Xu Hướng 10/2023 # Lan Công Nghiệp # Top 10 Xem Nhiều | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Lan Công Nghiệp # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Lan Công Nghiệp được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nhiều người thắc mắc tại sao cây lan khi mua về tươi tốt, hoa lá xum xuê, nhưng đến khi hoa tàn đem thay chậu và trồng ngoài vườn cũng tưới nước bón phân đầy đủ mà năm sau và những năm sau đó cây không được mạnh và hoa thưa thớt?

Những vườn lan công nghiêp hay nói một cách khác các nhà kỹ nghệ khi sản xuất hoa lan họ đã nghiên cứu rất kỹ các vấn đề then chốt:

• Nghiên cứu thị trường để biết rằng:

Loài nào hay giống nào cây mạnh khỏe và cho nhiều hoa đẹp. Thời gian ra hoa

• Chuẩn bị:

Lựa chọn giống và cấy mô Thiết lập một quy trình nuôi trồng đặc biệt cho từng loài lan đã lựa chọn. Thí dụ loài lan Hồ Điệp Phalaenopsis) có một quy trình khác hẳn với loài Đăng lan (Dendrobium) từ các vật liệu, tưới bón, ánh sáng, nhiệt độ v.v…

• Trang bị cơ sở:

Phần lớn các cây lan công nghiệp được trồng trong nhà kính với các thiết bị tối tân có thể tự động điều hòa một môi trường đặc biệt mà không tùy thuộc vào thời tiết và khí hậu bên ngoài.

Thí dụ:Lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) Vì đã nghiên cứu kỹ càng cho nên người ta biết rằng lan hồ điệp cần những điều kiện lý tưởng như sau:

Nhiệt độ:ban ngày 85°F (24°C) ban đêm 65°F (18°C) cao hơn khi cây còn nhỏ. Khi cây đã trưởng thành, hạ nhiệt độ xuống khoảng 55°F (23°C) trong 3 tuần để lan ra nụ, sau đó lại để bình thường. Khi trời qua nóng, máy lạnh sẽ tự động hạ nhiệt độ xuống, và khi quá lạnh máy sưởi sẽ tự động điều chỉnh nhiệt độ như đã quy định.

Ánh sáng:1500 ánh nến (foot candle) mỗi ngày cần tối thiểu 8-10 giờ, nhưng cây lan nhỏ cần 10-12 giờ. Khi quá nắng màn lưới sẽ tự động đóng lại che cho cây, khi trời âm u đèn sẽ tự động thắp sáng.

Tưới nước:Rễ lan hồ điệp cần lúc nào cũng phải ẩm ướt. Kỹ nghệ trồng lan đã tính kỹ càng về vấn đề này cho nên không bao giờ để quá khô. Cứ đúng thời gian đã định máy tự động tưới nước trong bao nhiêu phút và cũng không quên tiểu tiết là phải tưới vào buổi sáng cho ngọn cây không bị đọng nước vào buổi tối.

Bón Phân:Quy trình bón phân cũng được tính trước khi nào sẽ bón với phân 30-10-10 và khi nào sẽ bón với phân 10-30-20. Các khoáng chất cần thiết cho lan cũng không bị bỏ sót và phân bón được cung cấp tới mức tối đa nhưng không thừa và không thiếu.

Thoáng gió & Ẩm độ:Vấn đề này cũng được nhiên cứu sẽ để bao nhiêu cây trong khoảng 1 mét vuông và ẩm độ cũng sẽ luôn luôn được giữ ở khoảng 60-70%

Thay chậu &Vật Liệu:Từ kích thước của chậu cũng như vật liệu nuôi trồng đều được tính toán kỹ lưỡng để tiết kiệm nhân công và vật liêu tới mức tối đa. Do đó người ta thường trồng lan Hồ điệp với rêu sphagnum moss trong các chậu nhựa từ 2 đến 4 inches (5-10 phân)

Sau đây là những sự sai lầm nhiều người mắc phải:

• Khi để hoa trong nhà, đa số để cho đến khi tàn hết hoa mới cắt đi, do đó cây sẽ yếu sức đi. Nên cắt hoa khi bắt đầu tàn hoặc sớm hơn để cho cây được khỏe mạnh đủ sức ra hoa vào thời gian tới.

• Khi mang ra bên ngoài thường lạnh hơn ở trong nhà, lại thêm mưa nắng làm cho cây bị thui chột. Chỉ cần một tuần hay vài ngày quá nóng hoặc quá lạnh, quá sũng nước hay khô cằn, cây lan sẽ yếu đi và nếu tình trạng này kéo dài cây lan sẽ chết dần, chết mòn.

• Lan công nghiệp trồng trong nhà kính thường trồng với rêu lại được nuôi sống trong một môi trường có ẩm độ rất cao, cho nên việc tưới nước rất thưa. Khi trồng ở ngoài trời, ẩm độ thấp cần phải tưới nước thường xuyên hơn, cho nên rễ lan Hồ Diệp lúc nào cũng sũng nước. Nước quá nhiều làm cho rễ lan không hấp thụ được dưỡng khí và sẽ bị thối. Tình trạng này thường xẩy ra khi vật liệu nuôi trồng đã mục nát nên ứ đọng nước trong chậu.

Nói tóm lại, chúng ta dù có kinh nghiệm nuôi trồng đến đâu cũng không thể nào cung ứng được đầy đủ môi trường sinh sống lý tưởng như những nơi trồng lan công nghiệp. Nhưng nếu biết rõ những ưu khuyết điểm, chúng ta ít nhất cũng sẽ có những cây hoa lan xinh đẹp.

Thế Nào Là Lan Công Nghiệp? Có Nên Chơi Lan Công Nghiệp Không?

1. Lan công nghiệp là gì?

Theo hầu hết trên thế giới chỉ phân biệt lan thuần chủng và lan lai tạo, có lẽ chỉ Việt Nam và có thể Trung Quốc hay Lào là có khái niêm lan rừng và lan công nghiệp

Lan công nghiệp là lan được cải tiến từ các giống lan thuần chủng trong rừng với các loại lan khác để cho ra một loại lan vừa mang đặc tính của dòng lan rừng đó vừa mang đặc tính của cây lai và điều đặc biệt là nó cho hoa to hơn, đẹp hơn, màu sắc quyến rũ hơn và có hương thơm hơn. Một số loài lan gần như hiếm thấy trên thị trường nữa thì họ có thể lai hoặc chiết hoặc nhân giống hàng loạt nhằm mục đích là bảo tồn các nguồn lan đó. Tuy nhiên vẫn có chút ngoại lệ là các cây có giá trị hiện nay, đặc biệt là phi điệp mặc dù được nhân giống tại vườn nhưng vẫn được gọi là lan rừng.

Trong tương lai khi nguồn cung cấp lan rừng thực sự không còn mọi người nên làm quen với khái niệm “Lan thuần chủng và lan lai tạo”.

2. Lý do tại sao người ta trồng lan công nghiệp?

Lan nói chung được chia làm 5 họ như sau: Orchidaceae (Phong Lan, Địa Lan, Thạch Lan…), Annonaceae (Hoàng lan…), Magnoliaceae (Chi Ngọc Lan, Mộc Lan…), Solanaceae (Dạ Lan…) và Hyacinthaceae (Lan Dạ Hương…).

Cả 5 họ trên đều là loài Lan rừng chia làm rất nhiều chi và trong mỗi chi có đến hàng trăm loài Lan khác nhau. Nhưng đặc điểm chung của Lan chính là đều rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường xung quanh. Vì đặc điểm này mà khiến cho rất nhiều người yêu hoa gặp rất nhiều khó khăn khi nuôi trồng do tốc độ sinh trưởng chậm.

Do đó, không phải loại Lan rừng nào cũng có thể nuôi cấy được. Nhưng nhờ khoa học hiện đại và phát triển, con người đã tìm ra phương pháp để lai giống Lan rừng và tạo ra Lan công nghiệp như hiện nay.

3. Một số loại lan công nghiệp hiện có trên thị trường lan Việt Nam

Hiện nay, lan công nghiệp rất phổ biến ở nhiều nơi và có thể nói, bất kì nhà nào chơi lan cũng có trồng lan công nghiệp. Dễ thấy rằng một vài chậu lan hồ điệp, đai châu Thái,… có thể dễ dàng gặp ở bất cứ nơi đâu. Lan công nghiệp có những đặc điểm mà lan rừng không thể có được. Một số loại lan công nghiệp chúng ta hay gặp trên thị trường hiện nay là: Cattleya, brass, hồ điệp, denro, đai châu Thái, trầm, điệp, vũ nữ,…

Ưu điểm của lan công nghiệp

Lan công nghiệp phải có ưu điểm thì người ta mới tiến hành nhân giống một cách đại trà như vậy. Và đa số những cây lan được nhân giống đại trà như vậy hoa thường to, sai hoa, có màu sắc sặc sỡ và bền nữa; một số cây còn cho hoa có mùi hương rất quyến rũ.

Thời gian nở hoa

Lan công nghiệp có thể điều chỉnh thời gian nở hoa theo ý muốn, chính vì thế nhiều người có thể điều khiển nó ra hoa vào những dịp lễ tết cực dễ dàng.

Đây là những loại lan được nhân giống bằng cách nuôi cấy mô, lai tạo đặc biệt nên chế độ chăm sóc đặc biệt và có thể điều chỉnh bằng công nghệ hiện đại.

Do được nhân giống đại trà, lan công nghiệp có giá bán khá rẻ so với lan rừng mà vẫn sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội.

Nhược điểm của lan công nghiệp

Tôi cũng trồng khá nhiều lan và sau một thời gian trồng, chăm sóc, thất bại có, thành công có, tôi rút ra được một số những nhược điểm như sau:

Lan công nghiệp yếu hơn

Lan công nghiệp thường có sức sống yếu hơn những loại lan rừng cùng loài, ví dụ như lan hồ điệp và hồ điệp rừng, đai châu Thái và đai châu rừng, trầm lai với trầm rừng,… Do đặc tính thích nghi với môi trường tự nhiên từ rất nhỏ mà lan rừng có sức chống chịu sâu bệnh và điều kiện tự nhiên tốt hơn lan công nghiệp.

Lan công nghiệp dễ bị nhiễm bệnh

Lan công nghiệp hay bị nhiễm bệnh hơn; tuy nhiên điều này chỉ đúng với đa số những người mới bắt đầu chơi lan mà thôi. Những loại lan công nghiệp được trồng với giá thể có thể tích trữ nước cực tốt như xơ dừa day dớn chile. Tuy nhiên khi chúng ta mang về vườn nhà thì rất khó kiểm soát lượng nước, đặc biệt là nếu các bạn không có giàn mà treo ngoài trời.

Người chơi lan nói chung và lan công nghiệp nói riêng thường rất chăm chỉ tưới nước bởi suy nghĩ lan thích nước đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều người. Cá nhân tôi thấy lan chết vì úng nước chiếm đến 70% nguyên nhân chết, trong khi đó lan chết vì khô thì chỉ có từ 5-10% mà thôi.

Hương thơm của lan công nghiệp

Lan công nghiệp thường không có hương thơm, hoặc có cũng chỉ thoang thoảng mà thôi. Tuy nhiên chúng ta có thể thấy một số cá biệt lan có hương thơm quyến rũ lòng người, điển hình như lan cửu bảo tiên, brass, lan trầm, vũ nữ,…

Phân bón cho lan công nghiệp

Phong lan công nghiệp yêu cầu chế độ phân bón lớn để cây có thể phát triển bình thường, điều này khá khác biệt với lan rừng chẳng cầu kì phân bón làm gì cả.

Thực tế khi chăm không hề khó

Lan công nghiệp thực tế không hề khó chăm nếu như bạn hiều được đặc tính của nó. Lan công nghiệp có thể phát triển cực kì nhanh chóng nhưng cũng có thể chết cũng nhanh chóng nếu bạn mắc sai lầm. Lan rừng dễ chăm hơn nhưng tốc độ phát triển không thể bằng lan công nghiệp được. Nói chung dù lan là nào đi nữa, miễn bạn thích là được. Chăm sóc dễ hãy khó do bản thân mỗi người hiểu và yêu em nó được đến đâu mà thôi.

Mua giống lan công nghiệp ở đâu ?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị bán lan công nghiệp. Trên các trang mạng xã hội bán cũng rất nhiều và tràn lan, hãy là một người tiêu dùng thông minh. Hãy tìm đến và mua ở những nơi cũng cấp nguồn hàng uy tín, nguồn gốc giống lan rõ ràng, quy trình đúng quy cách và sản phẩm chất lượng nhất.

Trung tâm bảo tồn giống hoa lan – Đại học Nông nghiệp Hà Nội là nơi đáp ứng mọi yêu cầu trên. Chất lượng và thương hiệu tại Trung tâm được đảm bảo bởi cái tâm của các nhà khoa học, giống cây được chọn và lai tạo theo tiêu chuẩn và quy trình nghiêm ngặt. Sản phẩm đến tay người tiêu dùng luôn là những sản phẩm chất lượng nhất.

Trung tâm bảo tồn giống hoa lan Đại học nông nghiệp Hà Nội – địa chỉ uy tín nghiên cứu thành công các sản phẩm cây trồng cấy mô đạt năng suất hiệu quả kinh tế vượt bậc.

Địa chỉ: Học viện Nông Nghiệp Việt Nam

Hotline: 0862.060.008 – 0862.060.009

Hoặc truy cập vào website: http://vattulan.net/

Chăm Sóc Lan Mokara Công Nghiệp

Mokara là loại lan công nghiệp có giá trị kinh tế cao, dễ trồng, chủ yếu phục vụ việc bán lan cắt cành. Tuy nhiên kiểu trồng trên các luống có chứa vỏ đậu là cách trồng phổ biến nhất và hiệu quả nhất.

Chăm sóc lan Mokara công nghiệp 1. Làm nhà lưới trồng lan

+ Hướng giàn lan trồng lan Mokara: Hướng của giàn lan rất quan trọng. Làm sao để lúc nào vườn cũng có ánh sáng và bóng râm.

Hiện nay có lưới nilon màu đen có tác dụng tản nhiệt và hạn chế ánh sáng được bán rộng rãi nên rất thuận tiện, giàn lan không cần phải theo hướng nữa mà tùy theo thế đất của mình làm giàn lan thế nào cũng được.

+ Sườn giàn lan: Sườn giàn lan cần phải làm cho thật chắc chắn.

– Trụ đứng: Trụ phải được trồng bằng sắt hoặc bằng bê tông để đảm bảo lâu dài, có nhiều cây chằng ngang dọc để giữ vững. Cột trụ phải cao khoảng 3-3.5m.

– Giàn che nắng: Dùng để che ánh sáng trực tiếp. Thường làm bằng lưới nilon, chỉ cần căng cho thật phẳng vài sợi dây thép là lợp lưới được.

Tương tự làm giàn lan Dendrobium nhưng phải làm luống thay vì làm giàn treo và kệ.

+ Luống trồng lan Mokara:

– Chiều dài của luống trồng lan tuỳ thuộc vào diện tích đất. Tuy nhiên chiều dài luống không nên làm quá dài bất tiện cho việc đi lại chăm sóc.

– Chiều rộng luống có thể 0,7m hoặc 1,2m tùy theo bố trí trồng 2 hàng cây hay 4 hàng cây.

– Chiều cao của luống tính từ mặt đất là 30cm

– Luống cách luống 0,6m để làm lối đi.

2. Điều kiện trồng và cách trồng lan Mokara:

– Nhiệt độ: Mokara thuộc nhóm lan ưa nóng. Nhiệt độ thích hợp ban ngày không dưới 210C. Nhiệt độ ban đêm không dưới 18.50C.

– Anh sáng: Mokara là loài cây ưa sáng. Anh sáng yếu cường độ quang hợp giảm khi đó cây thiếu dinh dưỡng và không ra hoa. Vườn che nắng 50-60% ánh sáng tự nhiên cây sẽ phát triển tốt.

– Tưới nước: Tưới theo mùa. Do mokara cần độ ẩm cao nên mùa khô tăng cường tưới nước để tránh hiện tượng rụng lá và giảm cường độ quang hợp.

– Độ thông thoáng: Những vùng thiếu thông thoáng dễ gia tăng bệnh cho lan. Còn trường hợp ở nơi quá thông thoáng như đồng trống gia tăng bốc hơi nước làm cho môi trường có độ ẩm thấp, cây thoát hơi nước mạnh làm cây kém phát triển do vậy cần phải che chắn.

– Kiểu trồng: Lan Mokara có thể được trồng trên lưới, trồng trong luống có chứa vỏ đậu, trồng trong các chậu gốm, nhựa không có chất trồng hoặc có chất trồng là xơ dừa, vỏ đậu, than; hoặc được trồng bằng cách bó vào trụ xi măng đứng. Tuy nhiên kiểu trồng trên các luống có chứa vỏ đậu là cách trồng phổ biến nhất và hiệu quả nhất.

– Đất trồng: Đất chọn trồng mokara phải cao ráo, thoáng mát và có tỷ lệ cát cao.

– Chuẩn bị luống trồng: luống trồng làm thành khung hình chữ nhật để cho vỏ đậu vào không bị trôi chảy.

– Trồng cây: Cây giống MOKARA có hai nguồn chủ yếu, một là nhập khẩu từ Thái Lan; hai là từ các nhà vườn, nhưng cho dù từ nguồn nào thì việc phòng trừ nấm bệnh cho cây trước khi xuống giống.

– Dùng dây ni lon bó từ 5-10 cây và ngâm vào nước có pha thuốc trừ nấm VICARBEN theo tỷ lệ 2/3 lượng ghi trên bao bì, nhúng vào cho ướt đều và vớt ra treo ngược cho ráo nước, cứ treo như thế cho đến khi đem xuống giống.

– Cách trồng: Các cây lan Mokara được buột đứng vào các nẹp đã chôn xuống vỏ đậu sao cho gốc lan không chạm vào vỏ đậu. Trồng cây cách cây 30cm

3. Chăm sóc và bón phân cho lan Mokara

Duy trì độ ẩm cao nếu mùa nắng tưới ngày 2 lần, Che nắng 50-60%

– Phân bón: có thể chia ra 4 giai đoạn để tưới phân

a. Giai đoạn lan phục hồi và ra rễ non:

Một số loại phân thường dùng:

– Terra sorb – 4 dùng 2ml/lít nước

– NPK 30-10-10 hoặc NPK 30-15-10 dùng 1g/lít

– Vitamin B1 dùng 1ml/lít

Cách phun: Phun định kỳ 5 ngày/ lần.

b. Giai đoạn sinh trưởng:

Một số loại phân thường dùng:

– Phân cá Fish Emulsion 1ml/lít nước

– NPK 20-20-20 (1-1.5gam/lít)

– Vitamin B1 dùng 1ml/lít

– NPK 30-15-10 dùng 1g-1.5/lít Phun định kỳ 5 ngày/ lần.

– Phân Dynamic rải gốc 10g/gốc. Định kỳ rải gốc 1-1.5 tháng/lần. Rải phân khi rễ Mokara xuống nhiều và chạm với vỏ đậu .

c. Giai đoạn ra hoa

Một số loại phân thường dùng:

– Phân cá Fish Emulsion 1ml/lít nước

– NPK 20-20-20 (1-1.5gam/lít)

– Vitamin B1 dùng 1ml/lít

– Phân Dynamic rải gốc 10g/gốc. Định kỳ rải gốc 1-1.5 tháng/lần

– Rong biển 10g/30ml

d. Phòng trừ sâu bệnh: Thực hiện phun phòng định kỳ 10-15 ngày /lần. Sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau:

Thuốc trừ bệnh thường dùng là Rhidomil, Aliette, Score, Vicarben

Thuốc sâu: Decis, Bassa, B thái lan…Nguồn: sưu tầm Internet

Phòng Lan Trầm Rừng Và Trầm Công Nghiệp

Cùng với các loại hoa lan đai châu hay phi điệp thì Lan trầm luôn có mặt trong vườn bất kỳ dân chơi lan nào. Thật khó có thể tìm được người nào chơi lan mà không say mê vẻ đẹp, hương sắc của nhưng bông lan trầm. Tại Việt Nam có rất ít nơi xuất hiện lan trầm trong tự nhiên, có thể nói về cơ bản là không có. Nhiều năm trước một số vùng Điện Biên hay Lâm Đồng có xuất hiện nhưng đã bị khai thác cạn kiệt từ rất lâu.

Vì thế nguồn gốc trầm rừng hiện này chủ yếu là từ Lào, Myanma, hoặc Trung Quốc. 3 loại này đều có các đặc điểm khác nhau, Huy Anh sẽ phân tích trong bài viết khác.

Ngoài trầm rừng, vốn có mặt bông khá đơn điệu thì còn có trầm công nghiệp được tạo giống tại Đài hoặc Thái có mặt bông và hương thơm đa dạng hơn.

Dù nguồn gốc ở đâu cách gọi là gì, thì chúng đều có những đặc điểm chung như sau:

Đặc điểm phong lan trầm

Tên khoa học : Dendrobium Parishii Đây là tên để chỉ các loại lan trầm thuần chủng hay người chơi thường gọi là lan rừng, còn với các loại trầm lai hay đột biến sẽ có những cách gọi khác. Ví dụ Parishii semi, hay Parishii alba, Parishii 6 eyes …

Tên gọi thường dùng : Vâng, thực sự là tên khoa học ngoài trừ một số ít người chơi hoặc các nhà vườn dùng với nhau ra thì rất ít khi được người chơi lan sử dụng. Mọi người sẽ gọi là trầm tím, trầm rừng hay trầm đỏ khi muốn nói tới cây Parishii. Hoặc gọi trầm cấy mô , gieo hạt khi nói về trầm Thái hoặc Đài. Nhưng cách gọi này không thực sự chính xác, dù mọi người đều có thể hiểu được.

Đặc điểm: Lan trầm thoạt nhìn sẽ khá giống phi điệp dễ gây nhầm lẫn cho người mới chơi, nhưng cũng vì thế mà 2 loại lan đẹp này thường được lại tạo với nhau cho ra cây gọi là Nestor hay Trầm lai Phi điệp. Các cặp lai này cho ra rất nhiều kết quả khác nhau, có thể nói nếu bạn sở hữu 10 cặp lai trầm lai phi điệp sẽ có thể được trên 5 mặt hoa khác nhau.

Lan trầm có đặc điểm rất dễ phân biệt như sau: + Thân to, mập có độ dài khoảng 40cm đến 80cm. Tuy nhiên thực tế với các cây trầm thuần chủng thì chiều dài thường chỉ đạt 40cm-50cm. + Chúng rất dễ hoa, khác với phi điệp chỉ có thể hoa khi có chiều dài trên 50cm, với trầm thì chỉ cần khoảng 15-20cm là cây có thể hoa. Mùa hoa tháng 2-4 âm, thời điểm sau tết. (Cây trầm cũng không cần thực sự cắt nước để kích thích ra hoa) + Lá trầm thường tròn và có cảm giác dầy. + Hoa trầm rất thơm, nhưng có kích thước nhỏ chỉ khoảng 4cm. Bông tròn trịa, nhưng với các bông trầm công nghiệp kết cấu hoa sẽ khác, thường là sẽ có kích thước to hơn trầm rừng.

Phân biệt lan trầm rừng và trầm công nghiệp

Như Huy đã trình bầy ở trên các cây trầm rừng là trầm thuần chủng (sau đây Huy sẽ gọi là trầm rừng cho các bác dễ theo dõi), còn trầm công nghiệp là các cây thuần chủng hoặc các cây đã được lai tạo tiếp tục lai tạo với nhưng cây trầm khác, thậm chí là loại lan khác.

Về cơ bản chúng có những sự khác nhau sau + Hoa : Trầm rừng có bông nhỏ, đơn điệu , rất hiếm bông có màu đậm hoặc khác lạ, độc đáo. Trầm công nghiệp thì hòa toàn ngược lại. Song trầm rừng dễ hoa hơn một chút. + Hương : Đã là trầm thì bất cứ cây nào đều cho hoa thơm. Nhưng về hương thì trầm công nghiệp đa dạng hơn + Thân cây : Có đặc điểm chung thân mập nhưng trầm rừng thường phát triển chậm hơn, không dài bằng đại đa số các loại trầm công nghiệp. + Sức khỏe : Trầm công nghiệp có sức khỏe tốt hơn rất nhiều, nếu để cùng điều kiện chăm sóc , trầm công nghiệp sẽ phát triển nhanh hơn hẳn + Giá trị : Hiện nay về giá trị thì trầm công nghiệp có giá trị hơn

Lưu ý : Theo như so sánh trên thì trầm công nghiệp hoàn toàn có ưu thế nhưng trầm rừng vẫn có những nét độc đáo riêng, hoặc đơn giản chỉ là chúng hoàn toàn tự nhiên nên vẫn được rất nhiều người yêu thích.

Trầm rừng được dân chơi lan gọi theo 2 tên chính là trầm đỏ và trầm tím

2 tên gọi này được gọi theo màu hoa phổ biến của chúng, còn về cấu trúc bông và hương thơm là như nhau.

Trầm đỏ : Đây là loại trầm từ rừng myanma, chúng có sắc đỏ nhiều hơn nên hay được gọi là trầm đỏ. Mặc dù không phải bông nào cũng màu đỏ hoặc có sắc đỏ, đại đa số chúng chỉ có màu nhạt , thậm chí hơi giống màu hồng. Trầm đỏ có thân to và ngắn hơn một chút so với trầm tím Trầm tím : Chủ yếu xuất xứ ở Lào, khi nói trầm lào thi cũng có thể hiểu đang nói đến trầm tím. Tượng tự trầm đỏ, chúng có rất ít bông tím ngắt. Có thân khá dài.

Tìm hiểu về trầm công nghiệp

Lan trầm công nghiệp thường được gọi là lan trầm cấy mô hoặc gieo hạt hay trầm Đài Loan, Thái Lan. Còn về bản chất của chúng là các cây trầm được lai tạo nhằm mục đích cho ra các mặt bông mới , hoặc giống cây khỏe mạnh hơn. Đáp ứng được mong muốn người chơi lan. Mặc dù tại Việt Nam cũng có nhiều cơ sở cây mô hoặc gieo hạt nhưng chất lượng chưa cao, không thể so sánh với các loại được nhập từ Đài.

Các bác cũng không nên hiểu cây công nghiệp là cây được trồng trong nhà kính, được chăm sóc bao bọc bởi thuốc men thường xuyên. Thực tế là điều kiện chăm sóc san công nghiệp hay lan rừng tại các vườn lan là như nhau.

Hiện nay hầu hết các loại lan trầm đẹp đều là hàng công nghiệp, một số loại trầm công nghiệp rất nổi tiếng phải kể đến là : Trầm rồng đỏ, trầm cửu long, trầm hồng long đây là các giống trầm được tạo ra trong quá trình lai tạo. Bên cạnh đó cũng có những loại được nhân mô từ các cây tự nhiên như Trầm Trắng thái, trầm 6 mắt, trầm 6 cánh … Với những cây này thì đến năm thứ 2 về sức khỏe chúng không khác gì trầm rừng thậm chí là còn khỏe hơn trong các năm sau.

Kinh nghiệm mua lan trầm công nghiệp

+ Với người mới chơi không nên chọn các cây mới ra chai hay năm nhất bởi các cây đó có sức khỏe khá yếu, chăm sóc rất mất thời gian. Tuy nhiên chúng lại có ưu điểm giá rẻ. Còn 1 điểm nữa các bác cần lưu ý trước khi mua cây nhỏ là thời gian để chờ hoa khá lâu thường là từ 3,4 năm. Trong khoảng thời gian đó nếu là cây trường thành sẽ được ngắm hoa và nhân giống được rất nhiều rồi. Vậy nên loại năm nhất này phù hợp với các nhà vườn hay nhưng người coi việc chăm sóc cây nhỏ là thú vui hơn là việc chờ đợi để ngắm hoa.

+ Cây trưởng thành là các cây có thể hoặc chắc chắn sẽ ra hoa mùa tới, đó thường là các cây từ năm 2 hoặc năm 3. Hạn chế mua cây vào mùa hè, hoặc khi mua cần yêu cầu nhà vườn cắt nước, đảm bảo cây được khô ráo trước khi gửi.

Nếu bạn mong chờ sớm ngắm hoa nên chọn các cốc, chậu có thân dài. Nếu muốn nhân giống nhanh thì chọn các loại nhiều đầu nhưng ngắn hơn. Ngay sau khi mua về, cần kiểm tra lại gốc và rễ trước khi trồng lại. Hiện nay thì đa phần các loại lan trầm công nghiệp đều có bảo hành mặt hoa. Nhưng các bác cần chú ý, theo quy ước chung thì các cây có ghi tên Cây Lai, Gieo hạt đều không được bảo hành hoa.

Giá lan trầm

Hiện nay các loại lan trầm rừng được bán theo Cân (kg, kí) còn các loại lan trầm công nghiệp được bán theo cốc, hoặc thân

+ Lan trầm rừng có giá khoảng 1 triệu – 1.5 triệu/ kg tùy nguồn gốc. Hàng từ Trung Quốc sẽ có giá rẻ nhất, và Lào có giá cao nhất.

Khi mua theo hình thức này thì người mua phải chấp nhận mua cả nhưng ngọn già, thậm chí là toàn bộ là ngọn già. Do hiện này nguồn hàng đã cạn kiệt nên không thể lựa chọn được như trước đây.

+ Lan công nghiệp có rất nhiều loại, mỗi loại có giá bán khác nhau nhưn giao động từ 200.000 đ – 400.000đ / thân trầm chất lượng.

Hầu hết chúng được trồng cốc rêu giữ ẩm, rất an toàn khi vận chuyển xa.

Cách trồng hoa lan trầm

Lan trầm nhìn chung có thể ghép nhiều loại giá thể khác nhau, mỗi loại giá giá thể có chế độ tưới khác nhau. Điều này các bác phải đặc biệt lưu ý. VÍ Dụ : Với giá thể gỗ nên tưới ngày 2 lần, nếu trồng chậu với giá thể vỏ thông có thể ngày tưới 1 lần, với giá thể rêu giữ ẩm hay mùn dừa có thể 5-7 ngày mới tưới 1 lần.

Cách chăm sóc lan trầm rừng

Lan trầm sau khi cắt tỉa rễ ta treo ngược cây 1 ngày sau thì đem cây ra ngâm phần gốc vào dung dịch gồm 1ml(b1)+ 1ml (kích rễ) pha tỷ lệ nước theo hướng dẫn trên bao bì chai thuốc

Ngâm lan trầm trong vòng 10p rồi vớt cây ra ghép vào giá thể. Khi ghép tránh để dây buộc đè vào các mắt ngủ. (Các mắt ngủ nằm ở đầu mỗi đốt cây).

Tưới ẩm cho cây mỗi ngày từ 1-2 lần tùy vào giá thể trồng vào tiều khí hậu nơi trồng. 3-5 ngày tưới hỗn hợp B1 và kích rễ (exotic) sẽ giúp cây nhanh ra rễ, khỏe mạnh.

Vào mùa mưa cần tưới định kỳ chống thối nhũn (thuốc đặc trị do vi khuẩn gây ra). Vào mùa khô thì phun các loại thuốc phòng chống nấm.

Khi lan trầm tím mọc chồi non ở gốc và chồi non ra rễ mới được 2 cm thì ta tiến hành bón phân cho cây.

Giai đoạn này cầy bón các loại phân có đạm cao song cũng không nên để phát triển nhanh quá hoặc thừa đạm, dễ làm cây bị gục ngang thân.

Trước khi cây thắt ngọn cần bắt đầu cần bón các loại phân giảm đạm, tăng lân và kali để cây chuẩn bị cho mùa nghỉ.

Vào mùa nghỉ không cần chăm bón nữa, đây là thời kỳ nhìn cây rất xấu, nhưng rất an toàn, các bác mới chơi thường lo lắng và tăng cường tưới nước chi thấy cây xuống lá, tóp thân. Nhưng điều này là không cần thiết, thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe của cây lan trầm nói riêng và dòng thân thòng nói chung.

Cách chăm sóc lan trầm công nghiệp

Về cơ bản thì không có gì khác biệt. Chỉ có lưu ý khi mới mua về các bác nên sang chậu, với giá thể thoáng và ráo nước nhanh hơn, để tránh cây bị bệnh do độ ẩm quá cao.

Nếu cây vận chuyển từ xa về cần kiểm tra kỹ gốc lá, nếu không có hiện tượng thối nhũn thì không sao. Nếu cây có biểu hiện rũ lã, khô héo, cũng không cần lo lắng đó là biểu hiện bình thường khi bị cắt nước lâu.

Trước tiên hãy để cây chỗ thoáng tưới nhỏ giọt trong ngày đầu tiên, sang hôm sau thấy cây “tỉnh” hơn có thể tưới như bình thường.

Nói chung các bác không cần quá lo vì lan trầm có sức sống rất tốt.

Trên đây là sơ lược kiến thức cơ bản về lan trầm. Hy vọng qua bài viết này các bác có thể hiểu rõ hơn về lan trầm rừng, trầm công nghiệp. Cũng như khái quát cách chăm sóc lan trầm.

Bấm nút để đánh dấu khi muốn xem lại hoặc giới thiệu đến cộng đồng yêu hoa lan

Vườn Lan Ngọc Điểm Trồng Công Nghiệp

ĐAI CHÂU là loại lan khá dễ trồng và chăm sóc nếu hiểu được các đặc tính sinh trưởng của chúng

a) Về giá thể trồng làn ĐAI CHÂU:

có thể nói Bất cứ giá thể trồng lan nào cũng có thể trồng được lan ĐAI CHÂU, tuy nhiên, trồng như thế nào còn phụ thuộc vào sở thích và điều kiện của từng người, từng nơi,… Thông thường, ĐAI CHÂU được ghép vào các khúc gỗ (gõ cây, gỗ lũa,….có hình dáng đẹp) khúc gỗ nhỏ vừa phải có thể treo trên giàn lan, những khúc gỗ to thường được đặt trong chậu và đổ xi măng chết ở gốc cho vững. Nếu điều kiện cho phép như nhà biệt thự,sân rộng thoáng, xung quanh có 1 số cây cổ thụ và 1 vài cây bosai kết hợp vẫn có thể tạo được 1-2 cây đai châu đẹp hài hoà, hợp lý. Cây ghép phải có hình dáng đẹp, mang phong cách cổ thụ hoặc giả sơn. ĐAI CHÂU cũng có thể trồng trong chậu đất nung với giá thể là than củi, vỏ thông,…..hoặc trồng trong chậu nhựa với than củi trộn với dớn cọng nhỏ. Thông thường các giống ĐAI CHÂU có nguồn gốc khai thác tự nhiên thường được ghép vào các khúc gỗ, còn các cây ĐAI CHÂU công nghiệp được trồng trong chậu.

Nếu ghép gỗ: nên lựa chọn gỗ sưa, gỗ nhãn hoặc vú sữa là tốt nhất. Nếu trồng chậu: nên chọn chậu đất nung hoặc chậu gỗ (cũi) trồng bằng than củi kết hợp với dớn cọng nhỏ hoặc vỏ thông.

Tóm lại, trồng lan ĐAI CHÂU bằng cách nào cũng được nhưng phải đảm bảo được tính cấn đối hài hoà và thụân tiện cho sự phát triển của cây lan.

b) Ươm trồng lan ĐAI CHÂU rừng khai thác:

Ươm trồng Đai châu ngoài Bắc

Nếu bạn ở phía Bắc thì nên chọn mùa Xuân-Hè mà ươm, vì mùa Thu-Đông hanh khô, gặp lạnh, nghinh xuân sinh trưởng rất kém, dễ bị héo, chậm mọc rễ.

– Đừng ham lấy những ngọn non mơn mởn, nó sẽ bị sút rất nhiều. Nên chọn những ngọn đanh chắc lá.

– Nếu bạn ươm vào vụ này, nên cắt bỏ ngồng hoa từ khi mới nhú để tập trung sức cho cây mọc rễ, nếu để ra hoa cây sẽ bị kiệt sức, chuồn lá, rất chậm mọc rễ

.- Kinh nghiệm của tôi là: khi mới mua về, cắt sửa chổ nào thì bôi vôi hoặc thuốc Daconil vào đó, hoặc pha thuốc nhúng hoặc phun ướt toàn bộ, treo 2-3 ngày cho liền sẹo. Sau đó ngâm phần gốc bằng ANTONIC 1/500 + B1 1/1000 trong 30 phút, lại treo tiếp 2-3 ngày. Tiếp theo, cứ 2 lần/tuần, pha 30-10-10 hoặc 20-20-20 với ROOTPLEX (hoặc KELPACK, là 2 loại chất kích thích sinh trưởng rất tốt cho ươm cây) 1/4 liều, bón luôn. 2 tuần sau đã thấy nhú rễ, khi rễ nhú dài độ 1 cm là ghép lên giá thể luôn, rễ mọc tiếp sẽ bám nhanh, cây ít bị kiệt sức, ít bị chuồn lá, phục hồi sinh trưởng rất nhanh. Sau đó, chỉ dùng ROOTPLEX hoặc B1 2-3 tuần/lần vào phân.- Thời gian này phải để ở nơi ẩm mát, tránh nắng, không được tưới ướt mà chỉ phun sương cho lấm tấm nước bám lên thôi, bón phân cũng vậy, và chỉ ở mặt dưới lá.

Ươm trồng Đai châu miền Nam

– Trồng trên chậu và giá thể tạm. Dùng chậu đất nung có nhiều lỗ loại size lớn, càng lớn càng tốt.

– Buộc cây bằng dây điện thoại vào chậu (lòng qua các lỗ hông chậu để buộc).

– Buộc 4 cây Lan thành hình chữ nhật trên một chậu. Buộc sao cho lá gần rể nhất nằm ngang mặt chậu

– Sau đó bỏ một ít sơ dừa loại xay nhuyễn (loại trộn với tro trấu để trồng cây – loại này rất rẻ tiền và dễ kiếm, khoảng 5ngàn 1 bao cát) ở đáy chậu (khoảng 5mm) sau đó bỏ các than cục cỡ trung (khoảng 5cm mỗi cạnh), bỏ than lên đến cách lá cuối cùng 2cm. Tiếp tục dùng sơ dừa xay nhuyễn bỏ khoảng 3 nắm tay vào phần chính giữa những cục than.

– Tưới B1 + chúng tôi + 30-10-10 trong tháng đầu (tưới hàng ngày, dùng nồng độ 50% bình thường. Nếu là cây lớn khi cây nhú mầm rể chuyển sang tưới B1 + chúng tôi + 20-20-20.

– Sau khi Rể dài khoảng 5-7cm, nếu muốn chuyển chậu thì ngâm chậu lấy cây ra, tháp lên cây vú sữa hay chơi 1 cây / chậu treo. Còn nếu muốn để 4 cây / chậu như củ thì dốc ngược chậu lên (chổng đầu), dùng vòi nước xịt cho trôi các sơ dừa xay ra, vì lúc này không cần nữa, sợ tưới quá nhiều nước mà sơ dừa giữ nước làm úng rể. đối với ĐAI CHÂU nên tưới phun sương cho tới khi thấy rể chuyển sắc. tưới 2-3 lần / ngày vào mùa nắng, còn mùa mưa thì tùy ngày.Cách làm này chỉ sử dụng cho những người chơi 10kg trở xuống, Nếu trồng số lượng lớn thì không thể áp dụng được, mặc dù hiệu quả – an toàn nhưng rất tốn kém chi phí. Trồng nhiều thì dùng phương pháp kích rể mạo hiểm hơn, tỉ lệ hư cây có thể lên tới 3% nhưng bù lại chi phí khác sẽ rẻ hơn nhiều.

Khởi Nghiệp Thành Công Từ Hoa Lan Rừng

Tốt nghiệp Trường đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Trần Quốc Thắng (1990), ấp 8, xã Lộc Thuận, huyện Lộc Ninh (Bình Phước) không chọn công việc đúng chuyên ngành đã học mà quyết định rẽ hướng, khởi nghiệp trồng hoa lan…

Sau hơn 2 năm tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm, chàng trai trẻ Trần Quốc Thắng đã bước đầu khởi nghiệp thành công từ lan rừng.

Từ vài giò lan ban đầu được người bạn thân tặng, thấy vẻ đẹp muôn sắc màu của loại cây này, Thắng dần sưu tầm về vườn của gia đình vài chục giò lan. Thắng chia sẻ: ” Khi mới tập tành chơi lan, em thích lắm. Từ lúc trồng cho đến khi ra hoa em luôn theo dõi và chăm sóc tỉ mỉ từng ngày. Lúc đầu mua lan về trồng do chưa có kinh nghiệm trồng lan rừng, kinh nghiệm chăm sóc lan rừng nên cây bị chết, nhiều cây sống nhưng không ra hoa “…

Không nản chí, Thắng tự tìm hiểu thông qua bạn bè, mạng xã hội, đến các nhà vườn lan lớn nhỏ trong và ngoài huyện để học hỏi kinh nghiệm, hiểu thêm về sự phân bố và điều kiện sống của từng loại lan. Từ thực tiễn, Thắng đúc kết thành những bí quyết riêng, phù hợp với vườn lan của mình. Dần dần nhận thấy thị trường tiêu thụ hoa lan rừng ngày càng nhiều, Thắng quyết định kinh doanh hoa lan.

Thắng cho biết, muốn lan phát triển tốt thì khâu kỹ thuật trồng lan rừng và quy trình chăm sóc lan rừng cần được đặc biệt chú trọng. Ngoài 3 yếu tố cơ bản là độ ẩm, ánh sáng, sự thông thoáng, một yếu tố quan trọng không kém đó chính là tình yêu đối với hoa lan. Bởi khi đam mê sẽ dành thời gian chăm chút lan mỗi ngày, từ đó càng ra sức tìm hiểu mọi thứ về loại cây này để cây sinh trưởng, phát triển tốt. Mỗi loại lan đều có cách trồng khác nhau nên để hoa đẹp và phát triển mạnh, anh phun thuốc định kỳ hằng tháng để hoa được phòng ngừa, sạch bệnh.

Hiện nay, trên diện tích hơn 1.000m2, vườn của Thắng đã có hơn 5.000 giò lan, gồm các loại: lan giả hạt, thủy tiên, ngọc điểm, hỏa hoàng, trầu rừng… Thắng còn đầu tư nhà lưới và hệ thống tưới nước tự động để đảm bảo các giò lan phát triển tốt. Thị trường tiêu thụ hoa lan tương đối ổn định, thông qua mạng xã hội, bạn bè chơi lan giới thiệu, hoa lan của Thắng được khách hàng ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh thường xuyên đặt mua. Năm 2023, thu nhập từ vườn hoa lan của Thắng khoảng 150 triệu đồng. Vào thời vụ, vườn lan còn tạo việc làm cho 2 thanh niên địa bàn.

Bí thư Huyện đoàn Lộc Ninh Mai Quế Anh cho biết: Thanh niên Trần Quốc Thắng là một trong những điển hình tiêu biểu dám nghĩ, dám làm để khởi nghiệp từ hoa lan. Vườn hoa lan của Thắng đã góp phần đem lại nguồn thu nhập ổn định. Chúng tôi thấy được hiệu quả mô hình này và bắt đầu triển khai rộng khắp cho đoàn viên, thanh niên trong huyện học tập, làm theo.

Nắm bắt được thị hiếu của người chơi hoa lan, cộng với những kinh nghiệm trong chăm sóc hoa, thanh niên Trần Quốc Thắng đã bước đầu khởi nghiệp thành công. Thời gian tới, Thắng tiếp tục mở rộng diện tích nhân giống trồng hoa lan rừng để cung cấp ra thị trường, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Theo Báo Bình Phước

Cập nhật thông tin chi tiết về Lan Công Nghiệp trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!