Xu Hướng 9/2023 # Kỹ Thuật Tạo Cây Con Giai Đoạn Vườn Ươm # Top 10 Xem Nhiều | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Kỹ Thuật Tạo Cây Con Giai Đoạn Vườn Ươm # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Tạo Cây Con Giai Đoạn Vườn Ươm được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1.     Vườn ươm.

–         Ưu tiên phát triển các vườn ươm nhỏ phân tán gần khu vực trồng rừng (không xa quá 4km). –         Gần nguồn nước sạch đủ tưới quanh năm. Tránh dùng nước ao tù, nước đọng . –         Mặt bằng vườn ươm tương đối bằng phẳng (không dốc quá, cao ráo thoát nước tránh úng ngập. Có diện tích đủ lớn để dãn bầu hoặc phân loại cây con. –         Tránh đặt vườn ươm nơi thung lũng hẹp thiếu ánh sáng hoặc đỉnh đồi có gió lùa. –         Đất vườn ươm có thành phần cơ giới thịt nhẹ hay pha cát, không dùng đất đã qua canh tác cây nông nghiệp nhiều năm bị bạc mầu hoặc đã bị nhiễm sâu bệnh. 2.     Giống. 2.1. Thu mua hạt giống. Dự án chỉ cho phép dùng hạt giống từ các nguồn giống được nhà nước công nhận. Giống được thu hái từ các vườn ươm cây giống hoặc lâm phần  chuyển hoá. Hạt giống các loại keo thường được cung ứng từ các tỉnh phía Nam, cho nên khi mua về từ các cơ sở sản xuất giống phải có lí lịch ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Xuất xứ giống Keo lá tràm cho Dự án được khuyến cáo: Đồng Nai

Một số thông số cơ bản: ·        Tỷ lệ chế biến:                       3 – 4kg quả/1kg hạt. ·        Số lượng hạt/1kg:                           45.000 – 50.000 hạt. ·        Hàm lượng nước sau chế biến:          7 – 8%. ·        Tỷ lệ nảy mầm:                     Trên 90%. 2.2. Bảo quản hạt giống. Hạt mua về nên tiến hành gieo ươm ngay tại vườn để đạt chất lượng gieo ươm cao. Trường hợp cần bảo quản, có thể áp dụng phương pháp bảp quản khô: –         Sau khi hạt đã phơi khô, độ ẩm của hạt đưa vào bảo quản từ 7 – 8%. –         Hạt đựng trong chum vại hoặc lọ thuỷ tinh có nút kín, sau đó được cất trữ nơi thoáng mát. –         Kiểu bảo quản này tỷ lệ nảy mầm có thể suy  giảm từ 20 – 30%. 3.     Tạo bầu. 3.1.Vỏ bầu. –         Loại vỏ bầu PE mầu trắng đục hoặc đen, bảo đảm độ bền, dai để khi đóng bầu hoặc qúa trình tạo cây trong vườn cũng như khi vận chuyển không bị hư hỏng. –         Kích thước bầu: 7x11cm. Bầu không đáy và đục lỗ xung quanh. Không dùng bầu có đáy hoặc cắt góc đáy. 3.2.Thành phần hỗn hợp ruột bầu. –         Phân chuồng ủ hoai:      10%. –         Supe lân Lâm thao:            2%. –         Đất tầng A dưới tán rừng :     88%. Yêu cầu phân chuồng: ·        Phân phải qua ủ hoai ·        Phân khô. Yêu cầu phân Lân: ·        NPK: Hàm lượng P2O5 dễ tiêu đạt tỷ lệ 14% Yêu cầu đất rừng tầng A: ·       Có hàm lượng mùn 3% ·       Độ pH(KCL): 5.0 – 6.0 . ·       Thành phần cơ giới: thịt nhẹ, pha cát (sét vật lí 20-30%) Tuyệt đối không được gieo “Chay”, không có phân chuồng hoặc dùng đất tầng B sau đó bón thúc phân vô cơ (đạm lá). 3.3. Kỹ thuật pha trộn đất ruột bầu. –         Đất tập kết tại vườn ươm, được đập nhỏ và sàng có đường kính 4cm loại bỏ rễ cây, sỏi đá, đất sét, rồi vun thành đống cao 15 – 20cm.  Sau đó phun ẩm và dùng vải mưa, giấy bóng ủ 4 – 5 ngày ngoài nắng. –         Phân chuồng qua ủ hoai và phân Lân nếu vón cục cũng phải đập nhỏ và sàng. –         Các thành phần kể trên được định lượng(đong bằng thúng, sảo…) theo tỷ lệ đã quy định và trộn đều trước khi đóng bầu. –         Để có độ kết dính khi đóng bầu, đất được tưới nước ẩm, nhưng tránh quá ướt kết vón.

3.4. Xếp bầu trên luống và kỹ thuật đảo bầu. –         Luống để xếp bầu được trang cho phẳng, đất nhỏ mịn, sạch cỏ. Luống có quy cách: Chiều rộng 1m, chiều dài 10 – 20m và cao 15 – 20cm. Rãnh luống: 40 – 50cm. –         Xếp bầu theo hàng, cứ 2 hàng để cách 1 hàng. Mật độ bầu trên luống khoảng 280bầu/m . –         Từ tháng thứ 2 phải tiến hành thăm bầu. Khi rễ cọc phát triển ra ngoài đáy bầu phải tiến hành cắt phần rễ thò ra ngoài bầu và đảo bầu kết hợp phân loại cây để tiện chăm sóc (ít nhất phải đảo bầu 2 lần). –         Chỉ tiến hành đảo bầu vào những ngày dâm mát hoặc có mưa nhỏ.

4.     Xử lý hạt giống. –         Diệt khuẩn bằng cách ngâm hạt trong dung dịch thuốc tím KMnO4 nồng độ 0,1% (1gam thuốc tím pha cho 1 lít nước) thời gian ngâm: 30 phút. –         Vớt hạt ra ủ trong túi vải bông, mỗi túi ủ không quá 3 kg hạt để nơi khô ráo ấm áp. –         Hàng ngày tiến hành ủ chua bằng nước sạch, cho đến khi hạt nứt nanh 30% đem gieo (tránh để nanh quá dài khi gieo có thể bị gẫy mầm). –         Trong suốt thời gian ủ hạt phải giữ nhiệt độ 30 – 40oC.

5.     Thời vụ gieo. ·        Gieo hạt để trồng cây vụ Xuân:Tháng 10 – 12 . ·        Gieo hạt để trồng cây vụ Thu: Tháng 3 – 4.

6.     Gieo hạt và cấy cây. v    Gieo hạt nứt nanh trực tiếp vào bầu: –         Tạo 1 lỗ sâu 0.3 – 0.5cm giữa bầu và gieo 1 – 2 hạt đã nứt nanh, sau đó phủ lớp đất mỏng từ 3 – 5mm –         Dùng rơm rạ đã qua khử trùng bằng cách ngâm trong nước vôi phủ trên mặt luống. –         Thường xuyên tưới nước giữ độ ẩm cho đất. –         Khi cây mầm đội mũ, cần dỡ bỏ rơm rạ và tạo dàn che tránh nắng. v    Cấy cây mầm vào bầu: –         Để tiết kiệm hạt và tạo độ đồng đều, gieo hạt trên luống, sau đó cấy cây mầm vào bầu. –         Hạt gieo theo hàng hoặc gieo vãi. Số hạt gieo: 1kg/15 – 20m2. –         Gieo gieo xong phủ lớp đất mịn dày không quá 4mm, sau đó phủ rơm rạ trên mặt luống. Rơm rạ để phủ cần được khử trùng bằng nước vôi. –         Thường xuyên giữ độ ẩm trong đất. Tưới 6 lít nước cho 1m2 –         Cấy cây mầm khi chưa có lá thật (còn lá kép lông chim) thường đạt tỷ lệ sống cao nhất. –         Chỉ tiến hành cấy cây khi trời râm mát hoặc mưa nhẹ, tránh những ngày nắng gắt, gió mùa Đông Bắc. Trước hôm cấy cần tưới đất ướt đều: Cứ 1m2 tưới 4 – 6 lít nước. –         Cây cấy sau khi nhổ cần nhúng luôn vào bát nước để tránh khô rễ mầm. Cấy đến đâu nhổ đến đấy. Loại bỏ những cây xấu. –         Dùng que nhọn chọc 1 lỗ sâu 1- 2 cm ở giữa bầu, đặt cây mầm sao cho cổ rễ ngang mặt bầu và dùng que ép chặt đất rễ mầm. Trường hợp rễ cây mầm quá dài có thể cắt bớt, nhưng tránh gây dập nát. –         Cấy xong cắm ràng ràng che bóng nhẹ và tưới nước cho cây.

7. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. 7.1.Tưới cây. –         Thường xuyên giữ đất ẩm sau khi gieo hoặc cấy cây nếu trời không mưa. –         Trong tháng đầu nếu trời không mưa, tưới mỗi ngày ít nhất 1-2 lần vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều 2 – 4lít/1m2Tưới liên tục trong 20 ngày đầu, sau đó dỡ vật liệu che bóng và chỉ tưới khi đất khô. –         ở giai đoạn sau tuỳ theo thời tiết mà điều chỉnh lịch tưới cho phù hợp: Cách   10 – 15 ngày tưới 1 lần. –         Trước khi xuất vườn 15 – 20 ngày tuyệt đối không được bón thúc và  hạn chế tưới nước để hãm cây.

7.2. Cấy dặm. –         Sau khi cấy cây 5 – 10 ngày, cây nào chết cần tiến hành cấy dặm ngay. Nơi cây dặm chết nhiều, nên xếp riêng những bầu cấy dặm ra một chỗ để tiện chăm sóc. –         Chỉ cấy dặm vào những ngày râm mát và che nắng, tưới đủ ẩm cho cây. 7.3. Nhổ cỏ phá váng. –         Luôn làm cỏ sạch trên mặt luống. Thời gian đầu cứ sau 10 – 15 ngày cần làm cỏ, kết hợp phá váng 1 lần. –         Dùng que vót nhọn xới nhẹ phá lớp váng tạo trên mặt bầu, tránh không làm hư tổn đến bộ rễ cây   7.4. Bón thúc. –         Có thể bón thúc để thúc đẩy sinh trưởng của cây con, trong trường hợp dinh dưỡng ruột bầu không bảo đảm hoặc vào những giai đoạn thời tiết không thuận lợi như rét đậm, sương muối Cứ 15 – 20 ngày thúc 1 lần. –         Dùng loại phân hỗn hợp N:K = 25:58:17 với nồng độ 2 – 3% tưới 2 lít/m2 Hoặc dùng phân Supe Lân Lâm thao khi cây có biểu hiện tím lá: 2kg bón cho 1000 bầu chia làm 6 lần (Mỗi lần bón 0,170kg/1000bầu. Hoà phân với nồng độ 0,5% (1kg phân/200 lít nước). Tưới dung dịch nước phân bằng bình hương sen. Sau khi tưới phân phải tưới rửa bằng nước lã. –         Không tưới thúc vào những ngày nắng gắt, vào lúc buổi trưa nắng. Tốt nhất nên bón vào những ngày râm mát hoặc mưa phùn. 7.5. Phòng trừ sâu bệnh. (1). Bệnh thối cổ rễ. –         Thường xuyên kiểm tra tình hình sâu bệnh, nếu phát hiện bệnh lở cổ rễ dùng Benlát 0,5%. Liều lượng: 1 lít/24m2. Cứ 7 – 10 ngày phun 1 lần. –         Khi bệnh xuất hiện có triệu chứng: Cổ rễ cây bị thối nhũn làm cây con bị chết. Bệnh thường xuất hiện ở cây con 1 tháng tuổi. (2). Bệnh nấm mốc trắng. Ngoài thuốc Benlát, có thể dùng hỗn hợp lưu huỳnh vôi nồng độ 3 – 5 ppm phun 1 Lít/24m2 định kì 10 – 15 ngày/lần.

(3). Bệnh lí thiếu dinh dưỡng khoáng. –         Trong vườn xuất hiện một số cây thậm chí một đám cây có các biểu hiện thiếu dinh dưỡng khoáng chất, cây còi cọc, tím lá, bạc lá hoặc vàng còi, cây không có màu xanh lục. –         Cách điều trị: Ngoài việc bón thúc, phun phòng bệnh theo chế độ kể trên cần tăng cường Supe Lân Lâm thao nồng độ 0,2% với liều lượng 2,5 lít/m2, cứ 4 – 5 ngày 1 lần kéo dài 1 – 2 tuần cho đến khi cây khỏi bệnh.

(4). Sâu hại. Khi xuất hiện sâu hại, ngoài việc thường xuyên kiểm tra và bắt sâu vào sáng sớm, có thể dùng 0,05 lít Fenitrotion pha với 10 lít nước phun liều lượng 1 lít /10m

8. Tiêu chuẩn cây xuất vườn. ·        Tuổi cây: 3 – 5 tháng tuổi. ·        Đường kính cổ rễ: 0,25 – 0,30 cm. ·        Chiều cao bình quân: 25 – 30 cm. ·        Cây đã hoá gỗ hoàn toàn. ·        Cây không bị nhiễm bệnh. ·        Bộ rễ phát triển tốt và có nấm cộng sinh. ·        Cây không bị cụt ngọn, không nhiều thân.

.

Trồng Và Chăm Sóc Cây Mai Chiếu Thủy Giai Đoạn Vườn Ươm

1. Thời vụ, đất trồng cây mai chiếu thủy

Do giai đoạn cây con trong vườn ươm nên thời điểm trồng cây từ bầu, khay ươm hạt mai chiếu thủy vào vườn ươm cây con tùy thuộc điều kiện thực tế của cơ sở và có thể tiến hành quanh năm.

Cây mai không quá kén đất trồng. Nhưng cây mai con giai đoan vườn ươm cần chọn các loại đất tốt trồng trực tiếp hoặc làm các hỗn hợp giá thể tốt nếu trồng trong bầu nilông hay chậu.

Lưu ý: Cây mai tối kỵ đất bị úng nước, do vậy vườn ươm phải thoát nước tốt.

2. Mật độ – khoảng cách trồng mai chiếu thủy

Nếu trồng trực tiếp ra đất giai đoạn này do cây còn nhỏ mật độ tối thiểu có thể trồng: cây x cây 20 x 20 cm, hàng x hàng 20 x 20 cm, luống (hoặc líếp) rộng 0,8 – 1,2 m.

Vườn ươm mai chiếu thủy

3. Kỹ thuật trồng cây mai chiếu thủy

Tiêu chuẩn chọn cây giống trước khi trồng – Cây mai chiếu thủy con khi đem trồng xuống đất hoặc vào bầu ươm cần phải kiểm tra xem cây con có đạt yêu cầu cụ thể như sau:

– Có lá trưởng thành trở lên mọc nhiều. Các lá ngọn đã trưởng thành theo đặc trưng của giống.

– Thân vững chắc, cây không bị tổn thương, không bị sâu bệnh.

– Bộ rễ phát triển tốt, có nhiều rễ thứ cấp.

– Chiều cao cây giống (từ cổ rễ đến đỉnh ngọn) từ 7 cm trở lên.

Dùng các dụng cụ như cuốc bổ hốc, dao xây loại nhỏ hoặc dụng cụ đào lỗ chuyên dụng để đào lỗ theo mật độ đã định. Đặt cây con vào hố và lấp đất

Trường hợp trồng trong bầu hoặc chậu nhựa, dùng que hoặc cây đục lỗ để đục lỗ trồng trong bầu rồi tiến hành trồng cây vào bầu sau đó xếp bầu cây đã trồng thành luống (líếp).

4. Hướng dẫn chăm sóc cây mai chiếu thủy giai đoạn vườn ươm

4.1. Che nắng cho cây sau trồng

– Tác dụng:

+ Giảm cường độ ánh sáng trực tiếp, tránh lá và cành non bị cháy nắng.

+ Cản bớt gió.

+ Giảm sự thay đổi đột ngột ẩm độ không khí và đất xung quanh cây.

– Vật liệu dùng che nắng: Dùng lưới đen chuyên dụng che để giảm cường độ chiếu sáng trực xạ xuống còn khoảng 70% ánh sáng tự nhiên là được. Có thể tận dụng các vật liệu sẵn có ở địa phương như cỏ tranh khô, lá dừa khô.

– Cách che nắng: Dùng vật liệu che nắng tạo thành mái che làm giảm bớt khoảng 30% ánh sáng mặt trời trực tiếp. Độ cao mái che cao hay thấp tùy điều kiện sản xuất cụ thể nhưng không thấp dưới 1,2 m sẽ khó chăm sóc.

– Chỉ che thời gian đầu mới trồng, sau đó luyện cây và bỏ mái che.

4.2. Tránh rét cho cây mai chiếu thủy vào mùa đông

Để bảo vệ cây mai chiếu thủy trong mùa đông, tủ gốc cho mai chiếu thủy bằng rơm hoặc lá khô, bổ sung thêm phân chuồng hoặc phân xanh xung quanh gốc cây. Việc này giúp cho hệ thống rễ và cây khỏe mạnh đến khi thời tiết ấm lên và cây phát triển bình thường trở lại.

Nếu bạn đã trồng mai chiếu thủy vào chậu ngoài trời bạn nên cho cây vào trong nhà để giữ ấm cho cây.

Tủ gốc và bổ sung thêm phân chuồng cho mai chiếu thủy khi trời rét

4.3. Tước nước cho cây mai chiếu thủy

Sau khi trồng phải tưới nước ngay để cây nhanh hồi phục.

Dùng thùng tưới hoa sen hoặc các loại dụng cụ tưới có áp lực vòi tưới nhẹ để tưới nhẹ nhàng quanh gốc

Lượng nước tưới vừa đủ ẩm, không được tưới nước bằng ống nước có dòng nước xối mạnh làm rửa trôi, tróc gốc, đất bị váng, cây khó ra rễ.

Tưới thường xuyên hàng ngày vào sáng sớm hoặc chiều tối, nhất là những ngày nắng để đảm bảo độ ẩm cho cây.

Tùy theo điều kiện cụ thể (tiền vốn, diện tích, lao động, nguồn cung cấp nước tưới …) của cơ sở sản xuất có thể áp dụng các phương pháp tưới tiên tiến như: Tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa tự động …

Sau khi trồng phải tưới nước ngay cho cây mai chiếu thủy

4.2. Bón phân cho cây mai chiếu thủy

4.2.1. Xác định các loại phân bón cho cho cây mai chiếu thủy

a. Phân hữu cơ

Các loại phân hữu cơ có thể dùng để bón cho mai chiếu thủy như phân chuồng hoai mục (phân gia súc), than bùn, phân dơi, phân xanh, phân cá, bánh dầu …

Ưu điểm của phân hữu cơ

– Tạo chất đệm, ổn định độ chua của đất tăng hiệu quả của việc bón phân vô cơ.

– Làm đất tơi xốp, giữ ẩm tốt, tăng độ phì nhiêu.

– Tạo môi trường thuận lợi để vi sinh vật phát triển và hoạt động làm tăng khả năng kháng bệnh đối với cây trồng.

Hạn chế của phân hữu cơ

– Hiệu quả chậm;

– Cồng kềnh, tốn công vận chuyển;

– Hàm lượng dưỡng chất thấp, không ổn định, khó kiểm soát.

Để nâng cao hàm lượng dinh dưỡng phân chuồng, nên tận dụng các dư thừa thực vật có sẳn để độn vào phân chuồng và ủ phân trước khi sử dụng.

b. Phân vô cơ

Tùy theo nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn phát triển mà lựa chọn các loại phân vô cơ để bón cho phù hợp.

Ưu điểm của phâ​n vô cơ

– Đáp ứng nhanh kịp thời nhu cầu của cây.

– Hàm lượng dinh dưỡng thường cao, ổn định và dễ kiểm soát.

– Dễ vận chuyển, dễ sử dụng.

Hạn chế của phân vô cơ

– Sử dụng đơn độc lâu ngày đất bị chai cứng, chua, cây hấp thụ kém.

– Hạn chế vi sinh vật phát triển.

* Các loại phân chứa đạm

– Phân urê (46% đạm nguyên chất) có thể được dùng để bón lót, bón thúc hoặc có thể pha loãng theo nồng độ 0,5 – 1,5% để phun lên lá.

– Sunphat đạm (phân SA) chứa 20 – 21% nitơ (N) nguyên chất và 29% lưu huỳnh (S). Phân SA có dạng tinh thể mịn, hoặc viên, màu trắng ngà hoặc xám xanh. Phân có mùi khai, vị mặn, hơi chua, dễ tan trong nước.

– Phân DAP (phốt phát amôn) chứa 18 % đạm và 46 % lân, dùng để bón lót, bón thúc đều giai đoạn cây con trong vườn ươm đều tốt. Phân dễ sử dụng, thích hợp ở đất nhiễm mặn. Cần bón phối hợp với các loại đạm khác.

* Các loại phân chứa lân:

Supe lân và Lân nung chảy chứa từ 15,5%-17% P2O5 hữu hiệu, chủ yếu được sản xuất trong nước từ nguyên liệu là quặng A-pa-tit do các nhà máy: Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao, Long Thành, Phân lân nung chảy Văn Điển và Phân lân nung chảy Ninh Bình sản xuất.

* Các loại phân kali:

– Phân sunphat kali (K2SO4): hàm lượng kali nguyên chất trong sunphat kali là 45 – 50%. Ngoài ra trong phân còn chứa lưu huỳnh 18%.

– Hàm lượng kali nguyên chất trong sunphat kali là 45 – 50%. Ngoài ra trong phân còn chứa lưu huỳnh 18%.

4.2.2. Phương pháp bón phân cho cây mai chiếu thủy

– Bón gốc:

+ Phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh thường bón lót trước khi trồng. Một số loại phân hữu cơ khác như bánh dầu thì ngâm và pha loãng với nước tưới thường xuyên, phân dơi bón lót hoặc rải quanh gốc sau đó xới nhẹ và tưới nước.

+ Phân vô cơ: Thời kỳ cây con bộ rễ cây mai chiếu thủy chưa phát triển mạnh nên thường bón bằng cách pha phân bón vào nước sau đó tưới trực tiếp vào gốc cây.

– Phun trên lá: Pha phân bón vào bình phun hoặc máy phun sau đó phun trực tiếp lên lá cây. Thường áp dụng đối với các loại phân bón qua lá (vi lượng) như Supper Zinc K. Cần lưu ý sử dụng đúng nồng độ như khuyến cáo để tránh gây cháy lá hoặc ngộ độc. Để tăng hiệu quả của phân bón lá nên phun vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối.

4.3. Làm cỏ cho vườn trồng cây mai chiếu thủy

4.1.1. Tác hại của cỏ dại

Cỏ dại tranh chấp các điều kiện sống của vườn mai hoặc trên các chậu cây thiếu chăm sóc làm cho cây bị ảnh hưởng đến phát triển. Từ đó phải điệt cỏ nên làm tăng chi phí sản xuất, bao gồm: Tăng chi phí thuốc trừ cỏ, chi phí phun và rải thuốc trừ cỏ, tăng chi phí chuẩn bị đất, trồng trọt, chăm sóc, dụng cụ trừ cỏ và thời gian làm cỏ.

Cỏ dại là nơi trú ẩn của sâu, bệnh hại và là nơi trú ẩn của chuột và là ký chủ của sâu bệnh hại cây trồng là ký chủ của nấm gây bệnh thán thư, đốm lá, bệnh héo cây con. Cỏ gà (cỏ chỉ) là ký chủ của nấm gây bệnh gỉ sắt, đốm lá, sâu đất, sâu kéo màng…

4.1.2. Phòng và trừ cỏ dại

Làm đất kỹ, che phủ kín đất, có tác dụng ngừa được cỏ dại trong vườn, Có thể che phủ đất trồng mai bằng cách trồng cây lạc dại (cỏ đậu) vừa có tác dụng làm cho cỏ dại mọc trong vườn, vừa có thể ủ phân xanh cung cấp cho đất.

Cũng có thể phun thuốc cỏ hay làm bằng tay. Nếu phun thuốc cỏ phải phun từ khi cây dưa còn nhỏ để thuốc cỏ không ảnh hưởng (phun phải cây dưa) tới cây dưa. Khi thấm thuốc cỏ, cỏ dại ở trên bờ sẽ từ từ chết khô, thân cây cỏ chết khô nằm trên bờ ruộng, có tác dụng che phủ đất ở trên bờ ruộng không bị xói mòn. Làm cỏ bằng tay vừa tốn công lao động, bờ tuy sạch cỏ những đất trên bờ dễ bị rửa trôi.

Nguồn: Giáo trình trồng và chăm sóc cây mai chiếu thủy – Bộ NN&PT NT

Cách Chăm Sóc Cho Cây Mắc Ca Ở Giai Đoạn Vườn Ươm

Quy trình chăm sóc cây mắc ca giai đoạn vườm ươm

Để có được cây giống mắc ca khỏe mạnh sinh trưởng tốt thì ngay trong giai đoạn cây con ở vườn ươm hộ trồng phải chăm sóc nó thật tốt để bộ rễ nó sinh trưởng mạnh. Từ đó cây cũng có sức đề kháng tốt hơn chống chịu được sâu bệnh và dễ dàng thích nghi với điều kiện đất trồng mới khi mang chúng ra khỏi vườn ươm để trồng đại trà. Các thức chăm sóc ở vườn ươm sẽ được chia sẻ cụ thể chi tiết như sau.

Sầu riêng Musang King ngon nổi tiếng nhất thế giới hiện nay Giống sầu riêng Dona Thái thuần chủng cơm vàng hạt lép Giống cây đàn hương trắng Ấn Độ thuần chủng

Chuẩn bị bầu đất để cắm

Bầu đất chính là nơi cây sẽ sinh trưởng và phát triển trong giai đoạn này nên chọn bầu và kích thước bầu là điều vô cùng quan trọng. Thông thường bầu có kích thước 20×30 cm là kích thước chuẩn đủ tiêu chuẩn cho cây phát triển tốt, nếu trường hợp không có diện tích mà số lượng giống cần nhân nhiều thì có thể chọn bầu kích thước 17×27 cũng tạm được.

Bầu nên chọn loại bì có màu đen và cần đục lỗ để khi tưới nước thoát đi cây không bị úng. Vị trúc đục lỗ cách 2-3 cm từ đáy bầu đi lên chừng giữa bầu thì dừng mỗi bên đục 2 hàng và 1 hàng đục 4 lỗ.

Đất trong bầu phải là đất tốt có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây, đất phải là nguồn đất sạch không có mầm bệnh cũng như thành phần hữu cơ trong đất cũng phải cao. Trộn đất 75% và 20% phân bò cùng với 5% vỏ trấu để cho vào bầu.

Chăm sóc cây mắc ca

Sau thời điểm đưa cây con vào bầu đất bà con cần thường xuyên tưới nước nên tưới mỗi ngày 2 lần làm vậy để duy trì ẩm độ cho bàu đất. Khi có cỏ thì nhổ cỏ bằng tay, nếu cây có dấu hiệu sinh trưởng không đồng đều thì tốt nhất nên sử dụng phân bón lá.

Cứ 2-3 tháng thì dùng phân để bón cho cây khi bón phân cần kết hợp các công đoạn khác như chăm sóc và tỉa cành cho cây. Việc bón phân cho cây giúp cây phát triển tốt đồng đều hơn có sức đề kháng hơn, trong thời gian cây còn ở vườm ươm bà con nên chú ý đi thăm vườn thường xuyên để phát hiện ra nếu cây con có dấu hiệu sâu bệnh thì diệt trừ ngay. Cần che lưới để giảm thiểu ánh sáng trực tiếp và tạo một độ ẩm nhất định cho cây.

Kỹ Thuật Nhân Giống Và Chăm Sóc Cây Sâm Dây Giai Đoạn Vườm Ươm

Kỹ thuật nhân giống và chăm sóc cây sâm dây giai đoạn vườm ươm

Cây sâm dây thườnng mọc rải rác ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Những năm trước đây được người dân thu hoạch triệt để nên hầu như tỷ lệ cây còn lại trong tự nhiên là rất ít. Việc trồng và nhân giống cây sâm đất trở nên cần thiết để bảo tồn, làm dược liệu, … là điều cần thiết hiện nay.

Là cây dược liệu mang lại giá trị kinh tế cao và là cây thuốc quý có tính dược lý cao trong việc hỗ trợ tăng cường sức khỏe. Để sản phẩm sâm dây có chất lượng tốt thì yêu cầu kỹ tuật gieo trồng phải đáp ứng phù hợp với đặc điểm sinh lý, sinh hóa của cây. Vậy để nhân giống thành công cây sâm dây cần lưu ý một số kỹ thuật như sau:

Mô hình ươm cây sâm dây đáng giá hàng tỷ đồng

1. Chọn vị trí làm vườn ươm cây sâm dây

– Chọn vị trí làm vườn ươm cần đảm bảo nơi gần nguồn nước sạch, thuận tiện giao thông, địa hình tườn đối bằng phắng, thoát nước tốt, không bị ngập úng.

– Vườn ươm được làm kiên cố, có mái che mưa, có trang bị lưới đen hoặc có thể phủ rơm rạ lên luống để hạn chế bớt một phần ánh sáng và giữ độ ẩm cho đất ươm.

– Đất vườm ươm là đất tốt, giàu dinh dưỡng. Đất được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ, lên luống rộng 100 – 200 cm, cao 15 – 20 cm, rãnh rộng từ 30 – 35 cm.

– Giá thể phủ trên đất ươm dùng để ươm hạt có độ dày trên mặt luống tối thiểu 5 cm. Giá thể phải tươi xốp, thoát nước tốt. Có thể trộn giá thể với tỷ lệ gồm: Đất (đất phù sa, đất màu); xỉ than (mùn cưa, xơ dừa); phân chuồng hoai mục (phân vi sinh) được phối trộn theo tỷ lệ: 1/4 đất + 1/2 xỉ than + 1/4 phân chuồng hoai mục. Sau khi trộn đều theo tỷ lệ trên thì cần tiến hành xử lý nấm bệnh tồn tại trong giá thể bằng các dung dịch như Daconil 75 WP (1 g/l nước) hoặc dung dịch Ridomil Gold 68 WG (nồng độ 3 g/l nước) phun đều vào giá thể đã trộn (40 – 50 l/m3 giá thể).

Mô hình nhân giống cây sâm dây

2. Cách thu, bảo quản hạt giống

– Hạt giống được thu từ cây mjej khỏe mạnh, không sâu bệnh hại, đã được 3 năm tuổi trở lên.

– Tiến hành thu hái quả chín, có vỏ màu tím sẫm thì hạt có khả năng nảy mầm tốt hơn. Thời gian quả chín từ tháng 11 – 12 hàng năm, nên thu quả vào giữa tháng 11 là tốt nhất.

– Quả được thu hái về đem phơi khô, tách lấy hạt, tiếp tục phơi hong gió 2 – 3 ngày. Hạt có thể đem gieo luôn hoặc trường hợp bảo quản tốt thì vẫn đảm bảo tỷ lệ nảy mầm trong vòng 1 năm, tuy nhiên gieo hạt ngay sẽ cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất.

3. Kỹ thuật gieo hạt sâm dây

– Chọn thời điểm gieo thích hợp trong năm: Nếu gieo hạt trên luống để tạo củ trên luống, sau đó lấy củ đem trồng thì tiến hành gieo ngay sau khi thu hạt. Nếu gieo hạt để sản xuất cây con thì gian gieo thích hợp nhất vào tháng 2 – 3, lúc đó phù hợp với thời vụ trồng vào mùa mưa tháng 5 – 6 hàng năm.

– Xử lý hạt trước khi gieo: Đem hạt ngâm vào nước ấm 54oC (2 sôi 3 lạnh) trong thời gian 6 – 8 giờ. Trong suốt thời gian ngâm duy trì nhiệt độ nước ngâm bằng cách pha thêm nước ấm. Sau ngâm xong vớt hạt để ráo và đem ủ vào túi vải sạch đến khi hạt nứt nanh rồi đem gieo. Trong thời gian ủ cách 8 – 10 giờ rửa hạt lại và ủ đảm bảo độ ẩm cho hạt nảy mầm.

– Gieo hạt với lượng 50 – 60 gram trên 4 m2 trên luống có phủ giá thể gieo đã chuẩn bị sẵn. Gieo xong bổ sung giá thể lớp mỏng để phủ kín hạt giống. Tiến hành phủ rơm rạ giữ ẩm cho đất. Tưới phun sương cho đất 1 ngày/lần. Trong suốt quá trình ươm cần duy trì độ ẩm từ 70 – 75% cho đất để tạo điều kiện cho hạt nảy mầm.

– Hạt sâm dây có kích thước nhỏ, vì vậy nên gieo hạt vào khay hay gieo lên luống để tạo cây mạ trước khi cấy vào bầu hoặc vĩ xốp.

Nhân giống cây sâm dây bằng phương pháp gieo hạt

4. Cách cấy cây sâm dây  tạo củ

– Chuẩn bị vĩ xốp 84 lỗ hoặc vầu có kích thước 5 x 10 cm hoặc luống ươm tạo củ với thành phần giá thể như trên. Đối với luống ươm tạo củ mật độ cấy cây cách cây 8 – 10 cm.

– Thời vụ cấy thích hwpj là lúc thời tiết ẩm mát. Không cây vào thời điểm quá nắng, mưa to hoặc khô rét.

– Cây mạ cấy cần đạt tiêu chuẩn như cây đồng đều, khỏe mạnh, mập, không nhiễm sâu bệnh hại, sau gieo từ 20 – 30 ngày, cây đạt chiều cao từ 3 – 4 cm, có 2 – 3 cặp lá, đủ rễ, chồi.

– Trước khi bấm cây tiến hành tưới nước đủ ẩm cho cây gieo tránh bấm làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây. Khi cây cần cấy nông đến cổ rễ, không cây sâu đến thân hoặc cây nông quá hở cổ rễ đều ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây sau này.

– Sau khi cấy xong, tưới nước đủ ẩm cho chặt gốc và che tủ chống nắng, mưa gió cho cây cấy cho đến khi cây xanh, bén rễ và hồi phục trở lại.

Cấy cây sâm dây tạo củ

5. Kỹ thuật chăm sóc cây 5.1 Chăm sóc cây sau gieo (từ sau gieo đến cây mạ đạt 2 – 3 lá)

– Tiến hành che tủ trên mặt luống để giữ ẩm, chống đóng váng và hạt giống không bị nổi trên mặt luống. Phải thường xuyên kiểm tra hạt nảy mầm và dần thảo dỡ vật dụng che phủ để cho ánh sáng tạo điều kiện cho cây quang hợp.

– Sau gieo cần lưu ý kiến, chim, chuột phá hại. Tưới phun sương duy trì độ ẩm cho hạt nảy mầm, tưới 2 – 3 lít/m2, ngày tưới từ 1 – 2 lần.

– Làm cỏ phá váng từ 1 – 2 lần/tuần nhằm tạo đất thông thoáng, không cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng với cây.

– Kết hợp tỉa dặm cây: Với những cây gieo tẳng không qua giai đoạn cấy để tạo cây con phải tỉa thưa nơi quá dày kết hợp loại bỏ những cây mọc kém, sâu bệnh. Đối với cây gieo trực tiếp vào bầu, vĩ xốp cũng chọn để lại 1 bầu/cây mạnh khỏe.

5.2 Chăm sóc cây cấy (sau cấy đến khi xuất vườn ươm)

– Thời gian chăm sóc cây sau cấy đến khi xuất vườn ươm thông thường khoảng 2 tháng. Thời gian chăm sóc cây cấy tạo củ giống đến trồng kể từ khi cấy đến tạo củ giống đạt tiêu chuẩn có đường kính 0,5 cm khoảng 6 tháng.

– Chế độ ánh sáng cho cây: Che nắng cho cây, sau khi cấy dùng vật liệu che tủ cây. Giai đoạn này cần che nắng đến 70% ánh sáng cho tời khi cây hồi phục. Sau đó giảm dần và không sau cấy từ 10 – 15 ngày.

– Chế độ tưới nước cho cây: Tháng đầ sau cấy tưới 1 ngày/lần, từ tháng thứ 2 tưới 1 – 2 lần/ngày. Sau đó tùy vào điều kiện thời tiết để quyết định số lần tưới sao cho duy trì độ ẩm từ 60 – 70%. Nươc tưới cần đảm bảo nước sạch, không nhiễm phèn, tránh tưới vào thời tiết nắng nóng, lượng nươc tưới vừa phải, không tưới nhiều gây úng chết cây.

– Làm sạch cỏ dại, xới đất: Chủ yếu dùng phương pháp thủ công như dùng tay nhổ cỏ, xới đất kết hợp nhổ bỏ những cây bị bệnh, còi cọc, cây chết.

– Chế độ bón phân cho cây: Phun phân bón lá định kỳ cho cây 7 – 8 ngày/lần với liều lượng theo nhà sản xuất khuyến cáo. Ngừng phun ít nhất 15 ngày trước khi xuất vườn.

Cây giống sâm dây đủ tiêu chuẩn xuất vườn

5.3 Phòng trừ sâu bệnh hại cây con sâm dây

– Chủ yếu dùng biện pháp canh tác như vườn ươm thông thoáng, thoát nước tốt, giữ vệ sinh, phơi ải, xử lý đất trước khi gieo trồng, …

– Tiến hành phun phòng bệnh nấm định kỳ 1 tháng/lần. Có thể sử dụng thuốc Ridomil Gold nồng độ 1gram/lít để phun.

Mô hình nhân giống cây sâm dây quy mô lớn

6. Tiêu chuẩn cây con sâm dây xuất vườn

– Cây con xuất vườn cần đạt một số tiêu chuẩn sau: Cây sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, không sâu bệnh, không bị xây sát, long rễ, vỡ bầu, cây con đủ tuổi cây từ 2 – 3 tháng, chiều cao cây đạt từ 12 – 15 cm, có 3 – 4 lá thật.

– Trước khi xuất vườn để trồng 2 – 3 ngày không tưới nước. Khi lấy cây khỏi vĩ, bầu cần nhẹ nhàng và xếp vào thùng hay khay theo lớp, trán làm cây dập gãy ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây sau này. Nên chọn lúc trời râm mát để vận chuyển cây con là tốt nhất.

Cây sâm dây mang lại lợi nhuận lớn cho bà con

Nguồn: Admin tổng hợp – NO

Kỹ Thuật Nhân Giống Và Chăm Sóc Cây Keo Lá Tràm Giai Đoạn Vườm Ươm

1. Chọn vị trí làm vườm ươm cây keo lá tràm

Vườn nhân giống cây keo lá tràm

Chọn nơi đất tốt, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, không bị ngập úng, gần nguồn nước sạch và đường giao thông thuận tiện cho việc bốc xếp và vận chuyển cây giống.

2. Kỹ thuật làm bầu ươm cây keo lá tràm 2.1 Đối với gieo hạt vào bầu

– Vỏ bầu nên chọn túi nilong đen, kích cỡ 9 x 12 cm, có đáy hoặc không đáy, xung quanh đục 6 – 8 lỗ để thoát nước.

– Đất bầu:

+ Nếu nơi đất bạc màu trồn 80% đất mặt + 20% phân chuồng hoai mục.

+ Nơi đất có thành phần cơ giới nặng trộng 68 – 69% đất tầng mặt + 20% cát + 10% phân chuồng hoai mục + 1 – 2% Super lân.

+ Nơi đất có nhiều mùn, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình trộn 90% đất tầng mặt + 8 – 9% phân chuồng hoai mục + 1 – 2% Super lân.

+ Nếu lấy đất tầng mặt rừng keo lá tràm 5 tuổi trở lên nên bổ sung thêm chế phẩm Nitrazin để nhiễm nấm trước khi cấy cây vào bầu.

2.2 Đối với giâm hom vào bầu

– Vỏ bầu bằng nilong, đen kích thước đường kính 5 – 6 cm, cao 10 – 12 cm, thủng đáy nếu có đáy phải đục lỗ ở đáy và xung quanh để thoát nước.

– Đất bầu làm bằng đất tầng B, thành phần cơ giới nhẹ. Vòm che có khung bằng sắt hoặc tre được phủ bằng nilong trong trùm kín cả luống giâm để giữ độ ẩm cho hom giâm.

3. Chọn giống trước khi gieo 3.1 Chọn hạt giống cây keo lá tràm

Hạt giống cây keo lá tràm

– Thu hái hạt giống: Cây keo lá tràm sau khi trồng 3 – 4 năm bắt đầu ra hoa. Chọn giống tốt nhất ở vườn keo lá tràm được 5 tuổi trở lên. Các tỉnh phí Bắc thu hái từ tháng 4 – tháng 6, các tỉnh phía Nam thu hái từ tháng 2 – tháng 3. Khi quả chín vỏ khô màu nâu nhạt hoặc xám, hạt màu đen phải tiến hành thu hái ngay tránh quả bị nứt rụng hết hạt.

– Xử lý quả sau khi thu hái: Phân loại quả, ủ thành từng đống thời gian 2 – 3 ngày cho chín đều, đống ủ không quá cao dưới 50 cm. Nơi ủ thoáng gioá, mỗi ngày đảo 1 -2 lần. Đem quả chín phơi nắng cho tác hạt, phơi tiếp 2 – 3 ngày nắng. Phơi trên các dụng cụ nong nia, bạt để khi quả tách hạt dễ tiến hành thu gom hạt. Sau khi hạt tác tiến hành sang xẩy làm sạch và tiến hành bảo quản hạt giống.

– Cách bảo quản hạt giống: Hạt sau khi thu được có độ ẩm từ 7 – 8 % đem bảo quản trong cum vại nút kín, cất nơi khô thoáng, tránh ánh sáng trực tiếp để duy trì sức sống của hạt được 1 năm với tỷ lệ nảy mầm giảm 20 – 30%. Hạt đựng trong túi nilong kín bảo quản ở nhiệt độ mát từ 5 – 10 o C có thể duy trì sức sống trong thời gian vài năm.

3.2 Chọn giống từ hom cành

Chọn lấy hom cành từ cây có các chỉ số sinh trưởng vượt trội so với chỉ số trung bình của quần thể. Ít nhất gấp 1,5 – 2 lần so với độ lệch chuẩn. Thân cây thẳng, chiều cao dưới cành lớn, cành nhánh nhỏ, tán cân đối, không bị sâu bệnh hại.

4. Kỹ thuật nhân giống từ hạt cây keo lá tràm 4.1 Cách xử lý hạt giống:

Trước khi gieo tiến hành xử lý hạt giống. Ngâm hạt trong nước sôi trong 1 phút để nguội dần, sau 8 giờ vớt ra cho vào túi vải đen ủ, mỗi ngày rửa chua từ 1 – 2 lần, sau 2 – 3 ngày hạt nứt nanh tiến hành đem gieo.

4.3 Thời vụ và mật độ gieo hạt giống keo lá tràm

– Thời vụ gieo ươm phải tiến hành trước khi trồng rừng 2,5 – 3 tháng. Tránh gieo hạt vào thời kỳ có rét đậm kéo dài.

– Mật độ gieo: 0,7 kg/m 2 hoặc 1 kg hạt / 1,5 m 2.

4.3 Kỹ thuật gieo hạt

– Trước khi gieo cần tưới đủ ẩm cho luống gieo hoặc cho bầu.

– Trường hợp gieo hạt trực tiếp vào bầu thì khi hạt đã được xử lý nứt nanh đem gieo thẳng vào bầu.

– Trường hợp cấy cây thì khi cây mầm đã nhú khói mặt đất, có 2 lá mầm hình que diêm, nhổ đem cấy mỗi bầu một cây.

– Sau khi gieo hoặc cấy cây mầm cần tiến hành tưới lại một lần bằng nước sạch để rửa lá mầm và lấp các lỗ trống trong bầu đất.

– Sau 7 – 10 ngày tiến hành cấy dặm những bầu có cây chết hoặc hạt không nảy mầm.

4.4 Kỹ thuật chăm sóc cây ươm từ hạt

Tưới bầu sau khi gieo hạt

– Khi cây mầm có 1 – 2 lá thật thì nhổ tháo dần lưới che hoặc tháo bỏ hoàn toàn lưới che.

– Dùng bình có vòi hoa sen tưới nước cho cây mỗi ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều muộn.

– Định kỳ 10 – 15 ngày nhổ cỏ và phá bang mặt bầu 1 lần.

– Sau trồng 1 tháng bón thúc 2 – 3 lần băng phân NPK (25:58:17) nồng độ 2 – 3 %, lượng nước tưới 2 lít/1 m 2. Lưu ý không tưới phân vào ngày có mưa nhiều, hoặc lúc trời nắng gắt.

– Trước khi xuất vườn 15 ngày phải đảo bầu, ngừng bón phân và tưới nước, phân loại cây để chuẩn bị xuất vườn.

– Trong suốt quá trình chăm sóc, nếu thấy xuất hiện bệnh phấn trắng dùng hỗ hợp lưu huỳnh + vôi với nồng độ 3 – 5 ppm phun 1 lít cho 24 m 2, phun 2 – 3 lần liên tục, định kỹ 10 – 15 ngày/ lần. Nếu xuất hiện bệnh lỡ cổ rễ thì dùng thuốc Benlat 0,4% phun 1 lít cho 24 m 2 định kỳ 7 – 10 ngày phun một lần. Sâu ăn lá thường gặng là bọ rùa, cầu cấu có thể dùng 5 ml Fenitrotion hoà trong 1 lít nước sạch phun cho 10 m 2 luống bầu hoặc dùng cho bếp vãi lên mặt luống, sau vài ngày tưới nước sạch rửa lá.

5. Kỹ thuật nhân giống bằng hom cành 5.1 Kỹ thuật tạo vườn giống lấy hom

– Vườn giống lấy hom cần chọn đất có thành phần cơ giới nhẹ, dễ, thoát nước. Cày bừa ít nhất 2 lần, đất tơi mịn và phân luống để trồng.

– Đào hố kích thước 30 x 30 x30 cm, khoảng cách 0,8 x 0,4 m. Bón lót mỗi hố 1 – 2 kg phân chuồng hoai mục, 100 g NPK ( 5:10:3) hoặc 300 gram phân lân hữu cơ vi sinh. Tưới nước đủ ẩm và theo định kỳ 15 – 20 ngày làm cỏ phá váng cho cây 1 lần.

5.2 Kỹ thuật tạo chồi

Kỹ thuật tạo chồi

– Lần đầu: Sauk hi trông 3 – 4 thán, chắt tạo chồi lần đầu. Dùng kéo sắc cắt cây ở độ cao 70 cm, phun Benlat 0,15% cho ướt cả cây để khủ trùng.

– Lần tiếp theo: Hàng năm, cuối mùa sinh trưởng đốn tạo chồi và làm trẻ hoá cây giống. Cách cắt đốn tạo chồi như lần đầu. Sauk hi cắt đốn xới đất quanh gốc, làm sạch cỏ dại. Tiến hành bón thúc mỗi cây 50 g NPK (5:10:3) hay 100 g phân lân hữu cơ vi sinh, rồi vun gốc và tưới đủ ẩm cho cây.

5.3 Kỹ thuật xây dựng khu giâm hom, luống và vòm giâm hom

– Khu giâm hom có mái lưới niloong hoặc tấm đan có độ che ánh sáng 60 – 70 %. Đất nhà giâm được làm sạch cỏ, làm đất nhuyễn, tơi, xốp lên luống giâm hom.

– Luống giâm hom rộng 1 – 1,2 m, chiều dài từ 5 – 10 m, cao 10 – 12 cm, cấy luống dộc 3 % về phía rãnh thoát nước.

– Trong luống đặt các bầu đất hoặc cát thô để giâm hom.

5.4 Kỹ thuật cắt cành lấy hom và giâm hom

Hom giâm cây keo lá tràm

– Mùa giâm hom phải thực hiện trước mùa trồng rừng 3 tháng, nếu thời gian giâm hom dài hơn cần phải hãm cây bằng cách giảm tưới nước, giảm bón phân. Ở Bắc bộ giâm hom và tháng 4 đến tháng 10, tháng 11. Ở miền Trung và Nam Bộ giâm hom trước mua mưa 2 – 3 tháng.

– Cắt cành đầu vụ lần đầu cách lần sau 1 tháng, tiếp theo có thể cách 15 – 20 ngày cắt 1 lần. Cắt xong phải tiến hành làm sạch vườn và phun Benlat 0,15% cho ướt cây, bón phân NPK hay phân hữu cơ vi sinh như khi đốn tạo chôi và vun xới gốc.

– Cắt cành lấy hom vào buổi sáng, khi cắt để lại ở phần gốc còn lại trên cây ít nhất 2 đôi lá và 2 chồi ngủ. Dùng dao sắc cắt hom tránh làm dập. Hom cắt dài 6 – 7 cm, có 1 – 2 lá, cắt br 2/3 diện tích phiến lá, phần gốc hom cắt vát 45 o và nhẵn.

– Hom cắt xong ngâm vào dung dịch Benlat 0,3% trong 1 giờ. Sauk hi vớt hom ra, chấm gốc hom vào thuốc bột TTG hoặc IBA nồng độ 0,75%, cứ 100 g thuốc dùng cho 1 – 1,2 vạn hom, rồi cấy ngay vào bầu hoặc cát trên luống ở khu giam hom.

– Hom cắt lần nào phải xử lý thuốc và cấy ngay lần ấy, không để qua đem. Mỗi bầu cấy 1 hom, nếu cấy trên cát thì khoảng cách hom là 7 x 2 cm. Độ sâu cấy hom là 2 – 3 cm.

5.5 Kỹ thuật giâm và chăm sóc hom giâm

– Trước khi giâm hom 12 giờ phải phun Benlat 0,15% đủ ướt sâu 1 – 2 cm mặt bầu hoặc cát trong luống. Tười đủ ẩm cho bầu hoặc cát trong luống, dụng que nhọn chọc lỗ rồi cấy hom đã được xử lý, chụp vòm che lên luống giâm. Tưới ẩm cho hom giâm đảm bảo mặt lá luôn luôn ẩm cho đến khi ra rễ.

– Chuyển cây con đã ra rễ hoặc cấy vào bầu đất để nuôi dưỡng ở dưới giàn che náng 60 – 70% cho đến khi cây sống ổn định. Định kỳ 15 ngày 1 lần làm cỏ phá váng, tưới thúc NPK (5:10:3) nồng độ 1%, lượng tưới 2 lít/m 2 mặt luống. Định kỳ 10 ngày 1 lần phun Benlat 0,15% để phòng bệnh thối nhũn hom, bấm thỉa chồi bất định, trên mỗi cây hom chỉ để 1 chồi phát triển.

– Khi cây hom cao 20 – 25 cm thì đưa đi trồng. Trước khi xuất vường tiến hành hãm cây, huấn luyện cây bằng cách cắt bớt lá, đảo bầu, loại bỏ cây yếu, sâu bệnh, ngừng tưới nước, ngừng bón phân.

6. Tiêu chuẩn cây con

Cây con trước khi xuất vườn ươm cần đạt một số tiêu chuẩn như tuổi trồng đạt từ 2,5 – 3 tháng, chiều cao cây con 25 – 35 cm, đường kích cổ rễ 0,2 – 0,3 cm, sinh trưởng tốt, khoẻ manh, tán lá cân đối và sạch sâu bệnh hại.

Nguồn: Admin tổng hợp – NO

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Dưa Leo (Dưa Chuột) Giai Đoạn Cây Con

1. Thời vụ trồng dưa leo (dưa chuột) (dương lịch)

Các tỉnh phía Bắc:

+ Vụ xuân: 20/02 – 15/03,

+ Vụ thu đông: 10/09 – 10/10

Các tỉnh Nam Bộ

+ Vụ đông: 25/10 – 25/12

+ Vụ xuân: 20/01 – 25/02

Các tỉnh Tây nguyên

+ Vụ đông: 25/10 – 25/12

+ Vụ xuân hè: 25/01 – 30/02

Chú ý: Không nên trồng dưa chuột ở những vùng có mưa kéo dài, những vùng có nhiệt độ thấp (nhiệt độ dưới 15,5oC), thay đổi thất thường, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm quá lớn, nhiệt độ thích hợp từ 15,5oC đến 35oC

2. Mật độ – khoảng cách trồng dưa leo (dưa chuột)

2.1. Mật độ khoảng cách

Cây cách cây: 30 cm Hàng cách hàng: 60 cm

2.2. Cách tính lượng cây giống

Bước 1: Xác định diện tích vườn trồng

Diện tích vườn trồng (m2) = Chiều dài vườn x chiều rộng vườn Ví dụ: Vườn trồng có chiều dài là 20 m, chiều rộng là 10 m. Vậy Diện tích vườn trồng = 20 x 10 = 200 m2

Bước 2: Xác định mật độ khoảng cách

Thông thường dưa chuột được trồng với khoảng cách:

– Hàng cách hàng: 60 cm

– Cây cách cây: 30 cm

Mật độ khoảng cách trồng dưa chuột

Bước 3: Tính lượng cây giống cần trồng

* Tính lượng cây giống cho 1 luống

Ví dụ:

+ Chiều rộng luống thông thường là 0,6 m

+ Chiều dài luống: 10 m.

+ Rãnh luống rộng: 0,2 m Khoảng cách trồng: 0,3 m

Ta có diện tích luống = (0,6 + 0,2) x 10 = 8 m2 

Vậy:

+ 1 sào Bắc Bộ sẽ có 360/8 = 45 luống

+ 1 sào Trung bộ sẽ có 500/8 = 62 luống

1 sào Nam Bộ sẽ có 1000/8 = 125 luống

Một luống trồng hết 60 cây giống

Vậy:

Số lượng cây giống = Số lượng cây giống/luống x Số luống/sào

Số lượng cây giống cần trồng cho:

+ 1 sào Bắc Bộ là: 60 x 45 = 2700 cây giống 1 sào Trung bộ = 62 x 60 = 3720 cây

+ 1 sào Nam Bộ = 125 x 60 = 7500 cây

3. Trồng cây dưa leo (dưa chuột)

3.1. Gieo hạt trực tiếp xuống hố

– Khoảng cách cây 35 – 40cm/hạt. Mỗi hốc gieo 2 – 3 hạt độ 40.000 – 50.000 cây/ha.

– Ngâm nước nóng nhiệt độ 30 – 35 0 (2 sôi + 3 lạnh)

Lưu ý:

– Trong trường hợp đất khô nên gieo hạt trực tiếp không cần xử lý hạt

3.2. Trồng bằng cây dưa leo con

– Vùi kín bầu cây dưới đất và tưới thấm cho chặt gốc.

– Sau khi trồng cần tưới nước đẫm nước.

– Sử dụng các cục đất vây xung quanh cây vừa mới trồng để cây không bị đổ.

Trồng cây dưa chuột

4. Chăm sóc cây dưa leo (dưa chuột)

4.1. Tưới nước cho dưa leo

Bước 1: Xác định nguồn nước tưới

Đối với cây dưa chuột ở giai đoạn cây con, nguồn nước tưới là hết sức quan trọng vì đây là giai đoạn đầu là tiền đề cho các giai đoạn phát triển tiếp theo. Nguồn nước tưới có thể là ao, hồ, sông suối, giếng khoan… nguồn nước này phải đảm bảo an toàn và hợp vệ sinh…

Bước 2: Xác định thời điểm tưới

– Tưới ngay sau khi trồng

– Tưới khi cây bén rễ hồi xanh

– Tưới khi đất không đủ độ ẩm

– Tưới lúc sáng sớm hoặc chiều mát

Tưới nước ngay sau khi trồng cây giống

Bước 3: Xác định phương pháp tưới

– Tưới bằng bình ô doa

– Tưới bằng máy

– Tưới ngập rãnh

Tưới nước ngập rãnh

4.2. Bón phân cho dưa leo

Xem quy trình kỹ thuật bón phân cho cây dưa leo (dưa chuột)

5. Làm giàn cho dưa leo

Làm giàn và tỉa nhánh: Dưa chuột phát triển thân lá và các tua cuốn dài nhanh trong 2 tuần đầu sau khi trồng. Làm giàn và tỉa nhánh đúng kỹ thuật làm tăng năng suất, kích thước trái, làm giảm sâu bệnh, thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch. Khi cây cao khoảng 30cm và có tua cuốn nên tiến hành làm giàn.

Tỉa nhánh: Dưa chuột phát triển nhiều nhánh phía trong luống và những nhánh này không hình thành trái. Để tăng năng suất cần phải tỉa bỏ những nhánh phụ tới khi thân chính bò lên gần tới đỉnh giàn. Nên để 4 – 6 nhánh phụ trên một cây và ngắt bỏ chồi của thân chính để cây phát triển ra hoa trái sớm. Loại bỏ các nhánh phụ bắt đầu từ đốt thứ 10.

* Các thao tác trong kỹ thuật làm giàn leo

Bước 1: Lựa chọn vật liệu làm giàn leo

– Đối với cây dưa chuột giàn leo thường được dùng là các loại cây nhỏ như tre, lứa, dèo… có chiều dài từ 1 – 3 m

Vật liệu làm giàn leo

Bước 2: Tính toán lượng cây làm giàn leo

Số cây cần dùng để làm giàn leo = Số cây dưa chuột trồng/sào x 1,5 Ví dụ: 1 sào Bắc Bộ trồng 2700 cây dưa chuột thì số cây cắm làm giàn leo là: 2700 x 1,5 = 4050 cây cắm giàn leo

Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu cắm giàn leo

– Cây cắm giàn

– Cuốc, xẻng, dao, kéo

– Dây buộc giàn

– Bảo hộ lao động

Bước 4: Tiến hành cắm giàn cho dưa leo

– Cắm giàn leo theo kiểu chữ A. Hai cây cắm chéo nhau tạo thành hình chữ A, sau đó cố định phía trên bằng 1 cây nằm ngang, phía dưới cũng bằng cây ngang, giữ cho giàn vững chắc không bị đổ.

Cắm giàn leo dưa chuột theo kiểu chữ A

– Cố định thanh ngang trên

Cố định thanh ngang trên

– Cố định thanh ngang dưới

Cố định thanh ngang dưới

7. Phòng trừ cỏ dại cho dưa leo (dưa chuột)

7.1. Các loại cỏ thường gặp ở trên ruộng

– Cỏ mầm trầu – Cỏ gấu

– Cỏ xấu hổ – Cỏ tranh

– Rau rền cơm

7.2. Phương pháp diệt cỏ

– Để giảm bớt chi phí cho công làm cỏ sử dụng một số biện pháp sau:

+ Dùng hóa chất diệt cỏ phun trước khi trồng.

+ Che phủ mặt luống bằng rơm rạ chỉ để hở hốc cho cây phát triển.

+ Trồng xen, trồng lẫn.

+ Che màng phủ nilong.

Nguồn: Giáo trình trồng và chăm sóc dưa chuột – Bộ NN&PTNT

Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Tạo Cây Con Giai Đoạn Vườn Ươm trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!