Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Sao Đỏ 719 được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đặc điểm: Thời gian sinh trưởng dài, quả tròn, đồng đều, quả chín màu đỏ tươi, thịt chắc, nhiều bột, trọng lượng lượng từ 100-120 gam/quả, năng suất cao, trung bình từ 60-70 tấn/ha, mang gen kháng bệnh sương mai, vi-rút, héo xanh vi khuẩn.
Thời vụ gieo trồng:
Có thể trồng 4 vụ chính: Vụ sớm, trồng đầu tháng 9; vụ chính, trồng cuối tháng 9 đến cuối tháng 10; vụ muộn, trồng vào tháng 12; vụ xuân hè, trồng giữa tháng 2 đến tháng 3.
Làm đất, bón phân lót:
Làm đất: Đất trồng phải là đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ. Đất phải tơi xốp, giàu mùn, thoáng khí, tiêu thoát nước nhanh khi có mưa úng. Đất cần được làm nhỏ lên luống, được xử lý bằng vôi bột. Vào vụ sớm cần lên luống cao phẳng hình mui để tránh ngập úng. Luống rộng 1- 2m; cao 0,2 – 0,3m (vụ sớm và vụ Xuân Hè có thể làm luống rộng 0,9 m, cao 30-40 cm, trồng đơn hàng). Khi lên luống, đất không cần làm nhỏ để tranh thủ thời vụ.
Bón phân lót: Nên bón phân lót vào trước lượt bừa cuối để phân trộn đều vào đất. Lượng phân bón lót cho 100m2 như sau: 150 – 200 kg phân chuồng; 0,5 kg phân đạm Urê; 4 – 5 kg Supe lân; 0,5 – 1kg Sunphát Kali. Các loại phân trộn lẫn với nhau và bón vào từng hốc. Đất trong hốc phải đủ nhỏ để cây con nhanh bén rễ.
Cà chua Sao Đỏ 719.
Kỹ thuật trồng:
Tiêu chuẩn cây con: Đối với cây gieo từ hạt, tuổi cây giống từ 25 – 30 ngày, cây có 6 -7 lá thật, cao 17 – 22 cm. Cây cứng khỏe, bộ rễ trắng, lá xanh, không sâu bệnh. Đối với cây ghép, thời gian từ gieo hạt đến khi xuất vườn cây cà chua ghép trên gốc cà tím từ 45 – 50 ngày, cây xanh tươi, cao 17 – 22 cm, có từ 6 – 7 lá thật, vết ghép đã liền hoàn toàn, không sâu bệnh.
Phủ màng phủ: Sau khi bón lót tiến hành phủ màng phủ, nếu đất khô cần tưới nước trên mặt luống trước khi phủ. Nếu đất quá ướt để đất ráo rồi mới phủ.
Cách trồng: Bới đáy bầu gốc cây, đặt cây thẳng đứng rồi lấp đất và ấn nhẹ quanh gốc. Trồng hàng đơn giữa luống, khoảng cách cây: 40 – 50 cm, mật độ: 220 – 250 cây/100m2; trồng hàng đôi: khoảng cách hàng: 70-80 cm, khoảng cách cây: 40-50cm, mật độ 300-350 cây/100m2.
Chăm sóc:
Tưới nước: Sau khi trồng, tưới mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng, buổi chiều mát trong thời gian 5 – 7 ngày, sau đó chỉ cần tưới để giữ ẩm đất. Nên tưới đủ nước vào rãnh hai thời kỳ là lúc ra quả rộ và lúc quả phát triển mạnh.
Trong suốt thời gian sinh trưởng phát dục, cần bón thúc từ 4 – 5 lần vào các thời kỳ quan trọng khi cây bén rễ hồi xanh và khi cây ra nụ, ra quả rộ. Lượng phân bón thúc tăng dần theo các giai đoạn phát dục của cây (với diện tích 100m2) như sau: Lần 1, khi cây hồi xanh bón 0,2 kg Urê; lần 2, khi cây ra nụ bón 0,2 kg Urê và 0,5 kg Kali; lần 3, khi cây ra quả rộ bón 0,3 kg Urê và 0,6 kg Kali; lần 4, sau khi thu hoạch quả đợt 1 bón 0,2 kg Urê và 0,5 kg Kali.
Cách bón: 2 lần đầu bón vào gốc cây, kết hợp xới vun, 2 lần sau hòa vào nước tưới. Sau mỗi lần thu hoạch có thể bón thúc nhẹ một lần.
Thu hoạch:
Từ khi cây ra hoa đến khi quả chín khoảng 45- 65 ngày. Khi quả đã to tròn, vỏ căng và bóng láng, chuyển từ màu xanh sang trắng xanh là có thể thu hoạch. Có thể khi quả chín một nửa mới thu hoạch; cứ 3 – 5 ngày thu hoạch một lần. Khi thu hoạch quả nhẹ tay, tránh làm gẫy núm quả và không ảnh hưởng đến cả chùm quả.
Phòng trừ sâu bệnh:
Cà chua Sao Đỏ 719 có khả năng chống chịu với bệnh sương mai, vi-rút. Tuy nhiên cần theo dõi phòng trừ một số sâu bệnh khác như: sâu khoang, dòi đục quả, bệnh đốm lá, bệnh phấn trắng… Cần tích cực, chủ động phòng trừ sâu bệnh bằng các phương pháp thủ công, canh tác, sinh học… như: Luân canh cà chua với các cây trồng khác (rau cần, cải xoong, rau muống…) hoặc các cây trồng cạn khác họ cà (cà bát, cà pháo, ớt, khoai…). Tiêu diệt sâu non, diệt ổ trứng (áp dụng với sâu khoang khi mật độ sâu thấp
Để nâng cao năng suất, hiệu quả và an toàn sinh học, cần thực hiện tốt quy trình kỹ thuật. Đặc biệt, lúc cà chua ra hoa, đậu quả theo các lứa nên thời điểm xử lý sâu đục quả thích hợp nhất là vào các đợt hoa nở rộ. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật giai đoạn thu hoạch phải tính toán cho phù hợp để đảm bảo đủ thời gian an toàn tối thiểu.
Trung tá, ThS CHU HOÀNG NGA - Học viện Hậu cần
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Cây Cà Chua Đỏ Picota Trong Chậu
Ngày đăng: 2016-01-23 07:39:36
Cà chua Đỏ Đà Lạt Picota là loại rau ăn trái rất được ưa chuộng vì chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Không chỉ vậy, chậu Cà Chua Đỏ Đà Lạt Picota còn có thể được dùng để trang trí nhà cửa.
Cà chua đỏ Picota có hình dáng giống quả cherry màu đỏ, thịt ngọt dày. Ngoài ra, cây cà chua Picota còn được trồng trong chậu, vừa mang lại sản phẩm cây trái, lại vừa trang trí cho các khu ban công, hay hiên vườn,…
Để quả ngon thì giống phải tốt, bạn nên chọn cây giống cà chua từ các địa chỉ mua cây giống uy tín. Bạn có thể thử trồng các giống cà chua từ nước ngoài để khu vườn nhỏ thêm mới lạ.
Chuẩn bị đất trồng cây cà chua đỏ picota:
Cà chua đỏ Picota có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng bạn nên tham khảo các loại đất hữu cơ vừa sạch sẽ, vừa đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng trong chậu. Cà chua đòi hỏi đất trồng phải thật giàu chất dinh dưỡng hữu cơ. Cách đơn giản là bạn trộn đất và trấu cùng phân cá đã ủ mục hoặc phân gà (có loại phân hữu cơ nào dùng loại đó). Nếu bạn không thể tự ủ phân xanh hữu cơ tại nhà thì có thể mua sẵn ở các cửa hàng.
Điều kiện Ánh sáng trồng cây cà chua đỏ picota:
Cà chua đỏ Picota là cây ưa sáng, vì thế mà vị trí trồng lý tưởng nhất cho cây cà chua là nơi có đầy đủ ánh nắng mặt trời, ít nhất là 6 – 7 tiếng/ngày. Cà chua cần rất nhiều ánh nắng ấm áp để có hương vị thơm ngon.
Hướng dẫn cách trồng cây cà chua đỏ picota:
Kỹ thuật chăm sóc cây cà chua đỏ picota:
Tưới nước: Trong 7 – 10 ngày đầu tiên sau khi trồng cần tưới đều đặn hàng ngày khoảng 500ml nước ấm 25 – 30 độ C cho mỗi cây, thời gian lý tưởng nhất là vào buổi sáng hoặc tầm 4-5 giờ chiều để cây khô ráo trước khi trời tối. Lưu ý nhỏ khi tưới nước nên tưới từ phần thân trở xuống, hạn chế làm ướt lá vì khi lá bị ướt, đặc biệt là vào chiều muộn, buổi tối và ban đêm sẽ mở đường cho các loại bệnh, ví dụ như bệnh bạc lá.
Lượng nước tưới nhiều hay ít tùy từng giai đoạn của cây, khi cây còn bé bạn tưới lượng vừa phải (500ml/ngày), khi cây ở giai đoạn ra hoa đậu quả cần nhiều nước nhất nên cần tăng lượng nước cung cấp cho cây. Ở giai đoạn này nếu thiếu nước thì cây khô héo, quả non dễ rụng. Nhưng bạn cần đảm bảo đất thông thoáng, không bị ngập úng vì nếu dư thừa nước sẽ làm tổn hại bộ rễ cây vốn mẫn cảm với sâu bệnh. Ở giai đoạn đậu quả, nếu gặp mưa nhiều quả cà chua sẽ chín chậm hơn và có hiện tượng bị nứt quả. Bạn có thể dùng nước vo gạo để tưới cây cà chua hàng ngày rất tốt cho cây.
Khi cây cà chua được 1,5-2 tháng tuổi là lúc bạn cần làm gian hoặc cọc để đỡ thân cây. Có thể dùng cọc tre, gỗ, ống nước hoặc sắt để giúp nâng đỡ thân cây cà chua không bị đổ gập hoặc gẫy khi ra nhiều quả.
Kích cỡ của cọc đỡ hay giàn tùy thuộc vào loại cây cà chua mà bạn lựa chọn để trồng. Nếu chỉ trồng trong chậu nhỏ chỉ cần một cái cọc dựng lên để đỡ cây, nhưng nếu là giống cây giống lớn hoặc trồng trong vườn thì phải dựng giàn đỡ, khung đỡ.
Trong thời tiết nắng nóng bạn có thể lót một lớp rơm hoặc cỏ khô 2-3cm lên bề mặt chậu cây để giữ ẩm cho đất. Khi cây ra hoa nhiều, bạn lắc nhẹ hoa để hỗ trợ quá trình thụ phấn đậu quả của cà chua. Thường chỉ sau khoảng 2 tháng tính từ thời điểm trồng cây cà chua vào chậu quả sẽ xuất hiện. Quả cà chua khi nhỏ sẽ màu xanh, lớn hơn sẽ chuyển vàng rồi đỏ và khi chín có màu đỏ đậm. Bạn không nên thu hoạch khi quả còn xanh vì lúc này trong quả có thành phần dễ gây ngộ độc.
Hướng dẫn cách bón phân cho cây cà chua đỏ picota:
Cà chua cần rất nhiều dinh dưỡng vì vừa phải nuôi thân lá, vừa nuôi quả đặc biệt khi ở giai đoạn cây trổ hoa đậu quả cần bón bổ sung phân hữu cơ khi cây đậu quả 2 tuần bạn cho thêm mỗi gốc 1 thìa phân hữu cơ nữa để cây nuôi quả.
Cà chua trồng tại nhà thường được thu hoạch lúc chín cây màu đỏ, vì lúc này có lượng chất khô hoà tan, vitamin C và lượng đường nhiều nhất, nhiều hơn với cà chua mua ngoài chợ vì phải hái từ khi chín vàng để sau quá trình vận chuyển đến tay người tiêu dùng sẽ thành chín đỏ.
happytrees
Từ khóa: cách trồng cây cà chua đỏ đà lạt picota trong chậu, mô hình trồng cà chua đỏ đà lạt picota, kinh nghiệm trồng cà chua đỏ đà lạt picota, phương pháp trồng cà chua đỏ đà lạt picota cho sai quả, cung cấp hạt giống cà chua đỏ đà lạt picota
TIN TỨC KHÁC :
Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Bi
Kỹ thuật trồng cà chua bi
Trồng được nhiều vụ trong năm, sai quả với giá bán thường cao gấp 2-3 lần cà chua thông thường nên hiệu quả đưa lại rất cao
Cà chua bi (Cherry Tomato) là loại nhỏ của cà chua thông thường. Quả tròn hoặc dài, màu đỏ đều rất đẹp. Vị chua nhưng ngọt hơn cà chua thông thường.Cà chua Chery tuy quả nhỏ, nhưng dễ trồng, trồng được nhiều vụ trong năm, sai quả với giá bán thường cao gấp 2-3 lần cà chua thông thường nên hiệu quả đưa lại rất cao.
Thời vụ:Thời gian sinh trưởng khoảng từ 90-100 ngày, có thể trồng được 3 vụ trong năm:
Vụ xuân-hè: Gieo tháng 2-3; trồng tháng 3-4; thu hoạch tháng 5-6. Vụ sớm: Gieo tháng 7; trồng tháng 8; thu hoạch tháng 9-10. Vụ chính: Gieo hạt từ 20-25/9; trồng từ 18-22/10; thu hoạch tháng 12-1. Vụ muộn: Gieo hạt tháng 10; trồng tháng 11; thu hoạch tháng 2-3.
Có thể gieo hạt vào bầu, vào khay xốp hoặc trên luống ươm rồi nhổ đi trồng sau 20-22 ngày tuổi khi cây có 3-5 lá thật, cứng cáp, không sâu bệnh. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
Lên luống rộng 90-100cm, cao 20-25cm, rãnh rộng 30cm. Trên luống trồng hàng đôi với khoảng cách hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 35-40cm, tương ứng với mật độ 1.000-1.100 cây/sào Bắc bộ.
Bón lót cho 1 sào Bắc bộ cần 500-700kg phân chuồng hoai mục + 15-17kg supe lân + 2,5-3 kg đạm urê. Trộn đều các loại phân nói trên rồi bón đều vào hốc, lấp đất nhẹ trước khi trồng cây để tránh xót rễ.
Bón thúc nên chia làm 4 lần:
Lần 1 sau khi trồng 7-10 ngày, tưới 2 kg đạm urê hoà với nước phân chuồng pha loãng.
Lần 2 sau trồng 20-25 ngày, bón 3 kg đạm urê + 3 kg Kali. Bón cách gốc 10 cm, bón xong vun đất cao phủ kín phân kết hợp xới xáo, làm cỏ.
Lần 3 sau trồng 40 ngày (khi cây đã ra hoa rộ), bón 4kg đạm urê + 3kg Kali, bón cách gốc 10 cm, kết hợp xới nhẹ và vun gốc.
Lần 4 sau trồng 55-60 ngày, bón 3kg đạm urê + 3kg kali. Sau mỗi lần thu hoạch nên xới xáo và tưới bổ sung bằng phân đạm, phân kali và các loại phân bón qua lá.
Làm giàn: Giàn chữ A với 3 nẹp ngang, cao 1,6-1,7m, buộc thân chính bằng dây mềm dọc theo cây dóc đứng cho cây leo giŕn.
Tỉa nhánh: Tỉa bỏ nhánh phụ và lá già cho cây thông thoáng. Mỗi cây chỉ để lại 1 thân chính và 2 nhánh cấp 1 ở sát dưới chùm hoa thứ nhất, sau đó để cây ra nhiều nhánh sẽ cho nhiều hoa, đậu nhiều lứa trái.
Chú ý tưới nước đủ ẩm cho cà chua, không để ruộng bị úng ngập hoặc độ ẩm quá lớn. Thường xuyên phát hiện vŕ phòng trừ sâu bệnh kịp thời cho cà chua.
– Thu hoạch: Tùy theo mục đích sử dụng: Ăn tươi hay đóng lọ chế biến mà thu hái theo yêu cầu khách hàng (độ già quả, quả bắt đầu chuyển màu hồng nhạt). Hái nhẹ tay vào sáng sớm hoặc chiều mát 1. Kinh nghiệm tham khảo của thành viên hngat74
Để hạt giống nảy mầm tốt thì phải cho chúng uống nước. Có hai cách như sau:
Ngâm hạt cà chua vào nước trong vòng 15 – 20 phút, sau đó vớt hạt và ủ vào khăn ẩm. Sau 3 – 5 ngày, hạt nứt nanh, nảy mầm thì đem vùi vào đất. Cẩn thận để khỏi bị gãy mầm. Dùng giấy ăn nhúng vào nước cho ướt đều rồi trải vào đáy hộp nhựa (loại có nắp đậy). Sau đó, rắc hạt đều trên mặt giấy và đậy nắp để vào chỗ tối. Hàng ngày xịt nước cho ẩm đều mặt giấy và hạt. Sau vài ngày, hạt sẽ nứt nanh thì đem vùi vào đất.
Cà chua ko đậu quả ở nhiệt độ từ 30°C trở lên vì hạt phấn bị om (chín nhừ ý mà) và cũng ko đậu quả ở nhiệt độ <10°C vì hạt phấn bị lép.
Cà chua nở hoa và bung phấn bắt đầu từ 7 – 9am. Muốn rung cây để thụ phấn cho cà chua, bà con phải rung rinh vào thời điểm 8 – 9am. Sớm hơn cũng chả đậu quả mà muộn hơn cũng chả ăn thua 2. Kinh nghiệm tham khảo của thành viên aboxinh:
Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Sạch
– Không bón phân đạm quá ngưỡng và tưới thúc sát hoặc trong giai đoạn thu hoạch.
– Không tưới nước bẩn thải ra từ nhà máy, hoặc chuồng trại.
– Phải đảm bảo dư lượng thuốc trừ sâu, kim loại nặng, nitrat, và vi trùng gây bệnh cho người dưới mức quy định.
Có hai vụ Đông Xuân và mùa mưa. Vụ Đông Xuân gieo từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau, thích hợp nhất vào tháng 11-12 (chính vụ). Vụ mưa gieo vào tháng 6-7, năng suất thấp nhưng giá thành cao (lưu ý phải chọn giống thích hợp trồng mùa mưa).
Giống trồng trong vụ Đông Xuân tương đối đa dạng như: giống địa phương, giống ấn Độ, SB3, và một số giống F1 của nước ngoài như S902, Delta, VL 2000, HP5, S901, … Giống có thể thích hợp trồng trong vụ mưa là KBT4, số 12, SB2, S901.
– Đất gieo phải tơi xốp, thoát nước, không bị rợp, được trộn với lượng phân như sau (cho 10m2): 5-6 kg phân chuồng + 100g phân lân + 20g thuốc trừ kiến (Basudin, Oncol).
Sau gieo nên phủ một lớp rơm, khoảng ba ngày hạt nảy mầm bỏ bớt rơm ra, 10 ngày sau gieo có thể tưới thúc hỗn hợp NPK, 3 ngày/lần.
Khi cây có 2-3 lá thật nên tỉa thưa giúp cho cây thoáng, đủ ánh sáng. Những cây tỉa được ngâm lại vẫn sử dụng để cấy. Cây con được 6-7 lá thật, cao 15-20cm (khoảng 20-30 ngày sau khi gieo) có thể đem trồng. Trước khi cấy nên bỏ tưới 1-2 ngày, trước khi nhổ cần tưới đẫm nước. Trong vụ mưa khi gieo cần phải làm giàn che mưa.
Đất cày và bừa 1 lần, lên liếp. Phân chuồng phải được bón lót trước khi cấy 3-7 ngày theo rãnh hoặc hốc được đánh trên liếp.
Nếu áp dụng phủ luống bằng nilon hoặc rơm: Khi cày bừa nên hình thành những đường phân lô trên ruộng nhằm tạo một hệ thống dẫn nước tưới ngấm vào luống trồng sau này. Ngay sau trồng có thể tưới bổ sung trực tiếp trên cây, sau tưới 4-5 ngày kiểm tra lại độ ẩm đất nếu khô sẽ tưới lại. Giai đoạn đầu tưới 4-5 ngày /lần, khi cây lớn 1 tuần /2 lần.
– Nilon được phủ trước khi trồng, đục lỗ theo khoảng cách trồng và được giữ trên liếp bằng những ghim kẽm bẻ hình chữ U (dài 10-15cm, sâu 7-8cm).
– Nếu phủ rơm: sau 3 ngày phun thuốc cỏ tiền nảy mầm như Dual, Nufarm, sau đó phủ rơm che kín liếp.
– Mật độ khoảng 18.000 – 20.000 cây/ha.
– Lượng phân bón (kg/ha): N: 125, P2O5: 79, K2O: 125, phân chuồng: 30.000 (khoảng 5 xe bò /1000 m2).
Lót (3-7 ngày trước khi cấy): toàn bộ phân chuồng, 2/3 P2O5, 1/3 K2O.
Thúc 1 (7-10 ngày sau trồng): 1/3 P2O5, 1/3 K2O, 1/5 N.
Thúc 2 (20-25 ngày sau trồng):2/5 N, 1/3 K2O.
Thúc 3 (35-40 ngày sau trồng): 2/5 N, 1/3 K2O.
Trong điều kiện phủ luống lượng phân thúc 2 và 3 được ngâm và tưới vào gốc, chia làm 4 lần (1 tuần /lần). Trong giai đoạn từ 25-50 ngày sau trồng có thể tưới thúc cho cây (dùng phân NPK hay DAP ). Sau giai đoạn này không nên tưới thúc.
Trên cây cà chua thành phần sâu bệnh hại tương đối nhiều, trong phần này xin đề cập những đối tượng chính và phổ biến.
Những biện pháp phòng trừ có thể bao gồm:
– Làm đất: cày đất phơi ải tốt nhất 1 tháng, ít nhất 1 tuần nhằm diệt nhộng của sâu xanh, sâu vẽ bùa, mầm bệnh, mầm cỏ dại và tuyến trùng.
– Bón phân cân đối: Tuyệt đối không sử dụng phân rác, phân chuồng tươi. Phân rác hoặc phân chuồng cần được ủ kỹ trong 6 tháng trước khi sử dụng.
– Sử dụng giống kháng bệnh (lưu ý trong vụ mưa). Khi chọn giống trồng nên lưu ý một số ký hiệu trên bao giống (thường giống nước ngoài) như sau: BW (kháng bệnh héo rũ vi khuẩn), F (kháng bệnh héo rũ do nấm Fusarium), N (kháng tuyến trùng), YLV (kháng bệnh xoăn vàng lá), TMV (kháng bệng khảm thuốc lá trên cà chua), CMV (kháng bệnh khảm dưa leo trên cà chua)…
– Xử lý hạt giống: trước khi gieo phơi hạt 2-3 nắng nhằm diệt một số mầm bệnh, ngâm hạt trong dung dịch Na2PO4 10% trong 2 giờ, sau đó xả bằng nước lạnh khoảng 45 phút hong khô trong điều kiện mát (xử lý diệt mầm bệnh virus), trước khi gieo có thể trộn hạt với một số loại thuốc trừ nấm bệnh như Rhidomil, Benlat C (5mg /10g hạt).
– Vệ sinh đồng ruộng: cỏ phải được dọn sạch (kết hợp những lần bón phân), sau lần thúc 3 cần làm cỏ ít nhất 2 lần (trước và trong khi thu hoạch) để giảm nguồn ký chủ phụ đối với một số loại sâu bệnh. Nên phủ luống bằng nilon hoặc rơm để giảm được công làm cỏ tay. Những cây bệnh (héo rũ, xoăn vàng lá,quả bệnh …) cần gom lại mang đi đốt, quả bị sâu đục đem đi chôn hoặc ủ làm phân.
– Nên luân canh với cây trồng nước như lúa, không trồng 2 năm liên tục trên đất đã trồng các cây họ cà (cà chua, cà pháo, cà đĩa, cà tím, ớt, thuốc lá, khoai tây).
– Nên trồng cạnh những ruộng bắp, đậu bắp hoặc trồng xung quanh để thu hút sâu xanh, giảm thiệt hại do chúng gây ra.
– Đặt bẫy đèn vào những ngày đầu mùa trăng để thu hút con trưởng thành của sâu xanh.
– Đặt bẫy dính trên mặt luống để thu hút giòi đẩy sức của sâu vẽ bùa trước khi hóa nhộng (trong điều kiện có phủ luống bằng nilon).
– Diệt sâu bằng tay, vặt bỏ những quả bị sâu đục đem đi chôn hoặc ủ phân, tuyệt đối không vứt bừa bãi trên ruộng.
– Hạn chế tối đa sử dụng thuốc hóa học làm ảnh hưởng đến hệ thiên địch có mặt trên ruộng như nhện linh miêu (Oxyopes javanus), nhện chân dài (Tetragnatha maxillona), ruồi xanh (Paradexodes), bọ rùa (Melochillus sexmaculatus) …
– Không bắt giết những loài có ích như ếch nhái, cóc, chim bắt sâu có mặt trên ruộng.
– Ưu tiên sử dụng thuốc vi sinh như BT, Centary, Depel; thuốc điều hòa sinh trưởng như Atabron, Nomolt.
Nên thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để sớm phát hiện các dịch hại. Số cây quan sát từ 15-20 cây rải đều trên ruộng.
– Bọ trĩ: (rầy lửa): nếu thấy xuất hiện đều trên cây và cả ruộng khoảng 3-5 con /1 lá ngọn nên tiến hành phun thuốc, sau phun 1-2 ngày kiểm tra, nếu mật độ chưa giảm có thể phun tiếp.
– Rệp sáp (White fly): khi xuất hiện đều cả ruộng 2-3 cây /con cần tiến hành xử lý thuốc.
– Sâu vẽ bùa: Thường xuất hiện vào tuần thứ 4 và thứ 8 sau trồng. Mật độ của chúng có thể dự đoán qua số lượng ruồi trưởng thành có mặt trên ruộng khoảng từ 5-10 con /cây thì ngày hôm sau nên phun thuốc. Sau phun 2 ngày kiểm tra lại, nếu còn bị hại nhiều cần phun thêm.
Giai đoạn 7-30 ngày sau trồng thuốc sử dụng có thể pha hỗn hợp 2,3 loại trị cả sâu vẽ bùa, bọ trĩ, rệp sáp. Các loại thuốc có thể dùng: Polytrin, Ofunak, Cyper, Dipterex, Confidor, Bassa, Sumicidin.
– Sâu đục quả: thường xuất hiện vào giai đoạn ra hoa rộ. Thường có 3 đỉnh rộ vào tuần thứ 5, 7, 9 sau trồng, cao nhất vào tuần thứ 7, cần lưu ý phòng trừ. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Sherpa, Sumi alpha, Cidi, Ciper, Polytrin, Sumicidin. Nên luân phiên thay đổi thuốc, khoảng 60 ngày sau trồng đến hết vụ nếu sâu nhiều có thể sử dụng BT, Atabron, Nomolt, Mymix.
– Bệnh héo rũ do vi khuẩn: Nên sử dụng giống kháng như KBT4, số 12 (Công ty Giống Cây trồng TP. Hồ Chí Minh). Cây bệnh phải được nhổ bỏ, gom lại đem đốt, tuyệt đối không vứt bừa bãi trên ruộng hoặc để đầu bờ.
– Bệnh héo rũ do nấm Sclerotium rolfsii: khi thấy xuất hiện có thể phun Anvil (nồng độ 0,3%), Rhidomil (nồng độ 0,3-0,4 %).
– Bệnh cháy lá: khi thấy xuất hiện có thể phun Rhidomil, Score (nồng độ 0,3-0,4%). Các loại thuốc này có thể kết hợp với những lần phun thuốc sâu khi thấy bệnh xuất hiện.
Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Sao Đỏ 719 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!