Bạn đang xem bài viết Những Điều Bạn Cần Biết Về Phân Bón Lá Đầu Trâu được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bạn đang lo lắng cây trồng của bạn thiếu dinh dưỡng, không thấp thụ được phân bón mà bạn bón vào đất khiến cây trồng có dấu hiệu còi cọc, kém phát triển. Những mối lo này sẽ được giải quyết nếu bạn biết đến phân bón lá đầu trâu và quyết định sử dụng nó.
Phân bón lá là loại phân bón chứa các hợp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng và được sử dụng bằng cách hòa tan trong nước rồi phun tưới lên lá để cây trồng có thể hấp thụ.
Đối với người tiêu dùng Việt Nam, phân bón đầu trâu nói chung và phân bón lá đầu trâu nói riêng đã không còn gì xa lạ. Phân bón đầu trâu là thương hiệu phân bón được chính thức ra mắt năm 1976, thuộc công ty cổ phần phân bón Bình Điền. Phân bón đầu trâu đã gắn liền với nền nông nghiệp Việt Nam cho tới tận bây giờ.
Các dòng sản phẩm của thương hiệu phân bón này được phát triển nhằm hướng đến sự giảm thiểu lượng phân bón phải dùng nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu về chất dinh dưỡng của cây trồng trong suốt quá trình sinh trưởng, mang lại sự tiện lợi, tiết kiệm và song song với đó là giúp bảo vệ môi trường tự nhiên.
Theo thống kê của hiệp hội phân bón thế giới, Việt Nam là một trong những nước tiêu thụ lượng phân bón hóa học nhiều nhất hiện nay. Người dân sử dụng rất nhiều phân tuy nhiên hiệu quả sử dụng lại thấp. Điều đó đồng nghĩa với lượng phân bón dư thừa tồn tại trong môi trường cao, làm tăng nguy cơ ô nhiễm.
Để góp phần giải quyết những vấn đề đó, phân bón đầu trâu đã cho ra các dòng sản phẩm giảm từ 20% đến 30% lượng đạm và lân, trong đó có các loại phân bón lá. Điều này giúp cho nỗi lo về chất lượng nông sản được giảm bớt. Phân bón lá đầu trâu đã trở nên an toàn hơn đối với cây trồng, với môi trường. Chất lượng nông sản được nâng cao, nông sản trở nên sạch hơn, an toàn hơn với sức khỏe con người. Lượng phân dư thừa ít đi làm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường.
Cây trồng có thể hấp thụ đến 95% chất dinh dưỡng từ phân bón qua lá cây, cao hơn 40-50% khi bón phân qua đất. Điều này chứng tỏ bón phân qua lá có thể giúp cây trồng hấp thu nhiều dinh dưỡng hơn. Bên cạnh đó, phân bón sẽ không bị lãng phí, không tồn đọng trong đất nhiều, giảm các nguy cơ ô nhiễm.
Phân bón lá đầu trâu phù hợp cả cho những trường hợp cần cung cấp dinh dưỡng gấp như cây bị nhiễm bệnh cần phục hồi vì phân bón lá đầu trâu có hiệu quả tức thì. Cây trồng có thể hấp thụ dinh dưỡng ngay khi phân bón được tưới xuống, bạn sẽ nhanh chóng thấy được kết quả.
3.3. Chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết
Trong thành phần của phân có chứa các nguyên tố đa lượng như lân, đạm, kali; các nguyên tố trung và vi lượng như đồng, kẽm, sắt, magie. Các nguyên tố này giúp cây trồng được thỏa mãn nhu cầu và cân đối về dinh dưỡng. Tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng có thể sinh trưởng và phát triển toàn diện trong tất cả các giai đoạn.
Phân bón lá đầu trâu còn có khả năng giúp điều hòa sinh trưởng cho cây trồng, giúp các giai đoạn phát triển trở nên hài hòa, làm tăng năng suất cây trồng. Bên cạnh đó còn giúp cây trồng có thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng lớn, tăng hiệu quả sử dụng phân bón, tránh lãng phí.
Phân bón lá đầu trâu góp phần làm cây trồng nhanh chóng đâm chồi, đẻ nhánh, ra hoa, đậu quả. Cung cấp đủ dinh dưỡng một cách hợp lí khiến cây trồng tránh được tình trạng rụng hoa, rụng quả non làm giảm năng suất. Chất lượng nông sản cũng được cải thiện đáng kể, quả to hơn, mùi vị đậm đà hơn.
3.6. Giúp cây trồng tăng sức đề kháng
Một lí do nữa khiến bạn nên sử dụng loại phân bón lá này đó là nó giúp cây trồng chống trọi với những vi khuẩn gây bệnh, tăng sức đề kháng, cây trồng khỏe hơn, phát triển mạnh hơn, cho năng suất cao hơn, tạo ra nhiều lợi ích.
4. Hạn chế của phân bón lá đầu trâu
Phân bón lá nói chung và phân bón lá đầu trâu nói riêng đều giống như thuốc bổ đối với cây. Có thể sử dụng để giúp cây trồng khỏe hơn, lớn hơn nhưng không thể sử dụng một mình nó. Phải dùng thêm các loại phân bón qua đất khác để làm thức ăn chính cho cây trồng. Phân bón lá đầu trâu không thể dùng để thay thế các loại phân bón khác, nó chỉ có tác dụng hỗ trợ. Để đạt được hiệu quả cao nhất thì bạn phải kết hợp phân bón lá với các loại phân bón qua đất khác.
5. Lưu ý khi sử dụng phân bón lá đầu trâu
Khi sử dụng phân bón lá đầu trâu, bạn cần lưu ý những điểm sau đây để bảo đảm phân bón phát huy tối đa tác dụng:
Sử dụng phân bón lá kết hợp cùng phân bón thúc để tăng cường dinh dưỡng cho cây trồng.
Tuân thủ hướng dẫn sử dụng, thực hiện pha phân với nước theo đúng tỉ lệ. Nếu pha quá đặc sẽ dễ xảy ra tình trạng làm cháy lá, pha quá loãng thì không cấp đủ dinh dưỡng cho cây trồng phát triển.
Không tưới phân bón lá vào những ngày trời mưa. Vì lúc đấy cây sẽ ở trong tình trạng no nước, các lỗ khí khổng trên lá, thân cây không mở rộng mà sẽ đóng lại, không hấp thụ được chất dinh dưỡng từ phân bón. Phân bón sẽ bị nước mưa rửa trôi đi nhanh chóng.
Không tưới phân bón lá vào những ngày trời nắng gắt vì phân pha loãng với nước sẽ dễ bị bay hơi, cây không kịp hấp thụ.
Khoảng thời gian tốt nhất có thể tưới phân bón lá cho cây là vào từ 7 đến 9 giờ sáng hoặc 4 đến 6 giờ chiều. Tiết trời vào khoảng thời gian đó mát mẻ, có lợi cho việc hấp thu chất dinh dưỡng của cây trồng.
Có thể kết hợp phân bón lá đầu trâu cùng với thuốc trừ sâu để phun trong một lần cho cây. Nó giúp tiết kiệm thời gian và công sức của người trồng cây mà lại không làm giảm tác dụng của bất kì sản phẩm nào.
6.1. Phân bón lá đầu trâu MK 501
Phân bón đầu trâu 501 có công dụng nổi bật nhất là kích thích cây trồng phát triển lá xanh tốt, cây con ra nhiều chồi mới hơn, có sức đề kháng mạnh hơn. Phân bón đầu trâu 501 phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau, từ hoa lan và các cây cảnh đến cây lương thực, cây ăn quả.
6.2. Phân bón lá đầu trâu MK 701
Phân bón lá đầu trâu 701 thích hợp dùng khi cây trồng đã trưởng thành và bắt đầu ra hoa. Nó giúp cây ra nhiều hoa hơn, tăng cường tỉ lệ đậu quả cho cây trồng. Quả con được nuôi dưỡng từ đầy đủ dưỡng chất sẽ không bị rụng nhiều, tăng năng khi thu hoạch. Ngoài ra loại phân bón lá này còn giúp bông hoa của các cây hoa, cây cảnh được to, đẹp và có màu đậm hơn.
6.3. Phân bón lá đầu trâu 901
Phân đầu trâu 901 được sử dụng nhiều cho các loại hoa, cây cảnh. Phân bón này giúp giữ cho hoa lâu tàn hơn, giữ màu tốt hơn. Giúp người chơi hoa, chơi cây cảnh được thời gian lâu hơn.
Phân bón lá đầu trâu 30-10-5+TE có tác dụng nổi bật là kích thích cây trồng tăng đẻ nhánh, ra chồi, ra lá mới. Đặc hiệu phục hồi nhanh khi cây bị nghẹt rễ, vàng lá do thiếu chất, do bị hạn hán, ngập úng. Giúp cây trồng có sức đề kháng tốt hơn, cải thiện năng suất hiệu quả.
Để có thể mua những sản phẩm phân bón đầu trâu chất lượng và chính hãng, bạn hãy đến ngay với MY GARDEN, cơ sở cung cấp vật tư nông nghiệp top đầu Hà Nội. MY GARDEN cam kết chất lượng của sản phẩm sẽ không làm bạn thất vọng cùng với giá cả cạnh tranh nhất trên thị trường.
Địa chỉ: Số 615 Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
Số điện thoại: 0243 999 8190
Hotline & Zalo: 0916 818 526
Facebook: mygardenvietnam
Email: mygardenvietnam@gmail.com
Những Điều Cần Biết Về Phân Bón Cho Lan
Lan có cần phân bón hay không? Người cho rằng cần, người nói rằng không, vì lan ở trong rừng đâu có phân bón? Nói như vậy không đúng bởi vì ở trong rừng, lan có phân chim, phân ong bướm, xác côn trùng, lá cây mục nát có thể bồi dưỡng cho cây. Hãy so sánh giữa cây lan rừng và những cây lan nuôi trồng công nghệ, chúng ta sẽ có một nhận định rõ rệt.
Những điều cần biết về phân bón cho lan
Khoa học đã cho ta thấy là bất cứ loài cây nào cũng cần đến phân bón, nhưng mỗi loài cần một mức độ khác nhau. Nếu bón đúng cách, đúng hàm lượng cây sẽ mọc nhanh, mọc mạnh, hoa nhiều, quả sai và củ lớn. Nếu bón quá ít, kết quả sẽ không được như ý muốn. Trái lại bón quá nhiều sẽ làm cháy rễ và cây sẽ chết. Đầu lá lan bị cháy là dấu hiệu bón quá nhiều phân.
Phân bón cho lanSau bao nhiêu năm nghiên cứu người ta biết rằng tất cả loại phân bón dù là hữu cơ như phân bò, phân gà, phân cá, vỏ sò v.v… hay phân hóa học đều gồm 3 thành phần theo thứ tự N-P-K, nhưng chỉ có phân hóa học các nhà chế tạo mới phân chất rõ ràng.
PHÂN HÓA HỌC
• Chất đạm (Nitrogen) để tốt cho lá và cho cây mọc mạnh • Chất lân (Phosphorus) để bón cho hoa và quả. • Chất ka-li (Potassium) để bón cho rễ hay củ
Những chất này thường biểu tượng nhiều hay ít bằng 3 nhóm chữ số. Thí dụ:
⇒ 30-10-10 tức là chất Nitrogen nhiều gấp 3 lần hai chất kia giúp cho lá và cây mọc mạnh. ⇒ 10-30-20 tức là trong phân có 1 phần Nitrogen, 3 phần Phophorus và 2 phần Potassium ⇒ 20-20-20 tức là 3 phần đều nhau.
» Thiếu chất đạm lan sẽ mọc chậm, lá sẽ quặt quẹo vàng vọt » Thiếu chất lân lan ra rễ ít, lá mầu xanh tím, khó ra hoa. » Thiếu ca li cây không phát triển, là vàng úa.
Kinh nghiệm cho biết rằng: • Những cây ở ngoài ánh nắng cần nhiều phân hơn những cây mọc trong bóng mát. • Chỉ nên pha với ½ hay ¼ theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. • Cây nguyên giống (species) cần ít phân hơn những cây lai giống (hybrids). • Bón ít phân cây không chết, trái lại bón nhiều phân có thể làm chết cây. • Nên bón với dung lượng thấp tức là chỉ ½ hay ¼ lời chỉ dẫn và bón hàng tuần (Fertilize weakly and weekly) • Nên dùng những thứ phân có thể hòa tan trong nước mà không đóng cặn. • Không nên dùng phân có chất Urea vì phải cần một thời gian mới có tác dụng. • Không nên dùng phân viên, phân que hay phân hột có thể làm cháy rễ • Không nên dùng phân chậm tan (slow released) vì phải trên 70°F hay 21°C mới tan • Địa lan (Terrestrial) cần nhiều phân bón hơn phong lan (Epiphyte) • Không nên dùng phân bón cho cỏ hay các cây cối khác để tưới cho lan, vì những loại phân này rất mạnh. Thí dụ 30-10-10 mạnh gấp 10 lần 3-1-1. • Không nên bón phân khi rễ cây quá khô, tốt nhất là tưới nước ngày hôm trước, hôm sau sẽ bón phân. Cây sẽ không bị sót và phân dễ thấm vào trong chậu.
PHÂN HỮU CƠ
Những thứ phân này không được phổ thông bởi vì ít có người chế tạo, ngoại trừ nước cá (fish emulsion) có chỉ số 3-1-1. Các thứ phân khá phổ biến như phân bò phân, phân gà, bánh dầu v.v… cần phải để cho mục sau đó pha với nước và tưới. Nhưng những thứ này không được phân chất rỏ ràng hơn nữa lại có mùi và có thể có nhiều vi trùng hay nấm bệnh trong đó.
Một ông chủ tiệm may nói là, khi còn ở đường Phan Đình Phùng, Saigon, ông ngâm đầu tôm xương cá trên sân thượng, mấy tháng sau đó dùng để tưới cho lan cây lớn mạnh và cho nhiều hoa. Ông tiếc rằng không thể thực hành tại đây vì hàng xóm phàn nàn vì mùi hôi nồng nặc.
Một số hội viên các Hội Hoa Lan Hoa Kỳ ở miền Nam California, theo lời khuyến cáo của một diễn giả khuyên là nên dùng phân bò bón cho cây lan Hạc Đính Phaius tankervillae. Hỏi cách bón ra sao? Ông ta nói: cứ việc lấy phân bò lót vào đáy chậu rồi trồng lan lên trên. Báo hại 80-90% cây bị thối rễ và chết. Cách tốt hơn cả là ngâm phân trong nước khoảng 2-3 tuần lễ rồi pha loãng với nước để tưới cho lan, nhưng phải chịu ngửi mùi phân bò trong 2-3 ngày.
Ngay cả phân cá, dù đã để 2-3 năm vẫn còn mùi hôi thối dụ dỗ những đàn ruồi nhặng ở đâu kéo đến. Vấn đề khác là những cây yếu đuối thường bị vi trùng có sẵn trong phân hữu cơ dễ dàng xâm nhập và lây lan đến những cây khác.
Thực tế cho chúng ta biết phân hữu cơ khá tốt cho lan vì các thứ phân này không quá mạnh, nhưng cách biến chế không rõ rệt phải tùy theo kinh nghiệm lại thêm nặng mùi và không bảo đảm về vệ sinh cho cây cối.
Phân hóa học cũng không quá đắt mà lại được phân chất rõ ràng, bảo đảm cho hiệu quả. Người ta cũng khuyên rằng không nên dùng một thương hiệu mà nên thay đổi, nhưng không thấy ai nói rõ là tại sao.
Mong rằng những kinh nghiệm kể trên sẽ giúp chúng ta có những cây lan khỏe mạnh và nhiều hoa.
Phân Bón Lá Đầu Trâu
Phân bón lá Đầu Trâu là cái tên quen thuộc với mọi nhà nông. Loại phân bón này kích thích quá trình nảy chồi, ra hoa và nuôi dưỡng cuống hoa lâu tàn.
Có thể bạn chưa biết, phân bón đầu trâu là một trong những sản phẩm nổi tiếng, ra đời từ rất lâu của công ty phân bón Bình Điền vào năm 1976. Cho đến nay, sản phẩm đã được thay đổi nhiều lần, nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng mong muốn của đông đảo khách hàng.
Lân (P205) chiếm tỷ lệ 20%
Chất đạm (N) chiếm tỷ lệ 20%
Kali (K20) chiếm tỷ lệ 15%
Lưu huỳnh (S) chiếm 0.5%
Magie (MgO) chiếm 0,35%
Canxi (CaO) chiếm 0,25%
Và 1 số thành phần khác như Cu, Zn, Fe, B,…
Tác dụng của phân bón lá đầu trâu đối với nông nghiệp
Phân bón lá đầu trâu kích thích cây sinh trưởng, phát triển nhanh
Phân bón lá đầu trâu chứa nhiều các chất dinh dưỡng thiết yếu kích thích cây trồng nảy mầm, nảy chồi và ra lá nhanh. Như vậy, chỉ cần dùng loại phân này phun cho cây trồng sau khoảng 15 – 20 ngày từ khi gieo trồng sẽ giúp cây phát triển nhanh hơn nhiều.
Phân bón lá đầu trâu nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng
Không chỉ kích thích cây nảy chồi và ra lá nhanh, phân bón lá đầu trâu còn đóng vai trò như chất xúc tác giúp cây đạt năng suất và chất lượng cao trong mỗi mùa vụ. Đơn giản là khi cây trồng được cung cấp đủ dinh dưỡng, cây sẽ ra nhiều cành nhánh cho mùa bội thu hơn.
Phân bón lá đầu trâu giúp cây trồng khỏe mạnh
Cây trồng sử dụng phân bón lá đầu trâu sẽ có khả năng chống chọi mọi loại nấm, bệnh hay thậm chí cả tác động xấu từ thời tiết. Khi cây trồng không bị bệnh hay sâu hại thì dĩ nhiên chất lượng nông sản thu được cũng tốt hơn rất nhiều.
Phân bón lá đầu trâu có hiệu quả lâu dài, làm giảm ô nhiễm đất và nước
Phân bón lá đầu trâu khác với các loại phân vô cơ khác, có tác dụng dưỡng cây ngay cả khi sử dụng lâu dài, không lo tác dụng phụ. Ngoài ra, sử dụng phân bón này còn làm giảm tình trạng ô nhiễm nguồn đất và nguồn nước nên bà con có thể hoàn toàn yên tâm.
Cách sử dụng phân bón lá đầu trâu phát huy công hiệu tốt nhất
Mặc dù phân bón lá đầu trâu chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho cây trồng nhưng bà con cũng cần biết cách sử dụng hợp lý mới thu về được hiệu quả như mong muốn.
Sử dụng đúng thời điểm
Đối với các loại cây công nghiệp hay cây ăn quả nên dùng phân bón lá đầu trâu ngay sau mỗi đợt thu hoạch để cây nhanh phục hồi lại sức, ra chồi lá chuẩn bị sẵn sàng cho mùa vụ sau
Đối với cây nông nghiệp hay hoa màu bạn nên dùng phân bón lá đầu trâu cho nhiều đợt:
Đợt 1: Sau khi gieo hạt hay xuống cây giống từ 8 – 10 ngày để kích thích hạt nhanh nảy mầm, cây hình thành rễ khỏe mạnh, chắc chắn
Đợt 2: Sau đợt 1 khoảng 15 – 20 ngày kích thích cây nảy mầm, chồi, ra nhánh, lá, xanh tốt
Đợt 3: Khi cây bắt đầu ra hoa để nâng cao năng suất
Sau khi thu hoạch cũng nên dùng thêm một đợt phân bón lá đầu trâu nữa để cây phục hồi sức
Sử dụng đúng cách
Phân bón lá đầu trâu có đặc điểm là dễ hòa tan trong nước nên thường dùng pha loãng với nước để phun trực tiếp lên lá cây vào giai đoạn cây trồng trưởng thành
Đối với hoa, rau pha phân bón theo tỷ lệ 1- 2g với 1 lít nước
Đối với cây công nghiệp và cây ăn quả theo tỷ lệ 20g với 1 lít nước
Trước khi dùng phân bón lá đầu trâu bạn cần kiểm tra, xác định độ pH của đất trồng để tiến hành ép phèn đối với đất phèn và rửa mặn nếu đất mặn
Với các loại cây trồng có bộ rễ lớn, người trồng cần phải đánh tơi xốp đất rồi bón một lớp phân bón lá đầu trâu xuống, tưới nước cho phân tan để cây trồng dễ hấp thụ dưỡng chất cần thiết
Qua bài viết chúng ta có thể thấy rằng, những tin đồn về phân bón lá đầu trâu là chìa khóa vàng cho nông dân không hề sai. Tuy nhiên, bà con nông dân cũng cần biết cách sử dụng loại phân bón này để thu về kết quả tốt nhất. Chúc bà con thành công!
Tổng Hợp Những Điều Cần Biết Về Phân Bón Vi Lượng
Để sản xuất được nông sản đạt chất lượng cao cấp, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng thì phân bón vi lượng không thể thiếu trong suốt quá trình canh tác. Nếu làm phép so sánh thì vải thiều Thanh hà ngon hơn vải thiều Lục ngạn. Bưởi Phúc trạch, bưởi Diễn, cam Xoàn, cam Canh ngon hơn nếu được trồng đúng với địa danh của nó. Vậy có phải quả bưởi, quả vải, quả cam ngon hơn do thổ nhưỡng.
Không những cây ăn trái mà gạo cũng vậy, gạo tám Hải hậu, gạo Điện biên có thương hiệu vì có độ ngon, thơm và dẻo hơn cũng chỉ có thể cắt nghĩa bởi thổ nhưỡng nơi đây và các nguyên tố vi lượng đặc trưng của vùng đất này. Dân gian ta có câu: “Khoai đất lạ, mạ đất quen” câu này cũng chỉ có thể cắt nghĩa bằng thổ nhưỡng. Đó cũng là do vi lượng quyết định.
Là hỗn hợp các chất hóa học nhằm cung cấp các loại nguyên tổ vi lượng cho cây. Nhiều khi còn cho thêm các nguyên tố siêu vi lượng, đất hiếm, chất kích thích sinh trưởng.
Tác dụng của phân vi lượng
Phân vi lượng bao gồm rất nhiều các nguyên tố kim loại như: Đồng, kẽm, sắt, mangan,… và các nguyên tố phi kim như bo, selen,… Đối với cây trồng vi lượng tham gia với tư cách là thành phần cấu tạo nên các enzym có lợi cho cây trồng. Enzym là chất xúc tác sinh học đặc biệt của vật thể sống.
Trong cơ thể người có khoảng 3000 loại enzym khác nhau còn cây trồng thì ít hơn nhưng cũng nhờ có enzym mà cây trồng mới có thể đơm hoa, kết trái một cách ổn định. Enzym hay chính chất cấu tạo nên chúng là vi lượng giúp cây trồng khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt hơn. Đất thiếu dần vi lượng sẽ làm năng suất và chất lượng thuyên giảm rõ rệt hằng năm.
Trong đất đã có các chất vi lượng tại sao còn cần phải bón?
Tuy trong đất chứa nhiều nguyên tố vi lượng dễ tiêu và có thể cung cấp đủ (có khi thừa) cho nhu cầu của cây, nhưng bón phân vi lượng vẫn có tác dụng vì:
Khi cây nảy mầm, rễ chưa phát triển, chủ yếu là dựa vào các chất dinh dưỡng trong hạt để nuôi mầm. Ngâm hạt giống với dung dịch phân vi lượng có tác dụng bổ sung thêm nếu trong hạt giống không đủ các nguyên tố vi lượng. Ở các thời kỳ nhất định cây có nhu cầu cao về một nguyên tố nào đó hoặc cần đến một nguyên tố có tác dụng sinh lý đặc biệt, gọi là nguyên tố siêu khủng hoảng. Ví dụ cây cần cho sự ra hoa và đậu quả khi cây sắp ra hoa, kèm cần cho thời kỳ đầu vì ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Các loại phân nào cung cấp các nguyên tổ dinh dưỡng thứ yếu (phân trung lượng)?
Trên thực tế không sản xuất phân trung lượng. Các nguyên tố như Canxi, magiê, lưu huỳnh thường được cung cấp qua thành phân phụ của phân đa lượng và chất cải tạo đất. Canxi được cấp qua bón với và các loại phân như: phân lân nung chày, supe lân. Lưu huỳnh được cung cấp supe lân hoặc suntat amon.
Magiê có nhiều trong phân lân nung chảy và phân kali – magiê. Dể đáp ứng nhu cầu của cây về các nguyên tố thứ yếu phải căn cứ vào cây và phối hợp các loại phân. Ví dụ: Cần lưu huỳnh, magiê. Bớn 1/2 supe lân, 1/2 lân nung chảy sẽ cho kết quả tốt.
Trong những trường hợp nào thường thiếu nguyên tố trung lượng và vi lượng?
Đất lấy thụt thiếu đồng, đất quá chua thiếu molipden, đất quá kiềm hoặc đất nhẹ chua thiếu kẽm, bo, mangan, sắt. Đất quá nhiều mangan cũng gây hiện tượng thiếu sắt. Đất đỏ bazan thiếu lưu huỳnh. Đất bón nhiều lân thiếu kẽm. Đất bón nhiều kali thiếu magiê, natri.
Đã phát hiện những trường hợp nào thiếu vi lượng nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng ?
Thiếu đồng trên đất thụt gây hiện tượng trắng và xơ lá lúa. Thiếu magiê ở vùng trồng dứa do bón nhiều kali gây bệnh luộc lá dứa. Thiếu nhôm trên cây chè ở vùng đất không chua. Thiếu lưu huỳnh trên cây cà phê ở Tây Nguyên gây giảm năng suất nghiêm trọng.
Có trường hợp nào phân vi lượng làm chết cây hoặc giảm năng suất không?
Thường gặp nhất là phun nồng độ cao quá gây cháy lá. Phun vi lượng cần theo đúng nồng độ chi dẫn. Nên phun vào chiều mát.
Đã thể nghiệm phun vi lượng có hiệu quả trên các loại cây trồng nào?
Đã thử phun molipden cho đậu đỗ, phun bón cho củ cải. cà rốt, bắp cải, phun kẽm cho ngô lạc, phun magiê cho dâu tầm, cà phê.
Có loại phân vi lượng nào chung cho tất cả các loại cây trồng không?
Mỗi loại đất thiếu một chất khác nhau, mỗi loại cây yêu cầu một nguyên tố vi lượng khác nhau. Cho nên việc dùng phân vi lượng cần phải cẩn thận, căn cứ vào lời khuyên của các nhà chuyên môn.
Bón phân vi lượng bằng cách nào?
Có 3 cách thưòng dùng: bón thẳng vào đất (ít sử dụng) hoặc trộn với phân bón, ngâm hạt giống, hồ rẽ và phun lên lá.
Có nên thường xuyên phun phân vi lượng không?
Các nguyên tố vi lượng, trong một số trường hợp có ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng. Vì vậy sau khi bón vi lưọng hoặc phun vi lượng cho cây ăn quả 2 năm liền nên ngừng 1 – 2 năm mới dùng lại. Với cây hàng năm như lúa, ngô, đậu đổ có thể liên tiếp phun nhiều năm cho đến lúc thấy không có.hiệu quả. Cần chú ý rằng có nhiều trường hợp bón quá nhiều vi lượng làm lá héo, cây chết, đặc biệt là cây non.
Làm thế nào phát hiện cây thiếu nguyên tố vi lượng?
Nhìn ngoại hình: Cây phát triển chậm, đẻ nhánh, phân cành ít, lá nhỏ hoặc biến dạng (lá không phẳng, nổi gân hoặc xoắn, cuộn tròn lại…)) hoa rụng nhiều, quả không đậu, hình dạng không bình thường, cuống to, trong quá có sạn và búp thổi…
Bón thúc. Dựa trên chẩn đoán ngoại hình, phím tích cây và đất,sẽ nhận định thiếu nguyên tố nào. Dùng phương pháp phun lên lá dung dịch có các nguyên tố đó rồi quan sát các hiện tượng sau 7-10 ngày.
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Điều Bạn Cần Biết Về Phân Bón Lá Đầu Trâu trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!