Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Trồng Hoa Hồng Cho Hoa Nở Quanh Năm được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Để có một cây hoa hồng đẹp và ra hoa quanh năm cần phải có kỹ thuật trồng hoa hồng và chăm sóc tốt.
Hoa hồng là loại hoa đẹp có thể ra hoa quanh năm
Cách trồng cây trong chậu:
Muốn cho cây khỏe thì phải cho bộ lá của cây phát triển xanh, khỏe và không bị sâu bệnh hại. Có thể dùng thuốc để phun cho cây trở nên xanh và phát triển.
Đầu tiên ta lót đáy chậu bằng than củi để thoát nước tốt, không dùng than đước có hàm lượng muối cao sẽ làm hư rễ. Trồng cây vào chậu có kích thước phù hợp gấp 1,5- 2 lần bầu đất, không nên trồng chậu quá to ở giai đoạn đầu.
Trước khi trồng hoa nên cho một lớp than củi dưới dáy để cây thoát nước tốt
Khi trồng cây, dùng ngón tay nhấn chặt để gốc không bị lỏng. Pha atonik và vicarben (1ml/1 lít nước) xịt đều cành, lá và gốc. Để nơi thoáng mát 3-5 ngày, tưới ít nước, chỉ cần giữ cho đất có độ ẩm vừa phải. Sau đó đem ra nắng và tăng lượng nước tưới.
Bón phân:
Khi cây mọc chồi mới khoảng 4-10 ngày, rắc kích rễ N3M ½ muỗng café xa gốc rồi tưới đẫm atonik 1ml/1 lít nước. Hàng tuần bón phân hữu cơ chậm tan (Dynamic lifter, Rapid raiser, Back bounce) 15-30gr/ chậu. Hàng tháng bón NPK 1 muỗng café- rắc xa gốc. Dùng NPK 25-9-9 cho giai đoạn nảy mầm, NPK 16-16-16, NPK 12-12-17 cho giai đoạn ra nụ. Lưu ý là phân hóa học chỉ dùng đúng liều lượng, tuyệt đối không dùng dư.
Nên bón phân thường xuyên để cây có thể phát triển tốt
Khi cây còn quá bé, chỉ tưới thật đẫm lần đầu rồi chờ khoảng vài ba tuần, cho khi thấy đất thật khô mới tưới tiếp. Nếu đất quá ẩm, cây dễ bị úng và không ra rễ.
Tỉa cành lá, tỉa nụ:
Sau khi trồng cây khoảng 2 tháng, bắt đầu tỉa bớt lá của cây để cho gốc cây thoáng hơn để tránh cho cây bị bệnh. Thường xuyên cắt bỏ lá hoa hư. Đối với hoa đã nở nên cắt bỏ, khi cắt cần cắt bấm ngọn thêm hai tầng lá để tạo cho cây hoa Hồng có sức đâm nhánh mới. Khi đó, từ mỗi đầu nhánh đó sẽ cho ra những nụ hoa mới.
Quan sát nếu cây cho nhánh mới có màu đỏ tía đậm và cành mập mạp báo hiệu cây được cung cấp đủ dinh dưởng. Ngược lại cây cho nhánh ốm yếu vống cao thì cần tăng cường chăm sóc cho kỳ cắt tỉa nhánh lần sau.
Thường xuyên cắt bỏ lá thối, tỉa bỏ các cành tăm
Sau khi mầm chính lên cao 20-25cm, thì tiến hành bấm ngọn, chỉ để 4-5 cành cấp 1 toả đều xung quanh tạo thành bộ khung chính của cây. Thường xuyên tỉa bỏ các cành tăm, cành hương để cây được thông thoáng. Ngoài ra cần thường xuyên tỉa nụ để ổn định số nụ trên cành cây, giúp cho bông hoa to, đủ dinh dưỡng, giảm sâu bệnh. Phương pháp tỉa cành, ngắt ngọn, ngắt nụ, tạo hình cho cây hoa hồng được tiến hành thường xuyên, liên tục.
Lúc cắt phải đếm từ dưới chỗ đầu cành lên cắt chừa lại 3 lá. Nhánh hồng còn lại sẽ ra những chồi mới. Trong quá trình chăm sóc, chú ý tỉa bớt những nhánh xấu để tập trung dinh dưỡng nuôi hoa cho nhánh khỏe.
Khi ta cắt như vậy cây sẽ khỏe hơn và tập trung nhiều dinh dưỡng cho cây hơn và tạo ra cho bạn một cây hoa hồng cho nhiều hơn hơn tất cả các cây khác.
Phòng trừ sâu bệnh:
Cây hoa hồng là loại cây rất dễ bị sâu bệnh, phải thường xuyên bơm thuốc phòng bệnh. Một số loại sâu bệnh thường gặp khi trồng hoa hồng: Rệp, nhện đỏ, bọ trĩ, bọ phấn, sâu xanh, bệnh đốm đen, bệnh phấn trắng, bệnh gỉ sắt , bệnh mốc xám, bệnh thán thư, bệnh sương mai, bệnh khô cành, bệnh sùi cành, u rễ do vi khuẩn, bệnh sưng rễ do tuyến trùng.
Cây hoa hồng rất dễ bị sâu bệnh nên phải thường xuyên bơm thuốc phòng bệnh
Đối với sâu có thể dùng thuốc Supaside 40 ND nồng độ 0,15%, Supathion, Thiodal, Emamectin benzoate(Susupes 1.9 EC); Imidacloprid + Pyridaben (Hapmisu 20EC), Spinetoram (Radiant 60 EC)nồng độ, liều lượng theo khuyến cáo.
Đối với bệnh phấn trắng có thể dùng thuốc Score 250 ND, Anvil 5 SC. Đốm đen dùng thuốc phòng trừ bệnh là Daconil 500 SC, Đồng Oxyclorua 30 BTN, Anvil 5 SC. Bệnh gỉ sắt thuốc phòng trừ là Kocide, Vimonyl 72 BTN, Daconil 500 SC.
Lê Chính
Hiếu Giang sưu tầm
Kỹ Thuật Trồng Xương Rồng Cho Hoa Nở Quanh Năm
Xương rồng là những cây tương đối dễ trồng và dễ chăm sóc hơn các loại cây kiểng khác vì bản thân chúng là những loại thực vật dễ thích nghi, chịu khô hạn, không đòi hỏi nhiều dưỡng chất trong đất và ít bị sâu bệnh. Tuy nhiên, để duy trì cho cây sống khoẻ, phát triển mạnh và có thể cho hoa đẹp thì cần phải chú ý đến kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây thật tốt.
Đất trồng xương rồng
Đất trồng xương rồng phải là loại đất xốp. Hỗn hợp đất trồng xương rồng thường bao gồm: Phân bò hoai mục, tro, phân dynamic, NPK và Cát sỏi hoặc sỉ than. Trong đó, yêu cầu về độ tơi xốp thoáng khí quan trọng hơn cả dinh dưỡng trong đất.
Công thức trộn dễ tìm thấy nhất cho mọi người ở mọi nơi có thể sử dụng như sau: Tro ( trấu hun)+50 % sỉ than( than tổ ong đã đốt) đập nhỏ lấy phần cục bỏ phần bột. Tương tự vây khi sử dụng các loại đất khác như đất sạch 70% sỉ Than, đất đỏ bazan, đất cát pha thịt tỷ lệ sỉ than như trên được tăng thêm sao cho đất đảm bảo tơi xốp nhất có thể.
Tưới nước cho xương rồng
Tưới xương rồng mới ươm hạt hoặc mới tháp vào chiều mát thì tốt hơn là tưới vào buổi sáng hoặc lúc trời nắng. Ít tưới nước hoặc để cây xương rồng khô hạn kéo dài sẽ làm cây teo tóp, không phát triển, sức đề kháng của cây trở nên kém làm cây dễ bị nhiễm bệnh hơn.
Mùa nắng, từ tháng 11 đến cuối tháng 4, cách khoảng 2-3 ngày nên tưới cây một lần, có thể tưới phun hoặc tưới ngập vừa đủ ướt trên mặt đất. Cây trong chậu cần tưới thường xuyên hơn cây trồng trực tiếp trong nền đất.
Chậu càng nhỏ thì cần tưới nhiều hơn chậu lớn. Hễ thấy mặt đất bắt đầu khô thì có thể tưới. Cây trồng trực tiếp dưới đất ngoài vườn thì tưới 1 lần/tuần vào mùa đông và chừng 2 lần/tuần vào mùa hè (đối với những nơi có đủ 4 mùa trong năm). Các mùa khác thì tùy biến đổi của thời tiết thì có thể tưới 1-2 lần/tuần.
Ánh sáng và không khí
Cây xương rồng và cây mọng nước là những cây ưa ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng trực tiếp vào buổi sáng. Nói chung, cây xương rồng cần nhận ít nhất chừng 50% lượng ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào mỗi ngày (khoảng 6 giờ/ngày).
Đối với cây xương rồng con, hạt mới nảy mầm hoặc mới ươm ra hoặc được tháp ghép thì tránh ánh sáng trực tiếp, mỗi ngày chỉ cần phơi ra nắng buổi sáng khoảng 1-2 giờ là đủ. Những cây xương rồng để trong nhà lâu ngày, khi đem ra phơi nắng trực tiếp trên 6 giờ đồng hồ có thể bị hiện tượng “cháy da cây”, thân bị nám vàng nâu hoặc đen. Cây xuơng rồng trong trong chậu để bên cửa sổ hoặc bàn làm việc thì khoảng 2-3 ngày thì nên đưa ra nắng một lần. Cây xương rồng và cây mọng nước ưa sự thông thoáng. Vì vậy, cây phát triển tốt trong điều kiện thoáng đãng của hoang mạc, đồng cỏ, sân thượng, bao lơn nhà. Cây trồng trong nhà kiếng, đôi lúc cũng cần có mở cửa đề đón gió hoặc phải dùng quạt để thổi gió. Có nơi người ta gắn ống thông khí trên các mái nhà kiếng.
Nhiệt độ
Trong tự nhiên hoang dã, cây xương rồng và cây mọng nước có thể tồn tại, chịu đựng trong khoảng nhiệt độ lớn, chừng 10°C – 50°C. Tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp để cây phát triển vào khoảng 15°C – 28°C. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm cho cây ngừng phát triển và suy yếu.
Dinh dưỡng
Mặc dầu, cây xương rồng và cây mọng nước có nguồn gốc từ những vùng khô cằn, nghèo dinh dưỡng nhưng để có một cây xương rồng hoặc cây mọng nước khoẻ đẹp và phát triển tốt, cây cũng cần cung cấp dinh dưỡng cho đất.
Cách chăm bón xương rồng
Trong mùa phát triển, cây xương rồng và cây mọng nước đều cần chất đạm (N) để giúp sự tăng trưởng thân, chất potassium (P) cho sự phát triển của hoa và trái và chất phosphorus (P) cho sự phát triển bộ rễ. Ngoài ra, cây cũng cần một số chất vi lượng khác.
Công thức NPK tổng quát cho cây xương rồng là 15 – 15 – 30. Trong thực tế, ta nên bón phân theo thời kỳ sinh trưởng của cây như sau: Thời kỳ sinh trưởng Công thức phân bón N – P2O5 – K2O Thời kỳ cây con 16 – 16 – 8 hoặc 20 – 20 – 0 Thời kỳ tăng trưởng 18 – 19 – 30 hoặc 20 – 30 – 20 Kích thích ra hoa 10 – 60 – 10 Thời kỳ ra hoa 6 – 30 – 30 Hiện nay, trên thị trường có nhiều bình phân bón pha sẵn cho người trồng xương rồng, trong đó có công thức và hướng dẫn cách pha tưới. Liều lượng pha tưới thường vào khoảng 1 – 1.5 g/lít nước.
An Dương (T/h)
Kỹ Thuật Trồng Hoa Cúc Đà Lạt Cho Hoa Nở Rộ Quanh Năm
Hoa cúc Đà Lạt với hình dáng và màu sắc đa dạng đang được rất nhiều người ưa chuộng. Vì vậy mà rất nhiều bạn muốn tìm hiểu kỹ thuật trồng hoa cúc Đà Lạt để gia tăng thu nhập gia đình hay đơn giản là tự trồng để trang trí cho khu vườn của mình.
Đặc điểm hình thái của hoa cúc đà lạt
Thân: Hoa cúc Đà Lạt là loại cây thuộc thân họ cúc, nhỏ có vỏ màu xanh và phân nhánh. Có nhiều mần mọc từ gốc hoặc kẽ lá
Lá: Hoa cúc Đà Lạt có lá màu xanh đậm thuôn nhọn dần về đầu.
Hoa: Màu sắc của hoa cúc đà lạt rất đa dạng như đỏ, tím, hồng, trắng… có nhiều cánh nhỏ, mịn và mềm.
Đặc điểm sinh lý, sinh thái của hoa cúc đà lạt
Trồng hoa cúc đà lạt thì thích hợp nhất là trong điều kiện mát mẻ, nhiều ánh sáng và là loại cây có tốc độ sinh trưởng nhanh với nhiệt độ phù hợp nhất từ 15 – 20 độ C. Nếu chăm sóc đúng kỹ thuật thì hoa cây sẽ cho hoa quanh năm.
Cách lựa chọn hoa cúc đà lạt
Tùy vào ý thích và nhu cầu sử dụng của bạn mà có thể trồng hoa cúc đà lạt vào các chậu nhỏ để trưng bày, hay có thể cắt gốc để cắm điểm cùng với một số loại hoa khác để tạo thêm màu sắc cho chậu hoa, đặc biệt vào dịp tết.
Kỹ thuật trồng hoa cúc đà lạt
Đầu tiên là kỹ thuật chuẩn bị giống. Chúng ta nên sử dụng các giống cúc mới được nhân tạo, nhập nội của các nước như Hà Lan, Nhật Bản phù hợp với thị hiếu của bạn hay người tiêu dùng như hoa cúc cành nhiều bông và cúc đơn.
Với cây con khi đem trồng phải có 6-10 lá, cao từ 5-6 cm; cây giâm cành thì phải cao từ 7-8cm và có 6-8 lá. Cây giống cần đồng đều, đặc biệt là không bị nhiễm bệnh và mang đầy đủ những đặc điểm của giống giúp chúng phát triển một cách tốt nhất.
Trong kỹ thuật trồng hoa cúc Đà Lạt thì chuẩn bị đất cũng là một công đoạn rất quan trọng mà nhiều người không chú ý.
Đất để trồng hoa cúc đà lạt phải được cày sâu, bừa kỹ, phơi ải rồi lên luống cao từ 20-30cm. bón phân lót trước khi trồng khoảng 15-20 ngày. Để cây phát triển mạnh, bạn nên bón nhiều phân chuồng ủ hoai mục, như vậy sẽ giúp cải tạo được kết cấu của đất, giúp cho bền cây và cho chất lượng hoa tốt hơn.
Để kỹ thuật trồng hoa cúc Đà Lạt đạt hiệu quả cao nhất thì các bạn cần xác định khoảng thời gian mà nhu cầu thị trường cao để thu hoạch và từ đó tính toán thời gian trồng phù hợp.
Để có hoa vào tháng 6,7,8 thì bạn cần trồng cây vào tháng 3, 4, 5. Còn đối với vụ thu để có hoa bán vào tháng 9, 10, 11 thì bạn trồng vào tháng 5, 6, 7. Vụ Thu Đông nên để có hoa bán vào tháng 12, 1 thì bạn trồng vào tháng 8, 9. Vụ Đông Xuân trồng tháng thì trồng vào tháng 10, 11 để thu hoạch vào tháng 2, 3.
4,.Mật độ, khoảng cách trồng hoa cúc
Cách trồng hoa cúc Đà Lạt, với cây đơn, 1 bông/cây: Vàng Đài Loan, vàng hè, CN43, CN42 nên trồng với mật độ 400.000 cây/hạ với khoảng cách 12 x 15 cm; Với hoa cúc cành (nhiều bông/cành) nên trồng với mật độ 300.000 cây/ha với khoảng cách giữa các cây là 15 x 18 cm.
Trong kỹ thuật trồng hoa cúc Đà Lạt thì đây là kỹ thuật quan trọng có nhiệm vụ giúp cây phát triển đồng đều nâng cao năng suất và chất lượng hoa.
Khối lượng tính cho 1 sào ( 360 m2 ): 1 tấn phân chuồng đã hoai mục, 100kg tấm đậu đã ngâm hoai, 30 kg supe lân, 10kg urê, 10 kg Kali clorua. Theo đó cách bón phân sẽ được tiến hành như sau: Bón lót toàn bộ phân chuồng + 2/3 khối lượng supe lân và 1/3 lượng kali.
Lượng phân còn lại dùng để bón thúc và chia và bón đều làm 3 đợt. Bạn có thể rạch hàng 2 bên hàng cây, giữa 2 hàng cây để rắc phân cùng với đó xới xáo, tưới nước hoặc hòa phân bón vào nước rồi tưới cho cây theo rãnh hay phun sương. Có như vậy cây mới phát triển đều.
Các biện pháp kỹ thuật đặc biệt khi trồng hoa cúc trái vụ
Kỹ thuật trồng hoa cúc Đà Lạt, bạn cần chú ý đến lượng ánh sáng để thúc đẩy sự phân hóa mầm và ra hoa bằng cách che nắng cho cây 3-4 giờ vào thời gian từ 16 đến 19 giờ hàng ngày. Và che liên tục trong 15 ngày, cây sẽ phân hóa mầm và ra hoa theo ý muốn.
Để cây không phân hóa mầm và nở hoa sớm các bạn nên sử dụng bóng điện loại 100W treo cách hoa cúc khoảng 50 cm, thay đổi theo độ lớn của cây với mật độ 10m2 một bóng và chiếu từ 22 giờ đêm đến 2 giờ sáng.
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lay Ơn Cho Hoa Nở Quanh Năm
Lay ơn (lay dơn) là loài hoa đẹp và có màu sắc đa dạng. Loài hoa này rất được ưa chuộng ở Việt Nam và thường được sử dụng trang trí nhà cửa, thờ cúng các ngày lễ, Tết…
1. Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng
Dụng cụ trồng
Bạn có thể tận dụng bao xi măng, bao tải, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng hoa lay ơn. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.
Hoa lay ơn thích hợp phát triển trên nền đất thịt nhẹ, tơi xốp, bằng phẳng, thoát nước tốt, có độ pH từ 6 – 6,5. Đất trồng phải được làm sạch cỏ dại và tàn dư thực vật của vụ trước, cày sâu 30 – 40cm. Không được trồng 2 vụ lay ơn liên tục trên một mảnh đất, tốt nhất nên luân canh cây trồng khác 2-3 năm.
Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15 – 20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
Hiện tại có nhiều loại giống hoa lay ơn như lay ơn trắng, vàng, đỏ, hồng phấn, hồng phấn lùn, san hô… Bạn có thể chọn giống trồng tùy thuộc vào sở thích và điều kiện.
Chọn củ giống đồng đều về kích thước và màu sắc, mầm và rễ đều, khỏe mạnh, sạch bệnh và không bị sứt sẹo.
Ngâm củ khoảng 10-15 phút trong Iprodione (Rovral), mancozed (Mancozed, Dithane) 2%, hong khô trước khi trồng.
Đặt củ trong các rãnh đã xẻ trước, đặt ngay ngắn đáy củ tiếp xúc với mặt đất, mầm hướng lên phía giúp cho mầm củ phát triển tốt và thẳng. Trồng với khoảng cách hàng cách hàng 25cm và cây cách cây 20cm. Lấp một lớp đất mặt dày khoảng 2,5 – 3cm, lấp cẩn thận tránh không làm củ bị nghiêng ngã và gãy mầm trong khi lấp, tưới ẩm đều ngay sau khi trồng.
Tưới nước 2 ngày/lần. Những ngày nắng, nóng tưới 2 lần/ngày.
Sau khi trồng 7-10 ngày, mầm cây hoa mọc ra khỏi mặt đất, thường 1 củ có 1 mầm nhưng cũng có củ có nhiều mầm. Sau khi trồng 20-25 ngày, ta lặt bỏ các mầm phụ, để lại 1 mầm tốt nhất (khỏe nhất). Khi tỉa bỏ mầm lưu ý không được làm long gốc cây.
Vun gốc lần 1 khi cây được 3 lá, lần 2 khi cây cao khoảng 50cm. Đồng thời cắm cọc để cây không bị đổ ngã.
Cứ 15-20 ngày bón phân 1 lần cho cây. Bạn có thể bón phân chuồng hoai mục hoặc ure, kali đều được.
Khi hoa lay ơn có từ 1 – 2 búp hé nở là thu hoạch được.
Khi cắt hoa cần để lại 2 – 3 lá để nuôi củ giống sau này. Cắt xong, dùng giấy báo hoặc giấy xi măng bao lại, để trong bóng tối và khuất gió, sau đó cho vào xô nước để bảo quản hoa.
#Kỹ #thuật #trồng #và #chăm #sóc #hoa #lay #ơn #cho #hoa #nở #quanh #năm.
Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Hoa Hồng Cho Hoa Nở Quanh Năm trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!