Xu Hướng 5/2023 # Những Điều Nên Biết Khi Chọn Phân Bón Cho Hoa Hồng # Top 6 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Những Điều Nên Biết Khi Chọn Phân Bón Cho Hoa Hồng # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Những Điều Nên Biết Khi Chọn Phân Bón Cho Hoa Hồng được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Việc biết được những bộ phận hấp thụ chất dinh dưỡng cho cây hoa hồng, bạn sẽ có phương pháp và chọn được loại phân bón phù hợp.

Hoa hồng sẽ hấp thụ dưỡng chất từ phân bón qua các bộ phận như:

Không phải toàn bộ rễ của hoa hồng sẽ làm nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng để nuôi cây. Tuy nhiên thông qua những miền lông hút nhỏ phân bố đều trên khắp bộ rễ mà lượng dưỡng chất sẽ được vận chuyển đến cây.

Trên bề mặt lá của hoa hồng tồn tại nhiều lỗ nhỏ li ti giúp vận chuyển dưỡng chất đến để nuôi cây. Để lá hoa hồng hấp thụ dinh dưỡng thì bắt buộc người trồng cây phải sử dụng hình thức phun phân bón qua lá hoa hồng.

Để có thể phát triển cách tốt nhất, cây hoa hồng cần nhận được những nguồn dưỡng chất như:

Đa phần người mới trồng hoa hồng đều thắc mắc việc có cần thiết phải bón phân cho cây hay chỉ tưới nước đều đặn là được.

Tuy nhiên việc bón phân cho cây hoa hồng là điều rất cần thiết vì cây không chỉ nhận đủ nguồn dinh dưỡng thiết yếu mà còn đảm bảo khả năng sinh trưởng ổn định.

Không những vậy, việc bón phân cho cây hoa hồng đúng cách, đúng liều lượng, đúng thời điểm còn mang đến những lợi ích như:

Hỗ trợ phân giải những chất dinh dưỡng khó tan thành dạng dễ hấp thụ cho cây trồng. Nhờ vậy mà cành hoa hồng không bị giòn hay quá yếu ớt, hoa lên màu sắc sắc sỡ và bền hơn.

Góp phần phục hồi, cải tạo chức năng của đất trồng cây, giúp dất trồng thêm phì nhiêu.

Lượng dưỡng chất trong phân bón còn có mục đích cân bằng lại đặc tính hóa – sinh – lý cho đất trồng.

Khi cây hoa hồng nhận đủ dưỡng chất sẽ giúp nó phát triển tốt, không làm thất thoát lượng phân bón ở những lần bón tiếp theo.

Giúp tăng cường sức đề kháng để cây chống lại sâu bệnh và điều kiện thời tiết không thuận lợi.

Phân bón hóa học (phân vô cơ): đây là dạng phân bón mà các chất dinh dưỡng sẽ tồn tại ở dạng muối khoáng.

Phân tổng hợp: Thành phần trong phân có chứa các nguyên tố vi lượng: N, P, K.

Phân đơn: Phân đơn Kali, đạm ure, phân lân.

Phân hữu cơ: Đây là loại phân mà chất dinh dưỡng tồn tại ở dạng hợp chất hữu cơ.

Phân chuồng, phân xanh

Phân hữu cơ vi sinh: điển hình và phổ biến hiện nay là Phân bò ủ vi sinh.

Phân bón lá.

Đối với vườn hoa hồng được trồng bằng phương pháp cắt cành thì việc bón lót và bón thúc cần diễn ra sau mỗi lần thu hoạch. Lưu ý: Trước khi tiến hành trồng hoa cần sử dụng các loại thuốc chống sùng, sâu và mối rải đều xuống hồ trồng.

Nhà nông cần lưu ý bón lót từ 7 – 10 ngày trước khi bắt đầu trồng cây xuống. Nếu thời gian không cho phép thì việc bón lót phả diễn ra trước ngày trồng cây là 3 ngày.

Đối với 1ha đất trồng hoa hồng, nhà nông cần sử dụng lượng phân bón lót như sau:

+ 30 tấn tro trấu đã ủ mục.

+ 4 tạ phân lân super.

+ 4 tạ phân KCL.

+ 30 tấn phân chuồng đã qua ủ hoai.

+ 4 tạ vôi nếu đất có tình trạng bị chua.

Sau khi trồng, việc bón thúc cho cây sẽ diễn ra theo định kỳ, khoảng 3 tuần/lần. Liều lượng phân bón cho 1ha hoa hồng là từ 4 – 6 tạ phân NPK. Lưu ý: Sau mỗi đợt cách tỉa cảnh cần bổ sung cho vườn từ 7 – 10 tấn phân trùn quế, từ năm thứ 2 trở đi, lượng phân trùn quế có thể tăng lên khoảng 50 tấn.

Để cung cấp lượng dinh dưỡng cho cây hoa hồng được trồng trong chậu, người trồng cần căn cứ vào lượng đất cũng như giai đoạn phát triển của cây.

Cây hoa hồng trồng trong chậu được khoảng 1 tuần, nhà nông có thể dùng phân bón lá trộn cùng phân trùn quế để hòa tan và tưới vào gốc cây.

Khi cây hoa bước vào giai đoạn ra rễ mạnh thì nhà nông tiếp tục hòa loãng phân NPK để tưới cho cây. Khoảng từ 20 – 30 ngày thì bổ sung phân NPK cho cây 1 lần.

Sau khoảng 3 – 5 tháng trồng, đất trong chậu sẽ dần mất dưỡng chất khiến lá hồng bị vàng, cây còi cọc. Lúc này người trồng hoa cần lưu ý thay thế ½ lượng đất trong chậu và bổ sung phân hữu cơ cho cây trồng.

Tự tay trộn giá thể cho cây Hoa Hồng – Bạn Đã Thử Chưa?

Vừa rồi là một số chia sẻ cơ bản nhất về việc sử dụng phân bón cho hoa hồng. Hy vọng rằng những gì mà chúng tôi gửi đến bạn sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm chăm sóc vườn hoa của chính mình.

Tìm hiểu thêm:

Cách trồng hoa hồng trong chậu – Lý tưởng cho sân thượng nhiều nắng

Tất tần tật về chăm sóc cho hoa hồng

Phân Bón Lá Và Những Điều Bạn Nên Biết

Phân bón lá là các hợp chất dinh dưỡng hòa tan trong nước được phun lên lá để cây hấp thụ. Đặc biệt, thành phần phân bón lá còn chứa các yếu tố vi lượng để kích thích cho cây trồng ra lá, ra hoa nhanh hơn. Vì vậy, phân bón lá không thể thay thế hoàn toàn cho phân bón đất truyền thống.

Phân bón lá có thể là các loại phân đơn như: N, P, K, Cu, Zn v,v…

Phân bón lá hỗn hợp gồm các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng ở dạng hoà tan trong nước.

Một số phân bón lá còn bổ sung thêm các chất kích thích sinh trưởng cây, các phitehoocmôn, các enzim vào để tăng năng suất sử dụng.

3. Tại sao cần dùng phân bón lá cho cây trồng?

Hiệu suất cây sử dụng chất dinh dưỡng qua lá đạt tới 95%. Trong khi đó bón qua đất, cây chỉ sử dụng được 45-50% chất dinh dưỡng

Phân bón lá không chỉ cung cấp các thành phần là các nguyên tố đa lượng như đạm, lân, kali mà còn bổ sung các nguyên tố trung lượng và vi lượng như Fe, Zn, Cu, Mg,… Khi dùng phân bón lá sẽ giúp bổ sung các chất này trực tiếp qua lá, giúp đáp ứng đủ nhu cầu và cân đối dinh dưỡng cho cây ,tạo điều kiện cho cây phát triển đầy đủ trong từng giai đoạn sinh trưởng.

Trong những trường hợp khẩn cấp cần bổ sung các chất dinh dưỡng đạm, lân, kali hay các nguyên tố trung, vi lượng thì nên sử dụng phân bón lá để mang lại hiệu quả nhanh chóng.

Phân bón lá còn có tác dụng giúp tăng cường điều hòa sinh trưởng, tăng khả năng hấp thụ dưỡng cho câu trồng

Trong thành phần phân bón lá còn chứa chất kích thích đâm chồi, đẻ nhánh, ra hoa, đậu trái, giảm hiện tượng rụng trái non, trái to đẹp, phẩm chất ngon và tăng cường khả năng đề kháng chống chịu sâu bệnh.

4. Phân bón lá cung cấp những chất dinh dưỡng nào cho cây trồng

Đa lượng: Đạm (N), Lân (P), Kali (K).

Trung lượng: Canxi (Ca), Lưu Huỳnh (S), Ma-nhê (Mg)…

Vi Lượng: Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Mangan (Mn), Bo (B), Đồng (Cu), Molypden (Mo), Clo (Cl)

5. Lưu ý khi dùng phân bón lá

Dùng phân bón lá để bón bổ sung hoặc bón thúc nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng

Hòa loãng phân theo đúng tỷ lệ trên bao bì

nhiệt độ quá cao, đất bị khô hạn nặng không nên dùng phân bón lá vì dễ làm rụng lá

Không phun khi trời mưa, nắng to do bay hơi, tỷ lệ lỗ khí khổng đóng cao

Không sử dụng phân bón lá lúc cây đang ra hoa, lúc trời nắng vì sẽ làm rụng hoa trái và làm giảm hiệu lực phân.

Không phun khi trời mưa, nắng to do bay hơi, tỷ lệ lỗ khí khổng đóng cao. Không phun sau mưa do cây đã no nước.

Nếu phun máy nén nên tránh ga mạnh gây ảnh hưởng cơ học lên cây.· Có thể pha chế phẩm với thuốc trừ sâu để tiết kiệm công phun khi phát hiện cây có sâu tấn công ( với thuốc bệnh chỉ phối chung khi phun ngừa).· Trường hợp cây phát triển kém có thể phun chế phẩm nhiều lần, mỗi lần cách nhau 10-15 ngày.

Nguồn: Fao Việt Nam

Những Điều Nên Biết Khi Trồng Cây Phật Thủ

Cây phật thủ (Casimiroa medical inn. Var. sarco-dactylis (Nooten) Swinle) thuộc họ Vân hương là loài cây gỗ thường xanh, cành có gai, lá đơn mọc đơn ở nách lá, nhỏ trắng, thơm. Quả hình tròn hoặc bầu dục có nếp nhăn, nứt ra dạng bàn tay phật nên gọi là phật thủ.

Phật thủ có nguồn gốc ở vùng Ấn Độ nhiệt đới châu Á. Nếu được tỉa cành, hái ngọn, chăm sóc phật thủ sẽ thành một loại quả cảnh xanh, đẹp.

Cây phật thủ yếu cầu nhiệt độ khá cao, ánh sang đầy đủ, thông gió, đất hơi chua pha cát nhiều mùn.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Trồng và quản lý phật thủ phải dựa vào đặc tính của chúng. Yêu cầu cụ thể là:

Chậu trồng cây phật thủ không chịu rét. Nhiệt độ thích hợp là 22 – 26o

Lượng nước tưới phải căn cứ vào mùa, khi nhiệt đô thấp 3 – 4 ngày tưới 1 lần. Mùa hè nhiệt độ cao, lượng nước bốc hơi nhiều, mỗi ngày tưới 1 lần, không tưới nước vào buổi trưa, cần chú ý thoát nước. Khi thông khí khô có thể tưới vào chậu và khu vực xung quanh, để giữ ẩm.

Phật thủ ưa sáng, nên phải để dưới ánh sáng trực xạ.

Phật thủ ưa đất chua pH 5,5 – 6,5. Những vùng đất chua có thể trộn thêm xỉ lò, tưới nước để giảm thành phần kiềm. Ngoài ra còn có thể tưới thêm FeSO4 để thay đổi trị số pH của đất.

Chậu trồng cây Phật thủ dễ bị rụng lá, nếu số lá rụng hơn một nữa, sẽ gây ảnh hưởng rõ rệt đến tác dụng quang hợp, ảnh hưởng đến ra hoa kết quả, giữ được lá là giữ được quả. Biện pháp giữ lá là phải kịp thời tỉa bớt chồi ngọn ; chồi mua thu chỉ để lại một ít ngọn để năm sau cho quả, còn lại phải cắt hết. Vào mùa đông cây phật thủ không ưa nhiệt độ quá cao, không nên để gió lạnh thổi vào cây. Mùa đông phải khống chế lượng tưới nước, giữ cho chậu ẩm vừa, nếu phát hiện đất chậu khô nên chia ra nhiều lần tưới luông tưới ít, không nên tưới quá đẫm nước.

Từ đó ta có thể thấy thời kỳ giữ hoa lấy quả nên vào tháng 6 đến lập thu là tốt nhất.

Nhân giống phật thủ bằng cách : ghép dựa, ghép cắt, giâm cành và chiết cành.

Ghép dựa : chọn cây con quýt hôi mọc từ hạt 2 – 3 năm làm gốc ghép (phải chuyển trước vào chậu), chọn cành 1 – 2 năm của cây phật thủ là cành ghép, tháng 4 – 5 tiến hành ghép. Trước lúc ghép vào chỗ thích hợp và sát cành phật thủ, dùng dao ghép cắt vát gốc ghép, bên dài cắt thành hình thuẫn, bên ngắn cắt thành hình vó ngựa, sau đó cắt cành ghéo một miếng độ lớn bằng bên dài của gốc ghép sâu vào đến phần gỗ, nhớ không nên cắt đứt vỏ tầng trên, chỉ bỏ phần gỗ, để vỏ có thể phủ lên miệng ngắn hình vó ngựa của gốc ghép.

Chiết cành. Vào tháng 5 – 7 khi nhiệt độ không khí cao, chọn cành cao, dưới cành cắt một nhát sâu đến tủy, dùng tấm thảm bao cuốn thành ống, dùng dây buộc phía dưới, phía trên ống cho đất nuôi dưỡng, mỗi ngày tưới 1 ít nước để giữ ẩm, sau 1 tháng sẽ ra rễ và cây sống.

Phòng trừ sâu bệnh hại cây phật thủ

Sâu bệnh thường thấy trên cây phật thủ là : Rệp ống, rệp sáp, bệnh bồ hóng.

Rệp ống gây hại chủ yếu là cành lá non, sau khi bị hại cành lá xoăn lại, ảnh hưởng đến sự ra hoa kết quả.

Phương pháp phòng trừ là khi mới phát sinh dùng que cạo diệt ; kỳ phát sinh dùng thuốc Rogor 0,1% hoặc DDVP 0,1% để phun, số lần phun cần tùy theo tình hình phát sinh rệp ống.

Rệp sáp và bệnh bồ hóng. Phần triệu chứng và phương pháp phòng trừ có thể tham khảo các loài cây khác.

Phân Bón Cho Lan Và Những Điều Cần Biết

Phân bón cho lan và cách áp dụng trong suốt giai đoạn phát triển của nó rất qan trọng. Cũng giống như chăm sóc các loại cây khác. Chăm sóc lan cũng đòi hỏi phải thực hiện những biện pháp bón phân hợp lý mới có được vụ mùa năng suất cao.

Tìm hiểu về phân bón cho lan

Về cơ bản, phong lan cũng như người. Để phát triển đầy đủ ngoài việc cần ánh sáng và không khí thì còn cần chất dinh dưỡng là phân bón.

Phân bón cho phong lan và mọi loại cây trồng cần là 3 loại thiết yếu gồm: N (Đạm, tương đương như thịt mỡ cho người); P (Lân, tương đương như thịt nạc cho người) và K ( Kali, tương đương như chất xơ, rau củ quả cho người). Ngoài ra còn cần thêm khoảng 18 loại trung, vi lượng khác (có trong bảng kèm theo).

Nhóm phân cần dùng thường xuyên cho lan là đa lượng như N, P, K. Nhóm phân hay dùng nhưng không cần nhiều, gọi là nhóm trung lượng, như Ca, Mg, S. .. Nhóm cần dùng rất ít nhưng rất quan trọng cho mỗi quá trình ra rễ, tạo mầm hoa, kie hay để sản sinh ra chất tự bảo vệ, gọi là nhóm vi lượng như: Bo, Cu, Zn, Mo…

Trong suốt cả thời kỳ phát triển của cây đều cần lượng N – P – K nhưng với hàm lượng khác nhau cho mỗi giai đoạn phát triển. Trung vi lượng thì tuỳ theo từng giai đoạn. Có thời điểm cần loại này, không cần loại kia và ngược lại.

Nhu cầu phân bón cho lan các giai đoạn phát triển

Nhìn ở một góc độ đơn giản hơn thì đạm (N) kích thích thân, lá phát triển mạnh. Lân ( P) kích thích mầm, rễ, chồi phát triển mạnh. Kali (K) cần cho quá trình tạo hoa quả và tăng chất lượng hoa quả. Đủ K mầu hoa sẽ đẹp hơn, quả nhiều hạt hơn.

Trên cơ sở đó, có thể chia việc sử dụng các loại phân bón cho lan thành 3 nhóm giai đoạn.

1. Giai đoạn phát triển thân lá: Đây là giai đoạn mầm non phát triển cho đến khi bắt đầu cây có dấu hiệu đứng ngọn. Giai đoạn này cây lan cần nhiều N, nên dùng phân tan chậm và phân bón lá có hàm lượng N cao như dòng 30-10-10 hay loại tương tự.

2. Giai đoạn hình thành chồi nụ, tích trữ dinh dưỡng của lan chuẩn bị cho quá trình ra hoa. Giai đoạn này cây lan cần đều cả ba loại N – P – K, trong đó ưu tiên P. Nên dùng phân bón có hàm lượng cân đối như 20-20-20 hay 14-14-14.

3. Giai đoạn ra hoa, kết quả, nảy mầm: Giai đoạn này cây lan cần nhiều K, nên chọn dùng phân có hàm lượng 7-5-47, hay 6-10-60…

Nhà sản xuất khi đặt công thức phân bón cũng đã căn theo chu trình phát triển của cây trồng nói chung nên cũng đã cho thêm các chất trung vi lượng tương ứng cây trồng cần trong quá trình phát triển đó. Nên nếu dùng phân hoá học cho hoa lan thì ace chỉ cần xem trên bao bì hàm lượng N – P – K tương ứng với các giai đoạn trên là đủ, không cần cho thêm trung vi lượng kẻo bị dư.

Ở trên là nhóm phân đơn, tức là các chất cơ bản cây cần để tổng hợp nên chất dinh dưỡng. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học, có nhiều chất được tạo ra sẵn, cây có thể dùng luôn không cần phải tổng hợp, tạm gọi là phân phức hợp… để cho dễ hiểu thì phân đơn như thịt cá rau, mua về phải nấu nướng mới ăn được, còn phân phức hợp là bánh mì kẹp, là pizza… xì tiền ra là có ăn ngay.

Nhóm phân phức hợp như là humic, Atonic, NAA… phun vào là cây lan có thể dùng luôn nên cây nhanh phát, dùng để kích thích cây phát mạnh hơn, giúp cây yếu, cây mới ghép, cây yếu bộ rễ… ăn được ngay. Cách hay nhất là phối trộn dùng đồng thời hai loại.

Hiểu được nhu cầu chất dinh dưỡng cơ bản trong từng thời kỳ của phong lan thì người trồng lan sẽ chủ động điều chỉnh hàm lượng và chủng loại. Biết được cách đọc thành phần trên chai/gói phân bón để chọn loại phân phù hợp cho giai đoạn của vườn.

Nguyên lý chung của phân bón cho phong lan

– Không phun/bón thêm phân thì phong lan không chết vì có thể hút dinh dưỡng trong giá thể, trong không khí, nước mưa. Tuy nhiên cây sẽ còi cọc và không phát triển tốt

– Thêm phân bón cây lan sẽ phát triển mạnh. Nhưng dư phân thì có thể làm cây chết. Chết vì bội thực, chết vì dễ bị ốm đau. Nên dùng loãng nhưng đều đặn cây sẽ hấp thụ tốt hơn và tránh lãng phí phân thuốc

– Dùng sai thành phần của phân cho giai đoạn phát triển thường làm cho cây lan phát triển không đúng chu trình tự nhiên, như đi ngọn nhiều năm, trốn hoa, ra kie..

– Dùng phân bón cũng như ăn cơm, ăn ít mà nhiều lần hay hơn ăn một lần mà nhiều đến no tức.

– Tự chế phân hữu cơ, hay mua phân hữu cơ tự chế cho hoa lan như dịch chuối, dịch các loại hoa lá khác là con dao hai lưỡi… (Nếu dùng thì nên thử nghiệm 1- 2 giò lan trước khi áp dụng đại trà). Đã có tình trạng bán thuốc tự chế kích rễ hữu cơ nhưng là nước lọc pha màu rồi pha thêm hoá chất kich rễ bán trên thị trường. Không am hiểu cơ bản về dinh dưỡng cây trồng thì nên dùng sản phẩm đã chế biến sẵn, về sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất là ok.

Ở trên là nguyên lý cơ bản, ace muốn đi sâu thì hỏi thêm Google nhé.

Một số lưu ý khi phun bón phân cho lan

– Thời điểm phun phân tốt nhất là sáng sớm, sau đó là chiều mát. Nếu trong ngày nhiệt độ lên quá 33 độ C thì khi phun phân lúc 7h sáng, tới 10h30 bạn nên tưới rửa lại lá để tránh tình trạng cháy lá, cháy ngọn lan.

– Trước khi phun phân bón lá nên tưới nhẹ sơ qua để lan hấp thu phân tốt hơn.

– Phun phân bón lá nên ướt mặt dưới của lá vì mặt dưới nhiều khí khổng làm tăng khả năng hấp thu chất. Bên cạnh đó phun phân bón lá tốt nhất là phun ướt bộ rễ hoặc phun vào chất trồng trong chậu để phân ngấm xuống, đây chính là điểm khác biệt của lan so với cây ăn trái, cây công nghiệp và rau màu.

– Cây lan nhỏ thì dùng liều lượng bằng 1/2 so với bao bì hướng dẫn, sau đó tăng dần dần liều lên sau các lần phun và độ lớn về sinh khối của lan. Ví dụ nếu bạn trồng lan chưa bao giờ phun phân, bạn dùng NPK 20-20-20Te liều 2 gam pha 1 lít nước thì có thể cháy ngọn cháy lá và hư rễ, tuy nhiên nếu bạn dùng 0,5gam pha 1 lít sau đó từ từ tăng liều lên, thì sau chục lần dùng phân, khi lan đã quen bạn thậm chí có thể dùng liều 3gam pha 1 lít lan vẫn chịu được.

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Điều Nên Biết Khi Chọn Phân Bón Cho Hoa Hồng trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!