Xu Hướng 9/2023 # Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Rau Lủi (Rau Rừng Trường Sơn) # Top 17 Xem Nhiều | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Rau Lủi (Rau Rừng Trường Sơn) # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Rau Lủi (Rau Rừng Trường Sơn) được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Rau rừng Trường Sơn (rau Lủi) là loại rau ăn rất ngon, thích hợp chế biến nhiều món ăn. Trong kháng chiến bộ đội ta thường dùng rau Lủi làm thực phẩm phục vụ cho chiến đấu giúp tăng sức dẻo dai và khả năng chống lại các loại bệnh rất tốt. Ngày nay việc nhân giống và đưa rau rừng vào bữa ăn hàng ngày là 1 vấn đề thiết yếu. Bài viết sau đây sẽ Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây rau Lủi.

Rau lủi là cây thảo mọc bò và hơi leo, dài 2 – 3m. Thân mọng nước, màu nâu tím, phân nhiều nhánh. Lá dày, giòn, mọc cách, phiến lá hình mũi giáo, dài 4 – 12cm, rộng 2 – 4cm, khía răng ở mép không đều, cuống lá dài cỡ 1cm. Thân và cuống lá có màu tía. Rau lủi sống ở ven rừng, ven đồi, nơi ẩm, bãi hoang ven suối, trên nương rẫy. Cây ưa sáng hoặc chịu được bóng râm nhẹ.

Rau Lủi phân bố chủ yếu ở các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên: Quảng Nam, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk… Hiện nay, rau Lủi đã được đưa ra trồng và nhân giống ở một số tỉnh phía Bắc.

Công dụng và phần dinh dưỡng của rau Lủi

Rau lủi được xem như là một loại rau bổ, mát nên thường được dùng làm rau ăn. Rau lủi có mùi vị rất đặc trưng khiến cho người ăn cảm thấy rất ngon miệng và thanh mát cổ họng. Toàn cây có thể dùng làm rau ăn. Lá và ngọn non nấu canh với tôm ngon hơn rau mồng tơi. Hoặc có thể chần qua nước sôi rồi xào, trộn nộm đều rất thơm ngon và bổ dưỡng.

Bà con dân tộc miền núi thường dùng loại rau này để trị một số loại bệnh như thấp khớp, nhức mỏi xương cốt…

+ Chọn giống rau Lủi: Giống được lấy từ thân bánh tẻ, hay ngọn nhưng không quá non vì dễ bị thối gốc hom. Dùng dao hoặc kéo sắc để cắt hom. Hom được cắt từ thân có chiều dài hom từ 10 – 20cm và ít nhất trên mỗi hom có từ 3 – 5 mắt lá, tỉa bớt lá trên hom chừa khoảng 1/3 lá, đem giâm vào luống.

Luống giâm bằng cát ẩm với độ ẩm vừa phải và có mái che nắng mưa, có hệ thống phun sương tự động để luôn giữ ẩm cho hom sau khi giâm. Hom giâm khoảng 7 – 10 ngày bắt đầu có rễ, tiến hành đem trồng hoặc cũng có thể cắt hom xong đem trồng ngay vào luống trồng nhưng phải đảm bảo có che bóng và thường xuyên giữ ẩm cho hom giâm.

+ Thời vụ trồng rau Lủi: Có thể trồng rau lủi quanh năm nhưng tốt nhất là đầu mùa xuân(ở Miền Bắc) và đầu mùa mưa(ở Miền Nam).

+ Đất trồng rau Lủi: rau Lủi là một loại cây tương đối dễ trồng. Cây thích hợp trên nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất vẫn là đất nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Đất được cây bừa sẵn cho ải, bón phân và lên luống khoảng 15 – 30 ngày trước khi trồng.

+ Bón phân (lượng phân bón lót tính cho 1.000m2): Phân chuồng hoai 1,5 – 2 tấn, trộn lẫn với 50kg phân NPK .

Sau khi trồng khoảng 2 tuần, nên bón bổ sung khoảng 2 kg Urê/1000m2. Bón phân bằng cách hòa loãng phân vào trong nước rồi tưới bằng bình hoa sen trên mặt luống. Sau khi tưới phân phải tưới lại một lần bằng nước lã để rửa sạch phân đạm còn bám dính trên lá rau.

+ Luống trồng: Lên luống nổi, chiều dài luống tùy theo kích thước vườn. Chiều rộng: 1 – 1,5m. Chiều cao mặt luống: 15 – 20cm. Các luống cách nhau 0,3 – 0,4m để có lối đi, tiện lợi cho việc chăm sóc và làm cỏ. Có hệ thống thoát nước để có thể thoát nước mỗi khi có mưa to và kéo dài.

+ Cách trồng: Dùng xén nhỏ tạo hố trồng hoặc dùng bay chọc lỗ cắm hom vào luống. Khoảng trồng thẳng hàng ngang, khoảng cách giữa các cây từ 10 – 15cm. Trồng xong nén chặt đất, tưới nước cho đất dính chặt vào cây. Nên trồng vào những ngày trời dâm mát, nếu trồng trong mùa nắng khô thì bên trên luống trồng nên che thêm lưới đen.

+ Chăm sóc: Thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho đất, đặc biệt vào mùa nắng hạn. Kết hợp nhổ cỏ dại và phòng trừ sâu xám, sâu khoang và ốc sên ăn lá và chồi non.

Sau khi trồng cây rau có chiều cao từ 30 – 40cm thì có thể thu hoạch. Dùng dao hoặc kéo sắc cắt phần thân chồi lá non. Thời gian thu hoạch vào sang sớm hoặc chiều mát để đảm bảo chất lượng của rau.

Sau thu hoạch có thể bón thúc bằng nước phân chuồng hoai để cung cấp dinh dưỡng cho đất và kích thích rau sớm đâm chồi cho thu hoạch nhiều hơn vào những đợt sau. Nên thay thế và trồng mới hàng năm để trẻ hóa và nâng cao sản lượng rau.

– Địa chỉ bán giống cây rau Lủi

– Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây Lá Bép

Rau Rừng Gia Lai (Rau Rừng Trường Sơn, Rau Rừng Tây Nguyên)

RAU RỪNG. Một loại rau dân dã nhưng vị ngon rất đặc biệt, vừa ngọt, vừa mát, vừa thơm, ăn hoài không ngán. RAU RỪNG không hẳn là tên của loại rau này, chỉ biết người ta tìm thấy rau mọc nhiều ở rừng, đem về ăn ngon mà trở thành đặc sản. Gọi là RAU RỪNG GIA LAI vì xuất phát người ta biết đến RAU RỪNG ở địa phương này. Nhiều nhà hàng ở Gia Lai, Đăk Lăk… đã đưa rau rừng vào thực đơn. Du khách phương xa đến ăn, ai cũng trầm trồ. Và rồi, RAU RỪNG bắt đầu xuất hiện ở một số nhà hàng tại Sài Gòn.         Các bạn có thể chế biến RAU RỪNG với món luộc chấm mắm cua, mắm kho quẹt rất thanh mát. Cũng có thể xào với thịt bò rất tuyệt, nhất là khi cho thêm chút dầu mè, dậy hương thơm hấp dẫn. Ngoài ra, có thể xào đơn giản với tỏi. Và đặc biệt có thể dùng làm rau cho món lẩu cua đồng, lẩu hải sản… chúng tôi

Một đặc sản của núi rừng Tây Nguyên được biết đến nhiều trong thời gian gần đây đó là:. Một loại rau dân dã nhưng vị ngon rất đặc biệt, vừa ngọt, vừa mát, vừa thơm, ăn hoài không ngán.không hẳn là tên của loại rau này, chỉ biết người ta tìm thấy rau mọc nhiều ở rừng, đem về ăn ngon mà trở thành đặc sản. Gọi làvì xuất phát người ta biết đến RAU RỪNG ở địa phương này. Nhiều nhà hàng ở Gia Lai, Đăk Lăk… đã đưa rau rừng vào thực đơn. Du khách phương xa đến ăn, ai cũng trầm trồ. Và rồi,bắt đầu xuất hiện ở một số nhà hàng tại Sài Gòn.Các bạn có thể chế biến RAU RỪNG với món luộc chấm mắm cua, mắm kho quẹt rất thanh mát. Cũng có thể xào với thịt bò rất tuyệt, nhất là khi cho thêm chút dầu mè, dậy hương thơm hấp dẫn. Ngoài ra, có thể xào đơn giản với tỏi. Và đặc biệt có thể dùng làm rau cho món lẩu cua đồng, lẩu hải sản…

Rau Lủi Và Tác Dụng Tuyệt Vời Của Rau Lủi, Đặc Sản Rau Rừng Gia Lai

Nhiều người chắc hẳn còn chưa quen với cái tên xa lạ này nhưng ở Gia Lai. Đây là đặc sản rau rừng có xuất xứ từ vùng đất Trà My-Quảng Nam. Do người dân Gia Lai đem về trồng sau đó được xuất hiện nhiều nơi trở thành nét đặc trưng nơi đây

Rau lủi ở gia lai là loại rau mọc trên rừng. Thân cây và có sắc tím và lá hình răng cưa. Thoạt nhìn giống với còn cây bầu đất ở dưới xuôi. Loại rau này mang một hương vị mùi thuốc bắc đặc trưng. Khiến cho người ăn cảm giác lạ miệng từ vị rau cho tới hương thơm ngào ngạt

Rau lủi rừng mang mùi thơm rất đặc trưng của núi rừng Gia Lai. Có chút nồng nàn có chút xuyến xao thật khiến con người ta khó cưỡng lại. Mà muốn thưởng thức ngay cái vị khác lạ của loại rau này. Người dân Gia lai hẳn thấy thân thuộc với các món ăn từ rau lủi . Sơ chế chỉ cần lặt lấy ngọn non, lá non, bỏ phần cuống già.

Chế biến đơn giản nhất là xào nhưng phải đảo nhanh tay vì loại rau này mềm. Có chất nhớt.Rau khi chín có màu xanh tự nhiên, độ giòn, ngọt, hơi nhớt như rau mùng tơi, mang hương vị núi rừng thiên nhiên Khi thưởng thức ta mới biết tuy nhơn nhớt nhưng mà lại có độ giòn, ăn vào nghe sừn sựt .Ngoài ra nấu canh rau lủi với tôm hoặc thịt bò cũng ngon cực kỳ, nhất là vị của nước canh ngọt thanh và có hương vị nhàn nhạt thuốc bắc.

Mọc hoang dã sâu trong núi rừng như được trời phú cho phép thuật của thần dược thiên nhiên khiến con người ta cũng khá bất ngờ với loài rau nhỏ bé này.

Theo Đông y rau lủi có vị cay, ngọt thơm, tính bình, tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, tán ứ tiêu thũng Được sử dụng hỗ trợ trong trị viêm họng, viêm khí quản mãn, hỗ trợ chữa trị phong tê, thấp khớp, đau nhức xương, chấn thương sưng đau, ho gió, ho gà, ho lao, bị thương do té ngứa loét, bong gân, loét dạ dày, táo bón, viêm đại tràng, hỗ trợ điều hòa máu huyết, an thần, giảm đau, trị nhức đầu, chóng mặt, cầm máu tốt, điều hòa huyết áp, điều hòa kinh nguyệt, giải độc…

Vậy bạn đang muốn tìm kiếm mua loại rau này, làm cho thực đơn gia đình trở nên phong phú? Nông Sản Dũng Hà đã thu mua trực tiếp sản phẩm từ địa phương, cung cấp cho khách hàng những ngọn rau rừng tươi ngon nhất đảm bảo tiêu chuẩn VietGap. Với tiêu chí ” Mang thiên nhiên tới căn nhà của bạn” Dũng Hà luôn tạo lên niềm tin vững bền trong lòng người tiêu dùng.

Để biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ: https://nongsandungha.com/

Hotline: 1900986865 Địa chỉ của hàng: 683 đường Giải Phóng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội Địa chỉ của hàng: A11, Ngõ 100, Đường Trung Kính, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, HN

Săn Lan Rừng Ở Nam Trường Sơn

Lan rừng An Lão – vùng rừng nguyên sinh ở Nam Trường Sơn thuộc tỉnh Bình Định – khá phong phú, có đến hàng trăm loài, trong đó có những loài rất quý hiếm. Mỗi loài lan rừng có thời điểm trổ hoa khác nhau. “Mùa hè, những nhánh lan rừng với đủ mọi hình thù, dáng vẻ thi nhau hé nụ, nở hoa, tỏa hương thơm ngát. Đây được xem là thời điểm tiêu thụ lan mạnh nhất, bởi người yêu lan rừng ra sức săn lùng”, anh Trần Quốc Việt, chủ một vườn lan rừng An Lão có tiếng cho biết.

Lan rừng được thu gom về ở một thôn nơi vùng cao Bình Định

Xuyên rừng săn lan

Một sớm chớm hè, tôi và anh Việt đã tìm gặp và theo chân hai anh thợ rừng người dân tộc H’rê ở xã An Dũng, huyện An Lão là Đinh Văn Đua, Đinh Văn Thanh lên rừng lấy lan.

Đồ nghề của chúng tôi khá đơn giản: Bao tải lớn, rựa và dao nhỏ, dây thừng, đinh mười phân, búa… Địa điểm hôm nay chúng tôi đến là cánh rừng già, nơi có con nước Kleng. Anh Đua cho biết đó là địa điểm thường có nhiều phong lan nhất. Bởi rừng này mọc nhiều cây chò, ké, tung, những loài cây mà lan rừng ưa thích.

“Lan rừng là loài thực vật sống gửi trên cây cổ thụ cao khoảng 30-40m. Muốn lấy được lan rừng đòi hỏi người hái phải leo trèo giỏi, không sợ độ cao”, thợ săn lan rừng Đinh Văn Đua chia sẻ. Người H’rê ở các bản làng An Lão lặn lội vào rừng, leo lên những cây cao ven suối thác hiểm trở, hái về những khóm lan rừng còn nguyên dáng vẻ rêu phong, xù xì vốn có. Nghề hái lan rừng thường được gọi đùa là hái lộc rừng, nhưng thấm đẫm những nhọc nhằn. Vượt qua những nguy hiểm đó, họ vẫn bám nghề, bám rừng.

Thợ săn lan chuyên nghiệp đang trèo lên cây cao để hái lan

Anh Thanh chia sẻ kiếm lan rừng rất khó, có khi đi cả ngày rừng mới được một khóm. Giờ nhiều người đi tìm quá nên lan rừng ngày càng ít đi. Vì vậy, ít khi các anh đi rừng chỉ để săn lan, vào mùa này thường kết hợp với việc hái mật ong rừng.

Là người am hiểu sâu sắc đặc điểm sinh sống của lan rừng An Lão, anh Việt cho biết: thủy tiên, thập hoa, tiểu bạch câu, đại bạch câu thường mọc trên cây chò, quế lan và hoàng thảo sẽ sống trên thân cây ké, kim điệp vàng thường có trên cây tung… Bởi những loài cây này mọc bên cạnh những con nước, vỏ sần sùi, độ ẩm cao, có nhiều kiến làm tổ.

Thợ leo hái lan rường

Trên đường đi, chúng tôi đã nghe được nhiều câu chuyện về những thanh niên mất mạng vì săn lan. Khi ngang qua con nước Xà Lung, anh Đua kể: Ở cánh rừng này, từ nhiều năm trước, có một khóm đại châu mọc trên thân cây ké cổ thụ, cao chót vót. Người H’rê đi qua nhiều lần, dù biết là hoa quý hiếm nhưng không ai dám lấy vì cảm thấy vô cùng nguy hiểm. Nhưng rồi, có hai người, ở hai thời điểm cách nhau vài năm, cũng không cưỡng lại được, đã phải mất mạng khi quyết trèo lên cây lấy hoa. Sau đó, người làng rất sợ, không ai dám dừng chân ở con nước Xà Lung để tìm lan nữa.

Sau hơn 3 giờ đi bộ ròng rã, xuyên qua những tán rừng rậm rạp, vượt những dốc núi cao hiểm trở, chúng tôi cũng đến được con nước Kleng và bắt đầu công việc ngước mắt lên những thân cây cổ thụ tìm kiếm. Sau một thời gian lần tìm, chúng tôi cũng phát hiện được có lan. Quả thực, hôm nay chúng tôi đã may mắn. Sau đó là công việc khó khăn nhất, leo lên cây để gỡ lan.

Cả ngày rừng hôm ấy, chúng tôi hái được khá nhiều thủy tiên và quế lan, đặc biệt có một khóm to quế nhăn (quế lan đột biến) mà nghe bảo giá cả cũng không đến nỗi. Theo lời anh Việt, mỗi kg thủy tiên, quế lướt giá từ 100 – 200 nghìn đồng, quế nhăn khoảng 600 – 800 nghìn đồng.

Lan rừng đi muôn phương

Cách đây ít năm, mỗi kg lan rừng các loại có giá 100 – 150 nghìn đồng và trồng lan chưa thành phong trào như bây giờ. Lan đẹp, hiếm cũng nhiều hơn. Một số loại lan rừng An Lão so với lan cùng loại ở những vùng miền khác có nhiều điểm khác biệt đã thu hút người chơi lan từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh.

Anh Việt chia sẻ: “Lan từ rừng xuống không nhiều so với trước. Giá lấy lại khá cao, nhưng được cái lan đẹp, nhánh to. Mình bán theo ký là lan rẻ tiền hơn, còn bán bó, bán chậu thường những loại đắt tiền”. Chỉ tay vào nhánh lan kim điệp đang hé nụ, anh cho biết loại này tương đối hiếm và khó nuôi trồng nên khách quen đến đặt hàng từ lâu rồi mà giờ mới có được một ít.

Nhiều người thường lên các bản làng của người H’rê, Ba Na để mua lan từ những thợ rừng nơi đây. Hoặc họ có thể đem hình ảnh của những loài lan yêu thích đặt hàng các thợ rừng săn cho mình. Mùa hè là mùa trổ hoa của kim điệp, thủy tiên, thập hoa, nhất điểm hồng… Lan được rất nhiều người yêu thích, sưu tầm, khiến nhiều loại lan lọt vào hàng hiếm như kim điệp, dã hạc, hạc vỹ, tam bảo sắc…

Ở An Lão có rất nhiều người chơi lan. Hầu như nhà nào cũng có vài chục giò lan làm cảnh. Anh Lỡ Ngọc Sơn là một giáo viên nhưng đam mê chơi lan và có những hiểu biết sâu sắc về loài hoa này. Anh cho biết đặc điểm lan rừng An Lão thân khỏe, cứng cáp, dáng vẻ “ngẫu hứng”, chuỗi hoa dài, tròn đều, sắc hoa tươi, hương dịu nhẹ, thơm dai, lâu tàn nên được người chơi ưa chuộng.

Anh Việt kể tháng 3 vừa rồi, một thanh niên H’rê săn được nhánh lan đại châu (còn gọi là nghinh xuân, ngọc điểm) hiếm hoi còn sót lại nơi núi rừng An Lão, với giá trên dưới 5 triệu đồng hoặc đếm lá để tính tiền. Từ thú chơi tao nhã nhiều năm nay, anh đã trồng được khoảng gần 2.000 giò lan các loại. Từ chơi chuyển qua kinh doanh, lan của anh hiện đã xuất bán trên khắp cả nước. Người mua có thể đến mua trực tiếp tại vườn hoặc đặt mua online. Dù sở hữu lượng lan lớn và phong phú về chủng loại như vậy nhưng hàng ngày anh vẫn có mặt tại các bản làng, với hy vọng sẽ bổ sung thêm loài lan mới. Hoặc anh thường theo chân những thợ rừng người H’rê, Ba Na xuyên rừng săn lan.

Anh Việt cho biết thêm một số loài lan gần như không còn ở rừng An Lão, dù khách mua trả giá rất cao, anh cũng không bán. Vì anh muốn giữ lại nguồn gen quý và đang mày mò tìm mọi cách tự nhân giống theo phương pháp thủ công.

Lan rừng An Lão có rất nhiều loại như thủy tiên, đại ý thảo, quế lan, thập hoa, hạc vỹ, kim điệp… Mỗi loại hoa ở từng vùng đất do ảnh hưởng khí hậu có sự khác biệt về cấu tạo, loại ra chùm hoa dày, loại thưa hoa, loại hoa to, nhỏ, cánh dày, mỏng, màu đậm, nhạt khác nhau. Theo kinh nghiệm của người chơi, giống nào đột biến về màu sắc thì đó là hàng đặc biệt quý hiếm. Ví dụ như đại châu thường tím trắng nhưng có nhành ra trắng phớt hồng hoặc toàn màu trắng; đuôi cáo màu tím hồng cũng ra vòi hoa trắng tuyền; quế lan lá láng mịn chuyển sang nhăn, nổi gân…

Người am hiểu về lan, dựa vào thân, lá, màu sắc, cánh hoa, mùi hương cũng đánh giá được đâu là lan rừng, đâu là lan cấy mô. Và thường mùa lan tháng 3 tháng 4, từ các mối lái quen biết ở nhiều tỉnh họ đặt hàng và săn lan, làm dày thêm bộ sưu tập lan rừng của mình. May mắn sở hữu được những giò lan này coi như thỏa niềm đam mê.

Trong nhịp sống hiện đại tất bật, người ta thường tìm về với thiên nhiên, tự thưởng cho mình những phút giây thư giãn. Vì vậy, một không gian tươi sắc, thoảng nhẹ hương thơm của nhành lan, dễ khiến lòng người thư thái.

Phương Thảo

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Rau Đay

Cây rau Đay sinh trưởng tốt tại những nới đất thấp trong vùnhg nhiệt đới. Rau đay có thể sinh trưởng tốt ở nới có độ cao 500 m so với mặt biển, thậm chí có thể mọc cả ở những khu vực cao 3000 m trong vùng ôn đới. Thời vụ

Rau đay được gieo trồng chủ yếu trong vụ xuân và thu hoạch từ vụ hè đến mùa thu. Thời vụ gieo trồng từ đầu tháng 3 đến tháng 7, thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 9.

Giống

Lượng hạt gieo: 0,6-0,7 kg/sào.

Làm đất

Chọn loại đất thịt nhẹ, thịt trung bình, đất cát pha, pH từ 6,0-6,7. Đất cày bừa kỹ, làm sạch cỏ trước khi gieo trồng, đất nên được luân canh với cây trồng khác họ.

Làm luống

Mặt luống rộng 0,9 – 1,0 m, rãnh luống 0,2- -,3 m, cao 20-30 cm.

Mật độ, khoảng cách: Có thể gieo thẳng hàng, gieo vãi hoặc gieo cây con rồi tỉa cấy khi có 4- lá thật.

Khoảng cách

Hàng cách hàng 20-25cm và cây cách cây 20 cm. Mật độ 16-17 vạn cây/ha.

Phân bón

Tuỵêt đối không được dùng phân chuồn tươi, phân bắc tươi và nước phân tươi để bón hoặc tưới. Có thể dùng phân hữu cơ sinh học hoặc phân rác chê sbiến thay thế phân chuồng với lượng bằng 1/3 lượng phân chuồng.

Cách bón thúc:

– Lần 1: sau trồng 10 ngày.

– Lần 2: sau trồng 25-30 ngày (đã thu hái vỡ).

+ Lượng phân đạm và kali còn lại hoà tưới sau mỗi đợt hái.

– Xới xáo, vun gốc, làm cỏ, kết hợp với các đợt nón thúc.

– Chỉ được thu hoạch sau khi bón lót hoặc tưới phân ít nhất 7-10 ngày.

Tưới nước: Sử dụng nguồn nước sạch để tưới, luôn giữ độ ẩm đất 80%

Chăm sóc

Gieo xong, tưới giữ ẩm, khi mọc được 2 – 3 lá thật tưới phân chuồng, phân đạm pha loăng. Cứ 8 -10 ngày bón thúc một lần. Rau đay rất sợ bị úng ngập, nhưng không chịu được hạn, rau phải tưới giữ ẩm luôn.

Khi cây cao 10 -1 5 cm thì nhổ tỉa, để lại cây nọ cách cây kia 20 cm. Sau khi gieo hạt được 50 – 60 ngày thì nhổ. Khi cây lớn thì nhổ tỉa lần nữa chỉ để lại khoảng cách giữa các cây và các hàng là 30 x 40 cm, hoặc 40 x 40 cm. Bón thúc phân sau 1 – 2 lứa thu hoạch. Gieo một lần có thể ăn hết vụ.

Phòng trừ sâu bênh

Sâu hại rau đay chủ yếu là sâu khoang và một số sâu ăn lá nhưng ít khi nghiêm trọng, cần sử dụng bienẹ pháp thru công bắt sâu và ngắt ổ trứng sâu. Thật nghiêm trọng mới dùng thuốc NPV hoặc Sherpa 25EC.

Bệnh hại thì có bệnh thán thư trên cây khi còn non và bệnh chết cây do úng nước. Phòng trừ bằng cách xử lý hạt giống bằng nước ấm trước khi gieo. Không để ứ đọng nước và khi làm đất rắc vôi bột lên luống.

Thu hoạch

Cần thu hoạch đúng lứa đảm bảo chất lượng rau non và thưòi gian cách ly thuốc hoá học bảo vệ thực vật, phân đạm bón thúc.

Để giống

Tháng 7 thu hái quả sau đó để vào thúng hoặc nong nia phơi cho khô rồi vò lấy hạt, làm sạch cất giữ cho vụ tới.

Nguồn: sưu tầm

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Rau Ngót

Thứ năm – 14/02/2023 15:29

Cây rau ngót là cây trồng không kén đất, có đặc tính sinh trưởng tốt, ít bị sâu bệnh hại, tuy nhiên để cây cho năng suất cao, cần chú ý những biện pháp kỹ thuật sau:

1. Chuẩn bị đất trồng – Rau ngót có khả năng sinh trưởng trên nhiều loại đất, nhưng muốn có năng suất cao, cần chọn đất thịt nhẹ, thịt trung bình, đất cát pha, không bị úng ngập nhưng không quá khô, độ pH từ 5,5- 7,0, vùng đất chủ động nước tưới. Tốt nhất là nên chọn loại đất thịt pha đất sét vừa dễ canh tác mà lại giữ ẩm tốt. – Cày xới đất tơi xốp và bón lót phân hữu cơ hoai mục kết hợp hỗn hợp phân đạm, lân, kali để giúp cây phát triển ngay giai đoạn đầu sau khi bén rễ. 2. Chuẩn bị giống

Có 2 loại: – Rau ngót lá to: Sinh trưởng khỏe, thân lá màu xanh đậm, phiến lá to và mỏng, phẩm chất ngon. – Rau ngót lá nhỏ: Thân, lá có màu xanh nhạt, phiến lá nhỏ và dày, đường gân giữa cuống lá có màu xanh nhạt, ít bị sâu bệnh hại. 2.2. Phương pháp nhân giống – Nhân giống hữu tính (từ hạt): Tỷ lệ nảy mầm của hạt thường rất thấp và thời gian bắt đầu cho thu hoạch lâu. – Nhân giống vô tính (giâm cành): Hiện đa số nông dân áp dụng phương pháp này. Để nhân giống đạt nên chú ý những vấn đề sau: + Chọn cành khỏe không bị sâu bệnh hại, cành không già, không non (cành vừa hóa nâu) để làm cành giống. + Dùng tro trấu hoặc trấu đã được ủ hoai để làm giá thể giâm cành. Liếp giâm tùy theo kích thước vườn, thường liếp giâm có chiều rộng 1-1,2m, chiều cao mặt liếp khoảng 10cm. + Cắt xéo từng đoạn cành dài 20 – 25 cm đem giâm, cành đặt nghiêng so với mặt liếp khoảng 45 0, vùi đất sâu 2/3 đoạn cành rồi lấp đất kỹ để cây nảy nhiều chồi. Để cành mau ra rễ, trước khi giâm ta nhúng cành vào dung dịch NAA (Naphthaleneacetic acid).

3. Thời vụ – Rau ngót có thể trồng quanh năm, tốt nhất là vào mùa mưa. Thời vụ trồng tốt nhất là vụ Xuân khoảng từ tháng 2 – 4 và vụ Thu từ tháng 8 – 9. – Rau ngót được trồng bằng phương pháp nhân vô tính, trồng một lần và thu hoạch 2-3 năm.

Cây rau ngót sau giâm cành 15 ngày

4. Mật độ, khoảng cách – Chia luống 1,3- 1,5m, mặt luống rộng 1,0- 1,2m, rãnh 0,3 m; trồng với khoảng cách cây cách cây 25- 30cm, hàng cách hàng 50- 60 cm, mỗi hố có thể trồng 2 cây. – Chuẩn bị giống từ 9,5- 10 vạn hom/ha, cũng có thể tách thân từ cây gốc của năm trước để nhân thẳng ra ruộng. 5. Phân bón – Lượng phân bón tính cho 1.000 m 2 (tùy theo nền đất có thể tăng hoặc giảm lượng phân vô cơ) như sau: + Phân chuồng hoai mục: 1,5 – 2 tấn (đã trộn ủ với 1-1,5 kg chế phẩm nấm Trichoderma) + Phân vô cơ: Urê 20- 24 kg + Super lân 40- 50 kg + Kali clorua 6- 8 kg. – Cách bón: Bón lót (kết hợp khi làm đất): Toàn bộ lượng phân hữu cơ hoai mục và Super lân + 3- 4 kg Kali clorua. Bón thúc chia làm 2 lần bón: + Lần 1: Sau trồng 15- 20 ngày, sử dụng phân Urê 7- 8 kg. Trong thời gian này, người trồng có thể kết hợp sử dụng thêm phân bón lá NPK 30-10-10 để bổ sung vi lượng cho cây. + Lần 2: Sau lần 1 từ 10- 15 ngày với liều lượng còn lại. Có thể bón theo hàng hoặc bón theo hốc, bón cách gốc 15- 20cm, kết hợp làm cỏ, vun gốc cho cây. Lưu ý: Do cây rau ngót thu hoạch liên tục kéo dài 2- 3 năm, do vậy sau mỗi đợt thu hoạch, cần bón bổ sung từ 0,5- 0,7 tấn phân chuồng hoai mục vào gốc, kết hợp tưới NPK để bổ sung dinh dưỡng cho cây. Bên cạnh việc sử dụng các loại phân hữu cơ và phân hóa học thì người nông dân còn sử dụng kết hợp thêm các chất điều hòa sinh trưởng thực vật thuộc nhóm auxin và gibberellin (GA 3). Xử lý GA 3 có tác dụng kích thích gia tăng chiều cao chồi rau ngót nhưng không ảnh hưởng đến hàm lượng diệp lục tố (chlorophyll) và trọng lượng tươi rau ngót giai đoạn thu hoạch. Một kết quả nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng GA 3 với nồng độ từ 10- 80 ppm phun trên rau ngót, thời gian cách ly (PHI) 7 ngày, không để lại dư lượng GA 3 trên rau khi thu hoạch. – Nguồn nước tưới: Sử dụng nguồn nước sạch để tưới (nước sông hoặc nước giếng khoan). Tuyệt đối không được sử dụng nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước bị ô nhiễm, nước thải từ bệnh viện. Luôn giữ độ ẩm đất 80-85%. – Thường xuyên vệ sinh vườn và làm cỏ. Khi bón phân kết hợp vun gốc và tưới giữ ẩm cho vườn cây thường xuyên. – Khi thu hoạch cần kết hợp cắt cành tỉa tán, tạo cho cây có bộ khung cân đối, giúp vườn rau thông thoáng và hạn chế sâu bệnh hại. – Vào tháng 11-12 hàng năm, khi thấy cây đã cao (20- 25 cm), lá hơi vàng và ít lá (thời kỳ cây ngừng sinh trưởng) ta nên thực hiện biện pháp sau: + Trẻ hóa cây: Nhằm giúp cây đâm nhiều chồi, tăng năng suất bằng cách đốn cây. Dùng dao hay kéo cắt sát gốc cách mặt đất 15cm, các lần cắt sau cách vết cắt cũ 7-10 cm, tỉa thưa bớt các cành già. + Xới rãnh sâu 10- 15cm giữa 2 hàng, bón bổ sung lượng phân như sau (tính cho 1.000 m 2): 0,7- 1 tấn phân chuồng hoai mục + 7- 8 kg Urê + 10- 15 kg Super lân + 5- 7 kg Kali clorua, trộn đều, lấp đất lại và tưới đủ ẩm để cây bung các đợt chồi mới, vườn rau được trẻ hoá, sung sức hơn. 7. Phòng trừ sâu bệnh 7.1. Sâu hại chính – Rầy xanh ( Empoasca sp.): Gây hại nặng vào các tháng nắng nóng, khô hạn. Phòng trừ bằng các loại thuốc có hoạt chất như Cypermethrin (Sherpa 20EC, Cyperan 25EC), Fipronil (Regent 800WG) hoặc chế phẩm nấm xanh,… – Nhện đỏ ( Tetranychus sp.): Sống tập trung dưới mặt lá, gây hại nặng trong điều kiện khô hạn. Cần phát hiện sớm để phòng trừ bằng các loại thuốc có hoạt chất như Propargite (Comite 73EC), Diafenthiuron (Pegasus 500SC), Fenpyroximate (Ortus 5SC). – Bọ phấn ( Bemisa myricae): Vừa gây hại, vừa là môi giới gây bệnh virut, cần phòng trừ triệt để bằng các loại thuốc có hoạt chất như Cypermethrin (Sherpa 20EC), Lambda -cyhalothrin (Karate 2,5EC),… – Bọ trĩ ( Thrip sp.): Phòng trừ bằng các loại thuốc có hoạt chất như Emamectin benzoate (Dylan 2EC), Imidacloprid (Admire 50EC, Confidor 100SL), Cyfluthrin (Baythroid 50 SL). 7.2. Bệnh hại chính – Bệnh phấn trắng ( Erysiphe sp.): Gây hại nặng trong điều kiện khô hạn, nắng ấm. Phòng trừ khi bệnh mới xuất hiện bằng các thuốc có hoạt chất như: Metalaxyl + Mancozeb (Vinomyl 72BTN), Carbendazim (Vicarben 50HP), Hexaconazole (Anvil 5SC), Cyfluthrin (Bayfidan 25EC). – Bệnh xoăn lá ( virut): Cần diệt trừ môi giới truyền bệnh là bọ phấn; nên nhổ bỏ những cây bị bệnh ra khỏi vườn để tránh lây lan; nếu nặng thì phá bỏ trồng lại.

– Rau ngót có đặc tính sinh trưởng tốt, ít bị sâu bệnh hại, thường hay bị một số sâu hại chủ yếu như cuốn lá, sâu xanh, rầy rệp nên áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp với phương châm phòng là chính. Áp dụng đúng kỹ thuật canh tác để hạn chế phát sinh gây hại: + Chọn giống từ vườn sạch bệnh. + Thường xuyên vệ sinh vườn, cắt tỉa bỏ cành già, cành bị sâu bệnh hại đem tiêu hủy. + Sử dụng phân hữu cơ hoai mục kết hợp trộn ủ chế phẩm sinh học (nấm Trichoderma) diệt trừ nguồn bệnh và trứng sâu. – Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: + Chúng ta nên thực hiện tốt quy tắc 4 đúng (đúng loại, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách); ưu tiên sử dụng các thuốc có nguồn gốc sinh học. + Phải đảm bảo thời gian cách ly từ 7- 14 ngày trước thu hoạch. 8. Thu hoạch – 45- 60 ngày sau trồng có thể tiến hành thu hoạch đợt đầu tiên, các đợt tiếp theo cách nhau 25- 35 ngày. – Thu hoạch rau ngót bằng cách lấy kéo hoặc dao cắt cành hoặc hái lá. Sản phẩm sau thu hoạch phải được đựng trong bao bì chuyên dụng.

Nguồn tin: khuyennong.gov.vn

Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Rau Lủi (Rau Rừng Trường Sơn) trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!