Xu Hướng 5/2023 # Những Điều Nên Biết Về Rễ Lan # Top 10 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Những Điều Nên Biết Về Rễ Lan # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Những Điều Nên Biết Về Rễ Lan được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Rễ lan là một bộ phận rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của cây hoa phong lan. Do vậy, người trồng lan giỏi cần phải nắm được những đặc điểm cần thiết về rễ lan!

Như các bạn trồng lan đều đã biết, rễ lan có 2 nhiệm vụ: – Hút nước và chất bổ dưỡng để nuôi cây. – Giữ cho cây bám vào trên cành cây, hốc đá hay dưới đất.

Nếu rễ quá ít, cây lan sẽ không đủ nước, không bám vào cành cây hốc đá đươc, hoa sẽ không nhiều và không đẹp. Nếu rễ không mọc được, bị thối, bị bệnh hay bi chết, cây lan sẽ thiếu nước, thiếu chất bổ dưỡng cây sẽ còi cọc và sẽ chết dần chết mòn. Rễ lan chia ra làm 5 phần: lõi rễ, thân rễ, vỏ rễ, lông rễ và đầu rễ.

Đầu rễ có nhiệm vụ hút nước và chất bổ dưỡng để nuôi cây. Nếu vật liệu nuôi trồng khô ráo, rễ sẽ mọc dài ra để tìm nước. Trái lại lúc nào cũng có sẵn nước ở bên, rễ sẽ không mọc thêm ra. Ngay cả nhưng giống lan cần tưới nhiều như Vanda, Renanthera chẳng hạn, cũng nên đợi một vài giờ sau cho khô rễ rồi mới tưới.

Nếu tình trạng sũng nước kéo dài ngày này qua ngày khác, rễ sẽ bị thối. Rễ bị thối không có gì để hút nước, lá cũng có thể thấm nước nhưng không đủ để nuôi cây cho nên lá bị nhăn nheo, thân, bẹ cây lan bị tóp lại. Chúng ta cũng đừng nhầm lẫn giữa thối rễ và tưới không đủ nước. Nếu tưới không đủ, cây sẽ bị cằn cỗi và không tăng trưởng đúng mức. Những loại lan có lá dài và mềm như Oncidium, Brassia hay Odontoglossum… khi thiếu nước lá sẽ có triệu chứng chun xếp lại.

Rễ lan cần ẩm chứ không ướt và có không khí chuyển động quanh rễ. Nhìn vào rễ có thể biết ngay việc tưới nước và bón phân ra sao. Nếu rễ có màu trắng, cứng và đầu rễ có màu xanh là tốt, còn nếu tưới quá nhiều chỉ có một vài rễ tốt, số còn lại mềm nhũn và có mầu nâu.Bón phân quá mạnh hoặc quá nhiều sẽ làm cho rễ lan cháy xám lại. Vì vậy nên bón phân rất loãng và thưa , không nên bón bằng phân viên, phân hột vì chúng ta không thể kiểm soát được liều lượng. Các vườn cây kỹ nghệ họ đã nghiên cứu kỹ càng cho nên rất chính xác, không có việc bón quá mạnh.

Người ta cũng thấy rằng phân rong biển (Sea weed) với thành phần 0.3-0.3-4 rất tốt cho rễ nhưng thứ phân này hơi có mùi tanh và nhiều khi có vi khuẩn bên trong.

Muốn quan sát tình trạng của rễ lan ra sao, nhiều người dùng loại chậu nhựa trong suốt để dễ dàng quan sát ( nhất là với lan Hồ điệp). Khi mua lan nên quan sát bộ rễ kỹ càng, rễ có nhiều, có tốt cây mới mọc mạnh và cho nhiều hoa. Nếu mua những cây lan loại trơ rể mới bóc ở trong rừng hay gửi từ xa tới nên ngâm vào trong dung dịch pha như sau:

– 4 lít nước ấm – 1 thìa súp đường vàng tốt hơn là đường trắng – 1 thìa cà phê phân bón loại 15-15-15 hay tốt hơn là 2 thìa rong biển Sea weed – 10 giọt Super Thrive hay 1 viên thuốc ngừa thai Ngâm chừng một vài giờ rồi để khô rồi lại ngâm tiếp cho đến khi thấy rễ  lan hút đủ nước, nghiã là rễ đã căng phồng lên.

Nói tóm lại muốn giúp cho rễ mọc tốt cần phải: –  Để cho khô rồi mới tưới, khi rễ chưa mọc, không tưới hoặc tưới rất ít. – Đừng bón phân quá nhiều, cây không rễ, không bón. – Đừng để quá lạnh, dưới 50°F hay 10°C rễ sẽ không mọc – Đừng để quá nóng, trên 100°F hay 37.8°C rễ lan khó mọc. Nên mang cây vào chỗ rợp mát và tăng thêm độ ẩm. Có những cây lan rất khó lòng ra rễ, dù đã ở trong tình trạng này cả năm trời nhưng vẫn không chết. Đừng vội nản lòng hãy bỏ cây vào túi nylon, bịt kín lại và để chỗ rợp mát. Lâu lâu lại mở ra và phun sương với dung dịch kể trên, đợi khô rồi lại cho vào bao nylon cho đến khi mọc rễ dài 4-5 phân mới mang ra trồng. Phân đông trong trường hợp này, cây sẽ ra cây con .

Những Điều Bạn Nên Biết Về Cách Bón Phân Cho Cây Cảnh

Phân bón là “thức ăn” con người bổ sung cho cây trồng. Nhờ vào việc hấp thụ các chất dinh dưỡng từ phân bón mà cây có thể sinh trưởng tốt. Tuy nhiên, c ách bón phân cho cây cảnh để cây phát triển khỏe mạnh thì không phải ai cũng biết.

Tinhdoanvinhphuc.com gửi đến bạn một số kinh nghiệm về cách bón phân cho cây cảnh sau đây:

Một số loại phân bón thường dùng

Nguyên tắc bón phân hợp lý: bón đúng liều lượng, đúng thời kỳ, đúng chủng loại, đúng tỷ lệ, phù hợp với đất và cây.

Cách bón phân cho cây cảnh đúng liều lượng, đúng thời kỳ

Tất cả các loại cây cảnh đều cần dinh dưỡng trong suốt quá trình sinh trưởng. Tuy nhiên, lượng dinh dưỡng hấp thụ cũng tùy vào từng thời điểm nên có sự khác nhau. Bón đúng liều lượng vào đúng thời điểm không những phát huy được hiệu quả của phân bón mà cây cảnh cũng phát triển tốt.

Bón đúng chủng loại, đúng tỷ lệ

Như đã cung cấp ở trên, có rất nhiều loại phân bón. Mỗi loại phân đều có những đặc điểm và tác dụng riêng của nó.

Thường loại phân bón tốt nhất cho cây đó là phân hữu cơ, ở các nhà vườn các loại phân chuồng, phân xanh được ủ qua 2 lần một lần ủ hoai và một lần phơi nắng. Đây là loại phân tốt nhất cho cây trồng vì có chứa nhiều vi sinh vật có ích cho cây cảnh.

Nếu sử dụng phân vô cơ để bón cho cây cảnh cần chú ý liều lượng.

Nitơ cần cho cành lá, Phốt pho cần cho rễ, Kali cần cho hoa. Tùy vào mục đích mà bạn nên chọn tỉ lệ các thành phần thích hợp cho cây cảnh của mình. Điều này sẽ giúp bạn chọn được tỷ lệ phân bón phù hợp với nhu cầu của mình. Ví dụ, bạn có thể dùng phân NPK 20 20 20 (tức Nitơ = 20, Phốt pho = 20, Kali = 20) sẽ giúp cây phát triển đều ở cành lá, rễ và hoa.

Cây cảnh trồng ra hoa cần chú ý lượng khoáng. Để cây phát triển khỏe mạnh bạn cũng nên chú ý đến bổ sung bón phân lá.

Đối với cây kiểng (chỉ có cành lá) chỉ nên bón lượng vừa đủ. Không nên bón nhiều như cây cảnh trồng ra hoa, như vậy cây sẽ mất dáng.

Mùa xuân hè cây sinh trưởng nhanh có thể bón nhiều phân, 1-2 tuần bón 1 lần.

Mùa thu cây sinh trưởng chậm nên bón ít, 2-3 tuần bón 1 lần.

Sang mùa đông thì không cần bón phân.

Nên bón phân vào lúc chiều tối. Trước khi tưới nước phân hoặc bón bạn nên xới qua đất quanh gốc cây, làm vậy sẽ giúp cho chất dinh dưỡng thấm sâu vào rễ.

Cách bón phân cho cây cảnh

Có nhiều phương pháp bón phân nhưng có 3 cách bón phân cho cây cảnh chính: bón trên bề mặt, bón cho đất và phun lá.

Đối với cách bón trên bề mặt, bạn nên dùng tay để phân được rải đều để các chất dinh dưỡng được phân bổ đều. Nếu sử dụng phân bón hữu cơ bạn nên lấp đất lên hoặc trộn đều với đất bề mặt.

Đối với cách bón phân cho đất, bạn có thể đục lỗ, sau đó cho phân vào rồi tưới nước để phân nhanh hòa tan vào đất.

Đối với phun lá thì bạn nên chú ý lượng nước để dung dịch phun tiếp xúc đều các tán lá. Trước khi tưới, cần làm ẩm và tơi đất, tạo điều kiện cho cây hấp thụ.

Trong quá trình học hỏi và tổng hợp, tinhdoanvinhphuc được rất nhiều người chia sẻ kinh nghiệm về cách bón phân cho cây cảnh đạt hiệu quả cao như sau : ” 4 nhiều, 4 ít, 4 không, 3 kỵ”.

4 NHIỀU: Tức là bón nhiều phân:

4 ÍT: bón ít phân khi:

4 KHÔNG: không bón phân khi:

kỵ bón phân đặc

Kỵ phân nóng, tránh bón vào buổi trưa hè lúc nhiệt độ đất cao

Kỵ phân dính rễ, tránh khi trồng đem rễ cây hoa trực tiếp tiếp xúc với đáy chậu cồ phân lót, phải cách ly một lớp đất.

Bên cạnh cách bón phân cho cây cảnh, các bạn cũng nên chú ý đến các yếu tố như cách tưới nước, nhiệt độ thích hợp, đất trồng để cây có thể phát triển toàn diện.

Những Điều Cần Biết Về Cây Lan Bạch Chỉ

Tên thường gọi: Cây lan bạch chỉ

Tên gọi khác: Cây lan chi trắng, cây mẫu tử

Tên khoa học: Chlorophytum comosum

Họ thực vật: Cây thuộc họ Tỏi rừng – Asphodelaceae

Nguồn gốc xuất xứ: Cây lan bạch chỉ có xuất xứ từ Châu Mỹ nhiệt đới và Châu Phi

Màu sắc của hoa: Cây cho hoa màu trắng

II. Đặc điểm của cây Lan bạch chỉ

Hình dáng bên ngoài: Lan bạch chỉ thuộc loại cây thân thảo, dạng bụi nhỏ, sống lâu năm. Rễ cây phình thành củ nằm dưới mặt đất.

Kích thước: Chiều cao cây chỉ khoảng 20-40cm.

Lá: Lá lan bạch chỉ hình kiếm thuôn dài, hơi nhọn ở đầu, uốn cong cong xuống dưới trông rất mềm mại. Lá màu xanh đậm tươi tắn, bóng,đẹp, hai bên mép lá có hai dải màu trắng hoặc vàng mang đến cho cây điểm nhấn hài hòa, bắt mắt. Lá cây mọc trực tiếp từ gốc nằm sâu dưới đất.

Hoa lan bạch chỉ mọc thành cụm trên chuỗi dài khá cứng và cong cong, hoa mọc cách ở những mấu trên chuỗi. Những bông hoa màu trắng tinh, có 5 cánh nhỏ ly ty nổi nhụy vàng ở tâm, cánh hoa xinh như hoa ngọc lan nở bung. Bên cạnh hoa còn có những chồi mầm tạo nên những lộc lá nổi bật.

Quả: Hoa nhỏ nhưng cũng có quả dạng nang chứa nhiều hạt, quả có ba cạnh.

Lan bạch chỉ có khả năng hấp thụ khí độc cực kỳ hiệu quả: hút được Xylene 268 micrograms/h, loại bỏ carbon monoxide lên đến 96%, hấp thụ formaldehyde 560 micrograms/h. Vì thế lan bạch chỉ rất được ưa thích trồng trong nội thất đặc biệt là những vị trí nhiều khí carbon monoxide tích tụ như gần bình ga, lò sưởi.

Cây lan bạch chỉ có hoa nhỏ nhưng thuộc loại cây chơi lá rất dễ trang trí và phối hợp. Người ta thường trồng cây vào chậu treo trưng ở ban công, cửa sổ, lối ra vào, giếng trời, hiên nhà… hoặc bất kỳ đâu mà bạn muốn đem đến cảm giác yên bình, dịu mát. Chậu treo lan bạch chỉ còn được trang trí quán cà phê, nhà hàng, tường rào, giàn hoa… đem đến không gian xanh mát.

Lan bạch chỉ còn được trồng trong các bình thủy tinh làm cây thủy sinh khoe hết vẻ đẹp của bộ rễ, thân, lá rất sang trọng và dễ trưng bày làm điểm nhấn mát mắt trong những không gian nhỏ.

Thân cây nhỏ xinh còn được trồng thành thảm nền hoặc đường viền, lối ra vào khuôn viên nhà, công viên, sân vườn, đường phố.

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Lan bạch chỉ

1. Cách trồng cây

Điều kiện ánh sáng, nhiệt độ trồng cây lan bạch chỉ

Cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, thích hợp với điều kiện ánh sáng trung bình, nửa chịu bóng nửa ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, tránh ánh sáng mạnh vì sẽ làm cho lá cây bị mất nước, héo úa, mất độ bóng, màu sắc của lá bị mờ nhạt.

Lan bạch chỉ không kén đất, tuy nhiên khi trồng chậu để cây có bộ lá xanh mượt cần trồng vào đất giàu dinh dưỡng, thoáng xốp.

Cây lan bạch chỉ rất khỏe mạnh, cực kỳ dễ trồng và không tốn nhiều thời gian chăm sóc. Cây được nhân giống bằng cách tách bụi. Đầu tiên có thể tách bụi cây ra thành từng phần nhỏ rồi trồng vào trong chậu mới. Với cách làm này nên tiến hành vào mùa xuân hoặc mùa thu. Cứ 3 năm tách gốc 1 lần.

Khi tách gốc cần lựa chọn những cây cỏ khỏe mạnh, gốc phân nhiều nhánh, đảm bảo mỗi gốc có ít nhất 5 nhánh nối với nhau. Sau khi tách cây xong nên trồng cây vào chậu mới sau đó tưới nước cho cây và luôn đảm bảo điều kiện thoáng gió, thoát nước tốt. Đáy chậu có thể sử dụng thêm phần ngói vỡ, đá thô, đất cát nhỏ, đất vụn để khi tưới cho cây không bị đọng nước.

2. Cách chăm sóc cây

Việc chăm sóc cây lan bạch chỉ không khó chỉ cần đảm bảo đủ nước trong thời gian mới trồng, nhất là cây con vừa tách bụi cần phải đặt ở nơi râm mát khoảng 2 tuần sau đó tiến hành chăm sóc bình thường.

Cây chịu hạn khá tốt nên có thể ngưng tưới vài ngày khi đất đã khô trắng, tuy nhiên lan bạch chỉ vẫn ưa ẩm để bộ lá xanh đẹp. Cây chịu úng rất tốt, có thể cho đất rồi đổ nước ngập vào chậu cây, bít lỗ lại mà cây vẫn sống và phát triển mạnh.

Nhu cầu dinh dưỡng của cây không lớn,nếu trồng đất thì không cần bón. Trồng chậu thì vài tháng bón một lần bằng các loại phân dư thừa trong nhà. Trồng cây lan bạch chỉ hầu như không mắc sâu bệnh.

Những Điều Cần Biết Về Phong Lan Bạch Câu

Tên gọi

Lan bạch câu có tên gọi khoa học là Dendrobium crumenatum, tên tiếng Việt chúng ta hay gọi là lan bạch câu hay hoàng thảo bạch câu, lan phù dung, miền Nam có nơi gọi là lan bạch hạc. Về nguồn gốc của cái tên này, chúng bắt nguồn từ những bông hoa lan bạch câu khi nở rất giống những chú chim bồ câu màu trắng đang tung tăng bay nhảy.

Lan hoàng thảo bạch câu sống trong rừng đất thấp Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Sri Lanka, quần đảo Andaman, Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Lào, Việt Nam ở độ từ 0 đến 500 mét.

Phổ biến nhất, bạch câu được tìm thấy ở Malaysia và Singapore, được tìm thấy trong tự nhiên ở các khu rừng nhiệt đới. Cây phân bố từ Nam Á đến Đông Nam Á. Tại Việt Nam, cây có mặt từ Kon Tum, Khánh Hòa đến Thành phố Hồ Chí Minh.

Lan bạch câu là loài lan sống phụ sinh, cây mọc thành bụi như bụi trúc. Giả hành bên trên nhỏ và dài như trúc, bên dưới lại phình to gần gốc cây.

Cây có chiều cao trung bình từ 30 đến 1m, vươn cao hoặc ngả ra xung quanh thành khóm.

Lan bạch câu cực kỳ sai hoa, hoa nở nhiều, đồng loạt. Kích thước hoa từ 3-4cm, cánh hoa màu trắng, trên lưỡi hoa điểm chút màu vàng tao nhã. Cây lan bạch câu có mùi hương rất thơm, hương thơm ngọt ngào rất thu hút. Tuy nhiên, cây lan nở lại rất nhanh tàn, chỉ khoảng 1 – 2 ngày là tàn. Nhiều khi chúng ta mất công chăm sóc, chưa kịp ngắm thì chúng đã tàn, chỉ để lại cho chúng ta sự tiếc nuối, bồi hồi giống như cái chạm tay đầu đời của chàng trai với cô gái tuổi 18 đôi mươi, chưa kịp thổ lộ gì thì cô gái ấy đã chuyển đi nơi xa.

Lan bạch câu mọc theo từng khóm, do vậy bạn có thể trồng chúng trong chậu hoặc ghép lên các gốc cây lớn.

Cách trồng lan bạch câu trong chậu:

Các bạn chuẩn bị giá thể đã xử lý cho cây. Cây ưa ẩm, ưa nắng, dễ sống nên giá thể trồng bạch câu rất phong phú, có thể kể đến như than củi, vỏ thông, xơ dừa, gỗ,… Các bạn nên dùng chậu đất nung hoặc chậu sành, sứ cho cây. Cây phát triển rất nhanh nên nếu kích thước chậu quá nhỏ chúng ta sẽ nhanh phải thay chậu. Các bạn rải 1 vài miếng xốp dưới đáy chậu cho thông thoáng, thoát nước tốt, một lớp than củi hoặc vỏ thông, xơ dừa lên là cây đã có thể sống rất tốt rồi. Các bạn lưu ý nên để cây nổi thoáng gốc tránh bí gốc cây khó sống.

Cách trồng lan bạch câu trên cây sống:

Thông thường thì với những loại lan sống thành bụi, phát triển nhanh thì ghép lên cây sống rất tốt, thuận lợi cho chăm sóc.

Các bạn có thể ghép lên bất cứ cây sống nào, tuy nhiên cần lưu ý gốc cây đảm bảo tương đối to, cân đối cho cây phát triển. Các loại cây thích hợp để trồng lan bạch câu là nhãn, vải, vú sữa, cau, dừa,…. Các bạn chỉ cần đặt cây lan lên, cố định chặt gốc cây lan vào thân cây sống sao cho không bị lung lay là được. Mỗi ngày tưới 1 lần, sau 10-15 ngày là cây đã phát triển được bộ rễ.

Lan bạch cây ưa nắng, độ sáng 70-80 %, thậm chí đối với cây trưởng thành có thể chịu được 100% nắng.

Cây tương đối ưa ẩm, độ ẩm khoảng 60-70% nên các bạn cứ 1 ngày tưới 1 lần là ổn.

Lan bạch câu ưa nhiệt độ trung bình, khoảng 20-30 độ C. Khi gặp hiện tượng sốc nhiệt hoặc mưa trái mùa chúng sẽ ra hoa.

Mặc dù những cành hoa đã tàn không cho hoa lần 2 nhưng nếu đáp ứng đủ ẩm, chúng vẫn có thể này mầm thành cây con ( keiki) giúp cây nhân giống rất nhanh.

Về chế độ phân bón, cây không có nhu cầu quá cao và khắt khe về phân bón, do đó bạn có thể bón phân hữu cơ cho chúng là được: phân trùn quế, phân dê, phân dơi, GE bón lan,…

Nếu bạn là người ưa thích thanh tao, giản dị, mộc mạc thì chắc chắn sẽ không bỏ qua được loài lan này rồi!

Với hơn 10 năm trong lĩnh vực – bằng cái tâm của những người làm khoa học, Trung tâm bảo tồn giống hoa lan cam kết:

✔️ Đảm bảo chất lượng chuẩn giống

✔️ Giá cả cạnh tranh so với thị trường

✔️ Đội ngũ nhân viên tư vấn tâm huyết, nhiệt tình

✔️ Hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng chăm sóc cây giống sau khi mua hoàn toàn miễn phí

TRUNG TÂM BẢO TỒN GIỐNG HOA LAN – HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Địa chỉ: Phòng Trưng Bày Và Giới Thiệu Sản Phẩm, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, TT.Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội

Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Cao Bằng, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hậu Giang, hào Bình, Hưng Yên. Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long,Vĩnh Phúc, Yên Bái.

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Điều Nên Biết Về Rễ Lan trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!