Xu Hướng 9/2023 # Nghinh Xuân (Ngọc Điểm) Mới Mua Về Nên Xử Lý Và Trồng Như Thế Nào? # Top 17 Xem Nhiều | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Nghinh Xuân (Ngọc Điểm) Mới Mua Về Nên Xử Lý Và Trồng Như Thế Nào? # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Nghinh Xuân (Ngọc Điểm) Mới Mua Về Nên Xử Lý Và Trồng Như Thế Nào? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Khi mua lan Ngọc Điểm (Nghinh Xuân) trên mạng về, có rất nhiều các anh chị loay hoay không biết cách trồng như thế nào? Do đó, chúng tôi quyết định viết một bài chia sẻ về cách xử lý và trồng cây hoa phong lan Ngọc Điểm khi mới nhận được hàng cho mọi người tham khảo.

Khi nhận được hàng về chắc hẳn đa phần các bác sẽ thấy cây không được tươi tốt cũng như đẹp như lúc xem live hoặc trên hình. Các bác yên tâm đi, đó chỉ là do thời gian và quá trình vận chuyển làm cho cây bị mất nước, dẫn đến cây khô héo, rễ bị gãy gập.

Lan Nghinh Xuân bóc rừng:

Đây là cây được bóc trực tiếp trên rừng về nên cây nhìn khá xấu, lá vàng, rễ nhăn nheo. Tuy nhiên, loài bóc rừng này về chăm sóc rất dễ.

Giá của loại lan Ngọc điểm bóc rừng khoảng 300 – 500k/ 1kg.

Dòng này được các nhà vườn mua Nghinh Xuân rừng về làm giống sau đó ghép vào trụ chăm sóc cho lan phát triển. Đến một thời điểm nào đó, đến vụ thu hoạch thì nhà vườn tiến hành bóc ra khỏi trụ và bán cho anh em. Nghinh Xuân (Ngọc Điểm) bóc trụ trông rất đẹp mã, các lá căng, tròn, dài. Khác hoàn toàn so với dòng Nghinh Xuân bóc rừng.

Giá của loại Nghinh xuân bóc trụ khoảng 500 – 800k/ 1kg tùy vào từng kích thước của cây.

Loại thứ 2: Giá khoảng 70 – 90k/ cây tùy nhà vườn bán. Loại này có khoảng 4 cặp lá, 2 nhánh, cao khoảng 5 – 7cm. Loại này về trồng sẽ rất nhanh cho hoa. Theo mình nên trồng loại này sẽ dễ và nhanh được chơi hoa hơn, giá cả không quá cao.

Loại thứ 3: Giá giao động khoảng 130 – 170k. Loại này trồng để chơi tết sắp tới rất tốt. Cây lớn, nhiều cây đã ra bói nụ, các bác về bấm vòi nụ, chăm sóc tốt tới tết chơi hoa cực đẹp. Loại này dành cho các bác có điều kiện hoặc muốn chơi ngay.

Tiến hành khui, mở hộp hàng ra, các bác tiến hành xếp cây Nghinh xuân vào nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Thời gian để khoảng 2 – 3 tiếng, để cây thích nghi với môi trường sống mới. Nếu vị trí nơi mua với vị trí nhà của các bác có nhiệt độ chênh lệch nhau nhiều. Ví dụ như nhà vườn ở miền Nam còn các bác mua về trồng ở miền Bắc, có nhiệt độ và độ ẩm chênh lệnh nhau khá cao. Các bác để cây khoảng 1 – 2 ngày để cây quen và thích nghi với môi trường sống mới.

Sau khi cây đã thích nghi được với môi trường sống mới, các bác tiến hành phun sương 1 – 2 ngày. Mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều mát. Sau đó tiến hành cắt rễ gãy, khô cho Nghinh xuân. Việc cắt rễ để kích thích cây ra rễ mới cho cây.

Lưu ý dùng găng tay và khẩu trang khi tiếp xúc với nước pha physan 20sl (cũng như bất kỳ loại thuốc phòng bệnh nào khác), vì dù ít dù nhiều các chất diệt khuẩn khi tiếp xúc vẫn gây hại tới sức khỏe. Thời gian ngâm chỉ khoảng 10 phút hoặc ít hơn, tránh ngâm quá lâu sẽ gây hại cho lan.

Các bác tiến hành treo ngược gốc lan Nghinh Xuân lên khoảng 10 – 15 ngày và tiến hành phun sương 2 lần/ ngày. Khoảng 2 – 3 ngày các bác kết hợp phun thuốc kích rễ cho cây.

Chỉ cần chăm sóc như vậy khoảng 5 – 7 ngày là đã bắt đầu nhú rễ. Sau 10 – 15 ngày, Nghinh xuân đã ra dễ dài từ 3 – 5cm là các bác có thể tiến hành ghép được rồi.

Khi mua Nghinh Xuân Thái về đa phần cây giống vẫn còn để trong cốc hoặc chậu nhỏ. Cách xử lý và trồng rất đơn giản, các bác tiến hành như sau:

Tiến hành khui, mở hộp hàng ra, các bác tiến hành xếp cây Nghinh xuân vào nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Thời gian để khoảng 2 – 3 tiếng, để cây thích nghi với môi trường sống mới. Nếu vị trí nơi mua với vị trí nhà của các bác có nhiệt độ chênh lệch nhau nhiều.

Ví dụ: như nhà vườn ở miền Nam còn các bác mua về trồng ở miền Bắc, có nhiệt độ và độ ẩm chênh lệnh nhau khá cao. Các bác để cây khoảng 1 – 2 ngày để cây quen và thích nghi với môi trường sống mới.

Tưới sương cho Nghinh Xuân ngày 2 lần vào các buổi sáng và chiều mát. Sau 4 – 5 ngày các bác có thể bổ sung cho cây bằng B1 hoặc Superthrive… với liều lượng loãng.

Sau khi chăm sóc cây, thấy cây Nghinh Xuân bắt đầu tươi tốt trở lại thì các bác tiến hành trồng cây. Trồng Nghinh Xuân Thái có hai cách phổ biến hiện nay là trồng vào chậu và ghép gỗ.

Trồng Nghinh Xuân Thái vào chậu

– Đối với loại Nghinh xuân giống nhỏ (loại 30 – 35k/ cây):

Đối với loại này, các bác có thể lựa chọn các loại chậu cỡ nhỏ để trồng. Hiện nay, có 2 loại chậu để trồng loại lan cỡ nhỏ này.

Tiến hành cố định cốc lan vào chính giữa đánh của chậu lan. Sau đó cho thêm một chút giá thể vỏ thông hoặc than củi đã qua xử lý vào chậu. Tiếp theo tiến hành buộc dây và treo giá thể lên theo hướng đông – tây để giúp Nghinh Xuân ăn nắng nhiều nhất.

– Đối với loại Nghinh xuân giống lớn (loại 90 và 170k/ cây):

Các bác tiến hành để luôn chậu cây mới nhận được về vào thẳng chậu gỗ và lấy dây cột cố định chậu lan lại. Sau thời gian 1 – 2 tháng là Nghinh Xuân bắt đầu ra rễ, bám vào thành chậu sẽ rất đẹp.

Các bác có thể thêm giá thể vào các chậu lan hoặc thêm phân tan chậm để cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây.

Ghép Nghinh xuân lên gỗ lũa

Cách Xử Lý Lan Rừng Trước Khi Trồng. Xử Lý Lan Rừng Mới Mua Về Thế Nào?

Xử lý lan rừng mới mua về là bước cực kỳ quan trọng, nhưng nhiều anh em lại bỏ qua bước này, khiến lan về sau bị thối nhũn, cháy rễ hay nấm bệnh. Bài viết này, mình sẽ hướng dẫn anh em các bước xử lý cơ bản cho lan rừng mới mua về, cho tới khi trồng hoặc ghép giò.

Cách xử lý lan rừng mới mua về

1. Phơi lan Đầu tiên, khi mới mua về, bạn nên để lan ở nơi khô thoáng, tránh nắng mưa trực tiếp trong vòng hai tới 3 tiếng. Mục đích để cho lan quen với nhiệt độ môi trường mới, tránh sốc nhiệt. Nếu nhận lan được đóng trong hộp kín thì nên để lâu hơn, cỡ 1 đến 2 ngày cho chắc ăn. Trong thời gian này không cần phải tưới tắm gì nhé.

2. Cắt tỉa, xử lý rễ hỏng Sau đó, hãy dùng kéo thật sắc cắt bỏ hết những rễ bị thối hỏng, đây chính là mầm bệnh có thể gây hại cho lan đó. Sau khi cắt, bạn dùng keo liền sẹo, sơn móng tay hoặc vôi để bôi vào vết cắt. Mục đích là để tránh vết cắt tiếp xúc với các vi khuẩn gây bệnh thối nhũn. Khi vết cắt đã khô thì tiến hành bước thứ ba, ngâm nước phòng bệnh cho lan.

3. Ngâm nước phòng bệnh Nước phòng bệnh mình hay dùng physan 20sl để phòng thối nhũn và diệt khuẩn. Việc phòng bệnh này cực kỳ quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn mua ẩm nhiều, lan rất dễ bị bệnh. Physan 20SL cũng rất dễ mua, giá lại rẻ nên không lo tốn kém nhé. Trên gói đã có hướng dẫn đầy đủ. Tuy nhiên, vì chỉ là phòng bệnh nên bạn nên pha với liệu lượng thật thấp, có thể thấp hơn hướng dẫn trên bao bì.

Lưu ý dùng găng tay và khẩu trang khi tiếp xúc với nước pha physan 20sl (cũng như bất kỳ loại thuốc phòng bệnh nào khác), vì dù ít dù nhiều các chất diệt khuẩn khi tiếp xúc vẫn gây hại tới sức khỏe. Thời gian ngâm chỉ khoảng 10 phút hoặc ít hơn, tránh ngâm quá lâu sẽ gây hại cho lan.

Sau khi ngâm, bạn treo ngược 2 đến 3 tiếng để lan ráo nước. Nhớ là phải treo ngược nhé! Vì treo xuôi nước sẽ đọng ở các kẽ lá quá lâu sẽ là môi trường lý tưởng cho nấm và vi khuẩn phát triển.

4. Kích rễ cho lan Sau khi đã phơi khô lan, ta tiến hành bước kích rễ. Thuốc kích rễ bạn có thể dùng vitamin B1, Hùng Nguyễn hoặc Super Roots. Ngoài ra cũng rất nhiều loại thuốc kích rễ khác, bạn có thể tham khảo tại các cửa hàng. Nhưng tránh thuốc kích rễ atonik ra nhé, loại này quá mạnh, những bạn ít kinh nghiệm thường khó kiểm soát liều lượng, rất dễ gây thối nhũn. Nếu có muốn dùng thì chỉ được dùng với liều cực nhỏ.

Pha thuốc kích rễ đúng liều lượng khuyến cáo với nước. Sau đó ngâm lan cho ngậm cả thân và gốc trong 2 tới 3 tiếng rồi vớt ra. Rồi lại treo ngược lên, để ở nơi thoáng gió (nhớ là phải thoáng gió nhé), mát mẻ, tránh mưa nắng trực tiếp.

5. Chăm sóc tới khi rễ nhú Sau khi treo lan vào nơi thoáng mát, bạn dùng bình phun sương tưới mỗi ngày 2 lần sáng tối, nhớ là vẫn phải treo ngược nhé. Cứ khoảng 2 3 ngày bạn lại pha thuốc kích rễ phun một lần (nhớ dùng đúng liều lượng như hướng dẫn trên bao bì hoặc thấp hơn một chút nhé).

Nếu nhanh thì chỉ sau khoảng 3 4 ngày rễ sẽ bắt đầu nhú, chậm hơn thì khoảng 7 đến 10 ngày còn tùy vào loài lan. Bạn cứ tiếp tục tưới và phun thuốc như vậy cho tới khi rễ được khoảng 1 đến 2cm là có thể bắt đầu ghép. Nhiều bạn lo ngại cứ treo như vậy mà chưa ghép sẽ khiến cây bị héo, chết. Nhưng bạn cứ yên tâm là sức sống của lan, đặc biệt là các loại lan đơn thân rất mãnh liệt, nên bạn cứ treo vô tư nhé.

Cũng có những người chơi thích ghép luôn sau khi xử lý kích rễ, cũng hợp lý thôi, ghép trước hay su khi đã nhú rễ tùy vào quan điểm từng người chơi. Nhưng dù là cách nào thì bạn cũng nên đảm bảo đủ tất cả các bước trên để giò lan khỏe mạnh sau khi ghép nhé!

Chăm Sóc Lan Như Thế Nào Khi Mới Mua Về?

Chăm sóc cây hoa lan khi mới mua về là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Có thể bạn có sở thích về hoa lan nên mua về trồng làm thú vui tao nhã sau mỗi giờ làm việc căng thẳng hay bạn được người thân tặng cho một giỏ lan nhưng không biết cách chăm sóc thế nào sau khi nhận được cây. Sợ cây nếu không biết cách chăm sóc sẽ chậm lớn, mắc các bệnh thường gặp, không cho ra hoa như mong đợi. Để chăm sóc lan đúng cách khi mới mua về thì bạn nên tham khảo những cách sau đây!

Khi mới mua cây về bạn nên chú ý đặt cây vào nơi thích hợp ngay: vị trí thoáng mát. Thường phải treo lan ở mái hiên hoặc ngoài vườn có mái che phù hợp với yêu cầu cường độ ánh sáng của từng loại lan. Nhưng theo nghiên cứu thì không nên treo lan trước mái hiên nhà hoặc ở nơi ánh sáng trực xạ sẽ làm cây bị cháy lá và hạn chế quá trình quang tổng hợp của phong lan. Không nên thay đổi vị trí cây một cách liên tục, cây sẽ không thích nghi kịp hướng sáng, ẩm độ… Hoa sẽ dễ bị rụng.

Cách chăm sóc chậu hoa phong lan khi mua về

Tưới phân NPK 20-20-20 xen kẽ với 10-30-30 trong suốt thời kỳ cây mang hoa. Tỷ lệ phân đa lượng này sẽ giúp hoa lâu tàn, giữ màu sắc đậm, rực rỡ. Loại phân trên thị trường rất đa dạng, thường phân NPK sẽ được phối trộn thêm các chất vi lượng cần thiết. Các bạn có thể nhờ tư vấn nồng độ, khoảng cách thời gian giữa các lần tưới cho phù hợp với loại phân đã lựa chọn.

Đừng để cành hoa quá lâu trên cây, khi thấy cành hoa còn lác đác vài bông ở ngọn đã tàn thì ta nên cắt bỏ để dưỡng cây, tránh để hoa tự tàn sẽ làm cây mất đi nhiều dinh dưỡng dẫn đến suy kiệt.

Sau khi cắt bỏ cành hoa là thời kỳ chăm bón, phục hồi sức sống cho cây phong lan. Chế độ nắng vừa phải, tưới phân hóa học NPK 20-20-20. Thời kỳ này nên bổ sung thêm các loại phân hữu cơ khác như phân cá, bánh dầu, phân chiết xuất từ phế thải động thực vật.

Sau thời kỳ dưỡng cây (thường là từ 3 đến 4 tháng) cây tươi tốt, khỏe mạnh là lúc chúng ta có thể xử lý cho cây ra hoa trở lại. Khi giả hành mới (tức nhánh phong lan con mới nảy ra từ gốc cây mẹ) cao bằng 1/2 giả hành trước ta áp dụng chế độ phân bón NPK với tỷ lệ 6-30-30 hoặc 10-52-17 cho đến khi cây ra hoa.

Thời kỳ kích hoa phải để nắng nhiều hơn trước khoảng 10- 20%.

Phơi nắng khi cây hết thời kỳ nghỉ và chuẩn bị ra nụ hoa.

Khi thấy cành hoa mới xuất hiện ta trở về chế độ phân NPK 20-20-20 xen kẽ với chế độ 10-30-30 cho đến lúc cành nở bông hoa đầu tiên. Lúc này có thể dùng thuốc hóa học Lannat liều lượng 25g/lit để xịt ngừa ruồi đực búp hoa.

Sau đó chúng ta dùng chế độ phân bón 10-30-30, chăm sóc tương tự như lúc chúng ta mới mua chậu phong lan về như đã trình bày lúc đầu.

Không nên dùng hormon kích thích ra hoa như auxin, Giberelin… Vì nếu không am hiểu về kiến thức sinh học và sinh lý ở cây phong lan thì cây chẳng những không kích thích ra hoa được như ý muốn mà còn làm tổn hại đến sức sống của cây.

Chế độ nắng cho các loại hoa lan:

Mokara, aranda, renanthera : 70-80% ánh sáng trực tiếp.

Dendrobium: 60- 70% ánh sáng trực tiếp.

Cattleya, Vanda lá rộng: 50- 60% ánh sáng trực tiếp.

Oncidium ( vũ nữ): 40- 50% ánh sáng trực tiếp.

Phalaenopsis (Hồ điệp): 30% ánh sáng trực tiếp.

Trồng lan rừng phải chú ý đến yếu tố nắng mưa và nhiệt độ giống với môi trường chúng sống.

Ngoài ra cây phong lan là loài hoa của thiên nhiên hoang dã, cần yêu cầu môi trường sống rất đặc biệt, khi mang phong lan vào môi trường sống của con người, môi trường không tối ưu cho phong lan vì vậy để cây luôn xanh tốt, ngoài chế độ chăm sóc còn phải xịt thuốc phòng trừ sâu bệnh hại cho lan.

Tham khảo và Đặt mua sản phẩm

Bệnh do nấm, bệnh do vi khuẩn, do cồn trùng, rệp, nhện đỏ, ốc sên ta có thể dung chế phẩm sinh học Trị Bệnh Vifarm cho hoa lan.

Cách Xử Lý Lan Rừng Mới Mua Về

Nay mình chia sẻ kinh nghiệm xử lý lan mới mua về. Công việc này rất đơn giản nhưng rất nhiều bạn mới chơi lan mắc phải sai lầm. Đó là mới nhận cây lan về trong điều kiện đóng thùng mấy ngày. Các bạn đem tưới hoặc nhúng nước rồi trồng luôn. Rồi được vài ngày cây vàng lá thối hỏng. Lúc này các bạn hay đổi lỗi cho người bán hoặc đổi tại gửi dài ngày.

Xử lý lan mới mua về

Bước 1. Nhận cây kiểm tra sơ bộ tình trạng cây trong thùng để đánh giá. Nếu cây ổn không dập nát thì cứ mở thùng để chỗ mát khoảng nửa ngày đến 1 ngày. Nếu bị hư hai dập nát thì bỏ ra xử lý ngay

Bước 2. Mình chỉ nói đến tình trạng cây lan còn ok. Bỏ lan ra khỏi thùng sau 1 ngày để trong mát, cho vào chỗ thoáng mát, có độ ẩm. Không tưới tắm gì trong 2 ngày.

Bước 3. Cắt tỉa rễ khô, lá hư… Ngâm cây trong thuốc hoặc chỉ cần ngâm với nước vôi trong… Tùy vào loại lan mà thời gian ngâm thuốc cũng khác nhau.

Bước 4. Treo cây lan chỗ thoáng mát tránh mưa nắng trực tiếp. Tùy vào loại lan mà thời gian treo cây khác nhau (chú ý. Không cần phun nhiều nước. Cây càng ít nước thì càng kích thích rễ ra sớm đi tìm nước).

Bước 5. Vào chậu cho lan. Và hạn chế nước khoảng 10/15 ngày đầu tránh mưa trực tiếp. Sau khoảng 1 tháng khi cây lan bắt đầu ra rễ là thời điểm cho ăn dặm bằng phân tan chậm.

Gỗ Trồng Lan Thích Hợp Cần Xử Lý Như Thế Nào?

Gỗ trồng lan là một trong những yếu tố quan trọng giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Giá thể vừa là nơi trú ngụ của rễ lan, vừa là nơi cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho chúng, vậy gỗ trồng phong lan như thế nào là thích hợp nhất, xử lý gỗ trồng lan ra sao?

Gỗ trồng lan đạt yêu cầu phải đảm bảo điều kiện sau:

Có lẽ đây là loại giá thể mà nhiều người thích sử dụng và cũng là thông dụng nhất từ xưa đến nay. Cha ông ta có câu: Rừng vàng biển bạc mà, gỗ không thiếu thì tận dụng trồng lan còn gì bằng. Có nhiều bạn hỏi nhà e có gỗ táo, ổi, khế, vải, nhãn, vú sữa, me… có ghép được không, mình xin trả lời như sau:

Cây lan chỉ dựa vào giá thể để bám rễ, hút nước từ giá thể và các chất dinh dưỡng hòa tan trong đó, có cây bộ rễ gió phát triển mạnh, chỉ cần có chỗ bám vững chắc là chúng có thể tự nuôi sống bản thân. Ngoài ra, nếu bạn chọn trồng phong lan vào gỗ nên chọn loại gỗ được bền lâu, vừa đỡ mất công thay giá thể, vừa hạn chế làm cây lan bị chột. Những loại gỗ thường dùng nhất là gỗ nhãn, vải, vú sữa, ổi, khế, vú sữa, căm xe,…

Cách xử lý gỗ trồng lan như thế nào?

Thứ 1: Bạn nên phơi khô, sau đó bóc hết vỏ ngoài đi. Để nguyên vỏ cây có được không? Câu trả lời là được nhưng không nên. Lúc mới chơi lan mình cũng để nguyên vỏ cây, sau một thời gian rễ có bám tốt nhưng chỉ vài tháng đến 1 năm phần vỏ này mục, đây là một ổ bệnh nấm mốc, sên, côn trùng cư trú, điều này không hề tốt cho lan tí nào.

Thứ 2: Gỗ trồng lan nên được xử lý bằng nước vôi. Nước vôi là cái gì mà lúc nào cũng mang ra xử lý? Vôi là chất kháng khuẩn, trừ nấm, dễ kiếm, giá rẻ, không độc hại so với những loại hóa chất khác. Tuy nhiên, chúng ta chỉ dùng vôi để phòng, chống nấm bệnh nhẹ, nếu cây lan bị nặng hơn phải sử dụng thuốc. Đây là cách xử lý gỗ trồng lan dễ nhất. Bạn cứ ngâm vào nước vôi vài ngày, sau đó phơi khô và ghép lan là ổn. Cách này bạn xử lý được rất nhiều gỗ trồng lan mà không quá tốn công sức, có thể ngâm, có thể phun, tưới nước vôi tùy vào điều kiện.

Thứ 3: “Luộc bánh chưng” nếu có điều kiện. Bạn có thể cho vào nồi nước sôi và luộc chúng để tiêu diệt các vi khuẩn và các mầm bệnh có hại. Sau đó phơi khô là chúng ta có thể tiến hành ghép lan được rồi. Đây là cách xử lý gỗ trồng lan nhanh nhất. Luộc lên là nấm mốc đảm bảo không sống nổi, nhanh, gọn, ghép lan luôn nhưng chỉ phù hợp với lũa, gỗ nhỏ có thể cho lọt vào nồi. Cách này chỉ xử lý được nấm bệnh đang bám trên gỗ, thời gian sau đó gỗ vẫn có thể bị nhiễm nấm giá thể từ môi trường. Vì vậy bạn có thể xử lý nấm bằng Benkona khi có dấu hiệu nấm mốc.

Do vậy, muốn xử lý gỗ trồng lan nhanh chóng thì bạn cứ mang lên luộc ( cách này sau đó phải xử lý lại nấm nếu có sự xâm nhập từ môi trường), cách này là sau 2 tiếng bạn có ngay giá thể để ghép :)) Nếu làm bài bản thì bạn phải ngâm nước vôi 1 tuần, sau đó phơi khô để dùng dần. Cách này lâu nhưng cùng công xử lý được nhiều và hiệu quả hơn, đơn giản hơn.

Các hình thức ghép lan vào giá thể gỗ

Gỗ trồng lan đặc biệt thích hợp với các loại lan đơn thân như ngọc điểm, chồn, cáo, sóc, tam bảo sắc, quế, nhạn,…với đặc điểm chúng có bộ rễ gió hoặc rễ to có thể bám chắc vào giá thể. Với những loại lan như vậy, chúng ta nên để nguyên khúc gỗ thành từng đoạn, ghép lan vào và treo lên giàn. Nếu bạn có một gốc cây to có thể xử lý và ghép lan lên luôn và để ngay dưới mặt đất. Với những gốc cây có dáng đẹp, giò lan sẽ cho giá trị cực cao. Chính vì thế mà hầu như các nhà vườn hiện nay đang rất ưa thích ghép lan vào những gốc cây hay lũa để thu được lợi nhuận khủng.

Tuy nhiên, việc trưng bày và vận chuyển cũng là thứ mà chúng ta cần phải tính đến bởi mấy gốc cây này rất nặng và cồng kềnh. Gỗ trồng lan có thể cắt thành từng thớt, khoan lỗ nhỏ rồi ghép lan đa thân cũng rất tốt. Tuy nhiên cách trồng này thường ở những loại như phi điệp, hạc vĩ, long tu,… nói chung là các loại lan thân thòng.

Cách đẽo vỏ gỗ trồng lan nhanh chóng

Khi trồng lan có nhiều người hay nói với nhau rằng phải đẽo vỏ cây khi trồng. Đây cũng là ý kiến trái chiều mà chưa có hồi kết. Chắc cũng bởi khí hậu mỗi nơi một khác nên chúng ta không thể áp chung cách trồng lan với nhau. Với cá nhân tôi thì đẽo vỏ và xử lý gỗ sau khi đẽo vỏ cây là cần thiết. Vậy đẽo vỏ cây thế nào cho đơn giản nhất, đặc biệt là những khúc gỗ còn tươi vừa cưa xuống?

Khi đã chọn được gỗ cho lan thì bạn tiến hành lột sạch vỏ cây để hạn chế nấm bệnh và tránh hiện tượng bong vỏ cây sau một thời gian trồng. Bạn lưu ý chọn kích thước gỗ cho phù hợp, nhiều người chọn khúc gỗ thì thấy hơi nhỏ, có thể chấp nhận được nhưng khi dóc vỏ + để khô thì ôi thôi, khúc gỗ bé bằng cổ chân nhìn rất mất thẩm mỹ.

Nhiều người chọn được khúc gỗ cực to, gốc nhãn về cố định phần chân nhưng đổ bê tông xong mới nhớ không bóc vỏ, được một thời gian là vỏ mục hoặc bong tróc, lung lay luôn cái gốc đẹp 🙁

Cấu tạo của lớp biểu bì vỏ cây có phần nhẹ, dày và xốp nên chúng có độ co giãn vì nhiệt, ẩm rất lớn để bảo vệ thân cây bên trong. Để đẽo được vỏ cây nhanh chóng và không tốn sức, bạn có thể áp dụng phương pháp sau:

Phơi nắng: Cách đơn giản và dễ dàng nhất mà bất cứ ai cũng nghĩ ra. Giữa mùa hè 38-40 độ như hiện nay bạn cứ mang phơi tầm 1 ngày là nó tự bong ngay, không cần động tay động chân. Dưới cái nắng hè thì lớp vỏ bị hút sạch độ ẩm nên nó sẽ co vào. Phần liên kết với lõi gỗ không được chặt chẽ nên chúng có thể bong ra rất dễ dàng. Sau khi bóc vỏ thì bạn có thể xử lý gỗ bên trong ngay và luôn.

Đốt lửa

Cách này dùng trong trường hợp những ngày đông hoặc những ngày mưa. Bạn hơ đều khúc gỗ bằng ngọn lửa cho chúng nóng, khô bên ngoài là có thể bong. Tuy nhiên cách này không hiệu quả lắm bởi bạn vẫn cần phải có dao để tách. Thường thì bạn có thể dùng than hơ mà không phải dùng ngọn lửa, miễn nó có sức nóng là được.

Dùng búa đẽo vỏ cây, tưởng đùa mà hiệu quả cao

Nhiều khi đẽo vỏ cây khó khăn quá tôi dùng búa đẽo lại thấy hiệu quả cao. Bạn cùng búa đập đều xung quanh mọi vị trí còn vỏ cây. Khi đập như vậy có một số chỗ dễ dàng bong vỏ rồi. Sau đó những vị trí chưa bong bỏ bạn đập mạnh thành từng khoanh là chúng tự bong theo mảng, dễ dàng tách mà không cần động đến dao đẽo rất lem nhem, mất thẩm mỹ.

Sai lầm sử dụng gỗ mục trồng lan Tại sao nhiều người lại lấy gỗ mục về trồng lan?

Nói thật chứ lúc mới bắt đầu đam mê trồng lan thì mình cũng chẳng biết gì, chân ướt chân ráo, thấy người ta làm thế nào là mình làm theo. Ông anh mình ngày xưa có bụi lan phi điệp ghép vào gốc cây táo mục, thấy phát triển xanh tốt nên mình cũng bắt chước trồng theo.

Dùng gỗ mục trồng lan là một sai lầm

Rồi mấy bụi lan trên rừng người ta đi tầm được, toàn bám vào khúc cây mục nên cứ tưởng rằng gỗ mục có nhiều chất dinh dưỡng cho lan. Ai ngờ đâu không phải như vậy. Tất nhiên gỗ mục vẫn có tác dụng của nó, nhưng không nhiều và cũng không ai trồng lan chỉ bằng gỗ mục cả.

Những tác hại của gỗ mục vô tình khiến cây lan không phát triển tốt: Gỗ mục khiến cây lan bám không chắc, dễ lay gốc

Điều này chắc ai cũng biết, gỗ mục cực nhẹ, gió thổi phát là giò lan đung đưa. Nếu trồng chậu gặp gió to chắc bay hết giá thể. Chính vì thế mà độ ổn định của gốc cây lan là không có. Đây là lý do dễ nhận thấy nhất khi trồng lan bằng gỗ mục, các bạn nên lưu ý.

Gỗ mục có khả năng hút ẩm rất cao, dễ gây úng nước cho cây

Chịu tác động của môi trường làm cho gỗ mục xốp, hút nước rất tốt. Vô tình nó khiến cho cây lan có một nguồn nước dự trữ tốt trong những ngày bạn không thể tưới cho nó. Tuy nhiên, nếu bạn trồng lan treo ngoài trời chỉ cần mưa vài ngày liên tục thì nó sẽ hút nước nhiều làm bộ rễ cây lan không được khô thoáng, rất dễ bị úng nước mà chết.

Gỗ mục còn là nơi trú ngụ lý tưởng của những loài côn trùng hại lan

Gỗ mục có đặc tính khá xốp, mềm, là nơi trú ngụ lý tưởng của nhiều loại côn trùng hại lan như rết, dế, sâu, ốc sên,… Những loài côn trùng này thật sự không nên xuất hiện trong vườn của bạn.

Như vậy, gỗ trồng lan cần phải xử lý mới có thể ghép lan được. Có nhiều bạn nói rằng không cần xử lý mà lan vẫn phát triển tốt, đó là do ban đầu môi trường chưa xuất hiện mầm bệnh thôi, về lâu dài nếu không xử lý giá thể, đây sẽ là điều bất lợi cho bất cứ ai chơi lan. Nên nhớ giá thể là nhà, nơi trú ngụ của cây hoa lan, chính vì thế giá thể sạch cây hoa lan mới tồn tại và phát triển tốt được.

Chăm Sóc Lan Ngọc Điểm Như Thế Nào?

Nghinh xuân hay Đại châu hay Ngọc điểm là loài lan có thể chia ra 3 nhóm tùy theo màu của hoa: trắng tuyền, đỏ tuyền, trắng có điểm tím (thường gặp nhất).

Vì có rễ lớn nên trồng ngọc điểm với chất trồng thật thoáng, trồng trong chậu đất không tốt bằng trồng trong giỏ gỗ hay khúc gỗ.

Nước tưới phải sạch, không dùng nước cứng. Không nên dùng phân chuồng.

Phân loại lớn nhỏ sau đó cắt bỏ những lá hỏng và rễ hỏng)

Xử lý nấm virus (bằng Kasumin 2L, Ridomil Gold, Afamil,…. có thể mua tại các quầy thuốc thực vật và phun theo đúng tỷ lệ trên nhãn của sản phẩm)

Ngâm cây vào dung dịch,(nên ngâm nước một ngày với công thức: 1 thìa súp đường, 1 thìa cà phê phân bón 30-10-10, 10 + 1 viên thuốc tránh thai + 20 lít nước:Khuấy cho đều, ngâm cây trong 4 giờ, lấy ra để cho ráo nước.

Buộc 3 đến 5 cá thể lại với nhau rồi treo ngược (ngọn xuống dươí gốc phía trên. luu ý: Che mưa cẩn thận tránh bị thối hàng loạt do cây mới hái có nhiều tổn thương.)

Để khoảng 15 – 25 ngày trước khi bắt đầu ghép cây vào cội : Phun thuốc trị bệnh và sau 7 ngày thì phun phân để phục hồi bộ rễ

Ghép cây vào cội: ( chú ý mặc lưng -bụng có ảnh hưởng đến sự phân bố chồi hoa sau này).Luôn nhớ lan Ngọc Điểm thường mọc trên cây cao rất thoáng gió cho nên không ưa không khí tù hãm vì thế rễ cây không được ẩm ướt suốt ngày. Lan cũng không ưa bị quấy nhiễu hay thay chậu, cho nên cách trồng tốt nhất là cột vào miếng gỗ, miếng ngói hay vỏ cây hay trồng trong giỏ để phơi rễ ra ngoài

Giai đoạn1: 1-3 tháng sau ghép: cần nhiều dưỡng chất để phát triển bộ rễ, nhiều đạm. Phun thuốc phòng trừ bệnh theo đinh kỳ và luân phiên thay đổi. Che ánh sáng 65- 70%

Giai đoạn 2: 9 tháng sau ghép: Giai đoạn này cây xuất hiện 1 số bệnh (cần theo dõi vườn thường xuyên), phun phân và thuốc theo định kỳ.

Giai đoạn 3: 15 tháng sau ghép: phun phân và thuốc theo định kỳ.

Giai đoạn 4: trên 18 tháng: Cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất và thành phần khác cho cây

4. cách bón phân và chăm sóc

Ánh sáng: Tránh ánh sáng trực tiếp vì dễ làm cây bị cháy lá.

Nhiệt độ: phát triển tốt nhất là 20 – 30 độ C.

Nên tưới nước 1 lần/ngày, thường là vào buổi sáng và chiều mát để giữ cho cây có độ ẩm thích hợp. Khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột thì không nên tưới ngay mà để cách 1 – 2 ngày sau để cho cây thích hợp với môi trường mới.

Cứ 7 ngày thì tưới phân một lần với liều lượng quy định vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Nên tưới qua nước một lần, sau đó 10-15 phút thì tưới phân để cây hấp thụ tốt hơn.

Với cây lan con hoặc cây mới ghép nên dùng phân NPK: 30-10-10. Lan trưởng thành dùng NPK: 20-20-20. Khi thấy cây nhú hoa thì dùng NPK: 6-30-30 để cho hoa mập hơn, bền và tươi hơn.

Hằng tháng nên phun thuốc phòng sâu bệnh, nấm.

– Mùa đông, nếu nhiệt độ dưới 10 độ C, cây không phát triển, nụ sẽ bị hỏng, vì vậy cần chuyển cây đến chỗ ấm hơn hoặc có biện pháp che chắn.

– Lan ngọc điểm có thời gian nghỉ từ 1-2 tháng sau khi ra hoa, vì giai đoan nghỉ cây không cần cung cấp dưỡng chất, nếu như không chú ý thì có thể gây lãng phí phân và dưỡng chất và có hệ lụy đến sau này. (cây nghỉ bắt đầu từ tháng 2 al đến hết tháng 3 al).

Tháng 11 âm lịch: Chồi non của lan Ngọc Điểm 1 -2 cm

Giai đoạn này cần theo dõi sự phát triển của chồi hoa, đồng thời, theo dõi bệnh, nấm, nhện, kiến….

Thông thường Ngọc điểm nở hoa vào cuối mùa đông hay đầu mùa xuân và vào dịp Tết Nguyên Đán. Khi thấy lan ra nụ, hãy phun nước hoặc tăng thêm độ ẩm hoặc tưới sơ qua. Muốn lan nở sớm hơn hãy tăng thêm nhiệt độ hay là mang vào trong nhà để dưới ánh đèn, nhưng cần thoáng gió và độ ẩm. Nếu muốn lan chậm nở hãy mang vào chỗ rợp mát, vào phòng lạnh hoặc để nước đá ở gần, nhưng đừng cho vào gốc hay để rễ chạm vào.

Nguồn: chúng tôi

Cập nhật thông tin chi tiết về Nghinh Xuân (Ngọc Điểm) Mới Mua Về Nên Xử Lý Và Trồng Như Thế Nào? trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!