Xu Hướng 4/2023 # Những Lưu Ý Về Chăm Sóc Lúa Gieo Sạ # Top 5 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Những Lưu Ý Về Chăm Sóc Lúa Gieo Sạ # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Những Lưu Ý Về Chăm Sóc Lúa Gieo Sạ được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Để gieo sạ đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao trong thời gian tới cần làm tốt một số biện pháp sau:

Tính đến thời điểm này, Hà Nội đã gieo thẳng lúa theo hàng bằng công cụ kéo tay (gieo sạ) được 7.802 ha, trên kế hoạch gieo sạ của các huyện, thị xã xây dựng: 8.384 ha (đạt 93% kế hoạch), tăng 1.867 ha so với vụ xuân năm 2010.

Những huyện gieo sạ nhiều là: Ba Vì (2.547 ha), Phúc Thọ (1.240 ha), Sơn Tây (767 ha), Chương Mỹ (650 ha), Gia Lâm (486 ha), Sóc Sơn (429 ha). Thời tiết vụ xuân năm nay rất thuận lợi cho gieo sạ, từ sau tiết lập xuân trở đi ấm dần lên, nhiều ngày có mưa xuân đất đủ ẩm nên lúa mọc đều và phát triển nhanh. Đến nay diện tích gieo sớm ngay sau Tết khoảng 5/2 đến 10/2 đã có từ 3,5 – 5 lá. Diện tích gieo tập trung từ 10/2 đến 28/2 đã có từ 1,5 – 3 lá.

Nhìn chung diện tích gieo sạ do thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nên mật độ đảm bảo, sạch cỏ dại và giữ ẩm tốt. Tuy nhiên vẫn còn số ít diện tích bị chuột, ốc bươu vàng gây hại. Để gieo sạ đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao trong thời gian tới cần làm tốt một số biện pháp sau:

– Tưới nước, bón phân thúc, tỉa dặm: trà gieo sớm từ 5/2 đến 20/2, cần đưa nước một đan mỏng, tỉa dặm, bón 30% lượng phân NPK chuyên dùng cho lúa. Nếu bón phân đơn thì bón cho 1 sào từ 1,5 – 2kg phân đạm, 1,5 – 2,0kg kali, những diện tích chưa bón đủ phân lót thì phải bón tăng phân NPK hoặc đạm, lân, kali. Những ngày ấm, nhiệt độ trung bình trên 150C mới tỉa dặm, chỉ những chỗ mất khoảng nhiều hoặc quá dày mới tỉa dặm còn nhìn chung là rất hạn chế tỉa dặm vì cây lúa sẽ tự điều chỉnh: chỗ thưa lúa đẻ nhiều, chỗ dày lúa đẻ ít tránh lãng phí công tỉa, dặm không cần thiết. Diện tích gieo sau ngày 20/2 giữ ẩm và đề phòng chuột gây hại.

– Bón thúc lần 2, cào cỏ sục bùn: khi lúa có 5-6 lá bón 70% lượng NPK bón thúc hoặc bón 1 sào: 3- 3,5kg đạm urê, 1,5 – 2kg kali; bón thúc xong mới cào sục bùn.

– Trừ cỏ dại: Cá biệt có 1 số diện tích do trước khi gieo không nhặt sạch gốc và thân cỏ nên mặc dù phun thuốc trừ cỏ nhưng cỏ vẫn mọc (thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm chỉ có tác dụng diệt hạt cỏ khi chưa nảy mầm), hoặc phun thuốc trừ cỏ không đúng kỹ thuật nên cỏ vẫn còn. Nếu cỏ ít thì kết hợp nhặt cỏ với cào sục bùn. Ruộng lúa có nhiều cỏ lá rộng các loại đã lớn cây cỏ cao 2-3 cm như: dền gai, dừa cạn, cỏ ớt, cỏ bợ, cỏ mực,… dùng thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm đặc trị loại cỏ hai lá mầm như: Zico 48SL; 2,4D 96WP, Suncide 20WP… Chú ý xem kỹ hướng dẫn trên bao bì. Ruộng lúa có nhiều rêu, nhớt và bèo tấm phun thuốc Rat 800WG.

– Diệt trừ ốc bươu vàng: làm bẫy dẫn dụ ốc bươu vàng. Dùng mồi như xơ mít, đu đủ, dây lá khoai lang, lá khoai môn, bắp cải đặt ở những nơi có nhiều ốc vào buổi tối, sáng hôm sau ra thu gom. Khi đưa nước vào ruộng lúa cần sử dụng lưới chắn hoặc cắm đăng không cho ốc theo nước xâm nhập vào ruộng; giữ mực nước nông để hạn chế ốc bươu vàng gây hại.

Chỉ sử dụng biện pháp hóa học khi mật độ ốc cao, gây hại nhiều và chỉ sử dụng các loại thuốc đặc trị ốc bươu vàng có độc tính thấp, ít ảnh hưởng đến môi trường như: Snail 700 WP, Moioc 6H, Mossade 700WP, Clodansuper 700WP, Dioto 250EC… Phun thuốc khi ruộng có mực nước nông từ 3-5 cm; giữ lớp nước này trong ruộng khoảng 1 tuần.

Những diện tích lúa lên chậm, cây lúa còi cọc, rễ đen hoặc vàng nhiều do sau khi gieo gặp rét hoặc bón không đủ phân lót, nhất là không bón phân lân, phân NPK, có thể khắc phục bằng cách: ruộng có nước 1 sào rắc 15-20kg vôi bột hoặc 20-25 kg phân sufe lân sau đó cào cỏ sục bùn. Ruộng cạn nước có thể phun chế phẩm K-H của Cty Thanh Hà hoặc phân bón lá Amin của Viện Nông hóa thổ nhưỡng.

Những diện tích lúa lên chậm hoặc mật độ thưa nhất là những nơi mới sạ lần đầu bà con không nên sốt ruột vội phá đi, trên 1m2 chỉ cần 25 – 30 dảnh là đủ vì lúa gieo sạ đẻ nhiều, sau đó 10 – 15 ngày sau lúa gieo sạ sẽ tốt hơn lúa cấy.

Kỹ Thuật Bón Phân Đa Lượng Npk Hà Gianh Cho Lúa Gieo Sạ

Những năm gần đây, gieo sạ lúa được áp dụng rộng rãi ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ trong vụ Đông Xuân. Gieo sạ có một số ưu việt như ứng phó linh hoạt với điều kiện thời tiết bất thuận, đặc biệt những năm vụ xuân ấm, khắc phục hiện tượng mạ già, chủ động điều chỉnh thời gian lúa trỗ bông an toàn vào sau tiết lập hạ trở đi, giảm chi phí thóc giống, giảm khâu làm mạ, giảm công cấy tiết kiệm nước tưới.

Khảo sát nhiều vùng gieo sạ ở các tỉnh cho thấy nguyên nhân chính là việc sử dụng phân bón còn chưa hợp lý: Bà con nông dân còn dùng nhiều phân đơn, lạm dụng phân đạm và cách bón phân nổi được bón thúc nhiều đợt. Một số nơi bà con sử dụng phân tổng hợp NPK nhưng hầu hết là những loại thông thường chỉ có 3 thành phần dinh dưỡng chính là đạm, lân, kali nhiều loại còn mất cân đối giữa kali và đạm thiếu hầu hết các thành phần dinh dưỡng trung lượng, vi lượng thiết yếu mà cây lúa cần như canxi, magie, silic và các chất vi lượng kẽm, Bo, sắt, mangan…

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, cây lúa ngoài 3 chất thiết yếu N, P, K còn rất cần các chất trung lượng là canxi, magie, silic cùng các chất vi lượng. Khi trong đất thiếu, nghèo kiệt mà phân bón lại không cung cấp đầy đủ thì cây lúa trở lên yếu dẫn đến dễ sinh bệnh tật.

Cũng theo các nghiên cứu gần đây thì đất trồng lúa ở nước ta đặc biệt đồng bằng Bắc bộ trong đất rất thiếu canxi biểu thị là đất chua nặng (pH <4,5) đồng thời thiếu magie, silic trầm trọng cùng các chất vi lượng do giảm sút phân hữu cơ, nhiều nơi phụ thuộc hoàn toàn vào phân vô cơ, hiện tượng đốt rơm rạ xảy ra trong nhiều năm đã cắt nguồn bổ sung các chất trung vi lượng cho đất. Mặt khác, hầu hết các loại phân bón vô cơ trên thị trường hiện nay đều thiếu vắng các chất trung lượng, vi lượng góp phần làm cho đất mất cân bằng dinh dưỡng một cách trầm trọng.

Lúa gieo sạ là bỏ qua giai đoạn làm mạ, hạt mầm gieo trực tiếp ngoài ruộng và phát triển thành cây nên gốc thường nông và nổi. Trước khi gieo sạ nếu không được bón phân lót mà chỉ tập trung vào bón thúc thì toàn bộ hệ thống rễ tơ của cây lúa ăn nông trên mặt ruộng điều này rất bất lợi cho việc chống đổ ngã khi gặp thời tiết bất thuận.

Hơn nữa, việc sử dụng phân bón thiếu cân đối đặc biệt thiếu chất silic đã làm cho cây lúa yếu mềm khả năng chống đổ kém, thiếu chất magie làm cho hiệu suất quang hợp của bộ lá giảm, thiếu chất caxi (vôi) đất không được khử chua làm cho cây lúa chậm phát triển, thiếu các chất vi lượng làm giảm sút chất lượng lúa gạo. Như vậy, sử dụng phân bón không cân đối, cách bón phân chưa khoa học đã đẩy cây lúa gieo sạ đến giảm sức đề kháng sâu bệnh ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng.

Qua thực tế nghiên cứu và khảo nghiệm tại đồng ruộng huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình- mô hình sử dụng phân bón Sông Gianh, nhãn hiệu Hà Gianh cho cây lúa gieo sạ đạt hiệu quả rất cao. Kết quả cho thấy cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Ở giai đoạn ra rễ, nhờ được bổ sung các yếu tố trung vi lượng: Fe; Zn; Mn; Cu; B; Mo và Si nên bộ rễ của lúa phát triển mạnh. Giai đoạn đẻ nhánh, số nhánh hữu hiệu trên một khóm lúa trung bình đạt 15 nhánh, cao nhất lên tới 19 nhánh so với 10 nhánh ở lúa bón phân đơn. Khi thu hoạch, lúa chín vàng, đều màu, hạt mẩy, đạt 170 hạt trên một nhánh lúa. Năng suất trung bình đạt 9 tạ/sào (sào Bắc Bộ).

Cây lúa Thái Bình sai trĩu bông, năng suất lên tới 150 hạt/nhánh

Vậy đâu là nguyên nhân khiến cây lúa trên đồng đất Thụy Thanh- Thái Bình phát triển mạnh mẽ như vậy? Làm thế nào để cây lúa gieo sạ có bộ rễ khỏe, chống chịu lại với thời tiết rét đậm ở Miền Bắc, đẻ nhánh nhiều, cho tỉ lệ hạt cao, ít hạt lép?

Bí quyết nằm ở bộ sản phẩm phân bón đa lượng chuyên dùng cho cây Lúa mang nhãn hiệu Hà Gianh của Tổng công ty Sông Gianh. Quy trình kỹ thuật cụ thể như sau:

Với Thành phần: Nito tổng số: 12%; P2O5 hữu hiệu: 14%; K2O hữu hiệu: 6%; Lưu huỳnh: 8%, các nguyên tố vi lượng: Fe; Zn; Mn; Cu; B; Mo… NPK Hà Gianh 12-14-6+8S+TE có khả năng cung cấp dinh dưỡng một cách cân đối và hợp lý cho cây lúa, duy trì cân bằng dinh dưỡng trong đất; nâng cao độ phì nhiêu cho đất, đặc biệt tăng khả năng ra rễ cho cây Lúa trong thời kỳ bón lót giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.

NPK Hà Gianh 16.6.8+TE có thành phần: Nito tổng số: 16%; P2O5 hữu hiệu: 6%; K2O hữu hiệu: 8%; các nguyên tố trung và vi lượng: Ca; Mg; S; SiO2; Fe; Zn; Mn; Cu; B; Mo… Giúp cây Lúa sinh trưởng và phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe, tăng số nhánh hữu hiệu, phân hóa đòng nhanh, cho bông lúa to, đều, hạt to, chắc mẩy, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế.

Bộ sản phẩm phân đa lượng NPK Hà Gianh chuyên dùng cho Lúa, khuyến khích sử dụng kết hợp phân Hữu cơ vi sinh Sông Gianh

Ngoài ra, bà con có thể sử dụng kết hợp sản phẩm phân đa lượng NPK Hà Gianh 16.13.8+TE. Tỉ lệ bón lót 8-9kg/sào, tỉ lệ bón thúc 7-8kg/sào. Thành phần: Nts : 16%; P2O5 hh: 13%; K2O hh : 8%; S: 5%; SiO2 : 5%; Các nguyên tố vi lượng: Fe; Zn; Mn; Cu; B; Mo… Cung cấp các dưỡng chất một cách cân đối và hợp lý cho cây trồng; cân bằng các ion trong đất; làm tăng độ phì nhiêu cho đất; kích thích bộ rễ phát triển mạnh; phát triển mạnh thân, cành, lá; tăng khả năng chịu hạn,chịu rét cho cây trồng; giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, rút ngắn thời gian thu hoạch.

Hạt trổ đều, tỉ lệ hạt lép rất thấp. Thân cây cứng, chống đổ gãy do thời tiết

Các sản phẩm chuyên dùng cho Lúa, đặc biệt là lúa gieo sạ đều được các chuyên gia, các nhà khoa học của Tổng công ty Sông Gianh nghiên cứu kỹ lưỡng dựa trên đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây lúa trong từng giai đoạn. Với cách bón truyền thống, bà con bón các loại phân hàm lượng thấp thì lượng bón phân cao từ 18-20kg/sào nhưng với bộ sản phẩm NPK Hà Gianh hàm lượng cao, được bổ xung thêm các yếu tố trung vi lượng, tỉ lệ bón phân giảm xuống một nửa mà chất lượng và hiệu quả lại cao hơn, đặc biệt tiết kiệm công sức lao động và thời gian canh tác cho bà con nông dân.

Sử dụng các sản phẩm NPK Hà Gianh của Tổng công ty Sông Gianh, bà con hoàn toàn có thể tin tưởng vào chất lượng và hiệu quả cho cây trồng và đón mùa vàng bội thu.

Những Lưu Ý Trong Việc Chăm Sóc Hoa Lan

Những bông hoa lan không ngừng biến đổi về màu sắc hay hình dáng.Sự biến đổi này là do ảnh hưởng của môi trường sinh sống,điều kiện nuôi trồng,phân bón,nước tưới,nhiễm trùng,nhiễm phấn do thiên nhiên hay nhân tạo.

2-Những rối loạn về sinh lý học

-Khi thấy một cây hoa lan có triệu chứng bất thường chớ nghĩ ngay là nó bị bệnh.Sự hiểu biết chu kì sống của cây giúp xác định liệu tình trạng đó có tự nhiên hay không.Ví dụ như cây Malaxis latifolia vào cuối mùa tăng trưởng thường rụng lá,điều này khiến cho người trồng lan tưởng chừng như cây đã chết.

-Tưới nước đúng cách là điều thiết yếu để phát triển sự tăng trưởng.

-Những người trồng lan trên cửa sổ cần lưu ý đảm bảo cho cây phát triển hết tiềm năng.

-Nên xem xét thường xuyên để phát hiện sâu bệnh và có cách phòng bênh đúng cách.

-Nhìn vào lá lan người ta có thể biết tình trạng của cây lan ra sao:

Lá xanh đậm và quặt quẹo:đấu hiệu thiếu ánh sáng Lá vàng úa cây còi cọc:quá nhiều ánh sáng,quá nóng Lá cứng và hơi ngả màu vàng:vừa đủ ánh sáng Lá bị đốm thối và loang dần:Bị bệnh thối lá thối đốt Lá bị đốm nhưng không loang:đọng nước và bị lạnh Đầu lá bị cháy:muối đọng trong chậu vì bón quá nhiều hoặc lá già. Khi thấy lá lan nhăn nheo:thiếu độ ẩm hay thối rễ.

-Tưới nước quá thường xuyên,rễ hoa lan lúc nào cũng ướt dễ sinh ra bệnh thối rễ.Rễ lan ưa tình trạng lúc ẩm lúc khô ,cho nên khi tưới hãy tưới cho thật đẫm,xong rồi nên đợi 2-3 ngày cho rễ khô rồi mới tưới tiếp.

-Rễ có nhiệm vụ hút nước và chất bổ dưỡng để nuôi cây,vậy nên vật liệu nuôi trồng khô ráo sẽ giúp rễ mọc dài ra để tìm nước.

-Khi lá bị nhăn nheo hay mềm nhũn chứng tỏ tình trạng rễ bị thối,ta hãy:

Rút cây ra khỏi chậu Rửa rễ và cây cho sạch Cắt bỏ rễ thối Phun thuốc sát trùng,diệt nấm Trồng lại với vật liệu mới đã ngâm nước tối thiểu 24h.

Muốn cho hoa lan mọc rễ tốt cần phải:

Để cho khô thì mới tưới,khi rễ chưa mọc ,không tưới hoặc tưới rất ít. Đừng bón phân quá nhiều,cây không rễ thì không bón Đừng để quá lạnh,dưới 10độC rễ sẽ không mọc Đừng để quá nóng,trên 37,8độC rễ lan khó mọc,nên mang cây vào chỗ mát và tăng thêm độ ẩm Để có được một chậu hoa lan nở quanh năm chúng ta cần tìm hiểu những yếu tố sau:

Lựa chọn giống lan nở vào những mùa nhất định Chọn những giống hoa lâu tàn Nuôi trồng và chăm sóc đúng cách

4-Cứu cho lan khỏi chết

Để tránh cho hoa lan khỏi chết chúng ta cần:

– Tìm hiểu trước đặc tính của cây lan mà mình muốn nuôi trồng, không mua tùy hứng.

– Nên trồng những cây dễ trước để có kinh nghiệm.

– Tự xét khả năng của mình về sự chăm sóc, trang trại và kỹ thuật.

– Áp dụng đúng những điều học hỏi, kinh nghiệm và hướng dẫn chuyên biệt.

– Không tự ái khi tìm hiểu, học hỏi, trao đổi với những người có kinh nghiệm.

– Giữ vệ sinh trang trại, dụng cụ để tránh lây bệnh, vi trùng, virus.

– Nên tự nhủ chơi lan ngoài thú tiêu khiển; còn là một cách tu tâm, dưỡng tính, hòa mình với thiên nhiên, tìm thấy cái đẹp trong trời đất.

– Có thích, gắn bó và năng chăm sóc thì cây lan mới phát triển được.

– Nâng cao cách nuôi trồng, thưởng lãm hoa lan lên thành một nghệ thuật.

Những Lưu Ý Trong Chăm Sóc Cây Điều Kinh Doanh

1. Tỉa cành, tạo tán và vệ sinh vườn

Cần cắt bỏ những cành khô, cành mục, cành bị sâu bệnh, các cành cớm rợp trong tán cây và các cành đan xen vào nhau.

Khi tỉa cành cần chú ý vệ sinh tốt các vết cắt, nhất là các cành to, nếu không sẽ tạo điều kiện cho bệnh chảy mủ phát triển làm suy yếu cây. Quét dung dịch Boóc-đô 1% lên các mặt cắt lớn.

Thu dọn tàn dư thực vật (lá khô, cành khô, cỏ dại), có thể đốt hun khói để xua đuổi bọ xít muỗi.

Lưu ý: Dụng cụ tỉa cành là cưa, kéo. Khi tỉa cành tránh làm tổn thương các cành giữ lại trên cây.

2. Phân bón cho cây điều kinh doanh

Cần chú ý bón phân theo nguyên tắc 4 đúng (đúng loại phân, đúng lúc, đúng liều lượng và đúng cách). Lượng phân bón cho điều thường được chia làm 2 đợt, đợt 1 bón vào đầu mùa mưa (tháng 5 – 6), đợt 2 bón vào cuối mùa mưa nhưng phải trước khi chấm dứt mưa khoảng 1 tháng (tháng 9 – 10).

Liều lượng phân bón hóa học khuyến cáo cho cây điều ở thời kỳ kinh doanh như sau:

Nếu dùng phân bón NPK 16-16-8, bón mỗi gốc khoảng 3.500 – 4.000 gram/cây/2 lần/năm. Ngoài phân vô cơ thì cần bón thêm phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh.

3. Sâu bệnh hại điều

Năng suất, chất lượng hạt điều thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các loại sâu hại chủ yếu như: bọ xít muỗi, bệnh thán thư … Chính vì vậy, để giúp vườn điều đạt năng suất cao, chất lượng tốt, ngoài việc chăm sóc, bón phân, tỉa cành tạo tán hàng năm, bà con cần quan tâm phòng trừ các loại sâu, bệnh chính sau:

– Triệu chứng: Biểu hiện đặc trưng là khi cây bị bệnh thường thấy những đốm màu nâu xuất hiện trên chồi, cành non, cành hoa và quả. Ở cây bị bệnh nặng có thể thấy nhựa cây tiết ra trên các vết bệnh, cành hoa bị khô và chết dần; hạt và quả nhăn lại, khô đen và rụng.

– Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ, phát quang bụi rậm để vườn thông thoáng, cắt tỉa và đốt các cành bị sâu bệnh, chết khô nhằm tiêu diệt mầm bệnh tiềm tàng trong vườn. Tăng cường chăm sóc vườn cây, khi bệnh phát sinh, có thể sử dụng thuốc trừ bệnh có hoạt chất Carbendazim như Carbenda 60WP, 50SC; Derosal 50SC, 60WP; hoạt chất Propineb như Antracol 70WP để phun.

– Bọ xít chích vào các mô non của lá, chồi non, hoa, quả và hạt non. Lá non bị hại thì trên phiến lá xuất hiện các chấm màu đen, lá cong biến dạng và khô trên cây. Hạt non bị hại thì bề mặt hạt non có những đốm tròn, nâu, hạt bị nhăn lại và khô. Quả bị hại gây rụng quả non, vết chích của bọ xít muỗi còn tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập.

Biện pháp canh tác: Tạo hình, tỉa cành thông thoáng cho cây, dọn vệ sinh, làm cỏ… nhất là vào thời gian trước lúc ra hoa. Nuôi kiến đen (Dolichoderus thoracinus) trong vườn điều để hạn chế sự phát triển của bọ xít muỗi.

Bên cạnh đó, trên cây điều thường xuất hiện hiện tượng khô hoa do nhiều nguyên nhân gây ra như nhiệt độ cao kết hợp với mưa trong thời kỳ nở hoa hay do bọ trĩ chích hút, bệnh thán thư. Do đó, ngoài việc vệ sinh đồng ruộng, cắt tỉa tán, đốn thưa làm cho vườn thông thoáng, bà con cần phun Bortrac sớm để chống khô hoa, rụng quả do sương muối, chống khô đen hạt.

Đối với các vườn điều bị sâu róm (sâu róm non ăn phiến lá chỉ còn trơ cuống, sâu thường sống thành từng đàn ở mặt dưới lá. Sâu có thể phát triển thành dịch, ăn trụi lá cả vườn điều làm cây suy kiệt và chết cành): bên cạnh việc phòng trừ bằng biện pháp canh tác, bà con kết hợp biện pháp hóa học để phun trừ khi sâu non còn nhỏ (tuổi 1, 2), sử dụng thuốc trừ sâu: Vovinam 2.5EC, Tungcydan 55EC, 30EC, Tungent 5SC và Tungperin 10EC, 25EC để phòng trừ.

Liều lượng và nồng độ thuốc thực hiện đúng theo khuyến cáo trên nhãn sản phẩm của nhà sản xuất. Áp dụng phương pháp 4 đúng: đúng thuốc, đúng nồng độ và liều lượng, đúng thời điểm, đúng cách.

Bà con cần thường xuyên thăm vườn nhằm phát hiện những đối tượng sâu bệnh gây hại để có kế hoạch phòng trừ kịp thời.

Nên phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, nếu phun thuốc xong gặp trời mưa hay quá trình ra hoa đậu quả gặp mưa, bà con nên phun thuốc lại trong thời gian sớm nhất.

Nếu vườn đang có bệnh hại làm khô hoa, khô quả non chỉ nên sử dụng thuốc trừ bệnh để phun, không nên pha chung với các loại phân bón lá và thuốc điều hòa sinh trưởng.

Nguồn: http://www.khuyennongvn.gov.vn

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Lưu Ý Về Chăm Sóc Lúa Gieo Sạ trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!