Xu Hướng 3/2023 # Mô Hình Aquaponics Là Gì? (Chi Tiết) # Top 5 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Mô Hình Aquaponics Là Gì? (Chi Tiết) # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Mô Hình Aquaponics Là Gì? (Chi Tiết) được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Khi vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trở nên nhức nhối, ngày càng nhiều gia đình tìm đến mô hình Aquaponics khép kín tự cung tự cấp rau sạch, cá tươi cho bữa ăn hằng ngày. Ngày càng nhiều gia đình hiện đại nối gót nhau lắp đặt mô hình trồng rau sạch tại nhà. Đây là một trong những phương pháp trồng rau sạch được nhiều quốc gia có nền công nghiệp tiên tiến áp dụng từ lâu và đã rất thành công. Thế mô hình Aquaponics là gì, có ích lợi đến thế nào mà lại được ưa chuộng đến thế tại đa số các nước phát triển trên thế giới? Nhà Đẹp Số sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về mô hình trồng rau sạch này để bạn hiểu hơn về hệ thống nuôi cá kết hợp trồng rau sạch khép kín ngay tại nhà.

Aquaponics là gì?

Aquaponics là một hệ thống trồng cây – nuôi cá tích hợp đồng thời cả hai hệ thống: nuôi trồng thủy sản và thủy canh, dựa trên nguyên tắc của hệ thống sản xuất trong tự nhiên. Thuật ngữ Aquaponics (tiếng Pháp: Aquaponie) là sự kết hợp từ Aquaculture (nuôi trồng thủy sản) và Hydroponics (thủy canh).

Hiểu một cách đơn giản nhất mô hình Aquaponics là sự kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và thủy canh. Hệ thống thủy canh này không cần dùng đất và còn có sự tham gia của vi sinh vật là các vi khuẩn nitrifying tạo nên hệ thống khép kín. Khi mà cây trồng giúp lọc sạch nguồn nước cho cá phát triển tốt nhất thì chất thải của cá chính là nguồn thức ăn hữu cơ quý giá cho cây trồng tăng trưởng an toàn.

Nhờ sự kết hợp giữa hai hệ thống: nuôi trồng thủy sản và thủy canh đã mang lại những ích lợi tuyệt vời mà không một phương pháp canh tác nào có thể đạt được. Với mô hình này, bạn trồng cây không cần đất mà cũng chẳng cần đến phân bón hay chất dinh dưỡng nào. Bởi hệ vi sinh vật sẽ làm thay mọi việc giúp bạn chỉ việc gieo hạt và chờ ngày thu hoạch rau củ quả. Thêm nữa, khi nuôi cá theo kiểu cũ, bạn buộc phải tháo nước làm sạch thì ở mô hình này, việc đó là không cần thiết. Bởi cây trồng giúp lọc sạch nguồn nước cho cá tăng trưởng với tốc độ mạnh mẽ nhất.

Lợi ích

Sự an toàn của rau củ quả

Ngược một chút về phương pháp nuôi cá trồng rau truyền thống, thật khó để bạn có thể biết được chắc chắn rằng rau củ quả nhà trồng có an toàn tuyệt đối hay không huống hồ chi xác định được các yếu tố khoáng sinh trong đất, nước, … để giúp rau củ quả tăng trưởng một cách an toàn.

Nhưng, mọi chuyện thay đổi khi bạn áp dụng mô hình trồng rau sạch Aquaponics. Đất, nước, phân bón, … sử dụng cho hệ thống đều được loại trừ các nguy cơ gây hại cho cây trồng, vật nuôi tiềm ẩn nên bạn có thể quản lý độ an toàn của rau củ quả được trồng. Trong đó:

-Đất trồng: Hệ thống nuôi cá kết hợp trồng rau sạch tự động tại nhà này hoàn toàn không dùng đến đất như phương pháp truyền thống mà chỉ sử dụng giá thể là những viên đất được nung phồng đến mức nhiệt độ hàng nghìn độ C. Đất loại này đã loại bỏ hết thảy các nguy cơ gây hại cho cây trồng chính vì vậy, bạn có thể yên tâm về chất lượng rau củ quả khi thu hoạch.

-Nguồn nước: Nếu trước đây, khi trồng rau củ quả bạn thường dùng nguồn nước máy thì với mô hình trồng rau sạch Aquaponics này nguồn nước sạch được thay thế. Hơn nữa, nguồn nước này được tuần hoàn trong hệ thống một cách liên tục nên các nguy cơ gây hại tiềm ẩn cho cây trồng cũng không còn nữa.

-Phân bón: Phân bón hóa học dùng cho các cây trồng của phương pháp truyền thống không còn được áp dụng khi thực hiện mô hình Aquaponics. Thay vào đó, bạn sẽ sử dụng chất thải hữu cơ của cá để làm nguồn phân an toàn cho rau trồng. Mô hình này khép kín hoàn toàn nên cũng giảm thiểu đến mức tối đa dư lượng độc hại của rau củ quả.

-Thức ăn cho cá: Hệ thống Aquaponics vốn là hệ thống khép kín nên ngay cả thức ăn cho cá cũng cần được đảm bảo an toàn bởi đấy là nguồn cung cấp đầu vào. Có 2 loại thức ăn cho cá mà bạn cần lưu ý để đảm bảo sự tăng trưởng của vật nuôi đồng thời không làm phá vỡ hệ thống khép kín của mô hình trồng rau sạch kết hợp nuôi cá tại nhà này.

+Thức ăn cho cá được chế biến sẵn: loại này mua ngoài các cửa hàng nhưng nên lưu ý chọn thức ăn không có chất kích thích tăng trưởng hay kháng sinh.+Thức ăn thừa: bao gồm thịt vỏ các loại trái cây hay cơm dùng thừa. Với loại này, bạn nên thái hoặc xay nhuyễn cũng như tránh đổ quá nhiều cho cá ăn bởi hậu quả sẽ là làm bẩn nguồn nước.

-Lắp đặt tại nhà: Mô hình Aquaponics được lắp đặt tại nhà nên các yếu tố như khói, bụi hay thuốc trừ sâu đều tránh được hoàn toàn.

Sự tươi ngon của rau củ quả

Trái với phương pháp trồng rau truyền thống, mô hình Aquaponics cho phép bạn thưởng thức ngay rau củ quả tươi roi rói cùng hương vị tự nhiên nhất bất kỳ lúc nào.

Khi cần thực phẩm sạch chế biến cho món ăn gia đình được nhanh chóng thì không gì bằng việc ra ngay vườn rau sạch hái loại rau củ quả cần dùng mang vào bếp. Thay vì phải đến siêu thị, chợ vừa mất thời gian vừa không đảm bảo được độ tươi ngon thì rõ ràng mô hình trồng rau sạch tại nhà này giúp gia đình bạn có cơ hội tận hưởng thực phẩm sạch, tươi ngon trong nháy mắt.

Về hương vị của rau củ quả, do được trồng trong hệ thống khép kín lại đảm bảo loại bỏ hẳn các nguy cơ gây hại tiềm ẩn cho cây từ nguồn đất, nước, phân bón, … nên khi hái rau củ quả từ vườn vào, đôi khi không cần thiết phải gọt bỏ vỏ. Chính vì vậy mà hương vị tự nhiên nhất của rau củ quả được đảm bảo.

Không mất nhiều thời gian chăm sóc

Với những ai không có nhiều thời gian nhưng vẫn muốn có rau sạch dùng hằng ngày thì chớ bỏ qua mô hình trồng rau sạch tại nhà này. Bởi hệ thống Aquaponics này được thiết lập chế độ tự động tưới tiêu cho cây trồng nên không cần thiết phải ra vườn mỗi ngày. Chưa kể, do dùng phân bón đặc biệt nên mô hình này cũng chẳng tốn công bón phân cải tạo đất. Ngoài ra, các việc như nhổ cỏ, đào sới đất cho tơi xốp như phương pháp truyền thống hoàn toàn không cần thiết với mô hình Aquaponics này. Do vậy, thời gian rỗi rãi bạn có thể dành hết cho gia đình hay bản thân chứ không cần phải chăm bẵm vườn rau mỗi ngày.

Việc bạn làm khi đem mô hình trồng rau sạch về nhà là cho cá ăn, gieo hạt. Đến khi muốn dùng, bạn chỉ cần ra vườn thu hoạch mang vào bếp chế biến là có thể thưởng thức ngay.

Cây trồng phát triển nhanh và ổn định năng suất thu hoạch

Hệ thống tưới tiêu tự động của mô hình Aquaponics được tiến hành như sau: nước được tự động bơm lên khay trồng rau định kỳ. Trong nước có chứa chất dinh dưỡng cần thiết nuôi sống cây trồng không mất công tốn sức bón phân như phương pháp cũ. Nguồn nước này sẽ nuôi sống bộ rễ cây và được rút cạn nhằm cung cấp oxi cho cây trồng. Chu kỳ này được lặp đi lặp lại rất có hiệu quả trong việc cung cấp oxi và dưỡng chất nuôi cây. Do vậy, đối với cây trồng bằng phương pháp tiên tiến này, tốc độ tăng trưởng sẽ rất nhanh và với mật độ dày hơn so với cách làm truyền thống. Cũng chính vì điều đó mà rau củ quả trồng trong hệ thống Aquaponics có sản lượng gấp 3 lần phương pháp trồng trên đất thông thường.

Cá tăng trưởng nhanh, tươi sạch và an toàn tuyệt đối

Không đâu như trong mô hình Aquaponics, cả rau củ quả lẫn cá nuôi được cung cấp môi trường an toàn. Từ nguồn nước, thức ăn cho cá đều loại bỏ các tác nhân gây hại tiềm ẩn. Vì vậy mà cá khi được nuôi trong môi trường khép kín như thế sẽ dễ được quản lý. Hơn thế nữa, nguồn nước sạch được lọc bẩn thường xuyên giúp cá tăng trưởng nhanh, đảm bảo không có các chất độc hại giúp bữa ăn gia đình vừa đủ đầy dưỡng chất vừa không lo ngại về vấn đề an toàn.

Do là hệ thống khép kín nên khi cá được nuôi với hình thức này sẽ đảm bảo không thải ra chất độc hại, từ đó cây trồng cũng được bảo vệ.

Đó chính là lí do mà trong hệ thống Aquaponics có thể nuôi nhiều cá hơn so với môi trường ngoài tự nhiên. 1 m3 nước trong môi trường tự nhiên chỉ có thể thả được nhiều nhất là 1kg cá thì con số đó trong hệ thống Aquaponics là 10-30kg cá.

Không gian xanh cho nhà ở đô thị

Mô hình trồng rau thủy canh thường được áp dụng ở các khu đô thị nơi “đất chật người đông” như nhà phố, căn hộ. Chính vì diện tích đất không thừa mứa như nhà cấp 4 hay biệt thự nên những ai sống trong các không gian eo hẹp như nhà mặt phố, chung cư đều rất quan tâm dến mô hình Aquaponics này.

Với hệ thống nuôi cá kết hợp trồng rau khép kín này, không chỉ cung cấp rau củ quả sạch, chất lượng mà mô hình này còn mang đến khoảng trời xanh mát, trong lành cho ngôi nhà bạn nhất là những ai sống ở đô thị vốn thiếu thốn cây xanh và cảnh quan. Nhiều gia đình còn biến vườn rau thành chốn thư giãn ngoài trời thích mắt để cả nhà có nơi quây quần cùng nhau chăm chút cho mảnh vườn nhỏ.

Nhà có trẻ con rất nên áp dụng mô hình Aquaponics bởi các bé được lớn lên cùng vườn cây ao cá thế này sẽ hình thành lòng yêu thiên nhiên và học hỏi nhiều kiến thức quan trọng về sự phát triển của cây và quá trình trưởng thành của cá.

Hạn chế quá trình ẩm mốc xuống cấp cho nhà ở và góp phần bảo vệ môi trường

So với phương pháp trồng cây nuôi cá cũ thì hệ thống Aquaponics hạn chế được nước thải cũng như không bắn nước ra môi trường hay nền nhà. Do đó, tình trạng ẩm mốc, xuống cấp sẽ không xảy ra.

Đất trồng rau cũng không cần phải thay như cách làm cũ nên giảm tải được chi phí, công sức chăm bẵm cũng như góp phần bảo vệ nguồn đất trong tự nhiên.

Cá được nuôi trong hệ Aquaponics cũng không phát ra mùi khó chịu như khi nuôi cá trong ao truyền thống. Bởi hệ vi sinh vật của mô hình trồng rau sạch giúp phân hủy hoàn toàn chất thải của cá thành dưỡng chất nuôi lớn cây trồng.

Nguyên tắc hoạt động

Khi các phương pháp canh tác truyền thống bộc lộ nhiều điểm yếu như ô nhiễm môi trường, mức tăng trưởng thấp, độ an toàn của rau củ quả không cao, … Thì mô hình Aquaponics xuất hiện như giải pháp tối ưu xử lý triệt để các nhược điểm đó. Đồng thời mở ra kỷ nguyên trồng rau sạch góp phần tăng màu xanh cho không gian sống, tiết kiệm thời gian tiền bạc lẫn bảo vệ môi trường.

Nguyên tắc hoạt động của mô hình Aquaponics này như sau:

Thức ăn cho cá là đầu vào của hệ thống Aquaponics. Khi cá ăn thức ăn, bài tiết chất thải thì hệ vi sinh vật giúp biến đổi chất thải đó thành dưỡng chất đóng vai trò như phân bón cần thiết cho cây.

Hai loại vi khuẩn chủ yếu tham gia vào quá trình chuyển hóa này là Nitrosomonas và Nitrobacter. Mỗi loại vi sinh vật góp mặt trong mỗi giai đoạn giúp biến đổi từ chất thải của cá thành dưỡng chất nuôi cây trồng.

Vi khuẩn nitrifying tham gia vào mô hình Aquaponics với vai trò giúp biến đổi amonia có trong chất thải của những chú cá thành nitrit. Nitrit được biến đổi thành nitrat – một dạng nitơ mà rau củ quả dễ hấp thu. Ngoài ra, các chất thải rắn của cá nuôi thì biến đổi thành phân compost cũng là nguồn thức ăn tốt cho rau củ quả phát triển.

Cả 3 yếu tố này đều có vai trò quan trọng như nhau giúp cho hệ thống Aquaponics hoạt động được trơn tru. Thiếu 1 yếu tố, mô hình này sẽ không thể vận hành được.

Một số phương pháp phát triển

Phương pháp canh tác nước sâu (DWC)

Phạm vi: Áp dụng cho trồng rau trộn hay các cây trồng cho năng suất không cao. Đôi khi phương pháp này cũng được dùng với quy mô thương mại lớn.

Muốn phát triển mô hình trồng rau sạch theo phương pháp canh tác nước sâu, bạn cần dùng đến một chiếc bè bọt nổi được trên mặt nước. Thả chiếc bè này trong một kênh đầy nước (nước được lấy từ bể nuôi cá đã qua xử lý chất thải rắn). Tiếp sau đó, đặt cây trồng vào những lỗ trong chiếc bè này sao cho rễ được tự do trong nước.

Phương pháp khay giá thể truyền thống

Phạm vi: Áp dụng cho các hệ thống tại nhà với các loại cây trồng dựa theo sở thích: cây ăn quả, rau ăn lá, thảo mộc, …

Để phát triển mô hình trồng rau thủy canh theo phương pháp thứ hai này, bạn cần dùng các khay giá thể với những viên đất được nung đến mức nhiệt độ hàng nghìn độ C hoặc đá phiến sét. Với phương pháp này, bạn không cần thay đất. Bởi đất loại này có khả năng lọc sinh học và lọc cơ (loại bỏ các chất thải rắn) hoàn hảo.

Phương pháp màng dinh dưỡng (NFT)

Phạm vi: Áp dụng cho các loại cây trồng như thảo mộc, dâu tây ở các không gian tưởng chừng như không thể trồng cây được vì phương pháp này có thể treo được từ trần nhà.

Nếu muốn áp dụng phương pháp màng dinh dưỡng thì cần dùng một máng hẹp như ống nhựa PVC chẳng hạn. Với máng hẹp này, dòng nước với nhiều dưỡng chất sẽ chảy trong máng. Các cây trồng thì được đặt bên trong những lỗ đã khoan sẵn trong ống đảm bảo sao cho phần rễ cây được treo tự do.

Phương pháp khí canh trụ đứng

Phạm vi: Áp dụng cho rau ăn lá, dâu tây và những loại cây trồng ít cần chăm sóc khác.

Để áp dụng phương pháp này, bạn cần dùng đến những rọ trồng cây để xếp chồng chúng lên nhau theo dạng hình tháp thẳng đứng. Nguồn nước sẽ chảy qua chúng và rễ cây được hấp thu dưỡng chất, oxi trong nước theo cách này. Phần nước cuối cùng sẽ trực tiếp chảy vào bể cá phía dưới.

Thủy Canh Là Gì? Và Các Mô Hình Trồng Thủy Canh

Nếu không kể phần nước thì cây chỉ lấy khoảng 5% chất dinh dưỡng từ đất, 95% chất dinh dưỡng còn lại thì cây tự quang hợp và tự tiêu thụ. Đất chỉ đóng vai trò như cái kho lưu giữ các chất dinh dưỡng để cây dùng từ từ. Nếu có cách để dự trữ và biến các chất dinh dưỡng thành dung dịch lỏng để cây trực tiếp hấp thụ thì cái “kho đất” không còn cần thiết nữa. Khi đó ta hoàn toàn có thể trồng cây không cần đất. Công nghệ này gọi là thủy canh.

Thủy canh là gì?

Thủy canh (hay còn gọi là trồng cây trong dung dịch) là kỹ thuật trồng cây không dùng đất mà trồng trực tiếp vào môi trường dinh dưỡng hoặc giá thể mà không phải là đất. Các giá thể có thể là cát, trấu, vỏ xơ dừa, than bùn, vermiculite perlite…

Thường được định nghĩa như là “trồng cây trong nước” hoặc “trồng cây không cần đất”, kỹ thuật thủy canh là một trong những nghề làm vườn hiện đại. Bí quyết của kỹ thuật này là cung cấp đủ và đúng lúc cho cây trồng các nguyên tố khoáng cần thiết. Cung cấp đầy đủ cái ăn, bảo đảm đủ ánh sáng, CO2 cho quá trình quang hợp, O2 cho quá trình hô hấp, cây trồng có thể phát triển khỏe mạnh theo ý muốn của người trồng.

Các mô hình trồng thủy canh cơ bản

Hiện nay hầu hết các máng trồng đều được làm bằng nhựa, nhưng có thể làm bằng các vật liệu khác như bê tông, thủy tinh, kim loại và gỗ. Các máng trồng nên được che nắng để không cho tão, rong rêu phát triển trong dung dịch thủy canh.

Hệ thống thủy canh dạng bấc

Đây là hệ thống thủy canh đơn giản nhất. Nguyên lý hoạt động của hệ thống như nguyên tắc của đèn dầu sử dụng sợi bấc để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Đặt một đầu sợi bấc chìm trong dung dịch dinh dưỡng, đầu còn lại chạm vào rễ của cây. Sợi bấc sẽ có nhiệm vụ hút nước và dinh dưỡng lên để nuôi cây, như vậy cây vẫn có đủ dinh dưỡng để phát triển.

Hệ thống thủy canh tĩnh

Hệ thống này sử dụng một bình, bể, khay hoặc thùng chứa dung dịch thủy canh phía dưới. Phần giữ cây thường làm bằng chất liệu nhẹ phía trên miệng. Rễ cây sẽ được ngập trong dung dịch thủy canh. Môi trường thủy canh tĩnh có một nhược điểm là thiếu khí oxy nên phải có máy tạo khối sủi bọt để cung cấp oxi cho cây. Hệ thống này chỉ phù hợp với một số loại cây và thông thường chỉ được sử dụng trong giảng dạy vì chi phí khá ít vì có thể tận dụng những bình chứa không sử dụng.

Hệ thống thủy canh hồi lưu

Khác với thủy canh tĩnh phần rễ cây luôn chìm trong dung dịch thì mô hình này có thêm một máy bơm để điều khiển lượng dung dịch vào khay rồi rút ra theo một chù kỳ nhất định. Như vậy bộ rễ của cây không phải lúc nào cũng ngập trong nước, tránh được ngập úng và tạo được khoảng không để cây có thể thở tự nhiên. Mô hình thủy canh hồi lưu khá tối ưu và hiện tại đang được ứng dụng vào sản xuất ở rất nhiều trang trại tại Việt Nam

Hệ thống thủy canh nhỏ giọt

Đây là hệ thống thủy canh được các nước trên thế giới ưa chuộng. Sẽ có hệ thống máy bơm, bơm dung dịch dinh dưỡng lên và nhỏ trực tiếp vào gốc của cây trồng. Nước được nhỏ giọt, chậm theo định kì. Dinh dưỡng sẽ từ từ trôi xuống bộ rễ, phần dư sẽ được trở lại bể chứa và tái sử dụng. Hệ thống sử dụng hiệu quả dinh dưỡng, thích hợp trồng các cây thảo mộc, các loại hoa và một số cây ăn trái như dưa chuột, cà chua, ớt,…

Hệ thống màng dinh dưỡng NTF

Trong hệ thống màng dinh dưỡng, dung dịch dinh dưỡng được bơm liên tục vào khay trồng và chảy qua rễ của cây, sau đó chúng chảy về bồn chứa để tái sử dụng. Thường thì trong hệ thống màng dinh dưỡng không cần dùng thêm chất trồng, giúp tiết kiệm chi phí thay chất trồng sau mỗi vụ mùa.

Hệ thống này thường sử dụng trong quy mô lớn với mục đích thương mại.

Khí canh

Khí canh là hệ thống thủy canh dạng kỹ thuật cao nhất. Giống như hệ thống màng dinh dưỡng, chất trồng chủ yếu là không khí. Rễ phơi trong không khí và được phun sương bằng dung dịch dinh dưỡng. Việc phun sương thường được thực hiện mỗi vài phút. Như vậy, cây vừa có đủ thức ăn, vừa có đủ nước uống và luôn có không khí để thở. Hiện nay khí canh được ứng dụng trong mô hình trồng khoai tây.

Ưu nhược điểm của phương pháp trồng thủy canh

Ưu điểm của phương pháp trồng thủy canh

– Có khả năng thích nghi dễ dàng với các điều kiện trồng khác nhau. Do đặc tính không cần đất, chỉ cần không gian để đặt hệ thống trồng (ví dụ như các hộp xốp đựng trái cây). Do đó bạn có thể tiến hành trồng ở nhiều vị trí, địa hình khác nhau như hải đảo, vùng núi xa xôi, hay trên tầng thượng, sau nhà, dưới hầm…

– Giải phóng một lượng lớn sức lao động. Ưu điểm này có được do không phải làm đất, cày bừa, nhổ cỏ, tưới nước,… việc chuẩn bị cho hệ thống trồng thủy canh không đòi hỏi lao động nặng nhọc. Người già, trẻ em, người khuyết tật đều có thể tham gia hiệu quả.

– Năng suất cao. Vì có thể trồng nhiều vụ trong năm, ít bị ảnh hưởng bởi hiện tượng trái mùa như phương pháp trồng thông thừơng. Ngòai ra thủy canh còn cho phép trồng liên tục, trồng gối đầu. nên năng suất tổng cộng trong năm cao gấp nhiều lần so với trồng ngoài đất. Hệ thống nhà lưới giúp hạn chế gần như tối đa sâu bệnh gây hại thông thường trong mùa trái vụ.

– Sản phẩm hoàn toàn sạch, phẩm chất cao. Do chủ động hoàn toàn về chất dinh dưỡng cung cấp cho cây nên chất lượng rau đạt mức gần như tối ưu, cho phẩm chất rau tươi ngon, nhiều dinh dưỡng.

– Ngoài ra phương pháp thủy canh được trồng chủ yếu trong hệ thống nhà lưới, nhà kính nên tránh được các tác nhân sâu bệnh gây ra bởi côn trùng sâu bọ. Vì vậy, ở đây hầu như rất ít sử dụng thuốc trừ sâu và hóa chất độc hại khác, không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường.

Nhược điểm của phương pháp trồng thủy canh

– Vốn đầu tư ban đầu cao do chí phí về trang thiết bị. Tuy nhiên, chi phí này không phải là cao so với những chi phí phải trả để diệt sâu bệnh và côn trùng, nhân công. Hơn nữa các máy móc thiết bị được tái sử dụng nhiều lần nên chỉ tốn chi phí đầu tư cho ban đầu.

– Đòi hỏi trình độ chuyên mộ kỹ thuật cao để sản xuất có hiệu quả. Điều này gây trở ngại cho việc đưa phương pháp thủy canh mở rộng đại trà.

– Trong quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng, thực vật làm thay đổi độ pH trong dung dịch thủy canh. Do đó, cần phải điều chỉnh pH mồi ngày. Giá trị pH tối thích từ khoảng 5.8 – 6.5. giá trị pH càng chênh lệch khỏi khoảng này thì mức độ ảnh hưởng không tốt lên hệ thống thủy canh càng lơn.

– Ngoài ra, những yếu tố thay đổi đột ngột môi trường cũng như việc cung cấp chất dinh dưỡng hay tưới nước không đúng có thể gây ra những triệu chứng rối loạn sinh lý ở cây (như hiện tượng thối quả cà chua, nứt quả cà chua).

Thủy Canh Là Gì? 6 Mô Hình Trồng Rau Thủy Canh

Nếu bạn chia nhỏ từ “hydroponics”, bạn sẽ nhận được “hydro” và “ponos”, nghĩa là “water” và “work”. Trong hydroponics, nước và dung dịch dinh dưỡng làm tất cả công việc giúp cây phát triển … không có đất!

Hiểu đơn giản thủy canh là canh tác với nước. Ở đó việc trồng các loại cây hoàn toàn bằng nước, trong nước được cung cấp các loại ion khoáng hóa và dinh dưỡng giúp cây phát triển tốt nhất.

Phương pháp này có nguyên lý hoạt động chính là sử dụng nước để làm dung môi cung cấp chất dinh dưỡng và khoáng chất giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển.

Tuy nhiên, vẫn đảm bảo cung cấp cho cây đầy đủ ánh sáng cần thiết để quá trình hô hấp và quang hợp được diễn ra một cách tốt nhất.

Với mô hình trồng thủy canh thì đất chỉ đóng vai trò là nơi giúp cây lưu giữ chất dinh dưỡng. Thường sẽ kết hợp với các giá thể để cố định cây và giúp rễ phát triển.

Đồng thời cây trồng cũng chỉ hấp thụ ở đất khoảng 5% nguồn dưỡng chất. Đồng thời, với phương pháp trồng thủy canh thì mọi dưỡng chất cung cấp cho cây đều được chuyển hóa thành dạng lỏng. Đây là dạng giúp cây trồng dễ hấp thu được nhiều nguồn dưỡng chất hơn.

2. Sự khác nhau giữa rau trồng thủy canh và rau trồng thổ canh

Điều kiện trồng trong nước, nước này là dung dịch dinh dưỡng, cây hấp thụ

Bổ sung chất dinh dưỡng trực tiếp cho cây trong dung dịch dạng lỏng

Tận dụng diện tích không gian trồng tối đa.

Hạn chế được tối đa sự tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật, an toàn với sức khỏe của con người

Tốn nhiều chi phí hơn

Điều kiện trồng trong đất, đất cũng là nơi cung cấp chất dinh dưỡng chính cho cây.

Thường xuyên bón phân theo từng giai đoạn phát triển cho đất để cây hấp thụ.

Diện tích trồng chỉ hạn chế ở trên đất thôi

Có thể bị phun hóa chất bảo vệ thực vật lên cây, lá. Có thể ảnh hưởng tới sức khỏe con người

Tốn ít chi phí hơn

Những ví dụ đầu tiên về mô hình thủy canh đó là Vườn treo Babylon và Vườn nổi của Trung Quốc. Con người đã sử dụng những kỹ thuật này hàng ngàn năm trước. Mặc dù các sơ sở lý thuyết chung của Thủy Canh vẫn giữ nguyên, công nghệ hiện đại đã giúp chúng tôi trồng cây nhanh hơn, mạnh mẽ hơn và khỏe mạnh hơn.

Các tài liệu tham khảo hiện đại đầu tiên về Hydroponics (100 năm qua) là của một người đàn ông tên William Frederick Gericke (1). Trong khi làm việc tại Đại học California, ông bắt đầu tuyên bố rằng thực vật có thể được trồng trong dung dịch dinh dưỡng và nước thay vì đất. Đương nhiên, công chúng cũng như các đồng nghiệp của William nghi ngờ tuyên bố này.

Ông nhanh chóng chứng minh rằng họ sai bằng cách trồng những cây cà chua thân leo cao khoảng 8 mét mà chỉ sử dụng nước và chất dinh dưỡng.

4. Các mô hình trồng thủy canh cơ bản

Nếu bạn thắc mắc hệ thống thủy canh là gì? thì đây là câu trả lời cho bạn

Nghành nhựa phát triển kéo theo thủy canh phát triển nhanh chóng, vật tư từ nhựa dần thay thế cho kính ( nhà kính ) và chuẩn hóa hơn giúp thủy canh chiếm vị thế cao trong nông nghiệp

Các vật tư nhựa có độ bên cao, dễ tạo hình, dãn dần giúp thủy canh tối ưu và năng suất hơn gấp nhiều lần so với thủy canh những thế kỉ đầu khi chúng ra đời

4.1 Mô hình thủy canh dạng bấc (Wick system)

Mô hình thủy canh này được phát triển sớm nhất, hiện nay cũng còn ứng dụng để trồng một số laoij cây dài ngày, cây được trồng trong giá thể bên dưới được thiết kế bồn dinh dưỡng

Bấc là từ sợi coton hoặc vải, mượn cơ chế thẩm thấu ngược Giúp nước dâng cao lên thếm vào giá thể và cây trồng có thể hút dinh dưỡng được

4.2 Mô hình thủy canh tĩnh (Deep water culture system)

Hệ thống thủy canh tĩnh nhiều năm sau được phát triển, dinh dưỡng được pha trong nước và rễ ngập trong dinh dưỡng với hệ thống sục oxy làm rễ thông thoáng

Mô hình phù hợp tại nhiều gia đình Việt Nam.

Các loài cây ngắn ngày rất phù hợp, mô hình đơn giản vừa mang lại hiệu quả cao nên mô hình này khá được ưa chuộng

Ưu điểm

Mô hình thủy canh tĩnh có các ưu điểm phải kể đến như:

Tiết kiệm chi phí, thời gian trồng rau.

Năng suất cao, rau đảm bảo sạch và chất lượng cao.

Dễ trồng được các loại rau trái mùa, cho các loại rau đa dạng.

Ít sâu bệnh

Không cần sử dụng đất, không cần diện tích lớn nên có thể tận dụng sân thượng, phòng ốc nhỏ trồng rau.

Nhược điểm

Cần thùng xốp, khay nhựa hoặc dụng cụ chứa chuyên dụng chứa dung dịch thủy canh thường rất cồng kềnh và nặng.

Do môi trường thủy canh tĩnh là dung dịch dinh dưỡng, chúng luôn đứng yên. Dẫn đến không có sự trao đổi khí, đặc biệt là oxy dễ dẫn đến hiện tượng cây bị thối rễ. Nếu để hiện tượng này kéo dài cây sẽ không thể phát triển bình thường, thậm chí có thể khiến cây bị chết.

Hơn nữa vì đây là môi trường nước, sẽ dễ có bọ gậy, rong rêu bám vào rễ cây.

4.3 Mô hình thủy canh hồi lưu (Active system)

Cải tiến hơn, mô hình thủy canh hồi lưu ra đời, không cho rễ ngập trong dinh dưỡng nữa mà cho rễ chạm dinh dưỡng thoe chu kỳ ngập xả, giúp cây đơn bệnh hơn, rễ cây giàu oxy phát triển nhanh hơn 30% so với mô hình thủy canh tĩnh

Lượng dinh dưỡng được kiếm soát chặt giúp người trồng đỡ tốn dinh dưỡng hơn, hiệu quả tăng cao rõ rệt

Ưu điểm

Nhờ vào sự luân chuyển liên tục của dòng dinh dưỡng, nên giúp cây dễ hấp thụ chất dinh dưỡng hơn và trao đổi chất tốt hơn.

Hệ thống thủy canh này hoạt động với cơ chế tự động nên mô hình rất tiết kiệm thời gian cho những người bận rộn và kinh doanh rau thủy canh

Rau được trồng từ mô hình này luôn cho năng suất cao, tươi ngon và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Nhược điểm

Cần đầu tư hệ thống dụng cụ trồng khá tốn kém.

Chỉ thích hợp với các loại rau cải, không thể trồng các loại cây như cây ăn quả lâu năm.

4.4 Mô hình thủy canh nhỏ giọt (Drip system)

Hệ thống thủy canh nhỏ giọt được phát triển mạnh nhất ở các trang trại Isreal, nơi mà việc xây dụng khó khăn, các mô hình đòi hỏi canh tác diện rộng và đất nền trơ, thì hệ thống nhỏ giọt tỏ ra tối ưu hơn cả

Là một mô hình trồng rau thủy canh phổ biến, tưới dung dịch dinh dưỡng cho cây bằng cách nhỏ từng giọt lên phần cây bằng hệ thống tưới tự động.

Để có thể thực hiện thành công mô hình này, bạn phải đáp ứng đầy đủ các trang thiết bị như hệ thống lọc nước, ống nhỏ giọt, hệ thống tưới nước tự động,….

Dinh dưỡng đươc pha và bơm định kỳ một lương được tính toán chính xác giúp cây khỏe mạnh và tiết kiệm dinh dưỡng tối đa.

Ưu điểm:

Không gây xói mòn giá thể như phương pháp trồng rau thông thường

Tiết kiệm tối đa chất dinh dưỡng mỗi lần tưới.

Tiết kiệm được khá nhiều công sức và cũng như thời gian vì tất cả đều tự động.

Giúp cây phát triển trong một môi trường sạch sẽ.

Nhược điểm:

Cần đầu tư hệ thống tưới tiêu nên khá tốn kém.

Cần kiểm tra hệ thống tưới tiêu thường xuyên, vì hệ thống dễ bị tắt nghẽn.

Hơn nữa hệ thống tưới lên rễ, không thể làm mát toàn bộ cây nhất là trong thời tiết nóng nực.

4.5 Mô hình màng dinh dưỡng NTF (Nutrient Film Technique)

Màng dinh dưỡng được phát triển nhiều năm gần đây bởi tính đa năng và hiểu quả khổng lồ mà chúng mang lại.

Cây chạm nhẹ một lớn dinh dưỡng tối thiểu và lượng nước tiêu thị ít, tiết kiệm đến 80% so với canh tác thông thường

Máng trồng bằng vật liệu nhựa, rẻ tiền mà hiệu quả cực cao, hiện tại hệ thống màng dinh dưỡng NFT đang được xem là cứu tinh của thiếu hụt thực phẩm trên thế thới (theo Wikipedia)

Năng suất cao, gối vụ nhanh, quản lý tốt, ít dịch bệnh, tiêu thụ ít nước.

4.6 Mô hình Khí canh (Aeroponics)

Khí canh là hệ thống cải tiến của thủy canh, cây trồng được giữ đứng sau đó hệ thống giữ ẩm cho rễ ở độ ấm 100% hoặc tương đương, cây sẽ hấp thụ dinh dưỡng thông qua nước được phụn áp lực bằng béc tưới

Mô hình khí canh còn dễ dàng cải tiến theo không gian nên ứng dụng trong đô thị được, đề tài chi phí cho khí canh vẫn còn đang gặp nhiều tranh cãi nhưng ko thể phủ nhận lợi ích từ khí canh.

Một số mô hình trồng rau mới áp dụng công nghệ 4.0

5. Những lợi ích trồng thủy canh

Cho sản lượng lớn và sạch: Với phương thức trồng ra này, sẽ cho ra sản lượng rau rất lớn, không tốn thời gian và diện tích như phương pháp nguyên thủy. Trồng trong mô hình khép kín, được kiểm soát kỹ lưỡng nên chất lượng rau thủy canh thành phẩm rất cao. Chính vì vậy, giá bán của rau sẽ được cao hơn và có nhiều cơ hội xuất khẩu ra thị trường nước ngoài hơn.

Lợi nhuận cao: Vì rau nhiều và chất lượng cao nên giá bán cũng cao hơn từ đó lợi nhuận thu được cũng nhiều hơn. Tiết kiệm rất nhiều chi phí thuê nhân công và chăm sóc bởi tất cả đều theo mô hình công nghệ khép kín.

Tiết kiệm tài nguyên: Thủy Canh sử dụng ít nước hơn nhiều so với canh tác bằng đất vì nước trong hệ thống Thủy Canh được tái sử dụng một cách tuần hoàn. Trong canh tác truyền thống, nước được đổ trên mặt đất và thấm vào đất. Chỉ một phần nhỏ nước thực sự được cây trồng hấp thụ. Thủy Canh cho phép nước chưa được sử dụng quay ngược trở lại hồ chứa, sẵn sàng để sử dụng trong tương lai. Ở những vùng khô và hạn hán, đây là một lợi ích to lớn.

Thời gian thu hoạch nhanh: Thông thường rau trồng sẽ thu hoạch được sau 20 – 30 ngày. Việc luân phiên vụ mùa cũng giúp cho thu được nhiều ra hơn.

Vị trí: Do không sinh trưởng phụ thuộc vào đất, nên có thể di chuyển khắp nơi. Trồng tại nhiều địa điểm thuận lợi cho việc giữ vườn và chăm sóc.

Hạn chế rủi ro: Nhờ áp dụng công nghệ cao và được kiểm soát chặt chẽ, nguy cơ về dịch bệnh, sâu bọ sẽ được hạn chế đi rất nhiều. Đồng thời trồng rau trong không gian khép kín cũng dễ kiểm soát sâu bệnh hơn.

Bảo vệ môi trường: Việc trồng rau thủy canh, công nghệ cao không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoặc các hóa chất độc hại khác nên không làm bẩn nguồn nước và khu đất trồng. Đồng thời, rau trồng cũng sẽ an toàn hơn, không tồn động lại hóa chất hoặc kim loại nặng.

6. Những khó khăn trong trồng thủy canh

Kỹ thuật cao: Trồng khởi nghiệp bằng việc trồng rau thủy canh thủy canh quy mô lớn cần áp dụng các tiến bộ công nghệ, cần tốn thời gian để đào tạo nhân viên tại vườn thao tác, điều chỉnh các thiết bị sao cho thích hợp nhất.

Phòng dịch bệnh: Do là môi trường kín nên nếu một cây có bệnh và các cây khác cũng sẽ bị lây nhiễm ngay. Chính vì vậy việc quan sát và chuẩn bị khi cây có dấu hiệu bị bệnh rất quan trọng.

Dung dịch dinh dưỡng và nước: Trầu thủy canh quan trọng nhất chính là nước và dung dịch dinh dưỡng. Chính vì vậy, trước khi bắt đầu, bạn cần quan sát, tìm hiểu rõ về nguồn nước để đảm bảo nước sạch. Dung dịch dinh dưỡng cũng chọn mua loại thích hợp với từng loại cây.

Đầu ra: Do rau đầu ra là số lượng lớn, bạn cần tích cực tìm kiếm nơi nhập hàng để tiêu thụ hết lượng rau đầu ra mỗi tháng.

7. Thế nào là trồng rau thủy canh mô hình công nghiệp

Trồng rau thủy canh quy mô công nghiệp là cách thức trồng rau thương mại để khởi nghiệp. Theo mô hình trang trại gồm các nhà lưới, máng, có quy mô lớn và áp dụng công nghệ kỹ thuật cao để trồng rau (phương pháp thủy canh).

Vườn rau thường có diện tích từ 700 – 1000m2 trở lên, trồng các loại rau khác nhau, luân phiên các vụ để đảm bảo thu hoạch một lượng rau đủ cung cấp trong 1 ngày. Với các tiêu chí như trên, nếu bạn Khởi nghiệp bằng việc trồng rau thủy canh, tất nhiên cần có sự đầu tư lớn về tài chính cũng như thời gian.

8. Hiệu quả kinh tế khi trồng rau bằng phương pháp thủy canh

Khi trồng cây bằng phương pháp thủy canh cây trồng sẽ phát triển đồng đều với nhau tỉ lệ cây sống đạt lên tới 95% so với việc trồng rau bằng phương pháp truyền thống trồng ở đất cây sẽ phát triển nhanh và tốt hơn.

Mô hình mang lại lãi suất nổi bật hiện nay đó là mô hình canh tác trồng rau nuôi cá Aquaponics. Bạn đã từng nghe qua chưa. Xem tại: Aquaponics là gì?

Trồng rau bằng phương pháp thủy canh đồng thời cho năng suất cao cây trồng không bị sâu bệnh phá hoại cây sạch không hóa chất, hiệu quả kinh tế của trồng rau thủy canh cao, khi thu hoạch rất đơn giản không tốn nhiều công sức chỉ cần nhấc cây lên, cắt góc và đóng bao bì là có thể đem kinh doanh hay xuất khẩu ra nước ngoài

Khi trồng rau bằng phương pháp thủy canh trên diện tích lớn 1.000 mét vuông mỗi ngày bạn sẽ có thể cung cấp cho thị trường hơn 50 đến 60 kg rau thu được từ 2 đến 3 triệu đồng, 1 hướng đi lý tưởng của việc trồng rau thủy canh kinh doanh.

Giá trồng rau phương pháp thủy canh có giá bán cao hơn nhưng luôn đảm bảo chất lượng an toàn cho người tiêu dùng. Ngoài ra việc trồng rau bằng phương pháp thủy canh còn đỡ tốn một phần chi phí từ việc thuê nhân công không cần phải làm cỏ hay xới đất.

9. Chọn lựa mô hình trồng rau thủy canh nhà lưới hay nhà kính là tốt nhất?

Với những gì bạn đã tìm hiểu về việc trồng rau sạch tại nhà bằng phương pháp thủy canh,

Trong thực tế những mô hình nhà lưới với mô hình nhà màng, nhà kính luôn được sử dụng rất nhiều hiện nay cho các trang trại từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn.

Thiết Bị Thủy Canh cam kết sẽ mang đến cho bạn các thiết bị, dụng cụ trồng rau thủy canh chất lượng và chi phí phù hợp nhất cho mọi gia đình.

Mặc dù yếu tố chi phí để đầu tư mô hình nhà kính sẽ lớn hơn so với mô hình nhà lưới tuy nhiên hiệu quả mang lại rất cao cho cây trồng. Giúp tiết kiệm nhân lực vừa tiết kiệm được thời gian chăm sóc bởi thu năng suất cao có thể nhập khẩu ra các nước ngoài như Mỹ, Úc, Pháp

Hãy kết nối ngay với chúng tôi qua số hotline: 0981250725 / email: thietbithuycanh.vn@gmail.com để được tư vấn miễn phí, nhiệt tình!

Bạn đang có dự định đầu tư mô hình trồng rau thủy canh nhưng chưa biết lựa chọn nhà lưới hay nhà kính thì Tốt nhất là nên lựa chọn mô hình nhà kính để trồng rau thai trồng cây trồng khác vừa đảm bảo tốt cây trồng phát triển nhanh năng suất cao nhất. Tuy ban đầu tạo sẽ phải tốn nhiều chi phí hơn rất nhiều nhưng kết quả mang lại lâu dài và chất lượng

10. Tại sao chọn Hydroworks trong lắp đặt mô hình trồng rau sạch thủy canh

Với quy mô sản xuất lớn Hydroworks đáp ứng được các đơn hàng lớn từ những dự án như Vineco, Farm Mart, … và nhiều dự án của Úc, Malaysia,Thái Lan,…và sẵn sàng để trở thành đối tác thân hữu của các bạn.

Chúng tôi tự hào là đơn vị cung cấp thiết bị vật tư nông nghiệp thủy canh hàng đầu Việt Nam với công suất nhà máy sản xuất ống lên đến 200.000 mét ống mỗi tháng, xưởng sản xuất rộng 3000m2 tại Hậu Nghĩa – Long An.

Bất cứ đơn hàng nào dù lớn hay nhỏ chúng tôi đều trân trọng và có chế độ hậu mãi tốt nhất.

Mọi thông tin thắc mắc cần giải đáp về trồng rau sạch thủy canh hoặc đặt lịch khảo sát, tư vấn lắp đặt hệ thống thủy canh trồng rau, quý khách vui lòng liên hệ

Xem qua dự án vườn rau Ngọc Ánh do Hydroworks triển khai THÔNG TIN LIÊN HỆ Rất hân hạnh được phục vụ quý khách!

Chế Phẩm Học Em Là Gì? Công Dụng &Amp; Cách Pha Chế Chi Tiết

Chế phẩm sinh học EM là gì? Hay chế phẩm EM là gì? Thành phần chủ yếu trong chế phẩm EM bao gồm những gì? Các dạng chuyển hóa của chế phẩm EM gốc như thế nào? Công dụng của chế phẩm sinh học EM ra sao? Cách pha chế phẩm gốc EM thành các dạng xử lý khác nhau phù hợp với từng nhu cầu chuẩn nhất được tiến hành như thế nào? Và nơi mua chế phẩm sinh học EM chất lượng tại TP Hồ Chí Minh?

CHẾ PHẨM SINH HỌC EM LÀ GÌ?

Chế phẩm sinh học EM – Chế phẩm EM là thuật ngữ dùng để chỉ một công nghệ sinh học hiện đại, đa tác dụng và an toàn. Chế phẩm EM này là tập hợp hơn 80 các loài vi sinh vật có ích. Sống cộng sinh trong cùng môi trường đó là lên men, tạo ra một hệ thống vi sinh thái với nhau. Trong đó chúng hỗ trợ lẫn nhau, cùng sinh trưởng và phát triển.

THÀNH PHẦN CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC EM

EM bao gồm từ nhiều hơn 80 loại vi sinh vật có ích chủ yếu thuộc 5 nhóm sau:

Đây là vi khuẩn có khả năng tổng hợp ra chất hữu cơ và chất dinh dưỡng từ Vi khuẩn quang hợp:CO2 VÀ H2O cho cây trồng.

Vi khuẩn axit lactic: Có tác dụng phân huỷ nhanh chất hữu cơ làm mất mùi thối, giảm khí độc và làm sạch môi trường. Đồng thời nó có thể chuyển hóa những dạng khó phân hủy thành những dạng mà cây trồng vật nuôi có thể hấp thu được.

Men: Tạo ra quá trình phát triển các chất sinh trưởng cho cây trồng và vi sinh vật như vitamim và các axitamin

Xạ khuẩn: Đây là nhóm vi khuẩn sản sinh chất kháng sinh ức chế vi sinh vật gây bệnh và phân giải chất hữu cơ

Nhóm vi khuẩn cố định Nitơ: Được sử dụng chất hữu cơ của vi khuẩn quang hợp để chuyển N2 trong không khí thành các hợp chất Nitơ.

Như vây, qua thành phần chính của Chế phẩm sinh học EM ta thấy rõ một điều đó là EM hoàn toàn tự nhiên và đảm bảo tính chất “an toàn sinh học”

CÁC DẠNG CHẾ PHẨM CHUYỂN HÓA CỦA CHẾ PHẨM EM GỐC

Chế phẩm sinh học EM gốc hay EM1 được dùng điều chế những dạng chuyển hóa của mình để phục vụ tốt hơn từng nhu cầu của khách hàng. Hiện tại có các dạng chuyển hóa sau đây:

CÔNG DỤNG CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC EM

Đây là một chế phẩm mang nhiều công dụng vượt bật nhưng lại vô cùng an toàn với môi trường. Chúng ta có thể tìm thấy nó dưới dạng của một loại phân bón vi sinh, vừa có thể tìm nó dưới dạng chất kích thích sinh trưởng cây trồng và vật nuôi. Hoặc một loại nông dược phòng ngừa dịch bệnh cũng như vừa là chất khử trùng để làm sạch môi trường…

NGUYÊN LÝ CỦA CÔNG NGHỆ CHẾ PHẨM SINH HỌC

Vai trò của chế phẩm sinh học EM còn được phát huy bởi sự cộng hưởng sóng trọng lực (gravity wave). Nó được sinh ra bởi các vi khuẩn quang dưỡng, các sóng này có tần số cao hơn và có năng lượng thấp hơn so với tia gamma và tia X. Vì vậy, EM có khả năng chuyển các dạng năng lượng có hại trong tự nhiên thành dạng năng lượng có lợi thông qua sự cộng hưởng.

Chế phẩm sinh học EM giúp phân hủy các chất hữu cơ nhanh chóng:

EM thúc đẩy quá trình phân giải chất hữu cơ, thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh vật có ích trong đất và đồng thời hạn chế sự hoạt động của vi sinh vật hại. Từ đó đất trồng và môi trường sẽ được nâng cao chất lượng, tăng nguồn dinh dưỡng dễ hấp thụ cho cây trồng và vật nuôi.

Bánh dầu có công dụng rất cao để cây tạo sinh khối (tàn lá), giúp lá bóng hơn, đẹp hơn. mà EM chính là nguyên liệu để có thể ủ được bóng dầu này.

Chế phẩm sinh học EM làm giảm mùi và khử trùng

EM có thể được dùng để pha dung dịch với tác dụng làm giảm mùi hôi thối của bãi rác, nhà vệ sinh.

EM để trong chén nhỏ bỏ vào tủ lạnh làm giảm mùi hôi của thức ăn ôi thiu.

EM giúp khử trùng, làm giảm các chất độc hại trong môi trường từ đó giảm ruồi nhặng và bệnh tật cho con người.

EM là chất phổ biến được dùng để khử trùng nguồn nước sau khi thiên tai, lũ lụt trên diện rộng làm ô nhiễm nguồn nước.

EM dùng để tiêu hủy xác động vật, gia súc chết khi bệnh dịch xảy ra.

Chế phẩm sinh học EM tác dụng đối với cây trồng

EM với tác dụng vượt bật đó chính là tăng cường khả năng quang hợp cho cây trồng đem lại sự sinh trưởng và phát triển tốt cho cây trồng.

Dùng EM thứ cấp pha với nước sẽ tạo thành dung dịch kích thích nảy mầm, ra hoa quả. Đồng thời làm tăng khả năng đề kháng và tính chống chịu của cây trồng.

Chế phẩm sinh học EM với tác dụng cho vật nuôi và thủy sản

Để tăng trưởng các vi khuẩn có lợi phát triển trong đường ruột của vật nuôi như heo, gà, bò, … Ta có thể hòa tan EM cùng với cám hoặc thức ăn khác để vật nuôi ăn.

EM dùng làm đệm lót sinh học cho heo, giảm thiểu tối đa khả năng gây bệnh cho heo

EM có thể được dùng để xử lý ao nuôi với mục đích làm sạch nước trong nuôi tôm, cá và đồng thời hạn chế những bệnh lý cho những loại thủy sản này.

CÁCH PHA CHẾ CHẾ PHẨM EM GỐC THÀNH CHẾ CÁC DẠNG XỬ LÝ KHÁC NHAU CHUẨN NHẤT

EM pha chế thành EM thứ cấp (EM2)

1 lít EM1 + 1 lít Rỉ đường ( hoặc 1kg đường nâu hoặc 1kg đường phên ) + 18 lít nước ủ trong 3 đến 5 ngày sẽ tạo ra 20 lít EM2

Đổ hỗn hợp vào can nhựa hoặc thùng chứa có nút đậy chặt (yếm khí) và bảo quản ở nhiệt độ bình thường, đặt nơi mát tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.

Chế phẩm EM thứ cấp dùng để xử lý nước thải, xử lý rác thải, xử lý môi trường, khử mùi hôi thối trong chăn nuôi … đặc biệt có thể dùng trong xử lý nước ao nuôi thủy sản

EM1 pha chế thành EM – BOKASHI

1 lít EM1 + 1 lít Rỉ đường + 20 lít Nước + (30 – 50kg) thức ăn ủ 3-5 ngày thu được Bokashi B

Trộn đều các thành phần thức ăn, sau đó vừa phun dung dịch vừa tạo theo công thức trên vào hỗn hợp vừa trộn cho đến khi độ ẩm đạt 30 – 40% là được.

Cho vào bao hoặc thùng chứa, bao kín để lên men kỵ khí.

Ủ từ 7-10 ngày, khi hỗn hợp có mùi lên men ngọt, thơm, có mốc trắng trên bề mặt, có nghĩa EM bokashi B đã làm xong và đem dùng cho vật nuôi ăn.

5 lít EM1+ 5 lít Rỉ đường + 100 lít Nước + Cám gạo + mùn cưa ủ kín 3-5 ngày thu được Bokashi B.

Cám gạo và mùn cưa được chia theo tỷ lệ 1:1 và Trộn đều các thành phần sau đó vừa phun dung dịch trên vào các hỗn hợp vừa trộn cho đến khi độ ẩm đạt 30 – 40 % là được.

Cho vào bao hoặc thùng chứa, bao kín để lên men kỵ khí.

Ủ từ 5 – 7 ngày, khi hỗn hợp có mùi lên men ngọt, thơm, có mốc trắng trên bề mặt là thành công.

EM pha chế thành hóa chất để ủ phân của vật nuôi

Trộn 1-2% lít chế phẩm sinh học EM gốc + 8% rỉ đường + 90% phân khô, trộn đều.

Trộn đều các thành phần và bổ sung thêm nước đạt độ ẩm 60-65% vung đống, dùng bạt phủ kín, theo dõi thường xuyên nhiệt độ và độ ẩm.

Sau 2 tuần đảo đều, có thể giảm nhanh mùi và 1 tháng sau thì đem sử dụng.

EM pha chế thành hóa chất để ủ rác hữu cơ

20 lít chế phẩm sinh học EM gốc phân bón đã hoạt hóa + 0,5 tấn rác + 0,5 tấn phân chuồng + 2-3 lít rỉ.

Trộn đều và vun đống hỗn hợp theo công thức trên cho đến độ ẩm khoảng 60%.

Che đậy để tránh mất nhiệt trong 30-45 ngày đưa ra sử dụng.

Ủ từ 7-10 ngày đảo trộn 1 lần.

EM pha chế thành phân bón cho cây trồng

Pha chế phẩm EM thứ cấp với nước theo tỉ lệ 1:200 đối với cây lớn và 1:400 đối với cây nhỏ.

Pha Chế phẩm EM thứ cấp với nước theo tỷ lệ 1:1000, dùng dung dịch này phun thật đẫm cho cây trồng vào sáng sớm hay chiều tối, cứ 15 ngày phun tưới một lần lưu ý tránh phun vào hoa lúc cây đang ở giai đoạn ra hoa.

EM pha chế thành dung dịch để tạo năng suất cho cây trồng.

1 lít Chế phẩm EM gốc + 1 lít gỉ đường( hay 1Kg đường đỏ) + 1 lít cồn 350 + 1 lít giấm ăn + 1Kg hỗn hợp gừng, giềng, tỏi, ớt + 6 lít nước.

Trộn đều tất cả cá thành phần theo công thức và sau đó cho vào nơi ủ, ủ tầm 7 ngày và sau đó sử dụng.

Lấy 1 ml dịch trong của hỗn hợp sau ủ này hòa trong 1 lít nước rồi đem phun đẫm cho cây giống, cây cảnh.

250ml Chế phẩm EM gốc + 500ml gỉ đường( hoặc 0.5 Kg đường đỏ) + 9 lít nước + Củ, cỏ, quả xanh.

Trộn đều tất cả cá thành phần theo công thức và sau đó cho vào nơi ủ. Hỗn hợp thu được sẽ được sử dụng sau 7 ngày ủ.

Lấy 1 ml dịch trong của hỗn hợp sau ủ này hòa trong 1 lít nước rồi đem phun đẫm cho cây giống, cây cảnh.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC

Ở Việt Nam, công nghệ EM được biết đến vào khoảng năm 1996 và được thử nghiệm tại một số địa phương.

Cụ thể, ở tỉnh Thái Bình, người ta dùng EM để xử lý cho hạt bắp cải, thóc giống và cho thấy tỷ lệ nảy mầm cao hơn khi không dùng.

Ở tỉnh Hải Phòng, EM được dùng để xử lý các loại cây ăn quả như vải, cam, quýt,..và kết quả cho thấy là các cây này phát triển nhanh hơn, cho quả to và chín sớm, vỏ đẹp và năng suất tăng từ 0-15%.

BẢO QUẢN CHẾ PHẨM SINH HỌC EM

Để nơi nhiệt độ ổn định, tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời

NƠI MUA CHẾ PHẨM SINH HỌC EM TẠI TP HỒ CHÍ MINH

Đây là một loại chế phẩm vô cùng thân thiện với môi trường và con người nhưng lại đem đến những hiệu quả tuyệt vời vì vậy nó là một trong những sản phẩm bán chạy trên thị trường. Đồng nghĩa với việc đó sẽ có khá nhiều nơi cung cấp sản phẩm này nhưng việc chọn lựa cho mình một nơi để có thể gửi niềm tin thì khá khó khăn.

Những lúc này bạn đừng quên . Tại đây, chúng tôi cung cấp cho bạn không chỉ là những chế phẩm sinh học EM mà còn nhiều hơn thế về Công Ty Công Nghệ Trung Sơnhóa chất và dụng cụ, thiết bị phòng thí nghiệm.

Cập nhật thông tin chi tiết về Mô Hình Aquaponics Là Gì? (Chi Tiết) trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!