Xu Hướng 9/2023 # Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Mỡ # Top 17 Xem Nhiều | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Mỡ # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Mỡ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Đặc điểm hình thái

Mỡ là cây gỗ lớn thường xanh cao tới 25-30m, đường kính ngang ngực 30cm và có thể tới 50-60cm. Thân tròn rất thẳng, vỏ màu xám bạc, thịt màu trắng, có mùi thơm. Chiều cao dưới cành đạt tối thiểu 3/4 chiều cao cây.

Thân cây đơn trục, một ngọn chính, lúc non có hình tháp. Cành nhỏ mọc quanh thân. Lá đơn mọc cách, phiến lá hình trái xoan dài, gân nổi rõ ở cả hai mặt, cuống lá mảnh.

Hoa lưỡng tính, to, màu trắng phớt vàng mọc đơn độc ở đầu cành, ra hoa vào tháng 2-3. Quả kép hình trụ, chín vào tháng 8-9. Hạt có lớp vỏ giả màu đỏ, lớp trong màu đen nhẵn bóng, có mùi thơm. Một kg quả có 25.000 hạt.

Mỡ thường phân bố ở độ cao tuyệt đối 300-400m trở xuống, trong các hệ đồi núi thấp dạng bát úp.

Mỡ thích hợp với nơi có nhiệt độ trung bình năm 22-24 o C, lượng mưa trên 1600mm, riêng vùng có gió Lào thì lượng mưa phải đạt trên 2000mm và cần độ ẩm không khí trên 80%. Không trồng Mỡ ở nơi có gió Lào thổi mạnh. Mỡ mới trồng nếu gặp sương muối, nhiệt độ xuống thấp cũng bị hại, táp lá, héo ngọn.

Mỡ thích hợp trồng trên đất rừng kiệt, rừng mới khai thác trắng, rừng nứa, rừng nứa xen cây bụi, đất feralit đỏ vàng, sâu, ẩm, mát, thoát nước, nhiều mùn phát triển trên đá phiến thạch sét, phiến thạch mica, gnai, poócphia.

Không trồng được Mỡ trên đất cỏ tranh, đất đồi trọc.

Mỡ là loài cây ưa sáng, khi nhỏ cần ánh sáng yếu. Vào mùa hè có ánh sáng mạnh cũng cần có độ che thích hợp thì mới sinh trưởng tốt. Lớn lên đòi hỏi nhiều ánh sáng. Hệ rễ rất phát triển, rễ cọc ăn sâu 2-3m. Rễ ngang nhiều nhánh, ăn khá dài ra các hướng, xong tập trung ở tầng đất mặt trong khoảng sâu 10-30 cm. Mỡ tái sinh tự nhiên ít, chỉ thấy ở nơi thảm tươi thưa. Có khả năng tái sinh chồi khỏe.

Hàng năm Mỡ ra hoa tháng 2-4, quả chín tháng 8-9.

3. Giống và tạo cây con

Áp dụng tiêu chuẩn ngành QTN86 – quy trình kỹ thuật trồng rừng Mỡ ban hành kèm theo quyết định số 856 ngày 1/7/1986 của Bộ NN&PTNT.

Hạt được thu hái trong tháng 8-9 trên các cây mẹ trong rừng giống chuyển hóa đã được công nhận. Khi chín quả chuyển từ màu xanh sang xám, có đốm trắng, lác đác có một số quả nẻ. Tách quả ra, hạt đỏ tươi, vỏ cứng màu đen, nhân trắng, có tinh dầu.

Khi chín, nẻ, thường bị chim ăn lớp thịt mềm ở ngoài làm rơi rụng hết hạt, do vậy đến mùa thu hái phải thường xuyên quan sát. Cần thu hái ngay quả lúc mới bắt đầu chín nứt. Quả lấy về ủ thành đống cao dưới 50cm trong 2-3 ngày. Hàng ngày đảo quả cho chín đều. Phơi quả trong nắng nhẹ hoặc trong râm cho nứt hẳn ra. Tách quả ra lấy hạt đỏ. Ngâm hạt đỏ trong nước lã, chà sạch lớp cùi ngoài, rửa thật sạch lấy toàn hạt đen. Hong nơi râm mát cho ráo nước rồi đem sử dụng.

Hạt Mỡ có dầu nên nhanh mất sức nảy mầm, cũng có thể bảo quản trong cát ẩm, giữ được vài tháng, song tốt nhất sau khi thu hái hạt gieo ngay.

Thời vụ gieo chính là vụ Thu. Gieo sớm, thu hái hạt gieo ngay để kịp trồng vào vụ Xuân.

Mỡ không có quả đều, khoảng 50-60% số cây có quả. Cây trong rừng ít hơn cây đứng riêng lẻ. Mỗi cây thu được 5-6 kg quả, mỗi kg quả tươi cho 0,2kg hạt đỏ, tỷ lệ hạt đen /hạt đỏ là 1/4. Mỗi kg hạt đen có 25000-26000 hạt.

Đất vườn ươm cần tơi xốp, sét pha nhẹ hoặc sét pha trung bình, đủ ẩm, thoáng, dễ thoát nước, đất tốt, ít chua, bằng hoặc dốc nhẹ.

Đất được cày bừa kỹ, lên luống cao 10-20cm, dài 10m, rộng 0,8-1,0m. Đất chua cần được bón vôi. Bón lót trước lúc gieo ươm 3-4kg phân chuồng hoai/m 2.

Xử lý hạt trước khi gieo: Do hạt Mỡ có dầu vì vậy tùy điều kiện thời tiết nóng rét, khô ẩm mà có thể hoặc chỉ ủ với cát ẩm cho tới khi một số hạt chín nứt nanh. Hoặc chỉ ngâm với nước lã hay nước ấm không quá 40 o C. Ngâm tối đa 24 giờ.

Lô hạt tốt có tỷ lệ nảy mầm trên 70%, gieo vãi đều trên luống với lượng 80-120m 2/kg nếu sau này cấy cây. Gieo theo hàng (không qua cấy) cự li 10-15 cm. Lấp đất sâu khoảng 1cm, che phủ mặt đất bằng rơm đã khử trùng.

Sau khi gieo 2-3 tháng cây có 3-5 lá và cao khoảng 8-10cm thì tỉa cây đem cấy vào bầu đã chuẩn bị sẵn.

Vỏ bầu làm bằng polyetylen kích cỡ 6-7cm x 14-15cm. Thành phần hỗn hợp ruột bầu gồm đắt mặt và tối thiểu có 10% phân chuồng hoai, 1% supe lân.

Tưới đều nhẹ đủ ẩm cho đất và ngừng tưới nước trước khi đem trồng 1 tháng. Khi hạt mọc mầm (thường sau khoảng 12-15 ngày và kéo dài 1 tháng) thì bỏ rơm rạ, và cắm ràng ràng hoặc làm giàn che bóng 50-60%, sau giảm dần cho tới 3 tháng trước khi trồng thì dỡ bỏ hết ràng ràng hoặc giàn che.

Làm cỏ, phá váng định kỳ 15-20 ngày 1 lần, tránh làm tổn thương cho cây.

Khi có sương muối xuất hiện vào các tháng 2-3 phải tưới nước rửa sương vào sáng sớm với lượng 2-3 lít/m 2.

Nếu thấy cằn cỗi, kém phát triển thì dùng 70-80% phân chuồng ủ với 20-30kg lân sàng đều trên mặt luống với lượng 1-2 kg/m 2 rồi dùng nước tưới nhẹ, không quá 2 lần/vụ.

Cây Mỡ từ lúc mới mọc đến khi có 3-8 lá thường bị nấm lở cổ rễ, bệnh lan truyền nhanh, làm cây chết hàng loạt, xảy ra ở thời kỳ mưa phùn, nhiệt độ ấm, khi có bệnh thì ngừng ngay việc tưới, để khô, không bón thúc, nhổ cây bệnh, phun thuốc Boócđô 0,05-1% với lượng 1 lít/4m 2.

Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Cây xanh tốt, cứng, thẳng, không bị sâu bệnh hai, cụt ngọn, hai ngọn. Cây trồng vụ Xuân cần nuôi 4-6 tháng, có 5-6 lá trở lên, cao 30-50cm, đường kính cổ rễ 0,3-0,5cm; cây trồng vụ Thu cần nuôi 6-12 tháng, cao 60-100cm, đường kính gốc 0,6-1cm.

4. Trồng và chăm sóc rừng

Trồng vụ Xuân vào lúc có mưa phùn, đất đã ẩm, lượng mưa lớn hơn lượng bốc hơi.

Trồng vụ Thu từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 10. Trồng rừng vào ngày râm mát, mưa rào, đất đã ẩm, tránh những ngày tháng nóng, bốc hơi nhiều hoặc mưa to.

Phát dọn sạch, đốt trên toàn diện tích, cách này chỉ nên áp dụng ở nơi địa hình thấp, dạng đồi bát úp, dốc dưới 20 0, đất sâu, dầy. Dùng phương pháp này thì ngay sau khi dọn sạch phải trồng lại cây phù trợ bằng cách gieo Cốt khí hoặc Đậu tràm.

Phát dọn theo băng được dùng ở nơi đất dốc trên 20 o, nhất là ở vùng núi cao, dễ xói mòn, tầng đất mỏng, bốc hơi mạnh.

Trồng Mỡ trên băng chặt theo đường đồng mức.

Lợi dụng tàn che của băng chừa giữ lại cây gỗ tái sinh tự nhiên. Phương pháp này tỏ ra nhiều ưu điểm, giữ được hoàn cảnh của rừng, đất rừng, bảo vệ môi trường.

Băng chừa rộng 8-12m, băng chặt rộng 25-40m. Hố trồng có kích thước 40x40x40 cm. Lấp hố trước khi trồng khoảng nửa tháng. Khi lấp hố nhặt hết cỏ, cho đất tơi xốp xuống hố.

Mật độ trồng trên diện tích phát đốt toàn diện 1600 cây/ha (2,5×2,5m) hoặc 2000 cây/ha (2,5x2m), trồng trong băng thì cự ly cây cách cây 2m, hàng cách hàng 2,5m.

Cây trước khi đem trồng cần được tưới ẩm ở vườn trong ngày hôm trước. Tránh làm vỡ bầu khi vận chuyển cây đến nơi trồng. Rạch bỏ vỏ bầu, đặt cây thẳng, phủ đất nhỏ quá cổ rễ cây 2-5cm, nén chặt vừa phải đất quanh gốc.

Chăm sóc trong 3 năm, mỗi năm 2-3 lần. Làm cỏ sạch, xới đất quanh gốc rộng 80-100cm, phát hết dây leo xong phải phát quang từ từ, để vừa độ chiếu sáng, phát quang mạnh đột ngột, ánh sáng quá nhiều dẫn tới bốc hơi mạnh cây dễ bị vàng úa. Ngược lại không để cây con bị cớm lâu.

Chú ý phát hiện kịp thời sâu bệnh hại để phòng chống sớm. Mỡ thường bị loài Ong ăn lá Mỡ phá hoại. Tùy tình hình mà áp dụng mức độ phòng chống khác nhau.

Mức độ nhẹ: Xới nông diệt kén quanh các cây có dấu hiệu tán lá bị sâu hại. Xới đất sâu 6-7cm, rộng ra hơn hình chiếu tán lá từ 20-50cm. Một năm xới 1-2 lần từ tháng 2 đến thượng tuần tháng 3.

Mức độ nặng: Phun thuốc bột 666 nồng độ 6% 20-25kg/ha cho rừng Mỡ tuổi 9-10; 15-18 kg/ha rừng Mỡ tuổi 6-8; 10-12kg/ha rừng Mỡ tuổi dưới 6 tuổi.

Phun thuốc đều trên tán, phun vào sáng sớm (5-7 giờ sáng).

Mỡ trồng trên đất sâu ẩm còn tính chất đất rừng, mật độ 1600-2000cây/ha, đạt năng suất 14-17 m 3/ha/năm.

Khi rừng có độ tàn che 0,7 trở lên, cây đã xuất hiện tỉa cành tự nhiên, thực bì thân thảo yếu ớt hoặc không còn tồn tại thì tiến hành tỉa thưa.

Áp dụng tiêu chuẩn ngành QTN24-82 – quy trình kỹ thuật tỉa thưa rừng Mỡ trồng thuần loại ban hành kèm theo quyết định số 1222/QĐ/Kth ngày 15/12/ 1982 của Bộ Lâm nghiệp.

Đất trồng Mỡ chia 3 hạng dựa vào chiều cao bình quân của rừng, hạng đất tốt có chiều cao rừng đạt 4,8-6,0m ở tuổi 3; 4,8-8,2m ở tuổi 4; hạng đất trung bình có chiều cao rừng đạt 3,6-4,8m ở tuổi 3; 5,4-6,8m ở tuổi 4; 6,8-8,4m ở tuổi 5; hạng đất xấu có chiều cao rừng đạt 2,5-3,6m ở tuổi 3; 4,0-5,4m ở tuổi 4; 5,2-6,8m ở tuổi 5; 6,0-7,8m ở tuổi 6.

* Đối với rừng Mỡ trồng cung cấp gỗ nhỏ, tỉa thưa 3 lần, mức độ khác nhau theo hạng đất: 1- Ở hạng đất trung bình, trồng 2500 cây/ha:

+ Tỉa lần 1 ở tuổi 4-5, cường độ 50% số cây, giữ lại 1250 cây/ha có đường kính 7-9cm;

+ Tỉa lần 2 ở tuổi 8-9, cường độ 33% số cây, giữ lại 838 cây/ha có đường kính 11-13cm;

2- Ở hạng đất trung bình, trồng 3300 cây/ha:

+ Tỉa lần 1 ở tuổi 4-5, cường độ 50% số cây, giữ lại 1650 cây/ha có đường kính 7-9cm;

+ Tỉa lần 2 ở tuổi 8-9, cường độ tỉa 50% số cây, giữ lại 825 cây/ha có đường kính 11-13cm.

3- Ở hạng đất xấu, trồng 2500 cây/ha:

+ Tỉa lần 1 ở tuổi 5-6, cường độ 50% số cây, giữ lại 1250 cây/ha có đường kính 6-8cm;

+ Tỉa lần 2 ở tuổi 9-10, cường độ 33% số cây, giữ lại 833 cây/ha có đường kính 9-11cm.

4- Ở hạng đất xấu, trồng 3300 cây/ha:

+ Tỉa lần 1 ở tuổi 5-6, cường độ 50% số cây, giữ lại 1650 cây/ha có đường kính 5-8cm;

+ Tỉa lần 2 ở tuổi 9-10, cường độ tỉa 50% số cây, giữ lại 825 cây/ha có đường kính 9-11cm.

* Đối với rừng Mỡ trồng cung cấp gỗ lớn, tỉa thưa 3 lần, mức độ khác nhau theo hạng đất: 1- Ở hạng đất tốt nơi dốc dưới 25o, trồng 2500 cây/ha:

+ Tỉa lần 1 ở tuổi 3-4, cường độ 50% số cây, giữ lại 1250 cây/ha có đường kính 8-10cm,

+ Tỉa lần 2 ở tuổi 7-8, cường độ 60% số cây, giữ lại 500 cây/ha có đường kính 14-16cm,

+ Tỉa lần 3 ở tuổi 12-14, cường độ 67% số cây, giữ lại 167 cây/ha có đường kính 20-23cm;

2- Ở hạng đất tốt nơi dốc dưới 25o, trồng 3300 cây/ha:

+ Tỉa lần 1 ở tuổi 3-4, cường độ 50% số cây, giữ lại 1650 cây/ha có đường kính 8-10cm;

+ Tỉa lần 2 ở tuổi 7-8, cường độ 70% số cây, giữ lại 495 cây/ha có đường kính 13-15cm;

+ Tỉa lần 3 ở tuổi 12-14, cường độ 66% số cây, giữ lại 168 cây/ha có đường kính 20-23cm.

3- Ở hạng đất trung bình hoặc đất tốt nơi dốc trên 25o, trồng 2500 cây/ha:

+ Tỉa lần 1 ở tuổi 4-5, cường độ 50% số cây, giữ lại 1250 cây/ha có đường kính 7-9cm;

+ Tỉa lần 2 ở tuổi 8-9, cường độ 50% số cây, giữ lại 625 cây/ha có đường kính 12-14cm;

+ Tỉa lần 3 ở tuổi 13-15, cường độ 67% số cây, giữ lại 210 cây/ha có đường kính 17-20cm;

4- Ở hạng đất trung bình hoặc đất tốt nơi dốc trên 25o, trồng 3300 cây/ha:

+ Tỉa lần 1 ở tuổi ở tuổi 4-5, cường độ 50% số cây, giữ lại 1650 cây/ha có đường kính 7-9cm;

+ Tỉa lần 2 ở tuổi 8-9, cường độ 67% số cây, giữ lại 550 cây/ha có đường kính 12-14cm;

+ Tỉa lần 3 ở tuổi 13-15, cường độ 60% số cây, giữ lại 220 cây/ha có đường kính 17-20cm.

Sau khi khai thác chính, có thể kinh doanh rừng chồi Mỡ theo tiêu chuẩn ngành QTN87 ban hành kèm theo quyết định số 372 ngày 9/5/1987 của Bộ Lâm nghiệp.

Gỗ Mỡ có giác lõi phân biệt, giác màu trắng, lõi màu vàng nhạt, tỉ trọng ở ẩm độ 15% là 0,48, xếp nhóm IV. Dăm mịn, thịt đều, ít co rút, nứt nẻ, ít bị mối mọt, mục. Chịu được mưa nắng, dễ cưa xẻ, bào trơn, tiện, chạm trổ, bắt sơn, đóng đinh. Là loại gỗ tốt được nhân dân ưa chuộng.

Gỗ Mỡ thường được dùng làm cột, sườn nhà, bàn ghế, giường, tủ, gỗ công nghiệp dán lạng, bút chì, nguyên liệu giấy.

Nguồn: chúng tôi

Kỹ Thuật Trồng Nấm Mỡ

1. Đặc tính sinh học (tóm tắt)

Nấm mỡ có tên khoa học là Agaricus gồm loại A.bisporus và A.bitorquis màu trắng, màu nâu. Nấm mỡ có nguồn gốc từ những nước có khí hậu ôn đới. Quả thể “cây nấm” rắn chắc gồm phần mũ và cuống rõ rệt. Đến giai đoạn phát triển, màng bao bị rách, bào tử bắt đầu phát tán từ phiến nấm, nấm nở như một chiếc ô.

Các bào tử phát tán trong không khí gặp điều kiện thuận lợi tiếp tục phát triển thành hệ sợi sơ cấp và thứ cấp, hệ sợi kết hợp với nhau hình thành quả thể nấm.

– Nhiệt độ thích hợp trong giai đoạn hệ sợi phát triển là 24-25°C, giai đoạn hình thành cây nấm là 16-8°C.

– Độ ẩm trong cơ chất (môi trường nuôi nấm) từ 65-70%. Độ ẩm không khí ≥ 80%. Độ pH = 7-8 (môi trường trung tính đến kiềm yếu).

– Ánh sáng: không cần thiết

– Độ thông thoáng: vừa phải

– Dinh dưỡng: không sử dụng xenlulô trực tiếp

Hàm lượng các chất khoáng trong thức ăn của nấm như sau:

N (đạm) 2,2 – 2,5%

P (phốtpho) 1,2 – 2,5%

CA (canxi) 2,5 – 3%

Tỷ lệ C/N 14-16/1

Lượng NH4 (amoni) < 0,1%

W (độ ẩm) 65 – 70%

Quá trình xử lý nguyên liệu trồng nấm mỡ cần phải phối trộn thêm các phụ gia (phân hữu cơ, vô cơ) với nguyên liệu chính để tạo môi trường thích hợp nhất cho nấm phát triển gọi là Composts.

a) Thời gian ủ nguyên liệu:

Để trồng nấm mỡ tốt nhất đối với các tỉnh phía Bắc (khi cấy giống) bắt đầu từ 15/10 đến 15/11 dương lịch hàng năm. Nếu làm sớm hoặc làm muộn hơn sẽ gặp thời tiết không thuận lợi, dẫn đến năng suất thấp.

b) Công thức chế biến Composts tổng hợp: Công thức 1:

Rơm rạ khô 1000kg

Đạm sunfat amon 20kg

Đạm urê 5kg

Bột nhẹ (CaCO3) 30kg

Rơm rạ khô 1000kg

Đạm urê 3kg

Phân gà 150kg

Bột nhẹ (CaCO 3) 30kg

* Cách làm ướt rơm rạ: Rơm rạ khô được làm ướt trong nước vôi (theo tỷ lệ 1 tấn nguyên liệu cần 10kg vôi đã tôi) bằng các cách sau:

– Đổ nước vôi đã gạn trong từ từ vào bể ngâm rơm rạ chìm trong nước 15-30 phút, vớt ra ủ đống.

– Ngâm rơm rạ xuống ao hồ, kênh rạch… vớt lên bờ cứ 1 lớp rạ 20-30cm lại tưới một lớp nước vôi (dùng ô doa tưới).

– Rải rơm rạ ra sân bãi, phun nước trực tiếp bằng máy bơm hoặc ôdoa trong nhiều giờ (kiểu mưa dầm thấm áo) đến khi rơm rạ đủ ướt sẽ có màu nâu sẫm, lấy nước vôi tưới lên lượt cuối cùng và ủ đống.

– Lợi dụng trời mưa, tung rơm rạ ra sân, tưới lại bằng nước vôi đợt cuối, ủ đống.

* Ủ đống: Khi rơm rạ đã được làm ướt theo các cách trên, để ráo nước (12 giờ) bắt đầu chất đống ủ theo sơ đồ sau:

Chất đống rơm rạ làm ướt (1 tấn) đã để ráo nước bổ sung 5kg urê, 20kg sunfat → Để 3-4 ngày, đảo lần 1 → Để 3-4 ngày, đảo lần 2 bổ sung 30kg bột nhẹ CaCO 3 → Để 3-4 ngày, đảo lần 3 bổ sung 30kg lân → Để 3-4 ngày, Đảo lần 4 → Giũ tơi → Vào khay.

Quá trình ủ đống; bổ sung hoá chất được tiến hành cụ thể:

– Kích thước đống ủ theo kệ lót (1,5m x 1,5m). Chiều cao 1,5m, tại điểm giữa có cọc tre để thông khí.

– Bổ sung hóa chất ở dạng khô và thật nhỏ, cứ một lớp rơm rạ cao 30cm thì rắc một lớp hoá chất.

– Đảo đều nguyên liệu từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.

– Ngày đầu có thể nén chặt rơm rạ, các lần đảo tiếp sau không được nén. Cần tạo độ thông thoáng để đóng ủ lên men tốt.

– 1 tấn rơm rạ đánh đống ủ đo được 13m3.

– Kiểm tra độ ẩm trong mỗi lần đảo. Nếu thấy nguyên liệu khô (vắt rơm không có nước chảy ra tay), cần bổ sung thêm nước, nếu nguyên liệu quá ướt (vắt rơm có nước chảy thành dòng), cần phơi lại sau đó mới ủ đống.

– Trời quá nóng, gió mạnh, quá lạnh cần che phía ngoài thành đống ủ để giữ nhiệt độ trong đống ủ.

– Nếu trời mưa to, ủ đống ngoài trời cần tạo mái đống ủ có hình mui rùa hoặc che đậy phía đỉnh tránh nước mưa thấm sâu trong đống ủ.

– Nền (đáy) đống ủ phải thoát nước tốt.

– Nhiệt độ của đống ủ phải đạt 75-80°C vào ngày thứ 4 đến thứ 7 sau khi ủ đống.

Khi kết thúc quá trình ủ đống (giai đoạn lên men chính 14-16 ngày, composts đạt tiêu chuẩn: độ ẩm 65-70%, pH = 7-7,5); rơm rạ có mùi thơm dễ chịu, không có mùi amoniac, màu nâu sẫm là được.

c) Vào luống:

Có thể vò rối hoặc cuộn thành bó, chiều cao 18-20cm, độ chặt tương đối, bề mặt bằng phẳng. Trung bình 1 tấn rơm rạ khô sau khi ủ vào luống hết một diện tích 30-35m2. d) Lên men phụ:

Vào luống xong được 7-8 ngày thì kiểm tra nhiệt độ trong luống, nếu đạt 28oC không còn mùi amôniác, độ ẩm chuẩn bắt đầu tiến hành cấy giống.

đ) Phương pháp cấy giống:

Dùng que sắt uốn cong để lấy giống trong chai ra. Kiểm tra thật kỹ xem giống có bị nhiễm bệnh không, bẻ tơi các hạt giống, rắc đều trên bề mặt. Lượng giống cấy cho 1m2 khoảng 300-350g. Lấy tay hoặc cào tự tạo (giống như bàn tay) giũ nhẹ để các hạt giống lọt xuống dưới lớp rơm rạ từ 3-5cm. Lấp phẳng bề mặt nguyên liệu như lúc ban đầu, lấy giấy báo hoặc giấy dễ thấm nước phủ kín bề mặt luống nấm. Hàng ngày tưới nước đủ ướt lớp giấy phủ. Khoảng 15 ngày sau tiến hành phủ đất.

e) Đất phủ và phủ đất:

Đất phủ có kết cấu viên, giàu chất hữu cơ (thường lấy ở tầng canh tác lúa, rau màu), có độ pH = 7, kích thước từ 0,3-1cm.

* Cách làm đất: Dùng cuốc xẻng đạp nhỏ, lấy sảo có nan thưa lắc nhẹ, loại bỏ các hạt đất ở dạng tấm, bụi. Phần còn lại to bằng hạt gạo đến hạt ngô là được. Lượng đất phủ khoảng 20-25kg/m2, chiều cao 2-2,5cm. Khi phủ đất xong, tiến hành tưới nhẹ trên bề mặt. Thời gian khoảng 3-4 ngày sau khi tưới, nước đủ thấm ướt toàn bộ lớp đất phủ là đuợc. Giảm lượng nước tưới trong ngày, duy trì độ ẩm liên tục như vậy đến khi thấy nấm lên (sau 15-20 ngày phủ đất).

Trồng Và Chăm Sóc Cây Khoai Mỡ

Phụ thuộc nhiều vào mực nớc lũ hàng năm ươm giống: vào tháng 8 al (tháng 9 dl). Trồng vào tháng 10 al (tháng 11 dl) vùng trong đê có thể xuống giống sớm hơn để thu hoạch sớm bán có giá.

Nếu ươm giống vào tháng 7al (tháng 8 dl) thì trồng vào tháng 9 al (tháng 10 dl). Cần lưu ý xuống giống khoai mỡ, xem mực nước thủy cấp lên xuống theo triều hoặc mưa nhiều gây nước ngập liếp phải có điều kiện bơm nước ra ngoài cho khoai mỡ sinh trưởng tốt. Yêu cầu mực nước cách mặt liếp từ 10 -15 cm, xuống giống trong mùa tiết xuân thì khoai mỡ phù hợp cho năng suất cao.

Hiện có hai giống được trồng phổ biến cho năng suất cao là giống khoai tím và giống khoai t Rắn g.

1. Khoai tím gồm tím than và tím bông lau:

+ Tím than: củ dài 20 -30 cm, tím 2/3 củ đến hết củ, phẩm chất dẻo, bùi, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, năng suất 15 -18 tấn/ ha.

+ Tím bông lau: củ dài 25 – 35 cm, tím 1/3 củ đến 1/2 củ, phẩm chất dẻo, năng suất từ 18 -20 tấn / ha.

2. Khoai trắng Mộng Linh: củ dài 30 – 40 cm củ trắng đến trắng ngà, phẩm chất dẻo, nở, không phù hợp thị hiếu ngưới tiêu dùng. Thích hợp cho chế biến xuất khẩu. Năng suất từ 20 – 30 tấn/ ha.

III. KỸ THUẬT CANH TÁC

1. Chọn củ giống: chọn củ giống có thời gian sinh trưởng từ 5 – 6 tháng tuổi, đạt từ 1 kg trở lên, đồng đều, không xây xát, không sâu bệnh phá hại.

2. Xử lý giống: củ giống được xử lý trong kho vựa và trong chồi ươm trước khi trồng.

2.1. Trong kho vựa: Kho vựa là chồi lá có mái che, chọn nơi cao ráo, nền phải khô ráo bằng phẳng, mái che không được dột nước và vách phải hạn chế gió mưa tạt ướt củ giống.

Nền: trải 1 lớp vôi bột từ 5 – 7 cm.

Vách: xung quanh vách phun thuốc sát trùng ngừa kiến, mối, rầy phá hại như: BASSA lượng 20cc/16lít nước.

Củ giống sau thu hoạch rửa sạch đất, loại bỏ rễ nhúng vào dung dịch sau:

BASSA lượng 20cc/20 lít nước ngâm trong 15 phút hoặc SUPRACIDE lượng 15 cc/ 20 lít nước ngâm trong 15 phút. Chất trong kho vựa từ 5 – 6 lớp cách nóc mái khoảng 1 mét. Phương pháp này có thể tồn trữ giống từ 4 – 5 tháng.

2. 2. Xử lý ươm giống: chọn củ giống đồng đều đem ra cắt mặt.

Xử lý tuyến trùng gây mục đầu khoai: Đun nước nóng khảng 54 – 55oC ngâm củ giống vào khoảng 40 phút sẽ diệt tuyến trùng Pratylenchus sp. hiệu quả trên 85 % giảm tối đa hiện tượng mục đầu khoai.

2.3. Cắt mặt: củ có trọng lượng 1 kg cắt từ 8 – 10 lát, mỗi mặt 4 x 5 cm. Tỉ lệ 1000 mặt khoai cần 100 kg giống. Cắt khoai từ cuống xuống chiều dài ¾ là tốt vì đoạn khoai này giữ được đặt tính cây mẹ. Có thể cắt theo khoanh vẫn được. Dao cắt phải bén cắt cho phẳng không trầy xước. Chấm mặt cắt vào tro bếp hoặc vôi bột đễ ráo mặt 5 phút rồi đem đi ủ vào tro trấu. Lưu ý, tro trấu mới cần được rửa bớt mặn rồi sử dụng. Chất 1 lớp tro trấu 1 lớp khoai, chất 3 – 4 lớp rồi tủ bổi giữ ẩm. Kiểm tra độ ẩm tưới bằng vòi sen ngày 1 lần để mầm khoai dễ nẩy mầm. Sau ủ 12 – 15 ngày là có thể đem trồng, mỗi mặt khoai có từ 2 – 4 mầm, chọn mầm mạnh nhất đem đi trồng các mầm khác loại bỏ vì là mầm hữu tính.

III / CHUẨ N BỊ ĐẤT TRỒNG

Đất trồng khoai mỡ chọn đất sét pha, có độ tơi xốp. Đất kết cấu bời rời cho năng suất thấp.

1. Đất mới: lên liếp cao ráo thoát nước tốt, lên liếp cao 25 – 30 cm, xốc đất tơi xốp, s/l vôi bột diệt khuẩn, hạ phèn lượng từ 100 – 150 kg/1000 m2.

2. Đất cũ: xốc đất lại cho tơi xốp, dọn sạch cỏ dại trên liếp, xung quanh bờ, gia cố nâng lại cao trình liếp các chỗ thấp.

3. Lên liếp: theo kiểu cuống chiếu trung bình tỉ lệ 6/5, 6/4 sử dụng lớp đất mặt cụ thể liếp 6 m, mương 4 m và liếp 6 m, mương 4 m.

Mương sâu 30 – 40 cm để tạo điều kiện vận chuyển sau này và tưới tiêu. Dọn cỏ năng, bàng xung quanh mương chất đóng để tủ liếp giữ ẩm. Nếu s/l rơm tủ kiểm tra không còn lúa sót trong rơm, để hạn chế diệt lúa mọc sau này trên liếp. Khâu chuẩn bị đất 30 ngày trước trồng.

4. Mật độ – khoảng cách:

Đất mới: cây cách cây 50 x 50 cm. Đất cũ: cây cách cây 60 x 60 cm. Thường một công (1000 m2 ) không tính mương liếp trồng 3000 mặt khoai. Khoai ủ 12 – 15 ngày vận chuyển ra liếp trồng tránh gãy mầm, dùng dao moi lỗ sâu 2 – 3 cm đặt mầm khoai xuống dưới, sau đó phủ đất nhẹ 1 cm, rồi phủ bổi giữ ẫm.

Lượng phân bón NPK cho 1000 m2 như sau:

Đối với khu vực ngoài đê:Lân văn Điển: 50 kg.

NPK (20 – 20 – 15): 30kg.

DAP: 5kg và BAM 5 H: 6 kg.

Cách bón như sau:

Vùng ngoài đê :

Bón lót trước trồng 1 ngày: toàn bộ phân lân, phân hữu cơ và 2 kg BAM 5 H.

+ 7 ngày sau trồng (NST ): phun tưới gốc VIPAC88 hoặc ROOTS, lượng 500 gam – 1 kg cho 1000m2 tuỳ sức phát triển của cây khoai mà cân đối.

+ 20 – 25 NST Bón thúc 1: 10 kg ure + 5 kg DAP + 2 kg Bam 5 H.

+ 40 – 42 NST thúc lần 2: 10 kg ure + 5 kg NPK (20-20-15) + 2 kg Bam5H.

+ 70 – 75 NST thúc lần 3: 25 kg NPK (20 – 20 – 15) + 5 kg kali.

Vùng trong đê: cách bón

Bón lót trước trồng 1 ngày: Toàn bộ phân lân, phân hữu cơ, 10kg DAP và 2 kg Bam 5 H.

+ 7 – 10 NST: phun ViPắc 88 hoặc Roots lượng 500 – 1 kg/1.000m2.

+ 20 – 25 NST: 20 kg ure + 10 kg DAP + 2 Bam 5 H.

+ 40 – 42 NST: 15 kg ure + 10 kg NPK (20 – 20 -15) + 2 kg Bam 5H.

+ 70 – 75 NST: 35 kg NPK (20 – 20 – 15) + 6 kg Kali.V. CHĂM SÓC

Cần tưới nước giữ ẩm và tưới nước sau khi bón phân để phân dễ tan.

Mùa khô tưới ngày 2 lần sáng và chiều không tưới nước kéo dài chập tối ảnh hưởng nấm bệnh phát triển, ngày tưới ngày nghỉ.

Mùa mưa: 2 – 3 ngày tưới 1 lần.

Rải phân sãi theo liếp hoạc nơi lổ trồng theo hốc rôi tưới nước. Giai đoạn 75 NST; 85 NST; 90 NST phun phân bón lá chứa hàm lượng Kali để khoai dễ tạo củ như: Hydrophots liều 30cc/ bình 8 lít, phân MKP (0 – 52 – 34) liều 30 gam/bình 8 lít.

Trước khi thu hoạch 5 ngày nên tưới nước ẩm để đất mềm dễ thu hoạch, tưới nước bằng dụng cụ thùng vòi sen hoặc vòi máy phun trên liếp.

VI. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH

1.1 Sâu đất (sâu xám): (Arostisypslon)

Sâu non mới nở gậm lấm tấm biểu bì cây, sâu lớn tuổi sống dưới đất ban đêm bò lên cắn phá dây lá khoai, sâu làm nhộng dươi đất. Thuốc phòng trị gồm:

– PERAN 50EC liều 15 cc/ 8lít.

– CYPERAN 50EC liều 15cc/ 8lít.

– ATABRON 5EC liều 10cc/8lít.

Mình có phủ lớp sáp trắng, chích hút nhựa lá khoai, trú ẩn dưới đất phá hại rễ khoai làm lá vàng, khoai không phát triển. Rệp còn là môi giới truyền virus.

Thuốc phòng trị: SUPRACIDE liều 15cc/8lít. NOKAPH 3G liều 2kg/công. BI 58% liều 25cc/ 8lít ….

1.3. Sâu xanh da láng (Spodoptera):

Hình dạng màu xanh lục, 2 sọc vàng nâu chạy dọc 2 bên thân, trơn láng sâu phá hại nặng và kháng thuốc. Sâu đẻ mỗi ổ 20 – 30 trứng có phủ lông trắng. Đây là sâu đa thực. Thuốc phòng trị: MIMIC 20DF liều 15cc/8lít phun vào chiều tối có thể phối hợp thuốc PERAN 50EC.

2.1 Bệnh cháy lá: Do nấm Corticium SP gây hại, vết bệnh xuất hiện trên lá và thân. Trên lá vết bệnh màu xanh nhạt, hơi tròn rồi chuyển sang nâu, điều kiện ẩm độ cao vết bệnh có lớp mốc trắng phủ. Trên dây vết bệnh lõm dài và khuyết vào thân có màu xanh xám. Bệnh gây cháy rụi cả lá và thân, gây thất thu năng suất.

Phòng trị: Bón phân cân đối NPK, không bón dư đạm, thoát nước tốt trong điều kiện mưa gió, trồng mật độ thưa. Sử dụng thuốc đặc trị khi bệnh mới chớm thuốc TILT SUPER liều 10cc/16lít, APPENCARD liều 50cc/16lít.

2.2 Bệnh mục đầu khoai: Do tuyến trùng pratylenchus sp. gây ra lây truyền qua củ giống, làm thối từng mảng trên củ, mất phẩm chất. Phòng trị nên s/l củ giống bằng nước nóng 54oC trước khi trồng và nên đổi giống không nhiễm tuyến trùng từ nơi khác đem về trồng.

Khi bệnh mới chớm sử dụng rãi 2 -3 kg NOKAPH 3G cho 1 công đất tưới nước cho thuốc thấm xuống dưới để diệt tuyến trùng.

2.3 Bệnh thối mềm củ:

Do nhiều nấm gây ra. Trên củ vết thối sậm màu, đôi lúc môi củ có lớp mốc trắng do FUSARIUM hay màu xanh xám do PENICILLIUM phủ lên. Nấm bệnh lưu tồn trong củ giống, trong kho vựa lan truyền qua hom giống. Phòng trị: loại bỏ củ giống nhiểm bệnh, s/l củ giống trước trồng.

VII. THU HOẠCH :

Khoai mỡ trồng bán hàng hoá thu hoạch sau 4 – 4,5 tháng. Khoai làm giống thu hoạch sau 5 – 6 tháng trồng.

Nguồn Nông nghiệp Việt Nam

Kỹ Thuật Trồng Cây Gỗ Mỡ

Tên khoa học: Manglietia conifera Dandy hoặc Manglietia glauca Auct. non Blume

Họ thực vật: Ngọc lan (Mgnoliaceae)

1. Đặc điểm hình thái

Mỡ là cây gỗ lớn thường xanh cao tới 25-30 m, đường kính ngang ngực 30 cm và có thể tới 50-60 cm. Thân tròn rất thẳng, vỏ màu xám bạc, thịt màu trắng, có mùi thơm. Chiều cao dưới cành đạt tối thiểu 3/4 chiều cao cây.

Thân cây đơn trục, một ngọn chính, lúc non có hình tháp. Cành nhỏ mọc quanh thân. Lá đơn mọc cách, phiến lá hình trái xoan dài, gân nổi rõ ở cả hai mặt, cuống lá mảnh.

Hoa lưỡng tính, to, màu trắng phớt vàng mọc đơn độc ở đầu cành, ra hoa vào tháng 2-3. Quả kép hình trụ, chín vào tháng 8-9. Hạt có lớp vỏ giả màu đỏ, lớp trong màu đen nhẵn bóng, có mùi thơm. Một kg quả có 25.000 hạt.

Mỡ thích hợp với nơi có nhiệt độ trung bình năm 22-24 o C, lượng mưa trên 1600mm, riêng vùng có gió Lào thì lượng mưa phải đạt trên 2000 mm và cần độ ẩm không khí trên 80%. Không trồng Mỡ ở nơi có gió Lào thổi mạnh. Mỡ mới trồng nếu gặp sương muối, nhiệt độ xuống thấp cũng bị hại, táp lá, héo ngọn.

Mỡ thích hợp trồng trên đất rừng kiệt, rừng mới khai thác trắng, rừng nứa, rừng nứa xen cây bụi, đất feralit đỏ vàng, sâu, ẩm, mát, thoát nước, nhiều mùn phát triển trên đá phiến thạch sét, phiến thạch mica, gnai, poócphia. Không trồng được Mỡ trên đất cỏ tranh, đất đồi trọc.

Mỡ là loài cây ưa sáng, khi nhỏ cần ánh sáng yếu. Vào mùa hè có ánh sáng mạnh cũng cần có độ che thích hợp thì mới sinh trưởng tốt. Lớn lên đòi hỏi nhiều ánh sáng. Hệ rễ rất phát triển, rễ cọc ăn sâu 2-3m. Rễ ngang nhiều nhánh, ăn khá dài ra các hướng, xong tập trung ở tầng đất mặt trong khoảng sâu 10-30 cm. Mỡ tái sinh tự nhiên ít, chỉ thấy ở nơi thảm tươi thưa. Có khả năng tái sinh chồi khỏe. Hàng năm Mỡ ra hoa tháng 2-4, quả chín tháng 8-9.

3. Giống và tạo cây con

Áp dụng tiêu chuẩn ngành QTN86 – quy trình kỹ thuật trồng rừng Mỡ ban hành kèm theo quyết định số 856 ngày 1/7/1986 của Bộ NN&PTNT.

Hạt được thu hái trong tháng 8-9 trên các cây mẹ trong rừng giống chuyển hóa đã được công nhận. Khi chín quả chuyển từ màu xanh sang xám, có đốm trắng, lác đác có một số quả nẻ. Tách quả ra, hạt đỏ tươi, vỏ cứng màu đen, nhân trắng, có tinh dầu.

Khi chín, nẻ, thường bị chim ăn lớp thịt mềm ở ngoài làm rơi rụng hết hạt, do vậy đến mùa thu hái phải thường xuyên quan sát. Cần thu hái ngay quả lúc mới bắt đầu chín nứt. Quả lấy về ủ thành đống cao dưới 50cm trong 2-3 ngày. Hàng ngày đảo quả cho chín đều. Phơi quả trong nắng nhẹ hoặc trong râm cho nứt hẳn ra.

Tách quả ra lấy hạt đỏ. Ngâm hạt đỏ trong nước lã, chà sạch lớp cùi ngoài, rửa thật sạch lấy toàn hạt đen. Hong nơi râm mát cho ráo nước rồi đem sử dụng.Hạt Mỡ có dầu nên nhanh mất sức nảy mầm, cũng có thể bảo quản trong cát ẩm, giữ được vài tháng, song tốt nhất sau khi thu hái hạt gieo ngay.

Thời vụ gieo chính là vụ Thu. Gieo sớm, thu hái hạt gieo ngay để kịp trồng vào vụ Xuân.Mỡ không có quả đều, khoảng 50-60% số cây có quả. Cây trong rừng ít hơn cây đứng riêng lẻ. Mỗi cây thu được 5-6 kg quả, mỗi kg quả tươi cho 0,2kg hạt đỏ, tỷ lệ hạt đen /hạt đỏ là 1/4. Mỗi kg hạt đen có 25000-26000 hạt.

Đất vườn ươm cần tơi xốp, sét pha nhẹ hoặc sét pha trung bình, đủ ẩm, thoáng, dễ thoát nước, đất tốt, ít chua, bằng hoặc dốc nhẹ.Đất được cày bừa kỹ, lên luống cao 10-20cm, dài 10m, rộng 0,8-1,0m. Đất chua cần được bón vôi. Bón lót trước lúc gieo ươm 3-4kg phân chuồng hoai/m 2.

Xử lý hạt trước khi gieo: Do hạt Mỡ có dầu vì vậy tùy điều kiện thời tiết nóng rét, khô ẩm mà có thể hoặc chỉ ủ với cát ẩm cho tới khi một số hạt chín nứt nanh. Hoặc chỉ ngâm với nước lã hay nước ấm không quá 40 o C. Ngâm tối đa 24 giờ.

Lô hạt tốt có tỷ lệ nảy mầm trên 70%, gieo vãi đều trên luống với lượng 80-120 m 2/kg nếu sau này cấy cây. Gieo theo hàng (không qua cấy) cự li 10-15 cm. Lấp đất sâu khoảng 1cm, che phủ mặt đất bằng rơm đã khử trùng.

Sau khi gieo 2-3 tháng cây có 3-5 lá và cao khoảng 8-10cm thì tỉa cây đem cấy vào bầu đã chuẩn bị sẵn.Vỏ bầu làm bằng polyetylen kích cỡ 6-7 cm x 14-15 cm. Thành phần hỗn hợp ruột bầu gồm đắt mặt và tối thiểu có 10% phân chuồng hoai, 1% supe lân.

Tưới đều nhẹ đủ ẩm cho đất và ngừng tưới nước trước khi đem trồng 1 tháng. Khi hạt mọc mầm (thường sau khoảng 12-15 ngày và kéo dài 1 tháng) thì bỏ rơm rạ, và cắm ràng ràng hoặc làm giàn che bóng 50-60%, sau giảm dần cho tới 3 tháng trước khi trồng thì dỡ bỏ hết ràng ràng hoặc giàn che.

Làm cỏ, phá váng định kỳ 15-20 ngày 1 lần, tránh làm tổn thương cho cây.Khi có sương muối xuất hiện vào các tháng 2-3 phải tưới nước rửa sương vào sáng sớm với lượng 2-3 lít/m 2.

Nếu thấy cằn cỗi, kém phát triển thì dùng 70-80% phân chuồng ủ với 20-30 kg lân sàng đều trên mặt luống với lượng 1-2 kg/m 2 rồi dùng nước tưới nhẹ, không quá 2 lần/vụ.

Cây Mỡ từ lúc mới mọc đến khi có 3-8 lá thường bị nấm lở cổ rễ, bệnh lan truyền nhanh, làm cây chết hàng loạt, xảy ra ở thời kỳ mưa phùn, nhiệt độ ấm, khi có bệnh thì ngừng ngay việc tưới, để khô, không bón thúc, nhổ cây bệnh, phun thuốc Boócđô 0,05-1% với lượng 1 lít/4m 2.

Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Cây xanh tốt, cứng, thẳng, không bị sâu bệnh hai, cụt ngọn, hai ngọn. Cây trồng vụ Xuân cần nuôi 4-6 tháng, có 5-6 lá trở lên, cao 30-50cm, đường kính cổ rễ 0,3-0,5cm; cây trồng vụ Thu cần nuôi 6-12 tháng, cao 60-100cm, đường kính gốc 0,6-1cm.

4. Trồng và chăm sóc rừng

Phát dọn sạch, đốt trên toàn diện tích, cách này chỉ nên áp dụng ở nơi địa hình thấp, dạng đồi bát úp, dốc dưới 200, đất sâu, dầy. Dùng phương pháp này thì ngay sau khi dọn sạch phải trồng lại cây phù trợ bằng cách gieo Cốt khí hoặc Đậu tràm. Phát dọn theo băng được dùng ở nơi đất dốc trên 20o, nhất là ở vùng núi cao, dễ xói mòn, tầng đất mỏng, bốc hơi mạnh.

Trồng Mỡ trên băng chặt theo đường đồng mức.

Lợi dụng tàn che của băng chừa giữ lại cây gỗ tái sinh tự nhiên. Phương pháp này tỏ ra nhiều ưu điểm, giữ được hoàn cảnh của rừng, đất rừng, bảo vệ môi trường.

Băng chừa rộng 8-12m, băng chặt rộng 25-40m. Hố trồng có kích thước 40x40x40 cm. Lấp hố trước khi trồng khoảng nửa tháng. Khi lấp hố nhặt hết cỏ, cho đất tơi xốp xuống hố.

Mật độ trồng trên diện tích phát đốt toàn diện 1600 cây/ha (2,5×2,5m) hoặc 2000 cây/ha (2,5x2m), trồng trong băng thì cự ly cây cách cây 2m, hàng cách hàng 2,5m.

Cây trước khi đem trồng cần được tưới ẩm ở vườn trong ngày hôm trước. Tránh làm vỡ bầu khi vận chuyển cây đến nơi trồng. Rạch bỏ vỏ bầu, đặt cây thẳng, phủ đất nhỏ quá cổ rễ cây 2-5cm, nén chặt vừa phải đất quanh gốc.

Chăm sóc trong 3 năm, mỗi năm 2-3 lần. Làm cỏ sạch, xới đất quanh gốc rộng 80-100cm, phát hết dây leo xong phải phát quang từ từ, để vừa độ chiếu sáng, phát quang mạnh đột ngột, ánh sáng quá nhiều dẫn tới bốc hơi mạnh cây dễ bị vàng úa. Ngược lại không để cây con bị cớm lâu.

Chú ý phát hiện kịp thời sâu bệnh hại để phòng chống sớm. Mỡ thường bị loài Ong ăn lá Mỡ phá hoại. Tùy tình hình mà áp dụng mức độ phòng chống khác nhau.

Mức độ nhẹ: Xới nông diệt kén quanh các cây có dấu hiệu tán lá bị sâu hại. Xới đất sâu 6-7cm, rộng ra hơn hình chiếu tán lá từ 20-50cm. Một năm xới 1-2 lần từ tháng 2 đến thượng tuần tháng 3.

Mức độ nặng: Phun thuốc bột 666 nồng độ 6% 20-25 kg/ha cho rừng Mỡ tuổi 9-10; 15-18 kg/ha rừng Mỡ tuổi 6-8; 10-12 kg/ha rừng Mỡ tuổi dưới 6 tuổi.

Phun thuốc đều trên tán, phun vào sáng sớm (5-7 giờ sáng).

Mỡ trồng trên đất sâu ẩm còn tính chất đất rừng, mật độ 1600-2000 cây/ha, đạt năng suất 14-17 m 3/ha/năm.Khi rừng có độ tàn che 0,7 trở lên, cây đã xuất hiện tỉa cành tự nhiên, thực bì thân thảo yếu ớt hoặc không còn tồn tại thì tiến hành tỉa thưa.Áp dụng tiêu chuẩn ngành QTN24-82 – quy trình kỹ thuật tỉa thưa rừng Mỡ trồng thuần loại ban hành kèm theo quyết định số 1222/QĐ/Kth ngày 15/12/ 1982 của Bộ Lâm nghiệp.

Đất trồng Mỡ chia 3 hạng dựa vào chiều cao bình quân của rừng, hạng đất tốt có chiều cao rừng đạt 4,8-6,0m ở tuổi 3; 4,8-8,2m ở tuổi 4; hạng đất trung bình có chiều cao rừng đạt 3,6-4,8m ở tuổi 3; 5,4-6,8m ở tuổi 4; 6,8-8,4m ở tuổi 5; hạng đất xấu có chiều cao rừng đạt 2,5-3,6m ở tuổi 3; 4,0-5,4m ở tuổi 4; 5,2-6,8m ở tuổi 5; 6,0-7,8m ở tuổi 6.

Đối với rừng Mỡ trồng cung cấp gỗ nhỏ, tỉa thưa 3 lần, mức độ khác nhau theo hạng đất:

1. Ở hạng đất trung bình, trồng 2500 cây/ha:

2. Ở hạng đất trung bình, trồng 3300 cây/ha:

3. Ở hạng đất xấu, trồng 2500 cây/ha:

4. Ở hạng đất xấu, trồng 3300 cây/ha:

Đối với rừng Mỡ trồng cung cấp gỗ lớn, tỉa thưa 3 lần, mức độ khác nhau theo hạng đất:

1- Ở hạng đất tốt nơi dốc dưới 25o, trồng 2500 cây/ha:

2. Ở hạng đất tốt nơi dốc dưới 25o, trồng 3300 cây/ha:

3.Ở hạng đất trung bình hoặc đất tốt nơi dốc trên 25o, trồng 2500 cây/ha:

4.Ở hạng đất trung bình hoặc đất tốt nơi dốc trên 25o, trồng 3300 cây/ha:

Sau khi khai thác chính, có thể kinh doanh rừng chồi Mỡ theo tiêu chuẩn ngành QTN87 ban hành kèm theo quyết định số 372 ngày 9/5/1987 của Bộ Lâm nghiệp.

Gỗ Mỡ có giác lõi phân biệt, giác màu trắng, lõi màu vàng nhạt, tỉ trọng ở ẩm độ 15% là 0,48, xếp nhóm IV. Dăm mịn, thịt đều, ít co rút, nứt nẻ, ít bị mối mọt, mục. Chịu được mưa nắng, dễ cưa xẻ, bào trơn, tiện, chạm trổ, bắt sơn, đóng đinh. Là loại gỗ tốt được nhân dân ưa chuộng.

Gỗ Mỡ thường được dùng làm cột, sườn nhà, bàn ghế, giường, tủ, gỗ công nghiệp dán lạng, bút chì, nguyên liệu giấy.

Kỹ Thuật Và Cách Trồng Nấm Mỡ Gà

Là một loại nấm có giá trị dinh dưỡng cao, có thành phần hỗ trợ chữa các bệnh về gan, giúp người dùng tăng kháng thể chữa bệnh. Nấm mỡ gà giúp phòng chống các bệnh về mỡ máu, lưu thông khí huyết.

Nấm thân mềm, có viền nấm cao và chóp nấm lõm xuống. Mũ nấm có màu vàng ươm bắt mắt, giống với màu mỡ gà.

Nấm mỡ gà không phải là thuốc mà chỉ là thực phẩm. Loại nấm này hiện nay đang được nuôi trồng và phát triểm thêm.

Kỹ thuật trồng nấm mỡ gà

Nấm mỡ gà thích hợp trồng ở miền bắc. Thời gian gieo giống bắt đầu từ mùa thu. Thời điểm này không khí ẩm thích hợp để xuống giống.

Các bào tử nấm phát tán trong không khí, gặp điều kiện thích hợp sẽ bắt đầu nhân abof và phát triển thành cây.

nhiệt độ để nấm phát triển là 24- 26 độ. Để cây nấm phát triển nhiệt độ là 16-18 độ.

Trồng nấm yêu cầu độ ẩm cao, từ 75 đến 80% độ ẩm trong đất và không khí.

Nấm không cần ánh sáng, độ thông thoáng đất vừa phải. Đất mang tính kiềm yếu.

Dinh dưỡng trong đất trồng.

Đất trồng nấm cần đảm bảo lượng dinh dưỡng đầy đủ:

amoni <0,1%

Ngoài ra cần bổ sung thêm phân hứu cơ, thúc vụn.

Cách ủ

1kg rơm khô, 20kg đạm sunfat, 5kg đạm ure, 30kg bột nhẹ, 30kg lân

Làm ướt rơm với nước, ủ đống tưới nước thường xuyên để rơm ngấm nước.

Cứ 30cm rơm thì rắc 1 lần hỗn hợp khô, gồm bột nhẹ và phân. Mỗi ngày đảo rơm 1 lần. Ủ trong một tuần, khi rơm có mùi dịu nhẹ màu nâu sẫn, nhiệt độ đạt chuẩn 28độ thì đem cột bó để là bắp nấm.

Gieo giống

Kiểm tra giống, đảm bảo không bị bệnh. rắc đều giống lên bề mặt. Phủ bề mặt giống bằng lưới hoặc giấy báo, sau 15 ngày sẽ phủ đất.

Việc trồng nấm đòi hỏi kỹ thuật cao, bà con nên tham khảo ý kiến trồng nấm từ những nahf đã sản xuất thành công hoặc hỏi thêm từ cán bộ nông lâm

Kỹ Thuật Trồng Khoai Mỡ Trên Đất Phèn

Khoai mỡ dễ trồng và đa số trồng trên đất phèn, vậy bà con có thể tham khảo để trồng và chăm sóc giống khoai này để có năng suất cao và có hiệu quả tốt. Chúc bà con thành công.

I. THỜI VỤ

Phụ thuộc nhiều vào mực nớc lũ hàng năm ươm giống: vào tháng 8 al (tháng 9 dl). Trồng vào tháng 10 al (tháng 11 dl) vùng trong đê có thể xuống giống sớm hơn để thu hoạch sớm bán có giá.

Nếu ươm giống vào tháng 7al (tháng 8 dl) thì trồng vào tháng 9 al (tháng 10 dl). Cần lưu ý xuống giống khoai mỡ, xem mực nước thủy cấp lên xuống theo triều hoặc mưa nhiều gây nước ngập liếp phải có điều kiện bơm nước ra ngoài cho khoai mỡ sinh trưởng tốt. Yêu cầu mực nước cách mặt liếp từ 10 -15 cm, xuống giống trong mùa tiết xuân thì khoai mỡ phù hợp cho năng suất cao.

Hiện có hai giống được trồng phổ biến cho năng suất cao là giống khoai tím và giống khoai trắng.

1. Khoai tím gồm tím than và tím bông lau:

Tím than: củ dài 20 -30 cm, tím 2/3 củ đến hết củ, phẩm chất dẻo, bùi, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, năng suất 15 -18 tấn/ ha.

Tím bông lau: củ dài 25 – 35 cm, tím 1/3 củ đến 1/2 củ, phẩm chất dẻo, năng suất từ 18 -20 tấn / ha.

2. Khoai trắng Mộng Linh: củ dài 30 – 40 cm củ trắng đến trắng ngà, phẩm chất dẻo, nở, không phù hợp thị hiếu ngưới tiêu dùng. Thích hợp cho chế biến xuất khẩu. Năng suất từ 20 – 30 tấn/ ha.

I II. KỸ THUẬT CANH TÁC

1. Chọn củ giống: chọn củ giống có thời gian sinh trưởng từ 5 – 6 tháng tuổi, đạt từ 1 kg trở lên, đồng đều, không xây xát, không sâu bệnh phá hại.

2. Xử lý giống: củ giống được xử lý trong kho vựa và trong chồi ươm trước khi trồng.

2.1. Trong kho vựa: Kho vựa là chồi lá có mái che, chọn nơi cao ráo, nền phải khô ráo bằng phẳng, mái che không được dột nước và vách phải hạn chế gió mưa tạt ướt củ giống.

Nền: trải 1 lớp vôi bột từ 5 – 7 cm.

Vách: xung quanh vách phun thuốc sát trùng ngừa kiến, mối, rầy phá hại như: BASSA lượng 20 cc/16lít nước.

Củ giống sau thu hoạch rửa sạch đất, loại bỏ rễ nhúng vào dung dịch sau:

BASSA lượng 20 cc/20 lít nước ngâm trong 15 phút hoặc SUPRACIDE lượng 15 cc/ 20 lít nước ngâm trong 15 phút. Chất trong kho vựa từ 5 – 6 lớp cách nóc mái khoảng 1 mét. Phương pháp này có thể tồn trữ giống từ 4 – 5 tháng.

2. 2. Xử lý ươm giống: chọn củ giống đồng đều đem ra cắt mặt.

Xử lý tuyến trùng gây mục đầu khoai: Đun nước nóng khảng 54 – 55 o C ngâm củ giống vào khoảng 40 phút sẽ diệt tuyến trùng Pratylenchus sp. hiệu quả trên 85% giảm tối đa hiện tượng mục đầu khoai.

2.3. Cắt mặt: củ có trọng lượng 1 kg cắt từ 8 – 10 lát, mỗi mặt 4 x 5 cm. Tỉ lệ 1000 mặt khoai cần 100 kg giống. Cắt khoai từ cuống xuống chiều dài ¾ là tốt vì đoạn khoai này giữ được đặt tính cây mẹ. Có thể cắt theo khoanh vẫn được. Dao cắt phải bén cắt cho phẳng không trầy xước. Chấm mặt cắt vào tro bếp hoặc vôi bột đễ ráo mặt 5 phút rồi đem đi ủ vào tro trấu. Lưu ý, tro trấu mới cần được rửa bớt mặn rồi sử dụng. Chất 1 lớp tro trấu 1 lớp khoai, chất 3 – 4 lớp rồi tủ bổi giữ ẩm. Kiểm tra độ ẩm tưới bằng vòi sen ngày 1 lần để mầm khoai dễ nẩy mầm. Sau ủ 12 – 15 ngày là có thể đem trồng, mỗi mặt khoai có từ 2 – 4 mầm, chọn mầm mạnh nhất đem đi trồng các mầm khác loại bỏ vì là mầm hữu tính.

III. CHUẨ N BỊ ĐẤT TRỒNG

Đất trồng khoai mỡ chọn đất sét pha, có độ tơi xốp. Đất kết cấu bời rời cho năng suất thấp.

1. Đất mới: lên liếp cao ráo thoát nước tốt, lên liếp cao 25 – 30 cm, xốc đất tơi xốp, s/l vôi bột diệt khuẩn, hạ phèn lượng từ 100 – 150 kg/1000 m 2.

2. Đất cũ: xốc đất lại cho tơi xốp, dọn sạch cỏ dại trên liếp, xung quanh bờ, gia cố nâng lại cao trình liếp các chỗ thấp.

3. Lên liếp: theo kiểu cuống chiếu trung bình tỉ lệ 6/5, 6/4 sử dụng lớp đất mặt cụ thể liếp 6 m, mương 4 m và liếp 6 m, mương 4 m. Mương sâu 30 – 40 cm để tạo điều kiện vận chuyển sau này và tưới tiêu. Dọn cỏ năng, bàng xung quanh mương chất đóng để tủ liếp giữ ẩm. Nếu rơm tủ kiểm tra không còn lúa sót trong rơm, để hạn chế diệt lúa mọc sau này trên liếp. Khâu chuẩn bị đất 30 ngày trước trồng.

4. Mật độ – khoảng cách:

Đất mới: cây cách cây 50 x 50 cm. Đất cũ: cây cách cây 60 x 60 cm. Thường một công (1000 m 2) không tính mương liếp trồng 3000 mặt khoai. Khoai ủ 12 – 15 ngày vận chuyển ra liếp trồng tránh gãy mầm, dùng dao moi lỗ sâu 2 – 3 cm đặt mầm khoai xuống dưới, sau đó phủ đất nhẹ 1 cm, rồi phủ bổi giữ ẫm.

IV. BÓN PHÂN

Lượng phân bón NPK cho 1000 m 2 như sau:

Đối với khu vực ngoài đê:

Đối vùng trong đê: lượng phân bón phải cao hơn gồm:

Cách bón như sau:

Vùng ngoài đê:

Bón lót trước trồng 1 ngày: toàn bộ phân lân, phân hữu cơ và 2 kg BAM 5 H.

7 ngày sau trồng (NST ): phun tưới gốc VIPAC88 hoặc ROOTS, lượng 500 gam – 1 kg cho 1000m2 tuỳ sức phát triển của cây khoai mà cân đối.

20 – 25 NST Bón thúc 1: 10 kg ure + 5 kg DAP + 2 kg Bam 5 H.

40 – 42 NST thúc lần 2: 10 kg ure + 5 kg NPK (20-20-15) + 2 kg Bam5H.

70 – 75 NST thúc lần 3: 25 kg NPK (20 – 20 – 15) + 5 kg kali.

Vùng trong đê: cách bón

Bón lót trước trồng 1 ngày: Toàn bộ phân lân, phân hữu cơ, 10kg DAP và 2 kg Bam 5 H.

7 – 10 NST: phun ViPắc 88 hoặc Roots lượng 500 – 1 kg/1.000m2.

20 – 25 NST: 20 kg ure + 10 kg DAP + 2 Bam 5 H.

40 – 42 NST: 15 kg ure + 10 kg NPK (20 – 20 -15) + 2 kg Bam 5H.

70 – 75 NST: 35 kg NPK (20 – 20 – 15) + 6 kg Kali.

V. CHĂM SÓC:

Cần tưới nước giữ ẩm và tưới nước sau khi bón phân để phân dễ tan.

Mùa khô tưới ngày 2 lần sáng và chiều không tưới nước kéo dài chập tối ảnh hưởng nấm bệnh phát triển, ngày tưới ngày nghỉ.

Mùa mưa: 2 – 3 ngày tưới 1 lần.

Rải phân sãi theo liếp hoạc nơi lổ trồng theo hốc rôi tưới nước. Giai đoạn 75 NST; 85 NST; 90 NST phun phân bón lá chứa hàm lượng Kali để khoai dễ tạo củ như: Hydrophots liều 30cc/ bình 8 lít, phân MKP (0 – 52 – 34) liều 30 gam/bình 8 lít.

Trước khi thu hoạch 5 ngày nên tưới nước ẩm để đất mềm dễ thu hoạch, tưới nước bằng dụng cụ thùng vòi sen hoặc vòi máy phun trên liếp.

VI. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH

1. Sâu hại:

1.1 Sâu đất (sâu xám): (Arostisypslon)

Sâu non mới nở gậm lấm tấm biểu bì cây, sâu lớn tuổi sống dưới đất ban đêm bò lên cắn phá dây lá khoai, sâu làm nhộng dươi đất. Thuốc phòng trị gồm:

1.2. Rệp sáp

Mình có phủ lớp sáp trắng, chích hút nhựa lá khoai, trú ẩn dưới đất phá hại rễ khoai làm lá vàng, khoai không phát triển. Rệp còn là môi giới truyền virus.

Thuốc phòng trị: SUPRACIDE liều 1 5cc/8lít. NOKAPH 3G liều 2 kg/công. BI 58% liều 25cc/ 8lít ….

1.3. Sâu xanh da láng (Spodoptera):

Hình dạng màu xanh lục, 2 sọc vàng nâu chạy dọc 2 bên thân, trơn láng sâu phá hại nặng và kháng thuốc. Sâu đẻ mỗi ổ 20 – 30 trứng có phủ lông trắng. Đây là sâu đa thực. Thuốc phòng trị: MIMIC 20DF liều 15cc/8lít phun vào chiều tối có thể phối hợp thuốc PERAN 50EC.

2. Bệnh hại:

2.1 Bệnh cháy lá: Do nấm Corticium SP gây hại, vết bệnh xuất hiện trên lá và thân. Trên lá vết bệnh màu xanh nhạt, hơi tròn rồi chuyển sang nâu, điều kiện ẩm độ cao vết bệnh có lớp mốc trắng phủ. Trên dây vết bệnh lõm dài và khuyết vào thân có màu xanh xám. Bệnh gây cháy rụi cả lá và thân, gây thất thu năng suất.

Phòng trị: Bón phân cân đối NPK, không bón dư đạm, thoát nước tốt trong điều kiện mưa gió, trồng mật độ thưa. Sử dụng thuốc đặc trị khi bệnh mới chớm thuốc TILT SUPER liều 10 cc/16lít, APPENCARD liều 50 cc/16lít.

2.2 Bệnh mục đầu khoai: Do tuyến trùng pratylenchus sp. gây ra lây truyền qua củ giống, làm thối từng mảng trên củ, mất phẩm chất. Phòng trị nên s/l củ giống bằng nước nóng 54 o C trước khi trồng và nên đổi giống không nhiễm tuyến trùng từ nơi khác đem về trồng.

Khi bệnh mới chớm sử dụng rãi 2 -3 kg NOKAPH 3G cho 1 công đất tưới nước cho thuốc thấm xuống dưới để diệt tuyến trùng.

2.3 Bệnh thối mềm củ:

Do nhiều nấm gây ra. Trên củ vết thối sậm màu, đôi lúc môi củ có lớp mốc trắng do FUSARIUM hay màu xanh xám do PENICILLIUM phủ lên. Nấm bệnh lưu tồn trong củ giống, trong kho vựa lan truyền qua hom giống. Phòng trị: loại bỏ củ giống nhiểm bệnh, s/l củ giống trước trồng.

VII. THU HOẠCH

Khoai mỡ trồng bán hàng hoá thu hoạch sau 4 – 4,5 tháng. Khoai làm giống thu hoạch sau 5 – 6 tháng trồng.

Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Mỡ trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!