Xu Hướng 9/2023 # Ngăn Chặn Tình Trạng Khai Thác Rừng Tự Nhiên Để Lấy Phong Lan # Top 14 Xem Nhiều | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Ngăn Chặn Tình Trạng Khai Thác Rừng Tự Nhiên Để Lấy Phong Lan # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Ngăn Chặn Tình Trạng Khai Thác Rừng Tự Nhiên Để Lấy Phong Lan được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thời gian gần đây, trên địa bàn một số huyện miền núi xuất hiện tình trạng chặt cây rừng tự nhiên để lấy cây phong lan làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý bảo vệ rừng.

Bên cạnh đó, việc mua bán, vận chuyển các loài phong lan tự nhiên từ nước bạn Lào qua các cửa khẩu, đường mòn, lối mở, hai bên cánh gà cửa khẩu vào nội địa tiêu thụ có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp.

Trước thực trạng trên, UBND tỉnh đã có Văn bản số 6365/UBND-NN về việc “Tăng cường quản lý, ngăn chặn việc chặt phá cây rừng tự nhiên lấy phong lan; mua bán, vận chuyển, tiêu thụ các loài phong lan có nguồn gốc từ rừng tự nhiên”. Thực hiện văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm, các hạt kiểm lâm huyện, hạt kiểm lâm rừng đặc dụng, các ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ, các trạm kiểm lâm, trạm bảo vệ rừng phối hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát các khu vực còn giàu tài nguyên rừng có nguy cơ bị chặt phá cây rừng lấy phong lan để quản lý chặt chẽ ngay tại gốc, xử lý nghiêm đối tượng vi phạm theo đúng quy định của pháp luật. Trong đó kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về bày, bán các loài phong lan có nguồn gốc từ rừng trên các đường phố, khu du lịch sinh thái, du lịch cảnh quan… Chỉ đạo lực lượng kiểm lâm phối hợp với lực lượng công an, các đồn biên phòng biên giới, hải quan cửa khẩu, quản lý thị trường, dân quân tự vệ, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng, tăng cường tuần tra, kiểm soát các tuyến, phương tiện vận chuyển từ rừng ra; các trục đường giao thông liên xã, liên huyện, liên tỉnh; các tuyến đường, đường mòn, lối mở khu vực biên giới với nước bạn Lào để kịp thời phát hiện đối tượng, phương tiện vận chuyển các loài lan rừng trái phép. Rà soát, kiểm tra, hướng dẫn 18 cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm, loài thuộc đối tượng ưu tiên bảo vệ (trọng tâm là loài phong lan có nguồn gốc từ rừng) cho các cơ quan có thẩm quyền cấp mã số; chấp hành nghiêm túc trình tự, thủ tục đăng ký theo đúng quy định tại Nghị định số 160/2013/NĐ-CP, Nghị định số 06/2023/NĐ-CP của Chính phủ; ký cam kết với chủ cơ sở không tiếp tay, thu mua hoặc buôn bán thương mại đối với các loài phong lan có nguồn gốc từ rừng tự nhiên, đồng thời xử lý nghiêm đối với cơ sở vi phạm. Sau 4 tháng triển khai, toàn lực lượng đã phát hiện, xử lý 12 vụ vi phạm hành chính về vận chuyển, cất giữ lan trái phép; trong đó có 7 vụ vận chuyển, 5 vụ cất giữ trái phép. Xử phạt hành chính 79,5 triệu đồng, tịch thu 921 kg lan các loại. Trong đó, có một số vụ vận chuyển lan trái phép điển hình, như: Vào hồi 13h30 ngày 24-4-2023, tại trạm kiểm lâm Nam Động (Quan Hóa), lực lượng kiểm lâm đã tiến hành kiểm tra xe ô tô mang biển kiểm soát 36B-01290 do Nguyễn Thế V. ở phường Trường Thi, TP Thanh Hóa điều khiển đang vận chuyển trái phép 70 kg lan rừng. Lái xe không chứng minh được nguồn gốc số lan trên, lực lượng kiểm lâm đã lập biên bản xử phạt 6 triệu đồng và tịch thu tang vật sung vào tài sản Nhà nước; hay ngày 7-5-2023, qua nguồn tin báo của nhân dân, Đội kiểm lâm cơ động, phòng cháy, chữa cháy rừng số 2 đã tiến hành kiểm tra xe ô tô mang biển kiểm soát 36B-02545, do ông Nguyễn Đình L., thường trú ở thị trấn Hà Trung (Hà Trung) điều khiển. Qua kiểm tra, phát hiện trên xe có vận chuyển lan rừng trái phép, chủng loại hoàng thảo đùi gà, với trọng lượng 320 kg. Đội đã lập biên bản và xử phạt hành chính 15 triệu đồng, tịch thu toàn bộ tang vật sung vào tài sản Nhà nước.

Do làm tốt công tác phối hợp, tuần tra, kiểm tra, xử phạt nên đến nay tình trạng khai thác, vận chuyển, mua bán trái phép lan rừng trên địa bàn tỉnh cơ bản được kiểm soát, các hành vi vi phạm được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Khắc Công

Phong Lan Hồ Điệp Rừng Tự Nhiên Việt Nam

Phong lan Hồ Điệp rừng tự nhiên Việt Nam tên gọi: Lan Hồ điệp có tên khoa học Phalaenopsis Blullle, 1825.  Phalaenopsis có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp, Grec Phalaina có nghĩa là “con bướm” và Opsis có nghĩa là “giống như”.

Phong lan Hồ Điệp rừng tự nhiên Việt Nam

Giống Hồ điệp có khoảng trên 60 loài và ngày càng được lai tạo ra rất nhiều cây lai hoa rất đẹp và quý phái.

Giới thiệu về lan hồ điệp

Ở nước ta, Lan Hồ điệp không trồng được tại các vùng lạnh như Đà Lạt song với đặc tính vừa chịu khí hậu nóng ẩm lại vừa chịu khí hậu mát nên điều kiện tự nhiên của Di Linh được xem là địa điểm lí tưởng để nuôi trồng lan Hồ điệp.

Tại đây toàn bộ Lan Hồ điệp đều nuôi trồng trong nhà kín bằng nguồn giống cấy mô và được trang bị lưới che, hệ thống quạt gió… để chủ động điều chỉnh lượng ánh sáng và nhiệt độ thích hợp trong từng giai đoạn tăng trưởng, phát triển cụ thể của cây

Đặc điểm lan hồ điệp:

Hồ điệp là lan đơn thân, thân ngắn, lá dày, mọc sát vào nhau. Phát hoa mọc từ nách lá, dài, đơn hay phân nhánh. Lá đài và cánh hoa phẳng, trải rộng, thường thì lá đài giống và gần bằng cánh hoa. Môi hoa cong dẹp có hai râu dài. Trụ hình bán nguyệt, thẳng hay hơi cong.

Hoa có màu sắc phong phú từ trắng, hồng, đỏ, vàng, tím và có loài có sự phối màu tự nhiên như có đốm hay sọc… Thời kỳ nở hoa thay đổi theo loài, hoa lâu tàn khoảng 2-4 tuần.

Giống Hồ điệp có khoảng trên 60 loài và ngày càng được lai tạo ra rất nhiều cây lai hoa rất đẹp và quý phái. Các loài thuộc giống này có nguồn gốc xuất xứ ở các nước Đông Nam Á như: Malaysia, Việt Nam, bán đảo Đông Dương; Ấn độ và Châu Úc.

Đây là loại lan có biên độ ánh sáng biến thiên khá rộng khoảng 5.000-15.000 lm/m2, ánh sáng hữu hiệu khoảng 30%; Nhiệt độ thích hợp cho việc nuôi trồng là từ 20°C- 27°C; Độ ẩm lý tưởng: 60-70%; Sự thông gió rất cần thiết và chậu trồng phải thật thoáng.

Hồ điệp rừng tự nhiên Việt Namcó 6 loài được biết là: 1- Phaenopsis mannii Rchob. f 2- Phalaeopsis gibbosa Sweet 3- Phalaenopsis lobbii Rchob. f 4- Phalaenopsis fuscata Rchob. f 5- Phalaenopsis cornu-cervi. 6- Phalaenopsis braceana (Hook. f), Christenson

Các loài này đều có hoa nhỏ nhưng màu sắc đẹp, cấu trúc kỳ diệu, rất dễ thương và có hương thơm nên hấp dẫn đối với giới sưu tầm lan rừng nguyên thủy. Đây cũng là nguồn gen quý để phát triển công nghệ lai tạo hoa lan Việt Nam.

Tuy nhiên, hiện nay các loài này không thấy trồng phổ biến và tên Việt cũng không được quan tâm, chỉ biết cây Phaenopsis mannii Rchob. f gọi là Hồ Điệp Hổ Vằn. Đã đến lúc cũng cần phải sưu tập lại để bảo tồn nguồn gen cũng như tính đa dạng sinh học cho thế giới lan rừng.

Nguồn: sưu tầm Internet

Lan Rừng Khai Thác Tràn Lan, Còn Đâu Nguồn Gene Quý?

Lan ngọc điểm đuôi chồn phát triển tươi tốt, cho hoa dày rực rỡ, nhưng sau khi thuần dưỡng thì ra hoa kém sắc, sống èo uột

VH- Hiện nay, trên địa bàn Bình Định không quá khó để tìm mua lan rừng vừa mới khai thác. Những điểm mua bán hoa, cây kiểng thường bày bán một số giống lan khai thác, như: Nghinh xuân (ở miền Nam gọi là ngọc điểm, miền Bắc gọi là đại châu), thủy tiên, long tu, bạch ngọc, hài hồng, quế lan hương… đa phần là lan đã tạm thích nghi môi trường ở đồng bằng, số lượng không lớn, nhưng đây là những giống lan quý, cho hoa rất đẹp và bền.

Nếu ở trên rừng, mỗi khi sung sức một cụm nghinh xuân, long tu… có thể cho ra vài chục vòi hoa kết thành một thảm hoa rực rỡ, nhưng khi về thuần dưỡng tại vườn, cụm lan nào cho ra chừng 3 vòi hoa một lúc đã là niềm tự hào của chủ.

Đặc biệt là các “shop hoa” di động, bán cây giống lan rừng là công việc thường xuyên của một số phụ nữ. Tại vị trí cổng chính Trung tâm Hội chợ – triển lãm Quy Nhơn, hoặc ngã ba Phú Tài, TP Quy Nhơn thường xuyên có những xe tải nhẹ tấp vào lề đường tìm bóng cây mát rồi bày lan rừng ra bán.

Tại các ngã ba, ngã tư các thị trấn, của các huyện Tuy Phước, Hoài Nhơn… thỉnh thoảng cũng có những “shop lan rừng” di động. Qua tìm hiểu, họ gom lan rừng từ nhiều ngôi làng đồng bào dân tộc thiểu số ở Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Hoài Ân, An Lão, Vân Canh và các tỉnh lân cận như Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum…

Các làng này đã hình thành những nhóm người chuyên săn lan rừng bán sỉ cho các thương buôn. Hầu hết, các điểm hoa lan này thường bán theo kiểu bán cụm, bán mớ và theo cảm tính, tùy loại lan mà có giá từ vài chục ngàn đồng/cụm đến vài trăm ngàn đồng/cụm lan. Vì lạ và rẻ nên nhiều người mua với số lượng lớn, mỗi ngày các “shop hoa” này tiêu thụ có khi trên 50 cụm lan rừng, lan đã trồng chậu. Khi hỏi một phụ nữ đang bán lan rừng tại Trung tâm Hội chợ – Triển lãm về một số loại lan, cô này nói phứa là lan trúc lương duyên, lan hài, lan dạ thảo…, còn hỏi nhiều người mua thì họ bảo thật “mua đại trúng đâu trúng”.

Cuối năm 2012, một lần đi khảo sát, trồng thí điểm một số lâm sản quý tại vùng cao xã An Toàn, huyện An Lão, chúng tôi Dương Tấn Nhựt, Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu khoa học Tây Nguyên đã gặp một số người khai thác lan rừng ở đây mà thấy xót xa cho rừng. Bởi trong số lan rừng mà họ đã khai thác có những giống lan rất quý, như: Nghinh xuân (tên khoa học là Rhynchostylis gigantea), thủy tiên (Dendrobium thyrsiflorum)…

Mười năm trước, lượng lan rừng chuyển về Quy Nhơn từ các địa phương trong tỉnh cũng như tỉnh ngoài là rất lớn; tập trung nhiều nhất là các câu lạc bộ phong lan, hoa lan, các quán cà phê hoa viên (khu vực sân bay) và một lượng đáng kể là các nhà vườn cây cảnh nghệ thuật.

Lan rừng được các thương lái bán mớ như rau trước cổng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quy Nhơn, Bình Định (ảnh chụp ngày 25.6.2013)

Đã có những người khai thác lan rừng từng mang về cụm lan long tu nở trên 40 vòi hoa vào dịp tết, bán cho nghệ nhân Văn Sỹ, chủ quán cà phê sân vườn với giá trên 1 triệu đồng (năm 2001), khiến người yêu thích hoa lan xa gần nô nức đến xem.

Cũng thời điểm đó nghệ nhân Anh Vũ cũng đã tuyển về hàng chục cụm nghinh xuân, thủy tiên với sắc hoa rực rỡ, giá trị cao; làm đắm say bao người bởi sự độc đáo của lan rừng. Thế nhưng, cũng ngay thời điểm đó nhiều nhà khoa học, người chơi hoa lan và những nhà vườn chuyên canh hoa lan ở Bình Định đã lên tiếng về mối nguy tuyệt chủng các loài lan rừng ở Việt Nam. Con đường hủy hoại nguồn gene đáng quý này không gì khác là do tình trạng con người khai thác, tàn phá đến mức cạn kiệt các loài lan rừng.

Quá trình di thực từ rừng xuống đồng bằng, xuống phố, số lan rừng này sống chưa tới 40%; trong số này sống èo uột được vài năm, may mắn lắm cho hoa 1, 2 lần rồi cũng tàn lụi. Bây giờ, số lượng lan rừng giảm đi gấp bội lần; giảm không phải vì người ta không còn ham thích chơi lan rừng, càng không phải người ta không muốn khai thác lan rừng, mà chính là nguồn lan rừng đã bị cạn kiệt.

http://www.baovanhoa.vn/toasoanbandoc/55275.vho

Lan Hồ Điệp Rừng Tự Nhiên Việt Nam

Lan Hồ điệp có tên khoa học Phalaenopsis Blullle, 1825. Họ phụ Vandoideae. Tông Vandeae. Tên gọi Phalaenopsis có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp, Grec Phalaina có nghĩa là “con bướm” và Opsis có nghĩa là “giống như”.Giống Hồ điệp có khoảng trên 60 loài và ngày càng được lai tạo ra rất nhiều cây lai hoa rất đẹp và quý phái. Các loài thuộc giống này có nguồn gốc xuất xứ ở các nước Đông Nam Á như: Malaysia, Indonexia, Philipine, bán đảo Đông Dương; Ấn độ và Châu Úc.

Hồ điệp rừng tự nhiên Việt Nam có 6 loài được biết là:

1- Phaenopsis manniiRchob. f 2- Phalaeopsis gibbosaSweet 3- Phalaenopsis lobbiiRchob. f 4- Phalaenopsis fuscataRchob. f 5- Phalaenopsis cornu-cervi. 6- Phalaenopsis braceana(Hook. f), Christenson

Các loài này đều có hoa nhỏ nhưng màu sắc đẹp, cấu trúc kỳ diệu, rất dễ thương và có hương thơm nên hấp dẫn đối với giới sưu tầm lan rừng nguyên thủy. Đây cũng là nguồn gen quý để phát triển công nghệ lai tạo hoa lan Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay các loài này không thấy trồng phổ biến và tên Việt cũng không được quan tâm, chỉ biết cây Phaenopsis mannii Rchob. f gọi là Hồ Điệp Hổ Vằn. Đã đến lúc cũng cần phải sưu tập lại để bảo tồn nguồn gen cũng như tính đa dạng sinh học cho thế giới lan rừng.

1- Phaenopsis manniiRchob. f

(Nguồn ảnh: www.dustindorton.com)

(Nguồn ảnh: Nationaal Hebarium Naderland Preliminary checklist of the Orchidaceae of Laos)

2- Phalaeopsis gibbosaSweet

Nhiều tài liệu cho rằng, đây là loài đặc hữu quý hiếm của Việt Nam nhưng theo một số nhà chuyên môn, loài này cũng được tìm thấy ở Laos.

(Nguồn ảnh: Martine’s Orchids)

(Nguồn ảnh: Nationaal Hebarium Naderland Preliminary checklist of the Orchidaceae of Laos)

English Title: Phalaenopsis malipoensis, a new species of Orchidaceae from China.Personal Authors: Chen SingChi, Liu ZhongJian, Ru ZhengZhongAuthor Affiliation: Shenzhen City Wutongshan Nurseries, Shenzhen 518114, China. Document Title: Acta Botanica Yunnanica, 2005 (Vol. 27) (No. 1) 37-38 Abstract: Phalaenopsis malipoensis sp. nov., a new species of Orchidaceae from southeastern Yunnan, China, is described and illustrated. This is a quite distinct species from those known from China and its adjacent regions. It shows a faint resemblance to Phalaenopsis gibbosa of Laos and Vietnam, but differs by having narrower petals, not zigzag rachis and a large callus on the mid-lobe of the lip which is deeply forked with each arm dividing into 2 filiform-linear antennae. Publisher: Kunming Institute of Botany, Academia Sinica.

(Hình cây Phalaenopsis malipoensis)

3- Phalaenopsis lobbiiRchob. f

(Nguồn ảnh: Nationaal Hebarium Naderland Preliminary checklist of the Orchidaceae of Laos)

(Nguồn ảnh: Arboretum-orchideje)

4- Phalaenopsis fuscataRchob. f 5- Phalaenopsis cornu-cervi. 6- Phalaenopsis braceana (Hook.f), Christenson (Ghi chú: Bài viết mượn hình ảnh từ nhiều nguồn khác nhau chủ yếu để dễ nhận dạng và phân loại trong việc Sưu tập)

Quảng Bình: Phá Rừng Di Sản Để Lấy Phong Lan?

Moitruong24h- Chiều 11/8, ông Lê Thanh Tịnh, Giám đốc VQG Phong Nha – Kẻ Bàng cho biết, thời gian gần đây người dân địa phương đã chặt hạ nhiều cây gỗ trong khu vực trong rừng Di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha – Kẻ Bàng để lấy phong lan.

Theo đó, trong khoảng vài tháng trở lại đây, nhiều cây gỗ lớn tại khu vực Mộ Nghĩa – Nước Vàng, Mộ Nghĩa – Khe Chạc và Khe Chạc – Cá Cân – Trạm 7 thuộc sự quản lý trực tiếp của Trạm Kiểm lâm Khe Gát bị người dân chặt hạ, trong đó có nhiều cây táu, sến, bời lời… và nhiều loại cây chưa được xác định.

Số lượng gỗ mà đoàn công tác kiểm lâm kiểm đếm được là 29 cây với khối lượng hơn 36m3, trong đó có những cây có đường kính trên 60 cm, nhiều cây gỗ thuộc nhóm II và nhóm III.

Ông Tịnh lý giải thêm, những cây gỗ bị chặt hạ trái phép chủ yếu là cây rỗng ruột, có dấu hiệu già cỗi, chết đứng và có phong lan đeo bám nên người dân đã chặt hạ để lấy phong lan đem về bán. Hơn nữa, khu vực này nằm sâu trong rừng rất hiểm trở nên việc chặt cây lấy gỗ là rất khó khăn.

Cũng theo ông Tịnh, lúc nhóm người đi vào khu vực nói trên, các kiểm lâm viên thuộc Trạm Kiểm lâm Trộ Mợng đã biết nhưng kiểm tra không có dấu hiệu gì khả nghi nên cứ nghĩ họ vào rừng tìm gỗ huê, trầm nên đã chủ quan không báo cho Trạm Kiểm lâm Khe Gát mới xảy ra tình trạng trên.

Trước khẳng định của Giám đốc VQG Phong Nha – Kẻ Bàng rằng, người dân chỉ chặt hạ cây để lấy phong lan đem về bán, PV Dân trí đã đặt vấn đề xin cung cấp hình ảnh hiện trường về những cây gỗ bị chặt hạ và dấu vết minh chứng cho việc chặt cây để lấy phong lan thì ông Tịnh nói rằng, trong báo cáo của đoàn công tác đã viết rất rõ ràng và chi tiết nên sợ anh em không chụp lại hình ảnh! Nếu có sẽ cung cấp sau cho phóng viên.

Tuy nhiên, theo nguồn tin riêng của PV Dân trí thì việc chặt phá rừng ở những khu vực nói trên là để lấy gỗ chứ không chỉ đơn thuần là để lấy phong lan.

Được biết, từ khi lên nắm giữ chức danh Giám đốc VQG Phong Nha – Kẻ Bàng vào năm 2013, ông Tịnh đã “trảm” rất nhiều vị Trạm trưởng các Trạm Kiểm lâm vì để xảy ra tình trạng lâm tặc chặt phá rừng di sản. Trong những năm qua, VQG Phong Nha – Kẻ Bàng luôn là điêm “nóng” về nạn chặt phá rừng trái phép và săn bắt động vật hoang dã quý hiếm, nhiều loại có nguy cơ tuyệt chủng cao.

Đặng Tài – Tiến Thành/ Dân trí

Khắc Phục Tình Trạng Phong Lan Bị Vàng Lá

Lá lan bị vàng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nếu không nắm rõ và có cách xử lý kịp thời sẽ làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và cho hoa của cây. Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm khắc phục tình trạng phong lan bị vàng lá, giúp chậu hoa nhà bạn sinh trưởng, phát triển tốt hơn. 1. Lá vàng do nhiều nắng, nhiệt độ cao 2. Lá vàng do thiếu nắng và nhiệt độ thấp

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của những cây lan vị vàng lá. Do có thể bạn đã để cây ở nơi quá nhiều ánh nắng và nhiệt độ cao khiến cho lá mất nước dẫn đến vàng lá và khô cháy. Khi gặp tình trạng này, trước tiên dời chậu đến vị trí khác thoáng mát hơn. Về phương án lâu dài, bạn cần phải bố trí bạt, màn, lưới che để giảm bớt cường độ ánh sáng chiếu vào cây.

4. Lá vàng do thiếu đạm

Nếu để lan ở nơi có nhiệt độ quá thấp, ánh sáng yếu lá sẽ khó có thể quang hợp, mất màu xanh và dần bị vàng úa. Vì vậy, nếu trưng lan trong nhà bạn nên cho cây phơi nắng vào thời điểm sáng sớm hoặc chập chiều. Đồng thời, nếu làm vườn kín bạn có thể bố trí thêm đèn chiếu sáng để duy trì nhiệt độ từ 18 – 27 độ C trong ban ngày và 15 – 22 độ C vào ban đêm.

Lá lan còn thể bị vàng, rụng do tưới quá nhiều nước, làm cho rễ bị thối, không thể cung cấp chất dinh dưỡng cho thân. Khi gặp trường hợp này, đầu tiên cắt bỏ phần rễ, lá thối, úng rồi bôi vôi, keo vào để ngăn chặn sự lây lan cho phần còn lại. Đặt lại cây vào chậu đã được lót xốp cho thông thoáng, ngưng tưới nước hoặc chỉ phun sương một lượng nhỏ cho đến khi rễ con mọc lại.

Khi cây thiếu đạm, lá từ xanh sẽ chuyển sang màu vàng và rụng dần, lá non có màu xanh yếu ớt, rễ mọc ra ngoài nhiều. Lúc này bón phân cấp đạm cho lan. Lưu ý dùng đúng liều lượng để cây hấp thụ tốt hơn.

7. Lá vàng do thiếu Mangan

Bạn nhận biết tình trạng này bằng các dấu hiệu như sóng lá xanh thẫm, các lá già chuyền màu vàng nhạt. Dùng phân có hàm lượng Mg cao để bón cho cây, tốt nhất hãy hòa tan trong nước với liều lượng 20g trong 20 lít nước để lan hấp thụ kịp thời.

8. Lá vàng do không khí ô nhiễm

Dùng dung dịch FeSO4 nồng độ 1% tưới định kỳ 15 ngày một lần cho cây để khắc phục tình trạng lá bản hẹp, nhỏ, cứng, màu vàng, cằn cỗi do thiếu sắt.

Tình trạng này thường chỉ xuất hiện trên các lá lan già có những chấm vàng nâu hay vàng nhạt. Cách khắc phục tương tự như trường hợp thiếu sắt, dùng dung dịch phân có chứa MnSO4 nồng độ 1/1000 để bón cho cây, cách 15 ngày tưới 1 lần.

Đây là lý do ít ai nghĩ tới, tuy nhiên môi trường tác động rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây phong lan. Nếu bạn trồng cây ở khu vực gần các cơ sở sản xuất công nghiệp, nơi có nhiều khói bụi. Vì vậy việc làm giàn, màn che, lưới bảo vệ là vô cùng cần thiết, giúp cây có môi trường sống tốt nhất.

Chăm sóc lan là công việc không chỉ đòi hỏi sự tỉ mỉ mà người thực hiện còn phải có kiến thức cây trồng để kịp thời khắc phục, xử lý những bệnh trạng thường gặp của cây. Hy vọng những điều chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích.

Cập nhật thông tin chi tiết về Ngăn Chặn Tình Trạng Khai Thác Rừng Tự Nhiên Để Lấy Phong Lan trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!