Xu Hướng 9/2023 # Một Số Đặc Tính Và Kinh Nghiệm Về Cây Hải Châu # Top 12 Xem Nhiều | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Một Số Đặc Tính Và Kinh Nghiệm Về Cây Hải Châu # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Một Số Đặc Tính Và Kinh Nghiệm Về Cây Hải Châu được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cây hải châu là cây thân gỗ nhỏ, phân bố ở các tỉnh miền trung của nước ta như bình thuận, khánh hòa, phú yên, bình định, quảng ngãi. Hải châu nổi bật bởi những màu sắc phong phú của quả .

Xin lưu ý phân biệt với 1 loài cây cũng tên Hải Châu mà người ta gọi là Rau heo, Sam biển (danh pháp hai phần: Sesuvium portulacastrum), đây là loài cây lâu năm, thân thảo mọc bò khắp phần lớn thế giới. Loài này thì không thấy ai dùng làm bonsai bao giờ.

Hải Châu thường có những loại như lá lớn, lá trung, lá nhỏ và có loài cây hải châu có gài hoặc không có gai. Cây Hải Châu thường khó đậu trái ở những nơi có khí hậu lạnh, cây chỉ cho trái nhiều khi khí hậu thời tiết luôn luôn cao. Ở miền bắc hải châu thường cho rất ít trái.

Cây hải châu là cây cảnh dễ trồng và chăm sóc vì khả năng chịu nắng, gió và nhu cầu nước cao của cây, ta nên tưới cây mỗi ngày đều đặn 1 lần, nước còn ảnh hưởng đến hoa của cây như khi cây không có đủ lượng nước thì hoa của cây hải châu sẽ rụng và điều đó cũng ảnh hưởng đến sự cho trái của cây. Hoa của cây hải châu thường màu trắng và rất thơm.

Ở nơi có khí hậu khô cằn thì lá của cây hải châu thường rất nhỏ, thân cây và gốc có những hình dạng sần sùi, cằn cổi và có dáng dấp cổ thụ nên được khai thác và tạo dáng thành những tác phẩm bonsai đẹp.

Theo kinh nghiệm bản thân về cây này: cần tưới đủ lượng nước hàng ngày, để cây thiệt nhiều nắng và gió (lúc cây đã sống khỏe). Mình đã thử tưới nước lên bông lúc đang nở kết quả bông vẫn đậu trái nhưng trái ít hơn. Ngày nào cũng tưới gốc (tưới ngày 1 lần), tránh để cây vài ngày mới tưới.

Trái Hải Châu ăn được, mới ăn thấy ngọt ngọt nhưng đừng ăn nhiều quá vì miệng có vị đắng, ăn thứ khác mất ngon.

Hải Châu mọc ngoài tự nhiên nhiều cây có sẳn chi tàn được mẹ thiên nhiên nuôi rất đẹp, các anh đi khai thác về thường đào nguyên bầu đất, mình mua về trồng Anh em chớ phá bỏ bầu đất củ của cây nếu chưa có kinh nghiệm trồng cây này, tránh tình trạng cây bị sốc khi về môi trường mới và lưu ý là bấm bỏ toàn bộ lá trên cây để tránh cây bị mất nước, đem vào để chổ mát (30% nắng)và tưới đủ lượng nước hàng ngày, dùng bình xịt tạo độ ẩm là hay nhất.

Cây Hải Châu không có bầu đất mình đem về dùng cát xây dựng trồng với mục đích tạo độ mát cho cây, tránh tưới nước làm ướt mặt cắt của cây và đem vào chổ mát. Khoảng 2 tháng sau khi cây ra mầm mình cho ra nắng từ từ là được.(Tránh đem ra nắng sớm cây phát triển không sung, có khi cây không sống nổi).

Một Số Kinh Nghiệm Quý Về Cách Trồng Lan

Khi trồng lan bạn thường hay suy nghĩ và phân vân nhiều thứ: Không biết trồng lan gì, chăm sóc thế nào, tưới nước, phân ra sao,…? Huyền Bùi sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm quý về cách trồng lan cho các bạn yêu và chơi lan được biết.

1. THIẾT KẾ VƯỜN

Đối với lan kinh doanh cần thiết kế khung giàn lan làm bằng sắt chắc chắn, đảm bảo bền để chống gió bão. Giàn che ánh sáng dùng lưới màu xám hay xanh đen. Giàn đặt chậu làm bằng sắt, giàn treo làm bằng tầm vông hay sắt ống nước. Xung quanh vườn cần dựng hàng rào chắn chắc chắn hay rào bằng lưới B40. Thiết kế hàng trồng theo hướng Bắc Nam để vuông góc với dường đi của ánh nắng. Các chậu lan cần chọn cùng cỡ kích thước, cùng giống, cùng độ tuổi, bố trí theo từng khu vực để dễ chăm sóc. Nước tưới phải sạch, có rãnh nước dưới dàn lan để tạo khí hậu mát cho vườn lan. Nếu trồng lan để chơi trên lan can, mái hiên, sân thượng cần chú ý rằng tiểu khí hậu các nơi này thường bị khô nóng do ảnh hưởng của các kết cấu bê tông, mái tole… xung quanh. Cần đặt thêm các chậu cảnh khác như cau, mai chiếu thuỷ, nguyệt quế… để giảm bớt ảnh hưởng của các yếu tố này. Cần che bớt ánh sáng mặt trời, tránh ánh nắng chiếu toàn bộ, nhất là vào buổi chiều.

2. CHỌN GIỐNG

Loài thích hợp cho trồng lan kinh doanh là Dendrobium, Phalaenopsis, Oncidium, Vanda, Cattleya… đây là những loài ra hoa khỏe, đẹp và bền cây, cho thu hoạch liên tục. Nếu trồng lan để chơi, giải trí nên trồng Dendrobium, Vũ nữ, Hồ điệp; đây là những loài dễ chăm sóc và ra hoa. Có thể nhân giống bằng nuôi cấy mô hay tách mầm. Điều kiện môi trường nuôi cấy mô phong lan với nhiệt độ 22-27oC, cường độ ánh sáng thích hợp, pH từ 5-5,7. Khử trùng mô bằng Starner 20 WP cấy bằng Clorox hoặc Hipocloritcalci, bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng. Có thể tách mầm từ các chậu lan lớn, mỗi phần để 2-3 nhánh. Dùng dao sắc khử trùng bằng cồn, vết cắt cần gọn, sau cắt bôi vôi vào vết cắt cho nhanh lành sẹo.

3. CHUẨN BỊ GIÁ THỂ VÀ CHẬU

Có thể lấy than gỗ, xơ dừa, vỏ lạc làm giá để trồng lan. Than gỗ nung cần chặt khúc, kích thước 1 x 2 x 3cm, than phải ngâm, rửa sạch, phơi khô. Xơ dừa xé cho tơi ngâm khoảng 1 tuần cho bớt tanin và mặn, phơi khô. Mụn dừa cũng cần rửa sạch phơi khô. Vỏ dừa chặt khúc 1 x 2 x 3 cm xử lý bằng nước vôi 5%. Chậu trồng bằng nhựa hay đất nung, kích cỡ tuỳ loại và độ tuổi.

4. KỸ THUẬT CHUYỂN CHẬU

Nếu dùng lan cấy mô thì khi lan mô đạt khoảng 4cm cần chuyển ra ngoài. Cây mô rửa sạch để trên miếng lưới hay rổ kê trên chậu nước để giữ mát cho cây con. Giai đoạn trồng chung trên giàn lấy xơ dừa bó xung quanh cây lan cấy mô, dùng dây thun cuốn lại rồi đặt lên giàn. Sau khi trồng trên giàn được 6-7 tháng thì chuyển sang chậu nhỏ. Khoảng 6 tháng thì chuyển sang chậu lớn. Sau mỗi lần chuyển chậu khoảng một tuần mới được bón phân. Việc thay đổi chậu còn tùy kích cỡ của cây, mức độ thối, hư mục rêu bám… Nếu trồng lan để chơi, lan lâu ngày ra hoa ít cần dỡ lan ra khỏi chậu, cắt bớt các rễ già và quá dài, chuyển sang chậu mới, thay giá thể mới, lan sẽ sinh trưởng tốt và ra hoa trở lại.

5. CHĂM SÓC LAN

Lan là cây trồng dễ chăm sóc nếu chúng ta đảm bảo được các điều kiện thuận lợi cho lan phát triển. Các yếu tố quan trọng nhất đối với lan là ánh sáng, nước tưới, độ ẩm, chậu hay giá thể và dinh dưỡng.

+ Chiếu sáng:

Mật độ chiếu sáng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sinh trưởng, phát triển và ra hoa của lan. Thiếu nắng cây lan vươn cao nhưng nhỏ và ốm yếu, lá màu xanh tối, dễ bị sâu bệnh tấn công, cây ít nảy chồi, khó ra hoa, hoa nhỏ và ngắn màu sắc không tươi, hoa nhanh tàn. Thừa nắng lan thấp cây, lá vàng có vết nhăn và khô, mép lá có xu hướng cụp vào, dễ ra hoa sớm khi cây còn nhỏ nên hoa ngắn, nhỏ, cây kém phát triển. Nếu nắng gắt quá lá sẽ bị cháy, khô dần rồi chết.

Lan có yêu cầu khác nhau về mức độ chiếu sáng tùy theo loài lan và tuổi cây. Lan Hồ điệp (Phalaenopsis) ít chịu nắng nhất, có thể chịu được 30% nắng, lan Cattleya chịu được 50% nắng, lan Dendrobium hay Vanda lá hẹp chịu được 70% nắng, trong khi lan Vanda lá dài và Bò cạp chịu được tới 100% nắng. Lan con từ 0-12 tháng đang trong giai đoạn tăng trưởng thân lá chỉ cần chiếu sáng 50%, lan nhỡ từ 12-18 tháng cần chiếu sáng tới 70% và thời điểm kích thích ra hoa có thể cho chiếu sáng nhiều hơn, thậm chí bỏ dàn che để chiếu sáng tự nhiên. Hướng chiếu sáng cũng rất quan trọng đối với lan. Lan đặt ở hướng Đông nhận ánh nắng buổi sáng sẽ tốt hơn nhiều so với lan đặt ở hướng Tây nhận ánh nắng buổi chiều. Chính vì vậy nếu trồng lan trên sân thượng hay ban công ở phía Tây lan kém phát triển và ít hoa. Khi trồng lan cần bố trí hàng theo hướng Bắc– Nam để cây nhận được ánh sáng phân bố đầy đủ nhất.

+ Phân bón:

Lan cần 13 chất dinh dưỡng khoáng, thuộc các nhóm đa, trung và vi lượng: Dinh dưỡng đa lượng gồm Đạm (N), Lân (P) và Kali (K). Dinh dưỡng trung lượng gồm Lưu huỳnh (S), Magiê (Mg) và Canxi (Ca). Dinh dưỡng vi lượng gồm Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Bo (B), Molypđen (Mo) và Clo (Cl).

Thiếu đạm: cây còi cọc, ít ra lá, ra chồi mới, lá dần chuyển vàng theo qui luật lá già trước, lá non sau, rễ mọc ra nhiều nhưng cằn cỗi, cây khó ra hoa. Thừa đạm: thân lá xanh mướt nhưng mềm yếu, dễ đổ ngã và sâu bệnh, đầu rễ chuyển xám đen, cây khó ra hoa.

Thiếu lân: cây còi cọc, lá nhỏ, ngắn, chuyển xanh đậm, rễ không trắng sáng mà chuyển màu xám đen, không ra hoa. Thừa lân: cây thấp, lá dày, ra hoa sớm nhưng hoa ngắn, nhỏ và xấu, cây mất sức rất nhanh sau ra hoa và khó phục hồi. Thừa lân thường dẫn đến thiếu Kẽm, Sắt và Mangan.

Thiếu kali: cây kém phát triển, lá già vàng dần từ hai mép lá và chóp lá sau lan dần vào trong, lá đôi khi bị xoắn lại, cây mềm yếu dễ bị sâu bệnh tấn công, cây chậm ra hoa, hoa nhỏ, màu không sắc tươi và dễ bị dập nát. Thừa kali: thân lá không mỡ màng, lá nhỏ. Thừa kali dễ dẫn đến thiếu magiê và can xi.

Thiếu lưu huỳnh: lá non chuyển vàng nhạt, cây còi cọc, kém phát triển, sinh trưởng của chồi bị hạn chế, số hoa giảm

Thiếu magiê: thân lá èo uột, xuất hiện dải màu vàng ở phần thịt của các lá già trong khi hai bên gân chính vẫn còn xanh do diệp lục tố hình thành không đầy đủ, cây dễ bị sâu bệnh và khó nở hoa.

Thiếu canxi: cây kém phát triển, rễ nhỏ và ngắn, thân mềm, lá nhỏ, cây yếu dễ bị đổ ngã và sâu bệnh tấn công

Thiếu kẽm: xuất hiện các đốm nhỏ rải rác hay các vệt sọc màu vàng nhạt chủ yếu trên các lá đã trưởng thành, các lá non trở nên ngắn, hẹp và mọc sít nhau, các đốt mắt ngọn ngắn lại, cây thấp, rất khó ra hoa.

Thiếu đồng: xuất hiện các đốm màu vàng và quăn phiến lá, đầu lá chuyển trắng, số hoa hình thành ít bị hạn chế, cây yếu dễ bị nấm tấn công.

Thiếu sắt: các lá non chuyển úa vàng sau trở nên trắng nhợt, cây còi cọc, ít hoa và dễ bị sâu bệnh tấn công.

Thiếu mangan: úa vàng giữa các gân của lá non, đặc trưng bởi sự xuất hiện các đốm vàng và hoại tử, các đốm này xuất hiện từ cuống lá non sau lan ra cả lá, cây còi cọc, chậm phát triển.

Thiếu bo: lá dày, đôi khi bị cong lên và dòn, cây còi cọc, dễ bị chết khô đỉnh sinh trưởng, rễ còi cọc số nụ ít, hoa dễ bị bị rụng, không thơm và nhanh tàn.

Thiếu molypden: xuất hiện đốm vàng ở giữa các gân của những lá dưới, nếu thiếu nặng, các đốm này lan rộng và khô, mép lá cũng khô dần, cây kém phát triển.

Thiếu clo: xuất hiện các vệt úa vàng trên các lá trưởng thành sau chuyển màu đồng thau, cây còi cọc, kém phát triển.

Lan rất cần phân bón nhưng không chịu được nồng độ dinh dưỡng cao, vì vậy bón phân cho lan phải thực hiện thường xuyên và tốt nhất là bằng cách phun qua lá. Phân bón cho lan phải chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng với thành phần và tỷ lệ phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây. Nguyên tắc chung là lan trong thời kỳ sinh trưởng thân lá mạnh cần đạm cao, lân và kali thấp, trước khi ra hoa cần lân và kali cao, đạm thấp trong khi lan nở hoa cần kali cao, lân và đạm thấp hơn.

Phân bón thích hợp cho các thời kỳ này là Đầu Trâu 501, 701 và 901, đây là loại phân có đầy đủ và cân đối đa, trung, vi lượng và các chất điều hòa sinh trưởng. Nồng độ và liều lượng phun tùy thuộc tuổi và thời kỳ phát triển như sau:

+ Lan mới trồng 0-6 tháng hoặc lan mới ra chồi non sau cắt hoa: Phun phân bón lá Đầu Trâu 501 (30-15-10) nồng độ 500 ppm (0,5 g/lít). Giai đoạn trước 3 tháng phun định kỳ 3 ngày/lần, từ 3-6 tháng định kỳ 7 ngày/lần.

+ Lan mới trồng 6-12 tháng hay lan cũ có chồi mới đang phát triển mạnh: Phun phân bón lá Đầu Trâu 501 (30-15-10) nồng độ 2.000 ppm (2g/lít), định kỳ 7 ngày/lần.

+ Lan mới trồng 12-18 tháng hay lan cũ có chồi đã thành thục chuẩn bị ra hoa: Phun phân bón lá Đầu Trâu 701 (10-30-20) nồng độ 3.000 ppm (3g/lít), định kỳ 7 ngày/lần. Giai đoạn này cần giảm nước tưới và bỏ bớt mật độ giàn che để năng mức độ chiếu sáng nhằm kích thích ra hoa.

+ Khi vòi hoa xuất hiện: Phun phân bón lá Đầu Trâu 901 (15-20-25) nồng độ 2.000 ppm (2g/lít) nhằm thúc hoa nở to, đẹp, giữ hoa lâu tàn.

+ Tưới nước: Nếu thiếu nước cây sẽ khô héo, giả hành teo lại, lá rụng nhưng không chết, nụ có thể trước khi nở hoa. Thừa nước, cây dễ bị thối đọt nhất là với các giống lan có lá đứng mọc sít nhau. Quá nhiều nước rễ có rong rêu và nấm bệnh phát triển mạnh. Nước tưới cho lan không quá mặn. Chỉ tưới nước đủ ẩm, nên tưới vào sáng sớm hay chiều mát, tránh tưới buổi trưa khi trời đang nắng nóng. Sau những trận mưa bất thường, nhất là mưa đầu mùa cần tưới lại ngay để rửa bớt các chất cặn đọng lại trên thân lá.

+ Phòng trừ sâu bệnh: Lan là cây cũng dễ bị sâu bệnh, nhất là trong điều kiện chăm sóc kém, điều kiện môi trường không thuận lợi. Tùy theo từng loại sâu bệnh mà dùng các loại thuốc thích hợp. Liều lượng và nồng độ phun cần theo đúng hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Nếu lan bị các loại sâu hại thân lá có thể dùng các thuốc chứa hoạt chất Fenitrothion, Trichlorfon như Ofatox 400EC, hoạt chất Cartap như Patox 95SP hay Captafon, Captan hoặc Actara 25WG. Lan bị rệp sáp, rệp trắng, rầy mềm dùng Supracid 40ED/ND, Suprathion 40EC, Bitox 40EC hay Ofatox 400EC. Lan bị nấm, vi khuẩn hay virus gây nên tình trạng cháy lá từng đám, vết cháy lan tròn dần, bệnh thối rễ dùng Zinep, Starner 20 WP hay Benomyl.

Chúc các bạn thành công!

Một Số Kinh Nghiệm Hay Về Chăm Sóc Lan

Khác với các cây trồng cạn, trồng trong môi trường nước (thủy sinh), các loài phong lan (họ lan Orchidae) lại có đời sống khí sinh, bì sinh (không cần đất) nhờ bộ rễ “ăn nổi” bám vào vỏ cây rừng nhiệt đới hoặc hút chất dinh dưỡng từ mùn hữu cơ đang hoai mục tích tụ trong các hốc đá cheo leo để hoàn tất vòng đời.

Một số kinh nghiệm hay về chăm sóc lan

Khác với các cây trồng cạn, trồng trong môi trường nước (thủy sinh), các loài phong lan (họ lan Orchidae) lại có đời sống khí sinh, bì sinh (không cần đất) nhờ bộ rễ “ăn nổi” bám vào vỏ cây rừng nhiệt đới hoặc hút chất dinh dưỡng từ mùn hữu cơ đang hoai mục tích tụ trong các hốc đá cheo leo để hoàn tất vòng đời.

Là họ tiến hóa cao trong thế giới thực vật, phong lan thích nghi hoàn hảo với thụ phấn nhờ sâu bọ nên có nhiều đặc điểm rất hấp dẫn thị hiếu con người: Sắc màu, hương thơm đa dạng và phong phú, mật ngọt, phấn bùi v.v… lại không cần đất, không đòi hỏi hướng phơi sáng trực tiếp do thích nghi với khí hậu nóng ẩm, dưới bóng râm nên cây này rất thích hợp cho mọi nơi chốn, nhất là chung cư, đô thị. Vì vậy nhu cầu về giống vượt trội so với khả năng cung cấp của lan tự nhiên (lan rừng).

Do đó cần phải chọn lọc giống tốt, chủ động nhân ươm để cung kịp cầu trong phong trào chơi sinh vật cảnh rầm rộ như hiện nay và tăng trưởng mạnh hơn khi công cuộc xóa đói giảm nghèo tiến triển.

Nhân giống phong lan

Nhân giống phong lan tiến hành vào mùa xuân là thời vụ thích hợp nhất cho sinh trưởng của cây này, phương pháp nhân sinh dưỡng bằng tách những mầm chồi phát ra từ xung quanh cổ rễ (gốc) của cây mẹ trong bụi – đó là những “giò” lan. Cũng giống như chuối (cùng lớp một lá mầm có gân lá song song hoặc hình vòng cung, rễ chùm), trong việc chọn giống và nhân cần lấy từ những khóm (bụi) lan đã bói hoa, còn đang sung sức, không bị sâu bệnh để cây giống sẵn có kích thích tố (auxin) sinh sản vừa lớn nhanh, lại sớm trổ hoa trở lại sau khi trồng.

Dùng dao hoặc kéo hay mũi đục sắc đã hơ lửa, nhúng cồn để sát trùng tách giò lan giống sát gốc cây mẹ, kèm theo bộ rễ mới và giá thể (đặc biệt cần với lan rừng để cây giống sẵn có thức ăn ban đầu giúp thích nghi dần với nơi ở mới). Chấm gốc giò giống vào tro bếp hoai mục (tro “xó bếp”) hoặc hỗn hợp tro + bùn hẩu đã khuấy kỹ theo tỷ lệ 1:1 về khối lượng để “hồ” – kích thích rễ mới ăn ra nhanh và nhiều (như kinh nghiệm “hồ” rễ mạ và nhiều loài, giống cây trồng khác), rồi cho vào lồng, cố định với giá thể (và cũng là thức ăn nuôi lan).

Giá thể cho lan bám và hút chất khoáng

Giá thể cho lan bám và hút chất khoáng dễ tiêu chính là những mẩu gỗ vụn còn nguyên vỏ đang hoai mục đã bị hơ xém vỏ ngoài để tiệt trùng và hấp dẫn, kích thích rễ lan “ăn ra” bám vào đó. Nên lấy ở những cây không nhựa mủ thích hợp với nhu cầu đồng hóa của rễ phong lan (tốt nhất là cây vỏ dầy chứa nhiều hữu cơ tinh luyện đang phân hủy). Có thể trộn thêm với những mẩu than gỗ nhỏ và xỉ than, bã chè hoai mục… theo tỷ lệ 7:1:1:1 (theo khối lượng) đảm bảo cân đối và đầy đủ khoáng đa, vi lượng nuôi lan.

Treo “lồng” lan giống dưới tán cây, bóng râm hoặc đặt dưới giàn che, điều hòa ẩm độ cho giá thể và môi trường không khí bao quanh thường xuyên ẩm và mát. Tuyệt đối không để bộ rễ sũng nước hoặc khô quắt.

Phun tưới cho cây lan

Phun tưới cho cây theo kinh nghiệm: “Hai ướt – một khô” trong ngày, nhất là khi thu về hanh lạnh. Đó là sáng sớm (trước bình minh) và chiều tối (sau hoàng hôn) để cây được mát gốc, chồi và lá không bị cháy khảm (lỗ rỗ) do các giọt nước hội tụ ánh nắng gây ra.

Có thể “bồi dưỡng” cho lan bằng nước gạo tươi (mới vo chưa chua), không lạm dụng phân hóa học vì dễ gây “tốt lá xấu hoa” hoặc “thâm rễ thối mầm”.

Khi thấy lá ngọn rụt lại (cũng giống như chuối và hầu hết các cây 1 lá mầm) cần tăng thời gian phơi sáng thêm 1 – 2 giờ trong ngày thì hoa sai, thắm sắc, đậm hương hơn.

Một Số Kinh Nghiệm Chăm Sóc Lan Dendro

Anh Khánh PCT Hội Sinh vật cảnh thị xã Long Khánh Đồng Nai phổ biến kinh nghiệm chăm sóc lan DENDRO, một số người đã áp dụng thành công mang lại hiệu quả kinh tế cao. Xin cám ơn và mạn phép anh giới thiệu rộng rãi kinh nghiệm này làm món quà cho mọi người.

Một số kinh nghiệm chăm sóc lan DENDRO TƯỚI NƯỚC CHO LAN: Mùa nắng: – Sáng tưới đẫm lần 1 (7 giờ đến 8 giờ) – Chiều tưới đẫm lần 2 (14 giờ đến 15 giờ) Tùy theo thời tiết nắng, gió mà quyết định tưới xen thêm giữa 2 lần tưới chính bằng những lần tưới nhẹ. Mùa mưa: – Sáng tưới trễ hơn – Chiều tưới sớm hơn Có thể tưới ít hơn, chủ yếu là tưới xả sau mỗi đợt mưa để phòng trong nước mưa có các độc tố, hóa chất, axit ảnh hưởng đến cây lan, đặc biệt là những cơn mưa đầu mùa và cuối mùa mưa. Dấu hiệu đánh giá Cây lan đủ nước: – Sau 16 giờ chất trồng vừa ráo nhưng không quá khô. – Lâu dài: + Thân : Căng tròn, không bị teo giả hành. + Lá : Dày, mởn, không vàng. + Rễ : Dài vừa phải, to mập. + Đọt, chồi non : Ra mạnh, liên tục phát triển. Đủ nước cây sẽ phát triển tốt Cây lan thiếu nước: – Sau 16 giờ chất trồng quá khô sẽ rút nước ngược lại từ rễ ra, lá mất bóng. – Sáng sớm hôm sau cây vẫn có vẻ chưa tỉnh. – Lâu dài: + Thân : Ốm, giả hành teo lại (có khía dọc thân). + Lá : Mỏng, dài, vàng héo rồi rụng. + Rễ : Ra rất dài bò ra ngoài chậu mà không chui vào chất trồng. + Đọt, chồi non : Bị thui lại không phát triển liên tục. + Giả hành mới : Sẽ ngắn, ốm nên ra hoa sớm khi còn thấp. Thiếu nước sẽ làm suy cây Cây lan dư nước: – Sau 16 giờ chiều đáy chậu vẫn chưa khô, chất trồng còn đẫm nước (trừ những ngày ban đêm gió vẫn còn rất mạnh như trong tháng 2-4al). – Lâu dài: + Rễ : Bị thúi nhũn, rất ít rễ bám vào chất trồng. + Lá : Vàng nhưng lại dày, mềm (khác với thiếu nước là lá cũng vàng nhưng mỏng, dai). + Giả hành mới : Mọc yếu, dễ bị thúi nhũn. – Nấm bệnh và côn trùng xuất hiện rất nhiều; bệnh đốm lá xuất hiện rất nhiều càng dễ rụng lá hơn nữa. Trên mặt chất trồng rêu xanh, mốc đen nhiều. Dư nước sẽ làm chết cây

PHÂN BÓN

Từ khi trồng: – Phân 30.10.10, 3 ngày/lần – Vitamin B1, 3 ngày/lần (không pha chung với bất kỳ loại thuốc và phân nào) – Superthive, 15 – 30 ngày/lần (có thể pha chung với phân NPK 30.10.10) – Phân cá, 20 ngày/lần (không pha chung với bất kỳ loại thuốc và phân nào) – Atonik, 30 ngày/lần (không pha chung với B1) Phun xen kẽ các loại phân trên, phun đẫm toàn bộ cây, thời điểm phun tốt nhất là 5 giờ sáng đến 8 giờ thì tưới xả muối. Trước khi phun phân thi phun nước trước (nhớ là phun nước chứ không phải tưới) để chống sốc cho lan. Khi thúc bông: Khi giả hành thứ 2 hoặc 3 kể từ khi trồng đã gần tới đỉnh. Phun 2 lần 10.60.10. Sau đó phun liên tục 20.20.20 và 2 lần liên tục Atonik, 6 ngày/lần.

PHÒNG TRỊ BỆNH

Bệnh trên cây trồng nói chung và cây lan nói riêng được phân thành 3 nhóm chính như sau: i) Bệnh do côn trùng gây ra; ii) Bệnh do nấm gây ra; iii) Bệnh do virus gây ra. Bệnh do côn trùng gây ra dễ phòng ngừa và cũng dễ điều trị. Bệnh do nấm và virus gây ra biện pháp chủ yếu và hiệu quả nhất là phòng ngừa còn việc điều trị hầu như ít có hiệu quả. Mùa nắng: – Dithane M45 80WP, 2 – 3 tuần/lần. – Aliette 800 WG, 2 tháng/lần. – Vicarben, 1 tháng/lần. Mùa mưa: – Dithane M45 80WP, 1 tuần/lần. – Aliette 800 WG, 1 tháng/lần. – Vicarben, 10 ngày/lần. – Phun thêm Nacosan (hoặc Benkona, giảm liều còn ½ chỉ dẫn), 2 – 3 tuần/lần để phòng ngừa rêu, mốc. – Nếu khi bông nở có dấu hiệu bị dòi đục lá thì phun ngừa khi bông chưa nở confidor (hoặc anvado), 10 ngày/lần.

LƯU Ý Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh lá rụng, chồi bệnh cắt bỏ Những cây bệnh mạnh dạn tiêu hủy và cách ly Dọn sạch cỏ trong giàn và quanh giàn. Không hút thuốc trong vườn lan Hạn chế khách vào thăm vườn Không để chuột, ốc vào giàn Xả nước thật kỹ trước khi tưới để không bị nóng Mùa đông lạnh 8 giờ trở đi mới tưới Theo dõi thời tiết hàng ngày để quyết định lịch tưới Kiểm tra độ pH nước + khoáng chất Loại bỏ bông ngay những cây còn non hay quá suy yếu.

Chia Sẽ Một Số Kinh Nghiệm Mua Lan

1. Mua lan ở đâu?

a. Mua lan của bạn bè.

Mua lan của bạn bè đươc coi là chắc ăn nhất. Người bán và người mua đã biết nhau từ trước nên tránh được sơ xuất. Người bán có thời giờ và cơ hội giúp ta biết đươc những đặc tính của cây lan mà qua kinh nghiệm họ đã rút tỉa được. Dù đã đem cây lan về nhà rồi mình vẫn có thể liên lạc để tìm hiểu thêm. Nếu người bạn bán lan ở cùng một vùng với mình thì khỏi lo về phong thổ, tức cây lan mình mua đã quen khí hậu, đem về dễ sống hơn. Vì là người đồng điệu, người bạn sẽ bán cho mình một giá vừa phải, tránh bị “cắt cổ” của phường con buôn. Người bán là bạn ta nên mỗi khi thăm viếng họ sẽ cho ta ý kiến sau khi họ quan sát cây mình trồng. Đó là những bài học thực tế. Dù sao họ cũng là chủ cũ của cây lan nên còn trách nhiệm tinh thần. Nếu nhà vườn ở quanh mình thì ta khỏi lo về phong thổ và nuớc tưới. Trường hợp cùng một thành phố thì nồng độ nước như nhau (không kể nhà vườn pha chế nước tưới riêng). Mua lan ở nhà vườn có lợi điểm là ta có nhiều cây để lựa chọn. Thường thì họ ương hay mua sỉ về cùng lứa cùng loại nên giúp ta dễ chọn cây nào lớn nhất, mạnh nhất hay hoa đẹp nhất. Nếu đi lại, mua nhiều lần, làm quen, người chủ bán thân thiện có thể chọn giùm ta cây tốt theo kinh nghiệm chuyên môn của họ. Các cụ ngày xưa hay nói “người mua lầm chứ người bán không lầm”. Họ biết hơn ta cây nào cũ một năm, hai năm hay mới về, và cây nào đã ra hoa mấy mùa rồi hay cây nào “đẹt” không chịu ra hoa mà còn chậm lớn! Mua lan của nhà vườn chuyên môn có lợi là họ đã theo dõi kỹ càng, phân loại, có bảng tên, lai giống, tên cây cha mẹ. Dù có đắt hơn chỗ khác nhưng đáng tin cậy.

b. Mua lan ở câu lạc bộ.

Mua lan ở câu-lạc-bộ cũng được giá thân thiện, không mắc lắm vì quen biết. Nhưng lưu ý, vì có thể những cây họ đem bán là những cây họ muốn “dạt” ra vì một lý do nào đó và mình mua về lãnh “thẹo”. Mua lan loại này cần có kinh nghiệm, cao tay ấn mới trị được và đưa cây lan về cuộc sống bình thường. Hằng năm vẫn có những triển lãm lan quốc tế ở từng vùng một. Nếu theo dõi trên các phương tiện truyền thông chúng ta biết đươc lịch trình triển lãm lan từng tiểu bang, liên tiểu bang và khắp nước Mỹ; đôi khi cả ở ngoại quốc. Chúng tôi thường theo dõi lịch trình triển lãm lan nơi mục Calandar nguyệt san Orchids của Hội Hoa Lan Hoa-Kỳ (The American Orchid Society, AOS). Lịch trình được phối hợp và chia đều để tránh trùng nhau; tiện cho cả kẻ bán lẫn người mua. Riêng vùng Orange County, hàng năm hội chợ triển lãm lan thường được tổ chức vào đầu tháng Hai; trước đây tại South Coast Plaza nhưng nay tại Fair Ground có phần chật chội hơn. Ngoài ra còn có hội chợ Lan tại các vùng lân cận như San Diego, Santa Barbara, San Francisco… Vì là hội chợ quốc-tế nên lan được đem từ các nước tới bán. Ngoài những giống hoa thông dụng còn có những loại lan đặc hữu chỉ có mọc ở một vùng khí hậu riêng biệt. Do đó khi mua những loại lan lạ ta phải để ý đến vấn đề khí hậu nơi cây lan xuất phát. Sự chênh lệch thái quá về độ cao, nhiệt độ, ẩm độ đều khiến ta khó trồng. Nếu mua một cây lan đặc hữu của xứ nóng xích đạo Equador mà trồng ở California thì đòi hỏi người trồng phải đầy đủ phương tiện và kinh nghiệm thì mới mong cây lan đó sống còn chứ chưa nói đến ra hoa.

c. Mua lan gửi qua bưu-điện hay các hãng chuyên chở.

Ngày nay với thời đại buôn bán trên các mạng, chúng ta có thể mua lan ở phương xa và được giao tận nhà. Ngoài vấn đề dè dặt khi dùng thẻ tín dụng, chúng ta còn gặp khó khăn sau đây: – Cây lan đôi khi còn quá nhỏ khó chăm sóc. – Tuy đôi khi rẻ vì giá quảng cáo, nhưng, người bán hay bán kèm nhiều cây với nhau mà trong đó có cả cây mình đã có rồi. Tổng cộng giá cũng cao vì còn thuế và tiền chuyên chở. – Gặp cây không thích mình cũng phải chịu vì không lẽ trả lại một cây. – Mình không lựa chọn cây như ý thích vì bị sâu, rệp, bị giập, bị virus… – Chỉ mua theo lối này những cây thật hiếm để gây giống mà thôi và ráng chịu rủi ro. – Cây gửi theo lối này thường là chỉ có rễ không (bare root) bọc trong bao nylon. Nếu thời gian chuyên chở lâu, cây sẽ bị nẫu, úa hay èo uột.

d. Mua lan ở tiệm bán hoa lẻ, những nơi không chuyên nghiệp

Lan bán ở đây được coi như tạp hoá chứ không phải chuyên ngành về lan. Lan được xịt hoá chất để thúc cho mau tăng trưởng, nở rộ, do đó đã kiệt sức gần như chỉ dùng một lần, khó dưỡng để trồng lại cho mùa tới. Thêm nữa,thời gian để trong tiệm quá lâu, cây bị vàng, yếu, vì thiếu nắng, thiếu diệp-lục-tố. Lan bán nơi không chuyên nghiêp như nơi bán vật liệu xây cất, nghĩa trang,… đa số là lan phổ thông, không quý hiếm và không được chăm sóc đúng mức. Đây là trường hơp mua lan từ các người đi tìm trong rừng về bán mà ta thường thấy tại các tỉnh miền cao nguyên như Dalat, Chapa, Thái Nguyên… Đôi khi có thể mua lan qua các mối trung gian; tuy sẵn nhưng giá cao hơn nhiều. Người mua có thể đặt cọc mua những cây lan quý hiếm từ người săn nhưng dễ bị lôi thôi với pháp luật nếu mua phải những cây đã được ghi vào sổ cấm. Lan mới hái đem về tuy tươi nhưng dễ bị “xốc” vì thay đổi đột ngột. Nếu được, nên nhờ những người có kinh nghiệm chăm sóc trong thời gian đầu mới về. Nên ghi tên loại lan mình mua; nếu không có tên khoa học thì cũng ít nhất tên địa phương để dễ truy cứu sau này. Cần nhớ, mua lan trực tiếp từ người săn lan, vô tình ta đã tiếp tay với những kẻ khai thác rừng và hoa lan một cách bất-hợp-pháp. (Xin xem bài “Thị-Thành Mê Lan Khiến Núi Rừng Không Hoa”).

2. Cách chọn hoa lan:

a. Nguyên tắc: Dù mua lan ở đâu chúng ta cũng nên theo những cách sau đây: – Đối với người mới chơi lan nên nhờ người có kinh nghiệm chỉ cho mua những cây dễ trồng. Không nên mua nhiều cây và nhiều loại cùng một lúc. – Nếu mua lan ở nhà vườn hay nơi triển lãm nên đòi hỏi bảng tên rõ ràng. Nhiều khi cây lan mất bảng tên hay lầm bảng tên của cây khác do khách chọn lựa gây ra. – Nên tìm hiểu xuất xứ cây lan muốn mua để đáp ứng môi trường tương ứng. – Đối với những cây lan lạ từ ngoại quốc chúng ta nên xin một bản hướng dẫn cách trồng. Nên hỏi người bán càng nhiều chi tiết càng tốt về cây lan mình muốn mua:bón phân, tưới nước, thời gian cây ngủ đông v.v… (nên đi sớm ngày đầu mới hy vọng có những bản hướng dẫn này).

b. Cách chọn lan: – Chọn những cây còn khoẻ: lá mướt, không bầm giập – Rễ còn tươi, căng nuớc. Củ không bị hà, gặm nhấm – Không dấu hiệu có rệp, đốm đen do cháy nắng hay bị virus – Nếu là những cây bare root, rễ có thể khô héo, nhưng còn lá và ở kẽ gốc có mầm non xanh nhú ra. – Chọn những cây khoẻ, xum xuê, bẹ lớn, nhiều thân, nhiều củ so với cả khay. – Nên chọn cây có ít nhất một hoa để so sánh màu sắc với cây mẹ( mẫu). Nếu mua cây chưa có hoa thì màu sắc của hoa không được bảo đảm.

c. Cách mua Lan ở triển lãm – Nên đi sớm để có nhiều tài liệu phân phối từ nhà sản xuất. – Đã thích, đã chọn thì lấy liền, do dự bỏ xuống người khác lấy mất. – Mua xong đem ký gửi (không mất tiền, nhớ lấy biên nhận) – Vì là triển lãm quốc tế, giá cả hoa lan thay đổi tùy gian hàng nên cần đi dọ giá (có thể chênh lệch nhiều) trước khi mua. (Nếu quan sát ta sẽ thấy có người mua ở trên lầu rẻ đem xuống dưới lầu bán đắt hơn và cũng thu chút tiền còm.!) – Nên đi mua sớm, về sớm để tránh cho cây khỏi mất sức. – Vì lan được mang từ xa đến nên cây không có đất và rễ được cuốn bằng bông, giấy hay moss cho đỡ khô. Do đó khi về nhà nên kiểm soát lại và trồng vào môi trường thích hợp. Nếu không cây sẽ bị úng nước và thối rễ. – Khi mang lan về, không nên để lan trong thùng xe đậy kín mà nên để trong xe, xuống cửa kính hay mở máy lạnh để tránh chênh lệch nhiệt độ đột ngột (mùa nóng). – Căn cứ vào loại lan, cỡ cây ta sẽ trồng lan vào chậu lớn, nhỏ với đất trồng tương ứng hay gắn lên cây, lên gỗ. Trong thời gian đầu nên để cây nơi mát, tránh gió lùa.

Tóm lại, tâm lý của người sưu tầm cũng như của người chơi lan là bao giờ cũng muốn có thêm cái mới; một phần để thỏa mãn tham vọng, một phần để thử cái tài trồng tỉa. Nhưng, đôi khi quên khả năng của mình có đủ sức chăm sóc hay không. Thấy cây lan quý hiếm, nhìn đẹp mắt nhưng nên suy nghĩ quý hiếm thì khó trồng, hay được mang từ nơi xa tới; đẹp mắt là do người trước trồng với bao công lao, liệu mình có đủ phương tiện như họ không. Trường hợp bạn muốn mua cây lan lạ về chưng hay làm thí điểm thì lại là chuyện khác. Còn mua lan để nuôi dưỡng cần đắn đo trước khi mua. Thêm nữa có nhiều người thích mua hơn thích trồng. Thích cây lan mới mà bỏ quên những cây lan đã mua trước đây, đôi khi ở nhà có rồi mà quên lại mua thêm!. Và một ngày nào đó không còn chăm sóc nổi cả cây cũ lẫn cây mới.!!

Một Số Kinh Nghiệm Khi Chăm Sóc Cây Cần Thăng

Cây cần thăng (Feoniella lucida): Loài cây lấy gỗ lớn, sống trong tự nhiên có thể cao 20 – 25 m. Thân cây nổi u ở gốc, tự tạo ra vẻ xù xì, cằn cỗi. Cành mọc ngang có nhiều gai. Có thể trồng theo cách chiết cành hoặc gieo hạt sau 3 năm có thể làm thành các cây Bonsai theo ý muốn. Chịu khí hậu nóng, thích hợp với các tỉnh phía Nam.

Trái cần thăng có vị đắng, lá có mùi thơm, tính mát, không độc. Quả có tác dụng giải nhiệt, kích thích tiêu hóa. Quả có mùi thơm tương tự mùi dâu tây nhưng vị hơi chát nên khi ăn phải thêm ít đường. Ngoài việc giúp tiêu hóa tốt, cây còn là vị thuốc làm chắc lợi, trị mụn nhọt và chứng nóng làm lở lợi, môi.

Vỏ cây cần thăng giã với ớt hiểm có thể trị được nọc độc khi bị bọ cạp cắn, chỉ trong vòng 10 phút là thấy hết đau. Ngoài tính chất tiêu độc, cần thăng còn trị được chứng rối loạn gan, thiểu năng mật và buồn nôn. Vỏ và gai cần thăng dùng để cầm máu và băng huyết. Người nông dân Nam Bộ còn dùng cần thăng để nấu canh với cua đồng ăn giải nhiệt.

Cần thăng có thể chưng trong nhà cả nữa tháng trời, không cần ánh nắng mà vẫn tươi tốt (tất nhiên 1 vài ngày cũng phải phun nước vào lá và gốc cho cây, bởi bất cứ cây nào không có nước sớm muộn gì cũng khô héo và chết).

Nói thế, dù dễ sống, nhưng chơi Cần thăng và giữ dáng đẹp cũng không hề đơn giản, nếu chủ nhân không chịu tỉa tót thường xuyên, bởi các cành phát triển rất nhanh, chừng 1 tháng mà không cắt tỉa thì nguyên chậu cây sẽ đâm ra các mũi nhọn tua tủa khắp bốn phương tám hướng, và càng dài, thì lại càng khó cắt tỉa, định dạng lại cho đẹp như ban đầu.

Một số kinh nghiệm khi chăm sóc cây cần thăng

Cây cần thăng là một trong số ít cây hay bị mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh được liệt vào danh sách nan y là bệnh xì mủ, khi bệnh đã phát ra ngoài thì hậu quả là rất nghiêm trọng, nhẹ thì hư rể bỏ cành, nặng thì nói lời vĩnh biệt luôn, nguyên nhân gây ra bệnh này là do một loại nấm thường tấn công các cây thuộc họ cây có múi( cam, chanh , quýt…).

Bệnh thường tấn công qua vết thương ở rễ trong quá trình đào bứng cây giai đoạn phôi hoặc tấn công qua sinh vật trung gian là tuyến trùng hại rễ hoặc một số sinh vật trong đất cắn phá rễ, do đó việc phòng ngừa bệnh này là cách thức hữu hiệu nhất để bảo vệ cây cần thăng luôn sống khỏe và tốt, trồng cần thăng nên định kỳ hàng tháng bỏ thuốc xử lý đất như furadan, vibasu hay basudin hoặc các chế phẩm tương tự để diệt tuyến trùng và sinh vật gây hại trong đất, bên cạnh đó phun thuốc trừ nấm nội hấp qua lá và rễ là alliet để ngừa bệnh xì mủ.

Còn nếu khi phát hiện bệnh này xuất hiện trên cây ta phải tiến hành cạo bỏ lớp vỏ ngay chỗ xì mủ đến khi nào loại bỏ hết phần thâm đen do bệnh gây ra thì ngưng, sau đó dùng thuốc trừ nấm pha đặc bôi vào vết thương đồng thời pha theo nồng độ hướng dẫn phun qua da và lá cây, theo dõi vết bệnh khi nào thấy nhựa chảy ra chỗ vết thương có màu trắng trong là coi như thành công, vài ngày sau vết thương sẽ khô lại và kéo da mà thôi, quá trình chữa bệnh phải được thực hiện chu đáo và liên tục, cách 3 ngày nên xịt thuốc lại một lần đến khi nào thấy cây chắc chắn hết bệnh thì thôi…….

Về việc làm cho cây cần thăng ra chi thứ cấp cũng là một vấn đề rất hay, vì có nhiều cây sau khi cắt chặn cành cấp 1 nó không ra xương thứ cấp mà chỉ ra đọt mới mà thôi, vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách như sau:

1. Khi muốn có xương thứ cấp ta tiến hành lặt lá và cắt gai

2. Muốn tạo chi có khối tán thì ta nên làm xương nhiều lớp vì đặc tính cây cần thăng ra nhánh ngang nên việc lấy xương lưng là tương đối khó.

Chơi Cần thăng, lại còn phải để ý và căng mắt mỗi ngày tìm sâu, chỉ cần trứng bướm nở ra sâu con nhỏ chừng que nhang, nếu không phát hiện kịp thời thì có thể chỉ trong 24 giờ, sâu sẽ ăn sạch gần hết những chồi non, sau đó kéo qua ăn tiếp những lá già khác và rồi sâu ta mập ú mơn mởn với đường kính như chiếc đũa ăn cơm…

Quả thật, nghề chơi nào cũng đòi hỏi nhiều thứ: tiền bạc, sự đam mê, và thời gian dành cho nó… Nhưng ngẫm lại cũng đáng để trả giá cho một thú vui tao nhã như thế này sau những ồn ào, bon chen giữa chốn bụi đường với những lo toan thường nhật.

Cập nhật thông tin chi tiết về Một Số Đặc Tính Và Kinh Nghiệm Về Cây Hải Châu trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!