Xu Hướng 5/2023 # Nhận Biết Cây Bị Ngộ Độc Dinh Dưỡng Và Cách Xử Lý Cây Bị Ngộ Độc Đạm # Top 6 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Nhận Biết Cây Bị Ngộ Độc Dinh Dưỡng Và Cách Xử Lý Cây Bị Ngộ Độc Đạm # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Nhận Biết Cây Bị Ngộ Độc Dinh Dưỡng Và Cách Xử Lý Cây Bị Ngộ Độc Đạm được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Dinh dưỡng giữ vai trò quan trọng cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Thế nhưng, trên thực tế, hiện nay ngộ độc dinh dưỡng trên cây đang là một vấn nạn của nhà nông. Trong đó số cây bị ngộ độc đạm là chủ yếu. Nhận biết cây bị ngộ độc dinh dưỡng và biết cách xử lý cây bị ngộ độc đạm sẽ giúp mang tới chất lượng nông sản tốt hơn và sản lượng cao hơn đem tới nhiều doanh thu cho nông dân.

Nhận biết cây bị ngộ độc dinh dưỡng và cách xử lý cây bị ngộ độc đạm

Đạm giữ vai trò quan trọng đối với cây trồng

Đạm là thành phần chính cấu tạo nên màng tế bào thực vật và tham gia vào kiến tạo axit nucleic có trong thành phần tất cả những loại protein từ đơn giản đến phức tạp.

Phân đạm đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp và trao đổi chất ở thực vật, kích thích quá trình sinh trưởng của cây

Phân đạm giữ vai trò rất quan trọng đối với cây trồng, nhất là các loại cây lấy rau. Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá bằng hàm lượng %N trong phân.

Phân đạm đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp và trao đổi chất ở thực vật, kích thích quá trình sinh trưởng của cây. Phân đạm cung cấp Nitơ hóa hợp dưới dạng ion Nitrat NO3- và ion amoni NH4+ cho cây trồng.

Trong tự nhiên, phân đạm tồn tại các hợp chất hữu cơ bị phân hủy bởi những vi sinh vật từ xác của động, thực vật. Còn trong công nghiệp, phân đạm lại được sản xuất bằng than đá hoặc khí thiên nhiên. Một số loại phân đạm thường dùng: phân đạm nitrat, phân đạm amoni và ure.

Cây bị thiếu đạm sẽ xuất hiện những biểu hiện như toàn thân và lá cây bị vàng, cây còi cọc, khả năng sinh trưởng và kháng sâu bệnh kém,…Ngược lại, lượng đạm cung cấp quá mức hấp thu của cây cũng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới cây trồng. Ở mức độ nhẹ, cây phát triển nhanh hơn mức bình thường, ra nhiều nhánh, thân cây yếu nên dễ đổ gãy. Ở mức độ nặng hơn, cây có thể bị ngộ độc đạm và dẫn tới khả năng sống của cây thấp.

Các loại ngộ độc dinh dưỡng

Bị cháy phân: Dạng ngộ độc này tương tự như da người bị cháy nắng. Là trường hợp cây bị ngộ độc trực tiếp, cấp tính lên một bộ phận của cây. Chẳng hạn, khi bị ngập nước rễ cây bị ngộp, đua nhau ngoi lên mặt đất để tìm kiếm oxy, khi nước rút đi nếu bón phân ngay thì phân tan ra và lớp rễ cám sẽ bị cháy.

Mất cân đối: Cây bị ngộ độc trong trường hợp lượng phân bón chưa dư ra nhưng do các chất ảnh hưởng lẫn nhau nên khi có mặt chất này sẽ gây thiếu chất kia. Chẳng hạn, với Zn (kẽm) mỗi khi sử dụng thuốc trừ sâu có chứa kẽm thì ta cứ thấy cây xanh lên. Đất ĐBSCL thì lượng kẽm không thiếu nhưng do bà con sử dụng phân ure khiến cho cây trồng không hấp thụ được từ đất nên khi xịt kẽm lên thì lá cây sẽ hấp thụ được giúp cây xanh lên.

Ngoài ra có một số trường hợp khác bị ảnh hưởng bởi phân bón chứa Kali: Đây là yếu tố giúp cây ít sâu bệnh, giúp cây có thể hấp thu nhiều kali mà không bị nhiễm độc. Thế nhưng, khi lượng kali quá nhiều thì sẽ gây ức chế khiến cây không hấp thu được canxi và mage gây ra triệu chứng như bị ngộ độc.

Ngộ độc thực sự: Là trường hợp sử dụng hàm lượng phân bón quá nhiều so với nhu cầu và ngưỡng chịu đựng của cây. Chẳng hạn, nếu bón quá nhiều phân đạm thì sẽ làm cho lá cây bị vàng, rũ xuống.

Những biểu hiện của cây bị ngộ độc đạm:

Cây bị vàng và rủ xuống.

Cây con xuất hiện hiện tượng héo toàn bộ cây và cây có thể chết.

Các lông mao của rễ dễ bị tổn thương và dừng hoạt động hút nước cũng như chất dinh dưỡng từ đất lên nuôi cây.

Bạn cần phân biệt cây bị ngộ độc đạm với cây bị thiếu đạm để có hướng giải quyết đúng đắn.

Cây bị thiếu đạm: màu vàng trên cây đậm hơn, các sắc tố diệp lục hao hụt, làm cháy lá.

Cây bị ngộ độc đạm: màu vàng của lá nhạt hơn, kiểu vàng của lá bị héo.

Biện pháp xử lý khi cây bị ngộ độc đạm

Khi cây bị ngộ độc đạm, dù ở trường hợp nào cũng cần có những biện pháp xử lý càng sớm càng tốt. Đầu tiên, bạn cần ngưng ngay việc bón phân rồi dùng nước để rửa bớt. Việc thay nước là việc cần làm ngay với trường hợp cây mọc dưới nước. Còn với cây trồng cạn thì tưới nước sẽ làm cho phân bị loãng ra và xuống tầng dưới.

Có thể bón thêm lân hoặc vôi nếu cây bị ngộ độc bởi vi lượng. Bởi khi bón thêm lân hoặc vôi sẽ làm cho pH tăng lên, từ đó làm giảm khả năng ảnh hưởng của vi lượng. Thế nhưng với những vi lượng là clothi, molipden việc nâng độ pH lên sẽ có tác dụng ngược lại khiến cây bị ngộ độc nặng hơn bởi pH lên trung tính hoặc kiềm thì hoạt động của 2 vi lượng này càng mạnh hơn.

Phân hữu cơ có khả năng làm giảm tác dụng của độc trong trường hợp dư thừa phân bón vì khi bón phân hữu cơ sẽ giúp cho hệ đệm hoạt động hiệu quả hơn.

Cây trồng cũng là sinh vật sống, vì thế khi nhiễm độc cây sẽ có những phản vệ nhằm hạn chế sự nhiễm độc. Nếu phản xạ đầu tiên của con người khi bị nhiễm độc thường là nôn thì với cây chúng cũng sẽ được thải nhanh qua mép lá. Mức độ nhiễm độc sẽ được giảm thiểu nếu được kết hợp khả năng tự vệ của cây với các giải pháp trợ giúp của con người.

Cách tốt nhất để bảo vệ vườn cây khỏi bị ngộ độc là mỗi nhà nông phải tự trang bị kiến thức cho mình, tìm hiểu về nhu cầu dinh dưỡng của từng loại cây ở từng giai đoạn phát triển, cập nhật hàm lượng các chất có trong đất của ruộng nhà mình để sử dụng lượng phân bón vừa đủ, giúp cây phát triển và sinh trưởng khỏe mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao và không lo cây trồng bị ngộ độc.

Hướng dẫn cách bón phân đạm

Phân Bón Hà Lan khuyên bà con nên chú ý bón đạm với liều lượng hợp lý để tránh xảy ra tình trạng cây bị ngộ độc đạm, giúp cây hấp thụ đạm hiệu quả và đạt năng suất cao.

5 cách bón phân đạm phổ biến và hiệu quả nhất:

Pha phân đạm với nước theo tỷ lệ 5/1000 nếu tưới đạm vào cây qua hệ thống tưới tiết kiệm.

Chia lượng đạm thành nhiều lần đối với những cây trồng có nhu cầu phân đạm lớn. Nên bón ở những giai đoạn sinh trưởng của cây, đặc biệt những loại cây trồng trên đất chua, đất nghèo dinh dưỡng,…

Pha theo tỷ lệ 1,5 – 2 % nếu phun đạm lên lá và nên phun vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối.

Nên bổ sung cùng phân kiềm, phân hữu cơ, vôi hoặc tro khi bón phân đạm để đất không bị chua và cho hiệu quả tốt hơn.

Không bón đạm vào thời điểm trước cơn mưa để tránh tình trạng rửa trôi đạm gây lãng phí.

Cây Héo Úa Do Ngộ Độc Phân Bón Hóa Học Xử Lý Thế Nào?

1. Ngộ độc phân bón hóa học là gì?

Phân bón hóa học hay phân vô cơ là phân bón được sản xuất theo quy trình công nghiệp.Có sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp. Có các loại phân hóa học chính: phân đạm (N), phân lân (P), phân kali (K), phân phức hợp, phân hỗn hợp, phân vi lượng (theo Wikipedia).

Ngộ độc phân bón hóa học hay ngộ độc dinh dưỡng còn có cách gọi dân gian là xót phân – Là hiện tượng cây phản ứng khi bón phân do nhiều nguyên nhân. Có 3 nguyên nhân chủ yếu để phân biệt các loại ngộ độc phân bón hóa học:

Cây bị cháy phân bón

Giống như hiện tượng cháy nắng trên người, cháy phân bón hóa học là khi phân tiếp xúc và gây tổn hại trực tiếp lên một bộ phận của cây. Trường hợp này thường xảy ra khi sử dụng phân bón lá, gây ra hiện tượng cháy lá ở cây. Ngoài ra, rễ cây cũng có thể gặp phải hiện tượng này. Khi cây bị ngập nước, rễ thường có xu hướng nhô lên để lấy oxi. Sau khi nước rút bón phân ngay, phân sẽ tan ra và làm cháy rễ, dù lượng phân bón chưa nhiều.

Ngộ độc phân bón hóa học xảy ra cả khi bón gốc và phun lá

Mất cân đối dinh dưỡng

Mặc dù lượng bón chưa nhiều nhưng bón chung các loại phân bón hóa học khác nhau sẽ khiến cây khó hấp thụ do các chất bị ảnh hưởng lẫn nhau. Trong một số trường hợp, sự có mặt của chất này sẽ làm cây không hấp thụ được một số chất khác gây ra hiện tượng cây bị mất cân bằng dinh dưỡng.

Ngộ độc phân bón hóa học do bón quá nhiều

Là trường hợp bón dư lượng phân cần thiết, vượt quá ngưỡng chịu đựng và nhu cầu của cây. Phân bón là dinh dưỡng rất cần thiết với cây, cũng như việc con người ăn cơm hàng ngày vậy. Tuy nhiên ăn quá nhiều sẽ dẫn đến đầy hơi, khó tiêu. Việc cây ngộ độc phân bón hóa học cũng tương tự như vậy.

2. Biểu hiện của cây bị ngộ độc phân bón hóa học

Khi bị ngộ độc phân bón hóa học, cây có biểu hiện cháy lá, xoăn lá, khoảng cách giữa các lá thu hẹp và xít vào nhau. Lá sẽ có màu xanh bất thường hoặc bị vàng lá và héo rũ khi nắng lên. Đây là sự bài trừ chất độc , chống lại sự nhiễm độc tự nhiên của cây thông qua lá, cũng giống như người có phản ứng nôn khi bị ngộ độc vậy. Ngọn cây cũng là nơi cây đào thải chất độc. Khi bị ngộ độc phân bón hóa học, ngọn sẽ rụt rịt một cách bất thường. Các biểu hiện này thường thấy khi phun quá nhiều phân bón lá, đặc biệt là phân bón hóa học. Còn khi sử dụng phân bón hóa học dạng bón gốc, khi bị ngộ độc thì có thể thấy qua độ pH cao hoặc thấp bất thường.

Ngộ độc phân bón hóa học biểu hiện ở độ pH của đất

3. Cách phòng ngừa ngộ độc phân bón hóa học

Cách phòng ngừa tốt nhất chính là không sử dụng phân bón hóa học. Nếu có, hãy tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất về tỷ lệ, mức độ phù hợp với cây trồng và không sử dụng chung với các loại phân khác. Tuy nhiên, đơn giản hơn, Docneem khuyên bạn nên thay thế bằng các loại phân hữu cơ sẽ giúp cây dễ dàng hấp thụ. Hơn nữa, phân hữu cơ cũng có tác dụng hỗ trợ cây thải độc khi ngộ độc phân bón hóa học. Hiện các loại phân hữu cơ như Phân bón Đậu nành Humic, Phân bón hữu cơ kích hoa, Phân bón dịch chuối Humic có đầy đủ dạng bón gốc và phân bón lá để người trồng cây có nhiều lựa chọn hơn trong việc cung cấp dinh dưỡng cho cây.

Quy trình chăm sóc hoa hồng và cây cảnh toàn diện với bộ phân bón hữu cơ Docneem

Phân bón hữu cơ Đậu nành humic: bón trước và sau khi cắt cành, trước lúc cây chuẩn bị đóng nụ giúp phát triển thân lá mầm

Phân bón hữu cơ kích hoa: bón lúc lá chuẩn bị già, chồi phía trên nhỏ lại và chuẩn bị đẩy nụ để phân hóa mầm hoa, giảm chồi điếc

Phân bón hữu cơ Dịch chuối Humic: khi nụ hoa bằng kích thước hạt ngô thì dùng dịch chuối với nhiều kali để nụ to, hoa chắc khỏe, đậm màu và lâu tàn

Phân bón hữu cơ rong biển & neem cake dạng viên nén: giúp đất tơi xốp và chống rửa trôi, tăng vi sinh (có thể bón định kỳ mỗi tháng 1 lần hoặc trước khi cắt cành)

Hạn chế ngộ độc bằng cách bón phân hữu cơ thay phân bón hóa học

4. Xử lý thế nào khi cây ngộ độc phân bón hóa học

Khi cây đã bị ngộ độc phân bón hóa học, việc cần làm ngay chính là ngưng bón phân. Sau đó có thể tưới nước để rửa trôi bớt các chất dư thừa, hoặc thay nước đối với cây trồng trong nước. Sử dụng phân bón hữu cơ thay thế để làm giảm tác dụng độc, hỗ trợ hệ thống đệm hoạt động hiệu quả và giúp tăng cường đề kháng cho cây.

Sử dụng phân bón hữu cơ giúp giải độc do phân bón hóa học gây ra

Cũng giống như các sinh vật sống khác, cây trồng cũng có những phản ứng khi bị nhiễm độc phân bón hóa học. Khả năng tự vệ của cây kết hợp với hỗ trợ từ bên ngoài sẽ giúp cây sớm phục hồi. Vì vậy cây bị ngộ độc vẫn có thể được cứu khi người trồng cây xử lý kịp thời. Biện pháp tốt nhất chính là việc người trồng cây tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết. Cần hiểu được nhu cầu dinh dưỡng và các giai đoạn phát triển của cây để sử dụng phân bón phù hợp. Khi người trồng cây ở luôn đặt mình trong tư thế chủ động thì cây trồng sẽ đạt chất lượng và năng suất tốt nhất.

Biện Pháp Khắc Phục, Hồi Sinh Cây Trồng Bị Ngộ Độc Phân Bón, Thuốc Bvtv

– Tôi phun thuốc bảo vệ thực vật quá liều làm các lá co lại. Các bạn có cách nào giải độc cho cây không?

– Vườn khoai của tôi sau khi bón phân bỗng nhiên lá bị rũ xuống. Xin hỏi có phải cây bị ngộ độc phân bón do bón quá liều không? Xin hỏi biện pháp cứu ruộng khoai nhà tôi như thế nào?

– Một thời gian sau khi phun thuốc cỏ cho ruộng lúa, cây lúa trong ruộng sinh trưởng kém, cây bị lùn, lá bị quăn, đẻ nhánh kém, chủ yếu nhánh vô hiệu, rễ phát triển kém, chuyển màu nâu, không có mùi hôi. Xin hỏi các chuyên gia cây lúa có phải bị ngộ độc thuốc cỏ không và cách khắc phục?

– Khi đi thăm ruộng thì phát hiện cây lúa nếp bị ảnh hưởng bởi thuốc cỏ, triệu chứng lá bị cháy do lúc phun có gió gây ảnh hưởng. Xin hỏi biện pháp khắc phục?

– Tôi trồng điều, cây con được 3 tháng sau khi phun thuốc trừ cỏ, lá bị và đọt bị thâm đen, xin hỏi có phải cây bị ngộ độc thuốc cỏ không và biện pháp giải độc như thế nào?

– Vườn hồ tiêu nhà tôi có phun nhầm loại thuốc trừ cỏ? tất cả các trụ triêu đề bị héo rũ, quả, cành, lá rụng hết… có nguy cơ bị xóa sổ. Xin hỏi cách cứu chữa hoặc loại thuốc phun để khắc phục hiện tượng trên?

– Cây cà chua nhà tôi bị ngộ độc thuốc trừ cỏ, đọt cây bị xoăn tít, lá héo rũ sắp chết. Xin chỉ thuốc giải độc thuốc cỏ cho cây.

Triệu trứng, biểu hiện của cây trồng theo thời gian khi bị ngộ độc thuốc BVTV theo liều lượng tăng dần

Rất nhiều các câu hỏi của nhà nông quan tâm về hiện tượng bị ngộ độc phân bón, ngộ độc thuốc BVTV (thuốc sâu, thuốc trị bệnh, trị nấm) trên cây trồng. Sau khi tổng hợp thông tin, tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Cẩm nang cây trồng xin tư vấn cho Bà con nông dân biện pháp giải độc cho cây trồng như sau:

1. Biên pháp thủ công, nguyên tắc chung

– Cây trồng bị ngộ độc dinh dưỡng (đa lượng) hoặc bị ảnh hưởng bởi thuốc cỏ, bị quá liều thuốc sâu hoặc thuốc trị nấm bệnh cần được xử lý càng sớm càng tốt. Trước hết ngưng ngay việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng (đặc biệt là phân đạm), phun nước hoặc rửa nước, xối nước vào gốc để pha loãng chất độc (nếu là ruộng nước cần tháo nước và cho nước mới vào, làm cỏ sục bùn, tiếp tục tháo vào cho nước vào).

– Nếu trường hợp cây trồng bị ngộ độc vi lượng thì có thể bón thêm vôi và lân. Việc bón vôi và lân giúp tăng pH, hỗ trợ giải độc cho cây trồng giảm khả năng ảnh hưởng của vi lượng. Tuy nhiên với các vi lượng là Molipden, Clo thì việc nâng độ pH lên sẽ có tác dụng ngược lại khiến cây bị ngộ độc nặng hơn do khi pH lên trung tính hoặc kiềm thì hoạt động của 2 vi lượng này càng mạnh hơn.

2. Biện pháp dùng chất hỗ trợ giải độc, tăng cường sức khỏe cây trồng

Biện pháp 1: Dùng hoạt chất có nguồn gốc hữu cơ để tưới/phun lên cây trồng, ví dụ như: Kali Humate, dịch rong biển dạng bột, Amino axit… các loại thuốc (hoạt chất) này giúp cây trồng đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, giúp đào thải chất độc một cách nhanh chóng và hiệu quả. Lượng dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Biện pháp 2: Dùng các chất giảm ngộ độc dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe cho cây như: Compound Nitrophenolate, Vitamin B1 (Thiamin), Auxin Diethyl Amimoethyl Hexanote (Cytokinin DA6)… Sử dụng các loại chất này để tưới/phun lên cây trồng giúp cây hồi sinh nhanh chóng, có thể tiếp tục sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh cho năng suất cao. Liều dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Biện pháp 3: Kết hợp hoạt chất giải độc và hồi sinh cây trồng: Kết hợp Compound Nitrophenolate với dịch rong biển dạng bột hoặc kết hợp Cytokinin DA-6 với Kali Humate với liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

– Nồng độ khuyến cáo sử dụng dịch rong biển là pha loãng 1000 – 1200 lần, tương đương 10g/12 lít nước.

– Nồng độ thích hợp sử dụng Compound Nitrophenolate 98% là 6 – 10ppm, tương đương 6 – 10mg/L.

– Nồng độ thích hợp pha chế và sử dụng Auxin Diethyl Amimoethyl Hexanote (Cytokinin DA6 98%) là 5 – 20ppm, tương đương 5 – 20mg/L.

– Nồng độ phù hợp phun Vitamin B1 (Thiamin 99%) là 2 – 3 ppm, tương đương mg/L.

Tưới hoặc phun đều lên 2 mặt lá và thân cây, phun định kỳ 7 – 10 ngày một lần.

Sau khi phun thuốc giảm trừ tác hại của thuốc bảo vệ thực vật từ 5-7 ngày sau cây hồi sinh lại, chúng ta có thể chăm sóc bình thường.

Vitamin B1 có tác dụng hỗ trợ điều hòa sinh trưởng cho cây, giúp cho hạt mọc mầm mạnh, giúp cho việc cấy ghép được dễ dàng, tăng cường sự sinh trưởng của bộ rễ, đồng thời…

Cytokinin DA6 là chất điều hòa sinh trưởng thực vật, tăng cường khả năng hấp thụ nước và phân bón, cải thiện khả năng chống lạnh và chống hạn của cây, giải độc cây trồng khi bị ngộ độc thuốc BVTV (trừ sâu, diệt cỏ)…

Compound Sodium Nitrophenolate 98%TC là chất kích thích hấp thụ phân bón, giảm sự stress trên cây trồng, là một loại “thần dược” cho cây còi cọc kém phát triển, là phân bón lá Atonik, Folic hiệu quả chất lượng…

Dịch rong biển chiết xuất dạng bột là loại phân bón hữu cơ cao cấp, hòa tan 100% trong nước. Hàm lượng dinh dưỡng: chất hữu cơ: 45 – 55% OM; Alginic: 18%; Đạm thực vật (đạm tự nhiên): 2,6%; Lân tự nhiên: 4%; Kali tự nhiên…

Lan Bị Thối Ngọn Và Cách Xử Lý

Bệnh thối ngọn

Bệnh thối ngọn do nấm Sclerotium rolfsii, Sacc. Gây ra còn gọi là bệnh hạt cải. Nấm bệnh có phổ ký chủ rộng trên nhiều cây trồng, thường gây chết rạp giai đoạn cây con.

Bệnh thường xẩy ra ở vùng nhiệt đới lẫn ôn đới; gây hại nặng trong mùa mưa ẩm. Giống Vanda và Ascocenda rất dễ nhiễm bệnh. Bệnh này thường lan truyền bằng những hạt nấm màu nâu vàng, nhỏ và giống như hạt cải, tiềm sinh ngay trong giá thể. Gặp điều kiện ẩm độ, nhiệt độ thích hợp nấm bệnh ký sinh ở cây lan. Thông thường nấm xâm nhập và tạo vết bệnh ở cổ rễ hoặc chồi ngọn, làm cây héo khô, lá vàng, rễ bị khô mục và cây chết dần. Bệnh này có đặc trưng là phần cây bệnh luôn luôn chuyển sang màu vàng, thối, sau đó biến thành màu nâu và khô đi; trong điều kiện nóng và ẩm có thể thấy những hệ khuẩn ty màu trắng và các hạch khuẩn màu nâu vàng.

Phòng bệnh

Phòng bệnh là chính; không dùng chậu và giá thể chưa khử trùng. Không nhập chung cây ở ngoài vào vườn nếu chưa qua thời gian cách ly theo dõi. Giữ cây lan cao khỏi tầm nước bắn từ đất. Những cây con nuôi trồng trong vườn phải có mái che trong suốt mùa mưa, tránh bị mưa rơi trực tiếp vì cây con rất dễ nhiễm bệnh.

Trị bệnh lan thối ngọn

Bệnh rất khó trừ do những hạch nấm tiềm sinh rất lâu trong giá thể. Khi thấy dấu hiện bệnh xuất hiện phải cách ly cây bệnh. Bệnh nặng thì loại bỏ cây bệnh và giá thể, phơi khô rồi đốt hoặc chôn sâu trong đất. Bệnh nhẹ mới chớm có thể phun hoặc nhún chìm cây và chậu khoảng 30 phút trong thuốc Thiophanate methyl với các tên thương phẩm là Vithi-M-70 BTN, Topsin-M-70 WP, Thio-M 70 WP, Top 70 WP… ở nồng độ 1 – 2 phần ngàn (1-2 gam thuốc trong một lít nước). Phun từ 2 -3 lần, mỗi lần cách nhau từ 7 – 10 ngày; cũng có thể phun phòng với thuốc và nồng độ nêu trên vào thời điểm bệnh thường phát sinh nặng trong năm; phun 2 – 3 lần cách nhau 10 – 15 ngày.

Tại sao nên chọn lan giống tại Trung tâm chúng tôi?

Với hơn 10 năm trong lĩnh vực – bằng cái tâm của những người làm khoa học, Trung tâm bảo tồn giống hoa lan cam kết:

✔️ Đảm bảo chất lượng chuẩn giống

✔️ Giá cả cạnh tranh so với thị trường

✔️ Ship cod toàn quốc

✔️ Đội ngũ nhân viên tư vấn tâm huyết, nhiệt tình

✔️ Hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng chăm sóc cây giống sau khi mua hoàn toàn miễn phí

Thông tin địa chỉ mua hàng

TRUNG TÂM BẢO TỒN GIỐNG HOA LAN – HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Địa chỉ: Phòng Trưng Bày Và Giới Thiệu Sản Phẩm, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, TT.Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội

Fanpage: https://www.facebook.com/gionglancaymo

Hotline: 0967 614 066

Phạm vi giao hàng:

Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Cao Bằng, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hậu Giang, hào Bình, Hưng Yên. Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long,Vĩnh Phúc, Yên Bái.

Cập nhật thông tin chi tiết về Nhận Biết Cây Bị Ngộ Độc Dinh Dưỡng Và Cách Xử Lý Cây Bị Ngộ Độc Đạm trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!