Xu Hướng 4/2023 # Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Và Bón Phân Cho Cây Rau Ngổ # Top 10 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Và Bón Phân Cho Cây Rau Ngổ # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Và Bón Phân Cho Cây Rau Ngổ được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Đất trồng, bón phân trước khi trồng cây rau ngổ

Rau ngổ thích sống ở ruộng nước, trong ao hồ… nên đất cần cho rau ngổ là đất ao hồ, có nhiều bùn, chất hữu cơ và luôn luôn có nước. Vì vậy đất cần được cày bừa, sục bùn, nhặt sạch cỏ. Nếu đất đã tốt, không cần bón thêm phân chuồng nhưng nếu đất vụ trước đã trồng trọt và khai thác nhiều, nên bón thêm 15-20 tấn phân chuồng hoai, 200-300kg phân lân, 400-500kg tro bếp cho 1 ha. Trộn đều đất, chia ao hay ruộng ra thành các băng rộng 1,2-1,4m.

2. Trồng cây rau ngổ như thế nào?

Tuy rau ngổ có hoa, có hạt nhưng trong thực tế rau ngổ thường được trồng bằng phương pháp vô tính vì dễ trồng và nguồn giống cũng sẵn. Cắt các ngọn rau ngổ dài 20-25cm đem cấy lên các băng đất đã làm sẵn như cây rau cần, rau muống. Cấy xong, giữ trong ruộng một lớp nước mỏng 5-7cm để rau ngổ dễ bén rễ. Cây rau ngổ cần có một lượng nước lớn nên nếu thiếu nước cây hô hấp mạnh, sinh trưởng chậm, năng suất thấp.

3. Chăm sóc, bón phân và thu hoạch cây rau ngổ

Sau khi trồng 7-10 ngày, rau ngổ đã đâm chồi, vươn lá, lúc đó cần bón thêm phân đạm hay nước rửa chuồng heo, bò, nước tiểu hoai (nếu có) pha loãng hoặc không cần, bón trực tiếp vào ruộng vì ruộng luôn luôn có nước. Rau ngổ rất cần kali nên sau khi mưa hay lúc có sương nên bón tro bếp cho rau ngổ, lượng bón không hạn chế.

Rau ngổ trồng như vậy sau 25-30 ngày đã có thể thu hoạch được. Nếu cần dùng hay bán ít, có thể cắt tỉa cành tốt, cắt gần sát gốc. Nếu ruộng rau tốt đều cần bán đại trà, nên dùng dao sắc cắt từng băng một, cắt sát gốc hoặc nếu có lớp nước nên cắt phần trên mặt nước 3-5cm. sau đó, cần bón thúc tro bếp, nước phân chuồng, phân đạm hóa học khoảng 1kg ure cho 100m2. Cứ sau 7-10 ngày bón lại 1 lần.

Chú ý trước khi cắt 1 tuần không nên bón phân chuồng, nước rửa chuồng, nước giải hay phun xịt hóa chất lên ruộng rau. Rau ngổ nếu đủ nước, đủ phân, cứ sau 20-25 ngày có thể cắt lại lứa thứ 2. Thu hoạch xong lại chăm sóc, sau đó lại thu hoạch cho đến khi năng suất đã giảm còn 70-80% đợt thu hoạch trước đó, có thể phá bỏ để làm đất luân canh cây khác hay cho đất nghỉ khoảng nửa tháng rồi chuẩn bị trồng lại vụ khác.

Nguồn: theo KS Nông nghiệp Nguyễn Thị Hồng

Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Và Bón Phân Cho Cây Rau Tía Tô

1. Chọn và làm đất trồng cây rau tía tô

Tía tô có thể trồng được quanh năm trên đất có nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, ẩm, thoát nước tốt, hơi kiềm. Nên trồng xen canh với cây họ đậu.

Cày bừa, phơi ải, đập nhỏ, bón 15 – 20kg phân chuồng hoai/100m2 đất, lên luống.

2. Trồng rau tía tô trên diện tích lớn

Trồng bằng cách làm mạ rồi cấy cây con, 15 – 25g hạt/100m 2.

– Trộn hạt với tro bếp hay đất bột và một ít nước, gieo đều trên mặt luống.

– Dùng cào, cào đất bột để lấp hạt xuống, ủ bằng rơm rạ, trấu.

– Trước khi cấy không nên bón nhiều đạm, vì lá tốt quá khi cấy dễ bị giập nát và làm héo cây.

– Sau khi cấy, cần tưới nước cho cây chóng hồi phục. Khi cây được 1 tuần lễ, tiếp tục hòa phân đạm loãng tưới như lần đầu.

– Nếu trồng để làm thuốc: bón 300 – 400kg phân lân cho 1 ha và hòa bánh dầu tưới vào lúc sau cấy 7 – 10 ngày, trước lúc ra hoa.

3. Trồng tía tô trên diện tích nhỏ

Gieo thẳng tía tô (khoảng 5 – 6g hạt/100m 2), cũng làm như gieo mạ nhưng không nhổ trồng lại mà để mọc đến lúc thu hoạch.

– Ưu điểm: không tốn công trồng cây non.

– Nhược điểm: gieo thưa nên dễ bị cỏ dại lấn át, tốn công làm cỏ và chăm sóc.

Khi cây mọc được 10 – 15 ngày, hòa đạm (có thể urê, có thể DAP: 50 – 100g cho 100m 2) rồi tưới.

Trồng làm thuốc: nên trồng thưa 25 x 30cm. Không hái lá để cây có nhiều hoa, nhiều hạt. Ở miền Bắc, tía tô trồng tháng 1 – 2, thu hoạch tháng 8 – 9. Ở miền Nam, trồng từ tháng 11 – 12, thu quả vào màu thu.

Trồng lấy giống: nên trồng thưa 25 x 30cm. Không hái lá. Bón thúc lân, bánh dầu vào thời gian1 – 2 tháng sau khi trồng.

Trồng làm rau gia vị: nếu trồng với mật độ dày 15 x 15cm (cây cách cây, hàng cách): thu hoạch 1 lần, nhổ cả cây. Nếu trồng thưa (20 x 25cm): có thể cắt tỉa cành đem bán, sau đó tưới nước để cây mọc tiếp. Khi cây đã đâm thêm l;á, chồi, ngâm 1kg urê (hoặc 3kg NPK) + 20kg bánh dầu để tưới 1000m2.

Ruộng rau tía tô

4. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây tía tô

– Trước khi tưới nên vun gốc, làm cỏ. Phân bón nên hòa nhiều nước để không hư lá.

– Nếu tía tô cấy theo hàng: làm cỏ, vun gốc truosc khi bón phân.

– Tía tô ít bị sâu bệnh. Các bệnh có thể gặp là: bệnh thối cây ở gốc, bệnh héo lá, bệnh sâu ăn lá, bệnh sâu cuốn lá.

– Nếu trồng tía tô trên diện tích nhỏ: nhổ bỏ cây bị héo hoặc ngắt lá, bắt sâu.

– Không phun thuốc, nhất là khoảng 10 – 15 ngày trước khi thu hoạch.

5. Thu hoạch cây tía tô

– Khi năng suất đợt sau giảm hơn đợt trước từ 20% trở lên thì phá bỏ để gieo đợt khác hoặc trồng cây rau màu khác.

– Thu hoạch làm rau gia vị: sau khi trồng 25 – 30 ngày, có thể thu hoạch. Nếu cắt tỉa, dùng liềm hay dao sắc cắt cây cách mặt đất khoảng 10cm, chừa lại 2 – 3 tầng lá để cây có thể đâm chồi cho đợt thu hoạch sau. Mỗi đợt cắt có thể thu 50-6kg cho 100m2. Nếu chăm sóc tốt có thể thu hoạch nhiều đợt.

– Thu hoạch làm thuốc: phơi khô, lấy quả, quả cất riêng; cây có thể rửa sạch đất, phơi khô, bó lại từng bó, để trong bao bì rồi bán làm thuốc cùng với hạt và lá.

– Thu hoạch giống: khi hạt chắc, lá già và khô dần, cắt cả cành hoặc nhổ cả cây về phơi trong mát, rũ lấy hạt, phơi lại vài nắng (nhưng tránh nắng to) cho khô hẳn, để nguội, trộn ít tro cho vào bình đậy kín để làm hạt giống. Cành, cây thì phơi khô làm thuốc.

Lưu ý: Trong gia đình có thể trồng rau tía tô trong chậu, hộp xốp.

Nguồn: theo KS Nông nghiệp Nguyễn Thị Hồng

Thời vụ trồng đậu đũa, các giống đậu đũa, hướng dẫn chọn đất, làm đất, trồng, bón phân và chăm sóc cây đậu đũa đạt năng suất cao…

Mỗi lần tưới phân cho hẹ kết hợp nhổ bỏ các cây cỏ mọc xen giữa hoặc xung quanh luống. thường gặp các loại cỏ chát, cỏ gấu và các loại cỏ lá rộng nên cần nhổ tận gốc…

Kiệu là loại cây trồng ngắn ngày, dễ trồng, ít phải đầu tư, nhanh cho thu hoạch và đem lại giá trị kinh tế khá cao. Mỗi hécta nếu thâm canh tốt có thể cho 35-40 tấn củ…

Kỹ Thuật Trồng Và Bón Phân Cho Cây Rau Muống

– Hiện nay rau muống nước chủ yếu dùng các giống địa phương. Có hai giống: giống thân tím và thân trắng, nhưng giống được thị trường ưa chuộng là giống thân trắng.

– Rau muống nước rất dễ nhân giống, có thể lấy giống từ ruộng rau đang thu hoạch.

– Chọn những đoạn thân bánh tẻ có mang nhiều đốt hoặc có thể tách từng khóm nhỏ mang nhiều nhánh con để trồng.

2. Thời vụ

Rau muống có thể trồng quanh năm trên địa bàn Thành phố. Tuy nhiên, trong mùa mưa rau muống thường bị nhiễm bệnh hơn mùa khô.

3. Chuẩn bị đất

– Có thể trồng rau muống trên nhiều loại đất khác nhau

– Rau muống gieo hạt hoặc trồng cạn lên liếp rộng 1,2 – 1,5 m cao 12 – 15 cm, mùa mưa lên liếp cao hơn khoảng 20 cm.

– Rau muống trồng nước: chuẩn bị đất như đất trồng lúa.

– Trong mùa mưa: rau muống hạt, trồng cạn có thể trồng trong nhà lưới hoặc che phủ bạt nylon để tránh đất cát bám lên cây dễ nhiễm các loại sâu bệnh.Chú ý: Nên dùng nước sạch tưới cho rau muống. Không nên dùng nước thải khu công nghiệp, khu dân cư tưới cho rau muống.

4. Khoảng cách trồng

– Tùy theo đất trồng, giống và kỹ thuật trồng mà áp dụng mật độ khác nhau.

– Đối với rau muống gieo hạt có thể gieo từ 8 – 10 kg hạt giống/1.000 m2.

– Rau muống trồng cạn và rau muống nước có thể trồng với khoảng cách 10 – 15 cm, tùy theo điều kiện đất. Mật độ trồng có thể biến động từ 20.000 – 150.000 chồi/1000 m2.

– Khi trồng vùi đất kín 2 – 3 đốt.

– Đối với rau muống sau khi thu hoạch thường để lại gốc thì nên để lại từ 2 – 3 đốt. nếu để lại nhiều đốt thì chồi nhiều nhưng nhỏ.

5. Bón phân (tính cho 1000 m2)

Tùy theo đất mà lượng bón khác nhau. Trung bình lượng phân bón như sau:

– Bón lót: phân hữu cơ sinh học Hiếu Giang Better HG 01: 1 tấn,

– Bón thúc: Thường dùng urê, sau mỗi lần thu hoạch khoảng 15 – 20 kg urê.

Lưu ý không bón quá nhiều urê, cần bón urê lần cuối vào trước khi thu hoạc ít nhất là1 tuần.

Nếu bón Hiếu Giang Better NPK 16-12-8-11+TE thì dùng 10 kg thì khỏi dùng Urê

6. Phòng trừ sâu bệnh

Dịch hại chính trên rau muống là: Ốc bươu vàng, sâu khoang, rầy, bệnh gỉ trắng, đốm lá, tuyến trùng…

Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với dịch hại rau muống sẽ hiệu quả cao như vệ sinh đồng ruộng, bắt ốc, ngắt bỏ ổ trứng ốc, sâu khoang. Biện pháp che phủ bạt nilon trong mùa mưa, bón phân cân đối có hạn chế ngăn ngừa bệnh hại rau muống có hiệu quả.

Trong mùa mưa nên trồng trong nhà lưới giúp cho cây có khả năng chống bệnh tốt hơn.

Khi sâu bệnh có mật số cao có thể gây hại dùng thuốc BVTV như sau:

– Đối với sâu khoang: Dùng các loại thuốc ít độc như nhóm Abamectin, các loại chế phẩm vi sinh: thuốc có nguồn gốc từ Bt như Biocin, Depel…, có nguồn gốc NPV như Vicin, Seba… hoặc dùng thuốc thảo mộc như Rotenone hoặc Neem. Có thể dùng thuốc gốc Cúc tổng hợp như Sumicindin, Karate, SecSaigon, Sherzol, Sherpa.

– Đối với rầy hại: Dùng Butyl, Trebon, Actara, Oshin…

– Đối với bệnh: có thể dùng Monceren, Ridomyl MZ, Mexyl-MZ, Hạt vàng Thio-M.

Lưu ý: Khi dùng thuốc BVTV phải đảm bảo nguyên tắc “4 đúng” và đảm bảo thời gian cách ly. Không dùng các loại thuốc cấm, nhớt cặn trên rau muống.

7. Thu hoạch

Tùy theo mục đích sử dụng. Thời điểm thu hoạch đối với rau muống gieo hạt từ 20 – 30 ngày. Đối với rau muống trồng khoảng cách giữa các lứa thu hoạch từ 18 – 21 ngày.

Phân bón Hiếu Giang Better kính chúc bà con được mùa trúng giá!

Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Và Bón Phân Cho Cây Hẹ

1. Đất trồng hẹ

Chọn đất có nhiều mùn, tơi xốp và dễ thoát nước.

2. Trồng hẹ bằng củ

– Cày bừa, để ải, đập nhỏ, lên luống cao 20-30cm, rộng 1,2-1,4m.

Củ hẹ

– Trên 1 ha: bón 15-20 tấn phân chuồng hoai, 3-5kg phân lân, có thể bón trộn vào đất trước khi lên luống hoặc bón thẳng vào rãnh, rãnh này cách rãnh kia 20-25cm. Lấp đất rồi trồng từng tép hẹ lên rãnh, mỗi tép cách nhau 7-10cm, lấy tay ấn mạnh đất cho chặt, sau đó phủ luống bằng rơm rạ mục, tưới nước đủ ẩm. phủ một lớp cành cây, lưới để gà không bươi rơm rạ làm hư hẹ.

3. Trồng hẹ bằng hạt

– Đất cũng được lên luống giống như trồng bằng củ. Bón phân, làm luống cho bằng, đất cần mịn.

– Ngâm hạt vào nước ấm 35-370C trong nửa ngày, sau đó trộn với tro bếp, vò chơ tơi rồi gieo.

Hạt cây hẹ

– Có thể gieo vãi như làm mạ, cũng có thể gieo vào rãnh như trường hợp trồng bằng củ, gieo xong khỏa một lớp đất bột cho kín. Tưới nước đủ ẩm.

– Sau khi hẹ mọc 7-10 ngày cần hòa 300-500g phân ure để tưới cho 100m2 đất, đến khi hẹ được 10-15cm nhổ cả đất, cấy ra luống khác.

– Hẹ dễ sống, dễ nảy mầm nên khi trồng bằng hạt, hẹ vẫn mọc tốt và vẫn có thể được tỉa trồng ra luống khác như hẹ trồng bằng củ.

– Hẹ rất cần lân, kali (có thể thay thế bằng tro bếp). Bánh dầu ngâm tưới cho hẹ rất tốt. Cứ 7-10 ngày lại hòa phân tưới cho hẹ 1 lần.

4. Hướng dẫn chăm sóc cây hẹ

Do có phủ luống, đất được phơi ải và hẹ được trồng hoặc gieo dày nên hẹ rất có khả năng cạnh tranh với cỏ dại. Vì vậy, việc làm cỏ cho hẹ không tốn công lắm.

Ruộng trồng hẹ

Mỗi lần tưới phân cho hẹ kết hợp nhổ bỏ các cây cỏ mọc xen giữa hoặc xung quanh luống. thường gặp các loại cỏ chát, cỏ gấu và các loại cỏ lá rộng nên cần nhổ tận gốc, phơi khô hoặc đào hố lấp xuống đất. Công việc chăm sóc chính là bón phân, xới đất cho tơi, nhổ tỉa chỗ hẹ dày, trồng dặm chỗ mất cây. Hẹ thường ít bị các loại sâu bệnh phá hoại như những cây trồng khác. Vì vậy, công tác phòng trừ sâu bệnh hại trên hẹ cũng đơn giản. Trước mỗi lần tưới phân, chỉ cần bón một ít tro bếp quanh gốc hẹ, sau đó hòa phân tưới chỗ gần gốc, dùng cào nhỏ xới giữa hai hàng hẹ, vun nhẹ vào gốc làm cho đất tơi xốp, giúp hẹ phát triển nhanh.

Trong trường hợp trồng hẹ để dùng trong nhà, có thể lấy một vài chậu sành to, cho đất nhiều mùn vào đầy chậu rồi trồng. Khi hẹ mọc tốt, cũng chăm sóc như hẹ trồng ở vườn, tuy nhiên thời gian tưới phân cần nhiều hơn vì đất trong chậu ít.

5. Thu hoạch

Hẹ có thể trồng được quanh năm trong vườn, chậu, thùng gỗ hoặc nhựa.

Thu hoạch hẹ

Hẹ được trồng vào tháng 10-11 để kịp thu hoạch bán vào dịp Tết. Do khả năng tái sinh của hẹ cao nên nếu cần dùng lá thì có thể cắt hẹ, chừa lại 2-3cm trên mặt đất, đến chiều tưới nước đủ ẩm, hôm sau hẹ lại mọc lá non lên, lúc đó hãy tưới phân để hẹ mọc nhanh. Nếu cần, nhổ tỉa chỗ cây dày, bó thành bó nhỏ đem bán.

6. Để giống hẹ bằng củ

Luống hẹ được nhổ tỉa cây để ăn hoặc bán, chừa lại cây khỏe mọc đều theo khoảng cách cây cách cây 12-15cm, sau đó bón thêm lân, tro bếp, bánh dầu; vun nhẹ gốc, tưới nước, chăm sóc để hẹ có củ to, mập. nếu đã chuẩn bị đất thì có thể nhổ cây, vặt bớt lá đem trồng như đã nói ở trên. Cũng có thể chờ hẹ có củ chắc, lá tàn bớt, nhổ cả cây buộc túm, treo trên dây, phơi trong bóng râm, sau phơi ngoài nắng, rồi đem bảo quản để trồng vụ sau. Cần kiểm tra củ thường xuyên vì hẹ có thể bị thối củ trong quá trình bảo quản. Trường hợp phát hiện có thối củ, cần loại bỏ ngay, đồng thời đem hẹ phơi ngoài nắng 5-6 giờ rồi đem vào bảo quản, chú ý không để thành đống to vì nhiệt độ cao dễ làm thối hẹ.

7. Để giống hẹ bằng hạt

Tương tự, chừa cây hẹ tốt lạ, chăm sóc cho đến khi hẹ ra hoa, kết quả thì thu quả về, chà lấy hạt (chỉ chà nhẹ để bỏ bớt vỏ ngoài) rồi phơi khô ở nhiệt độ 35-400C, để nguội sau đó cho vào chai lọ, đậy kín để gieo vụ sau. Trong thực tế, nu cầu trồng hẹ chỉ áp dụng trên diện tích nhỏ trong khi từ khi trồng đến lúc thu hoạch hạt mất nhiều thời gian nên phương pháp trồng bằng hạt ít được áp dụng.

Nguồn: theo KS Nông nghiệp Nguyễn Thị Hồng

Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Và Bón Phân Cho Cây Rau Ngổ trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!