Xu Hướng 11/2023 # Kỹ Thuật Và Cách Trồng Hành Lá, Hành Củ Hiệu Quả, Đem Lại Sản Lượng Cao # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Và Cách Trồng Hành Lá, Hành Củ Hiệu Quả, Đem Lại Sản Lượng Cao được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hành lá, hành củ là 2 loại cây gia vị được sử dụng rất nhiều và phổ biến ở Việt Nam. Với nhu cầu to lớn và khí hậu, điều kiện thuận lợi thì quyết định kinh doanh vào trồng hành lá và hành củ hoàn toàn có cơ sở và khả năng thành công cao. Tuy nhiên để thành công thì bước đầu tiên và có đầu ra chất lượng. Tìm hiểu về kỹ thuật và cách trồng hành lá, hành củ, các loại phân bón phù hợp để ứng dụng một cách linh hoạt, thông minh nhằm đảm bảo điều kiện phát triển giúp sản lượng thu hoạch có chất lượng tốt nhất.

Kỹ thuật và cách trồng hành lá, hành củ Cách xử lý đất và lên luống

Kỹ thuật trồng hành lá, hành củ có những tiêu chuẩn riêng đòi hỏi người nông dân cần nghiên cứu kĩ, có những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong trồng trọt. Ứng dụng các cách xử lý một cách khoa học, chính xác sẽ giúp đem đến kết quả cao. Trong đó, kỹ thuật xử lý đất và lên luống cũng có những yêu cầu riêng cần đáp ứng như:

Xử lý độ pH trong đất:

Độ pH <6.0 cần bón 10 -15kg vôi bột

Độ pH từ 6.0 – 6.5 thì bón thêm 5 – 7kg vôi

Lên luống cần đảm bảo mặt luống có:

Độ rộng từ 1m trở lên,

Rãnh có chiều rộng ít nhất 30cm

Chiều cao của luống từ 30 – 35cm.

Chuẩn bị đất và lên luống đúng yêu cầu kỹ thuật, chuẩn xác để chuẩn bị điều kiện lý tưởng nhất cho quá trình trồng hành củ, hành lá diễn ra thuận lợi, có được kết quả cao như ý muốn.

Kinh nghiệm lựa chọn giống hành lá, hành củ

Yêu cầu đối với mỗi sào hành cần có từ 15 – 20kg giống giúp đảm bảo mật độ trồng chuẩn xác. Củ hành giống khi lựa chọn nên là những củ chắc, có đáy tròn, mang màu tím đậm, tuyệt đối không có tình trạng bị nhiễm bệnh, chưa có rễ non mọc ra và không bị giập nát.

Việc lựa chọn củ giống chất lượng là vô cùng quan trọng và cần thiết bởi nó giúp việc trồng và phát triển cây hành thuận lợi, khỏe mạnh, ít sâu bệnh và cho năng suất cao nhất.

Xác định lượng phân và cách bón

Khi trồng hành lá, hành củ, để đảm bảo cho cây trồng phát triển khỏe mạnh và thuận lợi thì giải pháp tốt nhất chính là bón lót phân hữu cơ bằng phân hữu cơ hoai mục hoặc hữu cơ Organic 1 hoặc Nutrifert 4-3-3 với lượng từ 80-100kg/1000m2/lần.

Chuẩn bị lượng phân bón NPK đầy đủ, tương ứng với diện tích trồng thực tế. Tiến hành bón phân chia làm 3- 4 lần vào những thời điểm thích hợp nhằm giúp cây khỏe mạnh hơn.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng hành lá, hành củ

Kỹ thuật trồng hành lá, hành củ khá đơn giản:

Cắm múi hành thành 5 hàng dọc, theo đúng luống, sát ra cả mép luống từ 5 – 7cm.

Khoảng cách giữa các hàng là 25cm, các cây cách nhau khoảng 20cm.

Đảm bảo mật độ, với số lượng từ 4500 – 5000 củ/ sào là thích hợp nhất.

Khi ấn múi hành xuống đất nên để ở độ sâu ngập khoảng 2/3 nhánh, sau đó sử dụng rơm hoặc rạ phủ lên.

Kỹ thuật trồng này sẽ giúp giữ ẩm cho cây hiệu quả, đồng thời hạn chế tối đa tình trạng cỏ mọc.

Một vài lưu ý quan trọng cần biết khi trồng hành lá, hành củ:

Bón phân nên kết thúc sau từ 50 – 60 ngày trồng kết hợp thực hiện tỉa hành.

Duy trì độ ẩm từ 70 – 80% cho đất trồng nhằm đảm bảo không có tình trạng khô cằn xuất hiện.

Sau khi trồng khoảng 70 ngày cần chú ý xuống củ, nếu gặp thời tiết nhiệt độ cao cần hạn chế tưới nước. Có thể bổ sung thêm kali trắng để cây xuống củ thuận lợi, tránh sâu bệnh hại.

Chú ý kiểm tra nước mưa, sương có độ pH bao nhiêu nhằm tránh ảnh hưởng tới quá trình phát triển của cây.

Hướng dẫn kỹ thuật bón phân cho hành lá, hành củ

Kỹ thuật bón phân có những yêu cầu riêng cần được đảm bảo. Lượng phân bón và loại phân bón phù hợp với từng giai đoạn bón thúc cho hành lá, hành củ là phân NPK Hà Lan 15-15-15 với lượng 20-30 kg/1000m2/lần

Bón thúc lần đầu: sau 10 – 20 ngày trồng, có thể hòa loãng tiến hành tưới đều lên mặt luống. Ở giai đoạn này chú ý không sử dụng phân đạm để tưới thúc có thể khiến cây dễ bị bệnh.

Bón thúc lần hai: cách lần đầu từ 10 – 15 ngày

Bón thúc lần thứ ba: sau từ 55 – 60 ngày trồng, đây là giai đoạn hành bắt đầu xuống củ.

Cách phòng trừ sâu bệnh cho hành lá, hành củ

Phòng trừ sâu bệnh cho cây là cực kỳ cần thiết để đảm bảo chất lượng và số lượng thu hoạch. Qua đó, việc có thể đảm bảo hành có được điều kiện phát triển lý tưởng và phù hợp nhất được thực hiện.

Trường hợp bệnh vừa xuất hiện trên ruộng thì tiến hành nhổ bỏ hoàn toàn, tiêu hủy những cây bị bệnh.

Tưới nước vôi trắng, hoặc rắc vôi bột vào vị trí gốc hành mới nhổ, tránh nguy cơ lây lan bệnh.

Trong thời tiết có độ ẩm cao, ít nắng thì sử dụng kết hợp thuốc trừ nấm, vi khuẩn theo hướng dẫn.

Sau thời gian sử dụng thuốc từ 3 – 5 ngày nên sử dụng phân vi lượng qua lá, cùng với kali trắng để bổ sung, giúp cây có thể hồi phục nhanh chóng.

Kết

Kỹ Thuật Trồng Hành Củ Nhanh Thu Hoạch Với Sản Lượng Cao

Hành củ cũng là một trong những loại gia vị không thể thiếu trong thế giới ẩm thực của người Việt. Bạn có thể tự trồng hành củ tại nhà để cung cấp thực phẩm sạch cho cả gia đình được hay không? Chắc chắn là khi có kỹ thuật trồng hành củ mà chúng tôi chia sẻ bạn sẽ có được những cây hành củ đạt chất lượng tốt nhất.

Thời vụ trồng hành củ

Hành củ thích hợp phát triển trong điều kiện thời tiết có nhiệt độ thấp. Vì thế, thời vụ trồng hành phù hợp nhất trong năm đó là vào vụ đông, thời tiết chuyển mùa chuyển mùa. Thông thường hành củ sẽ được trồng vào đầu tháng 10 dương lịch hàng năm.

Cách chọn giống hành

Thông thường hành củ sẽ được trồng từ những củ giống chất lượng được giữ lại từ vụ mùa trước. Củ giống đạt chuẩn có thể mang gieo trồng khi đã qua xử lý nấm bệnh còn sót lại.

Có 2 phương pháp để xử lý củ hành giống đó là:

Nhà nông có thể dùng chế phẩm Biobus để hòa cùng nước sạch sau đó dùng bình xịt phun đều lên củ giống.

Sử dụng gói Topsin và Validacin hòa cùng nước để ngâm củ giống bên trong khoảng 15 phút. Sau khi vớt củ hành giống để ráo nước thì mang trồng.

Kỹ thuật làm đất và trồng hành củ

Đất để trồng hành củ nên là loại đất có phần thịt nhẹ, đất pha cát. Đất cần được làm sạch cỏ, xới đều tơi xốp và xử lý phèn bằng vôi bột. Luống trồng hành củ có chiều cao tối thiểu là 25cm chiều rộng là 1m. Nhà nông cần trộn đều phân bón lót vào đất trồng trước 2 – 3 ngày gieo củ hành.

Kỹ thuật trồng hành củ đơn giản

Cắm từng múi hành xuống đất, đảm bảo 2/3 múi hành đều nằm ở bên dưới mặt đất. Khoảng cách trồng hành giữa các hàng là khoảng 25cm, giữa các cây là 20cm. Đảm bảo trên bề mặt đất luôn có một lớp rạ phủ lên để hạn chế thoát hơi nước, giữ lại độ ẩm cho đất giúp cây phát triển rễ tốt hơn.

Sau khi trồng, mỗi ngày cần tưới nước cho hành 2 lần vào sáng sớm và chiều tối để độ ẩm được duy trì. Đến khi hành củ ra được 4 – 5 lá thì điều chỉnh lượng nước tưới ít lại sao cho phù hợp.

Kỹ thuật bón phân cho hành củ

Sử dụng phân bón lót cho hành củ, tốt nhất nên lựa chọn phân chuồng đã qua xử lý ủ hoai cùng NPK. Phân chuồng sẽ được trộn cùng với đất đã làm tơi xốp trên bề mặt luống rồi sau đó san phẳng trước 3 ngày rồi mới bắt đầu gieo hành. Quá trình bón lót vừa giúp đất trồng nhận thêm được nguồn dinh dưỡng để cung cấp cho hành củ phát triển. Đồng thời hạn chế những vi sinh vật có hại làm ảnh hưởng đến cây trồng.

Lưu ý không để phân bón thành từng cụm nhỏ và cắm hành xuống trực tiếp vì sẽ làm tăng nguy cơ gây thối rễ và khiến cây non dễ nhiễm bệnh.

Không cắt phần đầu củ hành khi trồng với mục đích để mầm dễ lên hơn. Vì như thế sẽ khiến cây con dễ bị còi cọc, sâu bệnh làm hại.

Quá trình bón phân lót cho hành củ diễn ra theo những đợt sau:

Đợt 1: Khi hành nhú ra khỏi mặt đất được khoảng 12cm.

Đợt 2: Sau lần bón thúc đầu tiên khoảng 12 ngày.

Đợt 3: Là từ khi hành bắt đầu xuống củ.

Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại cho hành củ

Hành củ dễ bị nhiễm bệnh vi khuẩn héo xanh, thời điểm có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất chính là khi hàng vừa nhú lên khỏi mặt đất được từ 5 – 10cm. Vì thế, để tránh tình trạng bệnh phát triển sớm, diễn biến phức tạp thì nhà nông cần hạn chế tưới thúc phân đạm trong giai đoạn này. Khi thấy bệnh mới chớm xuất hiện thì cần nhổ đi cây bị bệnh để tránh tình trạng lây lan sang các hàng, luống khác.

Lưu ý, trong quá trình chăm sóc hành củ cần hạn chế tưới trực tiếp chất dinh dưỡng vào khóm hành vì sẽ tăng nguy cơ nhiễm bệnh cho cây.

Cần tránh tuyệt đối việc té nước lên lá hành, thân hành, đặc biệt là vào lúc trời nắng gắt để tránh làm cây bị tổn thương.

Những lưu ý cần nhớ khi trồng hành củ

Sau khi trồng được khoảng 60 ngày nên ngưng việc bón phân và tiến hành tỉa cành.

Cần thường xuyên giữ ấm đất và tưới thêm để đất có độ ẩm cần thiết.

Khi thời tiết nóng, hành bắt đầu xuống củ không cần tưới nhiều nước vì sẽ khiến chất lượng củ giảm.

Không thu hoạch hành củ quá sớm vì chất lượng củ không đều và năng suất kém dẫn đến giá trị kinh tế giảm sút.

Trồng Hành Củ Hiệu Quả

Trồng hành thơm lấy củ trong cơ cấu vụ đông (2 lúa, 1 màu) đã và đang phát triển ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh.Trong đó, nổi bật nhất là các vùng trồng hành thuộc địa bàn huyện Kinh Môn và Nam Sách. Xin chia sẻ kinh nghiệm cách trồng hành lấy củ hiệu quả để nông dân tham khảo.

+ Thời vụ trồng: Cây hành vốn ưa khí hậu lạnh, nên tốt nhất trồng hành vụ đông khi thời tiết bắt đầu hơi se lạnh (biên độ chênh lệch ngày đêm lớn). Cụ thể, vụ sớm: trồng từ 20-8 – 5-9 (chủ yếu trồng lấy củ bán thương phẩm). Chính vụ: từ ngày 1 đến khoảng 20-10 dương lịch ( trồng lấy củ làm giống).Hành cần trồng từ củ giống được bảo quản từ vụ trước (hành chiêm) hoặc năm trước (hành đông). Trước khi đem trồng tốt nhất nên xử lý nấm bệnh tồn dư trên củ bằng cách hòa tan 1 gói Topsin (20g) + 20ml Validacin trong 10 lít nước cho 15 kg củ giống, ngâm trong vòng khoảng 15 phút sau đó để ráo rồi đem trồng.

+ Làm đất và bón phân: Đất trồng hành tốt nhất là đất thịt nhẹ, đất pha cát, nhất là đất được luân canh với cây lúa nước. Đất phải cày bừa kỹ, rắc vôi tả (15-20 kg/sào), lên luống với kích thước cao 25- 30 cm, rộng 1- 1,2m rồi tiến hành san phẳng bề mặt. Cần xử lý nấm bệnh trên luống bằng thuốc diệt nấm Validacin (15-20 ml/bình, 16 l/sào). Phun trước khi trồng khoảng 2-3 ngày.

Phân bón lót cho cây hành tốt nhất cần có phân chuồng hoai mục – phân đã được ủ cùng NPK (4- 5 tạ phân chuồng trộn đều cùng 25- 30 kg NPK loại 5:10:3 hoặc 10 kg phân NPK Đầu Trâu 13-13-13 +TE).

– Nên trộn phân chuồng cùng đất trên bề mặt luống sau đó san phẳng rồi trồng hành giúp cung cấp dinh dưỡng sớm cho cây hành sau trồng, vừa hạn chế sự xâm nhập của vi sinh vật có hại (nấm, vi khuẩn) tồn tại trong phân chuồng gây hại thối củ.

– Không nên bỏ phân thành từng mô nhỏ rồi cắm củ hành trực tiếp trong mô phân, vừa gây thất thoát phân khi thời tiết bất lợi (mưa, nắng), vừa có nguy cơ lớn gây thối rễ, củ hành, nhất là bệnh vi khuẩn héo xanh thời kỳ hành mới nhú vượt khỏi mặt rạ.

– Không nên cắt một phần thịt củ hành phía trên cuống củ, dễ gây thối củ, chết héo xanh, thân hành sẽ không mập mạp.

+ Trồng và chăm sóc: Nên tưới ẩm luống hành trước khi cắm củ. Củ hành được cắm chắc xuống luống đất, sâu khoảng 1/3 củ. Không nên cắm nông hơn hoặc sâu hơn đều hạn chế sự sinh trưởng của cây hành (đổ ngã hoặc thối hỏng). Tùy theo kích thước luống, bố trí các hàng sao cho hàng cách hàng 22-25 cm, cây cách cây 20 cm.

– Tưới phân thúc: Lần đầu khi hành bật khỏi mặt rạ khoảng 10 cm -12 cm. Lần 2 sau lần 1 khoảng 10-12 ngày. Tưới với lượng 1-1,5 kg ure + 10 kg supe lân + 1- 1,5 kg kali/sào.

Lần 3: Tưới khi hành bắt đầu xuống củ. Lần 4 cách lần 3 từ 7-10 ngày. Tưới với lượng 1 kg ure + 1,5 – 2 kg kali trắng (K2SO4/sào) cho mỗi lần.

– Cây hành dễ nhiễm bệnh vi khuẩn héo xanh nhất là khi hành vượt khỏi mặt rạ khoảng 5- 10 cm. Nên hạn chế tưới thúc đạm lúc này, bổ sung dinh dưỡng cho cây hành tốt nhất bằng việc bón lót NPK ủ cùng phân chuồng. Nếu thấy bệnh chớm xuất hiện trên ruộng cần tiến hành nhổ bỏ và tiêu hủy sớm các cây hành bị bệnh. Tưới nước vôi hoặc rắc vôi tả vào gốc hành vừa nhổ để hạn chế bệnh lây lan.

Đồng thời, hạn chế tưới nước và đặc biệt tuyệt đối không được tưới thúc đạm cho hành lúc này vì trong môi trường có đạm thì vi khuẩn càng sản sinh và phát triển nhiều hơn. Chỉ nên phun phân vi lượng qua lá cùng kali trắng (K2S04) để bổ sung và tăng cường sự hồi phục cho cây hành.

– Trong quá trình chăm sóc hành, không nên tưới trực tiếp dinh dưỡng vào khóm hành sẽ dễ làm cho cây nhiễm bệnh nấm, vi khuẩn… Tốt nhất, nên tưới phân vào giữa các hàng.

– Tuyệt đối không nên té nước lên thân, lá, dọc hành, nhất là khi trời tắt nắng. Cần tưới theo phương pháp tưới ngấm để bảo đảm cây hành ít có nguy cơ bị nấm bệnh xâm hại.

Cách Trồng Hành Lá ”Siêu Đơn Giản” Hiệu Quả Cao

Hành lá, một loại rau ăn lá phổ biến dùng chế biến được hầu hết mọi món ăn thường ngày. Đặc biệt cây rất dễ trồng, nhanh lớn, không cần chăm sóc phức tạp. Có thể trồng trong chậu hoặc vườn, chỉ cần diện tích nhỏ cũng có thể trồng được. Cùng chúng tôi tham khảo cách trồng hành đơn giản ngay sau đây!

Cách trồng hành lá tại nhà

Hành lá là loại rau đã có từ lâu đời với người Việt. Vì là loại cây dễ trồng, phát triển nhanh, không khó chăm sóc. Về lợi ích của việc nấu nướng, nó có thể được sử dụng để nấu nhiều món ăn. Cho dù đó là cơm chiên, trứng tráng, hoặc rắc với súp hoặc các món xào, đều ngon.

Cách trồng hành trong chậu rất đơn giản, không cần nhiều thiết bị, chỉ cần chậu trồng cây có lỗ thoát nước, đất và vỏ lạc, củ hành hoặc hạt giống hành

Chuẩn bị đất bằng cách nới lỏng đất. Nghiền vụn vỏ lạc thành miếng nhỏ

Trộn vỏ lạc với đất. Sau đó xúc đất vào bầu mà không ấn chặt đất

Dùng dao cắt củ hành từ 3-5 cm trên rễ rồi cắt hom cắm vào bầu đất. Mỗi cây cách nhau 2 cm tưới đủ ẩm

Nếu trồng bằng hạt thì rắc hạt lên trên mặt đất, khoảng 4-5 hạt mỗi chậu là đủ. Để tránh cho cây và rễ hành bám quá chặt khi chúng phát triển.

Chăm sóc nó bằng cách tưới nước thường xuyên vào buổi sáng và buổi chiều tối. Nhưng khi lá đã trưởng thành thì giảm số lần xuống 1 lần trong ngày.

Đối với trồng trong chậu, không cần bón phân. Chỉ cần dùng vỏ đậu phộng giã nhỏ hoặc rắc lên mặt đất. Nếu cẩn thận hơn hoặc trồng những loại rau xanh khác, các bạn hãy ủ phân hữu cơ tại nhà để bón cho cây.

Thời gian thu hoạch hành là 45 ngày, trong khi hành trồng bằng củ có thể thu hoạch ở độ tuổi 30-32 ngày. Nếu hành dài quá gang tay thì có thể cắt khúc vừa ăn.

Những cách trồng hành lá tại nhà

Bạn có thể thấy cách trồng hành không khó chút nào, không phải đợi lâu. Trồng một thời gian là có thể thu được lá ăn được. Trồng ở gác bếp, khi nấu có thể ngắt lá. Vì vậy, bạn không cần phải đi chợ để mua cũng là một cách để giảm chi phí.

Do hiện trạng thực phẩm bẩn ngày một phức tạp, nhiều chị em phụ nữ lựa chọn các phương pháp trồng rau sạch tại nhà an toàn mà hiệu quả mang lại vô cùng lớn.

Hơn nữa, hành lá là một thành phần rất quen thuộc và đóng vai trò quan trọng trong nhiều món ăn nên nhu cầu sử dụng rất cao.

Vì vậy, nhiều người cũng áp dụng những cách trồng rau hữu cơ tại nhà để trồng hành lá. Những cách làm khác nhau rất sáng tạo tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình:

Trồng hành trong thùng xốp, chai nhựa, vỏ lon: Ta có thể tận dụng những thùng xốp và chại nhựa để sử dụng vào việc trồng rau rất tốt. Vừa tiết kiệm được chi phí vừa bảo vệ môi trường.

Trồng hành thủy sinh: Hiện nay, phương pháp trồng rau thủy canh đang được áp dụng rất rộng rãi. Lợi ích từ việc trồng thủy canh đem lại những giá trị không những về mặt chất lượng còn hạn chế được sâu bệnh hiệu quả.

Ngoài ra còn rất nhiều phương pháp có thể áp dụng các giá thể trồng hành khác nhau như trồng hành lá trong chậu, trồng trên thân cây chuối hoặc trồng ở những nơi có độ ẩm phù hợp khác.

Trồng hành quy mô lớn

Trồng hành nếu chỉ để tiêu dùng trong gia đình thì rất dễ dàng. Chỉ cần có một chậu trồng cây hoặc trồng nó trong một khu vực nhỏ là đủ tùy theo nhu cầu của từng nhà. Nhưng nếu bạn muốn thử trồng hành để bán thì bạn nên nghiên cứu các phương pháp trồng đại trà.

Làm đất để trồng hành

Bắt đầu từ việc cày đất đến độ sâu 20-30 cm, phơi đất 10-15 ngày để diệt trừ bệnh hại cây trồng trong ô. Sau đó, điều chỉnh đất bằng cách thêm một ít vôi bột và rắc lên ô đất.

Trước khi bổ sung chất dinh dưỡng cho đất bằng phân hữu cơ sinh học, bón thêm 1-2 tấn và bổ sung 3-4 tấn tàn dư thực vật như lá khô và cỏ khô, 200-300 kg hạt neem nghiền nhỏ trong đất

Sau đó xới rãnh rộng 1m, làm phẳng mặt đất, tưới đẫm nước và để 5 – 7 ngày rồi mới trồng. Đặt khoảng cách giữa các cây khoảng 10-15 cm, khoảng cách giữa các hàng khoảng 10-15 cm, sau khi chuẩn bị ô thì tưới đẫm nước cho ô.

Chăm bón thế nào là hợp lý nhất?

Tưới vào buổi sáng và chiều tối, tưới cho đến khi lá dài ra. Sau đó chỉ tưới một lần một ngày

Bổ sung phân chuồng hoai mục với tỷ lệ 0,5-1 kg/ mét vuông diện tích trước khi trồng. Đối với phân hóa học dùng công thức 20 – 10 – 10 hoặc 46 – 0 – 0 với tỷ lệ 20 – 25 g / mét vuông.

Chia làm 2 lần bón trước khi trồng và 20 ngày sau khi trồng, hoặc khi hành được phân 20 – 25 ngày thì bón phân sinh học. Khoảng 1 kg / mét vuông với một ít phân bón lỏng gốc sinh học.

Thành phần trong phân sinh học dạng lỏng là 10 kg phân sinh học, 3 kg phân khô, 5 kg cây họ đậu, hòa vào thùng 100 – 200 lít nước hoặc thêm nước đến khi ngập cao xấp xỉ 10 cm (tỷ lệ bón là 2 lít phân lỏng sinh học trên 18 lít nước) và phun 7 ngày một lần.

Sâu bệnh hại hành lá và cách xử lý khi trồng hành

Ở giai đoạn sau thu hoạch, thường bùng phát dịch bệnh. Sản lượng và chất lượng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thông thường, người nông dân và người tiêu dùng thường gặp tình trạng hành bị thối nhũn.

Bệnh thối củ, thối rễ (bệnh Sclerotium)

Nguyên nhân: Do một loài nấm mốc có tên Sclerotium rolfsii

Triệu chứng: Bệnh dịch thường bùng phát do lô đất trồng quá chặt, thoát nước kém. Triệu chứng ban đầu là các lá bên ngoài trở nên vàng, khô và lan rộng dẫn đến chết cây.

Khi nhổ cây, người ta nhận thấy cây dễ bị tuột khỏi đất vì rễ và củ đã bị hư hỏng nặng. Nhận thấy các sợi thô màu trắng, hoặc nâu nhạt, nâu sẫm của nấm mọc ở gốc cây.

Phòng ngừa và xử lý:

Trồng các loại cây như lúa, ngô, đậu xanh hay đậu tương xen kẽ để giữ đất

Trước khi trồng, đất cần được bón vôi với liều lượng phù hợp

Khi phát hiện dịch bệnh cần thu gom cây bị bệnh, đất ở khu vực bị nấm rồi tiêu hủy

Phun thuốc kháng nấm Trichoderma 50-100g/ 20 lít nước

Bệnh đốm tím

Nguyên nhân: Do loài nấm mốc có tên Altemaria porri

Triệu chứng: Bệnh thương xuất hiện khi trời trở rét, sương mù nhiều. Triệu chứng ban đầu là có vết mọng nước, mầu xanh xám nhỏ, hình tròn hoặc bầu dục. Khi khô lại có đốm trắng rải rác.

Về sau, mép vết thương chuyển sang màu nâu tím. Vết bệnh có hình bầu dục dọc theo chiều dài của lá và lan rộng ra khi biến chuyển nặng. Nấm tạo ra bột mịn màu đen.

Phòng ngừa và xử lý:

Trước khi trồng cây nên cày xới đất khoảng 2-3 lần để giảm thiểu mầm bệnh. Điều chỉnh đất chua bằng vôi bột hoặc phân hữu cơ cho đến khi đất nằm trong khoảng pH 6,5-7

Khi phát hiện có ổ dịch, phun ngay thuốc trừ nấm trực khuẩn với tỷ lệ 50g/20 lít nước. Phun qua lá để phòng trừ bệnh và những cây có dấu hiệu bệnh.

Kiểm soát sự lây lan của bọ trĩ. Thời tiết khô hạn cần kích thích nuôi cấy trước khi phun.

Bệnh bạc lá (bệnh cháy lá Stemphylium)

Nguyên nhân: Do Stemphylium vesicarium

Triệu chứng; Khởi đầu bằng một đốm nhỏ mọng nước có màu sáng. Mở rộng thành vết bệnh hình elip, đầu nhọn, màu nâu nhạt hoặc nâu tím. Trong điều kiện độ ẩm cao, lá cây bị ẩm ướt lâu ngày, vết thương sẽ to dần, lan rộng, cháy từ đầu lá xuống, có màu đen.

Phòng ngừa và xử lý:

Thu gom, đốt và tiêu hủy ổ bệnh khi phát hiện. Trông cây trong lô mới

Trước khi trồng cây nên cày xới đất khoảng 2-3 lần để giảm thiểu mầm bệnh. Điều chỉnh đất chua bằng vôi bột hoặc phân hữu cơ cho đến khi đất nằm trong khoảng pH 6,5-7

Khi phát hiện có ổ dịch, phun ngay thuốc trừ nấm trực khuẩn với tỷ lệ 50g/20 lít nước. Phun qua lá để phòng trừ bệnh và những cây có dấu hiệu bệnh.

Bệnh xoắn hành

Nguyên nhân: Do Colletotrichum gloeosporiodes

Triệu chứng: Giống như bệnh thán thư nhưng nặng hơn, cây lùn và xoắn đầu. Lá cong queo, cổ dài, bộ rễ ngắn, rể dễ gãy sớm thối.

Thường nhận thấy các vết bệnh giống như bệnh thán thư trên lá, gốc, đầu lá, cổ lá. Bệnh lây lan dễ dàng qua các ô đất trồng dễ nhiễm bệnh, các vụ được trồng lại hàng năm mà không qua xử lý trước khi trồng

Phòng ngừa và xử lý:

Trước khi trồng cây nên cày xới đất khoảng 2-3 lần để giảm thiểu mầm bệnh. Điều chỉnh đất chua bằng vôi bột hoặc phân hữu cơ cho đến khi đất nằm trong khoảng pH 6,5-7

Trước khi trồng vào mùa mưa nên xới rãnh, chuẩn bị đất thoát nước tốt. Không bón thúc nhiều phân đạm

Khi phát hiện dịch bệnh cần thu gom cây bị bệnh rồi tiêu hủy

Phun thuốc kháng nấm Trichoderma 50-100g/ 20 lít nước.

Lợi ích từ hành lá

Hành lá, một loại rau mà nhiều người không thích ăn hoặc không thể ăn được vì mùi hăng, hắc của nó. Có lẽ vì chúng ta chỉ nghĩ rằng đó là một loại “rau rắc” có mùi khó chịu.

Nhưng ai biết rằng một cây hành lá nhỏ như vậy nhưng lợi ích của nó mang lại rất nhiều mà bạn không ngờ tới.

Chứa tinh dầu có tác dụng giải cảm hiệu quả

Giúp ngăn ngừa táo bón

Giảm cholesterol trong máu

Chứa flavonoid chống ung thư

Giúp chống lại các gốc tự do và kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể

Giảm nguy cơ mắc các triệu chứng loãng xương do canxi và phốt pho.

Ngăn ngừa thiếu máu

Chứa Quercetin cung cấp tác dụng chống viêm đồng thời ngăn chặn vi khuẩn và vi rút giúp ngăn ngừa các phản ứng dị ứng. Ngăn ngừa ung thư, làm chậm quá trình lão hóa

Dùng để chữa cảm mạo, ngạt mũi, sổ mũi, hạ sốt.

Dùng đắp ngoài da để chữa vết côn trùng cắn.

Kích thích tiết sữa, tăng lượng sữa.

Tuy chỉ là một loại gia vị thường ngày nhưng hành lá có rất nhiều ưu điểm, cộng dụng tốt cho sức khỏe con người. Hành lá có thể không phải là món ăn chủ yếu trong mỗi món ăn, nhưng lợi ích và giá trị của nó thì không kém gì các loại rau khác.

Theo: Ngọc Lan

Kĩ Thuật Trồng Hành Lá Đơn Giản Và Hiệu Quả

Giới thiệu chung về hành lá

Hành lá thuộc họ Hành (Alliaceae),có tên khoa học là Allium fistulosum. Nó còn được gọi với cái tên thân thuộc như hành hoa hay hành ta. Hành lá là loại cây thân thảo, có màu xanh đậm. Lá cây phát triển mạnh, rỗng ở bên trong với chiều dài vào khoảng 40 cm.

Mỗi gốc hành có thể mọc từ 3-5 lá. Khi đã già, hành lá sẽ xuất hiện hoa trắng ở trên đỉnh lá. Nó có hương vị thơm nhẹ phù hợp với nhiều món ăn Châu Âu và Châu Á.

Không giống như hành tây, hành lá chỉ phát triển lá, củ không to. Hương vị của hành tây cũng mạnh hơn so với hành lá.

Lợi ích của hành lá đem lại cho người tiêu dùng

Hành lá thường được các bà mẹ nội trợ cho vào bát phở, bát canh xương, thịt kho,.. để tăng hương vị cho món ăn và thêm đẹp mắt.

Một số cách chế biến hành như:

Hành nướng: Bôi lên trên bề mặt hành một lớp dầu oliu, thêm chút muối, tiêu. Cho chúng vào lò nướng trong một vài phút là bạn đã có một món ăn ngon miệng.

Hành lá nghiền nhuyễn : cho thịt, giá đỗ, nấm bào ngư, tôm, trứng và hành trộn đều với nhau. Sau đó, bạn có thể quận bằng vỏ bánh tráng và rán vàng. Món ăn trông rất bắt mắt và mùi vị thì tuyệt vời.

Kim chi hành lá: Rửa sạch hành lá, thêm bột ớt, bột canh, mì chính. Sau đó, cho hành vào một cái hộp nhỏ. Ngâm hành trong khoảng 3-4 giờ đồng hồ.

Bên cạnh đó, nó đẹm lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người như:

Hệ miễn dịch được tăng cường:

Trong cây hành lá chứa nhiều vitamin A, vitamin C, chất Allicin giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng, diệt khuẩn mạnh.

Ngăn ngừa cảm lạnh, đầy hơi, ngạt mũi, hát xì hơi do hành lá có tính kháng khuẩn và kháng vius.

Phòng chống ung thư hiệu quả:

Trong cây hành lá có chứa hợp chất allyl sulfide, flavonoid. Các chất này giúp ngăn ngừa sự tồn tại và tiến triển của các khối u ác tính gây ra bệnh ung thư.

Thị giác được cải thiện:

vitamin A và carotenoid có trong hành lá. Điều đó giúp cho mắt luôn khỏe mạnh, không bị mờ, bị mỏi.

Hành lá cũng được coi như là một phương pháp làm đẹp tự nhiên giúp các chị em phụ nữ thêm xinh đẹp. Có khả năng trị mụn và làm mịn làn da. Hành lá rửa sạch, giã nhỏ kết hợp với mật ong và bôi lên vùng da bị mụn. Các bạn sẽ cảm nhận rõ sự thay đổi rõ rệt.

Những lưu ý khi sử dụng hành lá

Hành lá có tính nóng những người bị nóng trong nên sử dụng ít. Những người nên hạn chế sử dụng mắc bệnh cao huyết áp, phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt.

Không nên sử dụng hành kết hợp với mật ong. Điều này sẽ không tốt cho sức khỏe.

Kĩ thuật trồng hành lá đơn giản 1.Giống hành

Giống cây rất quan trọng. Các bạn nên chọn củ hành không bị óp, không sâu bệnh, mẩy và to thì sau này cây mới phát triển mạnh mẽ.

2, Làm đất trồng hành

Nếu bạn trồng để kinh doanh buôn bán với quy mô lớn thì nên trồng hành ở các luống. Mỗi luống cao khoảng 30cm, chiều rộng vào khoảng 1m. Xen kẽ giữa các luống hành là những rãnh nước nhỏ giúp bà con nông dân chăm sóc cho cây tốt hơn.

Đất trồng được làm tơi nhỏ, mịn. Loại cây này có thể trồng được ở nhiều loại đất khác nhau những tốt nhất là đất phù sa giàu chất dinh dưỡng. Đất ít chua (pH thích hợp 7).

Khi trồng với quy mô lớn, chúng ta nên thuê máy cày, máy cuốc, máy làm luống để đỡ vất vả.

3. Mật độ giữa các cây và khoảng cách trồng

Khoảng cách hàng với hàng vào khoảng từ 25-30 cm. Khoảng cách cây với cây khoảng một gang tay. Mỗi hốc cây một tép hành. Không nên trồng các hốc quá gần nhau sẽ khiến cây còi cọc dẫn đến năng suất thấp.

Ngoài ra, khoảng cách trồng còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Nếu bạn trồng cây vào mùa nắng thì nên trồng dầy hơn mùa mưa.

4. Kĩ thuật trồng cây hành lá Trồng trên các luống ở đồng ruộng:

Trước khi trồng, bạn nên tưới nước cho ẩm đất để chúng ta có thể cắm tép hành dễ dàng hơn và bén rễ nhanh hơn. Căm tép hành xuống bề mặt luống, phủ một lớp dạ, cỏ khô nên trên bề mặt để hạn chế cỏ mọc và giữ ẩm cho cây.

Cây hành lá cần nước trong quá trình phát triển. Để tránh cây bị khô héo bạn nên tưới cho cây định kì 2 lần/ ngày. Với công nghệ ngày càng hiện đại, bạn có thể mua máy tưới hành hoặc dùng vòi phun nước để tưới nước cho cây.

Thường xuyên nhổ cỏ, vệ sinh sạch sẽ để tránh tình trạng cỏ ăn hết chất dinh dưỡng của cây hành. Bạn có thể trồng đan xen thêm các loại rau củ khác ở hai bên luống hành như bắp cải, su hào, của cải trắng,.. vừa có rau xanh để ăn vừa bớt cỏ đúng không nào.

Hành lá được trồng tại nhà Kĩ thuật trồng hành lá bằng chai nhựa.

Chuẩn bị chai nhựa to tầm 5 lít, cắt bỏ đầu chai. Bạn phải đục nhiều lỗ nhỏ với khoảng cách như nhau, độ lớn vừa phải để các nhánh hành có thể xuyên qua được.

Đổ một lượng đất vừa phải lên chai nhựa đó, cắm các tép hành xuống và tưới nước, bón phân đầy đủ. Khoảng tâm 6-7 ngày là bạn đã có thể thu hoạch được hành lá.

Kĩ thuật trồng hành lá bằng thùng xốp

Yêu cầu đất: tươi xốp, nhiều mùn, giàu chất dinh dưỡng. Thùng xốp phải được đục lỗ để thoát nước tốt. Mỗi hốc nên trồng 2 tép hành.

Bạn phải thường xuyên tưới nước và bón phân đầy đủ cho cây. Cách trồng này cũng sẽ giống với cách trồng bằng chai nhựa thu hoạch được sau khi trồng 6-7 ngày.

Kĩ thuật trồng hành lá trong nước

Cách trồng này khá đơn giản, ta chỉ cần trong những chai, lọ nhỏ và không cần đến đất. Chuẩn bị hành lá có gốc trắng dài khoảng 5cm. Thân xanh được cắt ngắn chỉ để một đoạn nhỏ.

Chai, lọ được rửa sạch sẽ. Đổ nước sao cho ngập củ trắng thì dừng lại. Đặt bình ở những nơi có nhiều ánh nắng mặt trời và thường xuyên thay nước cho cây. Sau tầm 7 ngày cây bắt đầu nhú ra những mầm xanh. Sau đó 7 ngày nữa bạn đã có thể thu hoạch được hành lá

Những cách trồng trên thực sự rất đơn giản đúng không nào!

5. Bón phân cho cây hành lá

Bón lót trước khi trồng: Phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh. Rắc đều phân trên mặt luống, lấp đất lên trên cho đến khi kín hết phân. Nếu đất chua ta có thể bón thêm vôi và tro bếp để đất giảm độ chua.

Bón thúc bằng cách hòa tan phân lân, phân kali, NPK ra với nước vào trong các thùng. Tưới định kì cho cây một tuần 1 lần, một vụ khoảng 4-5 lần tưới. Không nên tưới phân trong 10 ngày cuối cùng thu hoạch.

6. Phun thuốc sâu bệnh cho cây

Cây hành lá thường mắc một số bệnh như: Bệnh cháy đầu lá, bệnh thán thư và hiện tượng rã bẹn, dòi đục lá,..

Bệnh cháy đầu lá ( bệnh đốm khô đầu lá)

Bệnh này gây nhiều thiệt hại cho cây hành trong suốt quá trình sinh trưởng của cây hành. Nhưng rõ rệt khi có củ đến khi thu hoạch. Bệnh chỉ gây hại trên lá hình thành vết bệnh có hình tròn màu nâu đen, sau đó lan dài theo chiều dài của lá.

Nếu gặp mưa phùn dài ngày hoặc trời có sương mù nhiều, ẩm độ không khí cao bệnh sẽ phát triển rất mạnh, lúc đó trên bề mặt lá sẽ xuất hiện lớp nấm màu nâu đen.

Biện pháp chính:

Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, làm đất kỹ. Luống được cào cao, để có thể thoát nước tốt. Không nên trồng quá dầy, tùy theo đó là giống và nhu cầu của người dùng mà trồng phù hợp.

Bón phân phù hợp giữa đạm, lân và ka li. Lưu ý: không bón quá nhiều đạm. Tưới nước vừa đủ phải, không nên tưới quá nhiều.

Những ngày có sương nhiều, nên tưới nước vào buổi sáng để hạn chế mầm bệnh phát triển. Loại bỏ những bộ phận của cây đã bị bệnh để hạn chế bệnh lây lan. Phát hiện sớm và có thể dùng thuốc hóa học để trị bệnh.

Bệnh thán thư

Do nấm Collectotrichum sp. gây ra. Xuất hiện các vết tròn màu trắng, hơi lõm xuống. Bệnh hay gặp nhất ở lá và thân hành. Thường mắc bệnh vào mùa mưa hoặc do ruộng đồng quá ẩm ướt.

Phòng trừ: Trồng cây vừa phải, không quá dày, không quá thưa. Luống cao và thoát nước tốt cho ruộng hành trong mùa mưa và khi mới tưới xong. Bón phân đầy đủ, hợp lí, tăng cường phân hữu cơ. Nếu bệnh quá nặng có thể dùng thuốc trừ sâu.

Bệnh do nấm Peronospora destructor gây ra. Phát triển ở nhiệt độ thấp, những hôm có sương mù chúng lây lan rất nhanh. Lá bị bệnh có màu xanh nhạt, có lớp nấm trắng. Nếu bệnh đã quá nặng sẽ khiến cây bị đổ và có thể bị chết.

Cây lúc nhỏ bị ít mắc bệnh nhưng khi càng lớn khả năng mắc bệnh càng cao.

Biện pháp phòng ngừa: chọn giống tốt , không bị sâu bệnh, luân canh cây trồng. Vệ sinh ruộng sạch sẽ, thoáng mát. Trồng cây hành lá ở những khu đất có khả năng thoát nước tốt, ít bị đọng nước.

Bệnh sâu xanh da dáng

Hình dạng của con sâu này rất giống con sâu xanh nhưng nó nhỏ hơn một chút. Da xanh lục với 2 sọc vàng nâu ở 2 bên thân. Nó đẻ thành từng ổ trên lá và sinh trưởng, phát triển rất mạnh. Ngoài ra, chúng còn có khả năng kháng thuốc rất tốt.

Biện pháp diệt sâu:

Thường xuyên chăm non ruộng hành, để ý những lá hành có hiện tượng bất thường. Bắt sâu bằng tay vì thuốc hóa học khó trị khỏi và không an toàn khi sử dụng. Mật độ cây với cây phù hợp, không quá dày.

Thu hoạch cây hành lá

Hành lá có thể được thu hoạch sau khi trồng khoảng 1 tháng rưỡi đến 2 tháng. Năng suất thu được cực cao.

Cách trồng đơn giản, năng suất siêu khổng lồ. Vậy tại sao mỗi chúng ta lại không trồng loại gia vị quốc dân này để bữa cơm gia đình thêm ngon và đầm ấm.

Theo : Thu Hà

Cách Trồng Hành Lá Dễ Dàng Hiệu Quả

Hành lá với vị cay hăng nhè nhẹ giúp chị em biến tấu cho món ăn gia đình thêm ngon. Vậy tại sao không thử trồng một chậu hành lá nho nhỏ tại nhà để đảm bảo sức khỏe người dùng?

Cách trồng hành lá dễ dàng hiệu quả

Hành lá là một trong những cây gia vị được sử dụng thường xuyên trong các món ăn Việt. Toàn bộ cây từ gốc đến thân đều có mùi thảo mộc làm tăng độ ngon ngọt cho món ăn. Nếu mỗi ngày ba bữa đều sử dụng hành lá để ăn hay trang trí cho món ăn thì gia đình nên trồng hành lá tại nhà – vừa ngon mà lại sạch. Chỉ mất khoảng một tuần trồng hành từ rễ cây có sẵn và không tốn nhiều công chăm sóc. Có nhiều cách trồng hành lá khác nhau và bạn có thể chọn lựa phương pháp phù hợp với điều kiện của gia đình.

Nếu gia đình bạn đông người và thường xuyên nấu ăn ngày 2 bữa thì đây là cách hợp lý nhất bạn nên thử. Chỉ mất khoảng một tuần và không tốn công chăm sóc, bạn sẽ có được một bình cây xanh tốt.

Cách trồng rất đơn giản theo các bước sau đây:

Bước 1: Bạn chỉ cần chuẩn bị một chai nhựa to khoảng 5 lít hoặc chai 2 lít, kích cỡ và số lượng to nhỏ tùy theo nhu cầu của gia đình.

Bước 2: Tiếp theo, hãy khoan các lỗ nhỏ quanh bình với khoảng cách đều nhau và chiều rộng vừa đủ sao cho các nhánh lá có thể chui qua. Để tiện hơn cho việc trồng hành, bạn có thể cắt phần đầu của bình để việc trồng trọt được dễ dàng.

Bước 3: Trước tiên, bạn đổ 1 lớp đất mùn mịn khoảng 5-7cm xuống đáy bình, xếp lần lượt các củ hành xung quanh. Bạn cần lưu ý xếp sao cho phần rễ hướng vào trong, ngọn hướng ra phía lỗ trống đã khoan trước đó để hành mọc lá.

Bước 4: Sau khi xếp xong lớp hành đầu tiên, bạn đổ đất phủ lên lớp củ hành rồi xếp lần lướt các lớp củ – đất như ban đầu cho tới khi đầy bình.

Bạn nhớ tưới nước bằng cách phun sương đều đặn vào các lỗ trống và đặt bình cây ở gần cửa sổ có ánh sáng tự nhiên.

Sau 1 tuần, gia đình sẽ có được một vườn hành xinh xắn, tươi ngon, thuận tiện khi cần nấu các món ăn có hành.

Hành lá, hay còn gọi là hành hoa, là một trong số ít những loại cây có thể trồng tiếp cây mới từ phần rễ bỏ đi. Hành lá có thể trồng quang năm, trong đó mùa nắng cho nắng suất cao hơn mùa mưa.

Chuẩn bị:

Đất: đất nhiều mùn, thoát nước tốt

Hành lá

Chậu, thùng xốp trồng có lỗ thoát nước.

Trồng thành nhiều hàng, mỗi hàng cách nhau khoảng 20 cm, mỗi hốc trồng khoảng 2 tép. Chỉ nên cấy gốc hành xuống với độ sâu vừa phải – khoảng 3 cm, để giúp cho cây hành phát triển nhanh và mau nở bụi .

Hàng ngày tưới nước đủ ẩm cho cây và làm cỏ kịp thời để không ăn hết chất dinh dưỡng của hành.

Sau 30 – 40 ngày, cắt lá ăn dần và tiếp tục tưới nước, bón phân cho chậu cây.

Mẹ tự nhiên

Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Và Cách Trồng Hành Lá, Hành Củ Hiệu Quả, Đem Lại Sản Lượng Cao trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!