Bạn đang xem bài viết Lịch Sử Trồng Hoa Lan Nhiệt Đới được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Năm 1737, nhà thực vật học Thụy Điển Carolus Linnaeus lần đầu tiên đưa ra phương pháp phân loại thực vật, bước đầu phân hoa lan thành 8 chi và 21 loài. Năm 1759, tại Luân Đôn nước Anh đã thành lập vườn thực vật hoàng gia, tiến hành trồng thí nghiệm đối với hơn 100 loài lan nhiệt đới.
Năm 1818, một nhà làm vườn người Anh tên là William Cattleya, nhận được một hộp quà gửi từ Braxin, bên trong có một số thực vật khô để bọc lót, ông đã phát hiện có một số thân lá mọc rất khác thường và độc đáo, bèn đem rửa sạch, chẳng ai có thể ngờ được những lá đó lại có thể chuyển dần từ vàng sang xanh, hồi phục rất nhanh.
Thấy vậy, ông đem cây trồng vào chậu, qua hơn 1 năm chăm sóc, cuối cùng cây đã ra những bông hoa rất đẹp. Về sau, nhà thực vật học Thạc Sĩ John Lindley cho rằng loài hoa này vẫn do William Cattleya phát hiện ra và để ghi nhớ công lao của ông, dần dần gọi loài hoa này là “lan Cattleya” (Cát lan).
Năm 1838 lan nhiệt đới được nhập vào Mỹ, kế đến còn được trồng thử nghiệm ở Hà Lan, đồng thời gây được sự chú ý của các nước, người Singapore đặc biệt yêu thích loài “ Agness Orchid (Tức hoa lan nhiệt đới ), nên rất nhiều cửa hàng hoa tích cực đầu tư kinh doanh. Malaysia thực hành chính sách ưu đãi đối với lan nhiệt đới, khích lệ các cửa hàng hoa đầu tư phát triển hoa lan nhiệt đới, chính phủ Thái Lan còn mở ngân sách hỗ trợ hơn 28.000 chợ hoa tiến hành sản xuất hoa lan nhiệt đới chủ yếu là lan Hoàng thảo, trải qua hơn 40 năm nỗ lực, Thái lan đã bước lên vị trí là nước có nguồn xuất khẩu lớn về hoa lan nhiệt đới.
Nhật Bản cũng áp dụng những thiết bị hiện đại vào trồng hoa lan nhiêt đới. Những năm gần đây, Hàn quốc đã xuất khẩu địa lan với số lượng rất lớn. Trung Quốc thì hơi chậm nhưng cũng đang khai thác triệt để. Theo nguồn tin, hiện nay trên toàn thế giới có tổng cộng 68 quốc gia và lãnh thổ sản xuất và kinh doanh hoa lan nhiệt đới. Ngành kinh doanh hoa lan nhiệt đới hiện nay trở thành ngành kinh doanh hưng thịnh mới nổi.
Đến nay, trên toàn thế giới có tổng cộng 25.000 loài hoa lan, trong đó có khoảng 6.000 loài được trồng trong vườn thực vật, vườn lan và cả những hộ cá thể yêu thích trồng lan. Các loài lan mà chúng ta thường thấy có khoảng 1.000 loài, trong đó có mấy trăm loài là cơ sở của các giống nhà vườn. Ngoài ra, ở phương Tây, từ năm 1856 người làm vườn nước Anh ông John Domini lần đầu tiên đã trồng giống lai tạo lan, từ đó người ta đua nhau trồng lai tạo và tạo ra hơn 5.000 loài lan tạp giao, trong đó chỉ có một số ít loài là được trồng rộng rãi, duy chỉ có một số loài đặc biệt như lan Hồ điệp tạp giao là được trồng rộng rãi ở khắp các nơi trên thế giới.
Hoa lan nhiệt đới chủ yếu phân bố ở những nước:Quê hương của đa số các loài hoa lan nhiệt đới là ở vùng Xích đạo, và vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, phụ cận chí tuyến Bắc Nam. Phân bố ở Châu Á có Thái Lan, Indonexia, Myanma, Singapore, Philippin, Malaysia, miền nam Trung Quốc và phía nam núi Hymalaya… ở Châu đại dương có Papua New Guinea, phân bố ở Châu Mỹ có Braxin, Peru, Mehico, Paraguay, Ecuador… Trong khi đó ở Châu Phi lại chủ yếu phân bố ở nước Madagascar và Nam Phi. Những loại hoa lan nhiệt đới này chỉ có thể thích ứng với khí hậu ấm, phổ biến thiếu khả năng bị rét, nếu như không có thiết bị nhà kính, sẽ rất khó đến được vùng ôn đới để trồng trên mặt đất. Vì vậy mà không ít chuyên gia gọi họ hoa lan là “Hoa lan nhiệt đới“.
Phương pháp nhân giống hoa lan nhiệt đới:Phương pháp nhân giống hoa lan có gieo hạt, tách cây và cấy mô.
Phương pháp gieo hạt: Hoa lan nhiệt đới đại đa số có thể trồng bằng gieo hạt, tuy nhiên phải tiến hành trong điều kiên vô khuẩn, kỹ thuật phức tạp, thông thường chỉ có những đơn vị nghiên cứu chuyên ngành mới có thể tiến hành, hơn nữa thường chỉ ứng dụng khi gây giống.
Phương pháp tách cây: phương pháp này đơn giản và tỷ lệ sống cao, thông thường tiến hành trước khi ra chồi mới hoặc sau khi hoa tàn. Trước tiên đem hoa lan nhấc ra khỏi chậu, cố gắng không làm tổn thương đến hệ rễ , sau đó dùng dao sắc để tách, phần tách xuống cần có 4 củ giả hành trở lên, có như vậy mới hình thành được một cây độc lập.
Khi tách cần cắt bằng miệng cắt, sau đó dùng tro hoặc bột Sunphur để đắp lên phòng bị thối, đem thân giả hành có chồi nhú trồng vào chậu, nếu không có chồi nhú thì dùng bùn hoặc mạt cưa phủ lên trên để giữ ẩm, đặt trên luống ươm ấm ẩm, đợi đến khi có chồi nhú lên thì trồng vào chậu, cũng có thể dùng đoạn thân không mọc các khóm cây con để giâm, đem chúng giâm vào trong than bùn, duy trì nhiệt độ cao, chỉ sau một thời gian ngắn là có thể ra rễ và mọc lá .
Còn một số loài hoa lan nhiệt đới như chi Odontoglossum citrosum, lan Vũ nữ, lan Hồ điệp, có thể cắt hoa của nó thành đoạn dài 2 – 3cm, đặt phẳng trên rêu bùn than ấm, ẩm, cũng có thể ra rễ tạo thành cây mới.
Phương pháp cấy mô: Thường ứng dụng khi muốn tiến hành nhân giống nhanh, có thể dùng hạt, ngọn thân, phôi làm thực thể ngoài để tiến hành cấy mô.
Hoa Lan Nhiệt Đới
Lan nhiệt đới trong phân loại thực vật học đều thuộc thực vật họ Lan (Orchidaceae), căn cứ vào hình thái sống có thể phân thành 2 loại là lan phụ sinh và lan địa sinh. Lan phụ sinh là chỉ các loại lan có rễ khí sống bám vào thân cây khô hoặc nham thạch để sinh trưởng, ví dụ như Cát Lan, lan Hồ điệp, Địa lan, lan Hoàng Thảo, Vân Lan. Chỉ loại lan trồng dưới đất có chứa nhiều chất hữu cơ, ví dụ như lan Hài, lan Hạc Đỉnh (Phainus)… Lan nhiệt đới không giống các loài thực vật khác, cây đều được cấu thành từ rễ, thân , lá, hoa, quả và hạt, cùng làm nhiệm vụ sinh trưởng phát triển ở từng giai đoạn.
Rễ của lan nhiệt đới:Rễ của lan nhiệt đới, dù là rễ khí hay rễ dưới đất, cũng đều to mọng, thông thường có hình trụ tròn, hoặc hình tròn dẹt, lớp màu trắng bên ngoài là võ rễ, hấp thụ dinh dưỡng trong nước và không khí. Bộ phận có màu xanh lục nhọn ( lan phụ sinh ) hoặc bộ phận có màu nâu (lan địa sinh) là bộ phận đỉnh rễ, ngoài tác dụng hấp thụ ra, nó còn có chức năng kéo dài sự sinh trưởng và chế tạo thành phần dinh dưỡng. Đỉnh rễ cực kỳ mẫn cảm đối với môi trường bên ngoài, nếu tiếp xúc với phân bón, thuốc trừ sâu quá đậm đặc, đều rất dễ bị tổn thương. Lớp rễ mọng do tế bào chứa đầy nước có tác dụng hút nước và chức năng giữ nước, đồng thời có tác dụng bảo vệ và đề phòng khi khô hạn. Lớp trong cùng của rễ là trụ trung tâm, là tổ chức rất khỏe. có chức năng cố định thân cây.
Có nhiều tổ chức trong rễ cây lan nhiệt đới, trong rễ chứa một loại khuẩn sống cộng sinh, loại nấm lan này sau khi thâm nhập vào bên trong rễ dưới dạng sợi nấm, dần dần bị phân giải và tiêu hóa, thành phần dinh dưỡng bị tế bào của lan hấp thụ, cung cấp cho lan nhiệt đới sinh trường. Hiện tường nấm rễ cộng sinh này có tác dụng vô cùng quan trọng đối với việc hấp thụ dinh dưỡng của rễ khí khi lan phụ sinh, do rễ khí không hấp thụ được trực tiếp dinh dưỡng trong không khí, mà chỉ có thể dựa vào các nấm rễ cố định khí Ni tơ trong không khí, cung cấp cho cây sinh trưởng giống ở họ Đậu. Ngoài ra, hạt giống của thực vật họ Lan chỉ có phôi mà không cung cấp thành phần dinh dưỡng, phôi nhũ cho hạt nảy mầm, trong giới tự nhiên nếu không có nấm rễ này xâm nhập, cung cấp dinh dưỡng cho phôi thì cây lan nhỏ không thể sinh trường được.
Thân của lan nhiệt đới:Về mặt hình thái học, thân của lan nhiệt đới có thể phân thành 2 loại lớn là đa thân và đơn thân. Lan nhiệt đới đa thân là chỉ sự trưởng thành của thân (thân chính ) của nó có hạn, sự sinh trưởng dài ra của nó dựa vào các nhánh mới, ( nhánh phụ ) được sinh ra liên tục hằng năm, ví dụ Cát Lan, Địa lan, Lan Hoàng Thảo… Lan nhiệt đới đơn thân là chỉ sự trưởng thành dài ra của thân chính ( trục chính ) của nó là do kết quả của sự sinh trưởng của ngọn, ví dụ Vân lan, lan Hồ điệp, lan Phượng Vỹ…
Thân của lan nhiệt đới giống như một cái cọc, có tác dụng đỡ phiến lá, hoa và vận chuyển nước, chất dinh dưỡng. Một số cây có thân phình to có chức năng dự trữ nước và chất dinh dưỡng được gọi là giả hành, ví dụ như Cát lan, lan Hoàng Thảo… Ngược lại, thân của Vân lan có thân dài và mang chất gỗ cứng, việc dự trữ nước và chất dinh dưỡng của nó đều phụ thuộc vào phiến lá to mập. Ngoài ra, thân của lan hồ điệp va lan Hài rất ngắn, dễ bị tổn thương do sự sơ ý của con người và do bệnh hại, qua ngày bị ảnh hưởng cây lại sinh trưởng và ra hoa bình thường. Vì vậy khi muốn gieo trồng cần chú ý bảo vệ, giữ cho thân cây không bị tổn thương.
Lá của lan nhiệt đới:Lá của lan nhiệt đới căn cứ vào chủng loại khác nhau mà có sự khác nhau, ví dụ lá của Cát lan có hình oval, lá của lan Hồ Điệp có dạng trứng tròn rộng mọng nước… Thông thường những loại sinh trưởng dưới điều kiện có đủ ánh sáng thì phiến lá cứng và có màu vàng xanh. Đối với những loại sinh trưởng trong điều kiện râm mát, thiếu ánh sáng, có phiến lá rộng và mềm, màu sắc của lá có màu xanh thẫm.
Vì vậy, chúng ta có thể căn cứ vào tính chất, hình dạng và màu sắc của phiến lá để phán đoán lượng ánh sáng mà cây lan nhiệt đới này cần, từ đó điều chỉnh độ ánh sáng sao cho thích hợp khi trồng, giúp cây sinh trưởng bình thường. Phiến lá của lan nhiệt đới do lớp biểu bì trên, phần thịt lá và lớp biểu bì dưới cấu thành, phần thịt lá của nó không giống với lá của các loại cây khác, có dạng lán và tổ chức chất xốp rõ rang, được cấu thành do các tế bào có chứa diệp lục sắp xếp gần nhau.
Có rất ít các kẽ hở của tế bào, biểu bì do các tế bào nhỏ không chứa diệp tố sắp xếp gần nhau tạo thành, mặt bên ngoài còn có một lớp sừng bảo vệ. Có một số loại có lớp biểu bì dày mập, mọng nước, có khả năng chịu được nhiệt độ cao và ánh nắng gắt, đồng thời khả năng chịu được khô cũng rất tốt, màu sắc của lớp biểu bì dưới nhạt hơn so với lớp biểu bì trên, có màu xanh lục nhạt hoặc màu xanh vàng, phân bố nhiều lỗ khí, để điều tiết lượng nước bốc hơi và sự trao đổi oxy và khí CO2.
Nhiều loại lan nhiệt đới, lỗ khí trên phiến lá đóng vào ban ngày, đến ban đêm mới mở ra, hít khí CO2 và nhả khí oxy, tiến hành quá trình thực vật chuyển hóa (Crassulacean acid metabolism – CAM), để tiết kiệm nước, đảm bảo yêu cầu khi thực hiện quang hợp ban ngày. Đối với loại lan nhiệt đới có quá trình CAM này, giống với thực vật thân mọng nước, có khả năng chịu khô khỏe, vẫn sinh trưởng bình thường trong điều kiện môi trường nắng gắt. Ví dụ loại Vân lan trông rộng rãi ở Lào, Campuchia để cắt lấy hoa, được trồng cả ngày dưới ánh nắng gắt để kích thích ra nhiều hoa và ra hoa đẹp.
Hoa của lan nhiệt đới có đặc điểm gì?Hoa của lan nhiệt đới là trọng điểm của sự thưởng thức. Kích thước to nhỏ của bông hoa phụ thuộc vào từng loại, ví dụ Cát Lan, đường kính của bông hoa đơn lên đến 18cm. Trong khi đó lan Hỏa Hoàng (Ascocentrum miniatum) , kích thước bông hoa chỉ có 0.5cm. Về màu sắc của hoa, thì càng phong phú và đa dạng, chỉ trừ mỗi màu đen là không có, còn hầu như là có hết các màu sắc của thế giới tự nhiên, từ trắng tuyền, vàng, cam, đỏ son, hồng cho đến xanh lục, tím, xanh lam… đều có. Cấu tạo của hoa lan nhiệt đới giống với của các loài lan khác, mỗi bông hoa đều do các bộ phận dưới đây cấu thành:
Cánh hoa: thông thường có 3 cánh, nằm ở vòng trong, 1 cặp của hai mặt đối xứng gọi là cánh hoa, nằm của phía dưới của trung tâm, hình dạng ngoài khác với cánh hoa ở hai mặt gọi là cánh môi. Hình dạng của cánh môi rất đa dạng, có loài giống dạng loa kèn , như cánh môi màu đỏ tím của lan Hạc đỉnh, có loài giống như thiếu nữ, quân tử, như cánh môi màu vàng của lan Vũ nữ, có loài giống quả đậu hoặc chiếc túi, như lan Hài. Cánh môi là bộ phận độc đáo chủ yếu của bông hoa lan, có muôn hình muôn vẻ, màu sắc phong phú diễm lệ, là cơ quan chủ yếu thu hút côn trùng đến truyền phấn.
Đài hoa: Đài hoa thông thường có hình dạng giống với cánh hoa và có màu sắc đẹp. Đặc biệt là một số loài hoa như Vân lan, lan Hài, đài hoa của nó còn phát triển và đẹp hơn cả cánh hoa, trở thành điểm ngắm trọng tâm. Đài hoa thông thường có 3 cánh, nằm ở vòng ngoài, trong giai đoạn ra nụ, đài hoa ôm lấy cánh hoa có tác dụng bảo vệ cánh hoa. Bộ phận nằm ở phía trên được gọi là phiến đài trên, bộ phận nằm ở 2 bên gọi là phiến đài phụ.
Cuống nhụy: Hay còn gọi là cuống nhụy hợp, là 1 cơ quan sinh sản do nhụy đực và nhụy cái cùng kếp hợp cấu thành. Nó nằm ở vị trí trung tâm của hoa, phía trên cánh môi, do 1 nhụy đực, 1 đầu cuống, và 1 miệng nhụy cùng tổ hợp thành. Phần đỉnh của cuống nhụy là bao phấn , bên trong chứa miếng phấn hoa hình chữ “T” nằm ở giữa phần chính giữa của giá phấn. Ngoài ra, phía dưới của bao phấn có máng lõm, bên trong có rất nhiều dịch dính, dể dính lấy những phấn hoa mà côn trùng vô tình mang đến để thụ phấn.
Quả của lan nhiệt đới:Quả lan nhiệt đới nếu xét về mặt thức vật học được gọi là quả sóc. Thông thường có hình dải dài hoặc hình trứng, ở trên đỉnh có nhiều cuống nhụy. Bề mặt ngoài của quả thường có các cạnh , bên trong có vô số các hạt nhỏ như hạt bụi, ví dụ Cát lan trong 1 quả có tới 1 triệu – 1,5 triệu hạt, thậm chí là một quả lan nhiệt đới thông thường cũng có tới 100 nghìn – 300 nghìn hạt. Khi quả chin sẽ tự nứt, các hạt nảy ra và bay theo gió. Trong điều kiện trồng thủ công, những hạt giống có thể tự nảy mầm là rất ít, chỉ những hạt giống không bị vi khuẩn trong ống nghiệm mới có thể mọc nên một số cây con nhất định.
Hạt của lan nhiệt đới:Hạt của lan nhiệt đới nhỏ như hạt bụi, có chiều dài chỉ bằng 0.1 – 1mm, chiều rồng chỉ bằng 0.05 – 0.5mm, do 1 phôi màu vàng xanh hoặc màu vàng nâu, hình oval bọc quanh vỏ hạt được hình thành bởi 1- 2 lớp tế bào. Do phôi không chứa phôi nhũ, nếu không có nấm cộng sinh hoặc không được người trồng cung cấp chất nảy mầm thì không thể nảy mầm được. Vì vậy, khi quả nứt, hạt rụng xuống rất ít khi nảy được mầm, chỉ có một số những hạt bay theo gió bám vào võ cây hoặc kẽ đá, đồng thời lấy được dinh dưỡng từ nấm cộng sinh mới có thể nảy mầm và ra lá.
‘Thủ Phủ’ Lan Nhiệt Đới Monkara
Sau 3 năm trồng giống lan nhiệt đới Monkara, Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Khánh Hòa đã phát triển lên hàng vạn cây…
Sau 3 năm trồng giống lan nhiệt đới Monkara, Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Khánh Hòa đã phát triển lên hàng vạn cây đáp ứng nhu cầu hoa lan cho thị trường TP. Nha Trang. Trung tâm đang được Bộ NN-PTNT, UBND tỉnh Khánh Hòa đầu tư dự án phát triển lan nhiệt đới để phục vụ giống và hoa cho khu vực miền Trung. 1 sào lan thu 80 – 100 triệu đồng
Trở lại trung tâm lần này chúng tôi không khỏi ngạc nhiên bởi những khu nhà lưới để trồng lan Monkara được mở rộng. Anh Lê Bá Ninh, Trưởng phòng Kỹ thuật của trung tâm dẫn chúng tôi đi thăm vườn lan, nhiều cây cao trên 1m, hoa rực rỡ đủ sắc màu đỏ, vàng, cam, tím, trắng…
Anh Ninh phấn khởi cho biết: Là thành phố du lịch nên nhu cầu về hoa lan ở Nha Trang rất lớn, mấy năm trước chưa có địa chỉ nào tại địa phương cung cấp mà các shop hoa đều phải nhập từ TPHCM và Đà Lạt. Xuất phát từ đó, năm 2009, chúng tôi quyết định nhập 1.350 gốc lan Monkara từ Thái Lan về trồng thử nghiệm. Kết quả thành công đã vượt ngoài mong đợi. Tỷ lệ lan sống đạt gần 100%, phát triển tốt, phù hợp với điều kiện thời tiết của địa phương. Sau 8 tháng cây bắt đầu ra hoa, từ khi nở đến tàn khoảng 30 – 35 ngày nên được thị trường ưu chuộng.
Từ thành công của đợt trồng thử nghiệm đầu tiên, Trung tâm Nông nghiệp CNC Khánh Hòa đã liên tục đầu tư mở rộng diện tích trồng lan Monkara. Đến nay diện tích cho thu hoạch ổn định là 2.000 m2 với 8.000 gốc, mỗi tháng thu khoảng 1.500 cành, phục vụ đủ nhu cầu về hoa lan cho TP Nha Trang.
Lan Monkara của Trung tâm Nông nghiệp CNC Khánh Hòa được thị trường ưa chuộng
Anh Ninh cho biết: Mỗi sào (1.000 m2) trồng được 4.000 gốc lan, chu kỳ ra hoa khoảng 5 tháng 1 lần, mỗi năm 1 gốc ra được 3 – 5 cành hoa, với giá bán sỉ hiện nay từ 8.000 – 10.000 đ/cành thì mỗi sào cho thu nhập khoảng 80 – 100 triệu đồng. Trong khi đó trồng lan cũng không tốn công chăm sóc, phải trồng trong nhà lưới để tán xạ ánh sáng nếu không lan sẽ bị chết. Kỹ thuật chăm sóc lan phải nắm bắt được nhu cầu của từng thời kỳ để cây ra hoa và nở đều.
Theo anh Ninh, lan là loài cây rất mẫn cảm với vi rút vì hiện nay chưa có thuốc đặc trị, nếu lan bị nhiễm thì lây lan rất nhanh khiến cây phát triển chậm và đặc biệt là cánh hoa khi nở sẽ bị quăn. Do vậy khi bị nhiễm vi rút thì tốt nhất là nhổ bỏ để tránh lây lan và khi mua giống nguồn gốc phải đảm bảo nếu không sẽ bị thiệt hại rất lớn, bởi hiện giá mỗi gốc lan từ 60.000 – 70.000 đồng.
Dự án lan nhiệt đới lớn nhất miền Trung
Khi triển khai dự án có thuận lợi, đó là nguồn giống lan sẵn có của trung tâm, tuyển chọn được các dòng lan có màu sắc hoa đẹp, được thị trường ưa chuộng… Trung tâm đã tiến hành nhân giống lan bằng phương pháp cấy mô và giâm cành được khoảng 20.000 cây và trong thời gian tới tiếp tục nhân 60.000 cây giống để phục vụ dự án.
Anh Võ Văn Thắng, Phó phòng Kế hoạch – kinh doanh của trung tâm cho biết: “Từ những hiệu quả kinh tế mang lại nên rất nhiều nông dân trong tỉnh cũng như các tỉnh Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Định… đã tìm đến trung tâm đặt vấn đề mua giống và chuyển giao kỹ thuật trồng lan Monkara. Tuy nhiên vuờn lan của trung tâm đang trong giai đoạn nhân giống nên chưa có đủ để cung cấp. Chúng tôi đã xác định phát triển các giống lan Monkara là cây mũi nhọn, với mục tiêu biến trung tâm thành vùng SX giống và hoa lan lớn nhất miền Trung”.
Anh Mai Xuân Thương, GĐ Trung tâm phấn khởi cho biết: Xuất phát từ nhu cầu về giống lan của nông dân rất lớn, thời gian qua chúng tôi đã lập dự án xin đầu tư phát triển giống lan nhiệt đới Monkara với quy mô 2,5 ha. Đến thời điểm này dự án đã được Bộ NN-PTNT và UBND tỉnh đồng ý đầu tư với tổng số vốn đầu tư là 26,7 tỷ đồng. Dự án phát triển giống và hoa lan được triển khai trong 3 năm (từ 2013 – 2023) bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ trồng lan, nhà đóng gói hoa, nhà nghỉ ngơi cho khách tham quan…
Theo anh Thương, mục tiêu của dự án này mỗi năm ngoài cung cấp cho thị trường khoảng 50.000 cây giống (10.000 cây bằng phương pháp giâm cành, 40.000 cây giống cấy mô) và cung cấp cho thị trường khoảng 350.000 cành hoa. Đây cũng là điểm trồng khảo nghiệm, chọn lọc các giống hoa lan nhiệt đới phù hợp, chuyển giao TBKT trồng lan cho nông dân kết hợp tham quan du lịch…
NGỌC KHANH
“Thủ Phủ” Lan Nhiệt Đới Monkara
1 sào lan thu 80 – 100 triệu đồng
Trở lại trung tâm lần này chúng tôi không khỏi ngạc nhiên bởi những khu nhà lưới để trồng lan Monkara được mở rộng. Anh Lê Bá Ninh, Trưởng phòng Kỹ thuật của trung tâm dẫn chúng tôi đi thăm vườn lan, nhiều cây cao trên 1m, hoa rực rỡ đủ sắc màu đỏ, vàng, cam, tím, trắng…
Anh Ninh phấn khởi cho biết: Là thành phố du lịch nên nhu cầu về hoa lan ở Nha Trang rất lớn, mấy năm trước chưa có địa chỉ nào tại địa phương cung cấp mà các shop hoa đều phải nhập từ TPHCM và Đà Lạt. Xuất phát từ đó, năm 2009, chúng tôi quyết định nhập 1.350 gốc lan Monkara từ Thái Lan về trồng thử nghiệm. Kết quả thành công đã vượt ngoài mong đợi. Tỷ lệ lan sống đạt gần 100%, phát triển tốt, phù hợp với điều kiện thời tiết của địa phương. Sau 8 tháng cây bắt đầu ra hoa, từ khi nở đến tàn khoảng 30 – 35 ngày nên được thị trường ưu chuộng.
Từ thành công của đợt trồng thử nghiệm đầu tiên, Trung tâm Nông nghiệp CNC Khánh Hòa đã liên tục đầu tư mở rộng diện tích trồng lan Monkara. Đến nay diện tích cho thu hoạch ổn định là 2.000 m2 với 8.000 gốc, mỗi tháng thu khoảng 1.500 cành, phục vụ đủ nhu cầu về hoa lan cho TP Nha Trang.
Lan Monkara của Trung tâm Nông nghiệp CNC Khánh Hòa được thị trường ưa chuộng
Anh Ninh cho biết: Mỗi sào (1.000 m2) trồng được 4.000 gốc lan, chu kỳ ra hoa khoảng 5 tháng 1 lần, mỗi năm 1 gốc ra được 3 – 5 cành hoa, với giá bán sỉ hiện nay từ 8.000 – 10.000 đ/cành thì mỗi sào cho thu nhập khoảng 80 – 100 triệu đồng. Trong khi đó trồng lan cũng không tốn công chăm sóc, phải trồng trong nhà lưới để tán xạ ánh sáng nếu không lan sẽ bị chết. Kỹ thuật chăm sóc lan phải nắm bắt được nhu cầu của từng thời kỳ để cây ra hoa và nở đều.
Theo anh Ninh, lan là loài cây rất mẫn cảm với vi rút vì hiện nay chưa có thuốc đặc trị, nếu lan bị nhiễm thì lây lan rất nhanh khiến cây phát triển chậm và đặc biệt là cánh hoa khi nở sẽ bị quăn. Do vậy khi bị nhiễm vi rút thì tốt nhất là nhổ bỏ để tránh lây lan và khi mua giống nguồn gốc phải đảm bảo nếu không sẽ bị thiệt hại rất lớn, bởi hiện giá mỗi gốc lan từ 60.000 – 70.000 đồng.
Dự án lan nhiệt đới lớn nhất miền Trung
Khi triển khai dự án có thuận lợi, đó là nguồn giống lan sẵn có của trung tâm, tuyển chọn được các dòng lan có màu sắc hoa đẹp, được thị trường ưa chuộng… Trung tâm đã tiến hành nhân giống lan bằng phương pháp cấy mô và giâm cành được khoảng 20.000 cây và trong thời gian tới tiếp tục nhân 60.000 cây giống để phục vụ dự án.
Anh Võ Văn Thắng, Phó phòng Kế hoạch – kinh doanh của trung tâm cho biết: “Từ những hiệu quả kinh tế mang lại nên rất nhiều nông dân trong tỉnh cũng như các tỉnh Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Định… đã tìm đến trung tâm đặt vấn đề mua giống và chuyển giao kỹ thuật trồng lan Monkara. Tuy nhiên vuờn lan của trung tâm đang trong giai đoạn nhân giống nên chưa có đủ để cung cấp. Chúng tôi đã xác định phát triển các giống lan Monkara là cây mũi nhọn, với mục tiêu biến trung tâm thành vùng SX giống và hoa lan lớn nhất miền Trung”.
Anh Mai Xuân Thương, GĐ Trung tâm phấn khởi cho biết: Xuất phát từ nhu cầu về giống lan của nông dân rất lớn, thời gian qua chúng tôi đã lập dự án xin đầu tư phát triển giống lan nhiệt đới Monkara với quy mô 2,5 ha. Đến thời điểm này dự án đã được Bộ NN-PTNT và UBND tỉnh đồng ý đầu tư với tổng số vốn đầu tư là 26,7 tỷ đồng. Dự án phát triển giống và hoa lan được triển khai trong 3 năm (từ 2013 – 2023) bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ trồng lan, nhà đóng gói hoa, nhà nghỉ ngơi cho khách tham quan…
Theo anh Thương, mục tiêu của dự án này mỗi năm ngoài cung cấp cho thị trường khoảng 50.000 cây giống (10.000 cây bằng phương pháp giâm cành, 40.000 cây giống cấy mô) và cung cấp cho thị trường khoảng 350.000 cành hoa. Đây cũng là điểm trồng khảo nghiệm, chọn lọc các giống hoa lan nhiệt đới phù hợp, chuyển giao TBKT trồng lan cho nông dân kết hợp tham quan du lịch…
Loài Lan Sống Ở Môi Trường Nhiệt Đới
Rừng mưa nhiệt đới trên khắp thế giới là nơi sinh trưởng của đa số loài lan cộng sinh, đã tiến hóa ở đó từ khi có rừng. Hàng ngàn chủng loại đã thích ứng với lối sống trên không, vốn cho chúng nhiều lợi thế hơn các loài cây sống trên mặt đất.
Chúng bám chặt vào thân cây rừng, thường nằm cao trên tán lá, nơi chúng được hưởng ánh sáng xuyên qua đám lá trong mùa sinh trưởng và chịu đựng toàn bộ ánh sáng mặt trời trong mùa khô. Vào lúc này, cây lan thường rụng hết lá và bước vào một thời kỳ bán ngủ đông, tự điều chỉnh bản thân theo mùa của cây chủ đến khi các cơn mưa kích động một cuộc sống mới.
Để đối phó với những điều kiện cao điểm của mùa khô và mùa mưa, cây lan hình thành những phương pháp sống còn của riêng chúng, bao gồm các bộ phận chứa nước, được gọi là túi nước và những bộ rễ trên không được dùng để hút hơi ẩm xung quanh. Hầu hết thời gian trong năm, các cơn mưa vùng nhiệt đới hay các đợt sương mù thường xuyên thổi qua tán lá và cung cấp đầy đủ nhu cầu về hơi ẩm cho các cây lan.
Loài lan Seidenfadenia Mitrata định cư tại những khu rừng khô của Công viên Quốc gia Phu Kradung thuộc miền Bắc Thái Lan, nơi chúng mọc trên những thân cây rụng hết lá trong mùa khô. Ngay trước mùa mưa, chúng nở rất nhiều hoa trên những cành cây trơ trụi.
Rừng mưa nhiệt đới có mặt trên khắp thế giới, kéo dài từ phía Nam vùng Xích đạo đến châu úc và New Zealand, nơi mà chúng trở nên những khu rừng mát mẻ và điều hòa hơn, đồng thời nó cũng là ranh giới xa nhất về phía Nam của giống lan cộng sinh, ở phía Bắc đương xích đạo, lan cộng sinh phát triển qua vùng Trung Mỹ đến Mexico, qua Mã Lai cho đến Philippines và Đông Nam Á, rồi leo đến tận chân dãy núi Himalaya ở Nepal. Các điều kiện sinh sống thay đổi rất nhiều qua các vùng nói trên và các loài lan đều thích ứng với từng nơi khác nhau. Điều kiện khô ráo của sa mạc hay ẩm ướt của đầm lầy đều không phải là trở ngại cho những loài cây dũng cảm đó: lan là loài luôn hiện diện ở mọi vùng khí hậu mà thiên nhiên đưa ra.
Rừng và tàng cây bao phủ ở mỗi nơi đều khác nhau tùy thuộc vào độ cao và như vậy điều kiện sinh sống cũng thay đổi theo, ở độ cao ngang với mực nước biển, rừng khá dày đặc, ít có ánh nắng mặt trời xâm nhập, trong khi những cây ở vùng cao hơn mọc thưa dần đến tận sườn núi, nơi ít được bảo vệ để chống lại các yếu tố bên ngoài.
Loài lan Cymbidium Aloifolium này sống trên một chỉa ba của một thân cây lớn tràn đầy ánh nắng mặt trời của Công viên Quốc gia Phu Kradung ở Thái Lan, đây cũng là một loài thảo mộc sống dai. Nó chịu đựng được ánh nắng gay gắt miền nhiệt đới và sẽ phát triển rất mạnh để tạo ra tán lá lớn trong mùa có gió mùa.
Lan Eria Albidotomentosa là một giống chịu được độ cao mọc trên đất hoặc các tảng đá. Trong môi trường tự nhiên, làn sương mù thổi qua cây cối vào đầu buổi sáng sẽ cung cấp cho chúng nhiều hơi nước để duy trì sự sống qua suốt mùa khô. Chúng là loài cây biết tận dụng cơ hội. tạo những chỗ trú ẩn cho riêng mình ở những nơi mà loài cây khác không sinh sống được.
Lan Coelogyne Nitida có thể sống cộng sinh trên đầu những ngọn cây cao hoặc dưới mặt đất. Nếu bị rơi khỏi cây chủ, chúng vẫn sống đến khi nào quá trình cạnh tranh sinh tồn với những loài thảo mộc khác không quá gay gắt và vùng đất đó phù hợp cho chúng. Chúng vẫn phát triển và nở hoa một cách tự nhiên giống như ở điều kiện cộng sinh.
Ảnh hưởng của độ caoNgười ta tìm thấy lan ở mọi độ cao, thích ứng với mọi môi trường xung quanh và định cư một cách yên ổn tại đó. Trong trồng trọt, chính độ cao mà loài lan vốn đã thích ứng trong môi trưòng tự nhiên sẽ quyết định nhiệt độ nuôi trồng, vì vậy biết được độ cao mà chúng thường sống quan trọng hơn là biết nơi xuất xứ của chúng.
Nói chung, loài lan ưa bóng râm, chẳng hạn như giống Phalaenopsis, thường sinh sống ở những vùng ngang với mực nước biển; tán lá to và hầu như mọng nước của chúng có mục tiêu thu hút ánh sáng càng nhiều càng tốt, trong những vùng có bóng râm dày đặc của khu rừng. Tiến lên vùng cao hơn và đến tận ranh giới băng tuyết của dãy núi Andes ở Nam Mỹ, người ta bắt gặp những loài lan ưa bóng râm và khí hậu mát mẻ như loài Odontoglossum và Masdevallia.
Vì không khí loãng ở độ cao khoảng 3.000 m nên sương giá ban đêm không gây tác hại cho chúng, mặc dù ở chế độ nuôi trồng, nhiệt độ xuống gần với độ đóng băng chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng xấu cho chúng, ở độ cao 1.250 m trong vùng Khasia Hills ở Ấn Độ, loài lan xinh đẹp có hoa màu xanh da trời Vanda Coerulea định cư trên những thân cây sồi còi cọc, nằm ngoài ánh nắng mặt trời qua một khoảng thời gian trong năm và phơi mình trước những điều kiện gay gắt của môi trường khô hạn. Ở một thái cực khác, loài lan cộng sinh Lycaste thường mọc ở dưới những cành cây nghiêng mình qua dòng nước trong những vùng có bóng râm dày đặc. Ở đó, lá của chúng phát triển rất to và có kết cấu mảnh để tận dụng tối đa số ánh sáng ít ỏi.
Loài lan Bulbophyllum Blepharistes là một giống cây nhỏ bé, tầm thường. Tuy vậy, thật đáng ngạc nhiên về khả năng sinh sống của nó, sinh trưởng tốt ngay trên những tảng đá trơ trụi và thiếu điều kiện sinh sống. Ở đây, nó đang phát triển qua một tảng đá phủ đầy địa y. Các túi nước có nhiều lóng dài.
Một số vùng khô hạn trên thế giới có nhiệt độ rất cao và vài nơi ở châu úc vẫn có những loài địa lan kỳ lạ nhất có thể chịu đựng nhiệt độ đặc biệt đó qua một khoảng thời gian trong năm.
Khi nở hoa, lan Dendrobium Trigonopus tạo ra nhiều mảng vàng ấn tượng giữa đám thân cây trơ trụi.
Lan Vanda Pumila là thân đơn với hệ thống rễ dồi dào bám chắc vào thân cây chủ.
Lan bướm lớn (Platanthera Chlorantha) là một giống lan xinh đẹp, nở hoa vào mùa hè với những cành mang hoa cao lớn. Chúng mọc trên những vùng đất bỏ hoang có dương xỉ bao phủ.
Lịch Sử Cây Hoa Lan
Lịch sử cây hoa lan: Cây hoa lan (orchidaceae) thuộc họ phong lan (orchidaceae), bộ lan (orchidales), lớp một lá mần (monocotyledoneae).
Họ phong lan phân bố từ 680 vĩ Bắc đến 560vĩ Nam, nghĩa là từ gần cực Bắc như Thuỵ Điển , Aleska, xuống tận cuối cùng ở cực nam của Ostralia. Tuy nhiên tập trung phân bố của họ này là ở trên các vĩ độ nhiệt đới, đặc biệt châu Mỹ và Đông nam á. Ngay ở các vùng nhiệt đới họ phong lan cũng phân bố rộng khắp từ vùng đầm lầy sát Biển Hồ qua các đồi núi thấp lên các vùng núi cao. Mặc dù đa số các loài lan chỉ mọc ở độ cao dưới 2000 m so với mặt nước biển, song có một số ít loài sống cả ở độ cao 5000m so với mặt nước biển (ở Colômbia óc một số loài phong lan sống ở núi quanh năm tuyết phủ).
Đến nay loài người đã biết được 750 chi, có khoảng 25.000 loài. Qua kết quả lai tạo và chọn lọc, các nhà chọn giống và trồng lan đã bổ sung thêm 75.000 loài lan mới (Sapror bx-Tea huntum,1953; Camphell 1994). Những cây lan là những cây bụi sống trên mặt đất được gọi là địa lan hoặc bám vào thân cây, cành cây được gọi là phong lan. Họ lan phân bố nhiều nhất trong 2 vùng nhiệt đới, có 250 chi và 6.800 loài. Các loài đặc sản ở châu Mỹ gồm: Cattleya (60 loài), Epidendrum (500 loài), Odontoglosum (200 loài). ở vùng khí hậu ôn hoà số lượng loài giảm đi nhanh chóng và rõ rệt. Bắc bán cầu có khỏang 75 chi và 900 loài. Nam bán cầu có khoảng 40 chi và 500 loài ( F.Gbriger, 1971). Lúc đầu lan chí được khai thác nhằm mục đích làm dược liệu và hương liệu. Người ta cứ tưởng rằng cây lan được biết đến đầu tiên ở châu Âu qua bản viết tay bằng chữ Hy Lạp (Enenquiry into plans) của Theophrastus khoảng 379 đến 285 trước công nguyên) nhưng thực ra cây lan được biết đến đầu tiên ở phương Đông khoảng từ 551 – 497 trước công nguyên. Khổng Tử sau khi chu du khắp thiên hạ không được nước náo nhận sử dụng, trên đường từ nước Vệ về nước Lỗ thấy hoa lan tươi tốt mọc chen với cây cỏ ở nơi rừng sâu bèn than rằng: “Ôi hoa lan có mùi thơm vương giả, nay tươi tốt một mình ở chốn sơn lâm, mọc xen lẫn với loài cỏ hoang dại, chẳng khác náo bậc hiền giả không gặp thời, sống chung với bọn bỉ phu”.
Cây lan được biết đến đầu tiên ở Trung Hoa là Kiến lan (vì được tím ra đầu tiên ở Phúc Kiến) đó là Cymbidium ensifonymum là một loài bán địa lan. ở phương Đông lan được chú ý đến vì vẻ đẹp duyên dáng của lá và hương thơm tuyệt vời của hoa (vì quan niệm thẩm mỹ thời ấy chuộng tao nhã cứ không ưa phô chương sặc sỡ).
Lan đối với người Trung Hoa hay đối với người Nhật được tượng trưng cho tình yêu và vẻ đẹp, hương thơm tao nhã, tất cả thuộc về phái yếu, quý phái và thanh lịch. Lan còn tượng trưng cho sự đông đủ con cái (phúc). Khổng tử đã ví lan với đức tính cao quý cho nên năm tháng lan cũng đồng nghĩa với người quân tử, cao cả, hoàn hảo. Hương thơm của lan để chỉ tình bạn. Khổng tử đề cao lan là vua của những loài cây cỏ có hương thơm. Phong trào chơi phong lan và địa lan ở Trung Quốc phát triển rất sớm, từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên đã có các tranh vẽ về phong lan còn lưu lại từ thời Hán Tông. ở châu Âu bắt đầu để ý đến phong lan từ thế kỷ thứ 18, sau Trung Quốc đến hàng chục thế kỷ và cũng nhờ các thuỷ thủ thời bấy giờ mà phong lan đã đến khắp các miền của địa cầu. Lan chính thức ra nhậpvào ngành hoa cây cảnh trên thế giới khoảng hơn 400 năm nay (Draiti, 1960; Coat, 1969; Garay, 1974).
Ở Việt Nam dấu vết nghiên cứu về lan buổi đầu không rõ ràng lắm, có lẽ người đầu tiên khảo sát về lan là Gioalas Noureiro- nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha đã mô tả cây lan lần đầu tiên ở Việt Nam trong cuốn “ flora cochinchinensis” gọi tên các cây lan trong cuộc hành trình đến nam phần Việt Nam là Aerides, Phaijus… mà đã được Ben Tham và Hooker ghi lại trong cuốn “ Genera plante rum” (1862 –1883). Chỉ sau khi người Pháp đến Việt Nam mới có những công trình được công bố là F. gagnepain và A.gnillaumin mô tả 101 chi gần 70 loài lan cho cả 3 nước Đông Dương trong bộ “Thực vật Đông Dương chí” do H. lecomte chủ biên, xuất bản từ 1932 – 1934. bên cạnh đó cũng có một số tác giả khác cung đề cấp đén lan Việt Nam. Một số người Việt Nam cũng bắt đầu nghiên cứu về lan như “Cây cỏ Việt Nam” của GS. Phạm Hoàng Hộ với 289 loài được mô tả và có hình vẽ minh hoạ.
Việt Nam có hơn 900 loài phong lan phân bố rộng rãi trên cả nước. Chúng có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt cho hoa đẹp, có thể sử dụng làm nguồn gen quý cho công tác lai tạo giống hoa lan.
Trải qua nhiều thế kỷ, nguời ta chỉ biết gieo lan nảy mầm từ hạt. bác sỹ, y tá người Anh là Jonh Haris và Weitch đã biết đến vai trò của nấm (Fungus) trong việc nảy mầm hạt lan trong điều kiện tự nhiên.
Ngày nay, người ta nói đến công trình của TS. Knudson (Mỹ) công bố năm 1946 đã mở ra cuộc công nghệ sinh học môi trường lan. Gần đây, để thu được những dòng thuần ổn định, Morel (1965) công bố phương pháp nhân gióng lan bằng mô phân sinh. Nhờ vậy, người ta đã sản xuất được khối lượng lớn, đồng nhất trong một thời gian ngắn của những dòng đã chọn, tiến hành bảo tồn, duy trì, tạo những giống sạch virus từ các dòng được lai tạo, xây dựng các xí nghiệp sản xuất công nghiệp có sản lượng lớn với giá thành hạ (Islex, 1965; Lin Derman, 1967; Molethan, 1971…).
Phong lan đã được xuất khẩu và lưu thông như một ngành thương mại và được phát triển nhanh ra nhiều nước, đã gây, trồng, lai tạo được nhiều giống mới độc đáo… Các quốc gia có sở trường sản xuất hoa lan bằng phương pháp công nghệ tiên tiến từ nuôi cấy mô phân sinh dòng thuần theo ý muốn là Australia, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha… giống gốc nhập nội từ các công ty của Singapo, Malaysia…
ở Thái Lan, nghề trồng phong lan và xuất khẩu hoa lan cắt cành đã chiếm lĩnh thị trường nhiều nước. Giống sử dụng thuộc chi Dendrobium. Giá một cây giao động từ 3- 50 USD. Có khi đến 80 – 100 USD. Loài đặc biệt có khi lên đến hàng chục ngàn đô la Mỹ.
Cập nhật thông tin chi tiết về Lịch Sử Trồng Hoa Lan Nhiệt Đới trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!