Xu Hướng 12/2023 # Kỹ Thuật Trồng Cây So Đũa Cho Hoa Ra Quanh Năm # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Trồng Cây So Đũa Cho Hoa Ra Quanh Năm được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ngoài việc được dùng để chiến biến nhiều món ăn ngon thì bông so đũa còn có tác dụng chữa cảm cúm, hạ đờm suyễn, ho ngứa cổ, dễ tiêu hóa, trị viêm ruột…

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng

Bạn có thể tận dụng chậu lớn, bao tải, bao xi măng, thùng xốp hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cây so đũa. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

Nếu có điều kiện, nên trồng ở nền đất rộng vì cây so đũa phát triển mạnh và thuộc loại cây lâu năm nên cần lượng đất lớn để nuôi dưỡng. Nếu trồng trong chậu thì tốc độ cũng như kích thướt cây sẽ bị chậm lại so với những cây trồng bên ngoài.

Cây so đũa ưa phát triển trên nền đất nhẹ, tơi xốp, phì nhiêu cũng như đất nặng, đất nghèo, ít phèn… Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15 – 20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

2. Chọn giống và trồng cây

Cây so đũa thường được trồng bằng hạt. Hạt giống bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán hạt giống. Hiện nay trên thị trường có 3 loại so đũa là so đũa trắng, hồng và đỏ.

Trước khi gieo hạt, ngâm trong nước ấm khoảng 40 độ C trong khoảng 3 tiếng. Sau đó vớt ra, rửa sạch rồi để ráo. Tiếp đến lấy miếng vải cotton thấm nước tốt, nhúng nước, vắt kiệt rồi bọc hạt vào.

Cho miếng vải đã bọc hạt vào túi nilon bịt kín, đem cất chỗ thoáng mát hoặc ngăn mát tủ lạnh (khoảng 20 độ C). Sau khoảng 2 – 5 ngày hạt sẽ nứt nanh, mọc mầm.

Đào các hố nhỏ khoảng 5 – 20cm nếu trồng ngoài đất; cách nhau 40 – 50cm để gieo hạt trực tiếp hoặc tốt nhất là gieo hạt vào bầu, khay ươm tiện chăm sóc. Tưới nước bằng vòi phun nhẹ cho cây.

Khi cây con ra 2 – 5 lá thật, tiến hành đánh cây từ bầu, khay ươm ra đất đã chuẩn bị sẵn (nếu ươm từ bầu, khay ươm) để trồng.

Bông so đũa trắng.

Thời gian đầu mới trồng ngày tưới nước 1 – 2 lần cho cây vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Sau đó 1 tuần chỉ cần tưới nước 1 – 2 lần.

Khi cây phát triển lớn thì phải cắt bỏ bớt những nhánh bên dưới để tập trung nuôi dưỡng những cành nhánh bên trong. Vào mùa mưa bão thì nên mé một số nhánh lớn hoặc hãm độ cao của cây tránh bị đổ ngã.

Hàng tháng, bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng việc bón phân hữu cơ, phân dê, phân bò, phân trùn quế… Thường xuyên làm cỏ, vun xới cho cây.

Bông so đũa mới thu hoạch.

Nếu chăm sóc tốt, cây so đũa sẽ cho thu hoạch hoa sau khoảng 2,5 tháng sau khi trồng và ra hoa liên tục trong năm. Sau khi thu hoạch lứa đầu tiên thì khoảng 7 – 10 ngày ta sẽ thu hoạch được lứa hoa tiếp theo.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Thiên Lý Cho Cây Ra Hoa Quanh Năm

Hiện nay, cây hoa thiên lý đang được các hộ gia đình ở các vùng nông thôn trồng làm cây kinh tế phát triển cho hộ gia đình. Vậy cách trồng cây hoa thiên lý như thế nào? Hoa thiên lý thích hợp trồng ở nhiệt độ bao nhiêu? Cách chăm cây hoa thiên lý như thế nào cho cây ra nhiều hoa? Làm thế nào để phòng trừ được sâu bệnh hại trên cây hoa thiên lý? Rất nhiều những câu hỏi được các hộ nông dân trồng hoa thiên lý làm kinh tế quan tâm. Hôm nay, chúng tôi cùng các bạn tìm hiểu về cách trồng cây hoa thiên lý cho năng suất cao và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa thiên lý như thế nào.

1. Điều kiện sinh trưởng, phát triển của cây hoa thiên lý

– Cây hoa thiên lý thích hợp trồng được tất cả các vùng Bắc – Trung – Nam, cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh trong điều kiện thuận lợi.

– Để trồng được dàn hoa thiên lý bà con cần chú ý đến các điều kiện sinh trưởng sau:

+ Cây thiên lý là cây chịu nhiệt tốt, thích hợp trồng ở các vùng nhiệt đới, nhiệt độ thích hợp 20-35 o C.

+ Cây thiên lý ưa ẩm, ánh sáng và gió nên trồng ở những nơi thông thoáng.

+ Cây thích hợp được với nhiều loại đất khác nhau, chỉ cần trong đất đảm bảo đủ độ ẩm cho cây sinh trưởng phát triển.

2. Thời vụ trồng cây hoa thiên lý

– Cây hoa thiên lý thích hợp trồng ở nhiệt độ cao, cây có thể trồng được quanh năm. Tuy nhiên để cây sinh trưởng khỏe mạnh, và tỷ lệ cây sống cao nên thích hợp trồng vào tháng 6-8 dương lịch.

3. Kỹ thuật chọn giống cây hoa thiên lý

– Giống như các loại cây trồng khác, để cây thiên lý ra được nhiều hoa, sinh trưởng phát triển khỏe mạnh thì khâu chuẩn bị giống cây là yếu tố rất quan trọng đối với kỹ thuật trồng hoa thiên lý.

– Nếu bà con mới trồng có thể đến các cửa hàng uy tín để chọn mua giống thiên lý. Bà con có thể chọn mua dây lươn hoặc dây thân làm giống:

+ Dây lươn: Cây sinh trưởng, phát triển tốt khỏe mạnh, thời gian sinh trưởng kéo dài 3-4 năm. Nhưng cây lâu ra hoa và ít hoa, kém năng suất.

+ Dây thân: Cây khỏe, ra hoa nhiều, năng suất cao hơn so với dây lươn, nhưng thời gian cây lưu gốc chỉ được 2-3 năm.

– Hiện nay, rất nhiều hộ gia đình sử dụng dây thân để làm cây giống, tuy thời gian sinh trưởng ngắn nhưng cây cho năng suất cao.

– Tiêu chuẩn chọn hom giống: Dùng những đoạn dây bánh tẻ (không già quá và cũng không non quá) làm hom, cắt mỗi hom dài khoảng 1m, khoanh tròn phần phía dưới, chừa lại khoảng 1-2 mắt phía trên. Có thể xử lý hom bằng cách phun kích thích sinh trưởng Atonik để kích thích nhanh ra rễ. Nếu trong vườn đã có sẵn giàn thiên lý thì ta có thể dùng những dây lươn mọc gần gốc, vùi đoạn sát gốc xuống đất, khoảng 15-20 ngày sau rễ mọc nhiều, ta có thể cắt tách rời khỏi cây mẹ đem trồng.

Tiêu chuẩn chọn giống hoa thiên lý

4. Chuẩn bị cọc làm giàn và làm giàn cho cây thiên lý

– Chuẩn bị cọc: Để có được giàn hoa thiên lý chắc chắn, không bị đỗ ngã khi gặp thời tiết bất lợi hoặc khi giàn bị nặng sẽ bị đỗ giàn. Chính vì vậy khi làm giàn cho cây hoa thiên lý bà con nên sử dụng cọc bê tông để làm giàn, bên trong giàn sử dụng sắt 3-4 cọc sắt 6 để làm giàn ngang cho cây leo.

Làm giàn cho cây hoa thiên lý

– Làm giàn: Dùng cọc đã bê tông và cọc sắt đã chuẩn bị để trôn xuống dưới đất sâu khoảng 20-30cm để giữ cọc chắc chắn không bị đỗ ngã. Tùy thuộc vào diện tích trồng cây mà bố trí giàn khác nhau để có thể dễ thu hoạch. Làm giàn cách giàn 1m, chiều rộng của giàn 5-7m, chiều cao từ 1,6-1,7m. Khoảng cách cọc từ 3,5 – 4m một cọc, chôn cọc hai dãy ở hai mép giàn, sau đó dùng dây kẽm căng đan xen ngang, dọc để làm giàn cho dây leo.

5. Kỹ thuật trồng hoa thiên lý

– Khi trồng giàn hoa thiên lý bà con cần chú ý đến quy trình cách trồng. Nếu trồng ở giữa giàn để dây lan ra bốn bên hoặc trồng hai bên mép giàn thì cần trồng theo kiểu so le nhau để cây bò đều ra khắp giàn, không bị bò lên nhau.

– Đào hố trồng: Đào hố với kích thước sâu x rỗng x dài: 40 x 50 x 100cm, khoảng cách mỗi hố 3-4m. Mỗi hố có thể trồng 2-3 hom.

– Mỗi hố trồng bà con lưu ý: trước khi trồng cần bón thêm phân bón lót cho cây. Tùy thuộc vào đất trồng mà có lượng bón phù hợp. Trộn đất đào lên trộn với phân chuồng ủ hoai mục kết hợp với nấm Trichoderma hoặc phân vi sinh để bón cho cây, sau đó lấp 2/3 hố lớp đất trộn.

– Sử dụng hom giống thiên lý đã chuẩn bị, cắm phần đã khoanh tròn xuống hố, sau đó lấp đất lên bề mặt đất trừ lại 2-3 mắt trên bề mặt đất, dùng tay nén chặt đất xung quanh gốc để giữ cây. Sau khi trồng xong bà con cần tưới nước cho cây ngay để tránh cây bị héo và cung cấp thêm độ ẩm giúp bộ rễ phát triển nhanh hơn.

6. Kỹ thuật chăm sóc cây thiên lý 6.1. Tưới nước cho cây

– Phải thường xuyên tưới đảm bảo đủ độ ẩm. Làm như vậy chỉ khoảng 7-10 ngày sau các mắt trên mặt đất của hom sẽ nảy mầm.

– Tưới nước định kỳ: Thiên lý không chịu được úng nhưng nếu bị khô hạn thì cây phát triển cằn cỗi và cho năng suất thấp. Thường xuyên tưới giữ ẩm cho gốc, buổi trưa nắng cần tưới phun lên khắp giàn để hạ nhiệt độ và làm giảm bốc thoát hơi nước qua lá.

6.2. Cắt tỉa chồi

– Cần phải bảo vệ các mầm này thật kỹ để khi cây bắt đầu leo lên giàn thì chọn những chồi tốt nhất để làm dây cái, những dây nhỏ không đạt yêu cầu thì cắt bỏ. Khi dây leo lên đến sát giàn thì bấm ngọn để cây cho cành cấp 1. Khi cành cấp 1 được khoảng 8-10 lá thì bấm ngọn tiếp để cho ra cành cấp 2, và khi cành cấp 2 được 8-10 lá thì bấm tiếp để cho ra cành cấp 3 và cứ tiếp tục cho đến khi dây leo kín giàn.

6.3. Bón phân

– Rễ thiên lý là loại rễ ăn cạn nên khi bón phân không cần xới xáo, chỉ cần rải phân và sau đó phủ lên một lớp mùn và phủ lá khô là được. Phân bón dùng cho thiên lý chủ yếu là phân chuồng hoai, bổ sung thêm NPK 20-20-15 hoặc 16-16-8. Bình quân 1 tháng bổ sung phân chuồng 1 lần khoảng 5-10 kg / gốc, đồng thời bón kết hợp khoảng 150 – 200g NPK trên 1 gốc.

6.4. Phòng trừ sâu bệnh cho cây thiên lý

– Ưu điểm của cây thiên lý là khả năng chống chịu bệnh tốt, ít bị sâu bệnh hại. Tuy nhiên khi trồng thiên lý, bà con cũng cần để ý một số loại sâu bệnh hại như: rệp, rầy mềm, nấm đen và bọ trĩ.

– Các loại sâu bệnh hại này sẽ phát triển rất nhanh vào mùa nắng nóng, đúng vào thời điểm hoa thiên lý nở rộ.

– Với rệp và rầy mềm, khi mới phát hiện, bà con có thể dùng chổi lông và tờ giấy bìa cứng để quét rệp vào rồi giấy rồi mang đi đốt, tránh để lây lan ra khắp giàn.

– Khi bắt đầu ra nụ hoa, rệp cũng có thể chui vào bên trong và tấn công. bà con kiểm tra bằng cách dùng tăm nhọn cho vào kẽ chùm nụ, nếu thấy rệp thì đẩy chúng ra.

– Nếu như dịch bệnh phát triển mạnh, cần dùng thuốc đặc trị theo khuyến cáo của đơn vị cung cấp thuốc bảo vệ thực vật để phun trên mặt, tránh để lây lan trên diện rộng, làm ảnh hưởng đến hoa ở thời điểm thu hoạch.

– Phải có thời gian cách ly từ 15 – 20 ngày mới được thu hoa, nếu không sẽ gây ngộ độc, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng.

– Ngoài ra, bà con cũng tiến hành cắt tỉa những cành, lá bị sâu bệnh, cành yếu, cành già giúp giàn thiên lý trở nên thông thoáng, quang hợp tốt, hạn chế mầm bệnh.

7. Cách để hoa Thiên lý nở rộ qua các năm

– Ngoài áp dụng đúng kỹ thuật trồng cây hoa Thiên lý nếu biết cách chăm sóc tốt hoa sẽ nở quanh năm. Do mùa Đông đến cây ngừng sinh trưởng nên cắt tỉa hết những nhánh phụ và để lại nhánh chính. Qua mùa Đông lạnh giá bước sang Xuân những nhánh chính sẽ lại đâm chồi mới và tiếp tục phát triển cho hoa vào năm sau

– Vào những tháng có ngày ngắn (từ tháng 10-12 al) để đảm bảo cho cây ra hoa đều và đạt năng suất ổn định, ngoài việc đảm bảo chế độ bón phân và tưới nước, người ta còn mắc thêm bóng đèn tròn rải rác phía trên giàn thiên lý để kích thích cho cây ra hoa. Thời gian thắp đèn khoảng 4-5 giờ một đêm, chia làm 2 lần: Buổi tối từ 19 giờ đến 22 giờ và 3 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau.

8. Thu hoạch hoa thiên lý

Thu hoạch khi chùm nụ hoa gần nở (khoảng 1 ngày trước khi nở hoa). Nếu thu hoạch buổi chiều thì khi đem về nhà nên rải ra và để trong bóng tối sẽ hạn chế hoa nở.

Thu hoạch hoa thiên lý

Trồng Ngọc Nữ Cho Ra Hoa Quanh Năm

Người ta thường khen người con gái đẹp như là “ngọc nữ”, có nghĩa là đẹp như tiên trên trời. Tiên thì tôi không biết có thật hay chỉ là tưởng tượng cũng như có đẹp lộng lẫy như thiên hạ đồn không nhưng tôi biết có một loài hoa cũng mang tên Ngọc Nữ, hoa đẹp ấn tượng không lẫn vào đâu được phần nào cũng đã khẳng định cái tên kia quả là để miêu tả cho những gì đẹp nhất.

Cây hoa ngọc nữ là một loài hoa cây cảnh đẹp. Ngọc nữ thuộc cây dây leo, thân mềm, lá màu xanh mướt, Hoa của cây thường mọc thành chùm từ 8 đến 20 bông. Hoa có màu trắng tinh khôi, nhụy hoa màu đỏ chồi lên đầu bông hoa, chính sự kết hợp hài hòa này làm cho hoa của cây có vẻ đẹp rất bắt mắt, nổi bật và đầy hoa mỹ.

Nếu bạn đang có ý định trồng loài hoa tiên cảnh này thì đừng bỏ qua kỹ thuật sau đây:

Đặc điểm chung của hoa ngọc nữ: cây ngọc nữ phát triển nhanh, ưa sáng hoàn toàn, cần được bảo vệ trước gió lớn, dễ bị bệnh trong khí hậu nóng, đất trồng ẩm ướt, quá nhiều dinh dưỡng và trồng quá sâu.

Ðất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thoáng khí, có thành phần đất sét, nhiều ánh mặt trời và những chố ấm. Nếu đất cát thì nên trộn thêm phân hữu cơ và đất sét vào.

Ươm hạt: Trong quá trình ươm bạn đảm bảo độ ẩm cho sự nảy mầm bằng cách tưới phun. Đặt chậu ươm nơi mát, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Tránh mất nước bạn có thể đặt 1 tờ giấy báo mỏng phủ lên phía trên khay, chậu ươm (tuy nhiên mùa hè thì bạn phải đảm bảo nhiệt độ không nóng quá và chậu ươm bị thiếu nước).

Khi bạn thấy rằng các cây con được cứng , thường là khoảng 1-2 tháng , bạn có thể chuyển chúng sang một chậu lớn hơn hoặc nếu bạn thích trồng ra vườn.

Tưới nước

Vào mùa khô nên tưới cho hoa vào mỗi sáng. Tránh tưới nước lên lá và hoa, có thể tạo điều kiện cho nấm có hại cho hoa phát triển.

Bón phân

Vào mùa xuân nên bón phân hữu cơ cho cây, phân phải chứa nitơ, phosphor và Kali để tạo bông. Vào khoảng tháng 7 không nên bón phân có nitơ. Tháng 9 nên bón phân có nhiều kali để tạo thân gỗ.

Cắt tỉa:

Đối với hoa ngọc nữ chỉ cần tỉa một số cành nhỏ cho bớt cớm. Hoa tàn nên cắt bỏ 1 đoạn tầm 2 -3 đốt lá. Những mầm ở những đốt này sẽ làm yếu cây và tạo những bông hoa nhỏ, nên tỉa bớt những mầm phụ để bông khỏi èo uột.

Trồng cây ngọc nữ nơi đất cao ráo, tránh úng ( nếu trồng chậu, bồn cần có thể tích lớn).

Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất

hoa ngoc nu

cách trồng hoa ngọc nữ ra hoa

cay hoa ngoc nu

cach trong cay ngoc nu

cách trồng hoa ngọc nữ

hoa ngọc nữ ra hoa mùa nào

cây hoa ngọc nữ trắng

cham soc hoa ngoc nu

trồng nấm ngọc nữ

cayhoangocnu

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Hoa Thiên Lý Ra Hoa Quanh Năm

Ở một số vùng hoa Thiên lý trở thành cây trồng chủ lực mang lại thu nhập chính cho các hộ dân. Là giống hoa lạ, thơm và giàu dinh dưỡng đã đem lại giá trị kinh tế cao gấp 3 – 5 lần một số cây rau màu khác.

Quy trình kỹ thuật trồng hoa Thiên lý ra hoa quanh năm

1. Chọn vùng trồng hoa thiên lý năng suất cao

– Hoa Thiên lý là cây không quá khắt khe về điều kiện ngoại cảnh. Tuy nhiên để cây ra hoa quanh năm cần chọn vùng trồng có điều kiện thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển tốt.

– Vùng trồng hoa Thiên lý có nhiệt độ từ 20 – 25 o C, có nhiều gió và ánh sáng. Hoa Thiên lý phù hợp với nhiều loại đất khác nhau, chỉ cần duy trị độ ẩm vừa phải để cây ra hoa liên tục.

– Hoa Thiên lý trồng được ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam nhưng miền Bắc do có mùa đông lạnh nên thường trồng vào mùa xuân, diện tích trồng không tập trung như vùng Trung và Nam.

Hoa Thiên lý

2. Kỹ thuật chọn giống vào trồng hoa Thiên lý

* Trồng hoa Thiên lý vào mùa nào? Hoa Thiên lý được trồng quanh năm nhưng để tỷ lệ sống và năng suất, chất lượng hoa tốt thì nên trồng từ tháng 6 – 8 dương lịch đối với vùng Trung và Nam. Đối với miền Bắc trồng vào tháng 2 – 4 dương lịch.

* Kỹ thuật lựa chọn giống hoa Thiên lý: Giống hoa Thiên lý nên mua ở các đơn vị cung ứng uy tín, có thể chọn mua dây lươn hoặc dây thân để làm hom trồng.

– Dây lượn: Chọn cây trồng khỏe mạnh, thời gian lưu gốc kéo dài từ 4 – 5 năm. Tuy nhiên ra hoa chậm.

– Dây thân: Cây khỏe ra hoa nhanh nhưng thời gian lưu gốc chỉ từ 2 – 3 năm.

Cây giống hoa Thiên lý

+ Nên chọn dây thân cái để cho ra nhiều hoa. Chọn dây thân bánh tẻ, ngả màu nâu, không quá non và cũng không quá già, đường kính từ 0,5 – 0,7 cm, chiều dài mỗi hom khoảng 50 – 60 cm đảm bảo có từ 4 – 5 mắt.

+ Khoanh tròn phía dưới, để lại 1 – 2 mắt phía trên. Chấm tro vào 2 đầu để vết cắt không bị chảy nhựa, mất nước. Để kích thích hom nảy mầm có thể phun các chế phẩm kích mầm có bán trên thị trường.

* Chuẩn bị cọc làm giàn cho hoa Thiên lý: Để giàn chắc chắn, không bị đổ, tuổi thọ dài, nên chuẩn bị cọc betong hoặc sắt có chiều dài 2 m.

Chuẩn bị giàn trồng hoa Thiên lý

– Dùng cọc đã chuẩn bị để chôn xuống đất khoảng 20 – 30 cm giúp cọc chắc chắn, không bị đổ. Khoảng cách giữa các cọc nên từ 3 – 3,5 m. Đóng cọc thành 2 dãy ở 2 mép giàn hoa Thiên lý, phía trên dùng dây kẽm căng đan xen với nhau thành giàn.

– Nếu đất rộng, nên chia thành nhiều giàn hoa thiên lý khác nhau, mỗi giàn cách nhau 1m, rộng từ 5 – 8 m, bố trí theo hướng đông tây.

* Kỹ thuật trồng hoa Thiên lý bằng hom

– Đào hố trồng vào giữa hoặc 2 mép giàn đã chuẩn bị. Nếu bố trí bên mép thì hố phải trồng so le để dây Thiên lý khi lên sẽ bò đều xung quanh giàn.

Mô hình trồng hoa Thiên lý đạt năng suất cao

– Kích thước hố trồng: sâu 40 cm, rộng và dài từ 0,5 – 1 m. Mỗi hố cách nhau từ 3 – 4 m, dùng để trồng 2 – 3 hom.

– Phần đất đào đánh tới xốp, trồn đều với phân bón lót là phân chuồng, phân vô cơ, phân vi sinh rồi cho xuống hố ngập 2/3 hố.

– Dùng hom dây thiên lý cắm phần đã khoanh tròn xuống hố, tiếp tục lấp đất lên mặt, nén chặt. Sau khi trồng, tưới nước đẫm để tăng độ ẩm giúp bộ rễ của cây thiên lý phát triển nhanh hơn.

3. Kỹ thuật chăm sóc hoa Thiên lý sau trồng 3.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ

– Sau khi trồng, duy trì tưới nước từ 7 – 10 ngày thì phần mắt để chừa lại bên trên sẽ bắt đầu đâm chồi non. Các chồi này cần được bảo vệ, tránh bị gãy, hỏng.

Kỹ thuật chăm sóc định kỳ cho cây hoa Thiên lý

– Khi cây bắt đầu ra dây nên chọn dây mập mạp, khỏe mạnh làm thân chính – dây cái, đồng thời cắt bỏ các dây nhỏ, không đạt yêu cầu.

– Dây Thiên lý bắt đầu leo lên đến giàn thì bấm ngọn để tạo tán cấp 1. Trên tán cấp 1 có từ 8 – 10 lá, tiếp tục bấm ngọn các cành để tạo thành tán cấp 2 và phát triển tán cấp 3 tương tự đến khi toàn bộ dây Thiên lý đã leo kín giàn.

– Trong suốt quá trình chăm sóc cần chủ đồng điều chỉnh nhánh cho dây Thiên lý tránh các dây cuốn vào nhau. Bên cạnh đó tỉa lá già, lá vàng, lá úa cho giàn thông thoáng tránh sâu bệnh hại.

– Từ năm thứ 2 cần tiến hành tỉa bớt cành nhỏ, cành yếu khi bắt đầu vào mùa đông và cắt tỉa các dây bị sâu bệnh hại.

3.2 Kỹ thuật bón phân cho hoa Thiên lý trĩu bông

– Khi cây bắt đầu leo đến giàn, tiến hành bón phân lần đầu tiên bằng cách pha loãng phân với nước theo tỉ lệ 1 : 20, đem tưới xung quanh gốc, cách gốc khoảng 60 cm tránh làm xót rễ.

Bón phân kết hợp chăm sóc định kỳ cho cây hoa Thiên lý

– Khi cây hoa Thiên lý bắt đầu ra hoa thì tiến hành bón bổ sung. Liều lượng tính cho 1 gốc/ tháng: 5 – 10 kg phân chuồng hoai mục + 30 gram phân ure+ 80 gram phân lân + 10 gram phân Kali. Khi bón không cần xới đất chỉ cần rải quanh gốc, cách gốc 30 – 50 cm. Sau khi rải phân thì phủ thêm một lớp mùn hoặc lá khô lên trên tránh phân bón bị bốc hơi khi trời nắng nóng.

3.3 Kỹ thuật tưới nước cho cây hoa Thiên lý

– Rễ cây hoa Thiên lý không ăn sâu nên không chịu được ngập úng. Nhưng cần tưới đủ nước nếu không cây sẽ bị khô hạn, cằn cỗi, ra hoa ít, năng suất thấp. Trung bình ngày tưới 2 lần, tưới vào sáng sớm và chiều mát.

Kỹ thuật tưới nước cho cây hoa Thiên lý

– Có thể lắp hệ thống tưới phun sương trên mặt lá vào những ngày thời tiết nắng nóng. Tưới trên mặt lá để giảm thoát hơi nước qua lá, hạn chế tối đa các tổn hại đến hoa.

3.4 Kỹ thuật kích thích cây Thiên lý ra hoa quanh năm

– Khi thời tiết trở lạnh cây Thiên lý sẽ ngừng ra hoa, để cây Thiên lý ra hoa quanh năm cần lưu ý một số kỹ thuật như sau:

+ Tiến hành tỉa bớt cành nhỏ, yếu, cành bị sâu bệnh, nhánh phụ, chỉ để lại nhánh chính trên giàn.

+ Kết hợp bón phân hữu cơ, phân vi sinh, tưới nước để kích thích bộ rễ cây phát triển.

+ Phun phân bón qua lá kích thích cây ra chồi mới, nhánh mới và ra hoa.

+ Vào mùa đông, những tháng ngắn ngày, như tháng 2 âm lịch, có thể mắc thêm bóng đèn rải đều trên giàn để sưởi ấm cho cây Thiên lý. Mỗi đêm duy trì thời gian thắp từ 4 – 5 tiếng, chia làm 2 khung giờ: từ 19 h đến 22 h và từ 3 h đến 5h sáng hôm sau.

4. Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây Thiên lý

– Cây thiên lý là khả năng chống chịu bệnh tốt, ít bị sâu bệnh hại. Tuy nhiên khi trồng Thiên lý, cũng cần để ý một số loại sâu bệnh hại như: rệp, rầy mềm, nấm đen và bọ trĩ.

– Các loại sâu bệnh hại này sẽ phát triển rất nhanh vào mùa nắng nóng, đúng vào thời điểm hoa thiên lý nở rộ.

– Với rệp và rầy mềm, khi mới phát hiện, có thể dùng chổi lông và tờ giấy bìa cứng để quét rệp vào rồi giấy rồi mang đi đốt, tránh để lây lan ra khắp giàn.

Giàn hoa Thiên lý

– Khi bắt đầu ra nụ hoa, rệp cũng có thể chui vào bên trong và tấn công. Cần thường xuyên kiểm tra bằng cách dùng tăm nhọn cho vào kẽ chùm nụ, nếu thấy rệp thì đẩy chúng ra.

– Nếu như dịch bệnh phát triển mạnh, cần dùng thuốc đặc trị theo khuyến cáo của đơn vị cung cấp thuốc bảo vệ thực vật để phun trên mặt, tránh để lây lan trên diện rộng, làm ảnh hưởng đến hoa ở thời điểm thu hoạch.

– Phải có thời gian cách ly từ 15 – 20 ngày mới được thu hoa, nếu không sẽ gây ngộ độc, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng.

– Tiến hành cắt tỉa những cành, lá bị sâu bệnh, cành yếu, cành già giúp giàn thiên lý trở nên thông thoáng, quang hợp tốt, hạn chế mầm bệnh.

5. Kỹ thuật thu hoạch hoa Thiên lý

– Nếu chăm sóc và tưới tiêu đúng quy trình, bón đủ liều lượng phân thì sẽ thu hoạch hoa thiên lý từ thời điểm tháng 5 đến tháng 10 trong năm. Sau tháng 10 thu hoạch, cần tiến hành thêm kỹ thuật kích thích ra bông thiên lý vào đàu mùa xuân thì sẽ thu hái được quanh năm. Hoa có mùi thơm nhẹ, mọc thành từng chùm từ những nách lá. Mỗi bông hoa có màu xanh lục hoặc màu vàng bắt mắt, có 5 cánh nở đều, đẹp.

– Thu hoạch hoa Thiên lý vào buổi chiều. Dùng kéo cắt nhẹ từng chùm. Sau khi cắt thì đem về rải rộng ra nhà, nên để trong bóng tối hạn chế hoa nở để tăng giá trị xuất bán ngày hôm sau.

Kỹ thuật thu hoạch hoa Thiên lý

Nguồn: Admin tổng hợp – NO

Trước hết, đối với nghề trồng bầu, bí, dưa chuột, vệ sinh đồng ruộng là phương pháp có ý nghĩa cơ bản bởi nó gồm nhiều biện pháp khác nhau, tạo điều kiện cho cây trồng…

Bọ dưa dây hại phổ biến ở cây dưa, họ bầu bí, và 1 số loại rau… Chúng tôi sẽ đưa ra 1 số biện pháp khắc phục bọ dưa như sau…

Alpha NAA (1-Naphthylacetic Acid hoocmon NAA) là một loại auxin có nhiều tác dụng trong nông nghiệp, ưu điểm đặc trưng nhất chính là khả năng kích thích ra rễ, kích thích

Là loại phân bón cao cấp vừa chưa đạm (12%) vừa chưa lân (61% là loại phân gần như có hàm lượng lân cao nhất), tổng lượng dinh dưỡng là 73%. MAP 12-61 (Siêu lân tan trong nước) vừa…

Làm từ màng nhựa PVC giúp cho mối buộc cành các ây dây leo nho, cà chua, hoa hồng vào giá đỡ vừa thẩm mỹ, vừa có khả năng co dãn khi cây lớn.

Cách Trồng Và Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Lan Hạc Vỹ Cho Ra Hoa Quanh Năm

Có lẽ trong số các loại lan ở Việt Nam thì lan hạc vỹ là loại lan có nhiều tên gọi nhất, có thể kể đến như lan hoàng thảo thiên cung, lan hạc vỹ thiên cung, lan đại ý thảo,… Đây là loại lan được ưa chuộng trồng vì hình dáng thân độc đáo mềm mại và sắc hoa ấn tượng khó loại lan nào sánh được.

1. Giới thiệu về hoa lan hạc vỹ

Lan hạc vỹ có tên khoa học là Dendrobium aphyllum. Loại lan này sống phụ sinh với chiều dài thân có thể lên đến 1 mét trong tự nhiên. Thân có hình trụ dày đường kính vào khoảng 1cm buông thong xuống. Lá của cây có hình mác nhọn mỗi lá dài 8cm và có màu xanh đậm.

Lan hạc vỹ thuộc nhóm cây ưa sáng và thích hợp với những nơi khô ráo thoáng mát. Bằng chứng là ở trong tự nhiên chúng thường mọc ở các cành cây cao trong rừng những nơi cao và thoáng. Về thời kì phát triển mạnh mẽ nhất của loại cây này thường vào khoảng mùa xuân hè. Cuối thu và đông chúng rơi vào giai đoạn nghỉ ngơi nên cây không cần tưới nước giai đoạn này. Hoa lan hạc vỹ đa dạng về chủng loại từ hạc vỹ thiên cung, hoa lan hạc vỹ tím, hạc vỹ hồng, lan hạc vỹ trắng.

2. Cách trồng lan hạc vỹ 2.1 Cách chọn giống cây trồng:

Một điều lưu ý khá quan trọng cho những người chơi loại lan này chính là khi chọn trồng mới thì nên chọn những loại lan ở giai đoạn chưa phát triển mầm mới. Nếu cây mang về trồng đã phát triển mầm mới thì không có khả năng thích nghi với điều kiện môi trường mới tại nhà gây chột lan và lan sẽ không mập hoa sẽ không đẹp. Thời điểm phù hợp nhất cho việc mua lan về trồng là thời điểm cuối thu dầu đông. Lúc này cây rụng lá đi và vào mùa nghỉ nên khi bạn ghép vào giá thể sẽ không cần chăm sóc nhiều chỉ khi nào vào mùa xuân cây sẽ bắt đầu ra mầm mới và nảy nụ hoa. Về màu sắc bạn nên chọn lựa những cây có phần thân màu xám bạc lá vàng và bắt đầu rụng lá là hợp lý nhất. Khi chọn nên chọn những cây lan khô ráo không bị ướt hay ẩm sẽ tiềm ẩn nhiều nấm bệnh.

2.2 Giá thể trồng lan hạc vỹ:

Với hình dáng trưởng thành thân dài bung tỏa nên giá thể thích hợp nhất với lan hạc vỹ là loại gỗ lũa đã được bóc vỏ hoàn toàn. Loại giá thể này sẽ đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu về nước và độ thoáng cho rễ lan. Hiện nay giá thể được chọn nhiều nhất là gốc nhãn hoặc gốc gỗ lũa sẽ cho một giò lan hạc vỹ đẹp. Trước khi ghép vào giá thể bạn cần cắt và loại loại bỏ hết rễ dập rễ già chỉ để lại rễ 2-3cm và ngâm trong thuốc physan trong khoảng 20 phút để diệt trừ mọi nấm bệnh. Vớt ra treo ngược trong khoảng từ 3-5 ngày.

3. Kỹ thuật chăm sóc cây lan hạc vỹ

– Nước: Bạn chờ khoảng 1 tuần sau khi ghép xong rồi hãy bắt đầu tưới nước bằng dạng phun sương để giữ ẩm cho cây. Lưu ý không nên tưới quá nhiều khiến cây bị úng nước và thối rễ. Trong khoảng mùa đông và đầu xuân, hãy cắt nước hoàn toàn của cây cho đến khi cây ra nụ lại và mọc mầm cây mới thì mới bắt đầu tưới lại.

– Ánh sáng: Sắp xếp cây ở nơi có 80% ánh sáng tự nhiên là tốt nhất cho cây.

– Độ ẩm: Môi trường thích hợp nhất đối với loại lan này đó chính là thoáng gió và độ ẩm khoảng 60% là hợp lý.

– Bón phân: Sau khi thấy cây ra rễ mới, tiến hành bón phân NPK 30-10-10 cho cây với liều lượng pha 1g với 4l nước và phun đều lên thân cây. Chu kì bón phân rơi vào khoảng 1 tháng 1 lần. Bắt đầu từ tháng 10 hằng năm trở đi thì không bón phân cho cây nữa để cây tự nuôi.

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/cach-trong-va-ky-thuat-cham-soc-cay-lan-hac-vy-cho-ra…

Theo Việt Quất (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Chăm Sóc Cây Hoa Giấy Cho Ra Hoa Quanh Năm

Cây Hoa giấy có tên khoa học là Bougainvillea là một chị thực vật có hoa là loại dây leo dạng có gai, mọc cao tới 1-12m. Hoa thật sự của chúng nhỏ và nói chung có màu trắng, nhưng mỗi cụm 3 hoa được bao quanh bằng 3 hay 6 lá bắc với màu rực rỡ Chăm sóc cây hoa giấy cho ra hoa quanh năm

Hoa giấy có tên khác: Mai tam giác, cây bông giấy

Màu sắc: đỏ, cam, vàng, trắng…

Cây hoa giấy là loại cây thuộc họ cây báo xuân.

Đường kính hoa: 3 – 6cm

Chiều cao thân: trên 500cm

Nguồn gốc cây hoa giấy: Miền Trung Nam Mỹ

Cây hoa giấy là loại cây leo tốt dùng để trang trí cho cổng vào nhà, trang trí cho các sân vườn, hàng rào. Mặt khác cây còn được dùng để làm bóng mát rất tốt cho không gian nhà bạn.

Hoa giấy trong tình yêu đó là thể hiện tình yêu mộc mạc, chân thành và sâu sắc.

Còn trong phong thủy cây hoa giấy cây cho bóng mát đẹp, tán rộng hoa rực rỡ có ý nghĩa xua đuổi, ngăn chặn khí hung vào nhà. Mang lại may mắn cho gia chủ.

– Cây hoa giấy là cây thân bụi song thân vươn dài, chịu được đất khô khan cằn cỗi, chịu nóng tốt, không ưa lạnh.

– Cây hoa giấy nếu trồng ra đất thì vươn rất cao và lá xanh tốt, sau khi thân cành già mới cho hoa ở ngọn cành. Cây càng tốt càng khó ra hoa, nếu trồng cho leo trùm nóc cổng hay dàn hiên thì nên trồng vào bồn xây, lúc đầu cho cây tốt. khi gần kín thì làm cho đất cằn khô và cho điều kiện sống khắc khổ. Cây hoa giấy còn có thể trồng vào chậu và tạo dáng, tạo thế được.

Trước tiên, thời vụ giâm tốt nhất là đầu mùa thu (thời tiết mát, ít mưa) và hai tháng đầu mùa xuân (thời tiết ấm áp, cành giâm ra rễ nhanh, chồi mầm phát triển mạnh). Có thể giâm cành hoa giấy trực tiếp ngoài đất liền hoặc trong chậu cảnh, song yêu cầu đất phải lên luống cao, chậu phải có lỗ thoát nước.

Đất giâm đảm bảo đủ các thành phần theo tỷ lệ: 3 phần đất màu, 1 phần cát, 1 phần trấu và phân chuồng hoai mục, tất cả trộn đều, đảm bảo lớp đất tổng hợp này dày 20 – 30 cm. Cành giâm, chọn cành bánh tẻ (cành đã ra được 1- 2 năm), những cành này trong thân nhiều chất dinh dưỡng, sức sống khỏe, chóng ra rễ, mầm nảy ra mập, phát triển nhanh, tỷ lệ nảy mầm và sống cao hơn cành già.

Mỗi đoạn giâm cắt dài 20 cm, đảm bảo có ít nhất từ 2 mắt trở lên. Đầu phía gốc cành cắt hơi vát, phía ngọn cắt bằng, vết cắt gọn không bị dập, xước vỏ. Cắt xong bôi vôi vào mặt cắt phía gốc để chống nhiễm khuẩn, còn đầu ngọn buộc kín nilon để chống thoát nước. Khi giâm vào chậu đặt cành giâm chính giữa, nghiêng với góc 15 độ, sâu 10 cm. Giâm ngoài đất, cách đặt như trong chậu với khoảng cách cành nọ cách cành kia là 20cm.

Chọn đất tốt thông thoáng sẽ làm cho cây hoa giấy phát triển nhanh leo khỏe

Chồi nẩy, ngừng chăm sóc, để cho bầu đất trong chậu khô lại. – Khi chồi mọc ra ở các cành, tán bắt đầu chùn lại. – Sau đó, tưới nước và có thể bón bổ sung NPK 10 – 10 – 30 để cây có hoa đẹp, lâu tàn. – Sau đợt hoa vừa rồi tàn, tiến hành cắt tỉa, tạo tán. – Bón phân NPK 20 – 20 – 20 kết hợp với phân chuồng hoai để cây hồi sức. – Bỏ khô vài ngày để cho lá héo rũ, rồi tưới nước trở lại (nhưng lượng nước tưới lúc này rất ít vì chủ yếu là giữ ẩm cho cây). – Sau đó, 1 đến 2 tuần cây sẽ nẩy chồi và tiếp tục lại ra hoa

Sau thời gian trồng và thời điểm cây hoa giấy cho nhiều hoa nhất là vào cuối tháng giêng âm lịch, sau khi đợt hoa giấy đầu tiên tàn tôi tiến hành cắt tỉa, sửa lại tán cành cho đẹp rồi trồng lại bằng đất, phân mới. Chăm sóc cho cây sống ổn định rồi vặt bỏ toàn bộ lá cũ. Khi chồi mới bắt đầu nảy, dừng chăm sóc, để cho bầu đất khô, chồi ở tất cả các tán cành mọc ra bị chùn lại, tức nảy hoa đồng loạt. Khi hoa đã nở đều trên tất cả các tán cành, tôi tiến hành tưới nước thường xuyên cho hoa tươi lâu, giữ mầu bền đẹp.

Vào cuối tháng giêng sau khi đợt hoa giấy đầu tiên tàn ,dùng kéo cắt tỉa ,sửa lại cành nhánh ,rồi đánh ra khỏi chậu ,rũ 2/3 đất ,cắt bỏ những rễ già khô ,cho đất mới vào trộn với phân chuồng và NPK với tỷ lệ : 10phần đất – 3 phần phân chuồng – 1 phần NPK. Sau khi trồng xong, tưới đẫm nước, chăm sóc cây ổn định, sang tháng ba cây ra hoa rực rỡ.

Mọi thắc mắc về cây hoa giấy vui lòng liên hệ 0987.920.090 để được tư vấn tốt nhất

Giới thiệu một số loại hoa giấy có tại vườn

Nhà vườn chuyên cung cấp cây giống hoa giấy nhiều màu sắc, hỗ trợ trồng và chắm sóc tốt nhất cho khách hàng, mọi thông tin liên hệ 0987.920.090

Một số hình ảnh về cây hoa giấy tuyệt đẹp

Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Cây So Đũa Cho Hoa Ra Quanh Năm trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!