Bạn đang xem bài viết Mai Chiếu Thủy Cách Trồng, Chăm Sóc Và Ép Cây Ra Hoa Mọi Lúc được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đặc điểm của cây mai chiếu thủy
Mai chiếu thủy có tên khoa học là Wrightia religiosa thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae). Ngoài ra nó còn có các tên gọi khác là mai trúc thủy mai chấn thủy hoặc lòng mức miên. Về cơ bản thì Mai chiếu thủy có 3 loại đó là lá lớn, lá trung và lá nhỏ.
Mai chiếu thủy có nguồn gốc ở các nước Ðông Dương, thường được ưa chuộng làm tiểu cảnh và bonsai mini.
Các loại mai chiếu thủy đều có đặc điểm chung là hoa có màu trắng 5 cánh và mùi rất thơm, nhất là vào buổi chiều và tối thì càng thơm hơn. Mỗi hoa cho ra 2 quả đại dài trông như quả cây hoa sữa.
Hoa mai chiếu thủy có mùi thơm và luôn mọc hướng xuống đất nên mới gọi là chiếu thủy , chiếu thổ. Vì mỗi loại mai chiếu thủy có đặc điểm khác nhau nên sẽ được phân biệt dưới bài viết để bạn hiểu rõ hơn về từng dòng mai chiếu thủy.
Phân biệt các loại mai chiếu thủy
Gồm các loại cây da đen, da xanh, da trắng, da vàng, da láng, nu gò công, nu thường, lá dài, lá tròn, có loại 20 cánh lá thẳng, có loại hoa 20 cánh lá rũ.
2. Mai chiếu thủy lá Trung:
Lá trung gồm nhiều loại như trung nu gò công, trung nu, nu mặt khỉ, da trắng, da xanh và thanh mai… Trong đó mai chiếu thủy nu mặt khỉ Gò Công thì có giá trị vì có nhiều nu sần. Đây là giống mai chiếu thủy được dân chơi cây cảnh ưa thích.
Mai chiếu thủy nu Gò Công thì có giá trị nhất ở phần nu sần và được hội sinh vật cảnh của Việt Nam xác nhận nó có nguồn gốc tại Làng mai nu Thạnh Nhựt tại vùng đất Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang. Đây là loại mai chiếu thủy được sử dụng để chơi nhiều nhất bởi có nu đẹp, hoa lớn và thơm.
Thanh Mai : Có nách thưa lá, lá hình bầu dục và hơi tròn mọc thành 2 hàng đối xứng. Lá có màu xanh đậm. Thân cây thanh mai có màu xanh tím, ít nu và hơi tròn. Bông thanh mai lớn như các mai ciếu thủy lá trung khác nhưng ít bông hơn.
3. Mai chiếu thủy lá kim:
Bao gồm các loại lá kim như kim giòn, lá kim nhanh mai, kim lá tứ, lá tứ xù và lá kim đuôi chồn. Có nhiều người hiện nay vẫn đang bị nhầm lẫn giữ cây thanh mai và loại cây kim thanh mai.
Mai chiếu thủy lá kim giòn: Là loại cây có thân giòn khó uốn và tạo dáng. Lá hướng hiên hình chữ thập, lá có màu xanh hơi ngả vàng và đuôi lá nhọn. Cây có rất ít nu hoặc không không có. Ưu điểm nổi bật của loại này là chăm ra hoa.
Mai chiếu thủy kim thanh mai: Đây là loại cây khá được ưu chuộng để làm cây mai chiếu thủy bonsai mi vởi cây có rất nhiều nu. Cây con đang bé cũng cho ra nhiều nu đẹp. Lá thì trông giống với thanh mai nhưng lá nhỏ hơn, khoảng cách giữa các lá cũng nhỏ hơn.
Mai chiếu thủy lá tứ: Là loại cây lá mỏng hơn một chút so với kim thanh mai, đuôi lá nhọn hơn và mọc tứ diện, tức là lá mọc đan xen thành 4 mặt lá như hình chữ thập. Thân cây có nhiều cạnh và nhiều gân nên thân hình có hơi vuông. Loại cây này chủ yếu cho thân màu trắng xanh. Hoa của loại này cũng nhỏ nhưng lại cho ra nhiều bông. Hiện nay có 2 loại lá tứ đó là lá tứ đuôi chồn và lá tứ long xuyên.
Ý nghĩa phong thủy của Mai chiếu thủy
Mai chiếu thủy không chỉ là cây ngoại thất mà nó còn được sử dụng để làm cây nội thất vì có nhiều ý nghĩa về phong thủy. Cây vừa có hoa quanh năm, vừa tỏa ra mùi thơm lại vừa có những dáng vẻ rất đẹp làm điểm nhấn nổi bật cho không gian ngôi nhà và sân vườn.
Mai chiếu thủy cỡ lớn thường được đặt ở những vị trí đặc biệt như trước nhà, sân vườn hoặc hành lang. Còn những cây bonsai bé thường được đặt ở trên bàn uống trà, bàn tiếp khách, bàn làm việc.
Trong phong thủy và tín ngưỡng thì Mai Chiếu Thủy được xem là biểu tượng của sự bền vững. Đây là loại cây giúp trấn an long mạch và kích thêm vân tiền tài cho gia chủ. 5 cánh hoa mai chiếu thủy mọc ra đều nhau. Hướng của hoa luôn hướng xuống đất ý nghĩa là hướng thổ. Nó giúp tăng cường khả năng trấn yểm long mạch, mạng lạng vượng khí cho ngôi nhà và trấn giữ đất đai cho gia chủ.
Ngoài việc mạng lại vận khí tốt cho ngôi nhà thì mai chiếu thủy còn giúp mang lại may mắn và tài lộc cho người chơi cây. Nếu trong nhà có trồng cây mai chiếu thủy sẽ giúp cho gia chủ gặp nhiều tài lộc, may mắn và hạnh phúc bền vững. Ngoài ra nó còn giúp cho gia đình yên ấm, bình yên và vững chắc. (ý nghĩa mang lại giúp gia đình hạnh phúc và hòa thuận)
Đây là loại cây có tuổi thọ tương đối cao, cây già có thể lên tới gần 500 năm. Chính vì vậy, cây còn mang ý nghĩa trường thọ và mang lại sức khỏe dồi dào.
Mai chiếu thủy hợp với mệnh mộc, ngoài ra các mệnh khác như mệnh thủy, mệnh kim, mệnh thổ vẫn có thể trồng được loại cây này.
Chính vì vậy khi thiết kế nhà phố người ta thường bài trí thêm nhiều cây xanh và trong đó cũng không thể thiếu được cây mai chiếu thủy.
Cách nhân giống mai chiếu thủy
Mai chiếu thủy có hai cách nhân giống chính đó là nhân giống bằng cách giâm cành và chiết cành. Tuy nhiên, hiện nay cách được dùng phổ biến nhất cho mai chiếu thủy đó là giâm cành trong nước.
Đầu tiên bạn cần lựa chọn cành nhân giống đó là những cành bánh tẻ đủ cứng cáp.
Cắt ngắn cành giâm vừa đủ để bạn tạo dáng cho cây sau này. Thường thì cây mini ta cắt khoảng 15cm.
Sau đó hòa thuốc kích rễ N3M với nước vào một cốc nước hoặc chậu nước mà bạn dâm cành. Nếu không có thuốc kích rễ N3M thì có thể dùng nước bình thường vẫn ra rễ nha.
Thời gian ra rễ là khoảng 2 tháng, nếu muốn đảm bảo cây chắc khỏe thì khoảng 3 đến 4 tháng khi mai chiếu thủy ra nhiều rễ thì bạn mang ra trồng ở đất.
Lưu ý: Thay nước thường xuyên để nước luôn luôn sạch sẽ và ra rễ nhanh.
Cách trồng và chăm sóc cây mai chiếu thủy
Nhiệt độ
Mai chiếu thủy là cây ưa nắng và ưa nước. Nhiệt độ phù hợp để trồng là 25 đến 30°C.
Đất trồng
Nhiều bác nhà vườn chia sẻ bí quyết để trồng mai chiếu thủy tốt nhất đó là sử dụng loại đất trồng bao gồm Xơ Dừa, Đất Thịt, cát xây, vỏ trấu, tro vỏ trấu. Đất thịt là loại đất dưới lớp đất bùn mà người ta đào ao hồ thường có. Sau đó đem về phơi khô.
Tùy thuộc vào thổ nhưỡng mà dùng xơ dừa nhiều hay ít. Nếu ở miền nam thì trộn xơ dừa nhiều hơn một chút. Ra miền trung và miền bắc thì trộn ít hơn vì xơ dừa có tính dữ nước. Nhưng tỷ lệ trộn thường là 1-1.
Nếu có thì trộn ít vỏ trấu vào nữa nhưng tùy điều kiện khí hậu. Nhìn chung chỉ cần Xơ Dừa và Đất Thịt là đảm bảo rồi.
Phân bón
Khi trộn đất trồng thường sẽ cho thêm một ít phân bón hữu cơ, phân chuồng ủ hoai tỷ lệ nhỏ. Trong quá trình chăm sóc thì có thể bón thêm các loại phân như kali hoặc phân đạm. Sau khi cắt lá cũng nên bón thêm một ít để cây phát triển lại.
Nước tưới
Cần tưới cây hàng ngày nếu bạn trồng cây ngoài trời. Kết hợp tưới phun sương trên thân lá và dưới gốc. Chú ý xem cây đã đủ độ ẩm hay chưa để cân đối lượng nước tưới.
Tuy là cây ưa nước nhưng có đến 90% cây mai chiếu thủy bonsai chết là do bị úng rễ vì nước. Chính vì vậy bạn cần kiểm tra bầu đất liên tục xem nước tưới có bị thừa hay không. Nếu như cảm thấy nhiều nước quá bạn hãy lấy một cái cây hoặc một cái đũa chọc thẳng xuống dưới bầu đất và xem đều quanh bầu đất để cây háo nước nhanh.
Mai chiếu thủy ra hoa quanh năm đối với khí hậu nóng. Tại các vùng miền nam thì hầu như lúc nào bạn cũng có thể thấy cây mai chiếu thủy này ra hoa. Tuy nhiên, nếu để hãm cho mai chiếu thủy ra hoa đúng lúc bạn cần như chơi bông ngày tết thì bạn thực hiện như sau.
Trước khi hãm cây bạn cần ngưng tưới nước khoảng 5 ngày để.
Tiếp theo cắt hết lá và ngọn cây đi.
Sau đó dùng phân kích hoa đầu trâu KN03 bón dưới gốc cây và hòa một ít phân với nước và tưới một chút lên cây và bầu đất.
Duy trì tưới ít nước ở những ngày tiếp theo.
Quá trình ép cây ra hoa mất khoảng 1 tháng. Nếu bạn muốn cây mai chiếu thủy ra hoa đúng dịp tết thì thực hiện cắt lá và ngọn mai chiếu thủy vào khoảng cuối tháng 11 âm lịch là cây sẽ cho hoa vào đúng dịp tết.
Sau khi bón phân xong thì mang ra nắng để trồng. Đối với miền nam thì khoảng 1 tháng sau khi cắt lá sẽ ra hoa. Còn đối với miền bắc ít nắng hơn thì khoảng 4 đến 6 tuần mới ra hoa.
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Mai Chiếu Thủy Ra Nhiều Hoa
Mai chiếu thủy có tên khoa học là Wrightia Religiosa là loại cây thân gỗ lâu năm có hoa năm cánh màu trắng rất đẹp. Ngoài vẻ đẹp mảnh mai cây còn có nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp mang lại may mắn cho gia chủ, chưa hết với vẻ ngoài xù sì như cây cổ thụ khả năng uốn nắn tốt mai chiếu thủy được chọn làm cây bonsai với giá trị có thể lên tới hàng tỷ đồng.
Là loại cây được ưa chuộm vì đặc tính sinh học của chúng là dễ trồng dễ chăm sóc thậm chí bạn chỉ cần tưới nước mà quên bón phân thì cây vẫn phát triển tốt. Mặt khác mai chiếu thủy có thể ra hoa thường xuyên kèm mùi hương thơm ngào ngạt dễ quyến rũ lòng người.
Việc chăm sóc cây để ra hoa theo ý muốn là thắc mắc của nhiều người sau đây là các công việc cần thực hiện.
Ý nghĩa phong thủy cây mai chiếu thủy
Cây mai chiếu thủy biểu trưng cho sự bền vững và ổn định của gia chủ chúng thường được trồng trong chậu, đặt ở cổng, trang trí sân vườn… và được xem là loại cây trấn yểm tài lộc cho gia chủ. Chính vì ý nghĩa mà nó mang lại mai chiếu thủy rất được ưa chuộm trong các dịp tết hoặc làm quà tặng.
Cây được dùng làm cây ngoại thất, cây sân vườn bởi rất dễ chăm sóc ra hoa quanh năm phảng phất hương thơm quyến rũ. Hoa có 5 cánh nhìn thoáng qua giống hoa mai nên có tên gọi là mai, khi hoa nở luôn hướng xuống mặt đất nên gọi là chiếu thủy, chiếu thổ.
Mai chiếu thủy thuộc họ trúc đào, thân gỗ xù xì nhiều cành nhánh nhỏ dễ uốn nắn và cắt tỉa, chúng ra hoa màu trắng nở quanh năm có mùi thơm nhẹ dễ chịu. Có 3 loại mai chiếu thủy lá nhỏ, lá trung và lá lớn dòng lá nhỏ thường được uốn tạo hình độc lạ. Trong khi đó dòng mai lớn thường là mai thế càng lâu năm càng có nhiều giá trị.
Loài mai này có thể nhân giống từ hạt hoặc chiết cành, chúng không chỉ đẹp dễ tạo dáng mà không quá cầu kỳ về cách chăm sóc. Bạn chỉ cần tưới nước hàng ngày và đặt cây ở nơi có ánh sáng dịu là cây có thể sinh trưởng tốt.
Thực hiện thường xuyên 1 tháng/ lần và mùa mưa, 2 tháng/lần vào mùa nắng. Thông thường nên kết hợp công tác cắt tỉa cành nhánh với việc định hình và tạo dáng cho cây. Đơn giản nhất là hình tròn hay hình tháp, cần ước lượng kích thước hình dạng tán cây trước khi thực hiện việc cắt tỉa.
Thời gian sau khi thực hiện cắt tỉa cành nhánh đến khi ra hoa từ 45 – 50 ngày. Mai chiếu thủy là loài cây kiểng ra hoa quanh năm vì thế muốn cây ra hoa chỉ cần thực hiện theo các bước sau:
Cắt tỉa cành nhánh cho gọn, ngưng tưới nước hoàn toàn từ 4 – 6 ngày
Khi thấy hiện tượng lá cây héo thì tưới nhẹ một lần vào buổi sáng
Sau 5 ngày tưới nước thì phun phân KNO3 liều lượng 12mg/8 lít nước và buổi sáng.
Thực hiện phun phân nitrat kali 1 tuần/lần sau đó tưới nước bình thường.
Sau thời gian xử lý từ 30 – 35 ngày cây sẽ bắt đầu xuất hiện những nụ hoa đầu tiên.
10 ngày tiếp theo hoa sẽ nở trắng cành.
Bón phân cho mai chiếu thủy
Việc bón phân thường đi đôi với việc cắt tỉa, sau khi cắt tỉa cần bón phân để giúp cây sinh trưởng tốt. Loại phân bón thường được sử dụng là loại phân hữu cơ truyền thống như phân bò, phân chuồng đỏ và một số phân hạt vô cơ như NPK, DAP… nhằm giúp cây sinh trưởng tốt.
Liều lượng phân bón cần thiết cho cây là đối với phân hữu cơ bón trên mặt chậu rải đều không bón vào gốc một lớp dày khoảng 1cm. Đối với phân hạt, phân vô cơ nếu cây nhỏ gốc cao dưới 1 mét dùng một 1 cà phê/chậu, cây lớn hơn dùng 1 muỗm canh/chậu. Bón đều trên chậu vùi sâu xuống đất từ 3 – 5 cm không để trực tiếp vào gốc cây.
Nên bón luôn phiên các loại phân sau khi bón cần quan tâm tưới nước đầy đủ để cây hấp thụ tốt nhất.
Là loại cây có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ phát triển được ở hầu hết các điều kiện khắc nghiệt từ khô hạn tới ngập úng. Tuy nhiên cây sinh ưa thích sáng và bóng râm một phần chính vì thế nó được trồng ở cả ba miền của nước ta.
Có sức sống mạnh mẽ sinh trưởng tốt trên các loại đất thịt, đất phù sa, đất sẽ thậm chí đất đỏ vẫn trồng được. Vì thế người ta có thể trồng mai chiếu thủy trong chậu với một ít đất tuy nhiên cây vẫn sinh trưởng tốt nên được sử dụng nhiều làm bonsai.
Nhiệt độ thích hợp từ 25 – 30 độ C rất phù hợp với các vùng có khí hậu hai mùa mưa nắng rõ rệt, mùa mưa cây sẽ đâm chồi nảy lộc mạnh mẽ, mùa nắng sẽ thay lá trổ hoa và phát triển chậm hơn. Độ PH đất trồng mai chiếu thủy từ 5,5 – 6,5 có thể bón phân chuồng, lân, kali… ít cần phân đạm.
Phòng trừ sâu bệnh trên mai chiếu thủy
Là loại cây ít bị sâu bệnh và có sức chịu đựng cao khi gặp thời tiết bất thường tuy nhiên vào thời kỳ chuyển mùa trong năm như đầu hoặc cuối mùa mưa cần kiểm tra và phun phòng trừ sâu ăn lá và sâu đục thân.
Khi cây chuẩn bị ra hoa cần chú ý cây có sâu và hương thơm thu hút côn trùng nhất là bướm. Khi không có điều kiện làm các bước trên chỉ cần ngưng tưới nước 5 – 7 ngày sau đó tưới nhẹ lặp lại nhiều lần cũng khiến cây ra hoa nhưng mật độ hoa ít hơn mặt khác cây cũng bị suy yếu dần.
Keyword: Kỹ thuật trồng và chăm sóc mai chiếu thủy ra nhiều hoa
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Mai Chiếu Thủy Tại Nhà
Cây mai chiếu thủy có nhiều giống cây khác nhau, thường được trồng làm cây bonsai trang trí sân nhà hoặc trồng chậu cắt tỉa hình dáng đẹp trang trí sảnh, sân vườn…
Hình thái: Cây thân gỗ có những nhánh dài mảnh, có lông mềm. Lá thuôn, nhọn ở chóp, hai mặt lá khác màu, hầu như không có cuống, dài 3-6,5cm. Hoa màu trắng, có hướng thơm, thường mọc trên một cộng dài kết thành chùm, có năm cánh, luôn luôn hướng xuống đất. Mỗi hoa cho ra hai quả đại hình dải, có mũi và nhọn ở đỉnh, thót nhọn ở gốc, hơi rẽ đôi, có khía dọc, dài 10-12cm, rộng 3-3,5mm. Hạt hình dải dài 6mm, rộng 1mm, mang chùm lông mềm màu trắng. Hiện nay, cây mai chiếu thủy có ba loại được phân biệt dựa trên kích thước lá: mai chiếu thủy lá lớn, mai chiếu thủy lá trung và mai chiếu thủy lá nhỏ.
Chăm sóc: Mai chiếu thủy dễ trồng dễ chăm sóc, chỉ cần tưới nước hằng ngày, tưới đều nước lên thân và gốc cây. Đặt cây ở nơi có ánh sáng dịu để cây sống tốt. Sau khi cắt tỉa có thể bón thêm phân để cây phát triển nhanh hơn.
Cách trồng cây mai chiếu thủy: Cây ưa sáng hoặc chịu bóng, nhân giống dễ dàng từ hạt hay chiết cành.
Nhân giống cây mai chiếu thủy
Nhân giống hữu tính: Đây là cách trồng mai bằng hạt. Cách trồng này có ưu điểm là số lượng mai con nhiều, không tốn kém, mất ít công sức. Tuy nhiên, cây mai thường không mang những đặc tính tốt của cây mẹ (hoa nhỏ, ít cành hơn, màu sắc có khi khác với cây mẹ…).
Nhân giống vô tính Chiết cành: Chọn một cành nhỏ của cây mai mẹ, cắt một khoanh vỏ có chiều dài khoảng 3-4 phân, cố tránh đừng để vết cắt phạm vào phần gỗ bên trong, bóc khoanh vỏ đó đi. Sau đó, dùng hỗn hợp đất với phân chuồng hoai nhào dại cho dẻo rồi ốp chặt vào xung quanh vết cắt, bên ngoài dùng vải dày hay bao bố hoặc xơ dừa bó lại cho thật chặt. Hàng ngày phải năng tưới nước cho bầu đất đó được ẩm cho đến vài ba tháng sau, khi bầu đất có nhiều rễ con bắn ra ngoài là lúc cắt nhánh đó rời khỏi cây mẹ.
Cách chăm sóc cây mai chiếu thủy:
Bón phân: sau mỗi đợt cắt tỉa ta nên bón phân nhằm giúp cây sinh trưởng tốt hơn. Các loại phân hữu cơ truyền thống thường là: phân bò hoai, phân trùng đỏ…hoặc bạn cũng có thể bón một số phân vô cơ cho cây bonsai mai chiếu thủy như: NPK16.16.8, DAP, Dynamic Lifter…
Khi cây bonsai mai chiếu thủy đơm nụ ra hoa thường có mùi thơm thu hút sâu bệnh nên chúng ta cũng cần phải kiểm tra và phun phòng trừ sâu ăn lá và sâu đục thân. Trường hợp không có thời gian làm các bước trên, bạn chỉ cần ngưng nước tưới hoàn toàn từ 5-7 ngày khi cây héo lá và tưới nước lại bình thường cũng làm cây ra hoa nhưng mức độ hoa ít hơn, mặt khác cây cũng bị suy yếu dần.
Để cây ra hoa đúng ý muốn: Công tác cắt tỉa cành nhánh thực hiện thường xuyên bình quân 1 tháng / 1 lần ( mùa mưa) và 2tháng / 1lần ( mùa nắng).
Thông thường nên kết hợp công tác cắt tỉa cành nhánh với việc định hình tạo dáng cho cây, trường hợp đơn giản nhất là tạo dáng tán cây hình tròn hay hình tháp. Cần ước lượng kích thước hình dạng tán cây trước khi thực hiện việc cẳt tỉa. Thời gian khi xử lý đến khi ra hoa là 45-50 ngày.
Loại trừ sâu bệnh cho cây Mai Chiếu Thủy
Về sâu bệnh, cây mai chiếu thủy có đặc tính kháng bệnh cao, nên ít bị sâu rầy phá hại, thế nhưng không phải là không có. Chúng ta nên quan sát, nếu phát hiện có sâu rầy thì nên tận diệt ngay. Một số sâu, rầy chính hại cây mai: Sâu đục thân, rầy bông, sâu tơ, sâu nái. Sử dụng thuốc Agri Fos 400 để trị bệnh vàng lá, thối rễ.
Kỹ Thuật Chăm Sóc Mai Chiếu Thủy Ra Hoa Ngày Tết
Ngày:03/11/2020 lúc 15:24PM
Cây mai chiếu thủy đang rất được ưa chuộng, săn đón bởi dáng đẹp hương thơm nhẹ, thanh mát và lan tỏa. Đặc biệt, cây mai chiếu thủy đại diện cho sự bền vững và ổn định gia tài của gia chủ nên rất được ưa chuộng để chưng trong nhà hay làm quà biếu vào ngày tết.
Từ xưa, cây mai chiếu thủy đã được biết đến là biểu trưng cho sự ổn định về gia tài, là hiện thân của sự bền vững trong mọi phương diện của cuộc sống.
Hoa mai chiếu thủy có 5 cánh đều nhau và hướng xuống mặt đất để trấn yểm vượng khí, trấn giữ long mạch giúp ngôi nhà luôn duy trì được vượng khí tốt nhất, gia chủ phát triển về mọi mặt.
Giống như những cây đại thọ, cây mai chiếu thủy mang ý nghĩa vô cùng to lớn là tượng trưng cho sự vĩnh viễn, sự trường tồn và sức khỏe dồi dào.
Chính những ý nghĩa to lớn này mà cây mai chiếu thủy rất được dân chơi kiểng ưa chuộng mỗi độ tết đến xuân về.
Cây mai chiếu thủy thuộc loại cây rễ chùm, có rất nhiều loại rễ khác nhau như rễ chính, rễ ngang, rễ phụ và rễ đứng.
Thân cây mai chiếu thủy dạng gỗ, xù xì, nhiều cành nhánh nhỏ, dễ uốn nắn và cắt tỉa. Tùy thuộc vào giống mà thân cây sẽ có màu trắng hoặc xám đen.
Lá mọc không đối xứng, hình trái xoan – ngọn giáo, thuôn nhọn ở chóp, hai mặt lá khác màu, hầu như không có cuống, dài 3cm – 6.5cm và rộng 1cm – 2.5cm. Có ba loại mai chiếu thủy là lá nhỏ (lá kim), lá trung và lá lớn.
Hoa mai chiếu thủy nở ra 5 cánh màu trắng, mọc trên một cọng dài kết thành chùm xen kẽ với lá. Hoa có mùi hương nhẹ nhàng, thanh thoát, mang lại sự dễ chịu cho mọi người.
Hiện có 3 phương pháp nhân giống cây mai chiếu thủy thường được áp dụng là trồng bằng hạt, chiết cành và giâm cành.
Cách trồng này có ưu điểm là tạo ra số lượng mai con nhiều, không tốn kém, cũng như đòi hỏi ít công sức của người trồng.
Chiết cành là phương pháp trồng được nhiều người ưa chọn bởi nó giúp rút ngắn thời gian trồng.
Sau đó dùng hỗn hợp đất sạch, xơ dừa, một ít phân trùn quế và nấm Trichoderma đắp vào xung quanh vết cắt. Bên ngoài dùng túi nilon dày bó lại thật chặt.
Sau khi hoàn thành bó bầu, bạn để cây ở nơi thoáng mát, hàng ngày tưới nước cho bầu đất đó sao cho đủ ẩm. Khoảng 3 – 4 tháng sau, bầu đất có nhiều rễ con thì tiến hành cắt nhánh bầu đất đó đó rời khỏi cây mẹ, chuyển đi trồng vào chậu.
Sau đó hòa thuốc kích rễ N3M với nước vào một cốc nước rồi cắm cành mai chiếu thủy vào. Cần giữ cho cành mai nằm lơ lững đừng cho nó đụng vào thành hoặc đáy của ly.
Để cành mai tại nơi thoáng mát, cây sẽ tự hút nước, ra rễ và bung tược xanh. Thời gian ra rễ khoảng 2 tháng, để đảm bảo cây chắc khỏe thì khoảng 3 đến 4 tháng khi mai chiếu thủy ra nhiều rễ thì bạn mang ra trồng ở đất.
Mai chiếu thủy ưa ẩm, cần lượng nước tưới phù hợp và kết hợp tưới phun sương trên thân lá. Tránh tưới nước quá nhiều, cây có thể chết do bị úng rễ vì nước.
Mai chiếu thủy ưa loại đất thịt, ẩm, tơi xốp, giàu dinh dưỡng, sạch mầm bệnh và có độ pH từ 5.5 – 6.5. Đất trồng mai chiếu có thể trộn đất thịt, phân trùn quế, trấu hun và xơ dừa theo tỷ lệ 3:3:2:2.
Ngoài ra, để dễ dàng, tiện lợi và nhanh chóng, bạn có thể sử dụng đất sạch hữu cơ Sfarm chuyên dùng cho hoa kiểng chứa đầy đủ dinh dưỡng, vi sinh vật có lợi, bạn có thể sử dụng ngay mà không cần phối trộn.
Mai chiếu thủy là cây ưa nắng và ẩm, cây có thể sống được trong môi trường từ 10 – 32 độ C. Tuy nhiên, khung nhiệt độ tốt nhất cho cây là từ 18 – 27 độ C.
Cây mai chiếu thủy có thể sống được trong môi trường trong nhà, văn phòng, phòng làm việc sử dụng điều hòa…
Dưới 10 độ C cây sẽ chết cóng, còn trên 30 độ, cây sẽ gặp tình trạng khô héo, rụng lá, mất khả năng cho hoa.
Để cây mai chiếu thủy có dáng đẹp thì ngay từ khi cây mọc nhánh lớn sẽ tiến hành cắt tỉa và uốn cây, tạo dáng. Một số dáng cơ bản như hình tròn hay hình tháp, cần ước lượng kích thước hình dạng tán cây trước khi thực hiện việc cắt tỉa.
Bạn nên duy trì cắt tỉa cây thường xuyên, thường thì 1 tháng/ lần vào mùa mưa, 2 tháng/ lần vào mùa nắng. Thời gian sau khi thực hiện cắt tỉa cành nhánh đến khi ra hoa từ 45 – 50 ngày.
Việc bón phân thường đi đôi với việc cắt tỉa, sau khi cắt tỉa cần bón phân để giúp cây sinh trưởng tốt. Bên cạnh đó bạn cần bón phân định kỳ để cây phát triển xanh tốt và cho hoa đẹp.
Các loại phân hữu cơ thường được sử dụng trong việc chăm sóc cây mai chiếu thủy như phân trùn quế viên nén, phân hữu cơ Bounce Back, phân hữu cơ Dynamic Lifter…
Đồng thời kết hợp một số phân vô như NPK 16.16.8, NPK 20-20-15, NPK 20-20-20… Lượng phân bón phải phù hợp với tuổi đời và kích thước cụ thể của cây.
Cây mai chiếu thủy ít bị sâu bệnh và có khả năng chống chịu cao khi gặp thời tiết bất lợi. Tuy nhiên vào đầu hoặc cuối mùa mưa cần kiểm tra và phun phòng trừ sâu ăn lá và sâu đục thân bằng các chế phẩm sinh học như dịch tỏi, dầu khoáng SK Enspray pha sẵn…
Khi cây chuẩn bị ra hoa, hương thơm sẽ thu hút côn trùng gây hại, bạn cũng cần phòng ngừa sâu hại.
5. Cách chăm sóc mai chiếu thủy ra hoa đúng tết
Đầu tiên bạn cần ngưng tưới nước khoảng 4 – 6 ngày, khi thấy hiện tượng lá cây héo thì tưới nhẹ một lần vào buổi sáng.
Tiếp theo cắt hết lá và ngọn cây đi. Sau đó dùng phân kích hoa đầu trâu KN03 , Đầu trâu MK 701… theo liều lượng hướng dẫn trên bao bì và phun vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Phun định kỳ 1 tuần/ lần.
Sau khi bón phân xong thì mang ra nắng để trồng và tưới ít nước ở những ngày tiếp theo. Khoảng 30 – 35 ngày sau khi cắt lá cây sẽ ra hoa, 10 ngày tiếp theo hoa sẽ nở.
– chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm.
Cập nhật thông tin chi tiết về Mai Chiếu Thủy Cách Trồng, Chăm Sóc Và Ép Cây Ra Hoa Mọi Lúc trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!