Xu Hướng 4/2023 # Lưu Ý Trong Lựa Chọn, Bảo Quản Và Sử Dụng Phân Bón # Top 11 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Lưu Ý Trong Lựa Chọn, Bảo Quản Và Sử Dụng Phân Bón # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Lưu Ý Trong Lựa Chọn, Bảo Quản Và Sử Dụng Phân Bón được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

I. Những lưu ý khi sử dụng phân bón

Bón phân có mục đích cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, nhưng không phải bón càng nhiều cây trồng sẽ càng tốt. Để sử dụng phân bón đạt hiệu quả cao cần phải sử dụng cân đối, hợp lý phù hợp với yêu cầu của cây trồng và điều kiện sinh thái (đất đai, khí hậu,…)

Một số yêu cầu bón phân cân đối, hợp lý:

Cung cấp đầy đủ, kịp thời các chất dinh dưỡng cho cây trồng để cây sinh trưởng và phát triển tốt, đạt năng suất cao, chất lượng nông sản cao.

Không ngừng bảo vệ, nâng cao độ phì nhiêu màu mỡ cho đất, bảo vệ môi trường sống của vi sinh vật.

Đem lại hiệu quả về kinh tế và lợi nhuận tạo nguồn thu nhập cao, ổn định cho người canh tác.

Phù hợp với điều kiện canh tác, phương thức sản xuất, tiết kiệm, tránh thất thoát, lãng phí phân bón.

Để sử dụng phân bón có hiệu quả, nâng cao năng suất, chất lượng của nông sản, bà con cần lưu ý và hiểu rõ đặc điểm một số yếu tố như sau:

​1. Yêu cầu dinh dưỡng của cây trồng

Mỗi loại cây trồng có một yêu cầu về dinh dưỡng và tỷ lệ dinh dưỡng khác nhau. Nên yêu cầu dinh dưỡng của cây trồng chính là yếu tố đầu tiên cần lưu ý để sử dụng phân bón có hiệu quả. Dựa vào lượng chất mà cây cần để phát triển cho năng suất cao, ổn định mà bón lượng phân bón cho phù hợp. Yêu cầu dinh dưỡng của từng loại cây trồng tùy thuộc vào:

Đặc điểm loại cây trồng: Mỗi loại cây trồng có một yêu cầu về chế độ dinh dưỡng khác nhau. Cây lấy củ, hạt cần nhiều lân và kali, cây sử dụng thân lá thì cần nhiều đạm. Cây trồng lâu năm cần nhiều dinh dưỡng, phân bón hơn các loại cây hằng năm, những cây lấy đường thì yều cầu phân bón có hàm lượng kali nhiều.

Đặc điểm của mỗi loại giống: Cùng một loại cây trồng thì có nhiều giống khác nhau, mỗi giống lại có nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau. Ví dụ, cùng loài ngô, thì có giống cần ít phân giống cần nhiều phân hơn, giống có bộ lá lớn, có khả năng cho năng suất cao thường cần dùng nhiều phân bón hơn các giống ngô lá nhỏ.

Đặc điểm từng giai đoạn của cây trồng: Giai đoạn cây con cần lượng dinh dưỡng ít hơn. Giai đoạn phát triển thân lá cần nhiều lân và đạm, giai đoạn nuôi quả cần nhiều kali,…bón đúng thời điểm trong từng giai đoạn của cây. Ví dụ, bón phân đón đòng cây lúa bón đúng thời điểm sẽ giúp lúa phân hóa đòng tốt, đồng to, khỏe. Còn nếu bón muộn lúa sẽ thiếu dinh dưỡng phân hóa đòng yếu, đòng nhỏ làm giảm năng suất lúa.

Năng suất cây trồng: dựa vào lượng dưỡng chất mà cây trồng lấy đi theo nông sản thu hoạch. Yêu cầu năng suất thu hoạch càng lớn thì cần lượng phân bón càng nhiều, năng suất cao thì cây trồng cần một lượng lớn dinh dưỡng lớn để giúp cây ra hoa nhiều, tỉ lệ đậu quả và có đủ dưỡng chất để nuôi quả lớn, quả to, chắc nhân nặng hạt.

2. Đặc điểm của đất canh tác

– Cần nắm rõ đất trồng của mình thuộc nhóm đất gì? Đất chua, mặn, phèn hay kiềm,…. Để lựa chọn loại phân bón cho thích hợp với từng loại đất..

– Căn cứ vào độ phì nhiêu và lượng dưỡng chất mà đất đai có thể cung cấp cho cây trồng. Đất đai màu mỡ, phì nhiêu cần lượng phân bón ít hơn đất xấu, bạc màu. Với đất có độ phì thấp, đất chai cứng cần tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ làm tăng lượng mùn cải tạo độ phì cho đất,….

– Căn cứ vào độ pH để chọn loại phân cho phù hợp, đất chua nên sử dụng các loại phân bón có tình kiềm và ngược lại.

– Căn cứ vào thành phần cơ giới của đất. Đất cát thiếu kali nên cần bón nhiều kali, giữ nước kém nên chia ra nhiều lần bón để tránh hiện tượng rửa trôi làm thất thoát phân bón. Các loại đất cơ giới nặng nên tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ đã ủ hoai mục, phân hữu cơ sinh học giúp cải tạo, ổn định cấu trúc, nâng cao độ phì, giảm độ pH, giảm độ chua đất,…

3. Điều kiện thời tiết khí hậu

Trời mưa to tránh bón các loại phân bón dễ tan, nhiệt độ cao không bón những loại phân dễ bốc hơi,…tránh thất thoát phân bón. Thời tiết ít mưa nhiệt độ thấp nên tăng cường sử dung phân bón hữu cơ và phân vô cơ so với thời tiết mưa nhiều và nhiệt độ cao. Tùy vào điều kiện thời tiết, đặc điểm của từng loại phân bón mà sử dụng phân bón cho hợp lý.

Nên bón vào sáng sớm, chiều mát, không bón lúc trời mưa to, trời nắng nóng hoặc dự báo trời sắp mưa, thường xuyên theo dõi thông tin dự báo thời tiết.

4. Đặc điểm của loại phân bón

Cần chú ý các đặc điểm của các loại phân bón hữu cơ và phân bón vô cơ để sử dụng cho hợp lý để  đạt hiệu quả cao.

Phân bón mỗi loại sẽ có đặc điểm khác nhau, tùy thuộc vào đất đai, cây trồng, thời tiết mà lựa chọn loại phân bón cho thích hợp và đạt hiệu quả. Có loại phân bón thích hợp với đất chua, có loại thích hợp với đất phèn, có loại phù hợp với đất trung tính,…Có loại phân bón chuyên dùng cho tiêu cà phê, có loại chuyên thanh long,…

Độ hòa tàn và khả năng dễ tiêu (dễ hấp thu). Những phân chậm khó tiêu (khó hấp thu), chậm tan (các loại phân hữu cơ truyền thống, phân lân,…) thì dùng để bón lót. Một số phân có khả năng làm chua đất thì nên hạn chế sử dụng. Trong điều kiện ngập nước không nên bón các phân có gốc SO4– vì dễ sinh H2S có hại cho cây trồng,… chú ý vào đặc điểm phân bón mà có hình thức bón khác nhau bón trên mặt đất, bón theo rãnh, theo hốc,…..

Đất nghèo vi sinh vật có thể sử dụng các loại phân vi sinh, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh và hạn chế bón các loại phân hóa học.

5. Biện pháp canh tác

Các biện pháp cách tác như mật độ, khoảng cách, nươc tưới,…đều ít nhiều đến chế độ, liều lượng phân bón. Nước tưới hợp lý sẽ nâng cao hiệu lực hấp thu phân bón, sâu bệnh nhiều hạn chế phân đạm và tăng cường các yếu tố giúp tăng sức đề kháng, sức chống chịu của cây trồng. Mật độ dày cần lượng phân bón nhiều hơn.

Cơ chế thâm canh, luân canh hợp lý không những góp phần bảo vệ, năng cao độ phì nhiêu cho đất đai mà còn góp phần quyết định vào chế độ phân bón. Chú ý lượng dưỡng chất mà cây trồng trước đã lấy đi và lượng phân bón của cây trồng trước để lại, luân canh với các cây họ đậu để lại một lượng đạm cho đất, giúp giảm bớt lượng phân cho vụ tới. Xen canh hay gối vụ cũng có chế độ phân bón khác nhau, chú ý vào tình hình đất đai và từng loại cây trồng.

Điều kiện canh tác tốt thì hiệu lực phân bón cũng tốt hơn. Ở các điều kiện canh tác hiện đại như nhà lưới, nhà kính, thủy canh, khí canh, trên giá thể, tưới nhỏ giọt, thì lượng phân bón được tính toán chặt chẽ chính xác vừa tiết kiệm vừa đạt hiệu quả kinh tế cao.

Ngoài ra còn lưu ý một số điều như sau:

– Phân bón chỉ cần vừa đủ, không được dư thừa cũng không được thiếu, thừa hay thiếu đều hại cho cây trồng, bón dư các loại phân bón vô cơ còn làm hại tới đất đai, nên cần nắm rõ nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng.

– Cần thường xuyên quan sát và rút ra kinh nghiệm từ thực tiễn từ năm này qua năm khác sẽ giúp bà còn có chế độ phân bón hợp lý hơn.

– Trong tự nhiên, tất cả sinh vật (sâu bệnh hại, sinh vật có ích, cây trồng, cỏ dại,…) đều tồn tại và phát triển cùng nhau tạo nên sự đa dạng và cân bằng sinh học, giữa chúng luôn đấu tranh với nhau để giữ thế cần bằng sinh học, nên bón phân cần hài hòa bảo vệ các mối quan hệ đó, đặc biệt là các sinh vật có ích. Sử dụng phân bón cần hòa hợp với thiên nhiên chứ không phải áp đặt lên thiên nhiên.

– Sử dụng phân bón không những phải đạt hiệu quả cao mà còn phải thân thiện và không gây ô nhiễm môi trường, nhằm hướng tới một nền nông nghiệp bền vững.

– Cần có cái nhìn toàn diện về tất cả yếu tố trên đồng ruộng gồm đất đai, cây trồng, sâu bệnh hại, thời tiết,….

– Khi trộn các loại phân bón với nhau để bón nên tránh trộn các loại phân có phản ứng, kết hợp với nhau làm giảm hiệu lực và chất lượng của phân bón.

II. Bảo quản phân bón cần lưu ý:

Không để lẫn lộn giữa các loại phân khác nhau, tránh nhầm lẫn.

Để nơi cao, khô ráo đặc biệt là các loại phân bón dễ hút ấm. Buộc chặt bao, các phân dễ bay hơi, dễ hút ấm có thể đựng bằng bao nilon buộc chặt, không nên trực tiếp xuống nền mà dung kệ gỗ để lót, kê lên.

Các loại phân có tính acid nên sau khi dùng các dụng cụ như cuốc xẻng phải được rửa sạch sẽ, không dùng các dụng cụ dễ bị các chất acid ăn mòn để đựng phân bón.

Một số loại phân bón gặp nóng dễ cháy nổ nên không để gần lửa, các loại phân dễ bóng hơi khi gặp điều kiện nóng không được phơi nắng mà phải bảo quản những nơi thoát mát tránh thất thoát và làm giảm chất lượng phân bón.

III. Những lưu ý trong lựa chọn phân bón

Không chạy theo phân bón rẻ, khuyến mãi.

Nên lựa chọn các sản phẩm phân bón của các doanh nghiệp có uy tín, chất lượng tốt, có phản hồi tốt từ bà con nhà nông, cần tìm hiểu nắm rõ thông số thành phần dinh dưỡng của từng loại phân.

Tham khảo ý kiến, lời khuyên, tư vấn của những người đã sử dụng.

Chọn những loại phân bón có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng như các loại phân bón hữu cơ sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh….chọn phân phù hợp với từng loại cây trồng, từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây, từng loại đất.

Tăng cường lựa chọn và sử dụng những loại phân bón chậm tan hạn chế thất thoát phân bón và ô nhiễm môi trường, tăng hiệu lực sử dụng phân bón.

Không mua những loại phân bón chảy nước, biến chất, vón cục đặc biết đối với các loại phân vô cơ vì làm giảm sút chất lượng của phân bón.

Sưu tầm: Văn Song

Phân Bón Mkp Sử Dụng Trong Sản Xuất Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao

Phân bón MKP sử dụng trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

– Phân bón MKP là muối vô cơ, dạng tinh thể, màu trắng.

– Phân MKP có tên đầy đủ là Mono Potassium Phosphate.

– Công thức hóa học: KH2PO4

– Phân bón MKP có chứa 2 dưỡng chất chính là P 2O 5: 52% và K 2 O: 34% ở dạng hòa tan hoàn toàn nên thường được dùng làm phân bón lá hoặc hòa vào hệ thống tưới nhỏ giọt.

– Phân MKP không chứa chất đạm nên dễ dàng điều chỉnh lượng đạm bón theo nhu cầu của cây trồng.

– Phân MKP chứa Lân và Kali siêu cao dưới dạng dễ hấp thu, giúp cây sinh trưởng khỏe; cứng cây, chống đổ ngã; ra hoa tập trung, đậu trái đồng đều.

– Giúp cây con ra rễ mạnh, chống nghẹn rễ; cây trồng hấp thu các chất dinh dưỡng thuận lợi tăng khả năng hút nước và dinh dưỡng; giúp cây phục hồi nhanh sau khi trồng hoặc bị ngập úng, hạn hán, ngộ độc hữu cơ.

– Kích thích cây phát triển đọt non; thúc đẩy phân hóa mần hoa, ra hoa nhiều tập trung, tỷ lệ đậu trái cao, kích thước trái to, tăng độ đường ( ngọt); hạn chế rụng hoa và quả non; lúa trỗ bông đồng loạt, chống nghẹn đòng.

– Giúp vận chuyển nhanh các chất dinh dưỡng về quả, củ và hạt; tăng độ ngọt cho cây ăn trái; tăng hàm lượng tinh bột cho cây lấy củ, lúa; kéo dài thời gian bảo quản.

– Tăng tính chống chịu (chịu rét, hạn, phèn…); kích kháng với sâu bệnh hại

– Do không chứa đạm, nên vào mùa mưa MKP thường được dùng để thay thế phân nitrate kali (KNO 3) nhằm cung cấp chất kali làm tăng năng suất cây trồng đồng thời hạn chế được một số bệnh hại như đạo ôn, khô vằn, thán thư

– Khi pha chung với một số loại thuốc trừ bệnh, MKP làm tăng hiệu quả phòng trừ bệnh phấn trắng trên cây nho, chôm chôm, táo, xoài, cam quýt,…

– Có thể kết hợp với KNO 3 kích thích ra hoa trái vụ, tăng sự trổ hoa, sản lượng nông sản.

– Dùng trong nông nghiệp: là chất giàu lân và kali tan thích hợp bón cho cây thời kì ra hoa và đậu trái.

– Là loại hóa chất dùng lên men vi sinh trong sản xuất bột ngọt, men bánh mì; dùng làm phân bón vi lượng, …

* Liều lượng sử dụng:

– Lúa: Sử dụng 50g/8-10 lít nước. Phun 2 lần/1 vụ. Lần 1 trước khu trổ 7 ngày. Lần 2 lặp lại sau 10-12 ngày. Phun 4 – 5 bình 8 lít/công (1000m2). Giúp lúa trổ đều chắc hạt và không bị lép.

– Cây Ăn Trái: Sử dụng 150g/bình 16 lít để kích thích cây ra hoa. Khi cần dưỡng trái và tăng độ đường, liều lượng là 50g cho 8-10 lít nước.

– Đậu Đỗ, Rau Cải, Bầu Bí: Sử dụng 30 – 50g/8-10 lít nước, phun 2-3 lần/vụ

– Bông hoa cây kiểng: Tùy từng loại và từng giai đoạn phát triển của cây mà sử dụng từ 30-50g cho 8-10 lít nước.

* Một số sản phẩm MKP tại Thế Giới Nông Nghiệp: – Phân bón lá cao cấp Haifa MKP 0-52-34, Yara Krista MKP* Những lưu ý khi sử dụngsản phẩm MKP:

– Không pha quá liều lượng hướng dẫn; nên phun vào lúc sáng sớm và chiều mát, tránh mưa lớn.

– Có thể trộn với các loại phân khác để rải; tưới gốc (thêm 20% so với liều lượng phun cho cây trồng).

– Hướng dẫn bảo quản:

+ Cột kín bao bì khi không sử dụng, tồn trữ nơi khô ráo thoáng mát.

+ Thông tin cảnh báo an toàn: Mang bao tay và khẩu trang khi sử dụng phân bón.

Nguồn: Chi cục Bảo Vệ Thực Vật và Trồng Trọt Lâm Đồng

Phân Bón Lá Atonik Và Những Công Dụng Tuyệt Vời Trong Trồng Trọt

Phân bón lá Atonik với thành phần chính là Nitrophennolate có tác dụng điều tiết quá trình sinh trưởng của cây trồng. Phân bón Atonik đặc biệt thích hợp với đa số cây trồng như lúa, cây ăn trái và rau màu.

Như chúng ta đã biết, trong trồng trọt dù trồng bất cứ giống cây nào muốn sinh trưởng và phát triển nhanh đều phải cần đến phân bón. Ngoài bón lót hay dùng phân kích rễ thì phân bón là cũng là thành phần không thể thiếu giúp cây trưởng thành nhanh hơn. Một trong số các loại phân bón lá tốt nhất hiện nay trên thị trường phải kể đến Atonik. Vậy phân bón lá Atonik có đặc điểm gì và mang đến những tác dụng tuyệt vời nào cho cây trồng?

Thực tế, phân bón lá Atonik có tên gọi như vậy chính bởi vì bản chất loại phân này chính là hợp chất Atonik chứa thành phần chủ yếu là Nitrophenolate. Loại phân này còn được biết đến với cái tên khác là Compound Sodium Nitrophenolate 98%TC.

Chức năng chính của Nitrophenolate là chất điều tiết quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật. Cụ thể, hoạt chất này tham gia chuyển đổi chất nguyên sinh tế bào, kích thích mầm rẫy cây khỏe. Đặc biệt Atonik thích hợp với nhiều loại cây trồng từ lúa, rau màu cho đến hoa, cây cảnh trồng chậu làm cảnh.

Đây không phải là sản phẩm nội địa mà là một sản phẩm được sản xuất bởi thương hiệu chuyên về hóa chất nổi tiếng Nhật Bản – ASAHI. Cho đến nay, Atonik đã được đăng ký sử dụng trên hơn 10 quốc gia và đăng ký chính thức lưu hại tại thị trường Việt.

Bên cạnh thành phần chủ yếu là Nitrophenonate thì phân bón lá Atonik còn chứa một thành phần quan trọng khác là hoạt chất Sodium S:O:P theo tỷ lệ lần lượt là 1:2:3:

Sodium – S – Nitrogualacolate – 3g/lít chiếm 17%

Sodium – O – Nitrophenolate – 6g/lít chiếm 33%

Sodium – P – Nitrophenolate – 9g/lít chiếm 50%

Về đặc điểm bên ngoài, phân bón lá Atonik có dạng tinh thể màu nâu đỏ, dễ hòa tan trong nước hay các dung môi khác.

Những tác dụng tuyệt vời của phân bón lá Atonik trong trồng trọt

Với những thành phần hữu ích, phân bón Atonik mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho mọi loại cây trồng.

Thứ nhất, hoạt chất Nitrophenolate trong phân bón Atonik có công dụng tham gia điều chỉnh nội tiết tố thực vật, đồng thời cân bằng yếu tố kích thích sinh trưởng nội sinh. Từ đó, phân bón này giúp cây nhanh sinh trưởng, phát triển, nâng cao năng suất và chất lượng.

Thứ hai, hoạt chất Nitrogualacolate trong Atonik còn giúp cây nhanh phục hồi sức sau mỗi đợt thu hoạch, hỗ trợ cây nhanh hình thành rễ, nảy mầm và ra lá.

Thứ ba, phân bón lá Atonik còn giúp tăng khả năng miễn dịch của cây trồng, nghĩa là giúp cây tăng khả năng chống chọi với mầm bệnh, vi sinh vật gây hại. Như vậy, chất lượng cây trồng sẽ không bị giảm do các yếu tố tác động từ bên ngoài, kể cả thời tiết.

Cuối cùng, quan trọng nhất phải kể đến tính an toàn của phân bón lá Atonik, vừa thân thiện môi trường vừa không làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tin vui cho bà con nông dân là phân bón Atonik cũng không có giá thành quá cao so với nhiều loại phân bón khác đang được bán trên thị trường Việt.

Cách sử dụng phân bón lá Atonik mang lại hiệu quả cao

Sử dụng trực tiếp phân bón lá Atonik

Phân bón Atonik nguyên chất không pha trộn có thể dùng trực tiếp để ngâm hạt giống kích thích nảy mầm. Hay tưới vào gốc, phun lên lá lên hoa kích thích cây nhanh phát triển, đậu trái.

Nồng độ sử dụng thích hợp nhất là 18 – 22g phân bón Atonik dùng cho mỗi ha, nếu phun trên lá thì dùng theo nồng độ 6 – 10ppm.

Sử dụng Atonik trộn với phân bón khác

Bên cạnh việc dùng trực tiếp thì người ta còn trộn phân bón Atonik nguyên chất cùng phân bón khác nâng cao hiệu quả sử dụng cho cây trồng đến 2, 3 lần. Lúc này, lượng phân Atonik cần sử dụng sẽ tăng lên ở mức 150 – 300g cho mỗi ha.

Ngoài ra, nhiều người còn có thói quen tự pha chế phân bón lá Atonik thành dạng thương phẩm 1.8SL. Cách pha chế rất đơn giản, cứ 10g Atonik nguyên chất bạn hòa tan hoàn toàn vào 1 lít nước thu được dung dịch đậm đặc 18%, bảo quản nơi thoáng mát.

Thương phẩm Atonik 1.8SL này khi dùng lại pha loãng ra, 10ml dung dịch cần pha với khoảng 16 lít nước, mỗi ha cần đến 350 – 400 lít. Bạn có thể phun trực tiếp dung dịch đã pha này lên gốc hay lá, giúp giải quyết nhanh tình trạng cây còi cọc, chậm phát triển.

Sử Dụng Chế Phẩm Vi Sinh Trong Chăn Nuôi Lợn

Sử dụng chế phẩm vi sinh trong chăn nuôi lợn

Nhằm góp phần hỗ trợ phát triển chăn nuôi lợn an toàn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản hướng dẫn sử dụng chế phẩm vi sinh trong chăn nuôi lợn cho các hộ, cơ sở chăn nuôi trong tỉnh.

Việc bổ sung chế phẩm vi sinh vào thức ăn phải đảm bảo 4 nguyên tắc: Khi bổ sung chế phẩm vi sinh vào khẩu phần ăn cho lợn thì không dùng kháng sinh vì kháng sinh làm mất tác dụng của vi sinh vật và giảm hiệu quả; nếu sử dụng chế phẩm vi sinh bằng cách rải xuống nền chuồng hoặc phun sương trong chuồng thì không phun hóa chất khử trùng trong chuồng nuôi; cơ sở chăn nuôi có thể tự trộn chế phẩm vi sinh với thức ăn tại trại hoặc sử dụng thức ăn công nghiệp đã được bổ sung chế phẩm vi sinh của cơ sở sản xuất có uy tín, đảm bảo chất lượng và có truy xuất nguồn gốc. Sử dụng chế phẩm vi sinh phải luôn đảm bảo theo đúng quy trình hướng dẫn của cơ quan chuyên môn hoặc nhà cung cấp sản phẩm. Quá trình bổ sung chế phẩm vi sinh vào thức ăn cho lợn được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (lợn có trọng lượng dưới 20kg), cơ sở chăn nuôi nên sử dụng thức ăn công nghiệp mua từ những cơ sở sản xuất uy tín, đảm bảo chất lượng, an toàn và bổ sung chế phẩm vi sinh vào thức ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Giai đoạn 2 (lợn từ 20kg trở lên), có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh hoặc thức ăn tự phối trộn từ những nguyên liệu sẵn có tại địa phương, không nên sử dụng nguyên liệu thức ăn có nguồn gốc động vật là bột thịt, bột xương; trước khi chế biến cần lập công thức thức ăn (khẩu phần cơ sở) theo từng giai đoạn sinh trưởng đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho lợn. Việc tự sản xuất thức ăn chăn nuôi và sử dụng chế phẩm vi sinh trong thức ăn chăn nuôi được tiến hành theo 3 bước, đó là: lựa chọn nguyên liệu, phối trộn theo công thức và sử dụng chế phẩm vi sinh (nấm men hoạt tính Sacharomyces), chế phẩm sinh học (vi khuẩn Lactin, bào tử Bacillus, enyme).

Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) khuyến cáo: Các cơ sở chăn nuôi có thể lập khẩu phần thức ăn theo điều kiện của cơ sở và nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương theo một giai đoạn hoặc nhiều giai đoạn nuôi dưỡng. Trường hợp không tự phối trộn thức ăn thì có thể sử dụng thức ăn công nghiệp đảm bảo không có kháng sinh, chất lượng tốt và truy xuất được nguồn gốc. Chế phẩm vi sinh chỉ phát huy tác dụng khi được sử dụng đúng yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất. Ngoài việc bổ sung vào thức ăn, người nuôi lợn còn có thể bổ sung chế phẩm vi sinh vào nước uống, đệm lót phân chuồng và phun trong không gian chuồng nuôi khi có dịch bệnh. UBND các huyện, thành phố cần tập trung chỉ đạo, hướng dẫn người chăn nuôi lợn tăng cường sử dụng chế phẩm vi sinh trong chăn nuôi để tăng cường phòng ngừa dịch bệnh./.

Văn Đại

Cập nhật thông tin chi tiết về Lưu Ý Trong Lựa Chọn, Bảo Quản Và Sử Dụng Phân Bón trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!