Xu Hướng 12/2023 # Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Tiêu Cho Năng Suất Cao # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Tiêu Cho Năng Suất Cao được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Việt Nam là nước có sản lượng tiêu xuất khẩu đứng đầu thế giới. Vì vậy, người dân cần chú trọng đầu tư vào loại hình này và nắm vững kỹ thuật trồng và chăm sóc tiêu cho năng suất vượt trội.

Hồ tiêu được trồng trên nhiều loại trụ khác nhau như trụ gỗ, trụ gạch, trụ bê tông và các loại cây trụ sống. Bên cạnh đó, bà con cũng cần nắm vững kỹ thuật trồng và chăm sóc tiêu cho năng suất cao nhất.

Các loại giống: Ấn Độ, Phú Quốc, Vĩnh Linh, Lộc Ninh,….Tùy thổ nhưỡng từng vùng, bà con lựa chọn giống cho phù hợp. Chọn giống: Chọn giống trên những cây tiêu sinh trưởng mạnh, không bị sâu bệnh, giống tiêu lươn hoặc tiêu ác, giống Ấn Độ hay Vĩnh Linh tùy điều kiện của bà con.

Tiêu là loại thân dây ưa lên thẳng nên Tiêu có thể sống trên cây gỗ, nọc bê tông, nọc cây sống… Nọc gỗ: đường kính, độ cao tùy thuộc bà con sử dụng, tốt nhất nên chọn nọc có đường kính tương đối để cây có thể bám trụ lâu dài (đường kính khoảng 20 – 25 cm cao khoảng 3-4 m cách đất). Khoảng cách trồng là từ 2*2.5 m, 2.5m*2.5m.

Nọc cây sống: Các loại cây đa niên, nhưng phải chọn những loại cây có thời gian sinh trưởng nhanh, rể cọc ăn sâu ít rể ngang, không thay vỏ, ít sâu bệnh như các cây sau: cây lồng mức, muồng đen, cây hông, keo đậu… Khoảng cách trồng từ 2.5*3m.

Mỗi trụ tiêu được bón lót 10-20kg phân chuồng, 0,2-0,5kg phân lân, 0,2-0,3kg vôi bột, trộn đều phân với đất mặt và lấp xuống hố. Xử lý đất trong hố trước khi trồng bằng 1 trong các loại thuốc như Confidor 100SL 0,1%, 0,5 lít/hố hoặc Basudin 10H, 20-30 g/hố.

Che bóng cho cây tiêu non: khi tiêu mới trồng cần dùng cỏ, rác, lá dừa… che tủ tránh nắng và gió làm tiêu mất nước và bị cháy nắng. Có thể che bằng tấm liếp hoặc làm dàn che.

Làm sạch cỏ xới xáo: Làm cỏ sạch quanh gốc và gữa các hàng tiêu. Không xới xáo trong gốc tiêu, nên xới cách gốc 50-60 cm. Nếu cỏ mọc trong gốc nên dùng tay nhổ bỏ, tránh gây tổn thương cây). Mùa mưa cần tránh xới xáo vì dễ làm tổn thương bộ rễ giúp mầm bệnh xâm nhập vào làm chết tiêu…

Trong mùa nắng cần tưới nước thường xuyên (không thừa nước), kết hợp với các biện pháp che chắn, tủ gốc giữ ẩm cho tiêu. Trong thời kỳ kinh doanh, việc tưới nước cho tiêu có khác hơn. Trong thời kỳ này, đặc biệt sau thu hoạch, chỉ tưới cho cây tiêu khi thấy thật cần thiết, đủ cho cây sống, chịu đựng được cho mùa khô hạn để bước vào mùa mưa.

Phân hữu cơ: Được bón hàng năm với liều lượng 30-40m3/ha. Vào đầu mùa mưa, đào rãnh vành khăn quanh gốc tiêu, mép rãnh cách mép tán tiêu 15-20cm, sâu 5-10cm, rộng 15-20cm bón phân hữu cơ đã hoai hoàn toàn, bón xong phải lấp đất lại. Khi đào rãnh bón phân, hạn chế tới mức tối đa làm tổn thương bộ rễ tiêu.

Phân khoáng: Dùng các loại NPK Đầu Trâu có công thức phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây tiêu, đặc biệt chú ý tới các loại có vi lượng (TE) rất tốt cho cây tiêu. Loại và liều lượng NPK hỗn hợp bón cho tiêu. Thời kỳ kiến thiết cơ bản chia lượng bón 4-6 lần/năm. Lượng bón ở thời kỳ kinh doanh chia bón 4 lần/năm vào các thời kỳ sau thu hoạch quả, đầu, giữa và cuối mùa mưa.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Chuối Tiêu Hồng Năng Suất Cao

Thời vụ thích hợp trồng chuối tiêu hồng vào mùa xuân (tháng 2 – 4) và mùa thu (tháng 8 – 10). Mật độ trồng: Hàng cách hàng 2,2 m, cây cách cây 2,5 m, tương đương 60 – 70 cây/sào (sào Bắc bộ 360 m2).

Cây giống

– Giống cây nuôi cấy mô: Là giống được nhân trong phòng thí nghiệm đạt đầy đủ các tiêu chuẩn quy định là sạch bệnh, độ đồng đều cao, nhân nhanh với số lượng lớn.

– Giống được tách từ cây mẹ: Cây có chiều cao từ 70 cm – 1,2 m, thân thẳng, sạch sâu bệnh và đã được xử lý kỹ thuật.

Chuẩn bị đất trồng

– Chuối tiêu hồng thích hợp với nhiều loại đất, tốt nhất nhất trên đất phù sa, có tầng đất mặt dày, tơi xốp, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, giữ ẩm và thoát nước tốt, độ pH trong đất khoảng 5 – 7.

– Đào hố: Kích thước 40 x 40 x 40 cm, khoảng cách giữa các hố 2 – 2,5 m.

Bón phân

– Bón lót (tính cho 1 hố): Phân hữu cơ (phân chuồng hoai mục) 10 – 15 kg, phân lân Supe 0,3 – 0,5 kg, vôi bột 0,3 – 0,5 kg.

– Bón thúc: 1 kg đạm urê + 1 kg kali.

+ Bón thúc lần 1: Sau khi trồng 1 – 1,5 tháng, kết hợp với làm Cỏ, xới xáo quanh gốc. Bón 0,5 kg đạm urê + 0,3 kg kali, cách gốc 30 – 40 cm.

+ Bón thúc lần 2 sau lần 1 từ 1,5 – 2 tháng. Bón 0,2 kg đạm urê + 0,3 kg kali, cách gốc 1m.

+ Bón thúc lần 3 với lượng đạm và kali còn lại khi cây trổ buồng, bón cách gốc 1,5 – 2 m. Nên đào 4 hốc xung quanh gốc, lấp phân sâu 7 – 10 cm, tiến hành bón khi đất có độ ẩm 70 – 80%.

Trồng, chăm sóc

Sau khi bón lót phân phủ đất, tiến hành xé túi bầu, đặt cây ngay ngắn giữa hố, giữ cho cây đứng thẳng, phủ đất cho kín gốc. Phần xung quanh vùng rễ cây nên lấp bằng đất nhỏ.

Tưới nước từ từ kết hợp với lắc nhẹ cây chuối cho đất trôi theo nước lèn chặt gốc cây và tiếp xúc với rễ. Sau đó, phủ rơm rạ xung quanh hốc, tưới nước giữ ẩm (tránh làm vỡ bầu cây). Khi trồng tránh để cây tiếp xúc với phân lót.

Sau trồng 30 – 45 ngày thì làm cỏ, làm cỏ là việc làm quanh năm trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây. Chuối là cây chịu nóng kém, nhưng lại cần rất nhiều nước. Vì vậy, cần phải thường xuyên tưới nước, giữ ẩm cho cây.

Thiếu nước lá sẽ ra chậm và trổ buồng chậm, buồng nhỏ năng suất kém. Có thể tăng hiệu quả sử dụng nước tưới bằng cách che tủ rơm rạ, phủ bạt nilon hoặc tưới nhỏ giọt bằng thiết bị chuyên biệt.

Đánh tỉa chồi, cắt tỉa lá

– 1 cây chuối có thể sản sinh 5 – 10 chồi bên. Thông thường chỉ để 1 – 2 chồi cho vụ sau. Các chồi khác phải bỏ đi để tránh cạnh tranh về dinh dưỡng. Đánh tỉa chồi là kỹ thuật lựa chọn những chồi khỏe mạnh nhất, ở những vị trí thích hợp nhất.

Phương pháp chung đánh tỉa chồi là dùng dao cắt ngang hoặc dưới mặt đất. Làm như vậy chồi sẽ mọc lại và lại tiếp tục cắt.

Muốn cho chồi không mọc lại nữa cần phải áp dụng các biện pháp: Khoét bỏ đỉnh sinh trưởng hoặc tách chồi khỏi cây mẹ.

Để tránh lây bệnh từ cây này sang cây kia, dụng cụ cần phải được khử trùng sau mỗi lần sử dụng bằng dung dịch formaldehit 10% trong 10 giây hoặc 5% trong 30 giây.

– Những lá già và lá bị bệnh sẽ bị chết và treo trên cây. Đây là nơi cư trú của nhiều loài sâu bệnh hại. Cần cắt bỏ những lá này bằng dao sắc, thường là cùng lúc với đánh tỉa chồi.

Như vậy sẽ làm giảm các bệnh về đốm lá và sâu bệnh khác. Đồng thời làm tăng khả năng sinh trưởng của chồi bên.

Cắt bỏ tất cả những lá bị treo trên cây và cả những lá chỉ còn dưới 50% diện tích lá khỏe mạnh và đặt giữa các hàng chuối.

Nếu diện tích lá khỏe mạnh còn trên 50% thì không nên cắt bỏ mà chỉ cần làm vệ sinh. Dụng cụ cắt tỉa lá cũng cần được xử lý giống như dụng cụ đánh tỉa chồi.

Ngắt hoa đực và bao buồng

– Hoa đực hay còn gọi là bắp chuối, thường được cắt bỏ ở vị trí khoảng 10 cm dưới nải quả cuối cùng và đồng thời với bao buồng quả.

Ngắt bỏ hoa đực có xu hướng làm tăng kích thước của những nải phía dưới và khối lượng buồng quả. Có thể bẻ hoa đực bằng tay nhưng tốt nhất là dùng dao sắc và cũng cần được xử lý giống như đối với cắt tỉa lá và đánh tỉa chồi.

– Buồng chuối thường được bao bởi túi nilon. Loại túi bao buồng này có công dụng giữ cho quả khỏi bị sâu bệnh gây hại và thúc đẩy quả phát triển, nhất là trong điều kiện lạnh.

Bao buồng quả thường làm tăng kích thước quả và rút ngắn thời gian từ ra buồng đến thu hoạch.

Buồng chuối cần được bao sớm ngay sau khi quả bắt đầu cong lên. Buộc chặt túi ở phía trên và mở ở phía dưới, trông giống như ống tay áo. Loại túi bao phổ biến nhất hiện nay màu xanh, có đục lỗ.

Thu hoạch

Tùy thuộc vào khoảng cách cần vận chuyển, chuối có thể thu hoạch ở những độ chín khác nhau. Để tiêu thụ ở chợ địa phương, chỉ cần thu trước khi chín vài ngày. Để vận chuyển xa phải thu hoạch sớm hơn.

Tuy nhiên, để giữ được vị ngọt tự nhiên, cần thiết phải thu hoạch chuối ở giai đoạn chín. Thu hoạch chuối làm nguyên liệu chế biến thường sớm hơn so với để ăn tươi.

Độ chín có thể xác định bởi màu sắc hoặc độ đẫy quả. Tiêu thụ tại chỗ, nên thu hoạch khi quả đạt độ tròn căng và màu quả chuyển từ xanh sang hanh vàng. Tiêu thụ xa cần thu sớm hơn khi quả vẫn còn xanh và chưa tròn đầy.

Độ chín cũng có thể xác định theo thời gian trỗ buồng. Tùy mùa vụ, khoảng thời gian từ trỗ buồng đến thu hoạch dao động trong khoảng 3 – 4 tháng.

– Dùng cho xuất khẩu tươi: Độ chín từ 75 – 80% biểu hiện của quả hơi tròn cạnh, vỏ màu xanh nhạt, ruột trắng ngà.

– Dùng để tiêu thụ trong nước hoặc chế biến: Độ chín 90%, vỏ quả màu xanh vàng, quả tròn cạnh, ruột màu vàng. Khi buồng chuối có quả nứt là chuối đã già, nên thu hoặch ngay, để lâu sẽ có nhiều quả nứt và quả nứt dễ thối.

Kỹ Thuật Trồng Chuối Tiêu Cho “Năng Suất Cao Nhất”

Chuối tiêu là loại quả không hề xa lạ với người dân Việt Nam, chuối tiêu đã trở thành loại quả rất phổ biến và được nhiều người ưa chuộng, lựa chọn làm món ăn tráng miệng hàng ngày. Chính vì vậy mà kỹ thuật trồng chuối tiêu được rất nhiều người tìm hiểu.

Không chỉ mang lại mùi vị thơm ngon, chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, chuối tiêu còn có giá thành rẻ. Hơn nữa cách trồng chuối tiêu là hết sức đơn giản, do vậy nên nhiều người đã tự tay trồng chuối tiêu hồng để gia đình mình thưởng thức.

Kỹ thuật trồng chuối tiêu cho hiệu quả cao

Trong kỹ thuật trồng chuối tiêu, fao chia nhỏ thành 4 bước, mỗi bước tương ứng với một giai đoạn, mỗi giai đoạn yêu cầu bạn cần nắm được cách trồng, kỹ thuật trồng cây chuối.

1, Tiêu chuẩn cây giống chuối tiêu

Việc thực hiện nhân giống chuối tiêu hiện nay thường được sử dụng theo phương pháp nuôi cấy mô. Cây chuối con sẽ mang tính trạng giống như cây chuối mẹ.

2, Thời vụ trồng chuối tiêu

Giai đoạn trồng chuối tiêu phù hợp nhất là khoảng thời gian trong những tháng đầu xuân. Ở thời điểm này nhiệt độ ấm dần lên lượng mưa cao hơn, thuận lợi cho việc đâm chồi mới của cây chuối.

3, Tiêu chuẩn đất và làm hố trồng chuối tiêu

Cây chuối tiêu thích phù với loại đất thịt hay đất cát pha có hàm lượng phù sa bồi đắp. Độ Ph nằm trong khoảng 6 sẽ là điều kiện lý tưởng giúp cây chuối sinh trưởng.

Sau khi chọn lựa được loại đất trồng phù hợp, bạn bắt đầu thiết kế mô hình trồng chuối tiêu. Đầu tiên bạn thực hiện đào hố theo kích thước tối thiểu là : 40 x 40 x 40cm.

Trồng chuối với khoảng cách giữa các cây khoảng 2m. Sau khi trồng chuối tiêu hồng xong, bạn cần phải tưới nước để giữ ẩm ngay cho cây, giúp cây chuối mau bén rễ.

Sau khi thực hiện kỹ thuật trồng chuối tiêu hồng, thì cách chăm sóc cây chuối giống bạn cần thường xuyên thực hiện để cây sinh trưởng tốt và thời gian cây ra hoa đậu quả được rút ngắn.

1, Tưới nước

Cây chuối ưa ẩm ướt nên trong khoảng thời gian đầu cần tưới cho cây đủ lượng nước. Đặc biệt cần chú ý tới thời kỳ cây chuối bắt đầu ra hoa cho tới khi cây ra quả.

Lượng nước tưới cho cây chuối cũng cần được xem xét độ ẩm của đất và từng mùa. Khi vào mùa mưa, bạn không nên tưới nước mà cần chú ý tới khả năng thoát nước tốt cho đất. Mùa khô tăng cường lượng nước tưới và nên tưới khi thời tiết râm mát.

2, Tỉa mầm, định chồi và vệ sinh vườn

Sau khi trồng chuối tiêu hồng với khoảng thời gian là ngoài 3 tháng cây sẽ phát triển khá mạnh mẽ. Thời tiết khí hậu nóng ẩm của ở nước ta, một cây chuối mẹ có khả năng cho ra nhiều chồi và thành nhiều cây chuối con bên dưới.

Bạn cần kiểm soát số lượng chồi non mọc ra, chỉ để lại từ 1 đến 2 chồi con để điều tiết sự phát triển của cây chuối con và cây chuối mẹ.

Bên cạnh việc tỉa mầm cho cây thì bạn cũng cần thường xuyên cắt tỉa những lá đã khô héo, lá bệnh chỉ giữ lại các lá khỏe mạnh, không bị nhiễm sâu bệnh. Tới thời điểm cây chuối ra hoa nên cắt bỏ toàn bộ hoa đực.

Khi cây chuối tạo quả bạn cần bao buồng bằng túi PE. Ngoài ra cần thường xuyên theo dõi cây chuối, làm sạch toàn bộ cỏ dại bên dưới và vun xới đất giúp cây được thông thoáng, tạo điều kiện cho cây phát triển tốt nhất.

Bón lót: Tại mỗi hố đã đào bạn thực hiện bón vào đó khoảng 10kg phân chuồng hoai mục + 0.5kg vôi + 0,3kg lân Super. Trộn phần đất bên dưới với phân thành hỗn hợp đất và lấp đất lại. Chú ý khi trồng cây chuối con giống bạn phải cẩn thận để tránh tình trạng rễ cây tiếp xúc trực tiếp với phân.

Sau khi trồng chuối tiêu hồng 20 ngày thì cây đã bén rễ khá nhiều. Bạn tiếp tục thực hiện bón thúc cho cây với lượng phân NPK là khoảng 1kg với tần suất 1 tháng 1 lần.

Bón thúc sau khi trồng chuối tiêu hồng khoảng 5 tới 6 tháng: Lúc này chiều cao của cây chuối đã tương đối cao. Bạn thực hiện bón cho cây với liều lượng khoảng 20kg vôi bột + 10kg NPK 20-20-15

Những tháng tiếp theo tùy thuộc vào độ dinh dưỡng của đất và tình trạng sức khỏe của cây mà bạn tăng giảm lượng phân bón cho cây chuối sao cho hợp lý.

Phòng trừ sâu bệnh hại

Trong suốt khoảng thời gian thực hiện kỹ thuật trồng chuối tiêu thì khó tránh khỏi việc cây chuối bị sâu bệnh hại tấn công. Tuy nhiên, khi thấy cây chuối có dấu hiệu của sâu bệnh xâm nhập bạn cần phải nhanh chóng tiêu diệt, ngăn chặn để không lân lan, gây tình trạng bệnh nặng hơn.

Cũng tương tự như các giống chuối khác. Cây chuối tiêu thường gặp một vài loại sâu bệnh hại như sâu ăn quả, sâu đục thân, vv. Để ngăn ngừa những loại sâu bệnh này, bạn cần thực hiện:

Thường xuyên xắt tỉa những lá già yếu, lá bị khô héo.

Để hạn chế và ngăn ngừa sâu bệnh đục quả làm ảnh hưởng tới chất lượng của quả bạn thực hiện bao buồng bằng túi nilon đã được đục lỗ thoát ẩm bên dưới đáy.

Sử dụng một vài chế phẩm sinh học như Tilsuper để tiêu diệt bệnh vàng lá, Ridomil ó khả năng chống lại hiện tượng đốm quả và Meliparathion (có tác dụng loại trừ bọ vẽ quả) vv.

Thu hoạch chuối tiêu

Với loại chuối tiêu nuôi cấy mô thời gian từ khi trồng cho tới lúc thu hoạch là khoảng thời gian 13 tháng. Khi cây chuối bắt đầu ra buồng và những quả chuyển dần sang vàng bạn có thể tiến hành thu hái cả buồng xuống.

Bạn cần nhẹ nhàng cắt buồng hạ xuống cẩn thận để tránh bị dập nát. Cắt từng nải chuối ra và rửa sạch rồi bảo quản ở những nơi thoáng mát sẽ giúp chuối được tươi, đẹp lâu hơn.

NHAP “TU KHOA” BAN CAN TIM KIEM:

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Hồ Tiêu Đạt Năng Suất Cao

Thứ sáu – 02/06/2023 09:00

Làm thế nào để thực hiện kỹ thuật trồng và chăm sóc hồ tiêu tiết kiệm chi phí? Làm thế nào chăm sóc cây hồ tiêu hiệu quả nhất và giảm rủi ro không cần thiết ?

Cây tiêu từ 20 đến 22 năm nay có sự biến động về giá, giá tăng khiến cây tiêu tự phát trên diện rộng. Nên bà con cần biết một số kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồ tiêu để mang lại hiệu quả kinh tế nhất.

Tiêu là cây bán chùm gửi nó thích nghi với khí hậu nhiệt đới. Nó rất nhạy cảm, không hợp với nhiệt độ dao động lớn trong ngày, nên cây hồ tiêu chỉ tồn tại ở miền Trung và miền Đông Nam bộ Việt Nam cũng như một số nước có khí hậu tương ứng như Ấn độ, Indonesia v.v…

Khí hậu thay đổi đã xảy ra các hiện tượng như sau:

– Chết hàng loạt ngoài kiểm soát.

– Trồng trên địa hình phù hợp biến thành trên địa hình không phù hợp.

– Khô hạn, nắng nóng, mưa nhiều, xói mòn dẫn đến dịch bệnh.

– Không xác định được đặc điểm sinh lí của cây tiêu. v.v….

kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồ tiêu

– Phải chọn vị trí thật phù hợp để tránh các bất lợi như: đất cao, đất có độ nghiêng lớn, đất quá thấp, đất lòng chão, đất cạn đáy (độ dầy hữu cơ ít) đất sét. Đất cao sẽ tốn kém thêm kinh phí không đáng có. Ví dụ: bơm nước công suất lớn, bơm chuyên dụng, kèm theo là giếng sâu hoặc ao nước xa, dây ống dẫn nước dài. Đất có độ dốc lớn sẽ khó chăm sóc, khó di chuyển, luôn bị xói mòn. Đất lòng chão sẽ bị nước tập trung khi có mưa nhiều gây úng. Đất cạn hữu cơ cây trồng sẽ mau cằn cỗi. Đất sét thường không có hữu cơ và là đất không thấm sẽ ứ nước trong mùa mưa. Nếu trồng tiêu ở dạng đất như vậy tiêu sẽ chết, nếu cố tình tạo cho có thể trồng được thì dù thu hoạch được thì sản lượng có cao nhưng tính hiệu quả sẽ thấp vì chi phí nhiều.

– Tuyệt đối mọi người không nên trồng tiêu trên đất đồng bằng vì đồng bằng nước không lưu chuyển hoặc lưu chuyển chậm. Theo chu kì, cứ 10 năm sẽ có một năm mưa nhiều, chu kì này sẽ xóa sổ vườn tiêu nếu chọn địa lí không phù hợp.

– Theo lẽ tự nhiên nếu không thích nghi được thì sẽ không tồn tại được. Như vậy thiên nhiên đã cho chúng ta sẵn câu trả lời.Vì vậy mọi người chỉ cần chọn giống tiêu năng suất ổn định và đã tồn tại lâu dài tại địa phương mà mọi người muốn trồng.

– Một số bài học thời gian đã cho chúng ta thấy rằng không phải loại giống nào cũng có thể trồng ví dụ như giống tiêu ở Malaysia, Indonesia mang lại năng suất rất cao nhưng khi trồng tại Việt Nam thì không thể tồn tại được. Vậy nên mọi người hãy thực hiện theo cách chọn giống hay kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồ tiêu bấy lâu nay.

Sau khi xác định giống phù hợp sẽ nhân giống như sau để có thể đáp ứng nhu cầu tối thiểu.

Từ đỉnh ngọn tiêu già, cắt bỏ 1-1,5 mét vào đầu mùa mưa và có chế độ chăm sóc ưu tiên. Một năm sau dây non mọc trở lại, cắt dây non này trồng là phù hợp.

Bước ba: Cách trồng theo kỹ thuật trồng và chăm sóc hồ tiêu

Toàn bộ diện tích đất được làm xốp với độ sâu từ 35-40cm (chỉ một lần) tạo các bờ giữ nước để tưới có cao độ 10cm. Khoảng từ 50-70 mét là phải đào một con mương để cắt nước ngầm lưu chuyển dưới mặt đất, mương có độ sâu từ 50-70cm.

Để giảm chi phí và mau đem lại hiệu quả kinh tế cao nên thực hiện theo kỹ thuật trồng trồng chăm sóc cây hồ tiêu như sau: (nên chuẩn bị trước một năm).

Vào đầu mùa mưa, thời gian này khí hậu khô nóng, có mưa đầu mùa, đất ẩm, thích hợp cho việc ươm dây tiêu. Mọi người nên chọn dây có độ tuổi từ 1 năm đến 18 tháng, cắt lấy 5 mắc nếu mà dây mắc nhặc thì có thể cắt dài hơn rồi làm đất tơi xốp, vun lên thành líp, cao khỏi mặt đất 20cm, che mát, nên chừa nhiều lá, lá nhiều sẽ giúp chồi tiêu và rễ phát triển mạnh hơn, lấp dây tiêu xuống đất từ 3-4 mắt, ngày tưới 3-4 lần, tưới ít, chống rụng lá. Sau 20-30 ngày thì đem trồng, trồng cạn, cho mắt thứ ba tiếp giáp với mặt đất (trồng cạn dễ lên) nén đất chung quanh gốc vừa chặt. Lúc còn nhỏ cây tiêu cần râm mát , nên khi trồng phải che đủ mát cho cây tiêu.

Bước bốn :cách chăm sóc, bón phân, phòng sâu rầy, nấm bệnh ứng phó với khí hậu nóng lên

– Sử dụng các loại phân bón thông thường và tuân theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

– Trên nền lúc nào cũng phủ một lớp cỏ nó đóng vai trò cách nhiệt, chống xói mòn, giữ ẩm, tái tạo hữu cơ tự phân hủy và trao đổi chất hữu cơ. Cỏ giữ trong vườn tiêu trung bình từ 10-20cm. Không nuôi các loại cỏ thân ngầm như cỏ ống, cỏ tranh v.v…

– Sau 4-5 năm, đất sẽ phì nhiêu trở lại nên không cần thiết dùng phân hữu cơ nữa, giảm được chi phí lao động cũng như ô nhiễm môi trường xung quanh.

– Một năm thì bón phân khoảng ba lần: đầu mùa mưa, giữa mùa mưa và cuối mùa mưa, lượng phân bón nên theo chỉ dẫn nhà sản xuất. Phân thì rãi bừa trên cỏ sao cho đều là được, tiếp đó là dùng thuốc diệt cỏ với liều lượng thấp.Mục đích là làm cỏ bị thương tái vàng chứ không chết, trong quá trình cỏ bị thương không hấp thụ được phân bón thì cũng là thời gian tiêu hấp thụ được phân bón mạnh vì có cỏ giữ độ ẩm.

Lưu ý: Mỗi năm chỉ xịt một lần vào mùa mưa, nhưng không xịt kỹ.

Trồng được khoảng từ 12-18 tháng sẽ cắt ngang dây tiêu để chúng đâm chồi (không cắt vào giữa mùa mưa cây sẽ chảy nhựa nhiều, dễ nhiễm bệnh) khi chồi non lên, chọn từ 5-7 chồi tốt để cột vào nọc, vậy là đủ, còn các chồi khác cho tỏa ra ngoài, sau thời gian ra trái do không được bám chúng sẽ tự chết. Cành, nhánh cây tiêu cứ để phủ sát đất, chỉ cắt tỉa ít để thuận tiện dọn lá gốc khi cần.

Tiêu không cần tưới nước nhiều,lượng nước chỉ cần tương đương với lượng mưa khoảng 50-70mm. Khi tưới, dùng vòi nước xịt vào các kẹt nhánh cho cành lá khô văng ra, thỉnh thoảng dùng vòi nước xịt đẩy lá khô trong gốc ra ngoài cho cỏ phân hủy. Khi môi trường tương tác, dung hòa tiêu sẽ không có hoặc rất ít sâu bệnh. Không có môi trường cho nấm mọc thì sẽ không có nấm bệnh. Không mất nước uống thì kiến, rệp sáp sẽ không đục khoét cây tiêu gây ra bệnh.

Cách Trồng Tiêu Đơn Giản Cho Năng Suất Vượt Trội

cach trong tieu Theo tuiuomcay.com

Những tin cũ hơn

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Roi Đỏ Cho Năng Suất Cao

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC ROI ĐỎ CHO NĂNG SUẤT CAO

Đặc điểm roi đỏ

Giống roi đỏ Thái lan: Là giống cây ăn qủa quen thuộc có chất lượng tốt và cho năng suất cao chính vì những đặc điểm này mà được bà con nông dân ưa chuộng để trồng. Quả roi đỏ có hình chuông, vỏ đỏ ruột xanh, quả khi chín có màu đỏ tươi trông rất đẹp mắt, ăn có vị ngọt và chua nhẹ.

1. Thời vụ trồng

Roi đỏ Thái Lan được trồng quanh năm nhưng tốt nhất bà con nên trồng vào tháng 2-4 trong năm. Không nên trồng vào thời điểm nắng nóng, mùa mưa hay rét đậm cây rất dễ bị thúi đen và chết.

2. Cách chọn giống roi đỏ

Cây roi đỏ hiện nay được nhân giống bằng phương pháp chiết cành. Bà con trồng bằng bầu ươm thì cần chọn giống có chiều cao khoảng 20-30 cm tính từ mặt bầu lên, đường kính gốc ≤ 1cm, chọn giống có phẩm chất tốt, cây khỏe mạnh, sạch bệnh, đúng giống.

3. Làm đất và đào hố trồng

Cây roi thích hợp trồng có ở nhiều loại đất khác nhau. Thích hợp nhất là đất thịt pha cát có độ tơi xốp và thông thoáng. Bà con đào hố với kích thước 50x50x50cm

Mật độ trộng: Mật độ trồng thích hợp nhất là 4x4m, hàng cách hàng 5m.

4. Kỹ thuật trồng cây roi

Đặt bầu cây giữa hố, dùng dao sắc rạch nhẹ gỡ bỏ bầu nilon (không làm vỡ bầu), vun đất quanh bầu, nén chặt gốc và tưới đủ ẩm cho cây. Dùng rơm rạ hay cỏ khô phủ giữ ẩm cho đất. Khi cây bén rễ sinh trưởng tốt, cắm cọc để giữ cây khỏi đổ qua mưa gió.

5. Kỹ thuật bón phân

Bón lót: Mỗi hố bà con bón 5-10kg phân chuồng ủ hoai mục; 0,5kg vôi bột; 0,3kg phân lân.

Bón thúc:

– Năm thứ nhất: Bón cho cây roi đỏ khoảng 50g phân NPK 16:16:8, chia ra 4-5 lần bón trong năm;

– Năm thứ hai: Bón gấp đôi lượng phân năm thứ nhất, chia ra 3-4 lần bón, thời kỳ cho hoa quả bón 1,5-3kg phân NPK 20:20:15, chia ra làm nhiều lần bón. Bà con cần tăng cường bón thêm phân Kali  nhằm giúp quả roi có màu tươi đẹp và vị ngọt hơn.

6. Kỹ thuật chăm sóc

Tưới nước: Cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi quả đang lớn và lúc quả sắp chín.

Làm cỏ: Phủ gốc roi bằng cỏ, rác, cây phân xanh. Bà còn tiến hành làm cỏ thường xuyên để tránh các loại cỏ cạnh tranh dinh dưỡng với cây roi, đồng thời không để chỗ cho sâu, bệnh trú ngụ.

Tỉa cành: Bà con nên tỉa bỏ những cành vượt, cành già sâu bệnh. Chỉ giữ lại những cành khỏe mạnh để nuôi còn lại cắt tỉa hết cho thông thoáng. Vào thời kỳ đậu qủa phải hái bỏ kịp thời những quả bị méo, bị sâu bệnh, những lá già héo, chết phải ngắt bỏ luôn cuống lá.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Bắp Ngô Cho Năng Suất Cao

( kỹ thuật trồng bắp ngô cho năng suất cao )

Chuẩn bị

Hạt giống: Hạt giông bắp ngô có rất nhiều loại như hạt giống bắp ngô ngọt, ngô bao tủ, ngô nếp.Tùy vào sở thích, điều kiên của mỗi người để lựa chọn hạt giống cho phù hợp. Ngô loại cây lương thực phổ biến của người dân Việt Nam nên hạt giống rất dễ mua. Bạn có thể đến cửa hàng nông sản uy tín hoặc trong siêu thị gần nhà để mua hạt giống.

Đất trồng: Ngô là loại cây trồng được trên rất nhiều loại đất khác nhau. Nhưng cây phát triển tốt và cho năng suất cao nếu được trồng trên đât thịt hay thịt pha cát, xốp, giàu chất hữu cơ, thoáng và thoát nước tốt. Có độ ẩm PH từ 6,4 – 7 độ. Trước khi đem hạt giống đi gieo bạn phải làm đất tơi xốp, sạch cỏ. Sau đó bón lót cho đất toàn bộ bằng phân chuồng và lân.

Kỹ thuật trồng bắp ngô

Gieo hạt: Nên gieo mỗi hốc 2 – 3 hạt ( chỉ nên tối đa 2 cây/ hốc ). Khoảng cách giữa hàng với hàng 60 – 100cm và khoảng cách cây với cây với cây trên hàng là 20 – 40 cm, tùy theo đặc tính giống. Sau khi trồng xong bạn hãy phủ một lớp đất dày 2 -3cm, tưới phun nước nhẹ cho cây.

( kỹ thuật trồng và chăm sóc bắp ngô cho năng suất cao )

Cách chăm sóc bắp ngô

Tưới nước: Trong mùa nắng tưới nước 4 – 7 ngày/lần khi bắp đang trổ. Chỉ cần bắp ngô bị ngập úng quá 24h thì năng suất sẽ bị giảm xuống 30% – 50%. Lúc đó hãy tiến hành thoát nước cho cho cây.

( cách chăm sóc cây bắp ngô hiệu quả, ít sâu bệnh )

Bón phân: Trong suốt quá trình trồng, bón phân được chia thành 3 đợt. Đợt đầu bón sau khi cây được trồng 10 ngày, đợt thứ 2 sau đó 10 ngày và đợt cuối cùng sau 30 ngày gieo hạt. Bạn có thể bón phân kali, ure hoặc phân hữu cơ tùy vào điều kiện, cách chăm của mỗi người. Lưu ý: nếu bón phân kali, ure thù phải hòa cùng với nước tưới hoặc bón xong lấp đất kín phân để cây không bị cháy lá.

( cách chăm sóc bắp ngô đơn giản có năng suất cao )

Tỉa lá, cây: Khoảng 4 – 6 ngày sau khi gieo ( cây con được 1 lá ) phảo dặm lại những cây chết hoặc không mọc được. Chỉ giữ lại những cây con to khỏe. Tỉa những lá bị sâu bệnh, héo để tránh gây sâu hại bệnh cho cây.

Thu hoạch

( vườn bắp ngô đến thời vụ thu hoạch )

Cây bắp sẽ cho thu hoạch từ 60 – 65 ngày sau khi trồng. Nếu muốn thu bắp tươi, thu sau phun râu 18 – 20 ngày, còn thu bắp khô bẻ sau khi vỏ băp khô.

Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Tiêu Cho Năng Suất Cao trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!