Bạn đang xem bài viết Mua Phân Bón Gì Cho Kiểng Lá, Cây Cảnh, Hoa Cảnh được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Kỹ thuật chăm sóc bón phân cho kiểng lá, cây cảnh, hoa cảnh rất quan trọng vì cây cảnh quan trọng nhất là cây phải xanh tươi, sung túc, phát triển tốt, lá phải xanh mướt, màu xanh sắc nét, cành lá phải sum xuê. Phân bón là yếu tố quan trọng nhất quyết định cây cảnh của vườn nhà có đẹp hay không.
Tuy nhiên, yếu tố đầu tiên không thể thiếu là cây cảnh, hoa kiểng, kiểng lá phải được tưới nước đầy đủ và đều đặn thì khi bón phân cây mới hấp thụ được. Nếu chúng ta tưới nước chăm sóc cây không thường xuyên thì khi bón phân không phát huy được tác dụng của phân bón.
Cây kiểng lá, cây cảnh như bạch mã hoàng tử, liễu hai da, lưỡi hổ, mật cật, dương xỉ, phú quý, ngũ gia bì, ngọc ngân, kim ngân lượng, cây cọ,vạn niên thanh, trầu bà, chắc bá diệp, kim phát tài, sanh, si, cau kiềng, cọ, thông, dương xỉ, hoa sứ,… Các loại cây cảnh hấp thu phân bón qua 2 cách chính là qua rễ (phân NPK bón gốc) và qua lá (phân bón lá phun qua lá).
Phân bón gốc chúng ta có thể dùng như Phân bón NPK cao cấp Nhật Bản Chyoda, Phân bón đa trung vi lượng Hakahos, phân bón cao cấp Nutrigold. Đó là những dòng phân cao cấp nhập khẩu từ nhật bản và châu âu cung cấp đạm, lân, kali và cả trung, vi lượng. Khả năng hấp thu cao, kéo dài hiệu lực.
Phân bón lá có thể dùng là Rong biển Canada, Multipholate, hay Fetrilon Combi. Phân bón lá cây cảnh hấp thu rất nhanh và hiệu quả nhanh. Đặc biệt bổ sung vi lượng cho cây hiệu quả nhất, là yếu tố quan trọng làm cho lá cây xanh mượt, bóng, sáng.
Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về phân bón cho cây kiểng vui lòng liên hệ chúng tôi qua email greencareconnect@gmail.com hoặc 0944.099345 để được tư vấn miễn phí.
Mua Phân Bón Cho Cây Cảnh Ở Đâu
Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn địa chỉ mua phân bón cho cây cảnh uy tín và cách sử dụng phân bón cho cây cảnh thích hợp với nhu cầu và đặc điểm.
Không chỉ riêng các loại cây trồng hay cây cảnh ngoài trời mới sử dụng phân bón, kể cả những loại cây cảnh trong nhà cũng cần được bón phân định kỳ để duy trì sự phát triển tươi tốt của cây. Phân bón cây cảnh là sản phẩm hỗ trợ cho các loại cây cảnh trồng ngay tại nhà.
Tìm mua phân bón cho cây cảnh tại Siêu thị hạt giống
Mỗi loại cây trồng đều có nhu cầu phân bón nhất định. Trên cơ sở sinh lý, sinh thái mỗi loại cây trồng, điều kiện thổ nhưỡng từng nơi, kết quả nghiên cứu chế độ bón phân, kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn. Một chế độ bón phân thích hợp là đảm bảo các yêu cầu: đúng lúc (thời điểm bón), đúng cách, đúng lượng, đúng phân. Mục đích, yêu cầu của bón phân thích hợp là: đáp ứng nhu cầu của cây, đạt được hiệu lực và hiệu quả của phân bón, lượng phân thất thoát ít nhất. Trên hết, phân bón chất lượng là loại phân bón có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Bạn đang tìm mua phân bón cho cây cảnh có thể liên hệ tại Siêu thị hạt giống.
Chú ý sử dụng Phân bón cây cảnh trong từng thời kỳ sinh trưởng : cây con đang sinh trưởng mạnh, giai đoạn trưởng thành, thời gian tạo thế, kích rễ, kích chồi, ra hoa (đối với các loại cây cảnh chơi hoa), nuôi quả (đối với các loại cây cảnh chơi quả). Ngoài ra cần quan tâm đến mùa, thời tiết v.v… mùa xuân – hè cây sinh trưởng nhanh có thể bón nhiều phân, mùa thu cây sinh trưởng chậm nên bón ít, mùa đông thường là mùa nghỉ không cần hoặc bón rất ít phân.
Xác định số lần bón phân rất quan trọng, đối với cây cảnh nên bón nhiều lần, nhưng lượng bón mỗi lần không nên nhiều. Về nguyên tắc thời kỳ từ lập xuân đến lập thu khoảng 1 – 2 tuần bón/phun phân 1 lần, sau lập thu khoảng 2-3 tuần bón/phun 1 lần, giai đoạn lập đông không cần bón.
Tại siêu thị hạt giống có đủ loại phân bón cho cây cảnh
Thời điểm bón phân thích hợp:
– Cây đang phát triển cần nhiều phân hơn cây đã trưởng thành và thành thục.
– Cây ra chồi quanh năm cần bón phân đều đặn, mỗi lần một ít. Ngược lại, những loại cây chỉ cho chồi non một đợt trong năm thì chỉ cần bón thúc lúc cây đã trưởng thành.
– Với loại cây thay lá thì nên bón nhiều phân sau mỗi đợt lá rụng để kích thích cây ra đợt lá mới.
– Bón nhiều phân cho cây vào mùa khô hay mùa lá rụng sẽ giúp kích thích thân cây và cành dày lên và cứng cáp hơn. Còn bón nhiều phân vào mùa mưa sẽ giúp lá tăng trưởng.
– Phân bón cho cây cảnh (bonsai) cần là loại phân bón hỗn hợp được pha trộn sẵn các chất căn bản là Nito, Photpho và Kali theo tỷ lệ 50:30:20. Trong đó, Nito giúp cây tăng trưởng, Photpho giúp cây điều hoà tốt khả năng ra hoa, kết trái và Kali sẽ giúp cây tạo ra nhựa cho quá trình trổ hoa, sinh trái.
Nên chọn loại phân bón cho cây cảnh như thế nào?
Với nhóm phân hữu cơ: dùng để bón lót, chỉ bón phân đã được ủ hoai mục, không bón phân tươi. Ngoài cung cấp dinh dưỡng, phân hữu cơ còn có tác dụng cải thiện thành phần cơ giới của đất, làm đất tơi xốp, thoáng khí, hấp thu và giữ nước, phân tốt. Tuy nhiên, do tỷ lệ và hàm lượng các yếu tố dinh dưỡng trong phân hữu cơ thấp nên phải bón phối hợp và cân đối lượng phân hữu cơ với phân vô cơ.
Với nhóm phân vô cơ: phân Ure, phân Kali là những phân tan nhanh; dễ gây cháy lá, héo rễ non và lông hút của cây nếu để phân tiếp xúc trực tiếp; dễ bay hơi, rửa trôi, tồn tại lâu trong nước ruộng sẽ gây ra độc tố. Vì vậy không nên bón phân phơi lên mặt ruộng, vườn; khi bón cần thao tác cẩn thận và bón làm nhiều lần. Phân lân thường lâu tan, có thể tồn tại trong đất thời gian dài, nên bón lót hết định lượng theo qui trình kỹ thuật.
Mặt khác, phân lân nung chảy có hàm lượng Mg cao (khoảng 16% MgO), rất thích hợp để bón đất chua và nghèo Mg. Không bón phân đạm Sunphat (NH4)2SO4 trên đất chua, vì gốc SO42- sẽ kết hợp với ion H+ có nhiều trong đất tạo ra axit H2SO4 làm tăng thêm độ chua của đất. Nên bón phân vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, không bón phân lúc trời mưa hoặc dự báo sắp có mưa phân sẽ bị rửa trôi. Không nên trộn nhiều loại phân với nhau để bón vì có thể xảy ra trường hợp làm giảm hiệu lực một số loại phân, chẳng hạn như không nên trộn phân Supe Phốt phát với các phân gốc kiềm dễ tạo thành hợp chất khó tan cây trồng không hấp thu được.
Nói như vậy không có nghĩa là không được trộn các loại phân đơn thành hỗn hợp phân để bón, mà nên trộn một cách thích hợp để không tạo ra hợp chất kết tủa, dễ bay hơi, giảm chi phí phân bón khi giá phân hỗn hợp có xu hướng tăng cao. Ngoài ra cũng cần chú ý thực hiện tốt các chi tiết kỹ thuật: không cày, xới đất sâu gây chấn thương rễ cây, bón phân vào đất ở độ sâu thích hợp với từng loại cây trồng, không nên bón phân phân vào sát gốc cây, nhất là với những loại cây công nghiệp và cây ăn quả.
Cây cảnh cần được chú trọng bón phân và chăm sóc hợp lý để giữ được vẻ đẹp lâu dài
Với nhóm phân vi sinh vật: không dùng những loại phân không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm nghiệm chất lượng và khuyến cáo sử dụng của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Bón đúng liều, đúng cách, có điều kiện đảm bảo, theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì, tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật trồng trọt, cán bộ khuyến nông.
Với phân bón chất lượng tại STHG, bạn sẽ không còn phải băn khoăn phải tìm mua phân bón cho cây cảnh ở đâu. Liên hệ qua điện thoại để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể!
– Nếu bạn ở TP HCM hoặc các tỉnh khác, có thể liên hệ với chúng tôi để Ship hàng về tận nơi nhận hàng trả tiền.
– Tùy theo đơn hàng và khoảng cách của khách hàng sẽ thu phí vận chuyển.
1. Thanh toán bằng tiền mặt tại nơi nhận hàng
Cửa hàng kinh doanh:
ĐT: – 0997.007.668 ; 0902.007.668
THỜI GIAN MỞ CỬA TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN ( Trừ ngày lễ, tết)
Thời gian từ: 7h 30 – 19h
Kỹ Thuật Bón Phân Cho Hoa Cảnh, Cây Cảnh
Bón phân là một bước quan trọng trong kỹ thuật trồng cây và chăm sóc hoa cảnh, nếu được bón phân đúng cách, cây cảnh sẽ tươi, đẹp và ra hoa, ra lá nhiều hơn theo đúng nhu cầu của người trồng. Kỹ thuật trồng cây, chăm sóc hoa cảnh cần chú ý tới rất nhiều bước, trong đó có kỹ thuật bón phân. Bón phân là con dao 2 lưỡi, nếu làm đúng, cây cảnh sẽ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, sinh trưởng tươi tốt, nếu làm sai, cây cảnh có thể héo, úa, thậm chí là chết. Bón phân cho cây cảnh là một trong những biện pháp quan trọng của việc nuôi trồng cây cảnh. Vấn đề mấu chốt của việc bón phân là bón đúng lúc cây yêu cầu và lượng bón thích hợp. Bón đúng liều lượng là cần nắm vững bón bao nhiêu phân, nếu bón quá ít thì không có tác dụng, nhưng bón quá nhiều không những không đạt yêu cầu mà còn làm cho các cành hoa bị khô.
Kỹ thuật chăm sóc cây rất coi trọng việc bón đúng cách
Không chỉ kỹ thuật trồng mà kỹ thuật chăm sóc cũng phải hợp lý
Thời gian bón phânMột số lưu ý khi bón phân Phân bón lỏng Phân bón lỏng là lựa chọn để cải thiện nhanh chóng tình trạng úa vàng của cây. Tuy nhiên cần đặc biệt chú ý tới liều lượng ghi trên bao bì, dùng ít hơn thì không sao, tuy nhiên nếu nhiều hơn, cây không những không sinh trưởng tốt mà còn có thể bị phát triển rễ, phá dáng, hoặc xấu đi. Nên bón khoảng 3/4 liều lượng được ghi trên bao bì. Trước khi tưới, cần làm ẩm và tới đất, tạo điều kiện cho cây hấp thụ. Thành phần phân bón Phân bón thường chứa 3 thành phần cơ bản là N, P, K, tương ứng với Nitơ, Photpho, Kali. Nitơ cần cho cành lá, Phốt pho cần cho rễ, Kali cần cho hoa. Tùy vào mục đích mà người dùng nên chọn tỉ lệ các thành phần trong phân bón cho phù hợp. Mùa bón phân Chú ý bón phân trong kỳ cây con xúc tiến sinh trưởng, kỳ ra hoa nên bón phân lân để có lợi cho cây ra hoa, ngoài ra còn cần chú ý đến mùa bón phân, mùa xuân hè cây sinh trưởng nhanh có thể bón nhiều phân, mùa thu cây sinh trưởng chậm nên bón ít, sang mùa đông thì không cần bón phân. Số lần bón Số lần bón phân cũng là một vấn đề quan trọng, nên bón nhiều lần, nhưng lượng bón mỗi lần không nên nhiều, không được bón quá nhiều, quá đặc. Thời kỳ từ lập xuân đến lập thu nói chung 1 – 2 tuần bón 1 lần, vào sau lập thu cứ 2 – 3 tuần bón 1 lần, đến lập đông không cần bón.
Thường bón phân vào lúc chiều tối, đặc biệt chú ý mùa nóng nực không nên bón vào buổi trưa, vì nhiệt độ cao phân dễ gây vết thương cho rễ. Ngoài ra trước khi tưới nước phân, tốt nhất nên xới qua đất trong chậu, như thế có lợi cho việc thấm sâu vào rễ. Một số nhà trồng hoa đã tổng kết kinh nghiệm bón phân như sau: “4 nhiều, 4 ít, 4 không, 3 kỵ”, trong đó “4 nhiều” là bón nhiều phân khi (1) cây vàng, yếu, (2) trước khi nảy chồi, (3) kỳ ra nụ hoa, (4) sau mùa hoa nở. “4 ít” là bón ít phân khi: (1) cây khoẻ, (2) nảy chồi, (3) hoa nở, (4) mùa mưa. “4 không” là không bón phân khi: (1) cây mọc cao vống, (2) khi mới trồng, (3) nắng nóng nhiều, (4) cây ngủ nghỉ. “3 kỵ” là (1) kỵ phân bón đặc, (2) kỵ phân nóng, tránh bón vào buổi trưa mùa hè lúc nhiệt độ đất cao, (3) kỵ phân dính rễ, tránh khi trồng đem rễ cây hoa trực tiếp tiếp xúc với đáy chậu, phải cách ly một lớp đất.
Nguồn Ths Nguyễn Tri Hiếu (sưu tầm) Công ty cổ phần Bình Điền – MeKong
Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Cảnh Và Hoa Cảnh
Kỹ thuật bón phân cho cây cảnh và hoa cảnh là một bước rất quan trọng trong việc trồng cây và chăm sóc sức khỏe cho cây. Nếu được bón đúng cách thì cây sẽ ra xanh đẹp, ra hoa đều đặn, cây luôn ở trạng thái tươi tốt nhất đúng như nhu cầu của người trồng. Ngược lại cây sẽ không tươi đẹp đúng ý như người trồng.
Trồng cây cảnh phải chú ý rất nhiều bước trong đó có việc bón phân. Bón phân cho cây cảnh như con dao 2 lưỡi, khi ta chăm sóc bón phân đúng quy trình cây cảnh sẽ tươi tốt ngược lại có thể làm cho cây cảnh héo úa và chết, tốn công chăm sóc và chi phí mua cây.
Kỹ thuật bón phân cho cây cảnh và hoa cảnh.
Kỹ thuật bón phân cho cây cảnh và hoa cảnh quan trọng ở mấu chốt là:
Bón đúng lúc cây yêu cầu:
Khi cây ở trang thái cần phải có phân bón để thúc cây phát triển thêm.
Cần phải bón phân gì?
Khi cây đang ở giai đoạn nào cần phải có đúng loại phân thích hợp cho cây.
Bón đúng liều lượng:
Cần biết là phải bón bao nhiêu phân, nếu quá ít không có tác dụng, quá nhiều tác dụng ngược.
Những lưu ý về kỹ thuật bón phân cho cây cảnh và hoa cảnh:
Phân bón lỏng:
Phân bón lỏng là lựa chọn để cải thiện nhanh chóng tình trạnh úa vàng của cây.
Tuy nhiên cần đặc biệt chú ý tới liều lượng ghi trên bao bì, dùng ít hơn thì không sao,
Tuy nhiên nếu nhiều hơn, cây không những không sinh trưởng tốt mà còn có thể bị phát triển rễ, phá dáng, hoặc xấu đi.
Nên bón khoảng 3/4 liều lượng được ghi trên bao bì.
Trước khi tưới, cần làm ẩm và tới đất, tạo điều kiện cho cây hấp thụ.
Thành phần phân bón:
Phân bón thường chứa 3 thành phần cơ bản là N, P, K, tương ứng với Nitơ, Photpho, Kali.
Tùy vào mục đích mà người dùng nên chọn tỉ lệ các thành phần trong phân bón cho phù hợp.
Mùa bón phân:
Chú ý bón phân trong kỳ cây con xúc tiến sinh trưởng.
Kỳ ra hoa nên bón phân lân để có lợi cho cây ra hoa.
Mùa xuân hè cây sinh trưởng nhanh có thể bón nhiều phân.
Mùa thu cây sinh trưởng chậm nên bón ít.
Mùa đông thì không cần bón phân.
Số lần bón phân cũng là một vấn đề quan trọng.
Nên bón nhiều lần, nhưng lượng bón mỗi lần không nên nhiều
Không được bón quá nhiều, quá đặc.
Thời kỳ từ lập xuân đến lập thu nói chung 1 – 2 tuần bón 1 lần.
Vào sâu lập thu cứ 2- 3 tuần bón 1 lần, đến lập đông không cần bón.
Thời gian bón phân:
Thường bón phân cho cây cảnh vào lúc chiều tối.
Đặc biệt chú ý mùa nóng nực không nên bón vào buổi trưa, vì nhiệt độ cao phân dễ gây vết thương cho rễ.
Ngoài ra trước khi tưới nước phân, tốt nhất nên xới qua đất trong chậu, như thế có lợi cho việc thấm sâu vào rễ.
Một số nhà trồng hoa đã tổng kết kinh nghiệm bón phân như sau:
“4 nhiều, 4 ít, 4 không, 3 kỵ”,
“4” nhiều” là bón nhiều phân khi (1) cây vàng, yếu, (2) trước khi nảy chồi, (3) kỳ ra nụ hoa, (4) sau mùa hoa nở.
“4 ít” là bón ít phân khi: (1) cây khoẻ, (2) nảy chồi, (3) hoa nở, (4) mùa mưa.
“4 không” là không bón phân khi: (1) cây mọc cao vống, (2) khi mới trồng, (3) nắng nóng nhiều, (4) cây ngủ nghỉ.
“3 kỵ” là (1) kỵ phân bón đặc, (2) kỵ phân nóng, tránh bón vào buổi trưa mùa hè lúc nhiệt độ đất cao, (3) kỵ phân dính rễ, tránh khi trồng đem rễ cây hoa trực tiếp tiếp xúc với đáy chậu cồ phân lót, phải cách ly một lớp đất.
Cập nhật thông tin chi tiết về Mua Phân Bón Gì Cho Kiểng Lá, Cây Cảnh, Hoa Cảnh trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!