Xu Hướng 5/2023 # Kỹ Thuật Trồng Rau Cải Xanh # Top 5 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Kỹ Thuật Trồng Rau Cải Xanh # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Trồng Rau Cải Xanh được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Rau cải xanh là loại rau dễ trồng, dễ chăm sóc, không kén đất, là loại rau ngắn ngày. Thành phần dinh dưỡng cao, có nhiều vitamin k, còn có nhiều vitamin A,B,C,D…Chính vì vậy chúng ta có thể trồng tại nhà trong chậu hoặc trong các thùng xốp. Hôm nay kỹ thuật nhà nông xin chia sẻ với bà con về kỹ thuật trồng rau cải xanh:

Chuẩn bị đất trồng

– Chuẩn bị đất kỹ tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại tàn dư cây trồng vụ trước, nếu có điều kiện phơi khô khoảng một tuần và đảo lớp mặt xuống dưới để thoáng khí cho cây trồng sinh trưởng tốt đồng thời hạn chế các sâu bệnh cư trú trong đất. lên xử lý đất bằng cách bón vôi vào đất liều lượng tùy theo diện tích đất trồng.

– Làm luống cao 20cm -30cm để tránh rễ không bị ngập úng và lá cũng không bị đất cát dính vào dễ nhiễm các bệnh thối gốc và phỏng lá. Mùa khô làm luống cạn để giữ ẩm cho cây;

Thời vụ gieo trồng

Rau cải xanh có thể trồng quanh năm mùa nắng cần có đủ nước tưới cải phát triển tốt và cho năng suất cao hơn mùa mưa nhưng có nhiều sâu hại cần lưu ý phòng trừ. Mùa mưa (tháng 5-10 dương lịch) khó trồng, cây tăng trưởng kém, dễ bị rách lá.

Chọn giống gieo trồng

Sử dụng các giống có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với sản xuất và tiêu thụ

+ Cải xanh: Thời gian thu hoạch 40-45 ngày, lá xanh vàng, mỏng, cọng nhỏ, bẹ dẹp, năng suất cao và ăn ngon. Giống của Viện Khoa Học Nông Nghiệp Miền Nam, công ty giống Miền Nam.

Rau cải xanh rất dễ trồng nhưng cũng dễ bị nhiễm sâu bệnh vì vậy trong bài viết sau kỹ thuật nhà nông sẽ hướng dẫn bà con cách phòng trị bệnh cho rau cải xanh. Mời bà con đón đọc…

+ Cải bẹ xanh : Cây to, lá xánh đậm, bẹ to, tròn, năng suất cao nhưng vị đắng, thích hợp ăn xào hoặc nấu canh, thời gian cho hoạch 40-45 ngày sau khi gieo như Cải Xanh Trang Nông.

Cách gieo trồng

– Gieo sạ: Gieo hột trực tiếp ngoài đồng sẽ đở công cấy, nhưng tốn hột giống và công tỉa. Lượng hột gieo sạ cho 1.000 m2 khoảng 500 gram. Hột giống ngâm trong nước sau 3-4 giờ vớt ra để ráo nước ủ ấm một đêm rồi đem gieo hột sẽ nẩy mầm nhanh và đều hơn gieo hột khô. Hột cải nhỏ, muốn gieo cho đều nên chia hột nhiều phần và trộn với bột trắng để dễ điều chỉnh hột gieo. Khi cây con được 10-15 ngày nhổ tỉa chừa khoảng cách 10 x 15 cm. Tưới đẩm liếp trước khi gieo, sau khi gieo rãi lớp tro trấu mỏng phủ hột (mùa mưa nên rãi trấu) và rắc thuốc trừ kiến, các sâu hại khác (sâu non, bọ nhẩy, dế kiến, sên nhớt, ốc nhí). Trên mặt líp phủ lớp rơm mỏng và tưới đủ ẩm.

– Trồng cây con: Lượng hột giống cần thiết để đủ cây con cấy trên 1.000 m2 khoảng 100-150 g, gieo trên 70 m2 đất. Liếp ương nơi cao ráo có đầy đủ ánh nắng. Cây con có 3-4 lá thật khoảng 15-20 ngày tuổi đem cấy, mật độ từ 25.000-30.000 cây/1.000 m2. Trồng khoảng cách (15-20 cm) x 15 cm, 1 hốc 1 cây để ruộng thông thoáng hạn chế sâu bệnh. Liếp rộng 1 m cấy được 6-8 hàng cải, cấy dầy, cây cao, thân lá mhỏ, năng suất cao

Chăm sóc và phân bón

Phân bón cho một sào rau ( 1000m2 Nam Bộ ) ruộng khỏang 500-1.000 kg phân chuồng (phân heo, gà đã ủ hoai), 10 kg Urea, 10 kg super lân, 5 kg KCl, 10 kg hỗn hợp 16-16-8 và 10 kg DAP.

+ Bón lót

Vườn ươm: lót 2-3 kg phân chuồng hoai mục + 15g phân lân/1m2 .Ruộng trồng: Toàn bộ phân chuồng + super lân + 2 kg KCl. Rãi trên mặt liếp và xới trộn đều.

+ Bón thúc

– Vườn ươm: Không cần thiết cung cấp phân, nếu cây con phát triển hơi kém có thể tưới thúc nhẹ 1 lần khỏang 10-15 ngày sau khi gieo bằng nước phân hỗn hợp NPK 16-16-8 pha loãng (20-30g/10 lít nước). Cây con 18-20 ngày tuổi có thể cấy, cấy từng đợt riêng cây tốt và xấu để tiện chăm sóc.

Ruộng trồng: Bón phân dựa theo sự sinh trưởng của cây, do Cải Xanh rất ngắn ngày nên chia phân ra nhiều lần tưới sẽ có hiệu quả hơn.

Kỹ Thuật Trồng Rau Cải Xanh Theo Tiêu Chuẩn Vietgap

Mô hình trồng rau sạch VietGap

1. Kỹ thuật chọn giống và chuẩn bị cây non

– Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất giống rau

– Chọn giống khỏe, sạch bệnh

– Hạt giống, cây con phải được xử lý nguồn sâu bệnh trước khi gieo hoặc trồng

– Hiện nay ngoài giống địa phương, mùa khô có thể sử dụng một số giống nhập của Trung Quốc, Thái Lan và mùa mưa có thể sử dụng giống TG1.

rau cải xanh theo tiêu chuẩn Vietgap

– Hạt giống cần được xử lý bằng thuốc Appencard Super 50FL với lượng dùng 2 – 3cc/

1 lít nước trong 15 phút vớt ra để ráo nước, ủ ấm 1 đêm rồi đem gieo

– Sau gieo rải lớp đất mỏng phủ hạt và rắc thuốc trừ côn trùng hại như: kiến, bọ nhảy, sùng,…đồng thời phủ lớp rơm mỏng chống mưa và giữ ẩm trong mùa khô.

– Khi cây con đạt 18 – 19 ngày tuổi đem đi trồng, trước khi nhổ 1 ngày cần tưới phân DAP pha loãng 30g/10lít nước.

– Ghi chép, lưu trữ hồ sơ

2. Chuẩn bị đất * Chọn đất trồng

– Đất cao thoát nước, thích hợp với sự phát triển của rau.

– Cách ly các khu vực chất thải công nghiệp và bệnh viện ít nhất 2km.

– Đất không có tồn dư chất độc hại, không ảnh trực tiếp chất thải sinh hoạt từ khu dân cư, các lò mổ gia súc, nghĩa trang, đường giao thông lớn.

* Cần chuẩn bị đất kỹ

– Phơi ải đất khoảng 8 – 10 ngày. Trước khi lên luống cần làm đất tơi xốp, sạch cỏ dại cùng các tàn dư thực vật, sau đó bón 5 – 6 kg vôi bột/100 m2 đất.

– Lên luống rộng 80 – 100 cm, nếu mùa khô lên luống cao 10 -15 cm; mùa mưa lên luống cao 20 cm.

3. Thời vụ , mật độ trồng rau cải

Rau cải xanh là một loại rau khá thông dụng trong thực đơn hàng ngày của nhiều gia đình, có thể chế biến được nhiều món ăn ngon

Lưu ý: nếu trồng tháng 12, tháng 01 năng suất cao nhưng thường bị nhiều sâu hại. Mùa mưa khó trồng nhưng thường bán được giá cao hơn.

Để trồng cho 100 m2 nếu gieo trên luống ươm cần 20 g hạt giống; nếu gieo trực tiếp từng hàng rồi tỉa dần cần 40 g hạt giống; còn nếu gieo vãi thì cần tới 60 g hạt giống. Trồng khoảng cách 15 x 15cm.

Kỹ thuật bón phân cho rau sạch

– Đối với việc trồng cải sạch theo VietGap cần tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân được ủ hoai mục kết hợp sử dụng phân hữu cơ vi sinh năm tốt I của Công Ty phân bón hữu cơ Miền Trung.

– Tuyệt đối không dùng phân tươi chưa ủ hoai, không dùng phân tươi pha loãng để tưới.

– Sử dụng phân hoá học bón thúc vừa đủ theo yêu cầu của từng loại rau.

– Kết thúc bón đạm qua lá trước thu hoạch 7 – 10 ngày.

– Vườn ươm: lót 5 – 6 kg phân hữu cơ sinh học Better HG 01/10 m2.

– Ruộng trồng: lót 50 kg phân hữu cơ vi sinh năm tốt I hàm lượng phân 01 /100 m2.

– Vườn ươm: Rãi vôi hoặc tro bếp ở liếp ươm khoảng 1kg/100m2 trừ kiến tha hạt. Khoảng 1 tuần sau gieo có thể tưới thúc nhẹ từ 1 – 2 lần bằng nước pha phân Better NPK 16-12-8-11+TE 0,5kg/20lít nước/100m2. Cây con 18 – 19 ngày sau gieo có thể nhổ cấy. Trước nhổ cấy cần tưới ướt đất bằng nước pha phân Better NPK 16-16-16-9+TE: 0,5kg/20lít nước/100m2 để cây dễ bén rễ sau trồng. Cấy từng đợt riêng cây tốt và xấu để tiện chăm sóc.

– Ruộng trồng: Xử lý đất trước khi trồng bằng Basudin 10H, Sago super 3G. Sau trồng 10 ngày là thời kỳ cây phát triển thân lá mạnh cần bón thúc Better NPK 12-12-17-9+TE 5kg/100m2, rải giữa hàng, xới nhẹ cho thoáng và lấp phân, lưu ý tưới nước đủ.

– Ghi chép, lưu trữ hồ sơ

Chăm sóc rau cải sau khi trồng

Nước tưới sử dụng nguồn nước sạch, giếng khoan, nước máy, nước sông ngòi, ao hồ không bị ô nhiễm. Nhất là đối với rau ăn sống và rau gia vị.

– Dùng nước sạch để pha phân bón lá và thuốc BVTV

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng

– Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM.

– Luân canh cây trồng hợp lý

– Bắt diệt sâu bằng phương pháp thủ công

– Sử dụng các chế phẩm sinh học để trừ sâu bệnh

– Chỉ sử dụng thuốc hoá học khi cần thiết và thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng thuốc BVTV (4 đúng)

Bộ thuốc sử dụng trừ sâu bệnh cho cây cải chú ý sử dụng các thuốc ít độc và thời gian cách ly ngắn:

– Nhóm thuốc trừ sâu thời gian cách ly 14 – 15 ngày: Cyperan 25EC, Forsan 50EC, Polytrin P440ND, SecSaigon, Sherpa.

– Nhóm thuốc trừ sâu thời gian cách ly 7 – 10 ngày: Peran 50EC, Alphan 5EC, Match 50ND, Bassan 50ND, Bascide 50EC.

– Nhóm thuốc trừ sâu thời gian cách ly dưới 5 ngày: Forvin 85WP, Vertimex 1,8ND, Succes 25SC, Actara 25WG, các thuốc điều hòa tăng trưởng và vi sinh.

– Thuốc trừ bệnh: Appencard super 50FL, Appencard super 75DF, Carban 50SC, Score 250ND, Topan 70WP, Validan 3DD – 5DD, Zinacol 80WP, Zineb Bul 80WP, Manzat 200 80WP, Carbenzim, Mexyl MZ, Thio-M, Vanicide, Dipomate.

– Phòng trừ Bọ nhẩy (Phyllotetra striolata): Sâu non Bọ nhẩy sống ở rễ cần rải Basudin 10H, Sago super 3G với lượng 3 kg/1000 m2 ngay khi trồng. Trong vòng 10 ngày sau trồng nếu Bọ nhẩy xuất hiện có thể sử dụng thuốc Sherpa, Gà Nòi, SecSaigon, Polytrin P440ND, Forwathion 50EC, Cyperan 25EC hoặc Alphan 50EC. Sau trồng 10 ngày nếu Bọ nhẩy xuất hiện nhiều có thể sử dụng thuốc Alphan 50EC, Match 50ND, Peran 5EC hoặc Alphan 50EC. Nếu 5 ngày trước thu hoạch mà vẫn bị Bọ nhẩy phá có thể sử dụng các thuốc Forvin 85WP, Vertimex 1,8EC và Success 25SC.

– Phòng trừ sâu ăn tạp: Thường xuyên thăm đồng nếu thấy ổ trứng sâu ăn tạp thu gom tiêu hủy, phát hiện sớm sâu non mới nở còn chưa phân tán có thể dùng các thuốc Cyperan 25EC, peran 5EC, Biocin luân phiên với SecSaigon, Sherzol, Netoxin hoặc Alphan 50EC để trừ. Nếu trước thu hoạch chừng 4 – 5 ngày sâu ăn tạp phát triển nhiều có thể dùng một trong các thuốc sau: Forvin 85WP, Vertimex 1,8EC và Success 25SC.

– Phòng trừ bệnh chết cây con (Pythium sp, Rhizoctonia solani): Nếu thấy bệnh xuất hiện nhiều trên vườn ươm cần phòng trừ trước khi nhổ cấy ra ruộng bằng các thuốc Validan 3DD – 5DD, Carban 50SC, Topan 70WP, Score 250ND, Vanicide, Hexin, Luster, Carbenzim.

– Phòng trừ bệnh thối bẹ (Sclerotium sp): Thường xuyên thăm đồng phát hiện sớm khi bệnh chớm xuất hiện có thể sử dụng thuốc Carban 50SC, Score 250ND Thio-M, Bendazol, Carbenzim, Hạt Vàng để trừ.

Vì nền nông nghiệp bền vững phân bón hữu cơ Miền Trung đồng hành cùng bà con trong nền nông nghiệp sạch VietGap !

Kỹ Thuật Trồng Rau Cải Cúc

Rau cải cúc (hay còn gọi là rau tần ô) là một loại rau xanh được trồng khá phổ biến ở nước ta. Đây là loại rau dễ ăn, giá rẻ và lại rất dễ gieo trồng. Rau cải cúc có khả năng thích nghi tốt với các điều kiện thời tiết, có thể trồng quanh năm, tuy nhiên thích hợp nhất là vào vụ đông xuân và hè thu. Rau cải cúc có thể ăn sống hoặc nấu canh rất ngọt mát, ăn rau cải cúc có tác dụng giải nhiệt, trừ đờm, giải cảm, trị ho, giúp hạ huyết áp… Bài viết này sẽ hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng rau cải cúc hiệu quả, đạt năng suất cao.

Cải cúc là loại rau khá dễ sống, có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Bà con có thể trồng cải cúc quanh năm, tuy nhiên, cây sinh trưởng tốt nhất vào hai vụ chính:

– Vụ đông xuân: Gieo hạt từ tháng 10 – 11, thu hoạch từ tháng 2-3.

– Vụ xuân hè: Gieo từ tháng 4 – 5, thu hoạch từ tháng 8 – 9.

2. Chọn giống trong kỹ thuật trồng rau cải cúc

– Nguồn giống: Bà con nên lựa chọn hạt giống chất lượng cao, có nguồn gốc rõ ràng và được cung cấp bởi các cơ sở phân phối giống cây trồng có uy tín. Đảm bảo cho hạt có tỉ lệ nảy mầm cao và sinh trưởng tốt.

– Lượng giống: 2,5 – 3 Kg/ha.

– Đất phù hợp để trồng cải cúc là loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, tơi xốp, giầu mùn và dinh dưỡng, độ pH từ 5,5 đến 6,5.

– Trước khi gieo hạt, bà con cần tiến hành cày xới đất cho tơi xốp, dọn sạch cỏ rác và tàn dư của vụ mùa trước. Dùng vôi rải lên mặt ruộng, phơi ải để diệt các mầm bệnh trong đất. Trước khi gieo hạt giống khoảng 10 ngày, bà con tiến hành bón lót các loại phân chuồng hoặc phân hữu cơ để hạt rau cải cúc dễ nảy mầm.

– Bà con đánh luống cao 20 – 25 cm, mặt luống từ 1,0 – 1,2 m và được bằng phẳng, có rãnh thoát nước, tránh ngập úng khi mưa nhiều.

Bước 1: Ngâm hạt cải cúc

Để thúc đẩy hạt nảy mầm nhanh hơn, bà con có thể tiến hành ngâm hạt giống trước khi gieo. Bà con chuẩn bị nước ấm từ 30-40°C, ngâm hạt từ 3 – 6 tiếng, sau đó vớt hạt ra và rửa lại bằng nước sạch, để ráo nước.

Bước 2: Gieo hạt cải cúc

Bà con có thể gieo hạt thẳng hàng hoặc có thể rải đều trên mặt luống. Một số nơi bà con trộn hạt với tro trấu rồi gieo rải đều xuống đất. Sau đó lấp một lớp đất mỏng trộn với tro trấu hoặc phân chuồng sàng kỹ lấp lên hạt. Có thể rải Basudin hạt phòng trừ kiến, dế, sâu đất ăn hạt.

Sau khi gieo hạt thì tưới phun nước cho hạt để giữ ẩm. Trong 1 tuần đầu gieo hạt nên phủ rơm rạ hoặc bạt plastic để giữ ẩm và tránh nắng cho hạt mọc mầm nhanh, sau đó dở tấm đậy ra để rau đón ánh sáng.

– Sau khi gieo đến khi mọc, bà con tiến hành tưới nước hai lần trong ngày, vào buổi sáng và chiều mát.

– Sau khi cây mọc thường xuyên giữ ẩm cho đất để cây có điều kiện phát triển tốt.

– Sau khi gieo khoảng 2 tuần, nếu cây con mọc dày quá, bà con cần tiến hành tỉa bớt để ăn rau mầm. Tiến hành tỉa cây vào hai đợt, đợt 1 khi cây được 2 – 3 lá thật và đợt 2 khi cây được 4 – 5 lá thật . Để cây với khoảng cách 5 – 7cm, mật độ này giúp cây phát triển tốt nhất.

– Làm cỏ, xới xáo và loại bỏ cây bệnh, lá bệnh tạo cho ruộng rau thông thoáng, hạn chế sâu bệnh.

Sử dụng phân bón hợp lý, cân đối, ưu tiên sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai mục, bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học.

Chú ý: Trường hợp không có phân chuồng hoai mục, có thể dùng phân hữu cơ vi sinh để thay thế với lượng dùng theo khuyến cáo, đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển tốt; đảm bảo thời gian cách ly với phân đạm urê ít nhất 10 ngày trước khi thu hoạch

6. Phòng trừ sâu bệnh trong kỹ thuật trồng rau cải cúc

6.1. Biện pháp canh tác, thủ công

– Để hạn chế các nguồn sâu bệnh chuyển tiếp giữa các vụ mùa, bà con nên trồng rau cải cúc luân canh với các loại rau khác như lúa nước hoặc các câu trồng cạn khác.

– Bà con nên thường xuyên thăm đồng ruộng để phát hiện kịp thời các loại sâu bệnh hại.

– Bà con cũng có thể diệt sâu bệnh thủ công khi mật độ sâu bệnh còn ít: ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non, tỉa bỏ những cây bị bệnh thối gốc, thối nhũn.

6.2. Biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Bà con lưu ý các loại sâu gây hại theo giai đoạn sinh trưởng của cây để có biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý.

– Giai đoạn sau gieo 5 – 15 ngày: Sâu khoang và bệnh thối gốc, sâu xanh ăn lá.

– Giai đoạn phát triển thân lá: Sâu khoang, sâu xanh ăn lá.

– Giai đoạn 10 -15 ngày trước khi thu hoạch: Chú ý các đối tượng như: Bọ nhảy, sâu xanh, sâu khoang ….

Để tiết kiệm thời gian và công sức cho việc phun thuốc trừ sâu bệnh, bà con có thể sử dụng Bình phun thuốc sâu chạy điện 3A. Đây là loại máy phun thuốc trừ sâu chạy điện ắc quy, có dung tích bình chứa lớn, tốc độ phun nhanh và xa, rất hiệu quả khi phun thuốc cho các cánh đồng lớn.

Rau cải cúc cho thu hoạch sau 30 – 40 ngày gieo trồng. Bà con cũng có thể thu hoạch sớm để ăn rau non, thời điểm thu hoạch sau khi gieo là 25-30 ngày. Khi thu hoạch cần loại bỏ các lá già, lá bị sâu bệnh, chú ý không để dập nát, để nơi khô mát, sau đó đóng vào bao bì sạch để vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

Với hướng dẫn về kỹ thuật trồng rau cải cúc, hy vọng bà con nắm được các bước gieo trồng rau cải cúc đúng quy cách để có được vụ rau năng suất và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo bvtvlaocai.vn

Kỹ Thuật Trồng Rau Cải Củ

15/04/2017 03:28

Cải củ là loại rau dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn, nhanh cho thu hoạch và có thể trồng nhiều vụ trong năm.

1. Thời vụ

Có thể trồng được nhiều vụ trong năm: Vụ chính gieo hạt tháng 8 – 9; vụ muộn gieo hạt tháng 10 – 11; vụ xuân hè (trái vụ) gieo hạt tháng 4 – 5, vụ này nhanh cho thu hoạch (khoảng 25 – 35 ngày) nhưng năng suất thấp hơn.

2. Chuẩn bị đất và gieo hạt

Cải củ trắng phần thu hoạch chính là củ, vì vậy để đạt được năng suất cao cần tạo điều kiện để củ sinh trưởng tốt nhất. Chọn đất thịt nhẹ hoặc cát pha, tơi xốp, nhiều mùn hoặc đất phù sa, thoát nước tốt.

Đất cày và phơi ải ít nhất 1 tuần. Sau đó, làm tơi đất, nhặt sạch cỏ dại. Lên luống: mặt luống rộng 1,2 m; rãnh rộng 30 cm, cao 25 cm.

Gieo hạt: có thể gieo theo luống sau khi đã bón lót hoặc rạch hàng bón lót, vùi phân rồi gieo theo hàng dễ chăm sóc hơn. Gieo hạt xong lấy đất tơi xốp phủ 1 lớp mỏng lên trên, phủ rơm rạ rồi tưới ẩm (đảm bảo độ ẩm đạt 75 – 80%) để hạt nảy mầm tốt.

3. Bón phân

Lượng phân bón cho 1 ha trồng cải củ trắng như sau: 12 – 15 tấn phân chuồng hoai mục, 300 kg lân, 100 – 110 kg đạm urê, 80 kg kali. Tương đương 500 kg phân chuồng, 10 – 12 kg lân, 3,5 đến 4 kg ure, 3 kg kali cho 1 sào Bắc Bộ.

Không dùng phân chuồng chưa ủ kỹ để bón cho cây cải củ vì phân chưa hoai gây độc cho cây hoặc sức khỏe người sử dụng, củ không được sáng mã.

* Cách bón phân:

– Bón lót:

Bón lót 100% phân chuồng hoai mục, 100% phân lân, 20% phân đạm và 30% phân kali. Phân lót được trộn đều vào đất trước khi gieo hạt 1 – 2 ngày. Cũng có thể sử dụng phân NPK tổng hợp (loại chứa nhiều lân) để bón lót thay cho phân đơn.

– Bón thúc lần 1: Khi cây có 3 – 4 lá thật, tiến hành tỉa thưa lần thứ nhất rồi bón thúc. Lượng bón: 30% đạm + 30% kali. Cách bón: hòa tan phân với nước rồi tưới đều lên mặt luống.

– Bón thúc lần 2: Sau lần 1 khoảng 7 ngày, tỉa cây để lại khoảng cách cây cách cây 15 – 20 cm, sau đó tiến hành bón phân thúc (30% đạm +30% kali). Rắc đều phân lên mặt luống rồi tưới nước rửa để không cho phân dính vào lá cây.

– Bón thúc lần 3: Khi củ đang sinh trưởng mạnh, sau lần 2 từ 7 – 10 ngày, bón hết lượng phân còn lại. Cách bón như lần 2.

Lưu ý: Ngừng bón phân đạm ít nhất 20 ngày trước khi thu hoạch. Bà con nông dân cũng có thể dùng các loại phân bón vi sinh, phân bón qua lá để bổ sung dinh dưỡng cho cây, tăng năng suất cây trồng.

4. Chăm sóc

– Tưới nước:

Cải củ trắng ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng. Do vậy, cần cung cấp lượng nước vừa đủ, tránh ngập úng gốc sẽ làm ảnh hưởng đến rễ và củ. Sau gieo hạt luôn giữ ẩm để hạt nảy mầm nhanh và đều, sau đó tùy theo độ ẩm đất mà tưới nước cho phù hợp, tưới bằng nước sạch không bị ô nhiễm.

– Vun xới:

Để cây cải củ trắng có củ to, sáng mã cần phủ rơm rạ ngay từ sau khi gieo để giữ ẩm thường xuyên và tiến hành vun luống kết hợp với các lần bón thúc cho cây.

Lần 1: khi cây 3 – 4 lá thật, xới nhẹ, nhặt sạch cỏ, kết hợp tỉa cây.

Lần 2: khi cây bắt đầu phình củ, tỉa định cây kết hợp với vun cao.

Không xới sát gốc cây làm đứt rễ, cây long gốc kém phát triển hoặc bị chết.

5. Phòng trừ sâu bệnh

Cải củ trắng khi mọc mầm thường bị bệnh lở cổ rễ gây hại. Dùng Benlat C 70WP pha nồng độ 0,2 – 0,3% phun vào đất và cây khi thấy xuất hiện bệnh.

Khi cây lớn dễ bị rệp, bọ nhảy, sâu xanh phá hại, cần áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp, nếu mật độ thấp có thể bắt bằng tay. Cần phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời để không làm ảnh hưởng đến năng suất. Sử dụng các loại bẫy bả sinh học, thuốc trừ sâu sinh học như BT, Delfin để phòng trừ. Có thể dùng Sherpa 25EC pha 0,2% để phun, đảm bảo cách ly sau khi phun 10 – 15 ngày mới thu hoạch.

6. Thu hoạch

Tùy theo giống nhưng thường 45 – 50 ngày sau gieo là có thể thu hoạch, nếu thu hoạch quá muộn củ sẽ bị bấc làm giảm chất lượng. Khi thu hoạch xong rửa sạch, để ráo nước, bó bằng dây mềm hoặc đóng vào bao bì sạch để tiêu thụ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Rau Cải Xanh trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!