Bạn đang xem bài viết Nhu Cầu Dinh Dưỡng, Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Sầu Riêng được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cây sầu riêng
Cây sầu riêng đặt biệt cần nhiều chất dinh dưỡng hơn một số loại cây trồng khác, tuy nhiên tùy từng giai đoạn phát triển mà nhu cầu đối với mỗi loại dinh dưỡng khác nhau và không phải lúc nào thừa cũng tốt. Để bón phân cho cây sầu riêng đúng kỹ thuật, chúng ta cần nắm vững nhu cầu cầu dinh dưỡng của cây sầu riêng theo từng giai đoạn
Đạm (N): Đây là thành phần quan trọng cho tất cả bộ phận của cây và đặc biệt cần thiết cho sự sinh trưởng dinh dưỡng.
Đạm cần thiết cho sự phát triển của lá, thân cành, hoa, quả, hạt. Do vậy, cần bón đạm đầy đủ cho cây sầu riêng nhưng phải đảm bảo nguyên tắc 5 đúng (đúng loại, đúng nhu cầu, đúng loại đất, đúng liều lượng và đúng phương pháp), ngoài ra còn phải đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Cây đủ đạm lá xanh tốt, cây phát triển khỏe, quả phát triển đều.
Thiếu đạm: Lá có màu xanh vàng hay xanh noãn chuối. Thiếu nặng lá rụng nhiều, năng suất giảm. Hiện tượng thiếu đạm thường xảy ra trên đất nghèo dinh dưỡng và bón không đủ lượng đạm cây cần.
Thừa đạm: Phát triển thân lá mạnh, lá có màu xanh đậm, dễ bị sâu bệnh tấn công, đậu quả ít, rụng quả nhiều, quả phát triển không bình thường như mất gai, nứt quả…
Lân (P): Sầu riêng cần lân tương đối ít. Dạng lân dễ tiêu trong đất thường bị giới hạn bởi việc cố định do các phản ứng hóa học, đặc biệt là ở đất chua. Nên thường xuyên bón phân lân với lượng nhỏ. Cần bón lót phân lân trong hố trước khi trồng để giúp cây tăng trưởng trong giai đoạn ban đầu.
Thiếu lân: Lá chuyển màu xỉn, mép lá non ửng đỏ, thiếu nặng lá rụng và cành chết.
Kali (K): Kali rất quan trọng khi cây ra quả, lượng kali trong quả rất lớn. Bón thường xuyên phân kali rất cần thiết để duy trì năng suất cao và phẩm chất ngon cho sầu riêng. Với đất nhiều K sẽ cản trở sự hấp thu Ca và Mg. Trong trường hợp này cần bón Ca và Mg nhưng không bón K. Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động không thuận lợi từ bên ngoài và chống chịu đối với một số loại bệnh. Kali tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét.
Thiếu K: Mép lá chuyển màu vàng cam sau tới màu xám nâu và khô, lá rụng nhiều.
Lưu huỳnh (S): Thiếu S, hầu hết lá trên cây chuyển sang màu vàng, xuất hiện những vết như vết bệnh trên lá già. Ở lá non, lúc đầu có màu vàng sáng sau đó chuyển sang màu vàng nhạt, tương tự triệu chứng ở lá già. Lưu huỳnh được bón thông qua phân SA (chứa khoảng 24 % S); phân Super lân (Super lân chứa khoảng 14 % S). …
Ngoài ra, thiếu magiê: phần thịt lá bị vàng và lan dần từ gân chính ra mép lá; thiếu canxi: lá héo vàng từ rìa lá sau lan vào gân chính; thiếu kẽm: các lá và chồi đầu cành không phát triển tốt (rụt đọt), lá không thể nở lớn.
Xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây sầu riêng
Các chất dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng giúp ổn định và tăng năng suất cho cây. Cây sầu riêng cần được cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa, trung và vi lượng. Thiếu hoặc thừa một trong những yếu tố này đều ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển không bình thường của cây.
Bón phân cho cây sầu riêng cần chú ý nhu cầu dinh dưỡng của cây tăng theo tuổi cây và mức năng suất. Sầu riêng thu bói có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn cây kiến thiết cơ bản và cây trong vườn ươm. Sầu riêng kinh doanh có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn so với sầu riêng mới thu bói. Năng suất sầu riêng càng cao, càng cần phải bón nhiều phân hơn.
Sầu riêng rất cần kali nhưng không nên sử dụng kali clorua (KCl) mà phải sử dụng Kali Sulphate (K2SO4) và trung-vi lượng (TE) vì KCl làm sầu riêng giảm mùi thơm.
Theo nghiên cứu, khi cây sầu riêng cho năng suất quả 6.720 kg đã lấy đi 18,1 kg N, 6,6 kg P2O5, 33,5 kg K2O, 5,4 kg MgO và 2,6 kg CaO.
Đối với sầu riêng tất cả các chất đa lượng và các chất vi lượng như Kẽm, Bo… đều cần thiết cho giai đoạn đậu quả và phát triển quả, trong đó, N, P là cần thiết nhất trong giai đoạn phát triển quả, K là chất dinh dưỡng cần thiết trong giai đoạn sau của sự phát triển quả cho đến khi thu họach.
Lựa chọn loại phân bón
Về cơ bản, có 2 loại phân bón cho cây trồng là phân hữu cơ và phân vô cơ. Mỗi loại phân bón có ưu nhược điểm riêng. Vì vậy bón phân cho cây sầy riêng cần dựa vào đặc điểm của từng loại phân bón, độ màu mỡ của đất và nhu cầu của cây trong từng thời kỳ mà kết hợp sao cho phù hợp
a. Phân hữu cơ
Phân hữu cơ rất cần thiết cho cây sầu riêng phát triển bền vững, vì vậy khi bón phân cho cây sầu riêng cần đảm bảo đủ lượng phân hữu cơ cần thiêt. Các loại phân hữu cơ thường dùng để bón cho sầu riêng như phân gia súc, than bùn, phân ủ các dư thừa thực vật, phân xanh, phân cá…
* Ưu điểm
– Tạo chất đệm, ổn định độ chua (PH) của đất tăng hiệu quả của việc bón phân vô cơ.
– Làm đất tơi xốp, giữ ẩm tốt, tăng độ phì nhiêu.
– Tạo môi trường thuận lợi để vi sinh vật phát triển và hoạt động giúp phân giải các chất dinh dưỡng trong đất để cây dễ hấp thu, làm tăng khả năng kháng bệnh đối với cây trồng.
– Chi phí thấp.
* Hạn chế
– Hiệu quả chậm;
– Cồng kềnh, tốn công vận chuyển;
– Hàm lượng dưỡng chất thấp, không ổn định, khó kiểm soát.
Để nâng cao hàm lượng dinh dưỡng phân chuồng, nên tận dụng các dư thừa thực vật có sẳn để độn vào phân chuồng và ủ phân trước khi sử dụng.
b. Phân vô cơ
Đối với cây sầu riêng cần bón các loại phân vô cơ chứa đạm, lân, kali và một số phân vi lượng. Tùy theo nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn phát triển mà lựa chọn các loại phân vô cơ để bón cho phù hợp.
* Ưu điểm của phân vô cơ:
– Đáp ứng nhanh kịp thời nhu cầu của cây.
– Hàm lượng dinh dưỡng thường cao, ổn định và dễ kiểm soát.
– Dễ vận chuyển, dễ sử dụng.
* Hạn chế của phân vô cơ:
– Sử dụng đơn độc lâu ngày đất bị chai cứng, chua, cây hấp thụ kém.
– Hạn chế vi sinh vật phát triển.
Lượng phân bón cho cây sầu riêng
Như đã nói ở trên, bón phân cho cây sầu riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại phân bón, độ màu mở của đất, giai đoạn phát triển của cây, khả năng hấp thụ của cây,… Tuy nhiên theo một số nghiên cứu thì liều lượng khuyến cáo như sau:
– Giai đọan cây con và những năm đầu cho quả: Bón 5 – 10kg phân gà/gốc (hoặc phân hữu cơ đã hoai mục) kết hợp với phân vô cơ theo công thức N:P:K:Mg = 18:11:5:3 hoặc: 15:15:6:4. Liều lượng và số lần bón trong năm như bảng dưới.
Giai đoạn cho quả ổn định: Đối với cây có đường kính tán 5 – 6 m đang phát triển bình thường có thể bón như sau:
Lần 1: Ngay sau khi thu hoạch xong cần tiến hành tỉa cành, bón phân hữu cơ hoai mục 20 – 30kg/cây (hoặc phân Humix, Dynamic lifter theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì) kết hợp với phân vô cơ có hàm lượng đạm cao theo công thức N:P:K:Mg (18:11:5:3) với liều lượng 2 – 3kg/cây.
Lần 2: Trước ra hoa 30 – 40 ngày bón phân vô cơ có hàm lượng lân cao theo công thức N:P:K:Mg (10:50:17:2) với liều lượng 2 – 3kg/cây để giúp quá trình ra hoa dễ dàng.
Lần 3: Khi quả sầu riêng lớn bằng quả chôm chôm cần bón phân có hàm lượng kali cao theo công thức N:P:K:Mg (12:12:17:2) với liều lượng 2 – 3kg/cây.
Lần 4: Trước khi quả chín 1 tháng bón 2 – 3 kg phân như NPK (16-16-8) kết hợp với 1 – 1,5kg phân K2SO4 để tăng chất lượng quả. Nên chú ý, đây là lần bón phân thứ 4 sau khi thu hoạch vụ trước và cũng là lần bón phân cuối cùng của vụ quả năm này, lần bón phân này không bón trễ hơn 1 tháng trước thu hoạch. Bởi vì bón như vậy, sẽ có nhiều nguy cơ làm giảm phẩm chất quả như cơm quả bị sượng, bị nhão. Ngoài ra, còn có thể sử dụng phân bón lá có hàm lượng kali cao để góp phần nâng cao năng suất phẩm chất quả. Có thể phun phân bón lá làm 5 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần, bắt đầu từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 9 sau khi đậu quả.
Giải Pháp Dinh Dưỡng Cho Sầu Riêng Giai Đoạn Mang Trái
Theo chúng tôi Trần Văn Hậu, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng (ĐH Cần Thơ), sau khi thu hoạch thì cây sầu riêng rất “mệt” do đã mất đi nhiều dinh dưỡng để nuôi trái, cần hồi phục để chuẩn bị cho những mùa vụ mới.
Để cây sầu riêng ra đọt thì trong bón tỷ lệ đạm và lân cao, kali vừa phải.
Sầu riêng là cây ra trái trên thân, trên cành nên việc tạo tán phải được lưu ý chăm sóc cẩn thận. Nếu cây bị chết cành thì sẽ giảm năng suất. Vì vậy, bà con cần tỉa trái để cây ở mức năng suất vừa phải, tránh bị suy kiệt quá mức, không bị khô cành và ăn trái lâu dài. Nếu cây cho nhiều trái thì bộ rễ hoạt động rất kém, cây khó hấp thu dinh dưỡng dẫn đến suy kiệt khó phục hồi.
Để phục hồi khả năng cho trái ở vụ sau thì bà con phải cắt tỉa cành, kích thích cho ra cơi đọt mới. Nếu tán cây bị suy thì tùy theo mức độ mà kích thích cho ra đọt một hay hai lần, thậm chí nếu cây suy quá thì phải cho ra ba lần đọt. Để cây ra đọt thì bón tỷ lệ đạm và lân cao, kali vừa phải đảm bảo cân bằng.
Sau khi thu hoạch bà con bón phân hữu cơ để cải tạo đất tơi xốp. Nếu có nấm Tricoderma kết hợp tiêu diệt các tuyến trùng trong đất thì hiệu quả hơn. Do phân hữu cơ hàm lượng dinh dưỡng rất thấp nên phải bón lượng lớn mới đầy đủ được lượng dinh dưỡng. Nên bón vôi để điều chỉnh độ pH của đất và tiêu diệt mầm bệnh trong đất. Sau đó mới bón phân vô cơ để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây. Chú ý dùng phân có thêm Ma-giê (Mg), sẽ giúp ức chế quá trình sượng cơm trái.
Kỹ sư Phạm Văn Huy, Công ty TNHH Behn Meyer Agricare Việt Nam (BM) cho biết: Quá trình chăm sóc cây sầu riêng bao gồm 4 giai đoạn: Sau thu hoạch sẽ làm đọt. Kế tiếp là bón lót trên gốc trước khi xử lý ra hoa. Sau đó là giai đoạn nuôi hoa. Cuối cùng là nuôi trái.
Sau thu hoạch tiến hành cắt tỉa cành khô, rậm… để đảm bảo cơi tược đều và mạnh hơn. Những cây yếu rễ thì sử dụng thuốc bệnh để xử lý. Sau đó, khoảng 10 ngày tiến hành làm tơi đất dưới mô, chú ý cách gốc 60 cm đối với cây dưới 10 tuổi, cây trên 10 tuổi thì khoảng cách là 1 m, để khoảng hai ngày cho rễ cây bị đứt lành lại. Tiến hành bón vôi. Bổ trợ hữu cơ, tùy theo tuổi cây mà bón từ 3-6kg phân. Có thể sử dụng dòng hữu cơ của BM là Growell 333 với tỷ lệ đạm, lân, kali lần lượt là 3-3-3 và 40% hữu cơ, có thêm các thành phần trung, vi lượng.
Sau khi bón hữu cơ thì phun một số sản phẩm kích đọt, đồng thời bón phân có dòng lân và đạm cao. Bà con có thể tìm hiểu và bón dòng Entec 25-15. Trong đó, lân hữu hiệu chiếm 15% giúp tái tạo bộ rễ. Sau đó, khoảng 20 ngày bón tiếp Entec 20-10-10 giúp cây nối đọt. Bón thêm phân bón lá giúp cây tạo đọt mạnh hơn.
Đa số bà con ở miền Tây thường để cây ra ba cơi đọt. Tuy nhiên ở miền Đông và Tây Nguyên thì chỉ để tối đa là hai cơi đọt. Ở cơi đọt đầu tiên có thể bón hữu cơ đến cơi thứ hai không nên bón hữu cơ.
Cuối cơi một, bón phân có kali cao để điều tiết cơi đọt cho đều, bông mới có thể ra tập trung được. Những dòng phân của BM như: Entec 12-12-17 hoặc Nitrophoska 15-15-15. Đồng thời bón thêm MKP 05234 khoảng 300g/100 lít nước để cây già đọt đều.
Cơi đọt thứ hai, bón dòng phân Entec 15-15-15 và khi đọt có hai lá mầm thì tiến hành bón thêm lân để phân hóa mầm hoa. Kích thích tạo mầm bằng công thức có lân cao như 10-60. Khi hoa được khoảng 35 ngày tuổi thì bón phân Nitrophoska perfect với tỷ lệ 15-5-20 với tỷ 20% giúp cho già lá, cứng chóp ngọn.
Thường sau khi sập nhị, phải quan tâm bổ trợ dinh dưỡng cho bông. Đối với cây già thì nên cắt bỏ những bông từ thân chính ra khoảng 1-1,5m thì trái sẽ đẹp hơn. Cây non sẽ cắt bỏ hoa cách thân 1 gang tay để cây không bị quằng khi trái lớn.
LÊ HOÀNG VŨ
Bón Phân Cho Cây Sầu Riêng
Việc bón phân cho cây ăn quả đặc biệt là khi bón phân cho cây sầu riêng việc chú ý đến loại phân sử dụng, nhu cầu sinh lý, phù hợp với điều kiện đất đai, đúng lúc và đúng phương pháp là những yếu tố quyết định giúp cây phát triển tốt hơn, góp phần tăng năng suất cây trồng.
Loại phân sử dụng để bón cho cây sầu riêng
Phân vô cơ: Đối với cây sầu riêng việc sử dụng phân vô cơ giúp đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của cây, hàm lượng dinh dưỡng lại cao, ổn định và dễ kiểm soát, dễ vận chuyển và dễ sử dụng. Những loại phân vô cơ có thể sử dụng để bón cho cây sầu riêng như NPK. Tuy nhiên sử dụng đơn độc phân vô cơ lâu ngày sẽ khiến đất bị chai cứng, chua, cây hấp thụ kém cũng như hạn chế vi sinh vật có lợi phát triển.
Phân hữu cơ: Ngoài việc sử dụng phân vô cơ, bà con nên bón kèm thêm phân hữu cơ có nguồn gốc vi sinh sẽ giúp các vi sinh vật có lợi phát triển tốt, tổng hợp được chất dinh dưỡng cho cây, giúp giữ nước, giữ ẩm, đất trở nên tơi xốp, góp phần làm tăng năng suất cây trồng.
Ở từng giai đoạn, cây sầu riêng sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau như giai đoạn sinh trưởng và phát triển, cây sẽ cần đạm nhiều hơn kali, còn ở thời kỳ phát triển quả cây lại cần kali nhiều hơn đạm. Có nhiều thời kỳ bà con cần bón phân cho cây sầu riêng như bón lót, bón thúc và bón rước hoa, nuôi hoa và bón nuôi quả…
Bón phân dựa trên đặc điểm đất trồng
Việc bón phân cho cây sầu riêng căn cứ vào đặc điểm đất nơi trồng sẽ giúp bổ sung thêm lượng dinh dưỡng cần thiết khi cây có nhu cầu, đồng thời sẽ tránh lãng phí lượng chất đã có sẵn trong loại đất đó.
Bón phân đúng lúc và đúng thời điểm
Bón phân cho cây sầu riêng không phải lúc nào cũng để cung cấp chất dinh dưỡng giúp cây phát triển tốt, đôi khi bón phân còn để hạn chế tốc độ sinh trưởng của cây trong một số trường hợp như ngăn chặn cây ra lá non thời kỳ ra hoa tạo quả tránh việc cạnh tranh dinh dưỡng, hoặc bón phân để tăng khả năng chịu của cây trước các tác động xấu từ bên ngoài.
Thời tiết, mùa vụ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc bón phân. Mưa lớn sẽ gây rửa trôi, nắng nóng sẽ làm phân khó tan và dễ bốc hơi khiến cây không thể hấp thụ. Vì vậy, bà con nên chú ý bón phân vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh bón vào buổi trưa cũng như những ngày mưa lớn…
Phương pháp bón phân cho cây sầu riêng
Có hai phương pháp chính đó là bón gốc và bón lá:
Bón gốc: Bà con đào rãnh quanh gốc cây theo bề rộng tán lá với kích thước chiều sâu là 10-20 cm, chiều rộng 10-20 cm, hoặc có thể to hơn 10-30 cm, sau đó cho phân bón vào, lấp đất lại và tưới nước.
Bón lá: Phân bón sau khi đã chuẩn bị sẽ cho vào bình xịt, phun đều trên lá, nếu như ướt cả hai mặt lá thì càng tốt.
QUY TRÌNH BÓN PHÂN CHO CÂY SẦU RIÊNG
Giai đoạn chuẩn bị đất trồng
Để cây sầu riêng có thể phát triển tốt nhất, giai đoạn trước khi đưa cây con xuống đất trồng, bà con nên chuẩn bị bón lót như sau:
Trước 15-30 ngày dùng phân hữu cơ vi sinh với liều lượng 2-3 kg trộn với đất cho vào hố lấp lại, sẵn sàng dinh dưỡng để cây sầu riêng con có thể sử dụng ngay.
Để phòng trừ nấm bệnh có trong đất trồng, trước khi bón phân hữu cơ 10-20 ngày, bà con có thể dùng thêm vôi rãi lên khu vực đất trồng. Lưu ý một điều là không nên bón vôi và phân hữu cơ cùng một thời điểm, vì vôi sẽ làm giảm số lượng vi sinh vật có lợi trong phân, làm giảm tác dụng của việc bón lót từ phân hữu cơ.
Giai đoạn cây sầu riêng con
Thường thì bà con nông dân ít bón phân cho cây sầu riêng mới trồng, chủ yếu là bón lót bằng phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh.
Giai đoạn cây từ 1-3 năm tuổi, bà con nên bón phân cho cây sầu riêng con như sau:
Phân vô cơ:
Sau khi trồng xong nên tiến hành phun phân bón lá NPK 1-2-1 cho cây sầu riêng để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây.
Ngoài ra để kích thích thêm khả năng sinh trưởng của cây, trong năm đầu bà con có thể tăng thêm lượng đạm theo tỷ lệ NPK 2-2-1.
Đến năm thứ 2 và 3 bón cho cây NPK có thể áp dụng tỷ lệ NPK 2-1-1 hoặc NPK 3-1-1.
Bà con nên phun theo định kỳ 3 lần/tháng trong suốt 6 tháng đầu, trong 6 tháng tiếp theo phun 2 lần/tháng, từ 1-3 năm tuổi là 1 lần/tháng với lượng từ 2-3kg/cây.
Phân hữu cơ: Để bón phân cho cây sầu riêng, bà con có thể sử dụng khoảng 10-15kg/cây/năm, mỗi năm bón một lần vào đầu mùa mưa bằng cách đào rãnh.
Giai đoạn ra hoa và tạo quả.
Phân vô cơ: Trước 30-40 ngày để cây sầu riêng bước vào giai đoạn tạo mầm hoa diễn ra dễ dàng, bà con nên bón thêm một lượng phân vô cơ theo công thức NPK 10-50-17 với lượng từ 2-3kg/cây.
Phân hữu cơ: Để tạo thêm chất đệm, ổn định độ chua cho đất ở giai đoạn này bón phân hữu cơ với lượng từ 10-20kg/gốc.
Giai đoạn nụ hoa hình thành rõ.
Trong thời gian này bà con nên bón phân cho cây sầu riêng để bổ sung thêm dưỡng chất cho quá trình hình thành hoa tốt hơn, bằng cách sử dụng thêm NPK 20-20-20 với liều lượng từ 2-3kg/cây, kết hợp với thuốc trừ sâu để phòng trừ sâu ăn hoa.
Trường hợp đang hình thành nụ hoa nhưng cây ra nhiều đọt non, bà con sử dụng gấp đôi lượng NPK 20-20-20 theo hướng dẫn trên bao bì cho đến khi lá già thì ngưng để tránh tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng giữa lá và nụ hoa.
Giai đoạn cây bắt đầu cho quả.
Khi sầu riêng bắt đầu cho quả với đường kính từ 10-15cm, bà con nên bón NPK 12-12-17 với liều lượng 2-3kg/cây, giai đoạn này giảm lượng đạm và tăng lượng kali sẽ giúp kích thích quả phát triển tốt hơn
Giai đoạn trước khi quả chín.
Ngay sau khi thu hoạch xong, bà con nên tiến hành tỉa cành và bón phân cho cây sầu riêng để phục hồi, giúp đảm bảo năng suất cho mùa vụ sau:
Phân vô cơ: Lượng phân vô cơ được sử dụng có hàm lượng đạm cao và giảm lượng kali theo công thức NPK 18-11-5 với liều lượng 2-3kg/cây.
Phân hữu cơ: Sau khi thu hoạch xong, cây sầu riêng cần được cung cấp lượng phân hữu cơ vi sinh để cây phục hồi, liều lượng nên dùng là 4-5kg/gốc.
Cách bón vôi cho cây sầu riêng nhằm cải tạo đất
Bón vôi cho cho cây sầu riêng là việc cần thiết khi trồng và chăm sóc, tuy nhiên không phải bón vôi càng nhiều càng tốt, sử dụng vôi còn phải cân nhắc đến lợi ích và tác hại của nó. Bón vôi cho cây sầu riêng tùy thuộc vào lượng chất hữu cơ trong đất: đất nhiều hữu cơ bón nhiều vôi và sau nhiều năm mới bón lại. Ngược lại nếu đất ít hữu cơ nên bón lượng ít hơn nhưng nên bón vôi thường xuyên hơn.
Với vườn sầu riêng chưa cho thu hoạch có thể bón bất cứ vào thời điểm nào trong năm.
Với các vườn sầu riêng đang cho trái, chỉ nên bón sau khi đã thu hoạch xong kết hợp với các biện pháp chăm sóc sau thu hoạch khác như cắt cành, tạo tán, bón phân, bồi đắp bổ sung, phòng trừ sâu bệnh.
Bón vôi cho cây sầu riêng giúp nâng pH để ức chế vi sinh vật gây hại và kích thích vi sinh vật có ích phát triển. Ủ bằng Trichoderma trước khi sử dụng phân chuồng dùng để bón cho cây. Tưới bổ sung trực tiếp vi sinh vật sau khi bổ sung phân hữu cơ để giúp phân giải nhanh, phòng trừ nấm bệnh gây ra các bệnh vùng rễ.
Để nhanh chóng cũng như đỡ tốn công sức, bà con thường có xu hướng bón phân gà tươi chưa ủ hoai cho cây sầu riêng. Tuy nhiên trong phân gà tươi chưa xử lý chứa nhiều vi sinh vật gây hại cho cây, bênh cạnh đó vẫn còn mùi hôi thối ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe. Để khắc phục tình trạng đó, bà con nên sử dụng phân hữu cơ vi sinh đã qua xử ký với 90% phân gà nguyên chất có nhãn hiệu uy tín, nguồn gốc rõ ràng, tránh sử dụng những loại phân trôi nổi gây ngộ độc đất và ảnh hưởng cây trồng.
Bài viết trên, BioSacotec đã trình bày cách bón phân cho cây sầu riêng qua các giai đoạn phát triển của cây cũng như những lưu ý mà bà con có thể tham khảo. Chúc bà con áp dụng thành công và cho một vụ mùa bội thu!
Mạnh Quân
Xin chào tôi là Mạnh Quân giám đốc Sacotec , chúng tôi đang tập trung vào mảng chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ sinh học, xu hướng phát triển tất yếu hiện nay. Đi kèm đó là việc phân phối cực kỳ đa dạng các sản phẩm hữu cơ trong và ngoài nước với giá tốt nhất như phân tảo bón lá, phân gà vi sinh, phân đạm cá, chế phẩm sinh học… Xem tất cả bài viết của Mạnh Quân →
Kỹ Thuật Bón Lót Cho Cây Sầu Riêng Bằng Phân Bón Fitohoocmon
Để bón phân cho cây sầu riêng hoăc cây ăn quả nói chung đạt năng suất cao trước hết bà con cần áp dụng 2 phương pháp chính đó là bón gốc và bón lá
Bón gốc: Trước hết bà con đào rãnh quanh gốc cây theo bề rộng tán lá với kích thước chiều sâu là 10-20 cm, chiều rộng 10-20 cm, hoặc có thể to hơn 10-30 cm, sau đó cho phân bón vào, lấp đất lại và tưới nước.
Bón qua lá : Sau khi cây phát triển bà con cần sử dụng các thuốc hóa học thuốc kích thích cho đậu quả cây để phun hoặc tưới ở trên lá và dưới thân cuống lá , ngoài ra bà con có thể rắc một ít vôi bột ở gốc cây để tăng độ tơi xốp cho cây
Các giai đoạn bón phân cho cây sầu riêng
Đối với giai đoạn này trước khi đưa cây xuống đất bà con sử dụng phân bón phức hợp Fitohoocmon 77 với trọng lượng từ 2- 3kg trộn với đất để bón lót nhằm giúp cho cây sinh trưởng tốt , đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cho cây
b. Giai đoạn cây sầu riêng ghép trưởng thành
Trong giai đoạn cây sầu riêng ghép trưởng thành bà con cần bón như sau
– Phân bón hữu cơ : Phân hữu cơ vi sinh miền trung cao cấp, bón 5 – 10 kg/cây/năm, bón sau thu hoạch. Khi bón phân hữu cơ nên đào đất thành rảnh chiếu theo tán cây, sâu 15 – 20cm, bỏ phân vào và lấp đất
Sau khi trồng xong nên tiến hành phun phân bón lá NPK 1-2-1 để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây.
Ngoài ra để kích thích thêm khả năng sinh trưởng của cây, trong năm đầu bà con có thể tăng thêm lượng đạm theo tỷ lệ NPK 2-2-1.
Quy trình bón phân cho sầu riêng giai đoạn ra hoa
Đến năm thứ 2 và 3 bón cho cây NPK có thể áp dụng tỷ lệ NPK 2-1-1 hoặc NPK 3-1-1.
Bà con nên phun theo định kỳ 3 lần/tháng trong suốt 6 tháng đầu, trong 6 tháng tiếp theo phun 2 lần/tháng, từ 1-3 năm tuổi là 1 lần/tháng với lượng từ 2-3kg/cây.
c. Giai đoạn ra hoa và tạo quả
Phân vô cơ: Trước 30-40 ngày để cây sầu riêng bước vào giai đoạn tạo mầm hoa diễn ra dễ dàng, bà con nên bón thêm một lượng phân vô cơ theo công thức NPK 10-50-17 với lượng từ 2-3kg/cây.
Phân hữu cơ: Để tạo thêm chất đệm, ổn định độ chua cho đất ở giai đoạn này bón phân hữu cơ với lượng từ 10-20kg/gốc.
d. Giai đoạn nụ hình thành rõ
Trong thời gian này bà con nên bổ sung thêm dưỡng chất cho cây sầu riêng để quá trình hình thành hoa tốt hơn, bằng cách sử dụng thêm NPK 20-20-20 với liều lượng từ 2-3kg/cây, kết hợp với thuốc trừ sâu để phòng trừ sâu ăn hoa.
Trường hợp đang hình thành nụ hoa nhưng cây ra nhiều đọt non, bà con sử dụng gấp đôi lượng NPK 20-20-20 theo hướng dẫn trên bao bì cho đến khi lá già thì ngưng để tránh tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng giữa lá và nụ hoa.
e. Giai đoạn hình thành quả
đầu mùa mưa mỗi gốc bón 3- 4 kg phân Lân hữu cơ vi sinh và 20 kg phân hữu cơ vi sinh năm tốt chuyên dùng cho Sầu Riêng, với lượng phân chuyên dùng này ta có thể chia làm 4 lần bón trong năm
Ngoài ra bà con có thể tham khảo liệu lượng và số lần bón theo tuổi cây sầu riêng theo bảng sau
f. Giai đoạn bắt đầu cho quả
Đối với cây có đường kính tán 5 – 6 m đang phát triển bình thường có thể bón như sau:
+ Lần 1: Ngay sau khi thu hoạch xong cần tiến hành tỉa cành, bón phân hữu cơ hoai mục 20 – 30kg/cây (hoặc phân Humix, Dynamic lifter theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì) kết hợp với phân vô cơ có hàm lượng đạm cao theo công thức N:P:K:Mg (18:11:5:3) với liều lượng 2 – 3kg/cây.
+ Lần 2: Trước ra hoa 30 – 40 ngày bón phân vô cơ có hàm lượng lân cao theo công thức N:P:K:Mg (10:50:17:2) với liều lượng 2 – 3kg/cây để giúp quá trình ra hoa dễ dàng.
+ Lần 3: Khi quả sầu riêng lớn bằng quả chôm chôm cần bón phân có hàm lượng kali cao theo công thức N:P:K:Mg (12:12:17:2) với liều lượng 2 – 3kg/cây.
+ Lần 4: Trước khi quả chín 1 tháng bón 2 – 3 kg phân như NPK (16-16-8) kết hợp với 1 – 1,5kg phân K2SO4 để tăng chất lượng quả.
Phân hữu cơ miền trung cao cấp Fitohoocmon 77 để bón cho cây sầu riêng như sau
– Giai đoạn cây con và lúc bắt đầu cho quả: đầu mùa mưa mỗi gốc bón 3- 4 kg phân hữu cơ vi sinh miền trung và 20 kg phân phức hợp Fitohoocmon 77 chuyên dùng cho Sầu Riêng, với lượng phân chuyên dùng này ta có thể chia làm 4 lần bón trong năm.
Phân bón hữu cơ miền trung cao cấp chuyên bón cho cây sầu riêng, cây ăn quả
– Giai đoạn cây cho quả ổn định: bón hoàn toàn bằng phân fitohoocmon chuyên dùng cho sầu riêng, với liều lượng như sau:
+ Sau thu hoạch bón: 5 – 10kg phân Lân hữu cơ vi sinh miền trung + 10kg phân chuyên dùng.
+ Trước khi cây ra hoa: bón 10 kg phân hữu cơ vi sinh Fitohoocmon 77 chuyên dùng cho cây sầu riêng.
+ Khi quả sầu riêng to bằng quả chôm chôm: bón 10 kg phân fitohoocmon 77 chuyên dùng cho cây.
Để nhanh chóng cũng như đỡ tốn công sức, bà con thường có xu hướng bón phân gà tươi chưa ủ hoai cho cây sầu riêng. Tuy nhiên trong phân gà tươi chưa xử lý chứa nhiều vi sinh vật gây hại cho cây, bênh cạnh đó vẫn còn mùi hôi thối ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe. Để khắc phục tình trạng đó, bà con nên sử dụng phân hữu cơ vi sinh đã qua xử ký với 90% phân gà nguyên chất có nhãn hiệu uy tín, nguồn gốc rõ ràng, tránh sử dụng những loại phân trôi nổi gây ngộ độc đất và ảnh hưởng cây trồng.
Bài viết trên, đã trình bày cách bón phân cho cây sầu riêng qua các giai đoạn phát triển của cây cũng như những lưu ý mà bà con có thể tham khảo. Chúc bà con áp dụng thành công và cho một vụ mùa bội thu!
Công ty CP Phân bón hữu cơ miền trung
Cập nhật thông tin chi tiết về Nhu Cầu Dinh Dưỡng, Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Sầu Riêng trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!