Xu Hướng 9/2023 # Kỹ Thuật Trồng Cây Đu Đủ # Top 10 Xem Nhiều | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Kỹ Thuật Trồng Cây Đu Đủ # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Trồng Cây Đu Đủ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Quả đu đủ chứa nhiều vitamin, đường, giàu chất xơ nên có tác dụng làm giảm mỡ máu, giảm thiểu mắc các bệnh của hệ miễn dịch như: cảm, cúm, ngăn ngừa bệnh ung thư ruột kết. Nhựa của quả đu đủ xanh, cung cấp lượng enzyme papain có tác dụng lớn trong sản xuất phân bón từ xác động vật.

Đu đủ là loại cây ăn quả, thân mềm, bán mộc, thân già có màu xám xanh, nâu xám hay nâu đỏ. Lá đu đủ là lá đơn, mọc thành chùm ở ngọn thân và xoắn theo trôn ốc. Lá lớn có cuống dài, phiến rộng 30-60 cm, mỏng, mềm. Thời gian sinh trưởng của đu đủ 8 – 9 tháng, năng suất trung bình 70 – 120 kg/cây/năm. Giá bán quả đu đủ trên thị trường từ 9 – 13 nghìn đồng/kg, mang lại lợi ích kinh tế cao hơn trồng rau màu.

Giúp bà con có thêm kiến thức trồng loại cây đem lại thu nhập cao, Công ty CP Đầu Tư Tuấn Tú xin giới thiệu Kỹ thuật trồng cây đu đủ năng suất cao.

1. Thời vụ trồng cây.

Về thời vụ thì tùy theo thị hiếu người tiêu dùng, khả năng thị trường mà bố trí trồng cho phù hợp. Chỉ 4-6 tháng sau khi gieo hạt là cây ra hoa, kết trái; 3-4 tháng nữa là cho thu hoạch và cho thu hoạch liên tục hầu như quanh năm.

Đu đủ có thể trồng được nhiều thời vụ: Trồng tháng 9-10 để thu quả từ tháng 5, thu rộ nhất tháng 7-8-9. Trồng tháng 3-4 để thu quả từ tháng 10-11, đặc biệt là để bán Tết được giá cao.

2. Chuẩn bị đất trồng.

Đu đủ là loại cây ăn trái nhiệt đới, được trồng phổ biến rộng rãi nhiều nơi. Trồng xen cây lâu năm hoặc trồng thành vườn chuyên,… Đu đủ cho năng suất rất cao, làm tăng thu nhập kinh tế gia đình của người trồng đu đủ.

Cây đu đủ giống

Đu đủ thích hợp với những loại đất ít phèn, mặn, pH từ 5,5 – 6,5, tơi xốp, dễ thoát nước. Chính vì vậy, cây đu đủ trồng ở đất gò cao, nếu trồng ở vùng đồng bằng, đất bằng phẳng thì đất phải cày thật sâu, phải đập nhỏ vừa, lên luống cao 40 – 50 cm so với mặt rãnh, khoảng cách giữa các luống từ 2 – 2,5 m, mặt luống rộng 1,6 – 2 m (ở ruộng thấp dễ bị úng thì luống càng phải cao lên). Đất ở ruộng trồng luân canh đu đủ phải nhặt hết rễ đu đủ, phơi ải 1 – 2 tháng.

Máy xới đất 3A được thiết kế với bộ bánh răng xới đất có đường kính rộng và dài giúp cho việc xới đất nhanh và sâu tới 70 – 90 mm. Đặc biệt, máy được thiết kế chạy bằng pin nạp điện nên khá thuận tiện cho bà con di chuyển đến những vùng đất xa nơi không có điện.

3. Ươm giống và cách trồng.

Chọn hạt giống: Từ quả thon dài, phát triển tốt trên cây mẹ khỏe, sạch sâu bệnh, quả phải đủ độ già trên cây, chỉ lấy những hạt ở giữa quả và chìm trong nước. Xử lý hạt giống: Chà tróc vỏ lụa bên ngoài hạt, đem phơi trong mát và cất giữ nơi khô ráo. Trước khi gieo nên ngâm hạt trong nước nóng 50 – 55 độ C (3 sôi : 2 lạnh) khoảng 10 phút. Sau đó tiếp tục ngâm trong nước lã khoảng 2 giờ.Ươm cây con: Bà con gieo hạt giống vào bầu đất, sau 2 – 4 tuần, cây có 4 – 5 lá thật, cao 10 – 15cm có thể đưa ra ruộng trồng. Cách trồng: Bà con trồng cây với mật độ: Cây cách cây = 1,5m.Lưu ý: Trồng cây thẳng hàng dọc và thẳng hàng ngang để sau này dễ chằng chống đổ.

Hướng trồng: Đông – Tây. Mục đích để cây đu đủ tận dụng được ánh sáng mặt trời, tăng khả năng quang hợp, tăng năng suất, chất lượng quả và hạn chế đổ gẫy cây (trên các chân ruộng bậc thang miền núi hướng trồng đu đủ cần theo hướng đường đồng mức).

Nén chặt gốc và tưới đủ ẩm cho cây. Trồng xong dùng que cắm để nâng ngọn cây cho ngóc lên, sao cho thân gốc đu đủ luôn nghiêng một góc 45 độ so với mặt luống từ khi trồng cho đến suốt quá trình sinh trưởng của cây.

4. Cách chăm sóc.

– Tưới nước: Cung cấp đầy đủ nước cho cây vào mùa nắng và thoát nước tốt cho cây vào mùa mưa hoặc khi bị úng, lũ.

– Làm cỏ: Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng và là nơi trú ẩn của sâu bệnh. Cần làm thường xuyên quanh gốc.

– Phủ gốc: Dùng rơm hoặc cỏ khô tủ quanh gốc vào mùa nắng để giữ độ ẩm và giữ nhiệt độ thích hợp cho cây.

– Lượng phân bón cho 1 gốc cây:

Loại phân

Bón lót (kg)

Bón thúc (g)

Bà con chú ý: Hòa tan phân bằng nước lã, tưới cách xa gốc 20 – 30cm. Để đu đủ tăng trưởng nhanh, có thể phun thêm phân bón lá 3 – 4 tuần/lần.

1. Tình hình sâu bệnh hại.

Phát triển nhiều trong mùa nắng, gây hại ở ngọn thân, lá, trái, bông,… chích hút nhựa cây làm trái kém phát triển

Ban đầu phiến lá có nhiều vết xanh, vàng lẫn lộn. Nếu bệnh nặng lá biến dần sang mầu vàng, nhỏ lại, biến dạng.

– Chọn cây giống khỏe

– Theo dõi, phát hiện và chặt bỏ sớm những cây đã bị bệnh đem tiêu hủy.

– Hạn chế bón nhiều phân đạm, bón thêm kali và vôi.

– Không nên trồng xen các loại rau cải, bầu bí, mướp trong vườn đu đủ. Hạn chế việc làm cho cây bị sây sát tạo vết thương cơ giới cho siêu vi trùng xâm nhập.

Dùng các loại thuốc sau đây để tiêu diệt côn trùng môi giới truyền bệnh như: Admire 050 EC, Vibamec 1.8EC, Confidor 100SL, …(sử dụng theo khuyến cáo trên nhãn thuốc), Dầu khoáng SK Enspray 99, Actara 25WG, Trebon 10EC (Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

Thoát nuớc tốt, không phủ rơm, xác bã thực vật sát gốc.

– Thu gom và tiêu huỷ những cây bị nặng tránh nguồn nấm phát triển

– Sử dụng thuốc: Ridomil 68WP(Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất)

Đu đủ sau trồng 7 tháng đã có thể thu quả làm rau xanh, 9 tháng cho thu quả chín ăn tươi. Nếu thu quả để ăn tươi, nên thu khi trên quả xuất hiện các vết đốm hoặc sọc vàng nhạt sẽ chất lượng sẽ ngon nhất.

Bí quyết để đu đủ ra quả nhiều, năng suất cao:

Khi gieo hạt, chọn những hạt to, nặng và chìm khi thả trong nước để có cây con tốt, sau đó đưa cây con ra bầu để dưỡng thêm một thời gian, đem trồng mỗi mô 2 bầu. Sau khi trồng 2,5 – 3 tháng (tùy theo mùa) thì cây ra hoa. Bóc những hoa đầu tiên ra xem. Nếu thấy hoa có bầu noãn được bao bọc bởi các túi phấn hoa đực màu vàng thì đó là cây lưỡng tính, nên chọn trồng những cây này. Bởi cây lưỡng tính rất dễ đậu trái, năng suất cao, trái lại dài.

Khi đã chọn được cây như ý muốn thì cần chú ý khâu bón phân. Do cây đu đủ đời sống ngắn, sản lượng cao, ra hoa, trái quanh năm vì vậy đòi hỏi về phân rất lớn.

Đu đủ chín quanh năm nên phân bón chia làm nhiều đợt bón, khoảng 3 – 4 lần/năm. Có thể sử dụng dạng phân đơn hoặc phân hỗn hợp khác nhưng cần phải cân đối hàm lượng đạm, lân, kali. Bón đủ kali sẽ làm tăng chất lượng, đu đủ ngọt, giòn. Rễ đu đủ ăn nông, rất sợ bị chạm rễ, khi bón phân tốt nhất là rắc phân lên mặt đất, sau đó phủ rác, đất vụn lên trên (bùn phơi khô càng tốt).

Cây đu đủ thu hoạch quả trong thời gian từ 1,5 – 2 năm thì bắt đầu già cỗi. Ở giai đoạn này, cây cho ra hoa ít, quả nhỏ và không được nhiều. Bà con nên cắt thân cây đu đủ và chăm sóc. Để vụ sau vườn đu đủ cho sai quả.

Chú ý: Thu quả lúc trời nắng ráo, vì vỏ quả khi chín thường mềm dễ bị xây xát. Bảo quản ở nhiệt độ 8 – 12 0 C.

Quả đu đủ có nhiều tác dụng làm đẹp và cải thiện sức khỏe

Một số mô hình xen canh với cây đu đủ hiệu quả:

– Mô hình trồng tiêu xen đu đủ ruột vàng đã được Công ty TNHH East West seed thử nghiệm năm 2014, thu được kết quả khả quan. Đang được nhân rộng ở các tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương,…

– Mô hình xen canh cây đu đủ trồng xen với cây cao su cũng cho thu nhập khá cao (thị xã Phước Long, tỉnh Bình Dương).

Kỹ Thuật Trồng Đu Đủ

Kỹ thuật trồng đu đủ

Đu đủ chín là loại quả bổ dưỡng, nó chứa tới 0,6% chất đạm, 0,1% chất béo, 8,3-8,5% chất đường, 20-60% vitamine B, C. Đặc biệt chứa tới 2.000-3.500 đơn vị vitamine A, cao gấp 10 lần chuối, dứa, gấp 5 lần quả bơ, ổi và gần gấp đôi xoài. Trong quả đu đủ có rất nhiều men Papain, loại men này làm mềm xương thịt.

1. Khí hậu:

Cây đu đủ phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ấm và ẩm, lượng mưa 100mm/tháng, không bị che bóng mát. Đu đủ rất nhạy cảm với nhiệt độ và ẩm độ, khi nhiệt độ cao 30-350C hoặc ẩm độ cao, lượng mưa nhiều 250-300mm/tháng, cây sẽ sinh trưởng kém, ít đậu trái. Nhiệt độ dưới 0oC làm cây chết, hư hại nặng nề. Nếu khi trái chín mà khí trời lạnh, không đủ nóng thì trái sẽ không ngọt. Đu đủ cũng cần nhiều mưa và mưa phân phối đồng đều. Nếu không mưa thì cần tưới nước, đu đủ mới cho nhiều trái. Thiếu nước mùa nắng, hoa sẽ ít đậu trái và trái non sẽ rụng nhiều. Tuy nhiên, nếu quá nhiều nước thì rễ, lá bị hư hại nhiều, cây phát triển chậm, yếu. Cây đu đủ không chịu đựng được gió to.

2. Đất đai:

Đu đủ dễ tính có thể trồng trên đất có độ chua thích hợp pH từ 5,5-6,5. Đất trồng đu đủ phải giàu chất hữu cơ, tơi xốp, đất không hoặc ít phèn, thuận tiện cho việc tưới nước và thoát nước tốt khi có mưa lớn. Vùng đồng bằng phải lên líp thật cao và đường mương thoát nước phải sâu để dễ thoát nước. Chuẩn bị đất: Đất trước khi trồng nên đánh luống rộng 2-2,5m. Giữa các luống có rãnh sâu 30cm để thoát nước.

3. Thời vụ:

Đu đủ có khả năng trổ hoa và đậu trái quanh năm, tuy nhiên để hạn chế sâu bệnh có thể bố trí trồng Đu đủ vào đầu mùa mưa (Tháng 4-5). Những vùng chủ động tưới tiêu trồng vào cuối mùa mưa (Tháng 10-11

4. Giống:

Đu đủ có nhiều loại giống khác nhau nhưng phổ biến nhất là các giống sau:

– Giống Hong Kong da bông: Cho năng suất cao, trọng lượng trái trung bình từ 2,5-3kg, vỏ dày, chống chịu khá với nhện đỏ và các bệnh do Virus. Thịt trái có màu vàng, hàm lượng đường từ 9-10%.

– Giống Đài Loan tím: Năng suất rất cao, trái nhiều, trọng lượng trái từ 1,2-1,5 kg. Thịt trái có màu đỏ tím, chắc thịt. Hàm lượng đường từ 10-11%. Cây dễ bị nhện đỏ và các bệnh do Virus, nhưng vẫn có khả năng cho trái tốt trong những năm đầu.

– Giống EKSOTIKA: Cho phẩm chất ngon, thịt trái màu đỏ tía, chắc thịt, tươi đẹp, hàm lượng đường 13-14%, trọng lượng trái 0,5-1kg.

– Giống Sola: Có đặc điểm gần giống như EKSOTIKA nhưng thịt trái chắc hơn, thơm ngon hơn, hàm lượng đường 15-17%, trọng lượng trái  300-500g

– Giống Hồng Phi 786: Cây phát triển rất khỏe, cây có trái sớm, cây có trái đầu tiên lúc cây cao khoảng 80cm. Tỷ lệ đậu trái cao, một mùa 1 cây có thể đậu 30 trái trở lên, sản lượng rất cao. Trái lớn, trọng lượng trái từ 1,5-2Kg (có thể đạt 3kg/trái). Cây cái ra trái hình bầu dục, cây lưỡng tính cho trái dài. Da nhẵn bóng, thịt dày màu đỏ tươi, hàm lượng đường 13-14%, dễ vận chuyển

5. Chọn giống:

Tháp hay giâm cành đu đủ đều trồng được cả, nhưng trồng bằng hột thì dễ dàng và tiện lợi hơn vì trái đu đủ nhiều hột, mà hột lại tồn trữ dễ dàng. Hột vẫn còn nẩy mầm sau ba năm nếu đựơc tồn trữ nơi khô ráo và mát mẻ. Gieo hột càng tươi càng tốt.

– Chọn hạt: Từ trái thon dài, phát triển tốt trên cây mẹ khỏe, sạch sâu bệnh, trái phải đủ độ già trên cây, chỉ lấy những hạt đen ở giữa trái thả vào nước, vớt những hạt nổi bỏ đi, chỉ dùng những hạt chìm làm giống.

– Xử lý hạt: Vớt những hạt nổi bỏ đi, những hạt chìm làm giống có thể ngâm xâm xấp nước 1-2 ngày đêm trong chậu men, sau đó đãi sạch chất keo, chất nhớt bám vào hạt, chà tróc vỏ lụa bên ngoài hạt, đem phơi trong mát và cất giữ nơi khô ráo. Trước khi gieo cần xử lý hạt, dùng dung dịch Tốp-xin 1% để khử mầm bệnh, tiếp theo ngâm hạt trong Cacbonat natri 1% (NaHCO3) từ 4-5 tiếng đồng hồ, sau đó dùng nước rửa sạch là có thể đem gieo. Để hạt trong nhiệt độ 32-35oC để thúc mầm, khi hạt đã nứt nanh mới đem gieo để cây mọc đều và nhanh.

6. Ươm cây con:

– Gieo hạt trên các luống: Đất trên luống cần được làm kỹ, trộn đều 5-10kg phân hữu cơ hoai mục, 0,15-0,2kg Supe lân, 0,3-0,5kg vôi cho 1m2 đất luống. Hạt được gieo theo lỗ, mỗi lỗ 2-3 hạt, mỗi lỗ cách nhau 5-10cm, gieo hạt ở độ sâu 0,6-1cm, sau đó lấp đất và cần tủ một lớp rơm rạ, thường xuyên tưới hàng ngày cho đủ ẩm, khi cây con đã mọc tưới ít dần, cây có 2-4 lá thì 2 ngày tưới 1 lần. Khi cây cao khoảng 4-6cm (có 4-5 lá) là có thể bứng cấy vào bầu. Chọn những cây khỏe mạnh, kích thước trung bình, rễ chùm nhiều, nhặt mắt, gốc to, ngọn nhỏ để cấy vào bầu. Xếp các bầu cây vào khay, điều chỉnh giàn che để cây con có đủ ánh sáng cây sinh trưởng mới tốt, cây mọc thẳng và cứng cáp. Nên ươm cấy qua bầu để đạt được tỉ lệ sống cao.– Gieo hạt trong bầu: Dùng túi nilon kích thước 12x7cm (có đục lỗ thoát nước), lấy đất phù sa hay thịt nhẹ, làm đất nhỏ kỹ, trộn phân chuồng hoai mục với tỷ lệ 2 đất 1 phân cho vào đầy túi. Mỗi bầu túi có thể gieo hai ba hột để trừ hao khi hột ít nảy mầm, sâu bệnh phá hại hay để tỉa bớt cây đực, ấn nhẹ hạt vào trong bầu và phủ ít đất mịn lên trên. Gieo hạt xong cần tưới ẩm, thường xuyên tưới nhẹ mỗi ngày 1 lần, giữ ẩm cho đất ở mức 65-70%. Cần chú ý: sau khi hạt nảy mầm thành cây thì tưới thưa hơn vì lúc này cây chưa cần đến nước nhiều, tưới nhiều đất quá ẩm cây con dễ bị nhiễm bệnh.

7. Kỹ thuật trồng:

– Hố trồng có kích thước chiều dài, chiều rộng và chiều sâu là 60x60x30cm. khoảng cách trồng: hàng cách hàng từ 2-2,5m, cây cách cây là 2m (khoảng 2.000-2.100 cây/ha). Sau khi đào hố, tiến hành bón lót. Mỗi hố bón 10-15kg phân chuồng, 0,5kg lân, 0,2kg kali, 0,5kg vôi bột. Trộn đều tất cả phân với đất mặt rồi lấp đầy hố trồng.– Khi đu đủ trong bầu cao 15-20cm thì đem ra trồng, chỉ lấy những cây có thân hình tháp bút, lóng ngắn sít nhau, có lá màu xanh đậm, xẻ 4 thùy, biểu hiện của cây cái.

Đặt bầu cây giữa hố, dùng dao sắc rạch nhẹ gỡ bỏ bầu nilon (không làm vỡ bầu), vun đất quanh bầu, nén chặt gốc và tưới đủ ẩm cho cây. Dùng rơm rạ hay bèo phủ giữ ẩm cho đất. Khi cây bén rễ sinh trưởng tốt, cắm cọc ghì cây để giữ cây khỏi đổ ngã khi có mưa gió bão, khi cây lớn nới dần dây buộc ra.

– Khi cây cao 40-50cm (2,5-3 tháng tuổi) phải vun gốc bón thúc bằng phân tổng hợp NPK hay DAP, hay bón 100g urê + 300g super lân + 50g kali quanh gốc sau đó tưới nước cho phân tan để cây hút được chất dinh dưỡng. Khoảng 5-6 tháng sau khi đặt vào hố, cây đu đủ bắt đầu trổ hoa. Chỉ nên giữ lại các cây cái hay cây lưỡng tính mọc mạnh, tỉa bỏ các cây khác. Khi cây đã ra hoa, trái nên bón phân thêm một lần nữa, liều lượng phân bón như đã nêu trên. Khoảng 9-10 tháng sau khi trồng là đu đủ có trái và cây ra trái suốt năm. Đều quan trọng là gốc đu đủ phải luôn sạch cỏ, được tủ gốc để giữ ẩm thì đu đủ mới sai và to trái, vỏ căng, mã đẹp .

8. chăm sóc:

Chặt bỏ và tiêu hủy những cây bị bệnh để tránh lây lan cho các cây khác. Đu đủ có bộ rễ ăn nông, cây dễ đổ ngã do gió, bão và khả năng chiụ úng ngập rất kém, vì vậy cần chú ý làm cỏ, vun gốc cho cây, chống đổ trong mùa mưa gió và khơi rãnh thoát nước trong mùa mưa, bão. Những nơi mùa khô kéo dài, thiếu nước cần có biện pháp tưới nước và giữ ẩm cho cây. Tốt nhất là tủ gốc bằng rơm rạ, cỏ khô để giữ ẩm. Những nơi lạnh cần bao quả. Để đạt năng suất cao cần thụ phấn bổ khuyết cho hoa. Khi cây mang quả nặng cần cắm cọc chống gió bão cho đu đủ, cắt bỏ lá già gần gốc, khơi rãnh thoát nước chống úng cho cây; làm sạch cỏ dại, xới xáo cho đất thông thoáng. Mùa khô cần ủ rơm rạ quanh gốc giữ ẩm cho cây. Năm sau, cây đu đủ thường phát triển kém đi, chọn để lại những cây khoẻ, loại bỏ cây yếu kém và trồng thế bằng cây con mới. Chế độ chăm sóc năm sau không khác gì năm đầu.

Thường cứ 30 – 45 ngày làm cỏ, tỉa hoa, tỉa quả, cành lá một lần. Nên dùng đất thịt mới ở ruộng cầy ải, đất bùn ao phơi khô xếp vào xung quanh gốc, hoặc đất phù sa thật tốt. Khi cây ra quả và hoa nhiều, cần thường xuyên tỉa bớt quả èo, hoa xấu, bỏ bớt những chùm quả quá dầy. Cây đu đủ nào cao trên 3m ở những nơi thoáng gió cần tỉa đốn ngọn (có nơi dùng nồi đất, gạch ngói úp lên ngọn đã cắt) cho cây đâm nhánh không vươn lên cao.

– Cắm cây cọc: Thông thường đu đủ đều trồng thẳng, khi gặp gió bão phải cắm cọc chống gió, dùng 3 cây cọc cắm chéo hoặc 1 cây cọc cắm thẳng và cột chắc cây đu đủ vào cọc. Vào thời kỳ cây đậu trái nhiều mà gặp gió bão có thể chặt bớt một số lá già gần gốc, để giảm bớt sức cản gió, chống đổ ngã hoặc gãy.– Tỉa cành và hái trái: Sau khi xuống giống, nếu trên thân chính mọc ra nhánh con phải ngắt bỏ sớm. Vào thời kỳ đậu trái phải hái bỏ kịp thời những trái bị méo, bị sâu bệnh, những lá già héo chết phải ngắt bỏ luôn cuống lá.– Tưới nước: Đu đủ là loại cây cần nhiều nước nhưng rất sợ úng. Do đó cần cung cấp đầy đủ nước cho cây vào mùa nắng và thoát nước tốt cho cây vào mùa mưa hoặc khi bị úng, lũ.

– Làm cỏ: Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng và là nơi trú ẩn của sâu bệnh. Cần làm thường xuyên quanh gốc.

– Tủ gốc: Dùng rơm hoặc cỏ khô tủ quanh gốc vào mùa nắng để giữ độ ẩm và giữ nhiệt độ thích hợp cho cây.

9. Bón phân:

Đu đủ có quả quanh năm, vì vậy cần phải bón phân để cung cấp dinh dưỡng cho cây nuôi hoa, quả. Ngoài việc bón lót trước khi trồng, cần bón thúc các loại phân hữu cơ, đạm, lân, kali trong đó chú ý đến lân, kali. Lượng phân bón cho 1 cây như sau :

– Năm thứ 1: phân chuồng 10-15kg + 0,3-0,5kg urê + 0,5-1kg lân super + 0,2-0,3kg kali sulfat

– Năm thứ 2: phân chuồng 15-20kg + 0,3-0,4kg urê + 1-1,5kg lân super + 0,3-0,4kg kali sulfat

– Các thời kỳ bón cho cây: sau trồng 1,5-2 tháng hoặc vào đầu mùa mưa (năm thứ 2) bón toàn bộ phân chuồng, 30% lân, 30% đạm. Khi cây ra hoa: 30% đạm, 30% lân và 50% kali. Sau khi thu quả lứa đầu (sau trồng khoảng 7-8 tháng) bón 20% đạm, 40% lân, 20% kali.

– Khi bón phân cần xăm đất, rải phân kết hợp với vun gốc lấp phân cho cây. Cũng có thể chia lượng phân ra bón nhiều lần. Các đợt bón kết hợp với làm cỏ vun gốc cho cây. Bón thúc 3 lần trong năm đầu: lần 1 sau trồng 4-6 tuần, lần 2 khi cây ra hoa kết quả, lần 3 khi quả lớn.

10. Phòng trừ sâu bệnh:

 Trong quá trình sinh trưởng, đu đủ có thể bị một số bệnh như sau:

 - Bệnh phấn trắng: phòng trị bằng cách phun Anvil 0,2%, Rovzal 0,2%

– Bệnh cháy lá: gây cháy lá và làm cho lá biến màu, khô rụng. Phun Kitazin 0,2% có thể hỗn hợp với vôi.

– Bệnh do virus: Làm cho lá quăn, hoa rụng, lá vàng úa, cây còi cọc, có thể héo vàng dẫn đến chết. Bệnh do virus rất khó chữa trị. Tốt nhất là nhổ đi đem đốt hoặc chôn sâu. Gốc cây bệnh rắc vôi bột, bỏ một thời gian không trồng. Những nơi bệnh này cần tăng cường phòng chống và vườn cây được 2-3 năm nên chặt bỏ trồng lại cây mới.

– Bệnh thối cổ rễ: Hay xảy ra ở nơi ẩm ướt, nơi đất có mực nước ngầm cao thường bị ngập úng. Những nơi này trồng đu đủ phải lên líp cao và chú ý đắp gốc.

– Rệp sáp: Làm hại lá và quả non, những cây bị bệnh này dùng Bi 58 tỷ lệ 0,1-0,2% phun cho cây bệnh.

Để phòng tránh bệnh và khắc phục các tác hại trên, nên thực hiện tốt luân canh cây trồng, chọn giống kháng bệnh, bón cân đối NPK để cây khỏe, chống chịu bệnh tốt. Phát hiện sớm bệnh để phun thuốc. Cần lưu ý khắc phục các khâu sau:

– Ngoài việc chọn đất tốt, ít mùn rác bẩn để tránh tuyến trùng hại rễ, thoát nước mưa nhanh chóng vào mùa mưa, tiện cho việc tưới nước vào mùa nắng, vườn đu đủ cần được bố trí hướng khuất gió.

 - Khi trồng đu đủ, cần bón lót nhiều phân hữu cơ. Càng nhiều phân, cây càng mập, lá xanh đậm, tạo điều kiện cho cây đạt năng suất cao. Ngoài ra, cây có tốt thì mới đủ sức để chống chịu với mưa gió và sâu bệnh sau này.

 - Cần tưới giữ ẩm thường xuyên cho cây, không được để mặt đất khô trắng. Mỗi lần tưới, có thể tưới phun hoặc tát nước vào rãnh líp cho đất hút đủ nước. Mỗi tháng, kết hợp phun 2-3 lần boóc-đô hay Oxyclorua đồng. Các chất này vừa cung cấp canxi vừa cung cấp vi lượng, giúp cho cây tạo diệp lục tố.

11. Thu hoạch:

Đu đủ sau khi trồng 7 tháng có thể thu hoạch quả xanh làm rau xanh, thu quả chín sau trồng 9-10 tháng. Cây đu đủ có thể thu hoạch quanh năm. Khi quả chín vàng (hay đỏ) từ 2/3 quả trở lên, trên quả đã xuất hiện các sọc vàng nhạt, lúc này vật chất khô trong quả đã tích lũy tối đa để khi làm chín, quả đạt chất lượng thương phẩm tốt. Khi thu hái trái (cây cao dùng thang) nên vặn từng quả một nhẹ nhàng. Quả chín đem xếp vào sọt, mỗi lớp quả có một lớp rơm. Trên cùng phủ kín rơm hay bao tải để 3-5 ngày vàng đều và sờ tay hơi mềm là có thể lấy ra ăn hay đem bán. Mỗi cây có thể cho thu hoạch trung bình 70kg quả, cây cho thu hoạch cao có thể đạt 100-120kg quả/cây.

Kỹ Thuật Trồng Cây Đu Đủ Hồng Phi

Đu đủ Hồng Phi 786 (Red Lady 786) là giống đu đủ mới, phát triển rất khoẻ và có quả sớm, tỷ lệ đậu quả cao. Mỗi mùa một cây có thể đậu 30 quả trở lên, trọng lượng quả từ 1,5 – 2kg, cá biệt có quả nặng tới 3 kg. Cây cái ra quả hình bầu dục, cây lưỡng tính cho quả dài. Vỏ quả nhẵn bóng, thịt dày, màu đỏ tươi, độ đường thông thường khoảng 13 độ brix, dễ vận chuyển.

Thời vụ

Vụ xuân trồng vào tháng 2 – 4; vụ thu trồng vào cuối mùa mưa (tháng 9 – 10).

Cách trồng

Hạt đu đủ có thể gieo trong bầu đất, trên luống hoặc trực tiếp vào các ụ đất đã được chuẩn bị để trồng. Chọn hạt giống tốt, ngâm trong nước sạch 9 – 10 giờ vớt ra, ủ trong nhiệt độ 30 – 32oC từ 4-5 ngày thì nứt mầm. Chọn những hạt nảy mầm gieo vào bầu đất, sâu 0,5-1cm. Khi cây có 4-5 cặp lá, chiều cao cây 10-15cm thì có thể đem trồng.

Chọn đất ở vùng cao, thoát nước tốt, hoặc vùng đất đồi, nếu trồng ở vùng đồng bằng phải lên luống thật cao và đường mương thoát nước phải sâu. Đất giàu chất hữu cơ là lý tưởng nhất. Độ pH thích hợp từ 6 – 6,5.

Mật độ trồng

Mật độ trung bình là 2.000-2.100 cây/ha. Đất cày sâu, lên luống cao, mặt luống rộng 1m, cao 0,4 – 0,5m, cây cách cây khoảng 2m, căn cứ vào khoảng cách để đào lỗ, bón phân lót rồi trộn đều với đất và đắp bằng. Cây đu đủ trước khi xuống giống một ngày phải tưới nước đầy đủ, lấy cây trong bầu ra rồi trồng xuống đất ngay thẳng, mỗi hốc trồng một cây, sau đó tưới nước. Đối với mặt luống dùng màng phủ nông nghiệp thì hố đào vừa túi bầu (khoảng 15 x 20 cm). Mỗi hố cần: 5kg phân chuồng; 0,3kg NPK (15-9-17+TE); 0,3kg Supe lân; 0,25kg bao hạt vàng và 0,2kg vôi.

Phân bón

Phân bón cho đu đủ được chia làm nhiều đợt: Đợt 1 (sau trồng 1,5-2 tháng) bón 1/3 đạm + 1/3 lân. Đợt 2 (khi cây ra hoa), bón 1/3 đạm + 1/3 lân + 1/2 kali + 1/2 Canxinit hoặc Nitra bo. Đợt 3 (khi thu quả lứa đầu, sau trồng 6-7 tháng), bón hết đạm, lân, kali, Canxinit hoặc Nitra bo còn lại.

Đối với cây 2 năm: Phân chuồng 5 – 10 kg + 0,3 – 0,4 kg urê + 0,5 – 1 kg supe lân + 0,3-0,4 kg kali sulfat (hoặc kali clorua). Có thể quy ra phân NPK (15-9-17) +TE chuyên dùng cho rau ăn quả của Công ty phân bón Năm Sao) để bón thúc cho đu đủ. Ở những vùng đất thiếu Borax, cứ 100 cây đu đủ bón 0,25 – 0,5kg Borax.

Phòng trừ sâu bệnh

Các loại sâu bệnh hại đu đủ thông thường là nhện đỏ, rệp sáp và bệnh khảm. Cách phòng trừ như sau: Đối với nhện đỏ, có thể phòng trừ bằng cách phun thuốc Danitol, Kelthane 18,5 EC, Trebon 10 ND. Đối với rệp sáp, có thể phun thuốc Supracide, Bi 58 ND, BAM 50 ND. Đối với bệnh khảm, biện pháp phòng ngừa là phun thuốc Admire 50 EC, Suppracide 40 ND để diệt rầy, hạn chế bệnh lây lan.

Chăm sóc và thu hoạch

Sau khi xuống giống, nếu trên thân chính mọc ra nhánh con, phải ngắt bỏ sớm. Vào thời kỳ đậu quả phải hái bỏ kịp thời những quả bị méo, bị sâu bệnh, những lá già héo chết phải ngắt bỏ luôn cuống lá. Thông thường đu đủ được trồng thẳng, khi gặp gió bão phải cắm cọc chống gió, dùng 3 cây cọc cắm chéo hoặc 1 cây cọc cắm thẳng và cột chắc cây đu đủ vào cọc. Vào thời kỳ cây đậu quả nhiều mà gặp gió bão, có thể chặt bớt một số lá già gần gốc để giảm bớt sức cản gió, chống đổ ngã hoặc gãy.

Đu đủ sau khi gieo hạt được 5-6 tháng có hoa, sau nở hoa 3-4 tháng thì thu hoạch. Độ chín của quả lúc thu hoạch tuỳ thuộc vào nơi tiêu thụ xa hay gần, thu dạng quả xanh hay quả già. Để mua cây giống đu đủ Hồng Phi (786), bà con có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại hoặc qua email trên website!

Theo www.ktdt.com.vn

Kỹ Thuật Trồng Cây Đu Đủ Lùn

Cây giống có nguồn gốc từ nguồn nhập nội của Thái Lan, sau khi trồng 5 – 7 tháng cho thu hoạch. Độ đóng trái thấp, từ 40 – 50 cm, nhiều cây…

làm nông’

Cây giống có nguồn gốc từ nguồn nhập nội của Thái Lan, sau khi trồng 5 – 7 tháng cho thu hoạch. Độ đóng trái thấp, từ 40 – 50 cm, nhiều cây chỉ cách mặt đất 20 cm nên rất tiện chăm sóc, thu hoạch và kéo dài chu kỳ kinh doanh, tăng hiệu quả kinh tế.

Cây giống có nguồn gốc từ nguồn nhập nội của Thái Lan, sau khi trồng 5 – 7 tháng cho thu hoạch. Độ đóng trái thấp, từ 40 – 50 cm, nhiều cây chỉ cách mặt đất 20 cm nên rất tiện chăm sóc, thu hoạch và kéo dài chu kỳ kinh doanh, tăng hiệu quả kinh tế.

Tùy chế độ chăm sóc và mùa vụ, giống cho trái ở 2 dạng: Trái tròn và trái dài, trong đó tỷ lệ trái dài nhiều hơn, bán được giá cao hơn vì được nhiều người ưa chuộng. Trọng lượng bình quân 1,5 – 2 kg/trái, có trái nặng tới 3 kg.

Khi chín, vỏ trái có màu vàng tươi, ruột đỏ vàng như ruột gấc, tỷ lệ phần ăn được cao, tới trên 85%, ít hạt, ăn ngọt và thơm. Thịt dày, chắc, thuận tiện cho việc bảo quản và vận chuyển đi xa nếu thu đúng độ chín cần thiết.Giống cho năng suất rất cao, tất cả các cây đều cho trái hầu như quanh năm, mỗi cây cho bình quân 50 – 60 trái/năm, sản lượng đạt tới 90 – 100 kg/cây/năm. 1.Thời vụ– Thời vụ trồng thích hợp: Trồng vụ xuân (tháng 1 – 2), thu quả vụ hè (tháng 8 – 9), vụ thu (tháng 7 – 8), thu quả vào dịp Tết Nguyên đán (tháng 1 – 2). Khi cây có 4-5 cặp lá, chiều cao cây 10-15cm thì có thể đem trồng. Chọn đất ở vùng cao, thoát nước tốt, hoặc vùng đất đồi, nếu trồng ở vùng đồng bằng phải lên luống thật cao và đường mương thoát nước phải sâu. Đất giàu chất hữu cơ là lý tưởng nhất. Độ pH thích hợp từ 6 – 6,5.

3. Mật độ trồngKhoảng cách, mật độ trồng thích hợp: 2 x 3 m (60 cây/sào Bắc bộ). Đất cày sâu, lên luống cao, mặt luống rộng 1m, cao 0,4 – 0,5m, cây cách cây khoảng 2m, căn cứ vào Giống thích hợp với nhiều loại đất, nhưng tốt nhất nên chọn những chân vàn, vàn cao, đất thoát nước tốt, giàu mùn trồng sẽ cho năng suất cao, chất lượng quả tốt mà cây kéo dài tuổi thọ do không bị úng ngập nước. Những nơi đất thấp nên đắp mô cao 50 – 60 cm, rộng 80 – 100 cm để trồng hoặc đào mương sâu 30 – 40 cm, rộng 30 – 40 cm vừa để lấy nước tưới trong mùa khô, tránh úng ngập mùa mưa. 4. Phân bónNgoài việc bón phân lót trước khi trồng (8 – 10 kg phân chuồng + 0,5 kg vôi bột + 0,5 kg supe lân cho mỗi gốc), cần bón thúc cho cây 3 lần trong năm: Lần 1 sau trồng 4 – 6 tuần, lần 2 khi cây ra hoa, đậu trái, lần 3 khi trái lớn. Lượng phân tính cho 1 cây như sau: Năm thứ nhất 10 – 12 kg phân chuồng (được ủ hoai mục bằng Chế phẩm sinh học NẤM ĐỐI KHÁNG TRICHODERMA BACILLUS) + 0,3 – 0,5 kg urê + 1 kg supe lân + 0,2 – 0,3 kg kali. Năm thứ hai 15 – 20 kg phân chuồng + 0,3 – 0,4 kg urê + 1 – 1,5 kg supe lân + 0,3 – 0,4 kg kali. Đây là giống lai F1 nên bà con không tự để giống được mà phải mua giống ở những cơ sở uy tín để SX đạt năng suất cao, chất lượng trái tốt.

5. Phòng trừ sâu bệnhCác loại sâu bệnh hại đu đủ thông thường là nhện đỏ, rệp sáp và bệnh khảm. Cách phòng trừ như sau: Đối với nhện đỏ, có thể phòng trừ bằng cách phun thuốc Danitol, Kelthane 18,5 EC, Trebon 10 ND. Đối với rệp sáp, có thể phun thuốc Supracide, Bi 58 ND, BAM 50 ND, chế phẩm BIO, thuốc trừ sâu Thảo Mộc HLC. Đối với bệnh khảm, biện pháp phòng ngừa là phun thuốc Admire 50 EC, Suppracide 40 ND để diệt rầy, hạn chế bệnh lây lan.

6. Chăm sóc và thu hoạch Sau khi xuống giống, nếu trên thân chính mọc ra nhánh con, phải ngắt bỏ sớm. Vào thời kỳ đậu quả phải hái bỏ kịp thời những quả bị méo, bị sâu bệnh, những lá già héo chết phải ngắt bỏ luôn cuống lá. Thông thường đu đủ được trồng thẳng, khi gặp gió bão phải cắm cọc chống gió, dùng 3 cây cọc cắm chéo hoặc 1 cây cọc cắm thẳng và cột chắc cây đu đủ vào cọc. Vào thời kỳ cây đậu quả nhiều mà gặp gió bão, có thể chặt bớt một số lá già gần gốc để giảm bớt sức cản gió, chống đổ ngã hoặc gãy. Trong thời gian chăm sóc phun định kỳ các Chế phẩm sinh học EM- HLC- ĐẶC TRỊ TUYẾN TRÙNG để đặc trị tuyến trùng gây vàng lá và cải tạo đất.

Kỹ Thuật Trồng Cây Đu Đủ Đài Loan

Các giống đu đủ Đài Loan thích hợp với nhiệt độ cao, đủ ánh sang, không chịu được úng. Đu đủ là giống cây đòi hỏi thâm canh, có giá trị kinh tế cao nhưng hay bị bệnh nhất là trồng liên canh.

*.Thời vụ trồng đu đủ:

Có thể trồng đu đủ vào vụ Xuân và vụ Thu,lưu ý là khi mới trồng cây con phải được che nilon trong suốt ở nơi đủ sáng,để chống sương muối và gió vào mùa đông, rệp đến truyền bệnh và chuột phá hoại ( không tưới đạm cho đu đủ ),ban ngày nên mở nilon che phía trên,ban đêm và khi trời mua che lại.

Đất phải cày thật sâu phải đập nhỏ vừa lên luống cao 40-50cm so với mặt rãnh, khoảng cách giữa các luống từ 2-2,5m, mặt luống rộng 1,6-2m ( ở ruộng thấp dễ bị úng thì luống càng phải cao lên).Đất ở ruộng trồng luôn canh đu đủ phải nhặt hết rễ đu đủ, phơi ải 1-2 tháng.Bón lót 1 tấn phân hữu cơ, 0,3kg Bosat/sào . Đào hố trồng 60x60x30 ,ở giữa luống cách nhau 2m một hố. Mỗi sào trồng từ 80-90 cây, lưu ý trồng cây thẳng hàng dọc và thẳng hàng ngang để sau này dễ chằng chống đổ. Phân hữu cơ phải ủ hoai, vôi bột bón lót phải bón đều phải trộn đều với đất đào hố trước khi trồng đu đủ vào hố.

Rạch bầu nilon thẳng đường, tránh làm rách bầu đứt rễ.Lúc đặt cây vào hố mặt bầu bằng mặt luống,vun đất nhỏ xung quanh gốc bằng mặt luống, tưới nước đủ ẩm nên phủ bèo hoặc rơm trấu để giữ gốc cây.Cây còn nhỏ nên che nilon xung quanh cho mỗi cây chống chuột, chống rệp đến truyền bệnh ( có thể trồng xen đu đủ vào ruộng cam, bưởi, chanh trong suốt năm đầu khi cam, bưởi, chanh còn nhỏ).Nhưng chỉ xen tối đa 35-40 cây/sào.

* Cây trồng xen vào luống đu đủ:

Có thể trồng xen đậu tương, ớt vào mép luống đủ đủ, nhưng phải cách gốc 30cm nếu là xen ớt, 80cm nếu là xen đậu tương.

* Bón phân cho đu đủ:

Lượng phân bón lót mỗi cây đu đủ 10-15kg phân chuồng hoai mục + 0,5 kg lân + 0,1kg kali + 0,5kg vôi bột. Số lượng phân trên phải trộn thật đều với đất đào hố lấp phẳng ủ lại khoảng 1 tuần lễ trước khi trồng đu đủ.

– Sau khi trồng 7-10 ngày cần tưới nước phân đã để hoai cứ 7-10 ngày/lần

– Thời kỳ chuẩn bị ra hoa bón mỗi cây 0,15kg lân + 0,15kg đạm Ure + 0,15 kali + 0,15 Borax, cách bón lượng phân chia làm 2-3 lần hòa với nước lã hoặc tưới phân tưới xung quanh tán lá cây.

– Thời kỳ đậu quả non bón mỗi cây 0,15kg lân + 0,15kg đạm Ure + 0,15 kali cũng chia làm 2-3 lần.

– Thời kỳ nuôi quả: Tùy theo số lượng nuôi quả trên cây để bón tiếp cho hợp lý.

– Bệnh đốm virut ( đốm vàng ): Lá nõn chuyển vàng, tiếp theo chuyển những màu vàng lục đậm nhạt không đều, lá quăn lại, lá héo rụng xuống cây phát triển chậm, cây kém chất lượng, đôi khi vỏ quả lồi lõm không phẳng. Bệnh này do rệp truyền virut cho cây nên cây bị bệnh này thì khó chữa khỏi. Nếu cây mới trồng 1-2 tháng vào tháng 3 bị bệnh thì nên nhổ bỏ cây,xử lý đấy ở gốc và trồng cây khác thay thế.Do vậy nên phòng bệnh là chính, chú ý chăm sóc quản lý để cây đu đủ phát triển tăng cường kháng bệnh.Dùng thuốc egasus để trừ rệp ( nguyên nhân truyền bệnh ),loại thuốc này có tác dụng như trừ nhện đỏ hại cây ( theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì thuốc)

– Bệnh phấn trắng: Mặt lá , cuống lá, hơi nổi hộp tiếp đó có lớp phấn trắng, lá vàng héo sớm. Vì vậy chú ý thoáng gió và thoát nước tốt cho ruộng đu đủ. Phun thuốc Karathane, Daconll, Topsin, Score ..( theo hướng dẫn bao bì )

– Bệnh thán thư: Trong thời gian dài quả chín vòng ngoài xuất hiện vòng tròn hơi lõm màu nâu, vết bệnh từ từ lan rộng, vết lõm chuyển sang màu đen rồi thối đi. Phòng trừ bằng cách sau khi có hoa và thời kỳ đậu quả phun Mancozeb 10%WP.

– Bệnh nhện đỏ: Phun thuốc Orlus, Gasus,…

Nguồn: chúng tôi

Kỹ Thuật Trồng Đu Đủ Sai Quả

Đu đủ được xem là 1 trong những loại hoa quả nhiều chất dinh dưỡng nhất. Không những vậy, đu đủ còn là bài thuốc chữa được nhiều bệnh khác nhau.

1. Cần chuẩn bị gì trước khi trồng đu đủ

Khả năng sinh trưởng và phát triển của đu đủ rất mạnh. Chúng có thể trổ hoa và kết trái quanh năm. Chỉ là có mùa ít trái hay không có trái mà thôi. Do đó, để trồng đu đủ có được năng suất cao, hạn chế tối đa lượng sâu bệnh thì bạn cần có những chú ý về cách bố trí thời vụ như sau:

Đối với những vùng đất mà bạn có thể chủ động tưới tiêu được thì thời vụ tốt nhất là từ tháng 7, tháng 8.

Cây con đem trồng phải có độ tuổi từ 20 đến 30 ngày trở lên.

Giống đu đủ nên trồng là đu đủ Hồng Phi và Trạng Nguyên. Đây là những giống đu đủ thế hệ F1 cho năng suất và chất lượng cao. Tỷ lệ cây cho trái đạt 100%.

Nhưng nếu bạn không tiếp cận được nguồn giống đu đủ lai F1 thì bạn có thể chọn giống đu đủ thuần địa phương để trồng. Cách lựa là bạn chọn những quả đủ đủ chín ở lứa đầu tiên trên những cây khỏe mạnh, cho chất lượng tốt, không sâu bệnh rồi bổ lấy hạt và đem phơi nắng. Sau khi khô thì cho vào trong lọ bảo quản đến mùa thì đen gieo.

Đất trồng đu đủ bạn cần làm khá kỹ. Đất phải cày sâu, đập thật nhỏ và lên luống cao chừng 40 tới 50cm so với mặt rãnh. Khoảng cách các luống lý tưởng nhất là từ 2 đến 2,5m.

Mỗi luống rộng khoảng từ 1,6 đến 2m. Vùng đất nào hay bị ngập úng thì càng cần làm luống cao lên. Nếu ở ruộng trồng luân canh đu đủ thì phải nhặt hết rễ của vụ trước rồi phơi nắng 1 đến 2 tháng mới trồng vụ sau.

Bón lót trước cho đất 1 tấn phân hữu cơ, 0,3kg Bosat/sào. Hố trồng của mỗi gốc đu đủ là 60x60x30. Và phần ở giữa luống thì cách nhau 2m 1 hố. Mỗi sau sẽ trồng được từ 80 đến 90 cây.

Chú ý, khi trồng cố gắng thẳng hàng dọc, thẳng hàng ngang để sau này còn dễ dàng chằng chống khi có mưa to, gió lớn. Phân hưu cơ khi bón bạn phải để hoai mục đi rồi mới được bón. Vôi bột bón lót thì đều phải trộn đều với đất đào hố trước khi đặt đu đủ vào cấy.

Hạt đu đủ bạn đem ngâm trong nước 3 sôi 2 lạnh trong vòng 5 giờ rồi cho hạt đu đủ vào một miếng vải cotton đã nhúng ẩm và ủ trong vòng 4 đến 5 ngày để hạt nứt nanh.

Đến khi các hạt đều nứt nanhn ảy mầm đều nhau thì mang số hạt đó đi gieo. Đối với hạt mà người dân tự để giống thì khi ngâm bạn cần vowstheets hạt nổi và chỉ giữ lại hạt chìm rồi mới mang đi ủ.

Sau khi ấn hạt vào xong thì bạn tiến hành phủ 1 lớp đật mịn lên trên là được. Đặt nhẹ nhàng bầu đất vào khay và để ơ nơi thoáng mát, không tiếp xúc trực tiếp với mưa hay nắng rồi mỗi ngày tưới nước cho cây 1 lần. Nếu sản xuất theo quy mô lớn thì bạn cần làm nhà có mái che đàn hoàng.

– Đợi đến khi cây có 2 đến 4 lá thật thì bạn chỉ cần 2 ngày tưới nước 1 lần thôi là được. Chú ý điều chỉnh giàn che để cây con hấp thụ được ánh sáng,mọc thẳng và sinh trưởng tốt. Bạn cũng cần chú ý thường xuyên nhổ cỏ dại và tiến hành phòng trừ sâu bệnh cho cây ngay từ khi cây còn non.

2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc đu đủ

Cây đu đu là loại cây không chịu được hèn. Rễ cây mọc cạn và khả năng chịu úng rất kém. Do đó, trước khi trồng bạn cần chắc chắn đất ở đó tơi xốp, thoát nước tốt và không bị nhiễm phèn mới được..

Khi đặt cây thì bạn nên đặt chúng nghiên theo chiều gió mạnh đề rễ không ăn quá sâu vào lòng đất.

Khi trồng bạn nên trồng cây theo hình chữ nhật. Cứ cách 1,5 tới 2m thì trông 1 cây. Mỗi hàng cashc nhau từ 2,5 đến 3m. Khoảng giữa hai hàng bạn nên trồng thưa để tiện chăm bón và thu hoạch.

Trước khi trồng thì bạn bón lót mỗi hốc cây chừng 0.5kg vôi bột đã trộn với đất trồng, 5-7kg phân hữu cơ đã phơi ải, hoai mục + 0,5kg super lân + 0,2kg kali clorua.

Cách bón: Bạn hoàn tan phân cùng nước lã rồi tưới nhẹ nhàng cách xa gốc chừng 20 đến 30cm là được. Nếu muốn đu đủ trưởng thành nhanh thì bạn có thể phun thêm phân bón lá 3 tới 4 tuần 1 lân.

Mặc dù đu đủ cần nhiều nước nhưng chúng lại rất sợ úng. Vì thế bạn cần cung cấp đầy đủ nước cho cây vào mùa khô hạn và hạn chế nước vào mùa úng ngập để đảm bảo không ảnh hưởng tới bộ rễ cây.

Loại bệnh này thường gây hại cho cay vào mùa nắng. Chúng xuất hiện ở dưới mặt lá và làm lá bị hại có đốm vàng loang lổ, sau đó bị cháy và rụng đi.

Cách phòng trị bệnh chính là phun một trong những loại thuốc sau đây! Thuốc Danitol, Bi 58 nồng độ 0.1%. bạn có hể luân phiên thay thuốc phun cho cây hay trộn 2 loại thuốc rồi phun cho cây cũng được.

Sau 7 tháng trồng là bạn đã có thể thu hoạch quả để làm các món rau xanh rồi. Đến 9 tháng tuổi thì đã có thể thu hoạch trái chín tươi. Nếu muốn ăn trái chín thì bạn nên thu hoạch khi quả bắt đầu xuất hiện những sọc vàng. Những quả này đã chín sinh lý và để 1 tới 2 ngày sau khi hái quả sẽ chín hẳn. Nếu thu hoạch sớm hơn thì khi ăn quả sẽ nhạt và làm giảm giá trị thương mại đi.

Nếu trồng đu đủ quanh năm và đúng cách thì vườn đu đủ sẽ cho thu hoạch từ 70 đến 120 kg/ cây/ năm đấy!

Cập nhật 25/06/2023

Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Cây Đu Đủ trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!