Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Trồng Rau Mùi được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Rau mùi là loại cây phổ biến nên được trồng ở nhiều nơi. Mùa đông rau mùi tốt nhất bắt đầu từ khoáng tháng 10 đến tháng 1 năm sau.
Nội dung trong bài viết
Yêu cầu đất
Gieo hạt
Chăm sóc
Thu hoạch rau mùi
Để giống
Yêu cầu đất
Mùi cần loại đất nhỏ, tơi xốp, không bị úng nước, nhiều mùi. Thông thường, trồng mùi phải lên luống cao 20 – 30cm, rộng 1,2 – 1,5cm.
Gieo hạt
Mùi được trồng bằng hạt, 1m2 cần 1 – 1,2 gam hạt. Trước khi gieo hạt nên ngâm khoảng 1 ngày để hại hút nước. Sau đó vớt ra trộn với tro bếp rồi gieo. Trước đó nên rải thuốc Falisan trừ kiến, mối. Gieo xong thì dùng cào để dàn đều hạt. Sau đó, phủ rơm rạ và tưới nước cho đủ ẩm để cây có thể mọc nhanh.
Chăm sóc
Gieo hạt, chăm sóc thu đáo thì sau khoảng một tuần hoặc 10 ngày cây sẽ mọc. Sau khi cây mọc lên pha 500 gam ure, 500 gam super lân với nước để tưới một lần, nồng độ phân tăng dần theo các lần tưới để cây có thể hấp thụ tốt. Để tránh độc, trước khi thu hoạch 15 ngày nên ngừng tưới phân mà chỉ tưới nước là để cho mùi vẫn phát triển bình thường.
Thu hoạch rau mùi
Khoảng 1 tháng sau khi mọc, cây mùi có thể cho thu hoạch. Năng suất thu hoạch bình quân khoảng 8 – 10 tấn/1ha. Người ta có thể thu hoạch để bán lẻ bằng cách nhổ tỉa rồi bó thành bó đem bán, cứ nhổ như thế cho đến hết. Nếu gặp những người mua buôn người ta có thể bán theo luống để giải phóng đất cho việc trồng các cây khác hoặc trồng vụ mùi khác.
Để giống
Người ta trồng mùi bằng hạt, vì vậy việc chăm sóc cây để lấy hạt phải được chú ý. Khi mùi thu hoạch được, người ta để lại những cây tốt, khỏe, lá nhiều. Bón thêm phân đạm, lân, kali cho đến khi mùi ra hoa thì ngừng bón. Sau khoảng 3 tháng, lá mùi ngả màu vàng, hạt mùi khô, chắc lại thì có thể thu hoạch được. Người ta thu hoạch vào khoảng tháng 3 dương lịch. Mỗi lúc ta có thể thu được 600 – 800kg hạt. Khi thu hoạch, người ta đem phơi cả cành lá cho khô rồi đập lấy hạt. Để hạt nguội rồi cho vào lọ kín, dậy lại. Nếu những bình rộng miệng thì có thể đậy phía trên một ít lá chuối khô hoặc lá xoan, vừa có thể giữ ẩm vừa có tác dụng chống lại các loại sâu bệnh. Những người trồng mùi thường căn cứ vào diện tích của ruộng mình để quyết định số lượng giống cho vụ sau. Hạt mùi để gieo ngay vào vụ sau là tốt nhất.
Cách Trồng Rau Mùi Tại Nhà
Cách trồng rau mùi trong đất tại nhà
Bước 1: Chuẩn bị hạt giống và đất trồng
Đất trồng rau mùi cần được cày bừa nhỏ, tơi xốp và xử lý loại trừ kiến, dế.
Đất trồng rau mùiBước 2: Gieo hạt giống
Hạt giống rau mùi thường rất nhỏ. Trước khi gieo cần ngâm hạt giống từ 5-6h theo tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh. Cách ngâm hạt giống như vậy sẽ kicjs thích quá trình nảy mầm nhanh hơn và tỷ lệ nảy hạt cao hơn.
Sau khi ngâm hạt giống, trộn hạt giống với tro bếp để hạt không bị dính vào nhau, gieo hạt sẽ đều hơn.
Gieo hạt vào đất
Bước 3: Chăm sóc
Sau khi gieo hạt giống có thể phủ lên 1 lớp rơm, rạ hoặc 1 lớp đất mỏng để giữ ấm và giữ ẩm cho hạt giống.
Bổ sung phân bón và tưới nước thường xuyên cho rau mùi phát triển
Rau mùi là cây mọc khỏe. Trong quá trình rau lớn nếu thấy cây mọc dày, cần tỉa bớt đảm bảo khoảng cách hợp lý. Ngoài ra cỏ dại sẽ phát triển cần nhỏ cỏ để tránh tình trạng cỏ dại hấp thụ dinh dưỡng của rau.
Bước 4: Thu hoạch
Rau mùi sau khi gieo từ 45-65 sẽ cho năng suất cao nhất. Lúc này tiến hành thu hoạch bằng cách nhổ tỉa.
Thu hoạch rau mùi tại nhàNếu trồng mùi để lấy giống thì để sau 2-3 tháng mới nên thu hoạch để lấy hạt rau.
Trồng rau mùi thủy canh tại nhà
Bên cạnh việc gieo trồng bằng đất, rau mùi cũng có thể trồng được bằng . Trồng rau mùi thủy canh sẽ khắc phục được những hạn chế của phương pháp trồng trong đất. Khi tiến hành trồng rau mùi thủy canh bạn không cần phải mất nhiều thời gian chăm sóc sâu bệnh hay cỏ dại cho rau. Ngoài ra, kỹ thuật gieo trồng rất đơn giản.
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
Thiết bị trồng rau sạch thủy canh BKFASTHạt giống rau mùi
Bước 2: Gieo hạt giống
Gieo trực tiếp hạt giống vào giá thể thủy canh. Mỗi giá thể khoảng từ 5-6 hạt giống.
Đặt các giá thể sau khi đã gieo hạt vào vị trí thoáng mát từ 3-5 ngày để hạt giống nảy mầm.
Lưu ý: cấp ẩm cho giá thể trong quá trình chờ hạt giống nảy mầm.
Bước 3: Chăm sóc
Sau khi hạt giống đã nảy mầm, đặt các cây giống vào rọ nhựa và đặt lên thùng thủy canh.
Cấp dinh dưỡng cho rau. Dinh dưỡng pha vào nước để tạo thành dung dịch thủy canh đi nuôi cây. Lưu ý nồng độ dinh dưỡng tốt cho quá trình trồng rau mùi thủy canh là 560-1260 PPM, độ PH từ 5.5 – 7.
Rau mùi là cây ưa nắng mạnh, tối thiểu cần cấp ánh nắng cho rau từ 4-6h/ngày.
Lưu ý về mực nước trong các thùng thủy canh đảm bảo nồng độ dinh dưỡng. Và nên tưới bổ sung nước bằng bình tưới cho cây tươi vào các ngày nắng gắt cho rau tươi tốt.
Bước 4: Thu hoạch
Cách thu hoạch mùi tương tự như cách trồng mùi trong đất.
Kỹ Thuật Trồng Cây Hoa Đào Đẹp Cho Ngày Tết Ất Mùi
Trồng lại
Khi mua, người mua phải chọn cây đào còn tơ trồng lại mới tốt và được nhiều năm. Đất trồng đào thích hợp là đất thịt pha sét có độ pH 7-8. Người trồng nên chọn chỗ đất cao ráo, thoát nước để trồng vì nếu bị úng nước là đào chết. Tuy nhiên, nếu nhà nào không có nhiều đất thì có thể trồng vào chậu to và lưu ý nên xử lý đáy chậu thật thoát nước. Đồng thời, đường kính chậu cũng phải lớn hơn đường kính tán cây một chút.
Đặc biệt, đào là cây cảnh không ưa bóng nên trước khi trồng, người trồng cần phải bón lót bằng phân ải hoặc phân hữu cơ vi sinh. Sau Tết, nên đem trồng càng sớm càng tốt, chậm nhất là vào khoảng ngày 15 tháng giêng. Lúc trồng, người trồng nên nhớ lấp đất vừa ngang cổ rễ, nêm nhẹ đất từ xung quanh dồn vào bầu cho chặt, tưới nước đẫm. Sau đó, luôn tưới đủ độ ẩm cho đến khi cây ra lá non.
Cắt sửa cành
Sau khi trồng xong, người trồng nên cắt ngay cành lần thứ nhất. Lần này, người trồng nên cắt thật đau để cành mới phát sinh nhiều, năm tới sẽ cho nhiều hoa. Nếu không cắt đau, để cành già, năm tới hoa chỉ có ở phía ngoài đọt cành. Sau đó, mỗi tháng, người trồng phải cắt nhẹ một vài lần cho đến tháng 6 âm lịch mới thôi. Trong quá trình cắt sửa cần kết hợp tạo hình tán cây.
Tưới bón
Sau mỗi lần cắt, người trồng cần hòa phân hữu cơ tưới cho cây. Các tháng tiếp đều phải tưới. Trong hai tháng là tháng 8 và tháng 9 cần tưới bón nhiều để thúc cho cây nẩy nhiều hoa và to hơn. Đào ưa phân bắc ủ kỹ hoặc ngâm ngấu, nước tiểu, đạm ure.
Hãm cây
Hãm cây là bước nhằm hạn chế sự sinh trưởng, bắt cây chuyển sang giai đoạn ra hoa. Ở bước này, người trồng phải dùng dao thật sắc khứa quanh một vòng cho đứt vỏ qua tầng libe vào tận gỗ ở vùng gần cổ cây. Sau khi hãm độ một tuần, quan sát thấy lá đào hơi chuyển màu từ xanh đậm sang xanh nhạt và hơi rũ xuống là được. Trong trường hợp lá vẫn chưa chuyển là chưa được. Lúc nãy, người trồng cần phải hãm lại bằng cách khứa thêm một vòng khác ở trên vết cũ. Nếu vẫn chưa được lại phải hãm lần thứ 3.
Thời gian hãm bắt đầu từ giữa đến cuối tháng 8 âm lịch, người trồng nền hãm trước những cây khỏe, có toàn bộ lá xanh tốt còn những cây yếu, một phần lá đã chuyển sang màu vàng thì hãm sau. Ngoài ra, người trồng nên lưu ý rằng không hãm những cây già.
Tuốt lá
Đào thuộc loại cây rụng lá hàng năm về mùa đông, đặc biệt, sau khi lá rụng, nụ hoa phát triển và lớn nhanh. Vì thế, nếu người trồng không tuốt lá sớm và cứ để tự nhiên thì đào rụng lá vào cuối tháng chạp và hoa nở vào cuối tháng giêng hoặc tháng hai năm tới. Do đó, nếu muốn có hoa đẹp trong dịp Tết, đi đôi với việc hãm cây nói trên ta phải tuốt lá trước một thời gian, dài, ngắn tùy giống, tùy cây mạnh hay yếu, cây tơ hay già.
Người trồng nên thực hiện việc tuốt lá đào bích từ mùng 5 đến 20/11 âm lịch, đào bạch từ mùng đến 15/10 âm lịch. Riêng những cây già, yếu thì thời gian tuốt lá chậm hơn so với những cây to khỏe. Ngoài ra, cũng cần phải bảo vệ mắt hoa ở cuối nách lá. Vì thế, nên bứt từng lá và không được một tay tuốt lá thẳng từ đọt xuống vì làm như vậy sẽ tổn thương đến mầm hoa.
Thúc và hãm thời gian ra hoa
Mặc dầu đã thực hiện những biện pháp chăm sóc và điều khiển như trên, nhưng thời gian ra hoa có năm cũng không đúng Tết. Vì nếu gặp rét, hoa sẽ ra chậm. Ngược lại, gặp thời tiết ấm hoa sẽ ra sớm hơn. Do đó vấn đề thúc và hãm phải thực hiện trong những trường hợp cần thiết.
Thúc
Đầu tháng 12 âm lịch, nếu thấy các nụ hoa chưa nhú một cách rõ ràng, báo hiệu hoa sẽ nở chậm thì người trồng cần phải thúc bằng cách tưới phân đạm Sunfat nitrat hay ure. Bới xung quanh gốc sâu độ 5cm nên người trường nên tưới phân Bắc, nước tiểu hoặc tưới nước nóng 35 độ -40 độC.
Hãm
Vào hạ tuần tháng 11 âm lịch, nếu thấy nụ hoa nhú to, có thể hoa nở sớm, cần áp dụng các biện pháp hãm như che ánh nắng, tạo bóng tối cho cây cả ngày trong thời gian mươi, mười lăm ngày. Đồng thời, người trồng nên thực hiện vừa che vừa theo dõi thời tiết và tiếp tục nghiên cứu cây.
Ngoài ra, ở giai đoạn này, người trồng không được tưới, không xới xáo hay dùng dao khứa quanh thân một vòng đứt vỏ như đã nói ở phần trên. Bên cạnh đó, cần tiến hành bới đất, chặt bớt rễ, dùng mai xén bớt từ 10-20% rễ, cần xén rải rác đều xung quanh gốc, liệu xén như bầu định đánh lên vào dịp Tết. Tuy nhiên, thúc, hãm chỉ làm trong trường hợp thật cần thiết vì cả hai trường hợp đều ảnh hưởng đến phẩm chất của hoa. Vì thế, người trồng cần chú ý hơn trong cách chăm sóc cây hoa đào sau khi trồng.
Nên đọc
Kỹ Thuật Trồng Rau Nhút
Nếu bạn từng sống ở vùng Tây Nam Bộ thì sẽ không còn xa lạ cái cảnh mỗi mùa nước lên, rau rút hay còn gọi là rau nhút nổi bồng bềnh khắp mặt sông.
Đây là loại rau quen thuộc trong nồi lẩu mắm hay canh cá chua của người dân nơi đây. Không những vậy rau rút còn được xem như một vị thuốc đông y có tác dụng giải độc, mát gan, làm thông huyết kinh mạch,…
Vì thế nên hiện nay nhiều nơi nổi lên công việc trồng rau nhút chứ không chỉ là loại rau mọc dại như trước nữa.
1.1 Chuẩn bị dụng cụ trồng
Để tiết kiệm bạn hãy tận dụng các chậu, thùng nhựa hay thùng xốp đã có để trồng rau rút. Nếu ở vùng quê thì bạn hãy trồng trong các rãnh mương hay trên mặt ao để khi thu hoạch có năng suất cao.
Rau rút loài loại cây sống ở môi trường nước phù hợp với loại đất trũng, đất sình nên bạn không cần đục lỗ thoát nước dưới đáy chậu hay thùng xốp.
Về đất trồng thì bạn mua đất ở các cửa hàng cây trồng rồi trộn với phân động vật, phân sinh học để tăng độ dinh dưỡng trong đất. Tăng lớp mùn thuận lợi cho sự phát triển của rau nhút thì bạn bón thêm than bùn hoặc mùn hữu cơ.
Trước khi gieo trồng 1 tuần bạn rải một lớp vôi lên trên đất để loại bỏ các mầm bệnh gây hại.
Trồng rau rút từ gốc rau, chọn gốc khỏe mạnh, không bị nhiễm sâu bệnh gây hại.
Rau nhút dễ phát triển, nó có bộ rễ khỏe có khả năng hút nước và chất khoáng mạnh nên cần đảm bảo đất và nguồn nước sạch, nhặt bỏ cỏ dại và bón phân cho đất trước khi gieo trồng.
Cây nhút ưa nước nên khi cấy phải luôn giữ mực nước trong chậu là Khi mới cấy nên giữ mực nước trong ruộng từ 20 đến 30cm. Khi trồng thì gieo thành từng khóm, mỗi khóm 2 ngọn dài 3-4 cm.
Vì cây sinh trưởng nhanh nên trồng khóm cách nhau 25cm, khi chăm sóc nếu thấy thưa thì dặm thêm để đảm bảo rau phủ kín mặt chậu cho năng suất cao nhất.
2.2 Kỹ thuật chăm sóc
Sau nửa tháng bạn thấy cây đã lên cao thì thêm nước vào chậu trồng sao cho mực nước vào khoảng 30-40cm. 3-4 ngày bón phân một lần. Nên dùng phân hữu cơ, phân động vật để bón ở gốc hoặc pha phân đạm, phân lân để cây dễ hấp thu và tiết kiệm phân bón hơn.
Đặc biệt sau mỗi đợt thu hoạch để cây nhanh hồi phục và ra nhánh nhiều, bạn kết hợp bón phân ở gốc và phun lên thân cây bằng loại phân qua lá. Năng suất thu được sẽ nhiều hơn đợt trước đấy.
Rau rút là cây thủy sinh nên lớn rất nhanh, thời gian thu hoạch còn tùy thuộc vào khả năng chăm sóc và nơi sinh trưởng của cây. Nếu trồng ở ao hồ thì 1 tháng đã thu hoạch được rồi còn nếu là trồng ở chậu, thùng xốp thì thời gian sẽ là 1,5 tháng.
Rau nhút sau khi trồng 1,5 tháng là có thể thu hoạch, sau đó từ 7 – 10 ngày thì thu hoạch tiếp, có thể kéo dài thời gian thu hoạch từ 4 – 5 tháng tùy theo mức độ chăm sóc, kỹ thuật của mỗi người.
3.1 Giá trị dinh dưỡng của rau nhút
Tuy là rau nhưng rau rút lại chứa lượng protein cao, hơn hẳn các loại khác như rau muống, rau ngót,… Rau xuất hiện vào mùa hè, nấu ăn vừa thanh mát mà giúp dễ ngủ nên rất được ưa chuộng. Mọi người thường nấu rau rút với khoai sọ, riêu cua làm canh hay xào với thịt gà, thịt heo…
Thep đông y thì rau rút là vị thuốc dân gian để chữa bệnh bướu cổ, trị cảm sốt, côn trùng đốt. Những người đang bị mụn sinh lý cũng nên ăn rau rút để thanh lọc cơ thể, trị nóng trong người gây mụn.
Ngoài ra rau rút còn nhiều tác dụng khác như nhuận tràng, lợi tiểu, thông huyết kinh mạch.
Đặc biệt trong thời tiết nóng nực thì canh rau rút còn có tác dụng an thần, mát gan, điều trị chứng mất ngủ gây đau lưng.
3.2 Một số bài thuốc sử dụng rau nhút hiệu quả
Rau rút 300g, khoai sọ 25g, lá sen tươi 10g. Rửa sạch các nguyên liệu rồi cho vào nồi cùng 250ml nước, ninh đến khi khoai mềm thì nêm nếm gia vị vừa ăn. Khi ăn ăn hết cả cái và nước thì mới có tác dụng, nếu bị nặng thì tuần ăn 5 lần còn nhẹ thì tuần 3 lần thôi. Để có tác dụng tốt nhất bạn nên ăn khi còn nóng và trước giờ đi ngủ 30 phút.
Trong người nóng (nội nhiệt) chảy máu cam, sinh mụn nhọt
Rau rút phơi khô nấu nước uống, bạn có thể uống thay nước lọc hàng ngày. Tuy nhiên phải nấu hàng ngày vì nước rau rút để qua đêm sẽ bị hỏng. Ta còn có thể bổ sung bằng cách nấu các món ăn với rau rút.
Nếu bị táo bón thì có thể giã lấy nước rau rút để uống hoặc nấu canh rau rút để nhuận tràng.
Chữa bướu cổ: Bên cạnh việc uống thuốc tây thì bạn hãy ăn thêm các món ăn chế biến từ rau rút. Mát và dễ ăn hơn là sử dụng thuốc.
Ngoài ra mua thêm cải trời, kinh giới, mạch môn… sắc cùng rau rút uống hàng ngày.
Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Rau Mùi trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!