Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Và Kinh Nghiệm Bứng Cây Mai Vàng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Một cây mai dưới đất muốn lên chậu, hoặc di chuyển tới vị trí khác cần hiểu những kỹ thuật cơ bản khi bứng cây và tuân thủ một số nguyên tắc để phù hợp với đặc tính sinh học “khó chịu” của cây mai. AgriMark tổng hợp những kinh nghiệm và kỹ thuật sau đây để các bạn tham khảo.
Chú ý hướng cây mọcCác bạn trước khi bứng cây lên khỏi mặt đất phải chú ý xem cây mai mọc theo hướng nào để bứng mai thuận theo hướng mọc, không làm ảnh hưởng đến vấn đề sinh học của cây. Đây là một lưu ý rất quan trọng, nếu bạn bứng sai hướng thì nguy cơ cây mai khô héo dẫn đến hiện tượng mai chết là điều có thể xảy ra.
Cắt đọt nonTrước khi bứng cây ra khỏi chậu, các bạn cần cắt bỏ hết đọt non, lá non trên cây rồi tỉa bớt lá sẽ giúp ích cho cây trong vấn đề thoát nước trong thân và giúp việc vận chuyển sẽ dễ dàng hơn.
Kỹ thuật xử lý– Cây mai cũng như các loài cây khác đề có các giai đoạn phát triển khác nhau trong từng mùa khí hậu. Có giai đoạn cây phát triển mạnh mẽ, ra chồi lá non, mọc rễ mới; có giai đoạn cây nghỉ ngơi, ít phát triển, không mọc lá non, lá hầu hết mầu sẫm bánh tẻ, chọn giai đoạn này làm thời gian bứng và đánh bầu cây mai gốc lớn an toàn nhất thường vào các tháng giáp tết. Do đặc điểm giai đoạn này – khi cắt rễ, cắt cành, cây sẽ ít bị sốc, vì toàn bộ dinh dưỡng của cây đều được “rút về” dự trữ trong thân. Điều kiêng kỵ là không nên bứng khi cây đang ra lộc, lá non.
– Chuẩn bị một cưa lá liễu nhỏ, thật sắt (bạn cũng có thể dùng dao bén, hoặc kìm cắt cây cảnh bén, kéo bén), cuốc, xẻng, bay thợ hồ, xà beng bảng lớn…
– Cắt tất cả các nhánh, chỉ giữ lại phần mà mình muốn giữ dáng cho cây. Dùng dao sắc hoặc kéo sắc cắt các cành vươn ko cần đến, cắt lá (chỉ để 1/10 của lá hoặc chỉ để cuộng lá). Việc này sẽ làm giảm thoát nước của cây, tốt cho cây bị bứng.
– Nên giữ lại bầu đất nhiều nhưng cũng không qua lớn sẽ dễ bị bể bầu (nếu cây lớn giữ bầu đất xung quanh cách rễ là bán kính ít nhất là 40 – 50cm). Bứng cây mai phải hết sức cẩn thận, cắt bầu đất cho thật “ngọt” và gọn, cắt “ngọt” các rễ dư thừa khỏi bầu. Tuyệt đối không để vỡ bầu. Cắt rễ bằng cưa, kéo thật bén. Nếu kỹ, có thể bôi vết cắt rễ bằng keo bôi da chuyên dụng nhưng chú ý chỉ bôi phần gỗ và chừa phần da lại vì đây là chỗ mọc rễ mới sau này. Các vết cắt thân cành trên cũng phải được xử lý bằng keo chuyên dụng.
– Bó bầu đất bằng loại bao tải nông nghiệp và dây cao su cắt ra từ ruột xe máy hoặc xe hơi. Khi bó bầu phải khéo léo thao tác thế nào để sau này dễ xả bầu, không phải xê dịch cây nhiều, ảnh hưởng đến bộ rễ.
– Với cây khá lớn, khi tạo bầu đã cắt khá nhiều rễ to, để lại nhiều vết thương thì ta nên nguyên bầu đất ít nhất được vài tháng để các vết cắt rễ khô lành rồi mới xả bầu, vô chậu, thực hiện xử lý ngay bằng thuốc kích thích ra rễ chu kỳ 10 ngày. Với cây nhỏ, ít rễ bị cắt thời gian ngắn hơn. Để bầu nơi thoáng mát, tránh nắng mưa, giữ đủ độ ẩm cho bầu, không được tưới đẫm nước.
– Trồng cây: dùng đất tơi để ải (tránh sâu bệnh đã tồn tại trong đất), mùn cưa, chấu thóc, sơ dừa nghiền nhỏ để trồng. Không nên nêm đất quá chắt hoặc quá xốp,.Giữ ẩm vừa phải tránh úng, dùng rơm hoặc bao tời phủ quanh gốc thân cây và các cành nhánh để tránh “cháy” vỏ và giữ ẩm cho da cây.
Đắp mô đấtNếu chưa chuẩn bị chậu kịp thì khi bứng mai ra khỏi đất đừng để cho rễ mai tiếp xúc với mặt trời. Đặt cây mai xuống vị trí thuận lợi rồi đắp mô đất lên cho cây, dùng lá cây, rơm rạ phủ lên rễ. Như thế sẽ giúp cây phát triển tốt và là cách được áp dụng rộng rãi ở các cơ sở nhận chăm sóc mai sau tết.
Nước vừa phảiCác bạn thường nghĩ khi mai bị bứng ra khỏi mặt đất thường thiếu nước nên cứ bổ sung nước rất nhiều làm cho cây bị úng rồi chết. Bạn nên tưới nước hợp lí, không nhiều cũng không ít.
Nắng đầy đủĐừng để ánh nắng chiếu vào cây quá nhiều, chiếm khoảng 50% ánh nắng là đủ. Đừng đặt cây dưới các bóng cây lớn thì cây sẽ không nhận được ánh sáng đầy đủ.
Giữ cây chắcĐể cây không bị ngã khi thời tiết xấu bạn cần đóng trụ giữ cây cố định. Từ đó, rễ cây mới phát triển ổn định được, cung cấp chất dinh dưỡng nuôi cây tốt.
Không dùng phânCác bạn không nên dùng phân để bón cho cây vì cây mới bứng lên đang bị tổn thương mà lúc này bạn bón phân sẽ bị hư rễ.
Mười Kinh Nghiệm Bứng Cây
Có nhiều người tìm mua được cây cảnh ưa thích, cây có dáng đẹp, cây ăn trái trong vườn, bên lề đường, nơi đất cát… không thể đem theo bầu đất nặng nề, cồng kềnh, hoặc đất bị rã ra trong khi bứng. Như vậy, làm thế nào bứng cây không có đất đem về trồng tại vườn nhà cây vẫn sống được? Nếu bứng cây không đất, cây cũng dễ chết, nhưng nếu biết cách thì sẽ có nhiều cái lợi: – Số lượng cây nhiều hơn – vận chuyển gọn hơn – Ít nhân công hơn – ít mất thời gian hơn – ít tốn kém hơn… Tôi xin ghi lại một số kinh nghiệm của các nghệ nhân thường bứng cây không đất vềtrồng vẫn đạt tỷ lệ sống rất cao.
1/ hướ Trước khi bứng cây phải để ý hướng cây mọc! Mặt nào, nhánh nào mọc hướng Đông thì về đặt theo hướng Đông, mé nào hướng Tây thì về đặt theo hướng Tây. Như vậy, sẽ không làm xáo trộn từ trường hiện có trong thân cây. Nếu nhiều cây, cần đánh dấu một hướng (Đông hoặc Tây) để dễ nhận biết trước khi trồng tại vườn nhà. Nhiều người không để ý đến điều này, do đó, dù chăm sóc rất kỹ mà cây vẫn chết không biết tại sao. ng cây mọc
2/ Cắt đọt non Trước khi bứng cây, cần cắt hết đọt non, lá non. Cắt bỏ qua khỏi cành bánh tẻ (cành nửa già, nửa non). Rồi tỉa bớt lá. Nếu có thể, cắt tỉa tạo dáng sơ bộ. Cách này giúp cây bớt thoát nước trong thân, không mất nước đột ngột và vận chuyển cũng gọn nhẹ hơn. 3/ Cách cắt rễ Khi bứng cây phải định hình chậu hoặc nơi trồng để chừa rễ cho phù hợp. Nên chừa rể dài hơn đường kính của chậu chút ít. Cắt đầu rể thật ngọt, không để bầm dập, trầy sướt. Trong quá trình vận chuyển, nếu bị trầy, dập thì trước khi vô chậu hoặc xuống đất phải cắt lại, rồi thoa thuốc kích thích ra rể. Nếu có thể, cần giữ những rể nhỏ li ti, lọai rể này mau hút nước, sẽ giúp cây cân bằng nước trong thân nhanh hơn.
Bôi keo lên phần cắt rễ và cành để nhanh liền sẹo, chống chảy nhựa. nhớ bôi keo kín phần vỏ cây, vỏ rễ bị cắt.Nhớ lấy lá khô, cỏ khô, rơm rạ, lục bình… che xung quanh gốc một thời gian. Đắp mô đất như vậy, cây thoát nước tốt không bị úng nên rất dễ sống.g ngày trồng cây được và những ngày trồng cây không được. Nhiều người chưa biết vấn để này nên trồng cây bị chết mà không giải thích được. Những ngày có Sửu, Ngọ và có Kỷ, Quý thì trồng cây dễ sống và trồng vào buổi chiều mát thì tốt hơn. 4/ Đắp mô đất 5/ Nước vừa phải Cuối cùng là đừng sợ cây chết ! Về mặt tâm lý, bứng cây không có đất chủ nhân sợ cây dễ chết. Chăm sóc mọi cây như nhau. Chú trọng chăm sóc cây nào quá mức, cây đó sẽ dễ chết nhất. Rất nhiều người, khi bứng cây về trồng, thường tưới rất nhiều nước! Làm cây bị dư nước mà chết. Nước tưới phải vừa đủ, không quá ướt, không quá khô. Đối với những cây có thân mọng nước như xương rồng, sứ… thì không cần phải tưới trong vòng vài ba ngày đầu. 6/ Nắng đầy đủ Cây mới bứng về trồng, tránh nắng chiếu thẳng hoàn toàn, che chắn khoảng 50% sáng là vừa. Không nên che quá nhiều, cây thiếu ánh sáng cũng không tốt. Cần nhớ là tránh đặt dưới tán cây lớn quá rợp, phải chủ động về ánh sáng. Khoảng 1-2 tuần, gỡ dần đồ che chắn để cây có ánh sáng đầy đủ, phù hợp với từng loại cây. 7/ Nơi đặt cây Trên mặt đất, có những nơi đặt cây thường hay chết, nhất là đối với những cây lớn. Nên đánh dấu những nơi này và không trồng cây nơi đó. Nếu chỗ đặt cây hiện tại trong khoảng 3-4 tuần không ra đọt non, nên dời cách đó 1.5m thì cây sẽ có khả năng sống hơn. 8/ Giữ cây chắc Cần đóng trụ giữ cây mới trồng được cố định, không bị gió, trẻ nhỏ, gia súc… làm lung lay, để tránh đầu rể mới nhú bị gãy, dập, không phát triển được. 9/ Khoan dùng phân Cây mới bứng, rể mới cắt, gốc bị trầy sướt, dùng phân bón dễ làm thối gốc rễ. Khi cây chưa ra lá hoặc còn lá non. Khoan dùng bất cứ lạoi phân bón vô cơ nào (trừ thuốc kích thích ra rể). 10/ Trồng ngày âm Theo âm lịch, có nhữn Nếu đặt vô chậu liền thì chậu phải thoát nước cho tốt. Hay nhất là đặt cây lên mặt đất, rồi đắp mô đất vừa hết phẩn rể (hoặc lên giồng đất có rãnh thoát nước như các líp rau cải). Không nên vội vàng để rể lộ thiên.
Kỹ Thuật Bứng Cây Và Kinh Nghiệm Vận Chuyển, Chăm Sóc
Ưu điểm:
Là phương pháp giúp di chuyển các loại cây có gốc rễ lớn và cắm sâu xuống lòng đất dễ dàng và thuận lợi
Có thể vận chuyển được số lượng cây nhiều hơn và gọn hơn, không cồng kềnh
Ít mất nhiều thời gian hơn và ít tốn kém hơn so với các phương pháp khác
Ít tốn nhiều nhân công
Nhược điểm:
Dễ gây chết cây nếu không biết chăm sóc đúng cách sau khi bứng cây đem đến khu vực khác để trồng
Những quy trình trong cách bứng cây là gì?Trước khi thực hiện các bước trong việc bứng cây, bạn nên lưu ý những điều sau đây:
Trước khi bứng cây phải đào hố, chuẩn bị sến đất để khi cây vừa được đưa về là có thể trồng được ngay. Bởi cây khi đã đào lên thì càng để lâu cây sẽ càng khó sống. Cũng như tuyệt đối không đào bới cây vào những ngày trời có mưa to hoặc thời tiết oi bức cũng như se lạnh.
Không đánh cây ngay lập tức mà nên đào xung quanh gốc cây. Sau đó cắt khoảng ¾ số rễ cây rồi dừng lại, bón thêm phân hoại rồi lấp đất đầy vào gốc cây và giữ ẩm cho đất một thời gian, trong khoảng từ 1 cho đến vài tháng. Kế đó tiếp tục đào hết số rễ còn lại và chuẩn bị đủ lực lượng di chuyển cây lên phương tiện vận chuyển.
Không bứng cây ngay đợt cây đang ra tược và đọt non.
Đất cát đa phần rất khó bứng bầu nên khi thực hiện bước này phải cẩn thận.
Nếu không may bầu đất bị bể thì khi trồng phải dùng đất đen, nhão hoặc đắp vào gốc cây, sau đó sử dụng thuốc kích thích ra rễ cực mạnh là NAA thì cây mới có khả năng sống.
Sau khi đã đọc kĩ những lưu ý như trên, vậy thì bạn có thể thực hiện bứng cây theo những quy trình gồm các bước như sau:
Chọn thời điểm bứng cây phù hợpNếu như bạn muốn di dời một gốc cây nào đó, trước hết bạn cần phải quan sát khả năng sinh trưởng của cây trước khi quyết định bứng lúc nào là phù hợp.
Bạn có thể lựa chọn bứng cây khi cây bước vào giai đoạn nghỉ hoặc khi lá cây đã già. Tuyệt đối không tiến hành bứng các loại cây đang sung mãn, có khả năng sinh trưởng mạnh, đặc biệt là những loại cây đang ra nhiều lá lụa.
Cắt tỉa câyKhi tiến hành cắt tỉa cây, bạn nên hạn chế cắt tỉa phần lớn các cành lá. Tuy nhiên bạn vẫn nên chừa lại cho lá thở, đặc biệt là những loại cây lá kim như cây phi lao,… để giúp cây tránh tiêu hao nhiều năng lượng, đồng thời tạo sự cân bằng sinh khối cho cây. Bạn cũng có thể kết hợp với việc cắt tỉa, tạo hình dáng cho cây vào giai đoạn này.
Cách bứng câySau khi đã tiến hành cắt tỉa cây, bạn nên tiếp tục thực hiện kỹ thuật bứng cây. Bầu đất của cây nên có đường kính gấp khoảng 2-3 lần so với đường kính gốc.
Sau khi vận chuyển cây về, bạn nên kiểm tra và gỡ những phần đất đã bị vỡ ở bầu đất trong quá trình vận chuyển, sau đó nên kiểm tra đầu rễ của cây và cắt tỉa phần rễ thêm một lần nữa.
Đối với những vết cắt lớn, bạn cần bôi thuốc và khi cắt, phải cắt thật ngọt, tránh để dập rễ vì nếu như thế sẽ khiến rễ cây dễ mắc các bệnh do vi sinh vật tấn công.
Chăm sóc cây tại vườn ươmBạn có thể thực hiện việc chăm sóc cây vừa được bứng tại vườn ươm bằng cách trùm, ủ rơm hoặc sử dụng bất kì vật dụng nào có tác dụng giúp cây tránh gió và giữ ấm cho thân cây cũng đều được cả.
Bên cạnh đó, bạn cần thiết kế bồn để chăm sóc cây và dùng chất trồng là những giá thể thô như tro, cát hạt to hoặc các giá thể thô khác với mục đích tạo điều kiện thông thoáng để rễ cây có thể phát triển. Tuyệt đối không trộn phân hữu cơ hoặc vô cơ vào giá thể để trồng cây.
Ngoài ra, khi chăm sóc cây bạn cũng chỉ nên tưới một lượng nước vừa đủ, tránh tình trạng tưới quá ít hoặc quá nhiều.
Khi cây đã ra được khoảng 3-4 cặp lá, bạn có thể phun nhẹ phân vì trong giai đoan này, cây cần được bổ sung thêm chất đạm với nồng độ là 1g/1 lít nước. Không bón cao hơn vì có thể gây cháy lá.
Và khi cây đã ra được đợt lá thứ 2 thì bạn có thể dùng thuốc kích thích có nồng độ khoảng chừng 10ppm NAA vì trong giai đoạn này, rễ cây đã hình thành và chất điều hoà sinh trưởng NAA có khả năng kích thích cây ra rễ. Và vào khoảng 3 tháng sau bạn có thể tiếp tục bổ sung phân hữu cơ đã hoai mục cho cây.
Tiến hành đưa cây ra công trình, sân vườnKhi trồng cây để đưa ra công trình, bạn không nên bứng các loại cây từ vườn ươm khi cây đang trong giai đoạn phát triển và ra nhiều lá con. Trong trường hợp cây đã ra được một số ít lá non, bạn nên bấm bỏ tối thiểu ít nhất hai tuần trước khi trồng.
Nếu bạn tiến hành chọn hố trồng cây xét theo mực nước ngầm thì bạn có thể chọn vị trí có độ sâu thích hợp. Đối với mực nước ngầm cao thì không nên đào hố, chỉ cần đắp mô là được.
Chất trồng cây trong giai đoạn này cũng tương tự như khi bạn dùng để chăm sóc cây khi vừa mới bứng ở giai đoạn đầu tiên. Lưu ý rằng chất trồng của cây cần khô, thoáng và tuyệt đối không trộn phân ở giai đoạn này.
Chất trồng đầu tiên là đá mi hoặc xà bần, kế đến là tro cát và cuối cùng là đất. Bạn có thể đặt bầu cây vào hố, đổi với bầu cây sâu quá thì ½ chiều cao bầu nằm dưới hố và ½ chiều cao bầu cây nằm ở trên. Trường hợp này lưu ý rằng nên đắp mô và phủ thêm các loại chất trồng như tro và cát.
Tưới nước và chăm sóc câySau khi đã trồng cây vào hố chuẩn bị sẵn, bạn hãy tưới nước xung quanh cây. Lưu ý rằng nên tránh không tưới cho cây quá ướt. Sau đó khoảng 3 giờ, gạt khoảng 5-6 cm đất phần mặt để kiểm tra.
Bạn có thể bốc lên bóp mạnh, nếu ướt tay thì là thừa nước, còn không ướt tay thì là vừa đủ hoặc chất trồng bị vỡ vụn thì là đất quá khô. Lưu ý rằng bạn không nên tưới cây vào buổi chiều vì nếu tươi vào thời điểm này sẽ khiến chất trồng giữ ẩm lâu, khiến nhiệt độ hạ thấp.
Và điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ cây (đối với khí hậu nước ta, rễ cây thường phát triển tốt ở nhiệt độ từ 25*C trở lên) và khiến cây dễ bị các loại nấm bệnh tấn công.
Và sau khi cây đã ra lá và bung đọt non, bạn có thể tiến hành bón phân vô cơ trong giai đoạn này. Phân vô cơ chủ yếu là loại phân đạm với tỉ lệ 1g/ 1 lít nước. Sau một tháng khi cây bung đọt non, bạn có thể tăng nồng độ lên thành 2g/ 1 lít nước.
Và khi cây đã trưởng thành cần bón phân lân, sau đó là phân kali với tỉ lệ khoảng từ 2 đến 4g/ 1 lít nước. Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp bón cùng với phân hữu cơ để giúp cây phát triển tốt hơn.
Trong quá trình chăm sóc cây, bạn cần lưu ý tránh để các loại sâu bệnh tấn công cây và nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với liều lượng đủ và hợp lý, tránh dùng quá ít hoặc quá nhiều sẽ gây hại cho cây trồng.
Cách chăm sóc cây công trình đô thị và các yếu tố ảnh hưởng
Những điều cần lưu ý về cách bứng cây Nên chú ý đến hướng cây mọc như thế nàoTrước khi tiến hành bứng cây bạn luôn phải để ý đến liệu rằng cây mọc theo hướng nào. Mặt nào, nhánh nào của cây mọc tại hướng Đông thì khi bứng về cũng phải đặt theo hướng Đông. Còn mé cây nào mọc theo hướng Tây thì khi về cũng phải đặt theo đúng hướng cây. Điều này sẽ giúp không bị xáo trộn từ trường hiện có trong thân cây và gây rối loạn khả năng sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Nếu như tiến hành bứng nhiều cây cùng một lúc, vậy thì cần đánh dấu một hướng là Đông hoặc Tây để giúp bạn dễ nhận biết trước khi đặt cây trồng tại khu vực mới, chẳng hạn như vườn nhà.
Nhiều người khi tiến hành bứng cây đã không chú ý kỹ đến hướng cây mọc nên dẫn đến việc dù bỏ công sức chăm sóc rất kỹ lưỡng nhưng cây vẫn chết và không có khả năng sống được mà không hiểu lý do tại sao.
Tiến hành tỉa cành, cắt đọt non và nhặt láTrước khi tiến hành bứng cây, bạn cần cắt tỉa hết cành non, đọt non và lá non của cây. Và cũng có thể tiến hành cắt cành, tạo dáng cho cây vào giai đoạn này cũng được.
Bạn có thể cắt bỏ qua khỏi phần cành bánh tẻ (là đoạn cành nửa già, nửa non) rồi tiến hành tỉa bớt lá, chỉ để lại một ít lá già giúp cây quang hợp và hô hấp.
Cây mới bứng sẽ bị cắt hết rễ nên khả năng hút nước sẽ kém đi nên bạn phải nhặt lá để cho cây bớt xảy ra tình trạng thoát nước từ trong thân, không bị mất nước một cách đột ngột cũng như tốn chất dinh dưỡng nuôi lá và cành non. Ngoài ra việc này cũng giúp quá trình vận chuyển gọn gàng và nhẹ nhàng hơn.
Cách cắt rễ cây trước khi bứngTrước khi bứng cây phải định hình chậu hoặc nơi trồng xem diện tích như thế nào để có thể chừa phần rễ cho phù hợp. Cũng như khi bứng cây bầu to hay nhỏ đều phụ thuộc vào đường kính của thân cây.
Nếu cây nhỏ thì cắt rễ cách phần gốc khoảng chừng 20cm. Còn nếu cây lớn thì cắt phần rễ cách phần gốc lớn hơn, khoảng từ 50 đến 60cm. Khi bứng cây nếu gặp rễ nhỏ thì nên lấy kéo cắt cành để cắt, còn rễ lớn thì nên dùng cưa để cắt.
Và lưu ý rằng khi cắt phải cắt đầu rễ cho thật ngọt, tránh để rễ bị dập hoặc trầy xước. Ngoài ra cũng không nên chặt rễ vì hành động này có thể khiến rễ cây bị dập, dẫn đến tình trạng thối rễ.
Đắp mô đất, quây bầuĐối với các loại cây mới bứng về thì tốt nhất bạn nên trồng cây nổi trên mặt đất, tránh trồng trực tiếp xuống đất. Bạn có thể dựng cây trên mặt đất, sau đó neo giữ cây bằng cây chống hoặc dây giữ.
Lưu ý nên tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào bầu cây khiến rễ cây bị khô.
Nếu như đoạn rễ nào bị dập thì hãy cắt bỏ bớt đoạn dập đi và giữ lại rễ cám càng nhiều càng tốt, bởi đây là rễ có thể hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây, giúp cân bằng nước trong thân cây nhanh hơn.
Đối với đoạn rễ cây lớn thì bôi keo liền da cho rễ đó để nhanh liền sẹo, chống chảy nhựa. Khi bôi nên bôi ở phần lõi cứng bên trong rễ, tránh bôi phần phía ngoài cũng như khi mang về nên tưới thuốc kích thích cho rễ cây.
Và trong quá trình vận chuyển, nếu rễ bị trầy, dập thì trước khi bỏ vô chậu hoặc chôn xuống đất phải tiến hành cắt lại, rồi bôi thuốc kích thích ra rễ. Và lưu ý tuyệt đối không phun thuốc cho cây vì cây mới nhặt lá xong.
Bạn cũng có thể giữ ẩm cho phần rễ cây bằng cách quây bầu bằng tro, trấu hoặc xơ dừa. Nếu không có các loại này thì bạn cũng có thể dùng bao bạt để che lấy phần bầu cây.
Lưu ý nên tưới nước vừa đủ cho bầu cây, không tưới quá nhiều để tránh bị úng rễ cũng như không tưới quá ít vì có thể khiến rễ bị khô.
Còn nếu bạn đặt cây vô chậu liền thì chậu được lựa chọn phải là loại có thể thoát nước tốt để tránh tình trạng đọng nước gây úng rễ, cây sẽ không sống được.
Chú ý tưới lượng nước vừa phải cho cây vừa bứngNhiều người khi bứng cây về trồng họ thường có thói quen tưới rất nhiều nước cho cây. Chính điều này đã khiến cây bị dư nước dẫn đến việc héo cây.
Nếu tưới nước cho các cây vừa được bứng, bạn nên tưới một lượng nước vừa đủ, không quá ướt mà cũng không quá khô.
Đối với những loại cây có thân mọng nước như sứ, xương rồng,… vậy thì bạn không cần phải tưới trong vòng vài ba ngày đầu tiên. Bạn cũng có thể nhìn phần đất bầu cây mà cân đối lượng nước tưới cho cây như thế nào là hợp lý.
Nắng vừa đủ cho câyĐối với các loại vừa được bứng về trồng, bạn nên hạn chế để ánh nắng chiếu thẳng hoàn toàn vào thân cây, đặc biệt là nắng trưa và chiều. Bạn có thể che chắn khoảng 50% ánh sáng cho cây là được. Không nên che quá nhiều bởi cây thiếu ánh sáng cũng không tốt tí nào.
Nên lưu ý rằng tránh đặt cây dưới tán cây lớn quá rợp hoặc nơi râm mát và phải chủ động về ánh sáng chiếu vào cây. Trong khoảng từ 1 đến 2 tuần đầu tiên, bạn có thể gỡ dần đồ che chắn để cây được nhận một lượng ánh sáng đầy đủ và nên tìm hiểu xem lượng nắng bao nhiêu là thích hợp đối với từng loại cây.
Nơi đặt câyTrên mặt đất thường có những nơi đặt cây thì thường xảy ra tình trạng cây chết, đặc biệt là đối với những loại cây lớn. Bạn nên đánh dấu lại những nơi này và lưu ý rằng không nên trồng cây tại những vị trí đó.
Nếu như bạn quan sát thấy rằng cây được đặt tại vị trí hiện tại trong khoảng 3 đến 4 tuần mà cây không ra đọt non, vậy thì bạn nên tiến hành dời cây sang vị trí cách đó khoảng 1.5m thì cây sẽ có khả năng sống cao hơn.
Giữ cây chắcBạn cần đóng các loại trụ giữ cây hoặc dùng dây chằng giữ các cây mới trồng để cây được ở yên một vị trí cố định, không bị ảnh hưởng bởi gió, trẻ nhỏ hay gia súc khiến cây bị lung lay để tránh tình trạng đầu rễ mới nhú bị gãy, dập và không phát triển được.
Không dùng phân khi bứng câyCác loại cây khi vừa được bứng về sẽ đều có phần rễ cây bị đứt hoặc gốc bị trầy sướt. Vì thế nên bạn không nên dùng bất kì loại phân vô cơ hoặc hữu cơ nào để tránh làm thối gốc rễ.
Nếu bón phân vô cơ sẽ có thể gây sót rễ, khiến rễ mới không mọc được và phân hữu cơ sẽ khiến quá trình phân huỷ tạo ra khí độc và nhiệt làm cho rễ cây bị thối.
Khi cây chưa ra lá hoặc lá còn non, bạn cũng nên lưu ý rằng tuyệt đối không dùng bất kì loại phân bón vô cơ nào, trừ thuốc kích thích ra rễ để kích thích sự phát triển của rễ cây.
Quá trình bứng cây là một chuỗi công việc cần người dùng phải có sự khéo léo, tỉ mỉ và kiên nhẫn để có thể tiến hành cắt tỉa cây, bứng cây và trải qua một chuỗi công việc dài gồm chăm sóc cây và điều chỉnh lượng nước, lượng ánh sáng cho cây như thế nào là phù hợp.
Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể nắm được thêm những cách và kỹ thuật bứng cây cùng những điều cần lưu ý để khi thực hiện việc bứng cây lên thuận lợi, suôn sẻ.
Kinh Nghiệm Và Kỹ Thuật Trồng Mai (Hoa Mai)
Kinh nghiệm và kỹ thuật trồng mai (hoa mai)
Trồng mai
Mai là loài cây dễ trồng và cũng không phải là loài cây khó ra hoa. Không những chỉ sau 2 –3 năm trồng, là cây đã cho hoa rộ, có cây chỉ sau năm đầu tiên đã cho hoa bói, mà còn có khả năng ra hoa trái vụ, cây lại cho hoa chùm, mỗi mắt lá có tới 5 – 6 bông hoa, nên hoa thường rất dầy đặc. Các cây hoa mai của bạn trồng đã lâu, gốc đã to mà chưa cho hoa hay cho hoa rất ít, thì đó có thể là vấn đề thuộc về giống.
Gặp trường hợp này, nhiều người đã phá bỏ chúng đi để trồng cây mai mới. Nhưng để tranh thủ thời gian và độ lớn của cây, khỏi lãng phí công sức, bạn có thể cắt bỏ hết các cành cũ đi, chờ cho lớp cành mới mọc ra, tỉa bỏ và sắp xếp các chồi non để cây sẽ cho tán cây vừa ý mình sau này, chờ chúng có tuổi 7 – 8 tháng, thì lấy hom hay mắt của cây giống mà bạn định thay thế để ghép vào. Thời vụ tốt nhất là mùa khô, cách ghép có thể là ghép áp, ghép nêm hay ghép bo. Bạn cũng có thể ghép vào mùa mưa được, nhưng phải bảo vệ kỹ, để nước không ngấm vào làm thối vết thương. Cách ghép chắc sống nhất là lấy ngọn của cành giống ghép vào ngọn của cành cây gốc ghép, gọi là “ghép cắm đọt” hay lấy mắt của cây giống đã bắt đầu nẩy chồi để ghép mắt gọi là “ghép mắt kim”. Làm thành công, ngay sau khi các hom ghép, mắt ghép thành cành, vào vụ hoa, cây mai đã cho hoa ngay được.
Thường thì trồng mai trong chậu, khi cây còn nhỏ, cứ 2 năm nên thay chậu to hơn một lần, khi cây to hơn thì 3 năm, tới khi cây thành cây cổ thụ mới thôi. Kết hợp với thay chậu là thay đất. Khi thay chậu, bạn nên uốn nắn bộ rễ, cắt bỏ các rễ chết, rễ nhỏ, sắp xếp lại tạo cho cây có bộ rễ mới, cây càng có giá trị thẩm mỹ hơn. Đất thay cho cây phải là loại đất tốt, không ô nhiễm, không nhiễm mặn, nhiễm phèn. Cây mai rất chịu phân hữu cơ, nên đất cần trộn với khoảng 1/4 – 1/3 là phân chuồng hoai mục. Nên tránh thay chậu vào mùa khô. Trong mùa khô phải dùng nước sạch để tưới vào các buổi sáng, tối, tưới vừa đủ, không để nước chảy ra nhiều, sẽ làm trôi mất chất có chứa trong đất.
Người ta thường bón thúc cho cây mai hằng năm theo hai mùa. Đầu mùa mưa, để giúp cây sinh trưởng tốt, phát triển cành lá, vào đầu mùa khô, để giúp cây có sức ra hoa. Lượng phân bón ít, song cần có chất lượng, có thể dùng phân hỗn hợp NPK, phân vi sinh hay bánh dầu xay nhỏ lên mặt chậu, kết hợp xới nhẹ đất cho thoáng và khi tan, phân xuống sâu, giúp cây hấp thụ nhanh. Ngoài hai lần chính, có người còn dùng nước phân hay khô dầu ngâm ải pha loãng tưới suốt mùa khô, 15 – 20 ngày một lần tới trước khi hái lá mới nghỉ.
Cây mai tuy ít sâu bệnh, nhưng có một con sâu đáng sợ, đó là con sâu đục thân, cần quan sát theo dõi cây thường xuyên, khi phát hiện thấy phân sâu như mùn cưa xuất hiện trên thân, cành, phải tìm ngay lỗ đục của nó, dùng ống kim tiêm bơm thuốc vào rồi vít lỗ, sâu sẽ chết. Để tới khi lá cây héo thì quá muộn, đồng thời quan sát để tỉa bỏ chồi tược, tránh làm cây bị hỏng tán phá thế. Muốn hoa ra trúng Tết, ngay từ mồng 10 tháng chạp đã phải quan sát nụ hoa và thời tiết. Nếu tiên đoán nửa cuối tháng chạp trời rét, thì hái lá sớm, còn thời tiết ấm, thì hái lá muộn đi, không nhất thiết cứ phải đúng ngày rằm tháng chạp, thời gian sớm muộn cũng chỉ là 1 – 2 ngày. Làm sao cho tới đúng ngày 23 tháng chạp, đa số các nụ hoa đã bung vỏ lụa là vừa. Nếu tới 25 – 26 tháng chạp vỏ lụa của nụ chưa bung, thì phải pha loãng phân NPK mà tưới thúc. Trái lại lúc này đã thấy có nụ chưa nở, thì phải hạn chế tưới nước, để đất khô mà hãm lại.
NNVN, 5/5/2004
Chăm sóc cây mai sau Tết
Tuy mai dễ trồng, dễ tính nhưng sau Tết không chăm sóc, cây sẽ cằn cỗi và càng không thể cho hoa trong năm tới.
Cần biết rằng, mùa xuân là mùa cây mai phát triển tốt nhất so với các thời điểm khác trong năm, việc bứng mai, di dời vì thế cũng dễ dàng. Cây mai tuy ưa nắng, nhưng không có nghĩa là có khả năng chịu hạn cao. Trong mùa nắng phải tưới nước thường xuyên để giữ đủ ẩm cho mai. Với mai trồng đại trà ngoài vườn, mỗi ngày hoặc cách ngày cần tưới nước một lần. Tưới thẳng vào gốc và xịt nước với tia nhỏ lên khắp tán lá sẽ giúp mai mát và phát triển tốt hơn. Nên tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh tưới vào giữa trưa nắng. Chú ý rằng, khi vào mùa mưa, mai trồng trong vườn thường không cần tưới, tuy vậy nếu trường hợp nhiều ngày nắng gắt kéo dài thì phải tưới nước để giữ ẩm cho đất. Mai kiểng trồng trong chậu thường bị khô nước vì đất chứa trong chậu quá ít nên không giữ ẩm được lâu, do đó phải tưới nước mỗi ngày. Nếu mùa khô phải tưới 2 lần/ngày. Cần chú ý đến độ rút nước từng chậu, nếu thấy có tình trạng úng nước phải dùng que nhỏ thông ngay, nếu để lâu cây mai sẽ bị chết vì bộ rễ bị hư.
Bón phân cho cây mai sau TếtTheo TS. Nguyễn Xuân Trường (Công ty phân bón Bình Điền), bón phân cho mai khá đơn giản nhưng là khâu rất quan trọng giúp mai sinh trưởng, phát triển tốt và cho bông nở đúng dịp mong muốn. Đối với mai mới trồng hoặc mai đã cho bông sau Tết cần phải bón phân ngay. Thời kỳ này cần phải bón phân cho mai sinh trưởng tốt về cành lá. Lúc này yêu cầu đạm và lân nhiều, kali ít hơn. Loại phân thích hợp nhất cho mai sau Tết hay mới trồng đang đâm cành, ra lá là NPK 20-20-15 + TE Đầu Trâu. Lượng bón từ 30 – 50 g/chậu đường kính 50 – 60 cm cho mỗi lần bằng cách xới nhẹ đất trong chậu, rải phân theo mép chậu rồi lấp đất. Định kỳ 1 – 2 tháng bón 1 lần. Đối với mai trồng trong vườn, lượng bón 30 – 50 g/cây/lần. Bón quanh gốc theo đường chiếu của vanh tán bằng cách xới nhẹ đất rồi rải phân và lấp đất. Mỗi tháng bón 2 – 3 lần, quan sát thấy cây ra lá, cành lá tươi tốt là được. Nếu thấy lá quá đậm thì giảm số lượng cũng như số lần bón xuống. Phun phân bón lá Đầu Trâu 501 định kỳ 10 – 15 ngày/lần. Vào mùa mưa từ tháng 6 – 10 dương lịch, dùng phân NPK 13-13-1.300.000 + TE Đầu Trâu để bón, mỗi lần bón 30 – 50 g/chậu, mỗi tháng bón 1 – 2 lần. Bón các loại phân trên đã cung cấp đầy đủ các chất đa lượng và vi lượng cho mai. Tuy nhiên khi thay đất hoặc sau 3 – 4 tháng kể từ khi thay đất có thể bón thêm phân chuồng: phân bò, heo, gà, vịt đã ủ kỹ kết hợp với tro trấu cũng rất tốt. Khi kết thúc mùa mưa: khoảng giữa tháng 11 dương lịch, tiến hành tỉa lại tán nếu chưa thật vừa ý rồi chỉ tưới nước dưỡng cây.
PHƯƠNG DUY – Khoa học phổ thông, 06/02/2009
Cách Bứng Và Chăm Sóc Mai Vàng Sau Khi Bứng Gốc
Ngày Đăng : 31/10/2023 – 4:24 PM
1. Bứng gốc Mai *Những yêu tố cần lưu ý Xác định tình trạng sức khỏe của cây Mai:Thứ nhất: Khi đến còn cách gốc mai vàng từ 7 dến 10 mét, bạn nhìn lên bộ tàn lá của cây và di chuyển hướng để nhìn hết xung quanh bộ tàn lá, vì phải đứng xa như thế mới thấy được mặt trên của lá, chính mặt này chứa nhiều chất dịp lục và tế bào quang hợp, hơn nữa mọi biểu hiện bất thường như thiếu đa, trung, vi lượng, hoặc những bệnh lý hay thể hiện tính sung mãn của cây đều được biểu hiện qua mặt trên của lá, màu sắc của lá, mật độ của lá kết hợp với điều kiện sống hiện tại và thời gian hưởng nắng trong ngày sẽ phát hiện tình trạng sức khỏe của cây, diện tích của lá sẽ biểu hiện ở đây là loại mai gì trong các loai mai hoang dã trong thiên nhiên
Thứ hai: Là bạn xác định điều kiện hiện tai của cây bằng cách bạn tìm xem mực nước thường ngày ở gần gốc mai (nếu có thể được), thường thì các tỉnh miền Tây với sông rạch, mương vũng chằn chịt nên việc xác định này rất dễ, từ mực nước thường ngày đó bạn liên hệ đến gốc mai thì bạn sẽ biết ngay cây mai đó nằm ở vùng cao hay thấp, nếu đất cao thì cây mai sẽ có bộ rễ ăn cắm sâu xuống, còn nếu đất thấp thì bộ rễ sẽ ăn bàn ra, ít khi khác hơn vì theo quy luật sinh tồn của cây thì rễ sẽ đi xuống để tìm nước khi nào gặp nước thì chúng sẽ không ăn xuống nữa mà ăn bàn ra rồi phát rễ cám, đó là lý do bạn trồng mai mà tưới quá nhiều nước sẽ làm úng rễ cám và cũng nhờ vào xác định mực nước mà bạn biết được cây mai có bộ rễ ăn bàn hay ăn cắm xuống nước khi bạn bứng chúng. Kế đến bạn nhìn lên khoảng không gian bên trên ngọn cây mai để biết mỗi ngày chúng hưởng nắng được bao nhiêu giờ để so sánh 2 cây mai cùng 1 giống cùng 1 tình trạng sức khỏe, 1 cây nằm ngoài trảng, 1 cây nằm trong rập bạn thấy có sự khác biệt như sau:
Cây nằm ngoài trảng:có bộ lá xanh dợt hơn, diện tích lá nhỏ hơn, lá dày hơn, khoảng cách giửa 2 lá gần hơn, ít bị bệnh về thực vật hơn như rỉ sắt, thoái thư và các loại nấm, cành lá thường cứng hơn, vỏ cây dày hơn
Cây nằm trong rập:Có bộ lá xanh đậm hơn, có diện tích lá lớn hơn, lá mỏng hơn, khoảng cách giửa 2 lá xa hơn, thường xuyên bị bệnh về thực vật như rỉ sắt, thoái thư và các loại nấm, cành nhánh thường mềm hơn, vỏ cây mỏng hơn
Hiểu được điều nảy giúp bạn xác định tình trạng sức khỏe chính xác hơn.
Thứ ba: Nếu cây mai có 1 tàng nhánh nào có biểu hiện suy yếu thì phải đến kiểm tra ngay, thường thì chúng bị sâu đục thân, sâu cắn phá vỏ cây làm cắt đường dẩn nhựa và dưỡng chất thì tàng đó bị suy yếu. Nhưng nếu là những nhánh to ở gần gốc thì phải hết sức chú ý đến cái rễ lớn ở phía dưới bên tàng nhánh đó, có thể chúng sẽ bị hoại tử dần dần (còn gọi là rễ nước) rễ này bị suy yếu nếu để nằm nguyên ở đó có thể vài ba năm chúng mới thật sự hư mục, nhưng nếu bạn bứng lên thì chúng sẽ hư mục ngay và sẽ làm cho cây chết đi phía bên đó.
Thứ tư: Khi đến gần gốc cây thì bạn nhìn xuống đất để xác định loại đất tại nơi đó xem có đủ độ phù sa màu mở hay không, trong các loại đất có đất thịt tơi xốp, đất đỏ bazan, đất mùn đen là tốt nhất. Tuy nhiên loại đất dỏ bazan chỉ thích hợp với mai vàng miền Đông Nam Bộ.
Bứng vào lúc cây ngừng sinh trưởng.Bà con nông dân ta thường nói: Nên bứng cây vào mùa ngũ nghĩ của cây hay còn gọi là mùa ngừng sinh trưởng, mùa ngừng sinh trưởng là mùa mà cây không ra tược non. Ở cây mai vàng vào khoảng cuối tháng 10 âl là toàn bộ các cành trên cây đều mang nụ khá to, đây cũng là lúc cây không còn ra tược non nữa mà nếu ở trên cây không ra tược non thì cũng là lúc ở dưới gốc sẽ không phát sinh thêm rễ cám, thứ 2 là chính vì sự cây mai vàng phát triển tốt nhất trong điều kiện khí hậu nóng ẩm và vào thời điểm đó thì cũng hết mưa nên rất thích hợp, thứ 3 là vào thời điểm cuối đông, đầu xuân thì không riêng về cây mai vàng mà rất nhiều chủng loại cây đều thích nghi với thời tiết khí hậu này, cho nên mùa bứng mai vàng thuần nhất là tháng 10 âm lịch năm sau, trong khoảng thời gian sau tết (trong tháng giêng) đa số cây mai vàng đều mang bộ lá non sau 1 mùa trổ hoa, nên khi bứng ta phải chờ lúc bộ lá chuyển sang màu xanh đậm hơn và dày hơn. Tuy nhiên vào tháng khác trong năm bạn vẫn có thể bứng mai vàng được nhưng chế độ chăm sốc phải đặc biệt hơn, chu đáo hơn và đương nhiên tỉ lệ rủi ro cũng cao hơn
Nhận định dáng thế của câyLà một nghệ nhân hay ông thợ bứng kiểng đều phải biết, nếu muốn bứng một cây nào bất cứ đem về làm kiểng thì nhất thiết trước hết phải xem cho được hết bộ rễ bằng cách hạ từ từ lớp đất mặt bên trên, trước khi hạ phải dùng que cứng xôm để tìm vị trí rễ, kết hợp với hướng lượn của thân cây, kết hợp với bộ tàng nhánh mà thiên nhiên ưu đãi bạn tặng cho cây để rồi xác định cho được mặt chính (mặt tiền) của cây từ đó bạn xác định dáng thế mà bạn muốn chơi sau này. Nên nhớ một điều là trên một cây có rất nhiều phương án, cho nên khi nhận định dáng thế thì phải cố gắng hình dung thân cây ở mọi hướng, mọi vị trí, mọi dáng thế để chọn ra một dáng thế có giá trị cao nhất về nghệ thuật lẫn kinh tế.
Loại bỏ một số cành thừaSau khi nhận định được dáng thế xong bạn mạnh dạn loại bỏ một số cành thừa so với dáng thế đó. Việc làm này giúp có 3 cái lợi lớn
– Thứ nhất: Giữ đươc lượng nước trong thân không bị mất qua lá, đãm bảo sức khỏe cho cây
– Thứ hai: Trong quá trình bứng cây bạn chỉ cần bứng với bầu đất có đường kính thích hợp với cây và dáng thế đó nếu đó là cây nguyên bộ tàng nhánh để chơi cây cảnh thì phải bứng bầu đất to hơn để giữ được nhiều rễ cám đảm bảo cho sự sống của cây.
Còn nếu chơi cây lùn, cây có dáng Bonsai thì chỉ cần bứng bầu đất thích hợp với cái chậu mà bạn định trồng nó sau này, mà không cần phải bứng bầu quá to.
– Thứ ba: Sẽ giúp bạn ít hao tốn công sứctrong quá trình bứng vá ít tốn chi phí trong quá trình vận chuyển, đồng thời cũng hạn chế tình trang bể bầu đất. Vì nếu bể bầu sẽ mất đi một số rễ cám ít ỏi trong bầu đất làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cây
Đào đất cắt rễ:Bạn phải kẻ 1 vòng xung quanh gốc đường kính vòng sẽ phải tương xứng, thích hợp với độ to và dáng thế của cây, đảm bảo sự sống cho cây, nếu là cây lùn hay dáng bonsai có chiều cao 1 đến 2 mét thì đường kính bầu đất gấp 4 lần đường kính thân cây tính từ cổ rễ, từ vòng kẻ đó đi ra ngoài khoảng 4 đến 6 tất (tùy theo rễ mai ăn bàn hay ăn cắm) bạn kẻ thêm 1 vòng tròn nữa gọi là mở miệng bầu, khoản giửa 2 vòng này là phần đất mà bạn đào để bứng. Dụng cụ bứng phải đầy đủ như: Muỗng bứng, sứa cắt rễ, kéo cắt rễ, bao bó bầu, dây cột bầu đất, tất cả phải bén và vệ sinh sạch sẽ. Khi đào đất gặp rễ bạn phải lấy hết phần đất ôm sung quanh rễ rồi mới dùng sứa bén để cắt rễ, phải cắt phía trong gốc trước, phía ngoài sau, khi lấy hết phần đất ôm rễ ra nếu gặp rễ đó chia ra làm 2 hay nhiều rễ nhỏ thì bạn cắt ra ngoài vài phân để lấy luôn nơi ngã rẽ cho vết cắt nhỏ hơn , vết cắt càng nhỏ càng giúp rễ đó dễ dàng ra rễ cám. Sau khi cắt xong rễ cộc bạn lấy ít đất nơi dưới đó nhồi cho dẽo rồi trét vào vết cắt để tránh nhiểm khuẩn. Cứ như thế bạn đào đất và cắt cho hết rễ, sau đó bạn đào xéo phần đất dười bầu vô từ từ cho đến còn chừng 1 tấc nữa là giáp mí bên kia thì thôi (không cho cây mai ngã).
Bó bầu đất đưa cây lênKhi bứng những cây mai to để đảm bảo bầu đất không bị bể, bạn nên bó bầu dưới lỗ rồi mới đem lên, tuyệt đối không được cột dây khiêng lên. Bầu đất phải bó cho thật chặt, đúng kĩ thuật, bó xong sẽ không còn sợ bễ bầu nữa, lúc đó bạn chỉ cần nghiêng cây mai về một bên rồi cào số đất đã đào lên cho trở xuống từ từ, điều 4 phía khi cào hết đất đã đào lên thì cây mai sẽ nổi lên bằng mặt đất
2. chăm sóc mai vàng sau khi bứng gốcCây mai đem về đưa vô trong chỗ râm mát, không tưới nước vô bầu đất, chỉ xịt thân cho mát cây mà thôi; Cây mai vàng từ 1 đến 3 ngày sau khi bứng, nhựa cây tuột xuống, ngày 4, 5 nhựa bình quân, từ ngày thứ 6 trở đi nhựa lưu dẫn trở lên, trung bình cây mai có đường kính gốc 20 phân thì mỗi ngày nhựa dẫn lên được 10 phân chiều cao (cây càng lớn, nhựa dẫn lên càng chậm) nên bạn cố gắng xử lí trong vòng 3 ngày sau khi bứng còn việc trồng thì không nên trồng sớm quá.
Trước tiên bạn dùng 1 miếng mũ caosu đậy kính bầu đất lại không cho vô nước, dùng bình xịt, xịt nước sạch ướt đều thân cây lấy bàn chải nylon chà rửa sach sẽ thân cây, vừa làm cho cây sạch đẹp, vừa loại bỏ các nấm bệnh, vừa kích thích những mắt ngũ trên cây sau mấy mươi năm bị rêu che lấp, nay có điều kiện quang hợp với ánh sáng để phát triển chồi.
Chà rửa trên cây xong, bạn mở tấm cao su ra để xử lý bộ rễ, bạn hạ thấp lớp đất cho tới nửa rễ, phần trên lưng lộ trên mặt đất, nửa phần rễ còn lại nằm trong đất, chỉ ở 1/3 chiều dày của rễ từ trong thân ra, 2/3 còn lại phải được nằm hoàn toàn dưới đất, xử lý các rễ dương, rễ nhỏ chồng chéo, xong bạn xịt nước cho ướt đều rồi dùng bàn chảy đánh răng chà rửa phần lưng của rễ, rưa rễ xong cũng là lúc trên thân cây vừa ráo nước, Bạn dùng đục bén đã sát trùng đục sửa lại vết cắt cho đẹp, tư nhiên, dọn mặt cắt xong bạn dùng thuốc kích thích tái tạo tế bào da và chất chống thấm bôi lên mặt cắt, rồi dùng giấy bạc dán kín lại để vừa che mát vừa chống thấm nước vừa giúp mặt cắt mau lơi da
Trên cây xong rồi, lúc này bạn mở dây và bao bó bầu ra, dùng đục bén đục gọn lai vết cắt nơi đầu rễ. Việc làm này giúp cho đầu rễ dễ dàng ra rễ cám hơn, sau khi đục xong nơi đầu rễ tốt nhất không bôi bất cứ loại thuốc gì hết, để y như vậy khoảng 5 đến 10 giờ sau cho đầu rễ thật khô rồi lấy mụn dừa phủ lên cho kín bầu đất tới cổ rễ của cây, để giử ẩm cho bầu đất, lúc này bạn không nên tưới nhiều nước mà chỉ vừa đủ ẩm mà thôi, trên thân cây hàng ngày bạn dùng nước sạch xịt lên cây vài 3 lần cho mát thân là được cây mai nay nếu bứng vào mùa thuận thì từ 7 đến 15 ngày thì trồng được. Nếu mùa mưa dầm thì phải để lâu hơn nữa từ 15 đến 30 ngày.
Các tin khác
Kinh Nghiệm Chăm Sóc Cây Mai Vàng Trong Mùa Mưa
Mùa mưa đã bắt đầu, những cơn mưa đầu mùa cũng bắt đầu kéo dài trong những buổi chiều tối. Nhiều bạn thắc mắc cách chăm sóc mai trong mùa mưa như thế nào để cây mai tươi tốt quanh năm, không bị sâu bệnh, tuyến trùng hại rễ và đặc biệt làm cho cây mai nhiều nụ, tán cây dày đặc và tạo vẻ cô đặc cho cây mai. Xin mời các bạn cùng tham khảo bài chia sẽ cách chăm sóc cây mai trong mùa mưa trong miền Nam sau.
Bây giờ bắt đầu mưa rồi…tàng lá chưa nhiều lắm…bạn đừng nên “tỉa cành” cây nào cả mà chỉ nên bấm đọt mỗi khi tược ra được 4 lá để chúng phân nhánh nhanh cho mau kín tàng. Hoặc uốn kéo các cành đài về chỗ còn trống.
Tưới cho chúng 1 lần hoặc rải hoặc , để ngừa và diệt tuyến trùng…1 tuần sau tưới trichorderma ..để chuẩn bị đối phó với mưa tháng 7 (tại miền Nam). Các bạn phải luôn nhớ : tuyến trùng là sát thủ âm thầm, khủng khiếp nhất của mai vàng (kể cả tiêu).
Lại nhà sách mà xem có khá nhiều sách viết về cách chăm sóc mai vàng giá trên 30.000$ 1 cuốn, nhưng đọc sơ qua, tôi biết không có cuốn nào mà người đọc, đọc xong là trồng được mai có kết quả..
Nghệ sỹ TS có lần than phiền rằng học xong 2 khóa về trồng mai ở 1 trường lớp…TS vẫn chưa chăm sóc nổi 1 cây mai nở hoa đẹp vào tết…mà đa số là chết hoặc thành èo uột.
Rất dễ hiểu tại sao vì tất cả chỉ phổ biến về…công thức(?!) trồng mai…mà không có lí thuyết dù là lí thuyết cơ bản nhất..về sinh học cây trồng. Do đó khi gặp rắc rối…sẽ không hiểu nguyên nhân để giải quyết..cuối cùng thất bại. Đa số đều cho rằng: mai bị bịnh..và tập trung tìm thuốc ,tìm cách chữa bịnh.
Sai sót ngay chỗ đó..sai từ nhận định, sai ngay từ nguyên nhân cơ bản…thì thuốc tiên cũng không chữa được.
Việc bấm đọt, để lại 4 lá từ tháng 5 đến hết tháng 7 có 2 công dụng :
1-/ Làm cành chậm phóng dài từ 10 đến 15 ngày, trong thời gian đó tức nhựa cây sẽ kết thêm nụ ở các nách lá chưa có nụ..hoặc kết thêm nụ ngay nách lá đã có nụ ( 1 lá 2 hoặc 3 nụ) hoặc kết trong thân cây
Với các cây mai dáng tự do. Bạn có thể không cần bấm tược, mà cứ để cho cành phóng dài..đến tháng 6..bạn dùng cây nhôm uốn rồi kéo vào chỗ còn trống..và uốn toàn bộ cành, tạo dáng lại cho mai.
Tác động của sự uốn ngặt..làm mạch nhựa bị ngẹn…cành sẽ chựng lại cả tháng hoặc hơn không ra tược được..Tức nhựa, cây, cành sẽ kết thêm nhiều nụ.
Tháng 7 là vào mùa thu..đa số các cây xanh sẽ ra 1 đợt lá rất mạnh ( la hán tùng..phóng đọt mạnh…tre ra nhiều măng…và mai cũng ra tược mạnh)
Bộ lá tháng 7 rất quan trọng với mai…vì nó sẽ bộ lá chủ lực để nuôi cây. Nuôi nụ đến cuối năm,nó cũng là bộ lá để tích trữ năng lượng cho cây phục hồi sau tết. Nó cũng là bộ lá kìm hãm nụ nở sớm…vì các lá ra trước tháng 6 al khi đến gần cuối năm có thể đã quá già hoặc bịnh tật mà tự rụng hết. Do đó phải cho mai 1 lần phân (vào đất và lá )lúc vào cuối tháng 6, để mai có đủ dinh dưỡng ,mà phóng tược ra lá mạnh vào tháng 7.
Hết tháng 7 mà cây mai nào không ra lá mới nhiều được…cây đó sẽ nở hoa sớm hết.
: chăm sóc mai vàng trong mùa mưa, chăm sóc cây mai vàng trong mùa mưa, chăm sóc mai mùa mưa, cách chăm sóc mai vàng vào mùa mưa, chăm sóc cây mai mùa mưa, chăm sóc mai vàng mùa mưa, chăm sóc mai tháng 10
Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Và Kinh Nghiệm Bứng Cây Mai Vàng trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!