Xu Hướng 4/2023 # Những Nguyên Tắc Cực Kỳ Quan Trọng Trong Việc Bón Phân – Agriculture # Top 4 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Những Nguyên Tắc Cực Kỳ Quan Trọng Trong Việc Bón Phân – Agriculture # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Những Nguyên Tắc Cực Kỳ Quan Trọng Trong Việc Bón Phân – Agriculture được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tin tức

NHỮNG NGUYÊN TẮC CỰC KỲ QUAN TRỌNG TRONG VIỆC BÓN PHÂN

Posted On February 29, 2020 at 8:03 pm by lovetadmin / Comments Off on NHỮNG NGUYÊN TẮC CỰC KỲ QUAN TRỌNG TRONG VIỆC BÓN PHÂN

1. Thời điểm bón phân

– Bón phân là một trong những biện pháp quan trọng của việc trồng cây cảnh. Vấn đề mấu chốt của việc bón phân là bón đúng lúc cây yêu cầu và lượng bón thích hợp.

– Nếu phát hiện lá cây bị vàng nhạt, mọc chậm và yếu, lúc đó phải bón phân. Bón đúng liều lượng là cần nắm vững bón bao nhiêu phân, nếu bón quá ít thì không có tác dụng, nhưng bón quá nhiều không những không đạt yêu cầu mà còn làm cho các cành hoa bị khô.

– Chú ý bón phân trong kỳ cây con xúc tiến sinh trưởng, thời kỳ ra hoa nên bón phân lân để có lợi cho cây ra hoa, ngoài ra còn chú ý đến mùa bón phân, “mùa xuân hè cây sinh trưởng nhanh có thể bón nhiều phân, mùa thu cây sinh trưởng chậm nên bón ít sang mùa đông thì không cần bón phân. Số lần bón phân cũng là một vấn đề quan trọng, nên bón nhiều lần, nhưng lượng bón mỗi lần không nên nhiều nhất thiết không được bón quá: nhiều, quá đặc.

– Thời kỳ từ lập xuân đến lập thu nói chung 1 – 2 tuần bón 1 lần, sau lập thu cứ 2- 3 tuần bón 1 lần, đến lập đông không cần bón. Thường bón phân vào lúc chiều tối, đặc biệt chú ý mùa nóng nực không nên bón vào buổi trưa, vì nhiệt độ cao phân dễ gây vết thương cho rễ. Ngoài ra trước khi tưới nước phân, tốt nhất nên xới qua đất quanh gốc cây, như thế có lợi cho việc thấm sâu vào rễ.

– Thường bón phân vào lúc chiều tối, đặc biệt chú ý mùa nóng nực không nên bón vào buổi trưa, vì nhiệt độ cao phân dễ gây vết thương cho rễ. Ngoài ra trước khi tưới nước phân, tốt nhất nên xới qua đất trong chậu, như thế có lợi cho việc thấm sâu vào rễ.

2. Các loại phân bón theo giai đoạn – Nguyên tắc 4 nhiều, 4 ít, 4 không và 2 kỵ

– Bón lót: Phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ hoặc hữu cơ vinh sinh, bột đậu tương ngâm, các loại phân lân…

– Bón thúc phát triển cành, thân, lá: Các loại đạm như đạm Urea, đạm SA…, NPK 20.20.15, NPK 16.16.8…

– Bón thúc phân hóa mầm hoa: Các loại phân lân như Lân supe, DAP, NPK 5.10.3… Phân lân (P) có tác dụng cành lá phát triển tốt, bền. Phân Kali (K) cho màu sắc hoa sặc sỡ và bền hơn.

– Bón thúc tạo quả: Các loại phân có hàm lượng NPK đồng đều: NPK 15.15.15, NPK 13.13.13 hoặc các loại kali.

Các lưu ý khi bón phân: Khi bón phân hữu cơ nhất thiết không bón phân chưa hoai mục, phải bón đúng lượng từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc nếu không rễ cây sẽ bị cháy, lá cây chết khô.

Một số nhà trồng hoa đào đã tổng kết kinh nghiệm bón phân như sau: “4 nhiều, 4 ít, 4 không, 3 kỵ”

+ “4 nhiều’ là bón nhiều phân khi (1) cây vàng, yếu, (2) trước khi nảy chồi, (3) kỳ ra nụ hoa, (4) sau mùa hoa nở.

+ “4 ít’ là bón ít phân khi: (1) cây khoẻ, (2) nảy chồi, (3) hoa nở, (4) mùa mưa.

+ “4 không’ là không bón phân khi: (1) cây mọc cao vống, (2) khi mới trồng, (3) nắng nóng nhiều, (4) cây ngủ nghỉ…

+ “3 kỵ” là (1) kỵ phân bón đặc, (2) kỵ phân nóng tránh bón vào buổi trưa mùa hè lúc nhiệt độ đất cao, (3) kỵ phân dính rễ cây.

Share on Facebook

Share

Share on Twitter

Tweet

Share on Pinterest

Share

Nguyên Tắc “4 Đúng” Trong Sử Dụng Phân Bón

1. Đúng loại:

– Sử dụng đúng loại phân mà cây trồng yêu cầu và phù hợp với từng loại đất. Vì vậy cần phải hiểu rõ yêu cầu của từng loại cây: cần loại phân gì, tỷ lệ bao nhiêu tùy theo từng thời kỳ sinh trưởng, và nó được trồng trên loại đất có tính chất ra sao…

– Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Có loại cây ở giai đoạn sinh trưởng cần kali hơn đạm; cũng có loại cây ở thời kỳ phát triển lại cần đạm hơn kali. Bón đúng loại phân mà cây cần mới phát huy hiệu quả.

– Cây trồng yêu cầu phân gì bón phân đó. Phân bón có nhiều loại, nhưng có 4 loại chính là: N, P, K, S; mỗi loại có chức năng riêng. Bón phân không đúng yêu cầu, không phát huy được hiệu quả còn gây hại cho cây.

Ví dụ: Giai đoạn đầu của hầu hết các loại cây trồng đều cần loại phân có hàm lượng Đạm cao hơn. Nếu dùng phân hỗn hợp NPK để bón cho cây thì chọn loại có hàm lượng đạm cao như: NPK 20-10-10, NPK16-16-8,….

– Bón đúng không những đáp ứng được yêu cầu của cây mà còn giữ ổn định của môi trường đất. Đất chua tuyệt đối không bón những loại phân có tính axít cao quá ngưỡng ; đất kiềm không bón các loại phân có tính kiềm cao quá ngưỡng.

Ví dụ: Ở vùng đất quá chua, phèn thì nên sử dụng phân lân nung chảy hoặc lân có trong NPK để bón cho cây. Không nên sử dụng phân có gốc axít (phân lân supe) sẽ làm tăng độ chua của đất, cây không hấp thu được dinh dưỡng, bộ rễ không phát triển được.

2. Đúng liều

– Liều dùng là bao nhiêu? Hầu hết trên nhãn bao bì đều có hướng dẫn. Để sử dụng đúng liều lượng phân bón nhằm tiết kiệm được kinh tế, phù hợp với yêu cầu của cây trồng, tránh lãng phí phân bón, thì người sử dụng phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và kết hợp với quan sát hình thái và tình trạng của cây, đất đai nơi trồng cây, thời tiết, mùa vụ để quyết định bón lượng phân thích hợp.

Ví dụ: Vụ đông xuân ở miền bắc, thời tiết lạnh làm cho cây trồng hút ít dinh dưỡng hơn các vụ khác thì nên bón với số lượng ít hơn vừa tiết kiệm được chi phí lại không gây lãng phí.

– Trong canh tác, nông dân cũng có thể tùy theo sức sinh trưởng, sức đậu và nuôi trái của cây trồng mà gia giảm lượng phân cho tương đối, bên cạnh đó cũng cần lưu ý điều kiện thổ nhưỡng và pH của môi trường đất.

Ví dụ: Trên bao bì sản phẩm phân bón lá có ghi pha 10 g cho một bình 8 – 10 lít, lắc đều cho tan. Thì phải pha đúng theo hướng dẫn nếu pha với lượng nước ít hơn thì sẽ làm cháy lá, nhiều hơn thì hiệu quả không cao…

3. Đúng lúc

– Đúng lúc là bón đúng lượng phân và đúng loại phân khi cây trồng cần. Trong suốt thời kỳ sống, cây trồng luôn luôn có nhu cầu các chất dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển, vì vậynên chia ra bón nhiều lần theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh, không bón một lúc quá nhiều, sai nguyên tắc. Việc bón quá nhiều phân một lúc sẽ gây ra thừa lãng phí, ô nhiễm môi trường, cây sử dụng không hết sẽ làm biến dạng dễ nhiễm bệnh, năng suất chất lượng nông sản thấp.

Ví dụ: Để cây ăn trái ra bông và đậu trái nhiều thì ta phải bón phân cho cây ở thời điểm chuẩn bị ra bông và trong thời kỳ nuôi dưỡng trái bón thêm phân bón lá…

4. Đúng cách

– Bón đúng cách là bón phân sao cho cây trồng hấp thu hiệu quả nhất lượng phân bón vào (đúng theo hướng dẫn của nhà SX).

– Một khi đã xác định được đúng phân, thuốc, pha đúng liều lượng và chọn đúng thời điểm để xử lý mà cách dùng lại không đúng thì làm giảm tối đa hiệu quả sử dụng.

Ví dụ: Phân bón lá thì phải phun vào lúc trời mát, khoảng 8–10 giờ sáng hoặc 15–17 giờ chiều, thì lúc đó cây mới không bị cháy lá, hấp thu tối đa lượng phân được phun…

– Sử dụng phân phun qua lá sẽ không mang lại hiệu quả mà ngược lại sẽ làm tổn thương cây (cháy lá) nếu sử dụng không đúng cách. Lá cây trồng, ngoài chức năng quang hợp còn có vai trò thoát hơi nước qua hệ thống khí khổng, đó là những lỗ nhỏ li ti nằm phần lớn ở mặt dưới lá và cũng chính nơi đây mới có điều kiện hấp thu phân qua lá. Do đó khi sử dụng phân phun qua lá cần phải phun tập trung ở mặt dưới lá.

– Trong sử dụng phân bón hữu cơ khuyến cáo khi bón phân hãy đào rãnh và bón vòng theo hình chiếu của tán cây, phân hóa học như NPK bón theo đường rãnh cách  gốc 2/3 hình chiếu của tán cây, bởi cây nhận được phân qua hệ thống lông hút của rễ, mà hệ thống lông hút lại tập trung ở gần đầu chóp rễ và tồn tại không quá 24 tiếng do quy luật phát triển của cả hệ thống rễ, bên cạnh đó phân khi bón vào đất phải có quá trình hòa tan, phân ly tạo các ion và bám vào keo đất. Do đó bón phân theo hình chiếu tán, để phân có thời gian hòa tan, rễ có thời gian tìm đến để hấp thu phân.

* Việc sử dụng đúng 04 nguyên tắc trên ngoài việc giảm tối đa chi phí đầu vào cho việc sản xuất hàng nông sản còn làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, và không gây ảnh hưởng đến môi trường.

Nguồn: Internet

Nguyên Tắc Bón Phân Cho Lan

Thường người ta chú trọng đến 3 nguyên tố chính: N, P, K với các tỉ lệ tùy theo mục đích sử dụng, loài lan, thời kỳ sinh trưởng của hoa lan. Ngoài ra còn có thề kết hợp thêm các nguyên tố vi lượng như đồng (Cu), sắt (Fe), kẽm (Zn)… và một số Vitamin cần thiết khác.

Các nguyên tắc bón phân cho lan

* Tỉ lệ khi bón phân cho lan

Thường người ta sử dụng 4 tỉ lệ bón phân cho lan như sau:

– Tỷ lệ: 1:1:1 tỉ lệ N: P: K bằng nhau.

– Tỷ lệ: 3:1:1 tỉ lệ N cao.

– Tỷ lệ: 1:3:1 tỉ lệ P cao.

– Tỷ lệ: 1:1:3 tỉ lệ K cao.

Ngoài ra, còn rất nhiều tỉ lệ khác như 3:1:2; 3:2:1…

Trong mỗi tỷ lệ, nồng độ 3 chất N, P, K cũng thay đổi.

Ví dụ: Theo công thức của LeConfle (1981) ta có:

Công thức cao: 30 – 10 – 10 (50) tỷ lệ 3:1:1 để tăng trưởng và ra lá.

Công thức thấp: 10 – 18 – 10 (38) tỷ lệ 1:2:1 cho ra hoa.

Công thức thấp: 10 – 10 – 20 (40) tỷ lệ 1:1:2 cho ra rễ.

Tuy nhiên, lượng phân bón này hết sức linh động, nó phụ thuộc thời tiết như độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ… tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng của cây hoa lan mà điều chỉnh cho thích hợp.

Bên cạnh đó người ta còn sử dụng phân bón hữu cơ và các nguyên tố cần thiết khác. Có nhiều loại phân hữu cơ như: nước tiểu, phân động vật, xác bã động vật, hạt đậu tương ngâm…

Các loại phân hữu cơ này rất tốt đối với phong lan nhưng khi dùng phải chú ý đến cách tưới nước, nồng độ tưới, tránh gây hại cho phong lan (với phân động vật và xác bã động vật phải ngâm ủ cho hoai mục), tránh làm ngộ độc phong lan.

Cách tưới phân

Có rất nhiều cách tưới phân nhưng nguyên tắc chung là khi tưới phải đạt được hai yêu cầu sau:

– Tưới phân sao cho cây hấp thụ được nhiều nhất.

– Tưới phân cho kinh tế nhất.

Như ta đã biết, rễ là cơ quan chính hấp thụ nước và muối khoáng cho cây, ngoài ra lá cũng có khả năng hấp thụ nước và muối khoáng, nhất là trường hợp cây lan con. Nhưng đối với cây lan lớn, việc hấp thụ qua lá không đủ dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Vì vậy phải tưới làm sao cho rễ có thể hấp thụ dinh dưỡng thuận lợi nhất.

Nếu tưới phân như tưới nước thì phải sử dụng quá nhiều phân, không tiết kiệm được phân. Muốn đạt được hai yêu cầu trên cùng một lúc, theo kết quả đã đạt được trong những năm qua, trước khi tưới phân ta nên tưới qua một lượt nước làm cho chất trồng dễ dàng thấm phân không bị chảy tuột đi. Như vậy sẽ tiết kiệm được 1/2 lượng phân.

Nên tưới phân cho hoa lan vào buổi sáng sớm hay lúc xế chiều, không nên tưới phân vào buổi trưa.

Khoảng cách của các lần tưới phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện khí hậu, chất trồng, tỉnh trạng cây, loại phân, nồng độ phân…

Bình thường tưới một lần trong một tuần nhưng nếu vườn lan râm mát thì khoảng cách dài hơn (10 – 15 ngày/lần). Ngược lại, vườn lan có nhiều ánh sáng có thể tưới 2 lần/tuần, Sau khi tưới phân nên tăng lượng nước tưới của ngày sau đó để rửa bớt muối còn đọng lại, tránh ảnh hưởng bất lợi cho phong lan.

Đối với cây lan con

Khi rễ cây lan ló ra mới bắt đầu bón phân và tăng lượng nước tưới. Nguyên tắc bón phân cũng phải từ nồng độ thấp đến nồng độ cao. Mỗi tuần từ 1-2 lần tùy thuộc vào môi trường trồng, chất trồng và sự phản ứng của cây lan mà ta quan sát được.

Các Yếu Tố Quan Trọng Trong Việc Trồng Hoa Súng Thái Lan

Các yếu tố quan trọng trong việc trồng hoa súng

(Được dịch trực tiếp từ sách Thái lan)

1. Chậu trồng: Hiện nay Súng là cây ở nước được trồng ngày càng phổ biến, nên có cả trồng cảnh trong hồ và trong chậu. Đối với việc trồng trong chậu có điểm tốt là chăm sóc dễ hơn trồng trong hồ, bởi vì có thể thấy rõ ràng việc trưởng thành một cách gần gũi, phù hợp với người mới trồng và người có ít đất trồng. Chậu mà phổ biến để sử dụng có nhiều loại như: chậu đất sét nung,chậu nhưa, chậu xi măng hoặc chậu tròn xi măng ( วงปูนซีเมนต์), cho nên có giá khác nhau hoặc có thể thay thế bằng các vật liệu hay sử dụng những đồ xung quanh nhà những cái có độ sâu đủ để đựng nước được để thay thế như: bồn tắm cũ, thùng xi măng kích cỡ khác nhau. Điều quan trọng là cần lựa chọn kích cỡ cho phù hợp với giống Súng và kích cỡ khu vực trồng. Một số giống thích nước sâu để vương cành theo chiều thẳng được tốt thì nên chọn chậu mà có độ sâu đủ với việc phát triển. Nói chung cần có miệng chậu rộng từ 50 cm, sâu 30 đến 80 cm. Nếu trồng trong chậu thì chậu cần có kích thước phù hợp với sự phát triển của mỗi loại Súng và mỗi giống Súng. Đối với Súng mà có củ phát triển dạng nằm nên chọn chậu mà có miệng rộng nhưng không sâu quá. Phần Súng mà có củ phát triển thao dạng đứng, chậu được sử dụng không nên rộng nhưng cần sâu hoặc cao hơn Súng loại đầu. Một số giống phù hợp với trồng trong chậu kích thước lớn hoặc khu vực rộng rãi thoáng đãng như: súng Victoria, súng khổng lồ Úc hoặc nhiều loại súng trắng kích thước lớn để cho lá ngã ra được hết sức có thể. ( hình ảnh của trang 26): thau nhựa to cũng sử dụng được để làm châu để trồng súng..

Chú ý

Không nên trồng trong chậu kim loại, bởi vì sẽ làm cho nước nóng dẫn đến súng sẽ chết.

Trước khi sử dụng chậu tròn xi măng ( วงปูนซีเมนต์) hoặc chậu xi măng nên lấy thân chuối cắt thành khoanh bỏ vào trong chậu thêm nước cho đầy để đó 3 tuần sẽ giúp giảm độ kiềm của xi măng xuống hoặc sử dụng dấm quét lên khắp các mặt rồi để đó một ngày rồi rửa lại cho sạch, làm lặp lại một lần nữa trước khi đem đi sử dụng để trồng súng.

2. Đất sét:

là vật liệu trồng mà phù hợp với việc trồng súng, bởi vì các hạt của đất sét giúp giữ rễ súng được tốt và vẫn giữ chặt khoáng chất dinh dưỡng trong đất không cho hòa tan với nước. Sau khi trồng sung thời gian đầu hệ thống rễ vẫn chưa mạnh mẽ, đất mà được sử dụng để trồng cần phải mềm để cho rễ phát triển và hút chất dinh dưỡng được dễ dàng. Đất trồng mà tốt thì cần có giá trị PH không được quá Acid hoặc quá kiềm. không nên sử dụng đất trôn hoặc đất có lẫn xơ dừa và vỏ trấu khác mà sử dụng cho những cây cảnh khác, vì các nguyên liệu trồng đó sẽ nổi lên mặt nước và không có khả năng giữ rễ trong đất được. Đôi khi có thể sử dụng đất cùng với nguyên liệu lót đáy chậu và sử dụng đất sét đổ kín chồng lên thêm một lớp, phù hợp với súng phương Tây hoặc súng lai, củ sẽ múp múp, lá to, cây trưởng thành hoàn toàn và ra hoa nhanh hơn trồng với đất set bởi vì khoáng chất dinh dưỡng nhiều. Nhưng có khả năng sinh trưởng được chỉ 4 đến 6 tháng bởi vì chất hữu cơ ở trong đất như: lá cây, xơ dừa, mùn dừa nó sẽ thối và lên mem ở phía dưới sẽ làm cho xảy ra sự nóng. Đất sẽ biến thành chất lỏng màu đen và có mùi thối, cuối cùng làm cho súng tàn và chết nên cần thay đất mới. Nên chọn sử dụng đất sét, đất trộn đất sét hoặc đất sét trộn cát thì tốt hơn.

nên là nước sạch như: nước máy do giá trị PH là trung bình không có mùi hôi, điều quan trọng là: mức nước cần phù hợp với mỗi loại súng. Bình thường súng thích nước sâu 20-40 cm. Nếu là súng kích thước nhỏ nhưng trồng trong mức nước quá sâu súng sẽ sinh trưởng không tốt bằng với mức nên có, cành lá sẽ vương dài chen nhau thành cụm và không cứng. Nếu là súng kích thước lớn như : súng Victoria hoặc súng khổng lồ Úc sẽ sinh trưởng được ở mức nước sâu khoản 1 mét. Về phần một số loại súng có hoa nở vào nửa đêm sẽ có khả năng sinh trưởng trong mực nước sâu khoản 2 mét.

Chú ý:

Nên trồng súng trong nước đứng im, nếu trồng ở chổ có đài phun nước hoặc nước giọt sẽ làm cho rễ truột khỏi đất giữ rễ.

Nên thay nước thường xuyên để giữ cho sự sạch sẽ của địa điểm trồng chăm sóc.

Khi thay nước nên cho tay cản nước từ ống nước để không cho nước soi đất trầm tích phía dưới chậu trồi lên.

4. Ánh nắng:

Thêm một yếu tố quan trọng nhất trong việc chăm sóc súng cho đẹp tuyệt vời, điều tự nhiên của súng đó là đón ánh sáng mặt trời trực tiếp ít nhất một ngày là 5-6 tiếng đồng hồ sẽ giúp cho súng quang hợp và hấp thụ chất dinh dưỡng trong đất để sinh trưởng hết sức có thể, để lá vươn rộng và ra hoa. Nếu trồng trông chổ bóng râm có cây to cản trở ánh sáng, chỉ với mùa mưa có ánh sáng thấp hơn các mùa khác cành lá súng sẽ nhỏ, lá sẽ mỏng và nhỏ, cây yếu, chậm lớn và không ra hoa. Nên thay đổi vị trí để cây súng có thể nhận ánh sáng cả ngày hết sức có thể hoặc sử dụng bóng đèn mà có mật độ của ánh sáng cao mở thêm để cho súng có thể quang hợp được lâu hơn.

5. Phân: Việc bảo vệ cho sự tuyệt đẹp của hoa súng đó có thể sử dụng cả phân hóa học và phân hữu cơ. Đối với phân hữu cơ phổ biến là sử dụng phân chuồng ép viên hoặc xương động vật rãi lót đáy chậu hoặc phân bánh dầu của chúng tôi Về phần phân hóa học đó có khối lượng khoáng chất trên mỗi đơn vị cân nặng cao và cung cấp khoán chất thực vật già được nhanh chóng. Cái mà được phân phối phổ biến có cả trong hình dạng phân hạt và phân hình dạng vảy. đối với súng phổ biến sử dụng phân hạt mà được gói bởi giấy báo. Khi chôn xuống đất thì sử dụng ngón tay hoặc cây chọc xuống đất cách gốc cây một khoản cách rồi chôn gói phân xuống. Hiện nay có phân ép viên dành cho giống cây nước cho nên sử dụng thuận tiện hơn bởi vì có thể chôn xuống trong đất được luôn.Kỹ thuật bón phân:

Súng mà sinh trưởng theo hướng nằm như súng phương Tây, sen; nên chôn phân theo cùng với hướng mà đọt đang bò, bón phân cách xa đọt từ 5 đến 10 cm, sâu khoản 15cm rồi lấp đất cho kín và chắc để phân không bị trồi hoặc hòa tan trong nước quá nhiều dẫn đến vấn đề bùng nổ riêu nước và rong sau đó.

Súng mà sinh trưởng theo hướng xuống như súng Tím, súng Pươn, và súng trắng nên chôn phân cách xa thân cây và sâu khoản 15cm rồi dập đất cho đàng hoàng.

Được dịch từ Sách Thái Lan – Bản Quyền Dịch thuộc về VuonHoaThaonguyen.com

Liên tục update

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Nguyên Tắc Cực Kỳ Quan Trọng Trong Việc Bón Phân – Agriculture trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!