Bạn đang xem bài viết Một Số Phương Pháp Trồng Lan được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Phong Lan có nhiều loài như loài đơn thân, đa thân… nên tùy vào từng loại mà có cách trồng tương ứng, mỗi cách trồng có ưu & khuyết điểm riêng. Vì vậy người chơi lan nên nắm được. Còn đối với những ai nuôi trồng lan với mục đích kinh doanh thì cần phải nắm vững kỹ thuật trồng và chăm sóc hơn nữa.
Sẽ không quá khó để nắm rõ kỹ thuật trồng Lan như nhiều người lầm tưởng. Khi bắt tay vào trồng, hãy chịu khó tham khảo tài liệu, thỉnh thoảng đến tham quan một số vườn Lan bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn, từ đó mọi thao tác chắc chắn sẽ thành thạo không còn lúng túng nữa.
Cách trồng: có nhiều cách để trồng như trồng trong chậu, trồng ghép trụ, trồng leo, trồng thành luống, thành băng,…
Trồng trong chậu: Đây là cách trồng được phổ biến nhất, tuy có tốn kém tiền mua chậu và móc treo, nhưng lại vô cùng tiện lợi khi di chuyển chăm sóc, tưới bón hoặc mua bán,…. Khi cây ra hoa đem trưng bày ở đâu cũng được. Còn kinh doanh thì bán luôn chậu, rất tiện cho người mua cứ vậy đem về trồng tiếp,…
Khi trồng, nên tiến hành các bước theo thứ tự sau đây:
Khử trùng chậu trước khi trồng, đặc biệt là tái sử dụng chậu cũ.
Cột móc treo vào chậu sao cho khi treo chậu được giữ thăng bằng.
Đặt giá về vào chậu, canh cho hở phần đáy 1/5 thể tích chậu để được thông thoáng.
Đặt cây trồng vào chậu (sẽ trình bãy kỹ hơn ở phần sau).
Cho thêm giá thể vào chậu nhưng đừng để đầy lên mặt chậu (nên cách mặt chậu 2cm)
Dùng que nhỏ cắm vào chậu để giữ Lan đứng vững.
Đem chậu treo ở nơi mát mẻ trong tuần đầu chờ ra rễ, sau đó chuyển dần ra nơi có ánh sáng.
Nếu số lượng Lan ít thì treo dọc ở mái hiên, hoặc dưới tàn cây ăn trái ngoài vườn. Còn nếu số lượng nhiều thì phải làm giàn như chúng tối đã trình bày ở mục vật liệu trồng Lan.
Trồng ghép trụ: Trồng ghép trụ là cách cột ghép vài chục giò Lan vào quanh một cọc trụ để trồng. Tốt nhất dùng trụ thân cây Nhãn, Vú Sữa, hoặc dùng loại gỗ khác cũng được miễn là gỗ chắc lâu mục là được.
Cọc trụ nên có đường kính 15 – 20cm và dài 1.5m những chậu này có thể chôn xuống đất hoặc dựng đứng trong chậu lớn, dựng thành hàng, giữ khoảng cách 50 – 60cm/trụ và bên trên có làm giàn che.
Chung quanh cọc trụ, từ dưới lên trên ta ghép các giò Lan vào (dùng dây nilon cột chặt giò Lan vào trụ cho đến khi Lan ra rễ). Sau một thời gian Lan ra rễ, bám vào cọc trụ, như cách sống ngoài thiên nhiên. Tưới nước, bón phân từ trên xuống, tưới đều quanh trụ, như vây rễ Lan sẽ hút được nhiều dinh dưỡng để sống.
Ta có thể lật ngang những cọc trụ này ghép Lan vào rồi treo lên giàn cũng đem lại kết quả khá cao.
Trồng cọc trụ có ưu điểm là ít tốn mặt bằng, ít công chăm sóc, Lan sinh trưởng tốt do bộ rễ thông thoáng. Tuy nhiên, lại không được đánh giá cao như trồng trong chậu là nhược điểm của cách trồng này, vì khi tách con khỏi cây mẹ ít nhiều làm đứt rễ cây, đem về trồng sẽ mất sức. Bất tiện kế tiếp là không tiện di dời, trưng bày hay biếu tặng, trao đổi.
Trồng treo: Đây là cách trồng đơn giản nhất, ít tốn kém nhất, nhưng lại không phổ biến rộng.
Dùng một đoạn dây ngắn cột vào thân Lan rồi treo lơ lửng trong không khí để Lan tự sống. Nếu được chăm sóc tốt, môi trường sống tốt, ẩm độ cao thì cây sẽ sinh trưởng tốt, ra hoa bình thường. Khuyết điểm của trồng treo này là hao tốn nhiều khi chăm sóc, tưới nước nhiều hơn trồng trong chậu.
Trồng thành luống: Luống còn gọi là líp, việc trước tiên phải lên líp. Nếu đất cao thì líp thấp độ 10cm, nếu đất thấp là líp cao vài ba mươi cm để tránh úng thủy – đây là điều kiện đại kỵ với Lan. Để tiện chăm sóc, bề ngang mỗi líp rộng chừng 8cm – 1m, chiều dài tùy thuộc vào đất, ý muốn của nhà vườn.
Xin lưu ý, đất mặt của líp không nên là tới nhuyễn mà để đất cục lổn nhổn như quả trứng gà hoặc cỡ nắm tay để tạo độ thoáng cho bộ rễ.
Trước khi trồng, rải một lớp giá thể mỏng giá thể như xơ dừa, than củi, gạch (sau khi đã khử trùng) rồi đặt giò Lan lên trồng. Cặm một thanh tre làm cọc, cột Lan là cọc nhằm tránh bị nghiêng ngả. Sau cùng dùng xơ dừa mảng lớn độ bằng 3 ngón tay rải một lớp dày cỡ 10 – 15cm phủ góc Lan khắp mặt líp.
Cách trồng này có thể trồng thẳng ngoài trời với Lan chịu nắng hoặc ưa nắng 70% trở xuống.
Do Lan có thể trồng khít nhau, cây cách cây độ 20cm, trồng líp cây Lan phát triển nhanh, chăm sóc tốt sẽ ra hoa đạt yêu cầu. Đây là cách trồng đến bán cành.
Trồng thành băng: cũng giống như cách trồng luống nhưng đơn giản hơn nhiều. Mục đích cũng là trồng Lan cắt cành như loài Dendrobium.
Trồng thành băng, không trồng dưới đất mà là trồng trên giàn bằng tre hay gỗ. Nên dùng các loại gỗ chịu được nước để lâu mục, vật liệu trồng là vỏ dừa khô.
Vỏ dừa khô được xé ra từng miếng lớn cỡ bàn tay hoặc lớn hơn. Xếp vỏ dừa này khít nhau thành băng dài trên giàn, theo hướng ruột lên trên phần vỏ phía dưới, dùng nẹp tre ép vỏ dừa nằm đúng vị trí trồng của một giò Lan.
Trồng Lan theo cách này cũng đem phổ biến nhất mà chúng tôi muốn gửi đến Quý bạn đọc tham khảo, sẽ còn nhiều nơi có cách trồng khác mà chúng tôi chưa được biết, rất mong Quý bạn đọc góp ý để bài viết ngày càng hoàn thiện nhằm phục vụ tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Nguồn tham khảo từ tài liệu kỹ thuật trồng & kinh doanh phong lan của Việt Chương và KS. Nguyễn Việt Thái.
Kinh nghiệm từ bản thân KS. Thanh Phương – admin website Thư Viện Hoa Lan.
Nguồn internet.
Một Số Phương Pháp Xử Lý Bã Thải Sau Trồng Nấm
Một số phương pháp xử lý bã thải sau trồng nấm
Trong những năm gần đây, ngành trồng nấm ở Việt Nam đang rất phát triển, đem lại lợi ích rất lớn về mặt kinh tế, mỗi năm sản xuất được khoảng 100.000 tấn. Đây cũng là ngành nghề đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nấm trong nước và hướng tới xuất khẩu ngày càng cao. Ở Bến Tre, các hộ dân trồng nấm ngày càng nhiều do hiệu quả kinh tế mang lại khá cao, đảm bảo được thu nhập cũng như tận dụng thời gian nhàn rỗi của những người nội trợ, nông dân cho việc chăm sóc, thu hái nấm. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nghề trồng nấm cũng tạo ra một sản lượng bã thải không nhỏ. Thông thường, người dân chỉ để bã thải nấm hoai mục tự nhiên kéo dài vài tháng đến vài năm sau đó bón trực tiếp cho cây mà không qua xử lý nên hiệu quả thấp. Ở một số cơ sở sản xuất lớn, lượng bã thải để tồn đọng quá nhiều gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, thẩm mỹ, cảnh quan nông thôn và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Vì vậy, các phương pháp xử lý bã thải sau đây sẽ giúp bà con trồng nấm sử dụng hiệu quả nguồn phế phẩm này, đồng thời giảm thiểu được ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
1. Phương pháp sử dụng bã thải trồng nấm rơm làm phân hữu cơ vi sinh sử dụng như phân bón cho cây trồng
Nguyên liệu đầu vào của sản xuất nấm rơm chủ yếu là rơm rạ, cỏ, lá cây khô, thân chuối hoặc lục bình. Đây là những nguyên liệu mà thành phần chính của nó là cellulose. Sau quá trình sử dụng để trồng nấm thì các nguyên liệu này đã bị phân hủy một phần, hàm lượng Cacbon tổng số khá cao (20 – 30%) so với hàm lượng Nitơ tổng số giảm đáng kể (0,3 – 0,5%), vì vậy thường bổ sung đạm vào trong quá trình ủ để cân bằng tỷ lệ C/N thích hợp cho cây trồng. Bên cạnh đó, độ ẩm của đống ủ phải đạt khoảng 60 – 70% để các vi sinh vật phân hủy được cơ chất này.
Nguyên vật liệu để xử lý bã thải sau trồng nấm bao gồm: phân urê (50g/m3), xác bã thực vật đã được phơi héo (rơm rạ, cỏ, lục bình, lá cây…), bột sinh khối Trichoderma (30g/m3), dung dịch vi khuẩn cố định đạm – phân giải lân (1 lít/m3) và bạt nhựa (không dùng nylon trong).
Với phương pháp thực hiện như sau: bã thải được làm ẩm trước một ngày; xếp thành lớp khoảng 20cm sau đó tưới nấm Trichoderma, dung dịch vi khuẩn và phân urê; tiếp tục xếp lớp đến khi đống ủ đạt chiều cao 1,2 – 1,5m. Sau mỗi lớp nên dùng chân đạp để đống ủ được nén dẽ; tưới nước vừa đủ ẩm, dùng bạt nhựa phủ và chèn kỹ đống ủ để giữ ẩm; đặc biệt trong mùa mưa phải đánh rãnh xung quanh đống ủ để thoát nước; thường xuyên kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm, nếu nhiệt độ trên 50 độ C và ẩm độ 40 – 60% thì cần bổ sung thêm nước và urê. Thời gian ủ hoại trung bình từ 1,5 – 2 tháng (rơm và lục bình chỉ cần 1 tháng) và mỗi mét khối phân đã ủ hoại mục bón được 300 – 500m2 lúa, rau màu hoặc 10 – 20 cây ăn trái trưởng thành.
Sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã thải rơm rạ có thể chủ động được nguồn phân hữu cơ thường xuyên trong việc sản xuất lúa, rau màu, nâng cao độ phì nhiêu của đất; đồng thời hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, giảm một phần chi phí trong sản xuất và tăng thêm nguồn thu nhập cho bà con nông dân (Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ sinh học của Trường Đại học Cần Thơ).
2. Phương pháp sử dụng bã thải trồng nấm Bào ngư, Linh chi để trồng nấm rơm
Theo nguyên lý kỹ thuật có thể dùng nhiều loại nguyên liệu để trồng nấm rơm như rơm rạ, xơ dừa, bã mía, mùn cưa, tốt nhất là rơm rạ lúa nếp, lúa mùa. Tuy nhiên, trước áp lực hiện nay nguồn nguyên liệu rơm ngày càng khan hiếm và giá thành cao do nhiều nơi phát triển chăn nuôi bò, nên việc tận dụng mùn cưa thải ra sau khi trồng nấm bào ngư, linh chi ở gia đình để trồng nấm rơm. Mùn cưa cao su là nguyên liệu chính để trồng nấm bào ngư và linh chi. Sau khi dùng xong, bã thải trồng nấm được tái sử dụng trồng nấm rơm có hiệu quả cao.
Mùn cưa thải nấm Linh chi, Bào ngư được xé bịch và ủ đống để làm giá thể trồng nấm rơm.
Để nâng cao năng suất nấm rơm, cần phối trộn thêm dinh dưỡng vào đống ủ mùn cưa thải như sau: phân urê, phân DAP, vôi bột, cám gạo và khoáng các loại theo tỷ lệ phù hợp. Hỗn hợp nguyên liệu đã xử lý phối trộn được tạo thành các mô nấm dạng hình thang, mỗi mô nấm có chiều ngang từ 4-5cm, chiều dài 60–120cm, cao 40cm, sắp xếp trong lán trại có mái che, xung quanh che chắn bằng bạt và lắp đặt hệ thống phun tưới. Sau khi cấy meo giống nấm rơm thì tiến hành chăm sóc các mô nấm. Tùy theo mùa nắng, mưa mà điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ cho thích hợp vì nấm rơm rất ưa nhiệt độ và ẩm độ cao vì đó là hai khâu quan trọng nhất, đảm bảo thành công trong quá trình ủ và ra quả thể nấm rơm đạt theo yêu cầu.
Việc trồng nấm rơm từ bã nấm bào ngư ít tốn chi phí so với trồng nấm rơm từ rơm rạ. Bởi với phương pháp này, thu hoạch nhanh, năng suất đạt cao hơn so với cách làm truyền thống, người trồng có thể chủ động được nguồn nguyên liệu. Bên cạnh đó, nhà kín sử dụng để trồng nấm rơm tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, được trang bị từ việc tận dụng nhà kho, các trại được xây dựng bê tông, vách lá hay bằng chất liệu cây tạp, tre, trúc, tầm vông.
Làm mô từ giá thể đã được xử lý, phủ một lớp rơm trên bề mặt giữ ẩm và che mưa
Hiện nay, nhu cầu sử dụng nấm rơm ngày càng cao, nguồn nguyên liệu truyền thống (rơm) ngày càng khan hiếm và điều kiện thời tiết ngày càng bất lợi thì việc trồng nấm rơm trong trang trại là sự lựa chọn phù hợp. Với mô hình này giúp tiết kiệm được chi phí sản xuất, phù hợp với những hộ có quỹ đất ít, chất lượng nấm thương phẩm cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ít tốn công chăm sóc, năng suất tăng gấp 2 lần so với cách trồng truyền thống. Đồng thời góp phần khắc phục tình trạng khan hiếm nguồn rơm nguyên liệu để trồng nấm mà thay bằng những nguyên liệu có sẵn tại địa phương. Đây được xem là một mô hình đầy triển vọng giúp bà con vươn lên phát triển kinh tế.
Tùy theo thời tiết, trung bình khoảng 15- 20 ngày sau khi cấy meo là có thể thu hoạch. Nấm rơm trồng trồng trên mùn cưa thải có thời gian ra quả thể lâu hơn trồng trên rơm khoảng 3-7 ngày.
3. Sử dụng bã thải mùn cưa trồng nấm để nuôi trùn quế
Một hỗn hợp gồm cám gạo, cám bắp, bánh dầu, bột cá cùng một số chủng vi sinh đặc biệt được trộn vào mùn cưa thải, chúng sẽ phân huỷ và biến mạt cưa trở thành một loại thức ăn dinh dưỡng, phù hợp với khẩu vị của trùn quế. Trùn quế được nuôi bằng mùn cưa thải sau trồng nấm có tỉ lệ sống sót và trưởng thành đạt 100%, tương đương với nuôi bằng phân chuồng. Điều đặc biệt nhất là số mùn cưa thải sau trồng nấm được trùn tiêu hóa trở thành một loại phân bón sạch hay còn được gọi là phân trùn. Bà con nên lưu ý, phân trùn quế có rất nhiều loại dinh dưỡng khác nhau nhưng hàm lượng mỗi thành phần thì rất ít. Chính vì vậy, phân trùn quế không dùng để bón mà dùng để tạo môi trường cho vi sinh vật phát triển. Khi vi sinh vật phát triển thúc đẩy phân giải đạm, lân và kali khó tan tạo môi trường đất xung quanh vùng rễ tơi xốp, môi trường xung quanh vùng rễ tốt sẽ giúp cho cây dễ hấp thụ dinh dưỡng, cây dễ hấp thụ dinh dưỡng sẽ cần ít phân bón hơn và khỏe mạnh hơn, cây khỏe mạnh sẽ kháng bệnh tốt và lớn nhanh.
4. Sử dụng bã thải trồng nấm làm giá thể để trồng rau, hoa trong chậu, trồng gừng trong bao
Giá thể sau trồng nấm đã qua xử lý và phối trộn với các dinh dưỡng cần thiết đạt được các tiêu chí như: giữ ẩm, thấm nước đều, nồng độ pH trung tính, nhẹ, giá thành thu mua rẻ và an toàn cho môi trường. Các loại rau, cải bắp và các giống hoa Lily, Tulip, Thược dược, Cúc trồng trong chậu rất phù hợp với giá thể nấm, phù hợp với xu hướng xuất sản nông nghiệp đô thị hiện nay. Phương pháp này nhằm sản xuất giá thể sạch phục vụ trồng rau an toàn và hoa tươi. Từ các mô hình thí điểm và đối chứng so sánh giữa trồng rau, trồng hoa trên đất và trồng trên giá thể từ bã thải nấm đã được xử lý cho kết quả năng suất cây rau và hoa cao hơn nhiều lần theo hình thức trồng thông thường.
Năm 2023, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN Bến Tre đã thí nghiệm thành công việc tận dụng nguồn bã thải sau trồng nấm Linh Chi ủ đống với nước vôi 3% trong 3 – 4 ngày, sau đó được xử lý bằng chế phẩm và chế phẩm sinh học EM để tạo giá thể trồng gừng cao sản đạt năng suất khá cao.
Các phương pháp xử lý bã thải sau trồng nấm được giới thiệu trên vừa tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập cho người dân, vừa giảm được khối lượng lớn bã thải sau trồng nấm, đảm bảo vệ sinh môi trường sống cho con người. Tùy vào mục đích sử dụng và điều kiện cụ thể mà chọn các phương pháp thích hợp để có hướng xử lý bã thải nấm hiệu quả, góp phần tăng thu nhập cho người dân trồng nấm.
Một Số Phương Pháp Nuôi Dưỡng Gà Chọi Chiến Ra Trường
Phương pháp biệt dưỡng 21 ngày dành cho gà chọi chiến
Phương pháp này rất phù hợp với chúng tôi, chúng tôi hy vọng nó cũng tốt với các bạn. Luôn cấp sẵn nước sạch trong toàn bộ quá trình biệt dưỡng!!!!!!! Chúng tôi hòa Amino-Plex 5000 hay Pro-Perfomance vào nước uống mỗi ngày. Khối lượng bài tập rất lớn, nhưng nếu có người trợ giúp thì bạn có thể thực hiện được. Bạn có thể tùy nghi thêm bớt theo ý mình!!!! Gà của chúng tôi xuất phát từ một dòng đâm như máy và hy vọng gà của bạn cũng vậy. Điều tuyệt vời nhất đó là bạn không phải mua phương pháp biệt dưỡng này. Chúc may mắn!!!!!
Ngày 1 Chích 1/2cc Tylan 50, lau chân và mặt bằng VetRx, tẩy giun cho gà, xoa bóp và thả vào lồng bay. Ngày này không cho ăn! Chích 1cc B-Complex hay cho uống liều tương đương.
Ngày 2 Xổ, xoa bóp rồi chuyển sang lồng khác. Xoay tua gà 3 lần mỗi ngày nếu không nói gì khác. Cho ăn như bình thường. Bạn có thể bổ sung trái cây vào bất kỳ thời điểm nào trong toàn thể quá trình biệt dưỡng. Chúng tôi luôn cho gà nếm món gì đó mỗi khi xoay tua.
Ngày 3 Xoay tua 3 lần, xoa bóp, thảy 3 lần khi xoay lần đầu.
Ngày 4 Lặp lại ngày 3.
Ngày 5 Lặp lại ngày 3. Bố trí thời gian bên cạnh gà mái.
Ngày 6 Lặp lại ngày 3.
Ngày 7 Trước tiên xổ. Cho uống 1 viên Amino-Plex. Lặp lại ngày 3.
Ngày 8 Cho uống 1 viên Amino-Plex. 1 viên B-15. Lặp lại ngày 3.
Ngày 9 Lặp lại ngày 8.
Ngày 10 Lặp lại ngày 8 và bố trí thời gian bên cạnh gà mái.
Ngày 11 Lặp lại ngày 3.
Ngày 12 Lặp lại ngày 3.
Ngày 13 Lặp lại ngày 3.
Ngày 14 Trước tiên xổ. Lặp lại ngày 8.
Ngày 15 Lặp lại ngày 8.
Ngày 16 Lặp lại ngày 8.
Ngày 17 Lặp lại ngày 3.
Ngày 18 Lặp lại ngày 3.
Ngày 19 NGHỈ NGƠI! Bây giờ, sử dụng lồng dưỡng trong phòng gà để gà nghỉ ngơi. Chúng tôi cho uống 1 viên 1 Amino-Plex, 1 viên B-15 và cỏ linh lăng (alfalfa). Bạn có thể dùng bột, viên hay cỏ linh lăng tươi. Chúng ta bắt đầu cho ăn sữa chua ngâm bánh mì và nho khô (raisin), cho một muỗng trà vào bữa sáng rồi 1/2 khẩu phần ăn bình thường vào bữa tối. Bắt gà kiểm tra phân sau mỗi 8 giờ.
Ngày 20 Lặp lại ngày 19. Ngoại trừ thức ăn. Cho ăn một muỗng trà sữa chua vào bữa sáng và chiều rồi khoảng 1/4 khẩu phần ăn bình thường vào bữa tối. Bắt gà kiểm tra phân sau mỗi 6 giờ.
Ngày 21 – Đá trường Không cho ăn gì ngoài sữa chua vào ngày này. Bắt gà kiểm tra phân sau mỗi 4 giờ cho đến khi bạn đến trường đấu. Cho uống 1 viên Amino-Plex, 1 viên B-15 ngay trước khi đá.
Nên nhớ đây là những thông tin cơ bản. Dùng cảm tính để đánh giá hay bạn có thể cho thêm bất kỳ loại vitamin đặc biệt nào. Nếu vận chuyển đi xa thì bạn phải cân chỉnh vào 3 ngày cuối. ba ngày cuối như mô tả ở trên được tính trong trường hợp bạn ở gần trường, dưới 2 giờ vận chuyển! Tôi không đưa lời khuyên về B-12 hay những thứ khác bởi mỗi người đều có ý kiến riêng và bạn phải điều chỉnh trong một số trường hợp nhất định, bởi vậy hãy tự nhiên thêm bớt bất cứ thứ gì mà bạn muốn. Tôi xin nhấn mạnh một lần nữa rằng đây là phương pháp cơ bản và chúng tôi cũng liên tục điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện khí hậu, vận chuyển…
Một Số Phương Pháp Nhân Giống Hoa Cúc Phổ Biến Hiện Nay
Các giống cúc chủ yếu được nhân giống theo phương pháp vô tính. Bao gồm kỹ thuật gieo hạt, giâm ngọn, tỉa chồi con ở gốc cây mẹ.
1. Nhân giống cúc bằng phương pháp gieo hạt– Chỉ áp dụng cho những giống cúc trồng bằng hạt.
2. Nhân giống cúc bằng phương pháp tỉa chồi con từ cây mẹ– Cúc có đặc điểm xung quanh gốc thường phát sinh những chồi non mọc lên từ gốc có thể tỉa đem trồng (được gọi là mầm giá).
– Cây tỉa chồi mọc khoe, cho hoa tốt nhưng thời gian từ trồng đến ra hoa lâu so với cây giâm cành, thời kỳ nở hoa không đồng đều.
– Cần vun gốc, chăm sóc cây mẹ đầy đủ để có nhiều chồi non tốt (gọi là mầm giá). Mầm giá phát sinh xung quanh gốc cây mẹ nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào giống,điều kiện chăm bón, đất tốt hay xoá. Các giống cúc mới như: CN93, CN97, Vàng Đài loan Tím sen thường đê nhiều mầm giá nhất.
3. Nhân giống cúc bằng phương pháp giâm cành (giâm ngọn)– Đây là cách nhân giống chính hiện đang được áp dụng phổ biến trong sản xuất. Hệ số nhân giống cúc theo phương pháp này đạt 15 – 20 lần. Để nhân giống bằng giâm cành cần thiết phải chăm sóc tết vườn cây mẹ là những giống cúc tốt cần nhân giống và áp dụng các kỹ thuật mới trong giâm cành.
– Vườn cây mẹ: Chọn giống tốt, sạch bệnh trồng khoảng cách 15x15cm mật độ 400.000cây/ha, lên luống cao và thoát nước Thường sau trồng 12 – 15 ngày bấm ngọn lần 1, sau 20 ngày bấm ngọn lần 2. Khi nhánh dài 12 – 15cm chỉ lấy 3 nhánh phát triển tốt. Sau 25 ngày tiến hành cắt cành lần 1, mỗi cây mẹ cắt được 3 – 4 cành đem giâm. Sau đó cắt lần 2, lần 3, mỗi lần cách nhau 25 ngày. Theo cách nhân giống trên mỗi vụ (4 tháng) 1 ha cây mẹ cho 4 triệu cành giâm có chất lượng tốt đủ trồng cho 10 ha vườn sản xuất.
Kyc thuật nhân giống hoa cúc
– Lượng phân bón cho 1 ha vườn cây mẹ:
+ Phân chuồng hoai mục: 30 – 40 tấn
+ N,P,K nguyên chất tổng số 140 – 160kg N, 120 – 140kg P2O5, 100 – 120kg K2O, Bón lót 20 – 30kg N, 90 – 100kg P2O5, 60 – 70kg K2O. Bón thúc 120 – 130kg N, 30 – 40kg P2O5, 40 – 50kg K2O. Bón thúc chia làm 3 lần, mỗi lần cách nhau 18 – 20 ngày.
– Kỹ thuật giâm cành
+ Tiêu chuẩn cành giâm: chọn cành bánh tẻ, cắt cành giâm dài 6 – 8cm, có từ 3 – 4 lá/cành.
+ Mật độ, khoảng cách: tuỳ thuộc vào giống và thời vụ giống có cành to thì khoảng cách 3x3cm (1000cành/m2), giống cành nhỏ: 2,5 x 2,5cm (1600cành/m2 ) Mùa thu giâm dày hơn mùa hè.
+ Giâm cành cành giâm nên cắt vào buổi sáng và giâm ngay, để lâu cành bị mất nước và nhiễm bệnh, tỷ lệ sống không cao. Khi cắt hom nên cắt vát 30 0 để tăng diện tích tiếp xúc cành nhanh ra rễ. Cắm hom trên luống cát, có mái che, sau đó phun đậm nước giữ ẩm cho hom và tạo điều kiện để hom ra rễ. Có thể nâng cao tỷ lệ ra rễ bằng cách nhúng chân hom trong dung dịch kích thích ra rễ: IBA, IAA, NAA… nồng độ 25 – 50ppm trong 10 – 15 giây, sau đó cắm hom vào xuống cát.
+ Chăm sóc cành giâm thường xuyên phun mù giữ độ ẩm bão hoà trong nhà giâm, loại bỏ các lá vàng, thối, khi cành giâm cơm ra rễ có thể sử dụng phân bón lá với nồng độ thấp 1/2000 – 1/3000. Sau giâm 12 – 15 ngày, rễ cành giâm dài 2 – 3cm, mỗi cành có 3 – 5 rễ là có thể trồng ra vườn sản xuất.
– Tách cây con từ rễ: Trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, ngoài thân chính từ rễ mọc lên, còn có cây cúc con, thường gọi là mầm giá. Vì vậy, sau khi hoa tàn thì mầm giá phát triển rất nhiều. Chọn những mầm khoẻ, mập và dùng dao tách để đem trồng.
– Giâm ngọn:
+ Là phương pháp thông dụng nhất. Khi cây hoa cúc đã tàn, cắt bỏ phần trên cách mặt đất 10 – 15cm. Sau 15 ngày cây sẽ đâm ra nhiều tược. Cắt ngọn 6 – 7cm đem giâm. Chọn ngọn bánh tẻ để giâm vì nếu ngọn quá non làm cây dễ mất nước dẫn đến chết héo, nếu ngọn quá già sẽ không lấy được dinh dưỡng để nuôi ngọn trong thời gian chưa ra rễ.
+ Ngọn giâm cần cắt vát gần sát mắt để tăng diện tích tiếp xúc với đất, nước và kích thích mau ra rễ.
+ Khi giâm ngọn cần chú ý:
+ Đất giâm ngọn phải làm kỹ, đất dễ thoát nước. Đất giâm thường là cát hoặc tro trấu.
+ Cắt ngọn để giâm nên cắt vào sáng sớm, cắt xong đưa ngay vào chỗ mát và giâm liền. Khoảng cách giâm 4 -5 cm, làm giàn che cho cây, để giảm nhiệt độ, tránh bốc thoát hơi nước.
+ Tưới 3 – 4 lần/ngày, khoảng 10 ngày sau ngọn đã ra rễ thì gỡ bỏ giàn che, chừa khoảng 50% ánh sáng nắng rọi vào cho cây quen. Sau 2 – 3 ngày thì cho nắng hoàn toàn rồi đem trồng. Thời gian giâm cây con 15 – 20 ngày.
– Cấy mô: Là phương pháp khoa học kỹ thuật nhằm tạo ra cây con sạch bệnh, cung cấp một số lượng cây con thật lớn trong thời gian ngắn nhưng khá tốn kém và phải giữ giống trong chai lọ.
– Giữ giống hoa cúc cho vụ sau: Đây là yếu tố quyết định sự thành bại cho vụ sau, vì vậy trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây nên chọn và đánh dấu những cây khoẻ, không sâu bệnh, hoa nở đều, màu sắc đẹp nên để riêng. Sau khi cắt hoa xong nên đem cây vào khu vực vườn giống, sau đó chừa gốc 10 -15 cm, bên cạnh việc giữ giống để làm giống, việc tách cây con từ rễ cũng là cách để giữ giống, trong giai đoạn giữ giống vẫn phải phòng bệnh, phun thuốc Sherpa hoặc sec Sài gòn 5cc/ 8 lít nước, 10 ngày phun/lần.
Nguồn: Admin tổng hợp
Một Số Phương Thức Trồng Ba Kích
Bài viết giới thiệu về thời vụ trồng và một số phương thức trồng Ba kích (trồng trong vườn nhà, trồng dưới tán rừng tự nhiên, trồng dưới tán rừng trồng) và cách lựa chọn được đất trồng và phương thức trồng Ba kích phù hợp với vùng trồng tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng phát triển.
Nội dung trong bài viết
Thời vụ trồng Ba kích
Xác định mật độ và khoảng cách trồng
Khái niệm mật độ
Cơ sở xác định mật độ và khoảng cách trồng
Cách xác định mật độ và khoảng cách trồng
Xác định vị trí hàng và vị trí cây trên thực địa
Xác định số lượng cây giống đem trồng
Một số phương thức trồng Ba kích
Trồng thuần loài
Trồng xen
Trồng Ba kích trong vườn hộ gia đình
Thời vụ trồng Ba kíchMột năm trồng Ba kích có thể vào vụ Xuân và Thu:
+ Vụ Xuân vào tháng tháng 1- 2 dương lịch, muộn nhất là đầu tháng 3. Lúc này thời tiết vẫn còn hơi lạnh, ít nắng và thường có mưa phùn, giảm công tưới. Hơn nữa trồng vào vụ Xuân, đến tháng 3-4 thời tiết ấm dần lên cây đã bén rễ mới, nên có thể sinh trưởng phát triển được ngay.
+ Vụ thu vào cuối tháng 7 đến giữa tháng 8. Thời gian này có nhiều mưa, cây trồng xong sớm bén rễ. Sau 4-5 tháng trồng cây đã thích nghi và có thể chống chịu tốt qua mùa đông.
Trong 2 vụ tỉ lệ cây sống đều cao từ 80-85% nhất là trồng vào những ngày râm mát.
Xác định mật độ và khoảng cách trồng Khái niệm mật độLà số cây được trồng cho một đơn vị diện tích (sào, ha).
Ví dụ:
– Ba kích trồng toàn diện mật độ trồng là: 5.000 – 10.000 cây /ha
– Ba kích trồng xen với cây ăn quả là 1.000 – 2.000 cây (ha) nhưng dưới tán rừng mật độ trồng là 500 – 1.000 cây/ha.
Cơ sở xác định mật độ và khoảng cách trồngKhi xác định số lượng cây giống trồng cho một đơn vị diện tích cần dựa vào các căn cứ sau:
– Điều kiện khí hậu, thời tiết của nơi trồng.
– Độ màu mỡ của đất: Đất tốt mật độ trồng thưa, đất xấu mật độ trồng dày hơn.
– Đặc điểm sinh trưởng của cây.
– Khả năng đầu tư của nông hộ.
Cách xác định mật độ và khoảng cách trồngMuốn xác định được số cây giống Ba kích trồng cho 1 ha là bao nhiêu cây và khoảng cách trồng giữa các cây là bao nhiêu (m) cần phải dựa vào 3 yếu tố sau:
– Quy định về mật độ và khoảng cách của Ba kích trồng theo quy phạm.
– Độ màu mỡ của đất nơi trồng.
– Khả năng đầu tư của nông hộ.
Số lượng cây mang trồng cho một đơn vị diện tích càng lớn thì Ba kích càng sớm hình thành một quần thể hoàn chỉnh.
Nhìn chung ở nơi đất tốt hoặc giống tốt (cây giống từ cây nuôi cấy mô) thì số lượng cây đem trồng sẽ thấp hơn cây giống từ hom và đất xấu.
Xác định vị trí hàng và vị trí cây trên thực địaỞ nơi đất bằng bố trí cây trồng theo hướng Bắc Nam để lợi dụng ánh sáng.
Ở nơi đất dốc, hướng của hàng cây được bố trí song song với đường đồng mức để giảm thiểu xói mòn (đường đồng mức là đường nối tất cả các điểm có cùng độ cao trên sườn dốc)
Cự ly hàng và cự ly cây được tính theo cự ly nằm ngang. Vì vậy khi thi công xác định cự li hàng và cự li cây trên thực địa tùy thuộc vào độ dốc nơi trồng chúng ta phải điều chỉnh cự ly bằng (là cự ly theo tính toán) sang cự li nghiêng (theo sườn dốc) cho phù hợp.
Khi xác định cự ly hàng và cự ly cây trên đất dốc được thực hiện theo quy định sau:
Ở nơi có độ dốc < 20° không cần điều chỉnh cự ly bằng (cự ly đo trên sườn dốc bằng cự ly tính toán)
Ở nơi có độ dốc từ 20 – 30° tăng cự ly bằng lên 10 %
Ví dụ:
Lô đất định trồng có độ dốc bình quân là 20o, trồng với khoảng cách 2 x 4 m (hàng cách hàng 4 m, cây cách cây 2m); hướng của các hàng cây được bố trí song song với đường đồng mức.
– Cự ly hàng theo thiết kế là 4 m thì cự ly nghiêng đo trên sườn dốc là: 4m + (4m x 10%) = 4, 4 m.
– Cự ly cây theo thiết kế trên hàng là 2 m vì hướng hàng cây theo đường đồng mức nên khi đo cự ly giữa các cây trên thực địa đo bằng cự ly tính toán, tức là đo cự ly giữa các cây trên hàng cũng bằng 2 m
Ở nơi đất dốc vị trí của các cây của các hàng bố trí so le theo nanh sấu.
Từ kết quả số liệu điều chỉnh cự ly bằng sang cự ly nghiêng trên sườn dốc, dùng sào (thước ) có chiều dài bằng cự ly nghiêng để đo trực tiếp độ dài nghiêng của cự ly hàng, cự ly cây đồng thời kết hợp với thước chữ A để định hướng hàng theo đường đồng mức (khi cả 2 chân thước chữ A cùng nằm trên đường đồng mức thì dây dọi ở giữa thang thước) và xác định vị trí hàng, vị trí cây rồi dùng cọc đánh dấu.
Xác định số lượng cây giống đem trồngSố lượng cây mang trồng cho diện tích đất chuẩn bị trồng là bao nhiêu cây phải dựa vào:
– Diện tích thực trồng.
– Khoảng cách trồng theo cự li hàng và cự li cây đã xác định.
– Tỉ lệ cây trồng dự phòng (10 -15%) ( Lấy chính xác 10% hoặc 15%, thông thường là 10%)
Ví dụ: Tính toán lượng cây giống cần thiết để trồng mới 3 ha với khoảng cách trồng đã xác định trước là 2 x 2 m.
Lượng cây giống cần thiết đem trồng được tính toán như sau:
1 ha = 10.000 m2
3 ha = 10.000 m2
x 3 = 30.000 m2
Số cây giống trồng đủ cho 3 ha = 30.000 m2: (2 x 2) = 7.500 cây.
Dự phòng cây giống trồng dặm 10% = 7.500 cây x 10/100 = 750 cây.
Tổng số cây giống cần: 7.500 cây + 750 Cây = 8.250 cây.
Một số phương thức trồng Ba kích Trồng thuần loài– Điều kiện trồng là nơi đất trống sau nương rẫy, đất đồi còn tốt.
Chú ý: Cần phải gieo trước các loài cây che bóng như
Cốt khí, đậu ma, đậu triều… gieo vãi toàn diện hoặc gieo theo băng.
Trồng xen– Trồng Ba kích dưới tán rừng tự nhiên
+ Đối với rừng thứ sinh nghèo kiệt, rừng khoanh nuôi phục hồi có độ tán che 0,3 – 0,5 đều có thể trồng xen cây Ba kích.
+ Tùy theo hiện trạng thực bì của đối tượng rừng mà quyết định trồng theo băng, theo ô hay theo đám.
+ Nếu trồng theo băng, phát sạch và dọn băng trồng rộng 1-2m, băng chừa để lại rộng từ 2-3m.
– Trồng Ba kích dưới tán rừng trồng
+ Trồng nơi đất trống: Phương thức này trồng với quy mô lớn, diện tích rộng trên các sườn đồi hay những nơi đất bằng phẳng.
+ Nơi đất trống và đất đã canh tác nhiều vụ:
Đánh bỏ hết gốc lau chít, chè vè, cỏ dại.
Giữa 2 hàng trồng Ba kích nên trồng một hàng cây phù trợ.
Trồng Ba kích trong vườn hộ gia đìnhTrong vườn nhà có lỗ trống hoặc tán thưa có thể trồng Ba kích để tận dụng diện tích.
+ Trồng dưới tán các loài cây ăn quả như mít, nhãn, và na, cao su …
Biện Pháp Phòng Trị Một Số Sâu Bệnh Hại Lan Hồ Điệp
Các biểu hiện của vườn lan bị virus thường thấy như: Lá có đốm trong, màu xanh không đều, có chỗ xanh nhạt, có chỗ xanh đậm. Hoa có màu không đều xen lẫn những vệt trắng, hoa nhỏ, cành ngắn. Cây thường cằn cỗi, không phát triển được.
A. Sâu hại 1. Rệp son (Scale insects):Là loại rệp có vỏ màu nâu. Loài rệp này thường bám vào lá để hút nhựa và thải ra chất độc làm hại cây. Do đó phải phòng trừ thường xuyên để hạn chế khả năng sinh sản của chúng ( loài này sinh sản rất nhanh và gây hại lớn cho vườn lan). Phòng trừ bằng cách tiêu diệt bằng tay hoặc dùng các thuốc như Regent, Lannate, supracide…theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì, phun 1 tuần 1 lần cho đến khi tiêu diệt hoàn toàn.
2. Bọ trĩ (Thrips):Thường xuất hiện trong các giá thể có cấu tạo bằng xơ dừa, vỏ cây mục, dớn vụn hoặc do sử dụng quá nhiều các loại phân hữu cơ dưới dạng xác như: Bánh dầu, phân bò… có thể dùng các loại thuốc như Bassa nồng độ 20cc/8lit, confidor… nên phun ngừa thường xuyên 2lần/ tháng.
3. Ốc sên, nhớt:Nó thường phá hoại ăn hết các rễ non và tiết ra những chất làm thối các chồi mới mọc. Cần rải thuốc diệt sên nhớt vào những khi có thời tiết quá ẩm.
4. Nhện đỏ (red spider mites):Là loại côn trùng rất nhỏ, không dài hơn ½ mm, dưới kính lúp quan sát có dạng như con rệp, có 8 chân, thường có màu vàng lúc non rồi chuyển thành màu đỏ khi trưởng thành, nó thường chui trong bẹ lá của cây, nằm kín ở phần gốc lá, gây hại làm lá héo và rụng. Xuất hiện nhiều vào mùa khô, ít hơn vào mùa mưa. Nhện đỏ sinh sôi và phát triển rất nhanh, khi phát hiện phải diệt trừ ngay nếu không cây sẽ ngừng phát triển. Phải dùng thuốc thường xuyên và liên tục để diệt cả trưởng thành và trứng, các thuốc thường dùng là: Commite, Nissorun, Polytrin … dùng theo liều lượng khuyến cáo và xịt thường vào lúc 8-9 giờ sáng khi có nắng thì hiệu quả tiêu diệt cao.
B. Bệnh do nấm 1. Bệnh thối đen (black rot):Thường gặp vào mùa mưa ở những vườn có độ ẩm cao hoặc tưới nước quá nhiều. Bệnh này thường gây thiệt hại nghiêm trọng: Cây thường chết nhiều và nhanh chóng, nhất là đối với cây con. Bệnh thường xuất hiện ở gốc, rễ rối và lan dần lên thân cây. Ban đầu phát sinh ở chồi non làm chồi thối thành màu nâu, khi cầm vào thì rời khỏi thân dễ dàng, mềm nhũng và đầy nước. Nguyên nhân là do nấm Collectotrichum sp và Phytophthora sp. nhưng phần lớn là do nấm Phytophthora sp. gây ra. Việc bón phân hoà tan không hết khi tưới cho cây sẽ làm cây bầm ngọn và làm nấm bệnh dễ gây hại. Ngoài ra trong mùa mưa, nếu tưới phân có hàm lượng đạm cao cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Phòng trừ: Ở cây con thường dễ bị bệnh hơn, nên tách cây bị bệnh ra riêng và sử dụng thuốc ngừa cho những cây còn lại bằng cách phun hay nhúng cả cây vào dung dịch thuốc nấm. Ở cây lớn thì cắt bỏ phần bị thối, nếu thối đọt thì rút bỏ đọt và phun thuốc nấm vào. Các thuốc diệt nấm có thể sử dụng là: Kasumin, TopsinM, CuzateM8, Score,super Tilt…theo nồng độ khuyến cáo của thuốc.
2. Bệnh đốm vòng (Anthracnse):Lá có chấm tròn màu nâu đỏ, nâu cháy rồi lan rộng ra thành nhiều vòng tròn đồng tâm, sau cùng sẽ khô cháy. Dấu vết to nhỏ tuỳ theo từng loại lan và tuỳ theo từng môi trường mà nấm phát triển, nếu mưa nhiều thì lá sẽ bị thối ngay. Nguyên nhân là do nấm Glocosporium sp. và Collectotrichum sp. gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa nên phải phòng ngừa trước, thường xử lý bằng cách cắt bỏ lá bị bệnh và phun các loại thuốc như : Mancozep, Dithal, Vicaben…theo nồng độ khuyến cáo.
3. Bệnh khô lá (Leaf blight):Bệnh này thường gặp nhiều như bệnh đốm vòng và hai bệnh này thường phát sinh cùng một lúc nên bệnh này càng trầm trọng hơn.
Triệu chứng: Giai đoạn đầu lá khô sau đó biến thành màu nâu nhạt, thường khởi đầu bằng một chấm đen ở trên lá, có thể từ đầu lá khô dần vào hay từ gốc lá lan nhanh lên rồi khô hết cả lá.
Nguyên nhân: do nấm thuộc giống Phylostica gây ra, phát triển do bào tử và phát tán trong không khí nhờ gió.
Phòng trị: Phun thuốc Score hay Super Tilt 5ngày/lần cho đến khi cây hết bệnh.
4. Bệnh héo rễ (Wilt):Bệnh héo rễ là bệnh thông thường nhưng không kém phần quan trọng nó là trở ngại lớn cho những người trồng phong lan. Bệnh này ít xuất hiện trên Địa lan.
Triệu chứng: Rễ khô dần, cây còn nhỏ gặp bệnh này có hiện tượng lá úa vàng từ dưới lên và chết cả cây. Đối với cây đã phát triển tốt thì cây không chết nhưng rễ bị khô mục và sẽ làm cho cây chậm phát triển, nếu rễ khô nhiều thì cây càng yếu nhiều.
Nguyên nhân: Do nấm Sclerotium rolfsii gây nên, còn gọi là nấm hạch, những hạch này có thể tồn tại trong môi trường rất lâu, khi có điều kiện ẩm độ và nhiệt độ cao những hạch này phát triển thành sợi nấm và gây bệnh rất nhanh, nếu không chữa trị ngay thì có thể làm hư hết cả vườn.
Phòng trị: Có thể dùng các loại như Anvil, Sumi eight …phun vào phần gốc rễ tuần 2 lần khi bắt đầu chớm bệnh.
C. Bệnh do vi khuẩn 1. Bệnh thối mềm (Soft rot)Triệu chứng: Từ một chấm nhỏ bắt nguồn từ một dấu bầm trên ngọn lá do giọt nước mưa quá mạnh gây ra rồi lan nhanh thành màu nâu như bị phỏng nước sôi, chỉ cần sờ tay vào một tí đã thấy dính tay, sau đó sẽ thối hết cả chồi.
Nguyên nhân: Do vi khuẩn Erwinia Carotovora gây nên, thường gặp những vườn có độ ẩm cao, chăm sóc không đầy đủ và phát triển mạnh vào mùa mưa. Thường vi khuẩn này làm hại cây do các vết thương hoặc do sâu bọ cắn, bệnh này lây lan rất mạnh, cây có thể chết sau 2-3 ngày nhiễm bệnh.
Phòng trừ: Cắt phần bị thối rồi đem cả cây ngâm vào dung dịch Kasumin 5g/lit trong vòng 10 phút hoặc dùng Agrimycin hay dung dịch 1gam thuốc tím pha trong 10 lít nước. Ngưng tưới nước 2-3 ngày sau khi phun thuốc. Trong trường hợp bị bệnh nặng, nên lấy cây ra khỏi chậu rồi ngâm vào nước thuốc trên, sau đó chuyển sang trồng vào chậu mới. Giá đựng chậu lan bị bệnh dùng dung dịch foocmol tỉ lệ 1: 50 pha với nước và lau sạch. Sau đó cần phun xịt lại để vườn lan hoàn toàn hết bệnh.
2. Bệnh thối nâu (Brown rot)Triệu chứng: Xuất hiện những chấm màu xanh đậm trên lá, tròn, lan rộng rất nhanh. Tế bào ở nơi đó biến thành màu nâu hay đen, mềm nhũng và chứa đầy nước. Nếu để lâu các vết bệnh này sẽ lan ra cả cây rất nhanh.
Nguyên nhân: Do vi khuẩn Phytomonas ? (Acidovorax (syn. / đồng danh Pseudomonas) gây ra cộng với sự tổn thương cơ học trong mùa mưa.
Phòng trừ: Hạn chế các nguyên nhân gây tổn thương cơ học cho cây trong mùa mưa, giữ cho vườn lan không bị quá ẩm. Dùng kháng sinh trong nông nghiệp như Agrimycin phun cho cả vườn và ngưng tưới nước 2-3 ngày. Có thể dùng 1gam Strep- tomycin + 2viên Tetracylin 500 hoà tan vào 1,5 lít nước để trị bệnh cho cây. Có thể dùng theo cách trị bệnh như bệnh thối mềm ở trên.
D. Bệnh do virusBotrytis Petal Blight / Bệnh (làm) tàn cánh hoa
Các biểu hiện của vườn lan bị virus thường thấy như: Lá có đốm trong, màu xanh không đều, có chỗ xanh nhạt, có chỗ xanh đậm. Hoa có màu không đều xen lẫn những vệt trắng, hoa nhỏ, cành ngắn. Cây thường cằn cỗi, không phát triển được. Ở Cattleya thường gặp virus gây nên bệnh sọc trắng ở hoa. Bệnh virus rất dễ lây lan qua dụng cụ tách chiết, qua các côn trùng châm hút gây hại. Nên cách ly hoàn toàn cây bị bệnh virus với những cây khác. Không có cách chữa trị nào khác ngoài việc phải đốt bỏ cây bị bệnh, khử trùng dụng cụ tách chiết và vệ sinh vườn lan.
KS. Nguyễn Trung Ái
Cập nhật thông tin chi tiết về Một Số Phương Pháp Trồng Lan trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!