Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Trồng Mè Đen Đơn Giản, Cho Năng Suất Không Tưởng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mè đen còn gọi là hồ ma, du tử miêu, vừng đen có rất nhiều công dụng làm đẹp và chữa bệnh. Hơn nữa kỹ thuật trồng mè đen không khó nên mọi ngườ có thể dễ dàng trồng cho thu hoạch cao nhất.
Thời vụ gieo trồng
Mè có thể trồng quanh năm, tuy nhiên tuỳ điều kiện địa hình của từng vùng chọn thời điểm xuống giống thích hợp và mang lại hiệu quả kinh tế nhất. Mè là cây chịu hạn, nhưng để hạt giống nảy mầm tốt yêu cầu đất phải đủ ẩm, đất quá khô hay thừa nước đều làm hạt nảy mầm yếu và không đồng đều.
Kỹ thuật trồng mè đen không khó cho năng suất caoVụ Đông Xuân: Gieo từ tháng 12-1 dương lịch, thu hoạch tháng 2-3 dương lịch, vụ này cho năng suất cao nhất trong năm, thuận lợi cho thu hoạch và phơi hạt dễ dàng, hạt có màu sáng đẹp, ít bị nấm mốc tấn công. Trồng mè vụ Đông Xuân cây ít đổ ngã, ít sâu bệnh, tuy nhiên trong vụ Đông Xuân cây mè khó cạnh tranh được với cây ngô, lạc.
Vụ Hè Thu: Nên trồng trên đất cao, thoát nước tốt, tránh úng khi gặp mưa nhiều. Gieo vào tháng 4-5 dương lịch thu hoạch vào tháng 6-7 dương lịch. Chủ yếu làm ở vụ Hè Thu, gieo trên đất màu hoặc đất lúa sau khi đã thu hoạch xong lúa vụ Đông Xuân. Vụ này hay gặp hạn khi gieo và gặp mưa to gây ngập úng cục bộ ở một số vùng vào thời kỳ thu hoạch. Vì vậy gieo càng sớm càng tốt.
Giống
Phân loại về màu sắc có hai loại: Mè đen: Dễ trồng, mọc khỏe, sai quả, chín muộn hơn mè trắng, thời gian sinh trưởng 3,0-3,5 tháng, thích hợp với đất và khí hậu đồi núi. Mè trắng: Loại quả tròn, sai quả, chín sớm, thời gian sinh trưởng 2,5-3 tháng, thích hợp với việc tăng vụ trồng xen.
Làm đất
Đất trồng mè: Thích hợp trên các chân đất thịt nhẹ, đất cát pha và thoát nước tốt. Làm đất: Hạt mè rất nhỏ nên phải làm đất thật kỹ, nếu không làm đất kỹ hạt mè sẽ bị vùi khó nảy mầm. Đất cày sâu 15-20 cm, bừa kỹ nhiều lượt. Làm đất thật nhỏ và sạch cỏ, sau đó tiến hành lên luống.
Trồng mè đen cần chút kỹ thuật chăm sóc cẩn thận
Lên luống: Lên luống cao 15-20cm, luống rộng 1,5-2,5m, rãnh rộng 30-35cm để thoát nước tốt, mặt luống có hình lưng rùa. Những vùng đất cát pha, tơi xốp, thoát nước tốt thì gieo mè xong mới vét rãnh thoát nước, tạo thành từng luống rộng từ 2,5-3m.
Kỹ thuật gieo
Gieo thưa, lượng hạt giống 3 kg/ha; trước khi gieo xử lý hạt giống bằng Polyram (3-5g/1kg hạt) hoặc Tricho ĐHCT (5g/1 kg hạt). Sạ lan cần trộn hạt giống với đất bột sạ cho đều, hoặc sạ hàng bằng công cụ sạ mè theo hàng.
Bón phân
Lượng bón cho 1 ha: 90N:40P2O5:60K2O +200-300 kg hữu cơ vi sinh + 200-300 kg vôi. Cách 1: lót phân hữu cơ + vôi + 150 kg NPK 20:20:15 + 25 kg Kaliclorua; Thúc (20-25 ngày): 50 kg NPK 20:20:15 + 100 kg Urê + 25 kg Kaliclorua/ha. Cách 2: lót phân hữu cơ + vôi + 150 kg Supe lân + 50 kg NPK 20:20:15 + 75 kg Urê + 35 kg Kaliclorua; Thúc (20-25 ngày): 90 kg NPK 20:20:15 + 60 kg Urê + 30 kg Kaliclorua/ha. Cách 3: lót phân hữu cơ + vôi + 50 kg DAP + 100 kg Urê + 50 kg Kaliclorua; Thúc (20-25 ngày): 40 kg DAP + 60 kg Urê + 50 kg Kaliclorua/ha.
Quản lý nước Mè đen có nhiều công dụng trong nấu ăn, làm đẹp và chữa bệnh
Nguyên tắc đất đủ ẩm, không đọng nước sau mưa, sau tưới, có hệ thống thoát úng tốt, tranh thủ xuống giống khi đất còn ẩm. Các giai đọan cần nước của cây: nẩy mầm (sau gieo); bắt đầu ra hoa (20-25 ngày); đậu trái (30-35 ngày); trái chắc (40-50 ngày) và thời kỳ chín (60-65 ngày).
Tỉa thưa và dặm
Tỉa thưa: là kỹ thuật bắt buộc, giúp cây phát triển đồng đều, khỏe, phân cành mạnh. Tỉa sớm khi cây 12-14 ngày tuổi. Khoảng cách sau tỉa 25-30 cm. Nên sử dụng công cụ sạ hàng để giảm bớt công tỉa. Dặm mè: sau gieo từ 5-7 ngày, nếu diện tích mè chết 25% nên sạ lại.
Thu hoạch
Khi cây vừng có 3/4 số lá ngả vàng, quả đã cứng, chuyển màu từ vàng xanh sang vàng thẫm hoặc vàng nâu là thu hoạch được. Dùng liềm cắt cách gốc 10cm, đem về ủ 1-2 hôm cho rụng hết lá rồi tãi ra sân phơi có lót màng nilon hoặc nong nia trong 4-5 giờ, sau đó đập, sàng sẩy lấy hạt. Hạt vừng được phơi lại 1-2 nắng nữa cho khô (độ thuỷ phần khoảng 13%) thì đem tiêu thụ hoặc đưa vào kho bảo quản.
Kỹ Thuật Trồng Mè Đơn Giản Mang Lại Năng Suất Cao
Nếu khu trồng mè khó thoát nước thì làm luống cao 15 – 20cm, bề rộng 1,2 – 1,5m (kích cỡ luống lệ thuộc vào địa thế đất đai, làm rộng hơn nếu có thể), rãnh rộng 20 – 30cm nhằm thuận tiện để chăm sóc, tưới tiêu và rút nước lúc mưa. Mè không chịu được úng, kể cả ngập cục bộ khi mưa to.
Thời vụ
Cây mè trồng quanh năm để thuận tiện luân canh và tăng vụ nhưng cần bảo đảm ngăn ngập úng vào mùa mưa và đáp ứng đủ nước trong mùa khô. Cần lưu ý thời gian thu hoạch không nhằm vào lúc mưa dài ngày hay những đợt mưa dầm để tiện hong khô cây, đập lấy hạt và bảo quản.
+ Nếu là vụ Hè thì thu trồng ở đất cao, rút nước tốt để tránh ngập úng lúc mưa nhiều. Gieo lúc tháng 4 – 5 dương lịch thì sẽ thu hoạch vào tháng 6 – 7 dương lịch.
+ Vụ Đông Xuân gieo tầm tháng 12 – 1 dương lịch và thu hoạch vào tháng 2 – 3 dương lịch, vụ Đông Xuân này có năng suất lớn nhất trong năm vì ít đổ ngã, ít sâu bệnh, tiện để thu hoạch và phơi hạt, hạt mang màu sáng đẹp, ít nấm mốc.
Kỹ thuật gieo và xử lý giống
– Lượng giống cho 1 ha: 4 – 6kg
+ Gieo đều: Để gieo đều thì trộn hạt giống với đất bột hoặc cát khô để gieo, gieo hai lần, lần đi và lần lại thì mới đều được. Xong thì bừa lấp hạt sâu tầm 3 – 4cm.
+ Trước khi gieo cần xử lý giống trong nước ấm 530C, ngâm 15 phút rồi để ráo, trộn cùng tro hoặc đất cát rồi gieo. Có thể xử lý bởi dung dịch CuSO4 nồng độ 0,5%, ngâm hạt 30 phút rồi lấy ra rửa sạch phơi ráo để trộn cát, đất bột rồi gieo.
+ Gieo theo hàng hoặc gieo vãi tùy vào tập quán của mỗi địa phương.
Bón phân
Lượng phân trong 1 ha:
– 2 – 3 tấn phân chuồng hay 1 tấn phân vi sinh và 200 – 300 kg vôi
– 140 – 200 kg Ure + 275 – 375 kg Supe lân + 80 – 120 kg KCl.
Nếu dùng NPK (20-20-15) 400 – 500kg thì tương đương (80kg N, 80 kg P2O5, 60kg K2O).
+ Bón lót: Tất cả phân chuồng, vôi và super Lân + 1/3 Ure + 1/3 KCl (hay bón lót 150 – 200 kg phân NPK).
+ Bón thúc: Lượng phân vô cơ còn lại phân thành 2 lượt bón vào các thời điểm 15 và 25 ngày sau gieo (có thể bón 1 lần sau khi gieo 20 ngày), phối hợp xới đất, dọn cỏ, vun gốc.
Tưới tiêu
– Mè vốn không chịu được úng, cần tưới Mè bằng vòi sen để cây không ngã hay tưới dọc rãnh trồng, tránh đọng nước quá lâu. Nếu mưa to làm ngập thì cấp tốc khơi rãnh thoát nước.
– Nếu trồng vào vụ Đông xuân thì cần tưới nước đều và tuyệt nhiên không để thiếu nước lúc cây ra hoa vì sẽ gây hạn chế năng suất.
Tiêu trừ cỏ dại
– Lần 1: Khi cây có 3 – 4 lá thật thì thực hiện dọn cỏ phối hợp bón thúc. Lần làm cỏ này sẽ là lần quyết định vì cây Mè rất sợ cỏ át. Bên cạnh đó, trồng dặm để cây không tranh ánh sáng với nhau.
– Lần 2: Khi cây có 6 – 7 lá thì tiến hành làm cỏ và bón thúc lần 2, tỉa cây để ổn định về mật độ. Phối hợp làm cỏ, xới đất, thỉnh thoảng phun phân lên lá nhằm hỗ trợ cây phát triển khỏe.
Trong diễn biến làm cỏ bón phân thì ta tỉa dặm để đảm bảo mật độ lý tưởng khi thu hoạch tầm 50 – 70 cây/m2. Sử dụng nông cụ dọn cỏ (xe đẩy cỏ) khống chế sạch cỏ trong giai đoạn đầu khi mọc đến ra hoa và khép tán kín.
Ngừa phòng sâu bệnh
– Sâu hại: Phần lớn là sâu gai, sâu xám, rệp, sâu đục thân và bọ xít. Dùng một số thuốc phổ biến hiện nay trên thị trường như: Hopsan, Bassa, Trebon để xử lý.
– Một số bệnh hại
+ Bệnh héo tươi: Do nấm Fusarium sesami gây nên, loài này làm chết cây con. Vì thế cần xử lý hạt giống bằng thuốc trước lúc gieo bằng Copper-B, Alittle.
+ Bệnh đốm phấn: Do nấm Oidium sp gây nên và lây truyền nhanh. Dùng Ridomil để trị.
+ Bệnh khảm: Bệnh này thường gặp khi trồng mè, gây xoắn lá bởi rầy xanh truyền virus. Do vậy nên lưu ý ngừa trừ rầy và liên tục để ý, vệ sinh vườn trồng.
Chú ý: Dùng thuốc bảo vệ thực vật phải theo nguyên tắc “4 đúng” (đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc và đúng cách).
Thu hoạch
– Thu hoạch khi thấy cây có ¾ lá bị vàng. Nếu thu hoạch vào mùa mưa thì phải có bạt phủ nhằm tránh ướt cho mè khi phơi.
– Sử dụng liềm cắt và làm thành từng bó có đường kính tầm 10 – 15cm, sau đó dựng đứng các bó thân mè trên nền có phủ bạt ngoài nắng vào ban ngày và đậy lại vào lúc đêm nhằm tránh sương hay mưa gây mốc. Sau 3 – 5 ngày, đậy lấp hạt, sàng sẩy sạch và phơi tiếp 2 – 3 lần nắng để thật khô rồi lưu trữ. Không chất cây thành đống sau thu hoạch vì khi mưa, quả sẽ thối đen và hạt bị lép.
Kỹ Thuật Trồng Cây Mè Cho Năng Suất Cao Hiệu Quả
Kỹ thuật trồng cây mè cho năng suất cao mang lại lợi nhuận kinh tế cao cho hộ trồng. Cây mè có thể trồng xen cùng với những cây trồng khác nhầm tăng cao thu hoạch trên cùng đơn vị diện tích bổ sung thu nhập cho hộ trồng. Xác của cây mè sau khi thu hoạch được dùng để bón, tủ gốc cho cây rất tốt.
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây mè cho năng suất thu hoạch cao hiệu quả nhất hiện nay GiốngCó hai loại giống mè đen và mè trắng
+ Mè trắng có dạng quả tròn cho trái sai thời gian sinh trưởng ngắn hơn mè đen 2.5-3 tháng là giống thích hợp cho vụ trồng xen
+ Giống mè V6 giống mè nhập khẩu của Nhật đang được trồng hửng ứng mạnh tại các tỉnh phía Bắc là giống có hàm lượng dầu cao, thích hợp cho việc trồng phụ vụ cho ngành công nghiệp ép dầu.
Thời vụ gieoTùy vào điều kiện thời tiết của từng vùng mà mỗi địa phương sẽ có chế độ canh tác khác nhau. Chọn thời điểm gieo vào lúc nắng ấm, đất đủ độ ẩm và có mưa không gieo mè vào những tháng có nhiệt độ lạnh dưới 20 độ C, thời vụ trồng mẹ quanh năm. Thông thường hộ trồng hay gieo vào thời điểm tháng 4-5.
Làm đấtKhu vực trồng đất ở nơi đất thấp cần lên luống cao 15-20 cm khoảng cách mặt luống rộng chừng 1-1,2m, luống có độ rộng 40 cm điều kiện thoát nước tốt vì cây mè không chịu đựng được ngập úng.
Bón phânLượng phân bón cho 1ha đơn vị diện tích phân chuồng là 4-5 tấn hoặc 500kg phân hữu cơ vi sinh. Lượng phân bón vô co urea liều lượng là 130-150kg, super lân là 300-500 kg, KCL 100kg, vôi 200kg.
Cách bón phân: Vôi bột rắc đều lên đất khi cày bừa các loại phân còn lại trộn đều phân chuồng, super lân chung với ½ lượng urea rồi bón lót theo rãnh gieo. Trước khi gieo hạt giống xuống hãy lấp một lớp đất mỏng xuống đất trước khi gieo.
Thời điểm sau khi gieo 20 ngày bón thúc lượng phân hóa học còn lại ½ lượng urea và 100 kg KCL. Xới vung gốc lên tạo đổ hở cho lớp đất mặt.
Gieo trồngDùng một trong cách loại thuốc BVTV Copper-Zinc, Copper-B, Rovral, Benlate để xử lý hạt giống trước khi gieo. Liều lượng 2g trộn đều với 1kg hạt giống, để gieo hạt mè được đều nên kết hợp trộn chung với tro và cát để gieo hạt lên tốt hơn và tránh được tình trạng kiến không tha.
Toàn bộ quy trình kỹ thuật trồng mè được đúc kết ngắn gọn bên trên. Hộ nông dân có thể tham khảo qua và áp dụng trồng xen trong diện tích đất trống của khu vườn nhà mình. Giúp tăng cao thu nhập cải thiện đời sống và cải thiện độ tơi xốp của lớp đất mặt. Cây mè sau khi thu hoạch có thêm xác cây thực vật để bón hoặc tủ gốc cho cây trồng khác.
Kỹ Thuật Trồng Cây Atiso Đơn Giản Cho Năng Suất Cao
Nhờ những cách gây giống cũng như kỹ thuật trồng cây Atiso hiện đại, ngày nay người ta có thể trồng cây Atiso ở khắp nơi, ngay trong những vùng có khí hậu không hợp.
Cây Atiso xuất phát từ miềm nam Âu châu. Chúng mọc và phát triển cách đây hàng bao trăm năm trên những vùng đất phì nhiêu có nhiều ánh nắng. Với kỹ thuật trồng cây Atiso đơn giản, hiện nay mọi người có thể dễ dàng áp dụng trồng ở mọi nơi cho năng suất, thu nhập cao.
Atiso ngày nay xuất xứ từ hai nguồn gốc: green và globe. Green Atiso mọc rất mạnh, hợp với khí hậu lạnh. Mùi vị của chúng bù lại không được đậm đà như loại globe Atiso, loại có màu hơi tím ở lá cuống bông. Một trong những loại được yêu chuông nhất ngày nay là loại green globe Atiso, được ghép vào thế kỷ 19 từ hai loại kể trên.
Về đất trồng, Atiso thích hợp với điều kiện đất nhiệt trung bình, hàm lượng hữu cơ 5 – 7%, giữ ẩm và thoát nước tốt. Ẩm độ đất trong vụ khô cần trên 80%, tuy nhiên nếu ẩm độ đất quá cao và kéo dài trong vụ mưa sẽ dễ gây bệnh chết cây con.
Tốt nhất nên luân canh với các cây họ đậu, rau và hoa. Đất trồng được bón bằng phân chuồng đã ủ hoai mục và super lân, vôi bột. Quy cách luống ươm: 1,2 – 1,3m; trồng: 4 – 5 hàng, cây x cây: 15 – 20cm.
Trồng Atiso bằng cây con: Một vài loại Atiso đẻ cây non, người ta chỉ cần tách những cây non ra và trồng. Trồng Atiso bằng hạt: Gieo hạt vào mùa xuân, nên dùng đất nhiều chất mùn tốt để tránh hột giống bị hư. Sau khi mọc được hai lá thì trồng trồng cây non vào bịch và cứ hai tuần tưới một lần.
Cây Atiso không chịu lạnh và chỉ hợp với khí hậu dịu mát. Nên chú ý đến khoảng cách trồng cây Atiso. Một cây Atiso lớn có đường kính gần 4 thước. Do vậy, không nên trồng Atiso quá dày. Khoảng cách tối thiểu phải là 1,2 thước. Trồng quá dày làm gió không thổi luồng được và sẽ cây dễ bị bệnh nấm sương.
Nếu thực hiện đúng kỹ thuật trồng cây Atiso, cây sẽ trổ nụ sau khi trồng khoảng từ 90 -100 ngày
Vì là loại cây nhiều mùa cho nên đất trồng phải được bón đầy đủ phân và ít cày bới. Nồng độ pH ở vào khoảng 6-8 là tốt nhất, Atiso sẽ trổ nụ sau khi trồng khoảng từ 90 -100 ngày. Trong năm đầu mỗi nhánh chỉ cho khoảng 2 bông. Những năm kế tiếp mỗi nhánh có thể trổ đến 12 nụ và cứ như vây liên tiếp từ 4 – 7 năm.
Sau khi trồng phủ cỏ khô để giữ ẩm và tưới nước 2 lần/ngày (nếu trời nắng). Giữ ẩm sau 7 – 10 ngày dỡ bỏ lớp che phủ ra. Sau cây hồi sinh bén rễ sử dụng DAP, NPK 16-16-8 để bón thúc 2 lần.
Có thể sử dụng các loại phân bón lá để phun xịt cây con sinh trưởng tốt. Chú ý không nên sử dụng chế độ bón phân đạm cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cây con. Để phòng trừ sâu bệnh cho vườn ươm định kỳ7 ngày/lần xịt các loại thuốc như: rovral, moncerew, zineb, topsin và các loại thuốc sâu như: sumicidin, pegasus…
Khi bắt đầu trổ nụ, nên để ý để có thể thâu hoạch đúng thời điểm. Ðộ lớn vừa đủ trước khi lá bông bắt đầu mở. Trễ quá nụ sẽ bị cứng và trở nên như gỗ. Cắt nụ với cuống có độ dài từ 3 – 5 cm. Cuống của Atiso có vị như nụ, vì vậy không nên vứt bỏ. Sau khi thâu hoạch, nên cắt cuống đến tận chân và bón phân để thúc cây trổ mầm mới.
Kỹ Thuật Trồng Hành Tây Đơn Giản Cho Năng Suất Cao Nhất
Quá trình hình thành và chín của củ hành tây diễn ra nhanh và sớm trong điều kiện ngày dài và ánh sáng mạnh. Các giống hành ngắn ngày tạo củ bình thường trong điều kiện nhiệt đới. Cách trồng hành tây không khó, nhưng để đạt năng suất cao, người dân cần áp dụng đúng kỹ thuật trồng hành tây.
Giống hành tây
Kỹ thuật trồng hành tây đúng sẽ quyết định năng suất của mùa vụCác giống hành tây trồng ở nước ta chủ yếu là giống lai F1, hạt nhập từ Pháp, Nhật, Mỹ… Hiện nay trên địa bàn Tứ Kỳ – Hải Dương trồng phổ biến 3 giống F1 của Mỹ: Granex, Grano. Các giống này đều có thời gian sinh trưởng từ 90 – 100 ngày, năng suất trung bình đạt 1,4-1,7 tấn/sào bắc bộ.
Kỹ thuật trồn g
Vụ sớm: Gieo từ ngày 5 – 10 tháng 8 hoặc ngày 5 – 10 tháng 9. Chính vụ: Gieo từ ngày 5 – 10 tháng 9, trồng đầu tháng 10 thu trung tuần tháng 12. Chuẩn bị giống: Trước khi gieo 1 ngày nên mở hộp giống 1 đêm để hạt hút ẩm.
Đất làm vườn ươm: pH trung tính, chân đất cao, thoáng, dễ thoát nước. Lên luống cao 25cm-30cm; bề mặt luống rộng 80cm. Không nên làm luống quá rộng để nước thoát dễ hơn. Sau khi gieo xong dùng rơm rạ băm nhỏ hoặc trấu rắc lên trên và tưới đẫm. Khi cây cao 3 – 5 cm cần tỉa bớt những cây không đạt tiêu chuẩn: cây phát triển kém, sâu bệnh, cây đã hình thành củ, cây có một lá nõn.
Làm đất trồng: nên trồng hành tây trên đất được luân canh với lúa nước để hạn chế sâu bệnh, đất thịt nhẹ, độ pH 5,5 -6, mùn tổng số 1,2 – 1,5%. Đất làm nhỏ, tơi xốp, sạch cỏ dại, lên luống rộng 1m, cao 25cm, rãnh rộng 25cm. Khoảng cách trồng : 25 x 13 -15 cm ( mật độ 6.000 – 6.500 cây/sào Bắc Bộ ).
Bón phân
Sử dụng phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh, phân rác chế biến. Phân bón cho 1 ha hành tây : 27 tấn phân chuồng + 120 kg phân đạm + 90kg P2O5 + 120 kg K2O. (Bón cho 1 sào Bắc Bộ : 800 – 900kg phân chuồng + 10kg phân đạm ure + 16 super lân + 10 kg sulphat kali).
Tưới nước Tưới nước, bón phân, phòng sâu bệnh kịp thời sẽ thu được sản phẩm tốt nhất
Dùng nước phù sa, hoặc nước giếng khoan. Không dùng nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước ao tù. Làm cỏ, vun xới, kết hợp với tưới nước, đảm bảo độ ẩm thường xuyên cho cây.
Phòng trừ sâu bệnh
Cây hành tây thường ít bị sâu hại. Bệnh hường gặp là bệnh cháy lá hành, bệnh sương mai và bệnh thối nhũn. Cần áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như vệ sinh đồng ruộng, bón phân phối hợp N -P – K và bón đúng giai đoạn.
Đảm bảo chế độ tưới nước hợp lý nhất là những ngày nhiệt độ cao, trời âm u, số giờ nắng ít và mưa kéo dài. Khi thật cần thiết mới dùng thuốc hóa học. Không dùng các loại thuốc đã cấm sử dụng và phải đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch.
Kỹ Thuật Trồng Đậu Hà Lan Đơn Giản Cho Năng Suất Cao
Đậu Hà Lan là một trong những loại rau củ cực kỳ bổ dưỡng, đặc biệt là cung cấp dinh dưỡng cho bé ăn dặm. Kỹ thuật trồng đậu Hà Lan cũng không quá khó vì chúng thích hợp với điều kiện thời tiết của Việt Nam.
1. Thời vụ theo kỹ thuật trồng đậu Hà LanĐậu hà lan là loại cây có thể trồng quanh năm, tuy nhiên thời điểm thích hợp nhất vẫn là tháng 5 hoặc tháng 11.
Mặc dù đậu hà lan được trồng rất nhiều trên các nước khác nhau trên thế giới nhưng chỉ sinh trưởng tốt và cho năng suất cao trong điều kiện nhiệt độ 18-20 độ C, khí hậu ẩm. Nhiệt độ trên 25 độ C hay dưới 12 độ C thì cây sinh trưởng chậm và ở 35 độ C cây sẽ bị lụi tàn.
2. Đất trồng
Đất trồng là loại đất giữ ẩm tốt, chân đất cao, dễ thoát nước và có độ pH 6.0 – 6.5, pH dưới 5,5 phải bón vôi (10-15 kg vôi bột/sào).
Đất phải được cày xới kỹ, làm sạch cỏ trước khi gieo trồng và chia luống ( khoảng cách giữa các luống là 1,3 , mặt luống rộng 1m cao 25-30 cm).
Đậu Hà Lan cũng có nhiều giống nhưng bạn nên chọn giống nhập nội cho năng suất cao, phẩm chất tốt nưng tính chịu bệnh kém đặc biệt là bệnh phấn trắng. Các giống nhập nội chủ yếu là Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga,Pháp.
Giống đậu hà lan leo cần 40-50 kg hạt /ha
Giống đậu hà lan lùn cần 60-80 kg hạt / ha.
4. Kỹ thuật trồng đậu hà lanBạn tiến hành gieo hạt đậu Hà Lan theo rãnh đã làm, hoặc có thể trong thùng xốp hoặc chậu nhựa nếu không có vườn.
Khoảng cách gieo hạt hàng cách nhau 30 cm cây, cây cách nhau 7 cm, mật độ 32 vạn cây/ ha
Sau khi gieo xong bạn làm giàn leo cho cho chúng bởi đây là giống dây leo dài nên việc làm giàn là rất quan trọng.
5. Cách chăm sóc đậu Hà Lan
Đậu hà lan tuyệt đối bạn không thể dùng phân chuồng tươi, phân bắc tươi và nước phân tươi để bón hoặc tưới. Bạn nên dùng phân hữu cơ sinh học hoặc phân rác chế biến thay thế phân chuồng để bón cho cây.
Bạn cần bón thúc cho cây 3 lần:
Sau khi bón thúc hay bón phân thì bạn cũng nên tưới thêm nước phân mục, làm cỏ, xới, vun 3 lần kết hợp với 3 lần bón thúc, làm giàn khi cây cao khoảng 25-30cm.
Bạn sử dụng nguồn nước tưới sạch để tưới nước , sau khi gieo trồng bạn cần tưới nước thường xuyên 1 lần 1 ngày để đảm bảo độ ẩm trung bình là 70-75%.
Một số sâu bệnh thường gặp ở cây đậu hà lan sâu xám, sau xanh, ruồi đục lá, sâu đục quả…và một số bệnh thường gặp là bệnh phấn trắng, bệnh cháy lá, đốm lá do vi khuẩn bệnh sinh ra từ đất như bệnh héo rũ, bệnh thối đen rễ… Chính vì vậy, bệnh nê thực hiện quan sát nên cây bị bệnh thì bệnh cần phun thuốc diệt trừ ngay nhưng không nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học trừ khi cần thiết.
6. Thu hoạch
Đậu hà lan có thể sử dụng quả non, thu hoạch sau khi hạt non chớm phình to. Bạn nên thu hoạch vào sáng sớm sẽ có chất lượng tươi hơn có khả năng bảo quản và vận chuyển tốt hơn. Khi thu hái tránh làm trầy xước hoặc bong lớp phấn trên vỏ hạt, loại bỏ quả có vết về sâu bệnh, trầy xước hoặc dị dạng.
Với đậu ăn hạt non thu muộn hơn, hạt đã phình to và tương đối cứng, nhưng chưa quá già hoặc khô. Hạt được tách ra dùng ngay hoặc chế biến, bảo quản để tiêu thụ dần. Hạt đậu non được chế biến chủ yếu bằng các phương pháp cấp đông hoặc đóng hộp.
Đối với đậu Hà Lan lấy hạt khô được thu hoạch khi hạt đã già, khô, vỏ quả đã bạc,bạn cần thu kịp thời, không để quá khô vì một số giống có khả năng tự tách vỏ ngay trên cây. Sau đó, bạn phơi khô nguyên quả, sau đó tách hạt và tiếp tục phơi hạt cho thật khô trước khi đóng gói.
Cách trồng hoa đồng tiền và kinh nghiệm chăm sóc cho nhiều hoa
Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Mè Đen Đơn Giản, Cho Năng Suất Không Tưởng trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!