Bạn đang xem bài viết Liệu Bạn Có Biết Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Luân Cỏ? được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tên gọi: Loài lan này có tên khoa học là Eulophia graminea. Ở Việt Nam được gọi là Lan Luân hoặc Lan Luân Cỏ.
Nguồn gốc: Lan Luân là loại địa lan thuộc họ phong lan Orchidaceae, trong bộ phong lan Orchidales và thuộc lớp (nhóm) cây phụ sinh Epiphytically, Saprophytes. Lan Luân Cỏ phân bố nhiều ở các nơi như Sri Lanka, Nepal, Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc… ở Việt Nam phân bố hầu hết từ Bắc vào Nam và nhiều nhất ở Nam Trung Bộ.
Cách nhận biết Lan Luân Cỏ dễ dàng
Thân : lan Luân cỏ thuộc loài địa lan, có than là than củ thường nổi trên bề mặt đất có hình chóp, thuôn dẹp, màu xanh bóng và thường cao từ 8-10cm.
Rễ: Rễ lan luân tương đối tròn, mập mạp, đâm ra các nhánh từ thân củ bên dưới, dài khoảng 5-7cm.
Lá: Lá lan Luân thuôn dẹp dài khoảng 20-40cm, gân nổi rõ rệt và rộng khoảng 1cm, thuộc dạng lá cỏ đây là lý do mà tại sao loài lan này được gọi với cái tên là Lan Luân Cỏ. Khi loài lan này bắt đầu ra hoa lá sẽ bắt đầu rụng.
Hoa: Cụm hoa mọc lên từ các đốt trên củ giả nổi bên trên, có ngồng hoa màu xanh dài khoảng 40-50cm, trên mỗi ngồng sẽ có khoảng 15 hoa, mỗi củ lan sẽ cho khoảng 2 3 ngồng hoa. Hoa Lan Luân nhỏ thường có màu xanh nhạt, tím, vàng hay đỏ tùy loài, cánh môi thường màu trắng và có thêm các vạch nâu hoặc vàng, phần phụ dạng u lồi nhỏ. Hoa khá bền thường được khoảng 15-20 ngày.
Cách trồng và chăm sóc Lan Luân Cỏ có dễ không????
Trồng Lan Luân như nào cho đúng cách
Chuẩn bị giá thể: đất xốp, xơ dừa, 2 loại giá thể này sẽ trộn vào nhau để tạo độ xốp và cung cấp chất cho lan phát triển. Lan Luân là dạng thân củ vì vậy nên trồng vào chậu, các bạn có thể trồng chậu nhựa hoặc sứ, miễn là đảm bảo độ thoát nước cho lan.
Lựa chọn, xử lý giống lan: khi mua giống lan, nên để ý xem lan có bị sứt củ, thối hay đốm vàng không, không cần quan tâm đến rễ, rễ lan thường sẽ bị cắt hết, khi trồng củ sẽ tự nứt và phát rễ ra bình thường. Đem lan rửa sạch, có thể ngâm qua với các thuốc phòng bệnh như Nano Ag, Benkona, Nano kito hay các thuốc trị nấm khuẩn khác, sau đó để ráo nước rồi mới bắt đầu trồng.
Cách trồng: Cách trồng Lan Luân Cỏ cũng tương tự Lan Bầu Rượu, chúng ta nên lưu ý trồng loại lan này theo cách trồng nổi, nên xếp khóm già bên trong, mắt mầm non xoay ra ngoài để khi cây phát triển thì lan rộng khắp cả chậu.
Hướng dẫn cách chăm sóc địa lan luân
Ánh sáng: Lan Luân Cỏ ưa ánh sáng trung bình, nếu sáng quá hay ánh sáng quá yếu cũng làm ảnh hưởng đến sự ra hoa và phát triển của lan. Chính vì thế, khi trồng Lan Luân Cỏ, chúng ta nên để lan ở nơi có ánh sáng trung bình, những nơi có lưới che hay cửa sổ đều thích hợp cho sự phát triển của lan.
Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất cho loại địa lan này là khoảng 25-30 độ, là loại cây chống chịu hạn tốt nên cây có thể thích nghi được với mọi loại môi trường từ khô cạn đến vùng ẩm ướt.
Nước tưới: Tưới nước là điều kiện quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và ra hoa của loài lan này. Đối với những nơi có khí hậu khô hanh, chúng ta nên kiểm soát độ ẩm ở mức 40-60%, vào những ngày hè oi nóng thì nên duy trì độ ẩm cho cây từ 70-90% nên tưới lan khoảng 2 lần 1 ngày. Cần chú trọng thoát nước cho lan vào những ngày mưa để tránh bị ngập úng.
Bón phân: Thời điểm lan chuẩn bị ra hoa là lúc lan cần nhiều dưỡng chất nhất cần bón nhiều phân đặc biệt là nitơ và phân hữu cơ, nên bón cho lan khoảng 1 tháng 1 lần.
Vậy là chúng ta đã vừa bổ sung cho mình kiến thức về một loài lan mới. Lan Luân Cỏ có một vẻ đẹp riêng mà chắc hẳn sau khi sở hữu loài lan này, chăm sóc chúng chắc hẳn sẽ để lại cho các bạn những trải nghiệm thú vị nhất.
Bạn Có Biết Trồng Và Chăm Sóc Cây Phát Tài Đúng Cách?
Từ lâu người Việt Nam đã biết đến cây phát tài; và xem nó là loại cây cảnh dùng để trưng trong nhà. Bởi cây phát tài là cây phong thủy theo quan niệm của người xưa. Cây phát tài để bàn mang đến nhiều tài lộc, may mắn; biểu tượng của sự may mắn và thành công.
Đặc điểm sinh thái cây Phát tài
Cây phát lộc hay còn gọi là phát tài; có tên gọi tiếng anh là lucky bamboo. Đây là loại cây cảnh nội thất rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Hầu hết các gia đình, văn phòng, công ty đều sử dụng nó để làm vật trang trí. Không cần phải giải thích, theo phong thủy cây cảnh đây là loại cây mang lại tài lộc; may mắn cho chủ nhà. Vì thế cây phát tài, phát lộc được sử dụng cũng như được bán rất nhiều trong nước ta.
Cây Phát tài có đặc tính là rất dễ trồng, có thể tự sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt; và luôn giữ được dáng thân thẳng.
Cách chăm sóc cây Phát tài
– Ánh sáng: Phát tài là loại cây ưa sáng, nhưng vẫn cần tránh ánh sáng trực tiếp. Nếu cây có dấu hiệu héo lá hoặc thân giãn ra, đó là do bị thiếu ánh sáng, cần đem cây ra nơi có thêm ánh sáng.
– Tưới nước: cây Phát tài có thể phát triển dễ dàng trong bình chứa khoảng 3 cm nước với một ít sỏi. Tuy nhiên, chúng rất nhạy cảm các chất hóa học trong nước máy, vì vậy tốt nhất nên tưới cho cây bằng nước đóng chai hoặc nước cất, nếu là nước máy thì phải để lắng sau 24h. Nên thay nước cho cây 1 tuần một lần. Những cây phát tài sinh trưởng khỏe mạnh thì sẽ có bộ rễ màu đỏ, vì thế đừng không cần lo lắng khi rễ cây chuyển màu đỏ.
– Nhiệt độ: Phát tài ưa ấm áp, nhiệt độ thích hợp khoảng từ 26 đến 40 độ C. Bạn không nên để cây trước máy lạnh hoặc gần lò sưởi.
– Phân bón: Nếu trồng trong nước chỉ cần bổ sung phân bón dạng dung dịch một tháng một lần. Một giọt phân bón dung dịch là quá đủ đối với cây Phát tài.
– Ngoài môi trường nước, cây Phát tài cũng có thể được trồng và phát triển tốt ở môi trường đất màu mỡ, thoát nước tốt.
– Cắt tỉa cho Phát tài: Như hầu hết các loại cây sau một thời gian sinh trưởng đều trở nên nặng nề hơn và mất đi dáng vẻ lúc đầu. Thế nên cắt tỉa là một biện pháp rất cần thiết để giữ cây luôn khỏe mạnh và đẹp mắt.
Cách trồng cây phát tài
Cây phát tài là chậu cây cảnh văn phòng tương đối dễ trồng, nó có thể được trồng từ nhiều bộ phận trên cơ thể và nó cũng có khả năng sống trong nhiều môi trường khác nhau. Cây phát tài có thể trồng trực tiếp trong nước.
Bạn có thể chặt 1 đoạn từ thân cây để nhân giống cho phát tài, loại này cũng dễ sống, tuy nhiên, thường tuổi thọ không cao nếu để trong mát. Thời gian chơi khoảng 4-5 tháng. Chậu cảnh phát tài cũng có thể trồng bằng gốc.
Để biết thêm nhiều hơn vè cách trồng cũng như chăm sóc cây Phát tài hãy liên hệ với cây cảnh Anh Thư theo số máy 0915.885.558 hoặc đến trực tiếp cửa hàng tại địa chỉ nhà vườn ở Văn Giang, Hưng Yên hay Shop Cây cảnh Hà Nội số 616 Hoàng Hoa Thám – Tây Hồ – Hà Nội chúng tôi sẽ hỗ trợ trực tiếp quy trình, các dự án cho bạn.
Công Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Mắt Nai Có Thể Bạn Chưa Biết
Cây mắt nai là một trong những dòng cây cảnh trồng nền được ưa chuộng và trồng nhiều trong các khu đô thị. Nhằm trang trí làm đẹp cảnh quan và tạo điểm nhấn cho các tiện ích nội, thoại thất trong văn phòng, nhà ở,…Nếu bạn đang sinh sống ở các khu nhà chung cư, nhà phố hoặc có văn phòng công ty thì nên đầu tư trồng loại cây này để làm đẹp.
Đặc điểm nổi bật của cây mắt nai
Cây mắt nai trồng chậu ly
Cây mắt nai còn có tên gọi khác là cây mắt nhung, cây có nhiều nhánh lá với màu đỏ tím rất nổi bật. Lá cây có chiều dài 3 đến 6cm mọc đối xứng với nhau, mép lá có nhiều lông ở cả hai mặt. Cây có chiều cao khoảng 30 đến 50 cm. Phần thân cây có lông màu trắng xám dễ gây ngứa khi sờ vào thường xuyên. Cây có hoa kích thước nhỏ màu trắng.
Công dụng của cây mắt nai
Cây mắt nhung có nhiều công dụng trong làm đẹp cảnh quan và không gian sống. chính vì vẻ đẹp nổi bật nên cây thường được trồng trong công trình công cộng, khuôn viên trường học, các khu nghỉ dưỡng, biệt thự,…
Trồng cây ở các không gian rộng giúp cây sinh trưởng tốt, mang lại vẻ đẹp tươi mát. Đồng thời cây còn giúp thanh lọc không khí, tạo ra nguồn không khí trong lành cho mỗi không gian sống.
Cách trồng và chăm sóc cây mắt nai
Cây mắt nai trồng tại chung cư
Trồng cây mắt nhung vốn đòi hỏi quy trình trồng đúng kỹ thuật và chăm sóc đúng cách. Bởi chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể làm cho cây bị úng thủy, lá bị thối và cây khó sinh trưởng tốt.
Cách trồng cây
Trước khi trồng cây, bạn nên mua hạt giống hoặc cây giống giâm cành sẵn. Bạn có thể tìm mua cây giống tại các cửa hàng cung cấp giống cây chất lượng được chăm sóc tốt nhất.
Sau khi chọn lựa được cây giống phù hợp, bạn đem cây trồng trực tiếp xuống đất đã được đào xới tơi xốp và loại bỏ các tạp chất. Nếu trồng cây trong chậu nên chọn chậu cảnh có kích thước đủ rộng để cây sinh trưởng thành khóm lớn. Lưu ý đất trồng cây nên có khả năng hút nước cũng như thoát hơi ẩm tốt, giúp cây không bị ngập úng.
Cách chăm sóc cây
Cũng như các giống cây cảnh khác, cây mắt nhung nên được chăm sóc mỗi ngày. Những ngày đầu mới trồng nên tưới nước cho cây đều đặn mỗi tuần vào buổi sáng và tối.
Nên bón phân cho cây để cung cấp thêm các chất dinh dưỡng giúp cây sinh trưởng nhanh và phát triển tốt trong mọi không gian. Sau một thời gian cây có thể xuất hiện vài nhánh lá bị vàng, úa và héo thì bạn nên cắt bỏ để tránh ảnh hưởng tới nhánh lá xung quanh.
Áp dụng cách chọn đúng cây giống, trồng và chăm sóc cây đúng cách đảm bảo bạn sẽ có những cành cây mắt nai đẹp quanh năm.
Trồng Và Chăm Sóc Lan Phalaenopsis Bạn Đã Biết Chưa
Tổng hợp các loại giá thể xương rồng sen đá
Điều kiện sinh trưởng và phát triển của lan Phalaenopsis
Giống lan Phalaenopsis có thể chịu nhiệt độ thấp (dưới 18°C) lẫn nhiệt độ rất cao, vì thế rất phù hợp với khí hậu nước ta. Tuy nhiên, cần chú ý tới vị trí đặt cây, nên duy trì nhiệt độ cố định và không có nhiều nắng là điều kiện lý tưởng cho Phalaenopsis. Bên cạnh đó, chế độ nước tưới và bón phân thường xuyên, chúng sẽ cho những bông hoa tuyệt đẹp.
Cách trồng và chăm sóc lan Phalaenopsis
Dựa vào điều kiện sống của cây mà có cách trồng và chăm sóc lan Phalaenopsis phù hợp để cho ra những phát hoa mang giá trị kinh tế và thẩm mỹ cao cho người thưởng thức.
Vi trí đặt lan rất quan trọng. nếu đặt ở bậu cửa sổ nhiều nắng, gần cửa kính, sức nóng của ánh nắng sẽ làm tổn hại nghiêm trọng tới cây hoặc đặt ở nơi tối cây sẽ không đủ ánh sáng để sống. Tốt nhất nên đặt lan ở vị trí có ánh sáng tốt, không có ánh nắng trực tiếp, nên có màn mỏng che giữa cây và cửa kính, sẽ đảm bảo cây nhận được lượng ánh sáng thích hợp để thúc đẩy nó ra hoa tốt. Đồng thời, giữ độ ẩm đều quanh năm.
Cách chăm sóc hoa đồng tiền và phòng trừ sâu hại
Giá thể dùng trồng lan Phalaenopsis
Cũng giống nhiều loài lan phổ biến khác, Phalaenopsis cũng yêu cầu giá thể phải tơi xốp, thoáng khí, giữ ẩm tốt như vỏ thông, gỗ vụn, dớn, đá pumice, đá perlite, … Tất cả các thành phần trên đều đáp ứng những điều kiện phát triển hệ rễ của lan một cách tốt nhất.
Chăm sóc lan Phalanopsis
Ngoài chế độ tưới nước hợp lý thì mỗi tuần pha một ít phân NPK vào nước rồi tưới từ trên xuống là đủ cho cây phát triển khỏe mạnh.
Nằm giữa gốc phát hoa với hoa đầu tiên là một số các mắt. Khi kết thúc mùa hoa, chọn ra mắt mập nhất, khỏe nhất rồi cắt ngang cọng hoa phía trên nó khoảng 1 cm. Mắt này sẽ phân nhánh và ra hoa mới trong vòng vài tháng. Tuy nhiên, nếu cắt lúc hoa đã héo rụng đi và cọng hoa đã bắt đầu chết thì khả năng ra phát hoa mới sẽ ít hơn. Trong trường hợp này, nếu cắt bỏ từ sát gốc phát hoa thì cây sẽ không bị tổn thương gì. Một phát hoa mới sẽ nhanh chóng mọc ra từ phía đối diện của cây. Đặt cây ở vị trí mát mẻ cũng thúc đẩy cây ra hoa.
Hướng dẫn chăm sóc lan trưởng thành
Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn cũng đã hiểu hơn về cách trồng và chăm sóc lan Phalaenopsis. Hãy đồng hành cùng Namix để có được nhiều thông tin hữu ích, cùng với những dòng sản phẩm giúp việc làm vườn dễ dàng hơn rất nhiều.
Bạn cần tư vấn và hỗ trợ, hãy liên hệ Namix:
Khách mua lẻ, tư vấn kỹ thuật: 0902422348 hoặc Nhắn tin Fanpage Namix
Khách Mua sỉ, làm Đại lý: 0902612348 / 0904003679 hoặc Nhắn tin Zalo
Cập nhật thông tin chi tiết về Liệu Bạn Có Biết Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Luân Cỏ? trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!