cây xen vào giữa các cây vì chúng sẽ đâm ngang vào thân cây. Khi đó những nhánh cây gần phía ngoài các cây sẽ tạo nên một hình tam giác “lá”.

Không để những tán lá che khuất “jin”.

Chậu

Cây bonsai nên được đặt sau vạch chính giữa của chậu, và bên trái hoặc bên phải của vạch trung tâm.

Độ sâu của chậu phải bằng đường kính thân cây, ngoại trừ những cây có dáng rũ xuống.

Nên sử dụng những chậu có màu men thích hợp cho việc tưới tiêu và chăm sóc cây, những màu men đó cần phải hài hòa với màu sắc của hoa.

Nên chọn những chậu có chiều rộng gấp 2/3 chiều cao của cây. Với những cây lùn thì chiều rộng chậu phải gấp 2/3 bề rộng thân cây.

Kiểu dáng chậu cũng cần phải phù hợp với kiểu dáng của cây bonsai. Chậu hình chữ nhật thì thích hợp với những cây dáng thẳng không uốn éo nhiều, còn với những cây thẳng không bình thường, những cây mà có nhiều điểm uốn trên thân thì chậu hình oval hay hình tròn là thích hợp nhất. Đối với những cây bonsai lớn thì ta nên trồng chúng sâu trong những chậu hình chữ nhật.

Chăm sóc

Cần trộn chung nhiều loại đất vào một chậu, không nên phân ra thành nhiều lớp đất (Đây là qui tắc mới, vẫn sẽ có nhiều tranh cãi).

Ta cần bón phân đầy đủ theo nhu cầu của cây (Đây là qui tắc mới, vẫn sẽ có nhiều tranh cãi).

Ta nên tưới nước từ trên xuống, tránh để bonsai bị ngập trong nước, vì điều này sẽ cản trở sự tích tụ muối của cây.

Ta tăng độ ẩm của cây bằng cách đặt chậu cây vào một khay đựng nhiều đá cuội và nước hay đặt chậu bonsai ở dưới một cái ghế dài ẩm ướt, nhưng không được để sương bám trên cây (Đây là qui tắc mới, vẫn sẽ có nhiều tranh cãi. Vì sương mù làm tăng sự tích tụ muối trên lá, và thực tế thì nó không có tác dụng gì trong việc làm tăng độ ẩm cho cây).

Ta cần dọn sạch hết những hạt cát mịn từ bất kì hỗn hợp đất nào, chỉ nên sử dụng những hòn đá thô và nhỏ.

Chỉ tưới nước khi nào cây thực sự cần được tưới, không tưới chúng theo một thời khóa biểu cố định nào.

Cho cây tiếp xúc nhiều với nhiệt độ môi trường bên ngoài. Chỉ với những cây bonsai nhiệt đới và cận nhiệt đới (với hầu hết các bộ phận) đều thích hợp cho việc để chúng ở trong nhà. Nếu chúng được đặt trong nhà thì phải đảm bảo rằng nhiệt độ môi trường thấp, phù hợp để có thể tạo nên tình trạng tiềm sinh cho cây.

Kết luận Sách kỹ thuật trồng ghép bonsai I của John Naka được xuất bản năm 1973, tại học viện bonsai California, là phần luận án hay hơn mong đợi trong lĩnh vực “Những quy tắc căn bản trong nghệ thuật bonsai” trồng và ghép bonsai mà tôi đã tìm thấy. Bất kỳ ai đều có thể tạo ra cho mình một cây bonsai đầy sức thuyết phục khi làm theo những qui tắc trên. Khi chúng đã được nghiên cứu kỹ lưỡng thì bạn có thể bắt đầu công việc tạo cho mình một cây bonsai ưng ý, mà không cần phải đắn đo suy nghĩ nhiều khi áp dụng “Những qui tắc” trên là đúng hay là sai.

Nguồn: Sưu tầm

Quy Trình Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Quất (Tắc) Cảnh

1.1. Bón phân cho cây quất (tắc) giai đoạn sau khi trồng

– Sau khi trồng được 2 tháng, chúng ta tiến hành bón phân cho cây quất, giai đoạn này cây quất (tắc) bắt đầu ra rễ mới vì vậy cần phải bổ sung dinh dưỡng cung cấp cho cây phát triển bộ rễ và lá cây tạo tiền đề cho quá trình phát triển về sau.

Lượng bón: Bón thúc dùng phân NPK (16 – 16 – 8), trung bình 5 -10g/gốc/lần, mỗi lần bón cách nhau 30 ngày. Bón đến tháng thứ 9 sau trồng.

Cách bón: Hòa nước tưới vào gốc cây, tưới cách gốc khoảng từ 15 – 20 cm. Có thể rạch rãnh để bón, rạch rãnh vòng quanh tán cây, rạch sâu 5 cm, rộng 10 cm rải đều phân xuống rãnh sau đó lấp đất lên trên và tưới nước giữ ẩm cho cây.

Ngoài ra có thể dùng phân bón qua lá phun bổ sung trong trường hợp cây sinh trưởng phát triển kém. Các loại phân qua lá có thể bón bổ sung gồm: Phân bón qua lá tổng hợp Sông Giang, Đầu Trâu 502.

* Cắt tỉa tạo tán thường xuyên để cây có bộ tán lá phân bố đều xung quanh, hoặc có thể tạo hình làm cây nguyên liệu cho quá trình làm cây dáng, thế sau này.

1.2 Bón phân cho cây quất (tắc) giai đoạn phát triển thân lá

– Sau 9 tháng trồng, vườn quất (tắc) cảnh đã đi vào một quá trình phát triển ổn định về cành, tán chuẩn bị bước sang một giai đoạn mới là giai đoạn ra hoa, tạo quả. Vì vậy, người trồng quất cảnh phải bổ sung dinh dưỡng cho cây để cây phát triển tốt tạo tiền đề cho giai đoạn sau.

– Lượng bón cho cây quất cảnh giai đoạn này: dùng phân NPK – S (10.10.5-9) + phân kali 30 K 2 O. Bón: 100 g NPK + 10g Kali/gốc/lần. Khoảng 30 – 40 ngày bón một lần.

Bón cách gốc từ 30 – 50cm, sau đó phủ một lớp mỏng đất bột, rơm rác hoặc lá cây mục lên trên. Tránh phủ đất quá dày, sát gốc sẽ gây bệnh thối gốc quất.

– Cây quất không sử dụng nhiều các nguyên tố vi lượng trong suốt quá trình sinh trưởng. Nhưng rất cần thiết trong giai đoạn nuôi quả (trái) ở giai đoạn sau vì vậy cần phải sử dụng thêm các dòng phân phun qua lá để bổ sung thêm cho cây. Các sản phẩm chuyên dùng như VITAPLANT 999, NÔNG PHÚ 666, AMINE, CALCIUM BORON….sử dụng theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì sản phẩm.

2. Bón phân cho cây quất (tắc) giai đoạn ra hoa, tạo quả

2.1 Lựa chọn, tính toán lượng phân bón

– Lượng phân bón cho cây quất (tắc) cảnh giai đoạn ra hoa, tạo quả như sau:

Bảng lượng phân bón cho cây quất cảnh giai đoạn ra hoa, tạo quả (tính cho 1000m 2)

2.2 Đặc tính của các loại phân bón

* Phân bón NPK 18-12-14

Đặc tính kỹ thuật: NPK: 18-12-14 và các nguyên tố trung vi lượng thiết yếu. Phân bón chuyên dùng cho cây ăn trái.

Tăng năng suất, phẩm chất trái, trái to, ngọt , thơm ngon, vỏ sáng bóng, chắc thịt, nặng cân, bảo quản lâu.

Tăng khả năng đề kháng, cây ít sâu bệnh.

* Phân bón Atonik

Atonik là thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng thế hệ mới. Cũng như các loại vitamin, Atonik làm tăng khả năng sinh trưởng đồng thời giúp cây trồng tránh khỏi những ảnh hưởng xấu do những điều kiện sinh trưởng không thuận lợi gây ra.

Atonik có tác dụng làm tăng khả năng ra rễ, nẩy mầm, tăng khả năng ra chồi mới sau khi thu hoạch. Ngoài ra Atonik cũng làm tăng khả năng sinh trưởng, ra hoa đậu quả của các loại cây trồng. Đặc biệt là làm tăng năng suất và chất lượng nông sản.

Atonik có hiệu lực đối với hầu hết các loại cây trồng và rất dễ dàng áp dụng vào tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây.

Đặc biệt trên cây có múi Atonik giúp gia tăng số chồi, kích thích hoa.

* Chất kích thích ra hoa Sao vàng 2

Cung cấp cho cây chất kích thích đặc biệt (NAA, GA3) và lân giúp phân hóa mầm hoa, ra hoa hữu hiệu nhiều, đồng loạt, liên tục, tăng tỷ lệ đậu trái cho cây có múi.

Cho cuống hoa mập, khỏe, tược hoa vươn dài, dễ thụ phấn, tỷ lệ đậu trái cao, cây sai quả, cây nhiều bông hữu hiệu.

Giúp cây phòng khô đen bông, giúp dể thụ phấn khi thời tiết khắc nghiệt, tăng khả năng chống chịu sương muối, mưa, hạn kéo dài…

Cách sử dụng:

* Chất kích thích đậu quả (trái) Sao vàng 15

Thành phần:

Nitrophenol: 0,1%, α-NAA: 0,1%.

Vi lượng: Bo: 80, Mo: 5, Mn: 600, Cu: 200, Zn: 200, Fe: 600(ppm).

Công dụng:

Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng giúp cây nuôi trái, làm lớn trái nhanh.

Giúp hạn chế rụng trái non, trái mau to, mẫu mã đẹp, sáng bóng và mọng nước.

Chống nứt trái, da sần sùi( cám), ghẻ trái.

Giúp tăng năng suất, phẩm chất và bảo quản được lâu.

Cách sử dụng:

2.3 Phương pháp bón phân cho quất (tắc) giai đoạn ra hoa, tạo quả

+ Lần 1 vào tháng 3 (âm lịch), ở giai đoạn này cây đang trong quá trình phát triển thân lá vì thế cần phải bổ sung dinh dưỡng cho cây phát triển có bộ khung tán khỏe.

Lượng bón: Bón 50% NPK + Phun 1 lần phân Atonik

+ Lần 2: vào tháng 6 (âm lịch), khi cây bắt đầu chuẩn bị bước vào giai đoạn phân hóa mầm hoa. Ở giai đoạn này cây vẫn đang phát triển thân lá đến tháng 8 (âm lịch) cây bắt đầu ra nụ.

Lượng bón: Bón 50% NPK + Phun 1 lần phân Atonik

+ Lần 3: Vào đầu tháng 8 (âm lịch), tiến hành phun chất điều tiết ra hoa Sao vàng 2. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày. Mục đích lần phun này làm cho cuống và đế hoa phát triển to ra, giảm khả năng rụng hoa, tăng khả năng đậu quả.

+ Lần 4: Vào cuối tháng 8 (âm lịch) đầu tháng 9 (âm lịch) tiến hành phun chất điều tiết ra hoa Sao vàng 15. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày. Để cho quả sinh trưởng và phát triển, không sảy ra hiện tượng rụng quả nhiều.

Nguồn: Giáo trình cây quất cảnh (tắc) – Bộ NN&PTNT

7 Nguyên Tắc Vàng Chăm Sóc Cho Làn Da Sau Mụn

Mụn rất đáng ghét đúng không, chúng đến thật dễ dàng, nhưng đi lại thật khó, và để lại sau đó là những sẹo mụn và thâm mụn xấu xí. Chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn được vấn đề này xảy ra nếu chúng ta chú trọng kĩ trong việc chăm sóc da sau mụn.

Cách chăm sóc da sau mụn cần phải thực hiện kỹ càng và đúng đắn. Nếu không sẽ tiềm tàng những nguy cơ như là sẹo mụn, sẹo rỗ, thâm và hơn thế nữa là mụn có thể quay trở lại. Vì thế, khách hàng của Shynh đừng bỏ qua 07 nguyên tắc vàng sau đây:

ĐẶC ĐIỂM CỦA LÀN DA SAU MỤN:

Các bạn cũng biết rằng, da bị mụn thường rất yếu, và da sau khi điều trị mụn là yếu nhất bởi trong quá trình trị mụn. Chúng ta sử dụng rất nhiều liệu pháp khác nhau tác động lên bề mặt của da. Da có thể gặp những tình trạng sau đây nếu chúng ta không chăm sóc đúng cách.

Làn da bong tróc, sần sùi.

Da có nhiều vết thâm, đốm nâu do mụn để lại.

Da mỏng lộ mạch máu, lỗ chân lông to do quá trình trị mụn.

Sẹo lõm, sẹo lồi hình thành do sự phá vỡ của cấu trúc COLLAGEN và ESLATIN.

Da có thể bị ửng đỏ, sưng tấy rất khó chịu.

Đặc biệt, mụn có thể quay lại bất cứ lúc nào bởi vi khuẩn gây mụn luôn tiềm ẩn đâu đó.

Các bước Chăm sóc da sau mụn hiệu quả

Với 7 bước chăm sóc da sau đây sẽ khiến da được tái tạo và hồi phục nhanh chóng. Ngăn chặn mọi vấn đề xuất hiên trên da như thâm mụn, sẹo mụn và mụn tái phát trở lại

Tác nhân gây mụn chính là những dầu thừa và bụi bẩn gây bí tắc lỗ chân lông, vì vậy chúng ta phải để da mặt phải luôn sạch sẽ thông thoáng để hạn chế dầu thừa và bụi bẩn ngăn ngừa mụn quay trở lại.

Đây là bước rất quan trọng để lấy đi lớp tế bào bị sừng hoá trên da, giúp da luôn được thông thoáng, lỗ chân lông không bị bí tắc, đồng thời giúp những dưỡng chất dễ dàng ngấm sâu vào lớp biểu bì da, giúp da được tái tạo một cách nhanh chóng.

Sử dụng các loại kem trị sẹo, trị thâm

Sau khi thị mụn thì thâm, sẹo là điều khó tránh khỏi bởi những tổn thương do mụn gây ra, chúng ta hãy dùng những loại kem đặc trị phù hợp và chất lượng đảm bảo để nhanh chóng đánh bay những vết thâm và sẹo mụn đáng ghét.

Bạn biết rằng làn da sau mụn rất khô, và yếu. Chúng ta phải luôn cung cấp đầy đủ độ ẩm cho da bằng cách đắp mặt nạ hoặc sử dụng kem dưỡng ẩm để tránh tình trạng da bị thiếu nước gây nên những vấn đề như là bong tróc, kích ứng để da.

Đây là bước cực kì quan trọng không thể thiếu trong chu trình dưỡng da, bởi làn da sau mụn rất cần được bảo vệ khỏi những tác nhân độc hại từ môi trường bên ngoài đó là các tia UVA/UVB sẽ gây ra những hắc tố đen trên da, khiến da đen sạm, và gây nên mụn, thâm, và kích ứng da.

Nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc hồi phục và tái tạo da. Nghiên cứu từ trước đến nay đã nói rằng uống nhiều nước rất có lợi cho cơ thể. Mỗi ngày uống từ 2-3 lít nước sẽ giúp đào thải đi những độc tố có trong cơ thể, ngăn ngừa bùng phát mụn, giúp làn da luôn có đủ độ ẩm không bị khô và bong tróc, đồng thời cũng giúp cho căng bóng mịn màng.

Chúng ta phải hoạch ra một chế độ ăn uống hợp lý, thường xuyên bổ sung các chất dinh dưỡng giúp nuôi dưỡng và tái tạo da, giúp làn da khỏe đẹp hơn. Một số thực phẩm còn có công dụng giảm mờ thâm sẹo hiệu quả.

Hãy ăn nhiều rau củ như bí đao, cam, chanh, súp lơ… để bổ sung vitamin A, C, E và khoáng chất nuôi dưỡng da khỏe từ bên trong.

Bổ sung những chất béo lành mạnh thông qua các loại cá, bơ, dừa,…

Hạn chế ăn đồ chiên, rán, nướng, đồ ăn cay,nước ngọt, nước uống có cồn…

Chăm sóc da sau mụn là rất cần thiết bởi chúng ta đã rất cực khổ trong việc trị mụn. Nếu không chăm sóc kĩ và đúng cách thì mụn sẽ quay lại bất cứ lúc nào đấy. Shynh luôn mong muốn rằng những quý khách hàng của Shynh House sẽ luôn có một làn da đẹp!!

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Quy Tắc Chăm Sóc Cho Dendro trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!