Xu Hướng 9/2023 # Kỹ Thuật Đôn Tiêu Lươn – Hãm Ngọn Tiêu Ác – Cắt Tỉa Cành Tạo Tán Cho Tiêu # Top 18 Xem Nhiều | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Kỹ Thuật Đôn Tiêu Lươn – Hãm Ngọn Tiêu Ác – Cắt Tỉa Cành Tạo Tán Cho Tiêu # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Đôn Tiêu Lươn – Hãm Ngọn Tiêu Ác – Cắt Tỉa Cành Tạo Tán Cho Tiêu được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Kỹ thuật đôn tiêu đối với tiêu lươn hoặc hãm ngọn đối với tiêu ác là một khâu quan trọng trong quy trình chăm sóc cây tiêu, việc tạo hình cho tiêu giúp tiêu nhanh phủ trụ, phát triển cân đối, tăng tối đa năng suất trên mỗi trụ. Bài viết này sẽ bao gồm 3 phần: Đôn tiêu lươn, hãm ngọn tiêu ác, cắt tỉa cành tiêu kinh doanh. Mời bà con cùng tham khảo

Trước khi đi vào kỹ thuật chi tiết, ta cùng tìm hiểu và sự khác biệt khi sinh trưởng của tiêu lươn và tiêu ác, từ đó chọn ra phương án sử dụng giống tiêu cho phù hợp

Tiêu lươn tiêu ác và cách buộc dây tiêu

Tiêu lươn: Sau khi trồng sẽ chỉ mọc ra dây thân (không mang cành quả) tiêu leo trụ rất nhanh, cần tiến hành buộc tiêu vào trụ liên tục. Khi cao khoảng 1,5 – 1,8m tiêu sẽ ra cành, trường hợp tiêu thòng hoặc bò trên mặt đất sẽ không phát triển cành được. Trồng tiêu bằng dây lươn tuy chậm ra trái nhưng tuổi thọ thường cao hơn, năng suất cũng ổn định hơn trồng bằng dây ác

Tiêu ác: Sau khi trồng sẽ ra dây thân hoặc phát triển cành tay ngay, tiêu mọc đến đâu bà con cũng tiến hành buộc tiêu vào trụ. Trồng tiêu ác nhanh phủ trụ, nhanh thu hoạch nhưng bù lại cây mau cỗi, năng suất giảm dần về sau

Cách buộc dây tiêu: Nên sử dụng dây nilon mềm, buộc vị trí bên trên đốt tiêu khoảng 1-2cm. Hạn chế dùng dây chuối dây bện từ vỏ cây, dễ phát sinh nấm bệnh. Trường hợp buộc tiêu trên trụ sống, cần quan sát và nới lỏng dây hoặc tháo bỏ hẳn dây buộc khi tiêu đã bám vững. Tránh trường hợp thân cây trụ sống phát triển đường kính quá nhanh, gây chèn ép dây tiêu

Kỹ thuật đôn tiêu lươn

Sau khi trồng tiêu khoảng 12-14 tháng cây đủ khỏe, dây được buộc cẩn thận vào trụ thì từ dây tiêu lươn sẽ mọc ra cành tay (cành mang quả). Lúc này ta tiến hành vặt bỏ các lá già ở phần gốc dưới vị trí mọc cành quả. Việc vặt lá cần tiến hành trước 1 tuần so với thời điểm đôn tiêu. Dây tiêu đủ yêu cầu để tiến hành đôn là dây đã đủ độ già, không quá non, mỗi dây mọc ra ít nhất 2-3 cành tay

Sau khi đã vặt bỏ lá, ta dọn sạch cỏ trong bồn rồi  tiến hành đánh rãnh sâu 10-15cm quanh trụ, cách trụ khoảng 20-30cm

Dùng tay nhẹ nhàng gỡ bỏ dây tiêu ra khỏi trụ, hạn chế tối đa làm đứt rễ, xước thân. Khi gỡ dây tiêu nên gỡ từ dưới gỡ lên.

Đặt dây tiêu đã gỡ vào rãnh theo vòng tròn, theo chiều thuận của cây (ví dụ cây nghiêng sang trái thì uốn cong về bên trái).

Phần cành ta tiến hành buộc vào trụ, phân bổ đều quanh trụ.

Lấp đất vào rãnh, nén nhẹ, sau khoảng 15-20 ngày từ các vị trí đốt sẽ mọc ra rễ.

Trong quá trình đôn tiêu không nên bón phân, nếu muốn bón có thể bón từ trước 1 tháng hoặc sau thời điểm đôn tiêu 1 tháng, bón cách rãnh đôn khoảng 20-30cm.

Lưu ý: Việc đôn tiêu có tác dụng làm cho tiêu có bộ rễ phát triển mạnh hơn, số lượng dây bám lên trụ nhiều hơn, từ đó mức độ phủ trụ sẽ cao hơn và làm tăng năng suất. Trồng tiêu bằng dây lươn nhất định phải thực hiện kỹ thuật đôn tiêu. Trường hợp tiêu bò cao mà không sinh cành tay, có thể dùng kéo cắt bỏ phần ngọn gây ức chế để sinh ra cành. Kỹ thuật này nên thực hiện trong mùa mưa vào ngày khô ráo

Kỹ thuật hãm ngọn tiêu ác

Nếu trồng tiêu bằng dây ác, sau khoảng 1 năm (12-14 tháng) ta tiến hành hãm ngọn để kích thích cành tay, dây thân phát triển nhiều hơn. Có 2 trường hợp đối với tiêu hãm ngọn

Nếu có nhu cầu lấy hom giống: Hãm ngọn ở độ cao 30cm, tận dụng các dây tiêu bánh tẻ, có từ 5-6 đốt dùng làm hom tiêu

Nếu không có nhu cầu lấy hom giống: Hãm ngọn ở độ cao 80-100cm

Trường hợp không có nhu cầu lấy hom giống nhưng phần gốc thưa ít cành lá thì vẫn hãm ngọn ở độ cao thấp, nhằm làm tăng số lượng dây tiêu trên mỗi trụ

Sau khi hãm ngọn, từ các đốt sẽ mọc ra dây thân mới, ta giữ lại số lượng dây tùy theo loại trụ trồng tiêu. Trụ bê tông, cọc gỗ: 5-7 dây. Trụ cây sống: 6-8 dây. Trụ gạch tròn 20-30 dây… Yêu cầu các dây phải phân bổ đều quanh trụ. Các dây mọc sát nhau hoặc còi cọc có thể cắt bỏ

Khi hãm ngọn cho tiêu ác, cần tiến hành vào đầu mùa mưa, tránh các ngày mưa dầm, dễ phát sinh các loại nấm bênh xâm nhập qua vết cắt.

Trường hợp trồng tiêu trên trụ tạm, trong năm đầu tiên ta để tiêu leo trên trụ tạm, khi đủ điều kiện đôn hoặc hãm ngọn thì chuyển dần qua trụ chính, năm đầu chuyển 2-3 dây, năm thứ 2 thì chuyển toàn bộ qua trụ chính

Cắt tỉa cành tạo tán cho tiêu kinh doanh

Nhìn chung khi thực hiện đúng kỹ thuật đôn tiêu lươn, hãm ngọn tiêu ác thì lượng dây tiêu trên trụ sẽ phân bố rất đồng đều tán tiêu sẽ cân đối, mỗi năm chỉ cần thực hiện các công việc sau

Sau vụ thu hoạch, cắt bỏ các cành mang trái già cỗi, hết khả năng mang quả

Mùa mưa khi tiêu phát triển mạnh, cắt bỏ các dây tiêu thòng (dây thân không có chỗ đeo bám) đem nhân giống hoặc cung cấp cho các vườn ươm tiêu giống để cải thiện thu nhập

Thường xuyên cắt tỉa cành lá ở gần gốc, cành ngang cách mặt đất ít nhất 20-30cm

Khi tiêu bò đến đỉnh trụ thì hãm ngọn để tiêu dồn dinh dưỡng phát triển cành lá bên dưới

Rong tỉa cành cho cây trụ sống

Một khâu quan trọng không kém khi trồng tiêu trên trụ sống là tiến hành rong tỉa cành cho cây trụ sống. Mỗi năm rong tỉa cành 1-2 lần, đầu và cuối mùa mưa. Khi cây trụ sống đạt chiều cao mong muốn thì cưa ngang để hãm ngọn, nếu thời tiết mưa nhiều thì phải dùng túi nilon bọc phần cưa ngang, tránh để nước mưa thấm vào gây sâu bệnh, hỏng trụ

Như vậy qua bài viết này, bà con đã nắm thêm được kỹ thuật đôn tiêu lươn và cách hãm ngọn tiêu ác. Bài viết dựa vào kinh nghiệm của người viết và tham khảo một số tư liệu trên internet, có thể còn thiếu xót, mong được bổ sung và chia sẻ thêm từ bà con. Xin cảm ơn

Trường hợp cần mua tiêu giống của các giống tiêu năng suất nhất hiện nay như tiêu vĩnh linh, tiêu trâu, tiêu phú quốc, tiêu srilanka… bà con vui lòng liên hệ theo thông tin sau. Rất hân hạnh được phục vụ

Vườn ươm cây giống chúng tôi – Tiến Đạt 280 Nguyễn Lương Bằng, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk Điện thoại tư vấn: 0967 333 855 (Viettel) – 0944 333 855 (Vina) – Gặp Thu Giấy phép kinh doanh: 40A8026362

Kỹ Thuật Ươm Tiêu Lươn Tiêu Ác

Kỹ thuật ươm tiêu

Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các phương pháp nhân giống cây tiêu, đồng thời đi sâu vào phương pháp nhân giống bằng hom tiêu (ươm hom tiêu trong bầu hoặc trên luống). Cách này giúp giữ lại 100% đặc tính cây mẹ, tiết kiệm chi phí, nhiều ưu điểm… mời bà con cùng theo dõi

Các phương pháp làm tiêu giống (nhân giống tiêu)

Ươm tiêu bằng hạt: Sử dụng hạt chín già, ươm trên luống đất hoặc bầu ươm, khi cây con đủ lớn thì đem ra trồng. Cách này thường ít phổ biến, chủ yếu được tiến hành nhằm mục đích nghiên cứu, cây tiêu phát triển từ hạt thường chậm lớn, đặc tính không giữ nguyên như cây mẹ.

Nhân giống tiêu bằng cách vùi thân: Thường tiến hành trong nội bộ khu vườn, dây tiêu khi đủ độ già sẽ được gỡ khỏi trụ, vặt sạch lá, vùi phần thân xuống, phần ngọn có cành ác để lộ lên bên trên hướng vào phía trụ tiêu mới. Hình thức này gần tương tự với phương pháp đôn tiêu lươn

Nhân giống tiêu bằng cách chiết cành: Có thể tiến hành quanh năm, sử dụng những thân tiêu bánh tẻ, có thể bó chung 2-3 dây chung 1 bầu chiết. Sau thời gian 3-4 tháng tiêu sẽ mọc rễ và có thể cắt đi trồng

Nhân giống tiêu bằng cách ghép: Sử dụng gốc ghép là các loại cây cùng họ với tiêu, có sức sinh trưởng mạnh, bộ rễ khỏe, chịu úng tốt. Như gốc trầu rừng, trầu không, tiêu amazon… Tiêu ghép có ưu điểm sinh trưởng mạnh, chịu bệnh tốt, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng chất lượng quả không đạt yêu cầu, do đó cần thận trọng và theo dõi kỹ hơn

Nhân giống tiêu bằng cách giâm hom: Cắt hom tiêu thành những đoạn 3-4 hoặc 5-6 mắt tùy theo loại dây tiêu (lươn hoặc ác). Sau đó cắm lên luống đất ủ cho ra rễ, hoặc cắm vào bầu ươm, thời gian thực hiện có thể lâu hơn nhưng có ưu điểm là làm được số lượng lớn, dễ dàng vận chuyển, tỷ lệ thoái hóa, phân ly = 0, giữ nguyên được đặc tính như cây mẹ.

Phương pháp nhân giống tiêu bằng hom tiêu được xem là tối ưu nhất, dễ tiến hành, nhiều ưu điểm, nên phần sau của bài viết, chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con chi tiết hơn về phương pháp này, mời bà con cùng theo dõi

Một số giống tiêu nên trồng thời điểm này

Liên hệ mua tiêu giống – Vui lòng gọi 0944 333 855 (Vinaphone) – 0967 333 855 (Viettel) – Gặp Thu

0944 333 855 (Vinaphone) •  0967 333 855 (viettel)

Cách phân biệt dây tiêu lươn và dây tiêu ác

Tiêu lươn (còn gọi là dây lươn, cành lươn) thường chưa phân cành, thân mọc dài thẳng, đốt dài, chưa bị hóa gỗ, phần đốt chủ yếu là rễ bám hoặc chưa có rễ, dây lươn thường được cắt từ các dây tiêu thòng, tiêu bò trên mặt đất, không bám vào trụ. Ưu điểm của tiêu lươn là cây lâu cỗi, ít bệnh, chi phí nhân giống rẻ – Nhược điểm là: Chậm lớn, lâu thu hoạch, tỷ lệ sống khi ươm tiêu lươn không cao

Tiêu ác (còn gọi là dây ác, cành ác, dây thân) thường là các dây tiêu đã phân cành, đốt ngắn, to, nhiều rễ, đôi khi đã hóa gỗ. Dây ác thường cắt khi tiến hành hãm ngọn hoặc dỡ bỏ trụ. Ưu điểm của tiêu ác là phát triển mạnh, tỷ lệ sống cao, nhanh cho thu hoạch – Nhược điểm là mau cỗi, chi phí nhân giống cao, dễ ẩn chứa mầm bệnh

Yêu cầu của hom tiêu lươn – tiêu ác

Tiêu lươn: Nên cắt từ các vườn 4 năm tuổi trở lên, dây to mập, đốt dài, đang ở giai đoạn bánh tẻ, mỗi hom từ 3-4 đốt, phần trên cắt ngang phần dưới cắt xéo để tăng diện tích bề mặt, khi ươm tiêu lươn, hầu hết rễ sẽ mọc ra từ vị trí cắt, cần vặt sạch lá để hạn chế thoát nước, tăng tỷ sống

Tiêu ác: Nên cắt từ các vườn tiêu từ 2 năm tuổi trở lên, có thể tận dụng từ những trụ tiêu ngã đổ, trụ tiêu hãm ngọn, mỗi hom có từ 5-6 mắt, phần ngọn để cả cành, ít nhất 2-3 cành, khi ươm tiêu ác, rễ sẽ mọc ra từ vị trí cắt và từ các đốt. Có thể để cả lá, nhưng thời gian đầu cần che chắn cẩn thận, giữ mát, giữ ẩm, tránh ánh nắng trực tiếp

Thời điểm cắt tiêu làm giống

Nên tiến hành cắt tiêu giống vào những tháng mùa khô, để hạn chế sâu bệnh, thường từ tháng 10 đến tháng 3 âm lịch. Khi cắt cần khử trùng dao kéo, hạn chế làm dập thân, xước thân, đứt rễ bám, sau khi cắt nên tiến hành ươm ngay, cắt thành hom như tiêu chuẩn đã nêu ở phần bên trên

Trường hợp cần vận chuyển đi xa, nên bó tiêu thành bó, sử dụng dây nilon mềm, giữ ẩm bằng vải hoặc bao bố, thường xuyên tưới nước để giữ dây tiêu tươi lâu.

Một số phương pháp ươm hom tiêu

Cách 1: Cắt hom trồng trực tiếp ra vườn – Cách này nên tiến hành vào đầu mùa mưa, hoặc vườn tiêu có che lưới đầy đủ, cung cấp đủ độ ẩm nhưng không được ứ đọng, cách này không khuyến khích do tỷ lệ sống không cao

Cách 2: Ủ trên luống đất – Bà con có thể đắp đất thành luống, cao khoảng 30cm, trộn thêm xơ dừa hoặc vỏ trấu để tăng độ tơi xốp, cắm hom thành hàng cách nhau 10cm, hom cách hom 5-7cm, khi cắm nên cắm nghiêng thành góc 45 độ. Tiêu lươn thì cắm 2 đốt – tiêu ác thì cắm 3 đốt vào đất. Sau đó dùng lưới nilon đen phủ lên trên, tưới ẩm hàng ngày. Sau khoảng 3-4 tuần, hom sẽ ra rễ, lúc này bà con có thể nhẹ nhàng nhổ hom ra trồng ngoài vườn, nhưng vẫn phải che nắng và chăm sóc cẩn thận. Không nên giữ hom quá lâu trên luống, vì rễ ra nhiều sẽ khó nhổ và dễ bị chết khi trồng

Cách 3: Ươm tiêu trong bầu ươm – Đây là cách ươm tiêu phổ biến nhất, với nhiều ưu điểm, bà con tiếp tục theo dõi để biết thêm chi tiết

Chi tiết cách ươm tiêu trong bầu ươm

Chuẩn bị bầu ươm: Bà con sử dụng đất mặt, trộn với phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh, tỷ lệ đất/phân = 4/1. Phân super lân (1kg phân / 1m3 đất), một lượng vừa đủ chế phẩm Trichoderma để phòng nấm bệnh, có thể bổ sung thêm vỏ trấu, sơ dừa để tăng độ tơi xốp

Bầu ươm có kích thước 11cm x 18cm (tiêu lươn) hoặc 14cm x 24cm (tiêu ác), có lỗ thoát nước, đóng đất chặt tay, xếp thành hàng rộng 1-1,2m. Dài tùy theo thực tế, nếu xếp thành nhiều hàng thì mỗi hàng cách nhau 60cm để tiện cho việc chăm sóc. Vị trí xếp bầu ươm cần cao ráo, thoát nước tốt

Xung quanh và bên trên vị trí đặt bầu ươm cần làm giàn lưới che mắt bằng lưới nilon đen chuyên dụng

Hom tiêu lươn cắt 3-4 đốt, phía ngọn cắt bằng, phía gốc cắt xéo, cắm vào đất 2 mắt, mỗi bầu 3 hom

Hom tiêu ác cắt 5-6 đốt, cắm vào đất 2-3 mắt, cũng cắt bằng phía ngọn và cắt xéo phía gốc, mỗi bầu 2 hom

Trước khi cắm vào bầu nên nhúng hom qua dung dịch kích thích rễ (pha loãng), nhúng xong cắm ngay không cần ngâm, bầu phải được tưới đẫm nước, tránh cắm vào đất khô

Sau khi cắm xong, thường xuyên kiểm tra và chăm sóc tiêu con cẩn thận, nên nhổ cỏ thường xuyên để tiêu không bị cạnh tranh dinh dưỡng và chú ý phun thuốc trị nấm, phân bón lá định kỳ. Sau khoảng 4-6 tháng (tiêu lươn) hoặc 2-3 tháng (tiêu ác) là có thể xuất vườn mang đi trồng.

Cần chú ý tập cho tiêu quen với ánh nắng trước thời điểm trồng từ 10-15 ngày

VƯỜN ƯƠM CÂY GIỐNG TIẾN ĐẠT 280 Nguyễn Lương Bằng, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk Điện thoại: 0944 333 855 – 0967 333 855 – Gặp Thu

80

%

Awesome

Đánh giá các phương pháp nhân giống cây tiêu

Nhân giống tiêu từ hạt

Nhân giống tiêu bằng vùi thân

Nhân giống tiêu bằng chiết cành

Nhân giống tiêu bằng cách ghép

Nhân giống tiêu bằng hom tiêu

Readers Rating:

0

0

votes

Kỹ Thuật Cắt Dây Lươn Để Nhân Giống Tiêu Bằng Phương Pháp Hom Tiêu

Một trong những phương pháp nhân giống tiêu hiệu quả nhất hiện này đó chính là phương pháp hom tiêu. Với khả năng sinh trưởng khá nhanh, cây ra rễ nhanh giữ được đầy đủ những đặc tính của cây mẹ, Sau 3 – 5 năm trồng cây bắt đầu cho thu hoạch. Đối với hom dây lươn

– Chọn những hom dây lươn nằm sãi gần trụ, chọn những dây khỏe mạnh sinh trưởng tốt không bị nhiễm bệnh, không nằm gần đất. – Không chọn dây nằm bò sát dưới mặt đất vì nguy cơ lây nhiễm bệnh của những dây này rất cao. Khi làm vườn thường những dây nằm sát đất có khả năng cao bị va chạm với cuốc, xẻng, dụng cụ làm vườn đây chính là điều kiện thuận lợi để nấm bệnh xâm nhập. – Bà con nên chọn những dây lươn bánh tẻ, mỗi dây cắt thành đoạn nhưng phải có 3 – 4 đốt cắt những sợi dây mập mạp không bị bệnh chọn những dây lươn ở cây sinh trưởng khỏe mạnh cho năng suất cao hàng năm. Những trụ tiêu giống Vĩnh Linh có độ tuổi từ 4 năm trở lên là có thể chọn lấy cành giậm.

– Hom dây thân chọn từ những trụ có độ tuổi từ 1 năm trở lên điều khiện là khỏe mạnh không bị nhiễm sâu bệnh. – Dây hom phải mập và đạt đường kính lớn hơn 4mm mỗi dây có từ 4 đến 6 đốt ở đốt có rễ bám vào trụ ở mỗi dây ôm có ít nhất 1 cành quả có những yếu tố này khi ươm cây sẽ nhanh chóng cho thu hoạch hơn so với những giây tiêu lươn.

Cách cắt hom

– Thời điểm đẹp nhất để cắt hom là vào buổi sáng. – Quá trình cắt hom bà con cần gỡ dây ra khỏi trụ một cách nhẹ nhàng không là ảnh hưởng đến rễ cây, không để dây tiêu bị xoắn, dập. – Căn cứ vào từng loại dây tiêu dùng để ươn bà con cắt dây theo tiêu chuẩn cành giâm. Bỏ những đoạn cành non không đạt chất lượng. – Bà con nên cắt xéo cách đốt cuối cùng của dây hom khoảng 2 cm để khi cắm vào phần rễ không bị sâu quá mà cây vẫn chắc. – Bà con cắt tỉa các cành, lá ở phần dây bị lấp đất, chỉ giữ lại phần cành lá ở đoạn thân trên, cũng nên tỉa bớt phần lá ở trên để hạn chế sự thoát hơi nước của cây. – Cắt cành xong việc cần làm đầu tiên là giâm cành, nếu như chưa sử dụng thì xếp chúng lại ngay ngắn không di chuyển nhiều lần và nhớ là phải tưới nước thường xuyên để tăng cường độ ẩm cho cành cây. Nếu có vận chuyển đi xa thì nên bó nó lại chỉ bó vừa thôi không bó quá chặt sẽ khiến cây bị gãy dập.

– Ngay sau khi cắt dây xong bà con hãy sử dụng dung dịch NAA 500 – 100mg/1 lít nướcpha với liều lượng như hướng dẫn trên bao bì rồi nhúng nó vào khoảng 5 giây là được. Công đoạn tiếp theo bà con hãy tiếp tục những cành vào dung dịch VibenC 50 BHN nồng độ pha của dung dịch này là o,1% trong thời gian 30 phút mục đích của việc làm này là để khử trùng. Sau khi hoàn thành các công đoạn trên có thể thực hiện việc ươm giống trồng trong bầu, trong típ, trồng ra vườn cách nào cũng được và mỗi cách sẽ có những ưu điểm riêng. – Trồng thẳng ra vườn: Khi chọn được hom tiêu khỏe mạnh và làm hết những công đoạn trên thì có thể trồng, sau khi trồng nhớ đảm bảo việc tưới nước và che bóng thích hợp để cây phát triển. – Ươm lên típ đến khi ra rễ rồi mang đi trồng: sau khi thục hiện các công đoạn cần thiết mang dây ươm cắm lên luống ươm đã chuẩn bị sẵn, khi rễ ra thì đem ra vườn trồng, sau khi trồng bà con cần che phủ cẩn thận để tiêu phát triển tốt. – Ưu điểm của phương pháp này là tiện chăm sóc cùng một lúc có thể chăm sóc hàng loạt và ngay trực tiếp có thể loại bỏ được những cây yếu kém ra khỏi vườn ngay từ ban đầu.

Tùy thuộc và số lượng diện tích trồng và điều kiện trồng mà bà con có thể chọn cho mình một phương pháp nhân giống tiêu thích hợp nhất. Chúc bà con nhân giống thành công và mọi thứ thuận lợi mỗi vụ mùa thu hoạch đều bội thu.

Kỹ Thuật Cắt Tỉa,Tạo Tán Cho Cây Ổi Đài Loan

Kỹ thuật cắt tỉa, tạo tán cho cây ổi Đài Loan:

Ở bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ với bà con kỹ thuật cắt tỉa, tạo tán cho cây ổi bởi đây là khâu quan trọng giúp cho cây có bộ khung vững chắc, tạo ra nhiều cành, nhánh hữu hiệu, tạo không gian mở giúp cho cây phát triển tối ưu.

Việc cắt tỉa bớt các cành vô hiệu, cành sâu bệnh sẽ tạo cho vườn cây thông thoáng giúp nhà vườn dễ chăm sóc, thu hoạch, hạn chế được sâu bệnh hại. Thông qua tạo hình, tỉa tán sẽ khống chế đượ

c chiều cao, đường kính tán và mật độ phù hợp để giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt. Đặc biệt, việc cắt tỉa giúp điều chỉnh được thời vụ thu hoạch, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Việc cắt và tỉa cành nên thực hiện sau khi thu hoạch trái và trước khi bón phân cho cây ổi.

Định hình tán cây:

Ổi thuộc loại cây có chiều cao trung bình, cây tự nhiên có chiều cao từ 5-10m, cây có thể phân nhiều cành. Cây ổi ra hoa quả ở cành non, khi đốn tỉa, cành non ra nhiều, có thể chọn vị trí cho ra hoa, quả. Nếu không đốn tỉa, thân chính mọc thẳng, các cành bên không phát triển, ổi cho ít quả. Vì vậy, để cây ổi cho quả tốt và thuận tiện cho thu hái quả về sau thì cần cắt tỉa tạo hình, tạo tán và khống chế chiều cao cây phù hợp. Chiều cao cây 3-4 năm tuổi nên khoảng 1,5m; 5-6 năm tuổi cao 1,6-1,7m và 7-8 năm tuổi cao 2m. Có nhiều kiểu tạo tán cho cây ổi song nên tạo tán hình chữ Y.

Tỉa cành:

Nên tỉa những cành như: cành vượt mọc đứng, bên trong tán; cành ốm yếu, bị sâu bệnh; cành khô; cành mọc quá gần mặt đất; cành mọc đan chéo nhau; cành già không còn khả năng cho quả; cành ở ngoài tán…

Mức độ tỉa cành tùy thuộc vào tình hình sinh trưởng, tuổi cây và mùa vụ để quyết định đốn đau hay cắt nhẹ. Cụ thể như sau:

+ Cắt tỉa tạo hình giai đoạn kiến thiết cơ bản:

Khi cây cao 45 – 60 cm, có trên 10 tầng lá (hoặc 10 cặp lá) thì ngắt ngọn để cây phát triển cành cấp 1. Mỗi cây tạo 3 – 4 cành cấp 1 phát triển đều theo các hướng. Khi cành cấp 1 dài 45 – 60 cm, tiến hành bấm ngọn để tạo cành cấp 2. Từ mỗi cành cấp 1 để 2 – 3 cành cấp 2. Tương tự, từ mỗi cành cấp 2 tạo 2-3 cành cấp 3. Từ cành cấp 3 trở đi không khống chế số lượng cành, tuy nhiên cần cắt tỉa để loại bỏ cành sâu bệnh, cành tăm, cành mọc vào trong, mọc giao nhau, mọc hướng thắng đứng lên, rủ xuống đất hoặc cành quá dày…

+ Cắt tỉa tạo hình thời kỳ kinh doanh:

Ổi có thể ra hoa trái quanh năm, tuy nhiên để có sản lượng tập trung vào thời điểm nhất định, hạn chế sâu bệnh phá hại cũng như bán được giá cao, ổi được xử lý ra hoa đồng loạt. Trong điều kiện bình thường, hoa ổi nở vào tháng 3 – 4 và cho thu hoạch vào tháng 6 – 7. Tuy nhiên thời điểm này chất lượng quả ổi Đài Loan kém, quả có vị chua do thời tiết bị mưa nhiều, giá thấp do cùng mùa thu hoạch với các loại hoa quả khác. Để nâng cao hiệu quả sản xuất cần điều chỉnh thời vụ thu hoạch để nâng cao chất lượng cũng như giá thành sản phẩm. Thời điểm điều chỉnh thu hoạch từ tháng 9 đến tháng 3, tháng 4 năm sau.

Với các vườn cây đã tạo được bộ khung tán ổn định, sau khi thu hoạch hết loạt quả chín vào tháng 2-3 dương lịch (Tết Nguyên đán) cần tiến hành cắt tỉa sớm để loại bỏ hoa, quả ra đợt tháng 3 – 4 (có thể để quả với số lượng vừa phải để rải vụ thu hoạch). Vị trí cành tỉa cách vị trí năm trước 1-2 cặp lá. Thông thường sau cắt 10-15 ngày, cây bắt đầu nảy mầm mới, sau khoảng 1,5 – 2 tháng cây phân hóa hoa (ra nụ) và cho thu hoạch sau 5-5,5 tháng (tính từ thời điểm cắt cành).

Trường hợp sau cắt tỉa, những cành mới có hướng thẳng đứng, các cành sau khi lộc già chưa phân hóa hoa thì dùng kéo bấm bỏ phần ngọn, chỉ để 3-5 cặp lá kép để kích thích ra hoa loạt tiếp theo và khống chế chiều cao cây.

Đối với cành đã ra hoa, tạo quả, sau khi lá phát triển thành thục, quả đã đạt kích cỡ để bọc (đường kính 2,5- 3 cm), tiến hành ngắt bỏ phần ngọn, chỉ để lại 2-3 cặp lá kép từ vị trí để quả. Việc cắt tỉa được tiến hành liên tục khoảng 15 ngày/lần.

Với kỹ thuật trên có thể tạo ra hoa, quả liên tục, giúp cây phát triển khỏe hơn do không phải nuôi dưỡng nhiều thân lá, quả trong cùng một thời điểm.

Lưu ý:

– Không được để cây có hai cành chính đối xứng để tránh hiện tượng nứt đôi thân khi cây trưởng thành.

– Thường xuyên phát hiện chồi vượt, chồi mọc đâm xuyên vào phần giữa cây và cắt bỏ để không gây cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng của cây.

– Những hoa và quả nhỏ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng quả nên cần được tỉa bỏ thường xuyên. Với những cụm hoa mọc đôi nên giữ lại một hoa. Trường hợp hoa mọc ba nên giữ lại hoa nằm ở giữa và chỉ nên giữ lại 2 – 4 hoa trên 1 cành mang quả.

– Sau khi đậu quả nên tỉa bỏ những quả nhỏ, quả mọc sát nhau, chỉ nên giữ lại 1-2 quả tốt nhất. Trong 10 tháng đầu tiên sau trồng cần tỉa bỏ nụ và quả ra lứa đầu tiên.

– Sau khi thu hoạch cần tiến hành cắt tỉa những cành tăm, cành la, cành vượt, cành mọc quá cao, cành sâu bệnh, cành mọc ở dưới tán không cho quả hoặc quả nhỏ. Sau 1 năm thu hoạch tiến hành cắt tỉa cây về vị trí của năm trước (cách 1-2 cặp lá so với năm trước), sau 3 – 4 năm tiến hành đốn đau để trẻ hóa cây 1 lần.

– Sau khi cắt cành xong cần kiểm tra, gọt nhẵn vết cắt. Chú ý: quét sơn, vôi hoặc một loại thuốc trừ nấm cho vết cắt có đường kính trên 1cm hoặc có thể dùng băng keo nilon cuốn vết cắt cành lại cho nước và sâu bệnh không tấn công vào vết thương.

– Không tiến hành cắt tỉa trong những ngày thời tiết mưa, ẩm độ cao, dễ gây nấm bệnh xâm nhiễm vào các vết cắt.

Kỹ Thuật Ươm Tiêu Lươn Bạn Có Biết?

Trước tiên tôi sẽ mô tả một chút về tiêu lươn nếu Bà con nào chưa rõ:

– Nhánh tiêu lươn là loại nhánh mọc bò ra từ gốc và ngọn của dây tiêu, bò lan trên mặt đất và thỏng xuống trụ có độ dài từ 1 – 3 m. Ngoài ra, cũng có một loại nhánh mọc ra từ thân, loại này nếu được cột vào nọc thì sau sẽ trở thành thân chính, nhưng nếu không được cột vào cọc kịp thời thì nó sẽ trở thành dây lươn, vươn dài treo lơ lửng trên thân. Loại này có tuổi già hơn nhánh lươn bò trên đất nên dùng làm giống cây con rất tốt.

 

 

1. Chuẩn bị vườn ươm tiêu giống

– Vườn ươm phải có vị trí bằng phẳng không bị úng nước.

– Vườn ươm cần có lưới che phía trên và xung quanh để ánh sáng chiếu khoảng 60 – 70%.

– Vườn ươm phải đặt ở nơi tránh được các yếu tố thời tiết bất thuận như: Giá rét sương muối hoặc nhiệt độ quá cao.

 

 

– Thiết kế vườn ươm tiêu giống: Luống rộng 1-1,2m. Chiều dài phụ thuộc vào kích thuocs vườn ươm nhưng tốt nhất dưới 10m để tiện chăm sóc. Thiết kế lối đi khoảng 0,5m.  Xung quanh luống có rảnh thoát nước.

– Làm giàn che tạm thời và rào bảo vệ.

 

2. Chuẩn bị đất ươm tiêu giống

Đất ươm tiêu giống phải chọn đất tốt, không lấy đất ở những vùng trồng cây đã bị tuyến trùng, nấm bệnh gây hại. Đất phải được phơi nắng trước khi ươm tối thiểu 1 tháng. Trộn kỹ với phân chuồng ủ hoai mục, phân lân và tro trấu hoặc dừa để tạo độ tơi xốp cần thiết. Bổ sung thêm chế phầm Trichoderma hoặc Pseudomonas theo hướng dẫn trên bao bì.

Tỉ lệ đất ươm hom tiêu giống:

– Đất tốt lớp mặt: 80%

– Phân chuồng hoai mục: 17%

– Phân lân vi sinh, Văn Điển hoặc tro: 3%

 

3. Ươm tiêu giống trên luống đất

 - Phương pháp ươm tiêu giống này chỉ nên áp dụng đối với dây tiêu thân.  

– Luống ươm tiêu giống cần được che nắng. Với cách làm này có thể loại bỏ bớt một số hom yếu xấu, bộ rễ không đạt yêu cầu. Cắm hom tiêu xiên 45 độ, khoảng cách giữa các hom là 5 – 7cm và giữa các hàng là 10cm.

– Không cắm hom tiêu quá gần nhau, môi trường đất ẩm ướt dễ làm hom tiêu bị bệnh, rụng lá và chết.

– Sau khi ươm 25 – 30 ngày hom tiêu bắt đầu ra rễ có thể đem trồng. Không ươm tiêu quá lâu trên luống vì hom tiêu mọc mầm, rễ ra dài khi nhổ đem đi trồng động rễ, ảnh hưởng xấu tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây tiêu con.

 

 

4. Ươm tiêu giống trong bầu

– Phương pháp ươm tiêu giống trong bầu áp dụng cả đối với dây thân và dây lươn. Hàng lỗ thoát nước dưới cùng cách đáy bầu 2cm để thoát nước tốt. 

– Bầu tiêu giống ươm bằng dây lươn: Kích thước bầu đất: 12 x 22cm. Hom lươn do có tỷ lệ sống thấp nên ươm 2-3 hom/ bầu. Dây lươn được cắt 2-3 mắt. Khi ươm hom lươn cắm 2 đốt vào bầu đất, 1 đốt trên mặt đất. Cây được ươm từ 4 – 5 tháng trong vườn ươm, có ít nhất 1 chồi mang 5 – 6 lá trở lên mới đem trồng.

– Đối với bầu tiêu giống ươm từ nhánh lươn, nếu hom được xử lý với NAA ở nồng độ từ 500 – 1000 mg/lít hay IBA ở nồng độ từ 50 – 55 mg/lít theo phương pháp nhúng nhanh trong 5 giây thì hom cho ra rễ rất tốt. Sau 4 tuần hom ra rễ đạt tỉ lệ cao từ 90 – 100 %. Sau khi hom ra rễ và bung cựa thì ta tiến hành dưỡng cây con, khoảng 3 tháng nữa trước khi đem trồng.

 

 

– Điểm cần lưu ý khi lấy nhánh tiêu lươn bò trên mặt đất để làm hom, không nên lấy các dây còn quá non, thân còn mềm, lá và đốt có màu tím nhạt vì các dây này khi làm hom rất dễ bị thối, tỉ lệ ra rễ thấp, sẽ cho trái muộn.

– Để già hoá dây tiêu lươn gốc trước khi cắt làm hom: trong vườn tiêu nên cắm các nọc tạm giữa các nọc chính, xong hướng cho tất cả các dây lươn bò trên các nọc tạm bằng cách buộc vào nọc, không để cho nhánh lươn bò lan trên mặt đất. Sau 4 – 6 tháng dây lươn hoá già, mập mạnh, ở mặt đốt rễ bắt đầu lún phún ra, nên khi cắt làm hom thì hom ra rễ nhanh, tỉ lệ hom ra rễ cao, sau lại cho trái sớm không thua cây lấy từ nhánh thân là mấy.

 

Kỹ Thuật Cắt Tỉa Hoa Đăng Tiêu Ra Hoa Đẹp Quanh Năm

Hoa Đăng tiêu

Kỹ thuật cắt tỉa hoa Đăng Tiêu theo mùa, trong một năm có thể tiến hành 3 đợt cắt tỉa như sau:

1. Đợt 1 – Cắt tỉa hoa Đăng tiêu vào cuối mùa đông đầu mùa xuân

– Chọn thời điển cắt tỉa hoa Đăng tiêu: Khi thời tiết bắt đầu ấm lên (từ tháng 1 đến tháng 3 dương lịch), cây bắt đầu phát triển mạnh các chồi mới. Đây là thời điểm thích hợp nhất để bạn lựa chọn cắt tỉa bất kỹ thân cây đã bị hư hỏng ở các giai đoạn trước. Các thân cần cắt tỉa bao gồm những cây bị vỡ, chết hoặc các cành đang nhiễm sâu bệnh hại.

Kỹ thuật cắt tỉa hoa Đăng tiêu cuối đông đầu xuân

– Các cây con mọc từ rễ ngầm dưới lòng đất cũng cần loại bỏ. Vì nếu không loại bỏ các cây con này thì sẽ làm giảm khả năng phát triển của cây mẹ. Do vậy cần tiến hành đào bên dưới cây con và cắt bỏ sự phát triển của chồi cây từ gốc cây mẹ.

Loại bỏ các chồi mút

– Tiến hành cắt tỉa rễ cây hoa Đăng tiêu. Một số rễ cây phát triển quá mức gây ức chế sự phát triển của dễ con. Cắt bỏ 1/3 rễ phát triển quá mức kích thích phát triển rễ mới, tăng khả năng phát triển chồi mới, ra hoa mới.

Cắt tỉa rễ hoa Đăng tiêu

2. Đợt 2 – Cắt tỉa hoa Đăng tiêu vào mùa hè

– Cắt hết các chồi phát triển mạnh để tập trung phát triển thân chính của cây. Giúp cây chuyển dinh dưỡng để phát triển thân chính, ra hoa tập trung trên thân chính. Tạo cho cây vững chắc hơn.

Cắt tỉa hoa đăng tiêu mùa hè

– Tiến hành cắt tỉa các hoa đã chết, hoa kém đẹp ở đầu cành. Cắt tỉa hoa cũ để kích thích sự hình hành phát triển các chồi non mới, hoa mới màu rực rỡ hơn.

3. Đợt 3 – Cắt tỉa hoa Đăng tiêu vào mua thu

– Chọn thời điểm cắt tỉa: Đây là đợt hoa cuối cùng khi cây hoa Đăng tiêu bắt đầu bước vào trạng thái ngủ đông. Khi đợt hoa cuối cùng bắt đầu héo thì tiến hành cắt tỉa là tích hợp nhất. Cắt tỉa thời điểm này giúp ngăn chặn hạt giống rơi xuống đất bắt đầu lên cây mới. Đồng thời tập trung dinh dưỡng cho cây bước sang giai đoạn ngủ đông.

– Dùng dụng cụ cắt tỉa chuyên dụng, sắc bén để cắt những thân cây cũ, cứng hoặc yếu. Tạo dáng thân cây tùy theo mục đích phong thủy của từng người.

Cắt tỉa hoa Đăng tiêu vào mua thu

– Thông thường hoa Đăng tiêu leo lên trên một bề mặt thẳng dứng nên cần cắt bỏ các nhành chồi bên để kích thích cây ra các nhánh bên ngoài. Nếu bạn muốn cây trườn trên mặt đất hoặc một mặt phẳng theo thiết kế riêng thì tiến hành cắt tỉa trên đỉnh của cây để kích thích các hồi phát triển hướng ra ngoài, thay vì hướng lên trên.

– Cắt sâu thân cây khoảng 25 – 30 cm để kích thích sự phát triển mới, nhiều nhánh chồi với. Tập trung cao các thân phát triển mạnh, tạo ra sự đồng nhất trong suốt chiều dài của hoa Đăng tiêu.

– Để lại từ 3-7 chồi tên các thân cây hướng về phía bạn định hướng. Ví dụ, nếu muốn che phủ bên ngoài hoặc ngang, các chồi còn lại phải là chồi bên hướng ra ngoài. Tương tự như vậy, nếu muốn cây leo lên trên, dây leo phải ở đầu cành.

– Cắt bỏ 1/3 thân cây gỗ. Nếu bạn cắt quá nhiều thân gốc sẽ có nguy cơ gây sốc cho cây làm cây phát triển kém, hoa ít.

– Tỉa gốc hoa Đăng tiêu: Các chồi mút phát triển trong mùa hè. Cần tiến hành đào và cắt trước khi bén rễ.

Hoa Đăng tiêu

Nguồn: Admin tổng hợp – NO

Canxi nitrat Ca(NO3)2 là loại phân bón cao cấp cũng cấp đồng thời nguyên tố N Và Ca giúp cây trồng phát triển bộ rễ, tăng hấp thu dinh dưỡng, ngăn rụng trái non, điều hòa pH đất,…

Là loại chất điều hòa mới nhất dạng viên nhộng, dễ dàng trong sử dụng và bảo quản. Mỗi viên gồm 0,5gram GA3 + 0,05 NAA. Giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, tăng khả năng đậu quả…

Là một loại chế phẩm có chứa nhiều vi khuẩn, xạ khuẩn, vi nấm rất tốt cho cây trồng và có tác dụng ngăn chặn được các bệnh có nguyên nhân gây ra từ các loại nấm, tuyến trùng

Đối với hoa cúc sử dụng phương pháp nhân giống vô tính là chính, còn phương pháp nhân giống hữu tính không thuận tiện do thu hoạch hạt cúc khó khăn, đa số cúc lại không có hạt.

Trong những năm gần đây, trào lưu chơi hoa thược dược trong chậu được ưa chuộng. Đặc biệt vào dịp lễ tết, trồng hoa thược dược trong chậu mang lại giá trị kinh tế cao cho các nhà vườn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Đôn Tiêu Lươn – Hãm Ngọn Tiêu Ác – Cắt Tỉa Cành Tạo Tán Cho Tiêu trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!