Xu Hướng 11/2023 # Làm Giàu Ở Nông Thôn: Đảm Đang Trồng Rau, Quả Mà Có Tiền Tỷ # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Làm Giàu Ở Nông Thôn: Đảm Đang Trồng Rau, Quả Mà Có Tiền Tỷ được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Dám nghĩ dám làm

Sinh ra trong một gia đình thuần nông tại xã Yên Thọ, TX.Đông Triều (Quảng Ninh) nên chị Quý vốn quen với công việc đồng áng. Sau khi lập gia đình chị cùng với chồng đã bàn với nhau phát triển chăn nuôi. Ban đầu chị Quý đầu tư vốn mua nguyên liệu, đồ dùng nấu rượu tại nhà kết hợp chăn nuôi lợn. Nhận thấy nấu rượu, nuôi lợn cho thu nhập thấp do tất cả nguyên liệu đều nhập vào. Ngay cả rau cỏ cho bữa ăn gia đình cũng phải mua, nên chị quyết định trồng thêm vườn rau để phục vụ bữa ăn gia đình, còn phần bỏ đi thì để cho đàn lợn. Lâu dần thấy chăn nuôi lợn giá cả bấp bênh, năng suất và thu nhập thấp, chị quyết định bỏ nấu rượu, nuôi lợn chuyển sang trồng rau sạch và rau giống bán.

Chị Quý thường xuyên kiểm tra sâu bệnh tại khu vực ươm cây rau giống.

Với số vốn ít ỏi tích góp được qua nhiều năm, chị cải tạo hơn 1 mẫu đất của gia đình thành các ô để trồng rau và cây ăn quả. Chị đầu tư khoan 2 giếng nước sâu hơn 16m, nước bơm cả ngày không hết, đồng thời đầu tư hệ thống phun tưới tự động và hệ thống nhà lưới với tổng số vốn đầu tư hơn 1 tỷ đồng. Ban đầu chị Quý bắt tay trồng các loại rau, củ, quả như: bắp cải, súp lơ, su hào, dưa chuột, bí xanh, các loại cà…và trồng rau giống bán. Nhờ đất đai và khí hậu phù hợp; được chăm bón tốt qua tiếp thu kỹ thuật từ các lớp tập huấn trong chương trình xây dựng nông thôn mới, vườn rau của chị phát triển nhanh và cho năng suất cao, ngoài đáp ứng nhu cầu sử dụng trong bữa ăn hàng ngày, đã bắt đầu mang lại nguồn thu cho gia đình.

Làm Giàu Ở Nông Thôn: Trồng Cam Trên Đất Dốc, Vất Vả Nhưng Có Tiền Tỷ

Năm 2003, sau khi đi thăm một số vùng trồng cam nổi tiếng dưới xuôi về, ông Tiến quyết định đưa cây cam về trồng trên đất Điện Biên. Nhưng chọn giống cam nào để phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Điện Biên mà lại cho chất lượng tốt là điều mà ông Tiến luôn trăn trở.

Chất lượng, mẫu mã cam của ông Tiến trồng rất ngon, được khách hàng nhiều nơi đặt mua

“Tôi phải về Trung tâm giống cây trồng, Học viện Nông nghiệp nhờ các kỹ sư nông nghiệp tư vấn cách chọn giống. Giống cam Cao Phong được tôi lựa chọn nhưng những năm đầu do kinh nghiệm chăm sóc cam còn hạn chế, cam ra quả ít, chất lượng không tốt” ông Tiến kể lại những năm đầu đưa cây cam về đất Điện Biên.

Những trái cam căng tròn, mọng nước có được do cách chăm sóc đúng kỹ thuật của ông Tiến

Cả vườn cam gần 2.000 gốc nằm dọc theo dãi đồi đất dốc đang cho thu hoạch, quả căng mọng, đều nhau, nhìn mát mắt. Theo ông Tiến thì có được vườn cam như ngày hôm nay ông đã phải bỏ bao nhiêu công sức, cải tạo đất, học kỹ thuật chăm sóc, bón phân, tỉa cành để cam có chất lượng ngon. Cả vùng này trước là đồi hoang, đất bạc màu, ông mua lại của người dân bản địa và bắt đầu công việc “đội đá vá trời” khi đã bước vào tuổi 50. Ông Tiến cùng vợ con đào hố, hạ đường đồng mức để trồng và vận chuyển cam.

Theo ông Tiến thì ngày trước vào đây làm gì có đường đi thuận lợi như bây giờ. Ông phải vác từng bao tải phân bón, vượt đồi gần 2km để bón cho cam. Lúc thu hoạch lại vác cam xuống đường ô tô. Đã không ít lần, vào mùa mưa, ông bị trượt ngã cùng với bao cam dập nát do va đập khi tuột khỏi tay ông…

Gần 2.000 gốc cam và bưởi da xanh trồng trên đất dốc đã cho ông Tiến thu nhập hơn 1 tỷ đồng mỗi năm

Chia sẻ những kinh nghiệm trồng cam sau 14 năm gắn bó, ông Tiến cho biết: “Trồng cây nào cũng thế, không biết cách chăm sóc thì chất lượng quả sẽ không tốt. Cây cam cũng vậy, từ cách cắt hái quả cam nếu không đúng kỹ thuật, vụ sau cam sẽ không cho quả sai. Sau khi thu hoạch cam, không biết cách tỉa cành, cuốc gốc và bón phân đúng thời điểm thì chỉ tốt cây chứ quả không sai”.

Những năm đầu mới trồng ông Tiến đã từng thất bại vụ cam do cách chăm sóc không đúng kỹ thuật. “Sau khi thu hoạch xong, tôi cũng cắt cành, tỉa cây, cuốc gốc đúng kỹ thuật, nhưng chỉ sai khi bón phân không đúng thời điểm. Khi cây ra lộc hoa thì mới bón phân, để cây đủ dinh dưỡng nuôi quả, đằng này tôi lại bón trước, thành ra cây chỉ tốt lá chứ không sai quả. Nhưng thất bại đấy đã cho tôi bài học để tìm hiểu thêm cách chăm sóc cam” ông Tiến chia sẻ

Lật dở quyển sổ ghi chép đã sờn gáy, ông Tiến chỉ cho chúng tôi xem những loại bệnh mà ông đã gặp trên vườn cam của mình như: Sâu vẽ bùa, rầy mềm, rầy chổng cánh… Mỗi loại sâu bệnh được ông ghi tỉ mỉ, thời gian nào bị, cách phòng chống thế nào, sau khi diệt sâu bệnh thì chăm sóc cam ra sao để không ảnh hưởng đến chất lượng quả… “Giờ thì tôi chẳng cần đến quyển sổ này nữa vì chỉ nhìn là biết cam bị bệnh gì và chữa thế nào” – ông Tiến chia sẻ.

Do biết cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, vườn cam năm nào cũng cho sản lượng cao

“Tôi ghi chép lại mọi hiện tượng trong quá trình trồng cam vào cuốn sổ thế này là để hướng dẫn con, cháu sau này nếu cam bị bệnh thì biết cách phòng chống, với lại ai muốn hỏi kỹ thuật trồng cam thì mình hướng dẫn cho họ. Không phải ai cũng biết các loại bệnh và cách chăm sóc trên cây cam. Cần trải qua thực tế thì mới biết được. Như giống rầy mềm – loại ký sinh tưởng đơn giản nhưng là loại nguy hiểm nhất đối với cây cam, rầy hút nhựa ở đầu ngọn làm chồi và lá non không phát triển được, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây” – ông Tiến bảo vậy.

Gần 2.000 gốc cam và bưởi da xanh đã đem lại cho ông Tiến tiền tỷ mỗi năm, trừ chi phí ông cũng bỏ túi cả tỷ bạc. “Cam của tôi không cần mang đi đâu xa, thương lái đến tận nhà mua. Chất lượng thì hỏi phải nói, không phải ngẫu nhiên khách hàng từ Hà Nội, Thái Bình, Nam Định… lại đặt mua cam của tôi, mặc dù các tỉnh miền xuôi trồng rất nhiều cam” ông Tiến cho biết.

Nhiều khách hàng ở các tỉnh miền xuôi thường xuyên đặt hàng ông Tiến với số lượng lớn

Chị Hà Thị Ngọc, tổ 5 phường Thanh Bình, thành phố Điện Biên Phủ – một trong những khách hàng mua cam thường xuyên của ôngTiến, cho biết: “Lúc đầu ăn cam của bác Tiến, tôi cứ tưởng cam Cao Phong. Chỉ khi lên tận vườn cam của bác Tiến, được thử cam tại vườn, tôi mới tin đất Điện Biên lại có loại cam ngon đến vậy”.

Mạnh dạn đưa cây cam về trồng trên đất dốc, giờ đây ông Tiến đã có thu nhập cao, ổn định từ cây cam

Ông Tiến nhẩm tính, trung bình mỗi mỗi năm ông bán ra thị trường 60 – 70 tấn cam với giá 25 nghìn/kg thì ông cũng thu về 1,5 tỷ đồng, trừ chi phí ông cũng bỏ túi 1 tỷ.

Làm Giàu Ở Nông Thôn: Bỏ 10 Tỷ Trồng Rau Xanh, Cả Làng

“Nhìn thấy cảnh người dân hôm nay phun thuốc sâu, 2 hôm sau đã mang rau xanh ra chợ bán, tôi thấy sợ vì chính người dân đang giết chết chính mình khi sản xuất, sử dụng thực phẩm không an toàn” ông Đỏ mở đầu câu chuyện khi dẫn chúng tôi thăm quan trang trại trồng rau sạch, nuôi lợn sinh học rộng 3,5ha của gia đình.

Trong trang trại trồng rau xanh của ông Đỏ đang có gần 20 lao công đang miệt mài lao động bên những luống rau chuẩn bị cho thu hoạch. Để quy hoạch được trang trại rau xanh quy mô như thế này, ông Đỏ mất nhiều thời gian để tìm xuống các vùng nông thôn của huyện Điện Biên tìm hiểu, thương lượng và thu gom, tập trung đất đai…

Ông Nguyễn Phú Đỏ kiểm tra giống dưa Nhật được ông và kỹ sư nông nghiệp Trần Thị Nga đem về trồng thử nghiệm đã ra quả, và rất thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, môi trường tự nhiên tại Điện Biên.

“Đã làm là phải ra tấm, ra món. Diện tích đất trồng trọt, chăn nuôi phải lớn, đủ rộng để bỏ cái công và vốn đầu tư. Như các anh thấy đấy, cả cánh đồng Mường Thanh toàn một màu xanh của cây lúa, rất ít chỗ trồng cây rau xanh khác. Tôi rất vất vả để mua được khu đất rộng như thế này để trồng rau xanh. Trang trại này đã ngốn của tôi trên 10 tỷ đồng vốn đầu từ từ A-Z rồi đấy”, ông Đỏ chia sẻ.

Sau nhiều tháng, ngày với bao vất vã và lòng kiên trì, 1 niềm tin về hướng trồng rau sạch, an toàn, cuối cùng ông Đỏ cũng mua được trang trại rộng 3,5ha tại C2 xã Thanh Yên, huyện Điện Biên, cách xa thành phố Điện Biên Phủ 6km. Có được trang trại ưng ý, ông Đỏ bắt đầu công việc mà mọi người bảo ông là “liều mạng” khi chưa rõ bỏ 10 tỷ đồng trồng rau sạch bán cho ai? Ông Đỏ đầu tư làm nhà kính rộng hơn 1ha để trồng rau xanh, thuê 17 công nhân làm việc thường xuyên tại trang trại. Ngoài diện tích trồng rau thì ông quy hoạch vùng trồng cây ăn quả, vùng nuôi lợn sinh học…

Giống rau cải được lựa chọn kỹ từ khâu giống, chăm sóc theo kỹ thuật trồng rau sạch đã thu hút được người tiêu dùng tại thành phố Điện Biên Phủ, các huyện, thậm chí đã có các mối lái ở tận dưới xuôi lên thăm thú trang trại rau xanh, nuôi lợn sinh học của ông Nguyễn Phú Đỏ.

Để công nhân-vốn là nông dân chân lấm tay bùn nắm bắt được kỹ thuật trồng rau sạch, ông Đỏ không ngần ngại thuê hẳn 1 kỹ sư nông nghiệp, chuyên ngành trồng trọt về hướng dẫn kỹ thuật cho họ. Những giống rau được trồng trong trang trại của ông Đỏ không phải là loại rau nào khác lạ mà vẫn là những giống rau cải, rau muống, cà chua… Nhưng khác ở chỗ rau được kiểm soát chặt chẽ từ khâu chọn giống, trồng và chăm sóc tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật an toàn. Từng luống rau, gieo ngày nào, bón phân gì, tưới tắm liều lượng ra sao đều được kỹ sư Trần Thị Nga ghi tỷ mỷ vào cuốn sổ nhật ký.

Dưa Nhật trong trang trại rau xanh của ông Nguyễn Phú Đỏ đang cho thu hoạch, quả có vị ngon, ngọt, thơm ngon hơn so với các loại dưa khác. .

“Phải theo dõi chặt chẽ sự sinh trưởng của rau xanh rồi nhận biết cây đang thiếu những loại khoáng chất gì để có hướng bón phân. Ở đây chúng tôi dùng toàn phân hữu cơ để chăm sóc, bón cho rau xanh, không hề dùng 1 tý phân vô cơ nào…” kỹ sư Trần Thị Nga chia sẻ. Chỉ tay ra chỗ xây dựng hơn 10 cái bể to hàng trăm mét khối, chị Nga cho biết đấy là những bể ủ phân hữu cơ để bón cho rau. “Chúng tôi lấy rơm, rạ ủ cùng phân chuồng, đậu tương, bã đậu để làm phân hữu cơ bón rau. Những loại nguyên liệu này đem lại dinh dưỡng tốt nhất cho đất, giúp đất tơi xốp, rau phát triển tốt, ít bị sâu bệnh, rau xanh khi thu hoạch, chế biến vẫn giữ được hương vị thơm đặc trưng của từng giống-Đó chính là 1 trong những yếu tố rau xanh của trang trại thuyết phục được những bà nội trợ khó tính…” chị Nga cho biết thêm.

Sản phẩm rau, củ quả từ trang trại của gia đình ông Nguyễn Phú Đỏ được bày bán tại siêu thị ở thành phố Điện Biên Phủ.

Tìm ra cây trồng chủ lực để xây dựng thương hiệu

Lượng rau tại trang trại của gia đình ông Nguyễn Phú Đỏ chỉ đủ cung ứng một phần nhu cầu của người tiêu dùng tại thành phố Điện Biên Phủ. Ảnh: Vinh Duy.

Nuôi lợn sinh học là 1 trong những mô hình mà ông Nguyễn Phú Đỏ dày công đầu tư, kiên trì theo đuổi và nhờ đó hút được thị hiếu của người tiêu dùng khi thịt lợn do trang trại của ông nuôi có tiếng là thơm ngon.

Ngoài trồng rau, ông Đỏ còn nuôi lợn sinh học chất lượng cao. Cách nuôi lợn của ông cũng khác với các chủ trang trại lợn khác. Lợn ăn thức ăn tự nhiên, không ăn cám tăng trọng. Ông Đỏ cũng không bán ra thị trường như những nơi khác mà mổ lợn, bán trực tiếp tại siêu thị để giới thiệu sản phẩm sạch của chính mình. Giới thiệu về bí quyết nuôi lợn sinh học của mình, ông Đỏ cho biết: “Tôi chọn 2 giống lợn cái Móng Cái và giống lợn siêu nạc để phối giống cho ra lợn lai có nhiều gen trội của 2 dòng lợn này vì thế thịt lợn thơm ngon. Lợn lại được nuôi tự nhiên, thức ăn chủ yếu là ngô, đậu tương được ủ lên men, rồi rau xanh trong trang trại nên rất tốt cho tiêu hóa và sự sinh trưởng, phát triển của lợn”.

Kỹ sư Trần Thị Nga-người “chỉ huy kỹ thuật” của trang trại đang kiểm tra rau sự sinh trưởng của 1 khu trồng rau xanh.

Những sản phẩm từ trang trại của ông Đỏ được bán tại một địa chỉ duy nhất tại thành phố Điện Biên Phủ là tại siêu thị Tâm Đỏ, tổ 3 phường Thanh Bình. Ông Đỏ cũng cam kết và chịu trách nhiệm với người tiêu dùng sử dụng sản phẩm do trang trại của ông sản xuất và cung ứng ra thị trường. Ông Đỏ cũng chia sẻ về giá bán rau sạch “Mặc dù là rau sạch, trồng và chăm sóc theo yêu cầu kỹ thuật cao, nhưng tôi bán ra thị trường giá cũng không cao hơn so với các loại rau xanh trồng theo cách bình thường khác, nhưng cái được của tôi là người tiêu dùng yên tâm về sản phẩm, đảm bảo sức khỏe…”.

Thu nhập trung bình từ trang trại rau sạch, lợn sinh học của ông Đỏ đã đạt được trên 300 triệu đồng/tháng, nhưng ông Đỏ vẫn chưa hài lòng với kết quả đã đạt được. “Mang tiếng là thu gần 4 tỷ đồng/năm từ trang trại, nhưng trừ chi phí tôi mới chỉ có lãi tầm 1,5 tỷ đồng. Tôi đang muốn tìm ra loại rau, củ, quả chủ lực để xây dựng thương hiệu rau đạt sản phẩm hữu cơ. Muốn làm được việc này sẽ mất nhiều thời gian, công sức, nhưng khó mấy tôi vẫn sẽ làm…” ông Đỏ quả quyết…

(Dân Việt). Ảnh: Vinh Duy

Làm Giàu Ở Nông Thôn: Bỏ 10 Tỷ Trồng Rau Xanh, Cả Làng “Phát Sốt”

Bỏ ngoài tai những lời can ngăn, đàm tiếu, ông Nguyễn Phú Đỏ, tổ 3 phường Thành Bình, thành phố Điện Biên Phủ, (Điện Biên) vẫn bỏ 10 tỷ đồng trong 2 năm để quyết tâm trồng rau xanh an toàn. Sau hơn 2 năm, đến nay trang trại rau xanh, sạch của ông Đỏ đã cho thu nhập trung bình trên 300 triệu đồng/tháng-con số mà khiến cả làng “phát sốt”.

Đau đáu với thực phẩm sạch

“Nhìn thấy cảnh người dân hôm nay phun thuốc sâu, 2 hôm sau đã mang rau xanh ra chợ bán, tôi thấy sợ vì chính người dân đang giết chết chính mình khi sản xuất, sử dụng thực phẩm không an toàn” ông Đỏ mở đầu câu chuyện khi dẫn chúng tôi thăm quan trang trại trồng rau sạch, nuôi lợn sinh học rộng 3,5ha của gia đình.

Trong trang trại trồng rau xanh của ông Đỏ đang có gần 20 lao công đang miệt mài lao động bên những luống rau chuẩn bị cho thu hoạch. Để quy hoạch được trang trại rau xanh quy mô như thế này, ông Đỏ mất nhiều thời gian để tìm xuống các vùng nông thôn của huyện Điện Biên tìm hiểu, thương lượng và thu gom, tập trung đất đai…

Ông Nguyễn Phú Đỏ kiểm tra giống dưa Nhật được ông và kỹ sư nông nghiệp Trần Thị Nga đem về trồng thử nghiệm đã ra quả, và rất thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, môi trường tự nhiên tại Điện Biên.

“Đã làm là phải ra tấm, ra món. Diện tích đất trồng trọt, chăn nuôi phải lớn, đủ rộng để bỏ cái công và vốn đầu tư. Như các anh thấy đấy, cả cánh đồng Mường Thanh toàn một màu xanh của cây lúa, rất ít chỗ trồng cây rau xanh khác. Tôi rất vất vả để mua được khu đất rộng như thế này để trồng rau xanh. Trang trại này đã ngốn của tôi trên 10 tỷ đồng vốn đầu từ từ A-Z rồi đấy”, ông Đỏ chia sẻ.

Sau nhiều tháng, ngày với bao vất vã và lòng kiên trì, 1 niềm tin về hướng trồng rau sạch, an toàn, cuối cùng ông Đỏ cũng mua được trang trại rộng 3,5ha tại C2 xã Thanh Yên, huyện Điện Biên, cách xa thành phố Điện Biên Phủ 6km. Có được trang trại ưng ý, ông Đỏ bắt đầu công việc mà mọi người bảo ông là “liều mạng” khi chưa rõ bỏ 10 tỷ đồng trồng rau sạch bán cho ai? Ông Đỏ đầu tư làm nhà kính rộng hơn 1ha để trồng rau xanh, thuê 17 công nhân làm việc thường xuyên tại trang trại. Ngoài diện tích trồng rau thì ông quy hoạch vùng trồng cây ăn quả, vùng nuôi lợn sinh học…

Giống rau cải được lựa chọn kỹ từ khâu giống, chăm sóc theo kỹ thuật trồng rau sạch đã thu hút được người tiêu dùng tại thành phố Điện Biên Phủ, các huyện, thậm chí đã có các mối lái ở tận dưới xuôi lên thăm thú trang trại rau xanh, nuôi lợn sinh học của ông Nguyễn Phú Đỏ.

Để công nhân-vốn là nông dân chân lấm tay bùn nắm bắt được kỹ thuật trồng rau sạch, ông Đỏ không ngần ngại thuê hẳn 1 kỹ sư nông nghiệp, chuyên ngành trồng trọt về hướng dẫn kỹ thuật cho họ. Những giống rau được trồng trong trang trại của ông Đỏ không phải là loại rau nào khác lạ mà vẫn là những giống rau cải, rau muống, cà chua… Nhưng khác ở chỗ rau được kiểm soát chặt chẽ từ khâu chọn giống, trồng và chăm sóc tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật an toàn. Từng luống rau, gieo ngày nào, bón phân gì, tưới tắm liều lượng ra sao đều được kỹ sư Trần Thị Nga ghi tỷ mỷ vào cuốn sổ nhật ký.

Dưa Nhật trong trang trại rau xanh của ông Nguyễn Phú Đỏ đang cho thu hoạch, quả có vị ngon, ngọt, thơm ngon hơn so với các loại dưa khác..

“Phải theo dõi chặt chẽ sự sinh trưởng của rau xanh rồi nhận biết cây đang thiếu những loại khoáng chất gì để có hướng bón phân. Ở đây chúng tôi dùng toàn phân hữu cơ để chăm sóc, bón cho rau xanh, không hề dùng 1 tý phân vô cơ nào…” kỹ sư Trần Thị Nga chia sẻ. Chỉ tay ra chỗ xây dựng hơn 10 cái bể to hàng trăm mét khối, chị Nga cho biết đấy là những bể ủ phân hữu cơ để bón cho rau. “Chúng tôi lấy rơm, rạ ủ cùng phân chuồng, đậu tương, bã đậu để làm phân hữu cơ bón rau. Những loại nguyên liệu này đem lại dinh dưỡng tốt nhất cho đất, giúp đất tơi xốp, rau phát triển tốt, ít bị sâu bệnh, rau xanh khi thu hoạch, chế biến vẫn giữ được hương vị thơm đặc trưng của từng giống-Đó chính là 1 trong những yếu tố rau xanh của trang trại thuyết phục được những bà nội trợ khó tính…” chị Nga cho biết thêm.

Sản phẩm rau, củ quả  từ trang trại của gia đình ông Nguyễn Phú Đỏ được bày bán tại siêu thị ở thành phố Điện Biên Phủ.

Tìm ra cây trồng chủ lực để xây dựng thương hiệu

Lượng rau tại trang trại của gia đình ông Nguyễn Phú Đỏ chỉ đủ cung ứng một phần nhu cầu của người tiêu dùng tại thành phố Điện Biên Phủ. Ảnh: Vinh Duy.

Nuôi lợn sinh học là 1 trong những mô hình mà ông Nguyễn Phú Đỏ dày công đầu tư, kiên trì theo đuổi và nhờ đó hút được thị hiếu của người tiêu dùng khi thịt lợn do trang trại của ông  nuôi có tiếng là thơm ngon.

Ngoài trồng rau, ông Đỏ còn nuôi lợn sinh học chất lượng cao. Cách nuôi lợn của ông cũng khác với các chủ trang trại lợn khác. Lợn ăn thức ăn tự nhiên, không ăn cám tăng trọng. Ông Đỏ cũng không bán ra thị trường như những nơi khác mà mổ lợn, bán trực tiếp tại siêu thị để giới thiệu sản phẩm sạch của chính mình. Giới thiệu về bí quyết nuôi lợn sinh học của mình, ông Đỏ cho biết: “Tôi chọn 2 giống lợn cái Móng Cái và giống lợn siêu nạc để phối giống cho ra lợn lai có nhiều gen trội của 2 dòng lợn này vì thế thịt lợn thơm ngon. Lợn lại được nuôi tự nhiên, thức ăn chủ yếu là ngô, đậu tương được ủ lên men, rồi rau xanh trong trang trại nên rất tốt cho tiêu hóa và sự sinh trưởng, phát triển của lợn”.

Kỹ sư Trần Thị Nga-người “chỉ huy kỹ thuật” của trang trại đang kiểm tra rau sự sinh trưởng của 1 khu trồng rau xanh.

Những sản phẩm từ trang trại của ông Đỏ được bán tại một địa chỉ duy nhất tại thành phố Điện Biên Phủ là tại siêu thị Tâm Đỏ, tổ 3 phường Thanh Bình. Ông Đỏ cũng cam kết và chịu trách nhiệm với người tiêu dùng sử dụng sản phẩm do trang trại của ông sản xuất và cung ứng ra thị trường. Ông Đỏ cũng chia sẻ về giá bán rau sạch “Mặc dù là rau sạch, trồng và chăm sóc theo yêu cầu kỹ thuật cao, nhưng tôi bán ra thị trường giá cũng không cao hơn so với các loại rau xanh trồng theo cách bình thường khác, nhưng cái được của tôi là người tiêu dùng yên tâm về sản phẩm, đảm bảo sức khỏe…”.

Thu nhập trung bình từ trang trại rau sạch, lợn sinh học của ông Đỏ đã đạt được trên 300 triệu đồng/tháng, nhưng ông Đỏ vẫn chưa hài lòng với kết quả đã đạt được. “Mang tiếng là thu gần 4 tỷ đồng/năm từ trang trại, nhưng trừ chi phí tôi mới chỉ có lãi tầm 1,5 tỷ đồng. Tôi đang muốn tìm ra loại rau, củ, quả chủ lực để xây dựng thương hiệu rau đạt sản phẩm hữu cơ. Muốn làm được việc này sẽ mất nhiều thời gian, công sức, nhưng khó mấy tôi vẫn sẽ làm…” ông Đỏ quả quyết…

(Dân Việt). Ảnh: Vinh Duy

Làm Giàu Ở Nông Thôn: Chỉ Trồng Rau Thôi, Tôi Thu 25 Triệu/Tháng

Với 4 sào đất quanh năm chỉ trồng rau mà gia đình anh Nguyễn Xuân Quang ở tổ 1, ấp Thanh Thịnh, xã Thanh Lương, Thị xã Bình Long (Bình Phước) có nguồn thu bình quân 300 triệu đồng mỗi năm. Tính ra mỗi tháng gia đình anh Quang có thu nhập trên dưới 25 triệu đồng…Một con số doanh thu trồng rau đáng mơ ước đối với nhiều hộ nông dân hiện nay.

Anh Quang (phải) giới thiệu về mô hình vườn rau của gia đình và kinh nghiệm hơn 30 năm trồng rau an toàn của bản thân.

Gia đình anh Nguyễn Xuân Quang là một trong 20 hộ gia đình tham gia mô hình trồng rau an toàn trên địa bàn xã Thanh Lương.

Với diện tích 4 sào đất trồng rau trong nhà lưới sau khi trừ chi phí gia đình anh thu nhập bình quân 300 triệu đồng/năm. 30 năm gắn bó với nghề trồng rau, anh Quang đã xây dựng được thương hiệu riêng cho sản phẩm rau của gia đình và được nhiều thương lái chọn là địa chỉ thu mua rau tin cậy. Hiện nay, anh đang làm chủ nhiệm Câu lạc bộ trồng rau trên địa bàn xã Thanh Lương.

Vườn rau của anh Quang có đặc điểm, vị trí đất ở trên cao, dốc thoai thoải đảm bảo cho việc thoát nước mưa, giữa các lối đi anh xây 1 hàng gạch để thuận lợi cho việc tưới, tiêu nước và thu hoạch rau, ngoài ra còn có tác dụng hạn chế sâu bệnh từ luống này sang luống khác.

Chia sẻ về kinh nghiệm trồng rau anh Quang cho biết: chất đất, địa hình và nguồn nước là 3 yếu tố quyết định đến thành công của nghề trồng rau. Rau anh trồng chủ yếu là các loại rau ăn lá như: rau muống, mùng tơi, dền, cải bẹ xanh, cải ngọt, xà lách…

“Trước đây, gia đình tôi trồng rau ngoài trời, không có mái che nên năng suất không cao. Sau khi tìm hiểu kỹ thuật trồng rau an toàn trong nhà lưới tôi đã mạnh dạn đầu tư nhà lưới để cách ly côn trùng, giảm dịch bệnh, vào mùa mưa, cây rau không bị dập nát, năng suất rau đã tăng gấp đôi”.

Theo anh Quang, mỗi luống rau sau khi được thu hoạch, đất sẽ được làm sạch cỏ, phơi khô sau đó cày xốp đất và dùng phân gà đã ủ hoai trộn đều trên bề mặt, để từ 3 – 5 ngày là gieo hạt mới. Anh hạn chế sử dụng vôi, một năm sử dụng 2 lần để đất không bị chai sạn.

Để đảm bảo rau không bị nhiễm bệnh của vụ trước, vị trí những luống rau trồng vụ sau so với vụ trước không cố định, vụ này trồng rau cải thì vụ sau sẽ trồng rau dền hoặc rau mùng tơi… Ngoài ra, để kích thích rau mọc nhanh hơn, sau khi gieo được 1 tuần anh bón 1 lần phân ure. Trong quá trình trồng nếu xuất hiện sâu bệnh, anh sử dụng các sản phẩm sinh học chuyên dùng cho rau ăn lá của những công ty uy tín để phun cho rau.

Các loại rau được anh Quang trồng quanh năm, nhưng cũng theo anh thời vụ trồng rau thuận lợi nhất là từ tháng 6 âm lịch, đến tháng 2 âm lịch vì thời điểm này rau đạt năng suất cao và giá thành cũng ổn định. Bình quân mỗi tháng anh xuất bán 300kg rau các loại, với giá bán từ 12.000 – 15.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí giống, phân bón… anh thu về 25 triệu đồng/tháng. Rau được trồng và thu hoạch quanh năm, đầu ra chủ yếu là cung cấp cho thương lái của chợ Thanh Lương và chợ Lộc Ninh.

Mô hình trồng rau sạch đạt chất lượng, đem lại hiệu quả kinh tế cao của hộ anh Quang cũng được chính quyền xã rất quan tâm. Ông Nguyễn Văn Túy, khuyến nông viên xã Thanh Lương cho biết: “Từ khi Câu lạc bộ trồng rau an toàn do anh Quang làm chủ nhiệm thành lập, chúng tôi đã tới tìm hiểu và vận động các gia đình cố gắng phát triển mô hình, tạo ra sản phẩm rau có thương hiệu trên thị trường”. Cũng theo anh Túy, đây là mô hình kinh tế sản xuất ít đất mà cho lợi nhuận kinh tế cao. Tuy nhiên, người dân cần chú ý tới thị trường tiêu thụ để có những lựa chọn phù hợp…”.

Hồ Thị Mến (TT Khuyến nông Bình Phước)

Có 500 Triệu Nên Kinh Doanh Gì Ở Nông Thôn? Xu Hướng Làm Giàu 2023

Ở khu vực nông thôn giờ đây không chỉ có mỗi làm nông nghiệp. Với số vốn trung bình khoảng 500 triệu, bạn hoàn toàn có thể đầu tư kinh doanh. Vậy có 500 triệu nên kinh doanh gì ở nông thôn hiện nay thì hợp lý và khả thi hơn cả?

1. Có 500 triệu kinh doanh tạp hóa

Cửa hàng tạp hóa luôn là lựa chọn không bao giờ thiếu cầu. Nếu ở khu vực bạn sống, cửa hàng tạp hóa đa phần đều sơ sài, nhỏ, ít mặt hàng thì đầu tư mở một tiệm tạp hóa quy mô, hiện đại hơn hay thậm chí siêu thị mini sẽ rất có tiềm năng. Vốn mở tạp hóa cũng không phải đắt đỏ nếu so với các loại hình khác như hàng ăn, quán nước,… vì chủ yếu chỉ mất vốn nhập hàng lần đầu sau đó xoay vòng vốn.

Lưu ý đầu tiên là khi tìm địa điểm kinh doanh, bạn cần tìm mặt bằng ở vị trí dân cư đông đúc, tiện đi lại. Cửa tiệm không cần quá lớn (tùy quy mô). Chìa khóa thứ hai quyết định thành công là lựa chọn mặt hàng buôn bán. Người chủ cần có sự hiểu biết và nghiên cứu thói quen, nhu cầu mua sắm cũng như khoảng thu nhập của dân cư địa phương.

Ví dụ, nếu ở các thị xã, thị trấn lớn nhộn nhịp bạn có thể bán các mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu đắt tiền nhưng ở vùng thôn quê thì nên tập trung vào nhóm hàng phổ thông, bình dân. Điều quan trọng là nên có danh sách sản phẩm đa dạng, phong phú, đem lại nhiều lựa chọn cho khách hàng. Nếu việc tìm nguồn hàng gặp khó khăn, bạn có thể cân nhắc việc tham gia các mô hình như tiệm tạp hóa công nghệ VinShop .

2. Có 500 triệu nên kinh doanh gì ở nông thôn? Đầu tư trồng rau sạch

Làm nông vẫn luôn là lựa chọn an toàn và thuận lợi với người dân ở vùng nông thôn có đất canh tác. Với 500 triệu, bạn có thể đầu tư cả một nhà vườn hiện đại, sử dụng các máy móc kỹ thuật và bảo đảm được chất lượng đầu ra cao.

Nếu sản phẩm rau của chúng ta đạt các tiêu chuẩn rau sạch thì bán cho các hệ thống siêu thị hoặc nhà buôn lớn sẽ có giá hơn nhiều trồng rau bình thường.

3. Kinh doanh quán ăn nhỏ với 500 triệu

Kinh doanh quán ăn là một ý tưởng không bao giờ lỗi thời dù ở thành thị hay nông thôn. Trong khoản vốn 500 triệu, bạn có thể mở được một quán ăn khang trang, rộng rãi. Và còn để lại được cả khoản dự phòng làm vốn. Kinh doanh đồ ăn uống có tỷ lệ lãi khá cao, có thể trên 50% khi vào guồng.

Tất nhiên, đây cũng là một lĩnh vực có tính cạnh tranh cao. Vậy nên chúng ta hãy tìm cách tạo ra sự cạnh tranh và khác biệt. Bạn có thể tham khảo bán món ăn chưa hoặc ít người bán mà vẫn có tiềm năng hút khách địa phương như quán đồ Hàn bình dân sẽ hấp dẫn người trẻ, đồ ăn đặc sản ở vùng miền khác,… Điều quan trọng hơn cả là chất lượng đồ ăn hợp khẩu vị số đông và bảo đảm sạch sẽ, an toàn vệ sinh thực phẩm.

4. Mở mô hình trồng nấm/ mộc nhĩ ở nông thôn với 500 triệu

Bên cạnh trồng rau xanh thì trồng loại thực phẩm quen thuộc như nấm, mộc nhĩ cũng rất khả thi nếu bạn đã có kinh nghiệm hoặc hiểu biết về làm nông.

Nguyên liệu chăm bón trồng nấm đều rẻ (rơm rạ, mùn cưa, thân cây gỗ, thân lõi ngô, bông phế,…). Cách trồng nấm, mộc nhĩ không khó, không đòi hỏi công chăm thường xuyên nên chi phí đầu tư lẫn công sức nhân công thấp. Trong quá trình canh tác chỉ cần tập trung nhiều vào công đoạn ủ nguyên liệu lúc đầu. Nếu đi đúng hướng, mở vườn nấm, mộc nhĩ chắc chắn cho thu nhập ổn định hằng năm.

5. Kinh doanh phân bón, thuốc trừ sâu

Vốn 500 triệu nên kinh doanh gì thực chất là câu hỏi gợi mở vì đây được coi là khoản vốn không nhỏ ở vùng quê. Nông thôn Việt Nam vẫn chuyên làm nông nghiệp là chính nên bán phân bón, thuốc trừ sâu bao giờ cũng có thị trường.

Ở nhiều khu vực, người nông dân vẫn còn khó khăn trong việc tìm nguồn phân bón, thuốc trừ sâu chất lượng, đa dạng nên bạn hoàn toàn có thể nắm bắt cơ hội này. Lưu ý là hãy tìm hiểu trước xem ở khu vực người nông dân chủ yếu trồng loại thực vật gì thì chúng ta tập trung vào các mặt hàng phục vụ cho giống cây/thực vật đó.

6. Có 500 triệu nên kinh doanh gì ở nông thôn? Kinh doanh thời trang

Chúng ta không nhất thiết phải đóng khung câu hỏi trong mức hạn định có 500 triệu nên kinh doanh gì ở nông thôn . Nếu có nhu cầu kinh doanh làm giàu thì từ 100 triệu hay thậm chí vài chục triệu bạn cũng có thể làm chủ được.

Mở cửa hàng quần áo thời trang đặc biệt thích hợp với chị em phụ nữ. Điểm quan trọng với mặt hàng này là tìm nguồn hàng đẹp, hợp thị hiếu và giá cả thuộc mức trung bình trở xuống. Nếu sợ thời trang nữ, thời trang giới trẻ nhanh lỗi mốt, bị tồn hàng thì bạn có thể chọn bán thời trang nam, thời trang trẻ em, thời trang bà bầu,…

7. Kinh doanh dịch vụ bể bơi

Ở các vùng quê, việc tìm được bể bơi để giải trí, tập luyện thể dục thể thao hiện nay vẫn rất khó. Thói quen tắm sông, tắm ao hồ của trẻ con nông thôn thì ẩn chứa nhiều nguy hiểm và ngày càng thiếu an toàn chất lượng nguồn nước. Mở bể bơi sẽ đánh trúng vào sở thích của nhiều gia đình có con nhỏ.

Kinh doanh dịch vụ bể bơi ở nông thôn cũng có lợi thế vì quỹ đất dù là mua hay thuê thì đều rẻ hơn thành phố rất nhiều. Lưu ý là giá vé vào cổng nên thuộc mức bình dân thì mới hút khách. Ngoài ra người chủ cũng có thể kiếm thêm từ các dịch vụ đi kèm như cho thuê đồ bơi, bán đồ ăn nhanh, nước uống,…

8. Có 500 triệu nên kinh doanh gì ở nông thôn? Mở đại lý bán sữa và các sản phẩm từ sữa

Sữa là nguồn thực phẩm dinh dưỡng của mọi trẻ nhỏ nên bán sữa không bao giờ lỗi thời, cầu chỉ ngày càng cao lên khi đời sống phát triển. Càng ngày, người dân ở cả vùng nông thôn cũng có nhu cầu mua sữa chất lượng, an toàn, có uy tín. Mở cửa hàng sữa ở vùng quê, bạn nên tập trung vào các thương hiệu sữa nội địa giá tốt và bán thêm một số sản phẩm mẹ và bé khác.

9. Mở xưởng gia công may mặc

Nhiều người có suy nghĩ mở xưởng khá phức tạp, tốn kém và chỉ dành cho người có nghề, có kinh nghiệm. Nhưng với xưởng may mặc, chúng ta có thể đi học nghề và tìm hiểu vài tháng là có thể tự tin lập nghiệp. Xưởng may cũng có đầu ra lớn vì không chỉ bao gồm may quần áo mà còn có thể may chăn, rèm.

Mở xưởng gia công may mặc sẽ cần đầu tư máy móc ban đầu khá cao nhưng dùng được trong nhiều năm. Việc tuyển dụng và đào tạo nhân công cũng dễ hơn một chút so với các xưởng đặc thù khác.

10. Kinh doanh Homestay tại nông thôn với 500 triệu

Nhắc đến vấn đề có 500 triệu nên kinh doanh gì ở nông thôn thì ít người nghĩ tới lĩnh vực nhà nghỉ, homestay vì cho rằng vốn đầu tư phải lên đến vài tỷ đồng. Nhưng nếu bạn đã có sẵn nhà phù hợp thì trong khoảng 500 triệu vẫn hoàn toàn có thể xoay xở được. Tuy nhiên, lựa chọn này chỉ thích hợp nếu bạn sống ở khu vực có địa điểm du lịch nổi tiếng, có cảnh quan đẹp.

11. Mở xưởng thủ công mỹ nghệ

Gợi ý tiếp theo này dành cho những người đã có nghề hoặc gia đình có truyền thống. Còn nếu bạn muốn học hỏi từ đầu thì sẽ khá tốn thời gian. Mở xưởng mỹ nghệ ngoài việc chất lượng sản phẩm thì cần phải tính cả đầu ra. Nhưng đây là lĩnh vực sản xuất kinh doanh rất ổn định và lãi đều một khi đã hoạt động vào guồng. Nếu muốn mở xưởng quy mô thì cũng phải thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết.

12. Kinh doanh quán cafe nhỏ vốn 500 triệu ở nông thôn

Có 500 triệu nên kinh doanh gì ở nông thôn nếu chúng ta không có kinh nghiệm, tay nghề hoặc chuyên môn nhất định trong lĩnh vực nào đó? Bên cạnh việc mở tiệm tạp hóa, mở quán cà phê cũng là một mô hình kinh doanh hợp với mọi người, ai cũng có thể làm được. Mở quán nước thì nên chọn địa điểm ở ngoài đường lớn, các vùng đông dân cư thì mới có tập khách hàng lớn và thường xuyên. Nếu sống ở khu phát triển, bạn có thể tham khảo mở quán trà sữa, trà chanh, cà phê “sống ảo” phục vụ giới trẻ.

13. Có 500 triệu nên kinh doanh gì ở nông thôn? Đầu tư bất động sản

Nhắc đến kinh doanh gì ở quê chắc hẳn ít người nghĩ tới bất động sản vì giá đất ở nông thôn khá rẻ. Nhưng cơ hội lại dành cho những người biết nắm bắt thời cơ trước mọi người. Không chỉ là kinh doanh, mua đất còn là hình thức tích trữ tài sản an toàn tốt và không tốn thời gian. Đầu tư bất động sản vùng quê đòi hỏi sự quan sát và nắm bắt của người mua để tìm được những mảnh đất có tiềm năng tăng giá trong tương lai.

Xu hướng làm giàu ở nông thôn hiện nay đang ngày càng phát triển. Cơ hội luôn mở ra với tất cả mọi người. Chính vì ở thành phố đã quá cạnh tranh nên về những vùng quê, tiềm năng trở thành người dẫn đầu của chúng ta càng cao. Có 500 triệu nên kinh doanh gì ở nông thôn chắc chắn có rất nhiều lựa chọn khả thi và hợp lý, giúp bạn từ đó làm giàu.

Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Giàu Ở Nông Thôn: Đảm Đang Trồng Rau, Quả Mà Có Tiền Tỷ trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!