Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Chăm Sóc Hoa Hồng Sau Khi Cắt Tỉa Đau được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sau mỗi chu kỳ phát triển và ra hoa, hoa hồng cần phải được cắt tỉa tạo tán thông thoáng, nếu không cắt tỉa tán cây thường yếu, hoa càng ngày càng nhỏ. Chính vì vậy chúng ta cần tiến hành cắt tỉa đau nhằm trẻ hóa cây. Tuy nhiên sau khi cắt tỉa đau cần phải có các biện pháp chăm sóc phù hợp giúp cây bật mầm, phát triển cành, lá cân đối, bộ lá xanh dày, không nhiễm sâu bệnh. Thông thường sau khi cắt tỉa đau nếu chế độ bón phân và nưới tước tốt, cây sẽ bật mầm sau 7-10 ngày, ra hoa sau 30-45 ngày.
Sau khi cắt tỉa 7-10 ngày hoa hồng sẽ phát mầm
Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng sau khi cắt tỉa đau:
Phân bón: Sau khi cắt tỉa, nên rạch rãnh bón phân sâu xuống đất 5-6cm. Phân bón cho hoa hồng thời điểm này là phân hữu cơ ủ hoai mục kết hợp lân super. Trước khi bón hỗn hợp phân này cần trộn đều với đất sau đó mới lấp đất. Theo kinh nghiệm, phân bón cho hoa hồng thời điểm sau cắt tỉa bao gồm các nhóm phân sau:
+ Đậu tương nghiền nhỏ trộn với nấm đối kháng và lân super P2O5 (100kg đậu tương nghiền nhỏ trộn với 3kg Nấm đối kháng kết hợp 30-40kg Lân super.
+ Phân chúng tôi (bón lượng nhỏ, sử dụng NPK 15-15-15)
+ Phân đạm cá hồi dạng viên chậm tan
+ Phân gà ủ hoai mục
Cần rạch rãnh sâu 5-10cm trước khi bón phân
Để cây có sức bền, hoa to khỏe, bộ rễ phát triển mạnh nên rạch rãnh trước khi bón, rãnh cách gốc 30-40cm, sau đó tiến hành bón hỗn hợp phân trên, trước khi lấp đất nên trộn đều phân với đất sau đó mới lấp đất.
Sau khi bón phân, cần phải duy trì tưới nước liên tục (độ ẩm đất 80-90%), thời tiết hanh khô cần phải tưới nước ngày 1 lần vào buổi sáng (trung bình duy trì 1-2 ngày tưới 1 lần, tùy điều kiện thời tiết, tóm lại là đất phải ẩm). Sau 1 tuần mầm sẽ bật. Khi mầm cành bắt đầu bật ra cần có chế độ chăm sóc tiếp theo như sau:
+ Phun phòng trừ nhện, rệp, bọ trĩ, sâu xanh, sâu cuốn lá (định kỳ 5-7 ngày/lần).
+ Phòng trừ bệnh tổng hợp: Sử dụng 50ml nano bạc đồng super kết hợp 50ml nano đồng oxyclorua pha 20 lít nước phun đều thân lá, mầm non mới phát triển, định kỳ 7 ngày/lần. Kết hợp phun phân bón nano qua lá, dưỡng lá, giúp cành to mập (khi cành phát triển to và mập thì ắt hoa sau này sẽ to, cành nhỏ hoa sẽ nhỏ). Sử dụng 40ml nano AKH super plus pha 20 lít nước phun đều tán lá, 7-10 ngày/lần.
Chăm sóc như hướng dẫn trên, sau 30-40 ngày hoa sẽ bắt đầu nở. Nếu chăm sóc tốt hoa ra liên tục và duy trì vài tháng.
Sau 40-50 ngày hoa sẽ nở đều, bông to, cây bền và khỏe
Lưu ý: Thời kỳ ra hoa, nếu hoa tàn cần phải cắt bỏ hoa. Định kỳ bón phân NPK 20-25 ngày/lần. Chú ý phòng trừ sâu bệnh định kỳ 1 tuần 1 lần.
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH
Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:
ThS Phạm Công Khải – Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99
Email: nanobacsuper@gmail.com
Cắt Tỉa Hoa Hồng Khi Hoa Tàn Như Thế Nào
Khi hoa tàn không cắt tỉa, cây sẽ tạo quả. Và dinh dưỡng sẽ tập trung nuôi quả, gây yếu cây, hơn thế nữa nhiều quả cũng chẳng để làm gì
cắt tỉa cây không đồng loạt, hoa sẽ không đồng đều. khi nhìn lại cây hoa hồng nhà mình thì có mấy bông đang nở, mấy bông thì đang nụ, và lại có vài cành đang mầm. Nên thực ra không biết phải bón phân dưỡng cây hay bón phân tạo hoa nữa
vậy nên cần cắt tỉa đồng loạt để thuận tiện cho việc chăm sóc cây và hoa đồng đều
Cắt tỉa hoa hồng khi hoa tàn như thế nào
Theo quan sát của mình thì,Tùy từng giống hoa hồng. Cách chăm sóc và thời tiết mà chúng có thể lặp lại những lứa hoa tiếp theo chu kỳ dài hay ngắn. Thường từ 25 đến 40 ngày. Đồng ý với bạn là Có rất nhiều nguyên nhân làm cho cây hoa hồng chậm ra hoa, hoặc rất ít nụ hoặc không có hoa tính từ vụ trước. và nguyên nhân cũng có thể là chưa lưu tâm đốn tỉa Vậy việc cắt tỉa hoa hồng là cực kỳ quan trọng để kích thích sự phát triển nảy mầm tạo tán và ra hoa của cây. Cần cắt tỉa thường xuyên những cành già yếu, những cành răm nhỏ không cần thiết. Có một nghịch lý là càng cắt tỉa nhiều thì cây lại càng phát triển cành mới thế mới tuyệt vời chứ. Và ngọn của các mầm chính là nụ của hoa hồng đó là thành quả ngọt ngào phần thưởng sau bao nhiêu ngày cố gắng của bạn. chắc chắn là thế tất nhiên rồi
Những lưu ý khi cắt tỉa hoa hồng
Thực gia thì trên lý thuyết là thế: nhưng khi áp dụng thì cứ thoải mái theo ý thích của bạn và đừng máy móc quá. Có thể cắt sâu xuống những cành cấp 1 hoặc cấp 2 đều được. Quan trọng là muốn dáng cây phát triển theo đúng ý đồ của bạn
việc cắt tỉa cành hoa hồng cũng như một bài toán cần tìm lời giải , hoặc là nói không ngoa ví như: một cô gái đẹp mà mình là thợ cắt tóc, làm sao suống tóc cho em ấy vừa phong cách mà phải cá tính xinh hơn trước
Sau khi cắt có thể bôi keo liền sẹo cho hoa hồng ( chế phẩm dạng keo để tránh cây bị mất hơi nước và vết thâm cũng như nấm bệnh nhất là bện sùi cành lây lan từ vết cắt)
à mà bạn cũng có thể dùng sơn móng tay hoặc vôi keo để bôi vào vết cắt mình thấy cách này khá hay mà lại đơn giản gọn gàng nữa chứ, thật tuyệt vời phải không?
hẳn là bạn đang băn khoăn: Về khả năng phục hồi của cây và lứa hoa tiếp theo tính từ ngày cắt tỉa có đúng không? uh.. điều này cũng tương đối, vì còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của cây và quá trình chăm sóc.
Thường thì khi cắt tỉa sát với nụ hoa. Cây sẽ cho hoa lứa tiếp theo nhanh hơn. Nhưng mầm và hoa sẽ bé đó là quan sát của mình nghĩ vậy
Trước khi hoa tàn nên cắt tỉa bỏ hoa, để cho chồi mới mọc lên và tiếp tục kỳ ra hoa mới không cắt bỏ thì dinh dưỡng sẽ tập trung nuôi quả, cây hồng sẽ phát triển chậm và bị chột nhiều cành nhánh, hoa nở nhỏ không đẹp. Với những loại hồng ra hoa chùm, muốn một chùm hoa to đều nhau cắt bỏ bông ở chính giữa bỏ đi ( vì bông ở giữa nhận được nhiều dinh dưỡng nhất) nó sẽ đưa dinh dưỡng vào bông ở giữa vì thế những bông bên cạnh có su hướng bị nhỏ dáng hoa xấu với những cây hồng nếu trên một cành có nhiều nhánh cùng mọc thì ta cần cắt bỏ nhánh nhỏ và yếu bỏ đi chỉ để lại 1 hoặc 2 nhánh để cho dinh dưỡng chỉ tập trung nuôi nhánh còn lại giúp cành to khỏe đều nhau và cho bông đẹp hơn Nên gữ lại những nụ chưa nở và đang nở dở. Chỉ cắt những bông hoa gần tàn mã xấu. Cắt bông bị bệnh cành già cành yếu cành ngủ…
Chăm sóc hoa hồng sau khi cắt tỉa
Với mỗi đợt ra hoa sai là lúc cây bị đơ yếu cành lá vàng thiếu sức sống .Sau khi cắt tỉa cây xong, là lúc cần chăm bón để phục hồi cho cây qua mỗi đợt hoa
Việc cần làm lúc này là tưới đủ nước: nước là yếu tố không thể thiếu với bất cứ loại cây trồng nào. Tùy từng loại hoa hồng sẽ có nhu cầu tưới nước khác nhau. Với hoa hồng trồng chậu không cần tưới quá nhiều nhưng phải đủ cây mới phát triển tốt
Vậy như thế nào là đủ nước?
tưới đủ nước là tưới từng chút một xung quanh gốc. khi nào thấy dưới đáy chậu có nước chảy ra là được
Cũng cần biết từng loại hồng trong nhà và theo dõi, vì hồng có nhiều loại, loại cần nhiều nuoc hay ít nước…Cây hoa hồng cần đủ nước để lá quang hợp, nếu cây khô thiếu nước sẽ xuất hiện nhiều bệnh…Do đó cần phải tưới thường xuyên mỗi ngày 1 lần đối với hoa hồng trồng dưới đất ( tuới vào giờ cố định ) vào buổi sáng… Mùa hè sau 10h sáng không nên tuới ( vì lúc đó trời nắng gắt sẽ làm ảnh huởng tới cây ). Còn trồng chậu cần 2 lần/ngày. Cần hạn chế tưới nước vào buổi tối muộn, vì nước sẽ đọng trên lá cây, khiến lá cây dễ bị nấm bệnh…
Những băn khoăn về cách chăm sóc và cắt tỉa hoa hồng
Mỗi một người chơi lại có một chế độ chăm sóc hoa hồng riêng. Kể cả mình đã thử cắt tỉa hoa hồng khi còn đang nụ ( áp dụng với cây hoa hồng cổ sa pa )
Nghe mọi người bảo cắt để dưỡng cây vì còn non mới 1 tuổi nên cắt hết nụ.
cảm thấy chúng khó ra mầm trong vụ tiếp theo.
Không biết tại sao lại thế.
Với những cây cứ để thả lã và ra hoa tự nhiên, khi nào gần tàn mới xuống kéo. Thì nhận thấy chúng lại ra mầm nhanh hơn
Chẳng biết điều đó có đúng với những băn khoăn của bạn hay không nhỉ?
Phục hồi cây hoa hồng vào mùa hè
Chăm Sóc Cắt Tỉa Hồng Ngoại Dạng Bụi
Thông báo: vườn đã ngừng kinh doanh các giống hoa hồng. Để đặt mua hoa hồng, anh chị có thể tham khảo & liên hệ: Happytrees.vn . Call/Zalo: 0906701001 – 0901365679 – 0981472323
Trong quá trình chăm sóc cây hồng bụi ngoại nhập thì việc cắt tỉa nhánh khô héo vàng úa và lặt bỏ hết các lá đốm vàng trên cây hoa hồng là điều rất quan trọng, không thua kém gì với việc bón phân hay phòng bệnh cho cây hoa hồng bụi (bài viết cho người mới tập trồng hoa hồng).
Vai trò của việc cắt tỉa nhánh khô héo và lá vàng ở hồng ngoại dạng bụi
Khi trồng và chăm sóc các cây hoa hồng dù là hồng Sa Đéc hay hồng ngoại nhập thì có chung các công đoạn như: Tưới nước, bón phân, thay chậu, phun thuốc phòng bệnh, cắt tỉa nhánh, vệ sinh vườn hồng.
Nếu như tưới nước và phun thuốc phong bệnh duy trì sự sống của cây hoa hồng. Phân bón và thay chậu cho cây hoa hồng đúng lúc giúp cây hồng phát triển tốt hơn thì việc cắt tỉa nhánh và vệ sinh vườn hồng, lượm hết các lá vàng, cành khô dưới gốc hồng là sợi dây gắn kết giữa quá trình duy trì sự sống và sự phát triển của cây hoa hồng.
Cắt tỉa cành khô, loại bỏ lá vàng, lá bị đốm đen trên cây hồng làm hạn chế rất nhiều việc nấm bệnh lây lan khi tưới nước trên cây hoa hồng, giúp cây phát triển tốt. Đồng thời cắt tỉa cũng làm cho tán cây hồng thông thoáng hơn, những luồng gió có thể xuyên qua mọi nơi trên thân cây làm cây hồng luôn được khô thoáng nên nấm bệnh cũng ít phát sinh hơn. Đây là tầm quan trọng của việc cắt tỉa nhánh khô héo và lá vàng ở cây hoa hồng.
Thế còn trên cây hoa hồng bụi?
Nhất là đối với các cây hồng dạng bụi, thông thường các giống hồng này có chiều cao dưới 1,5m, tán lá thường rậm rạp, phân nhánh nhiều nên độ thông thoáng giữa các cành lá của cây hồng bụi thường rất kém. Từ đó dẫn đến việc cây hay bị đốm lá, vàng lá và khô cành. Nên việc cắt tỉa làm thông thoáng tán lá của cây hoa hồng bụi lại cần thiết hơn bao giờ hết.
Lá vàng, đốm đen loại bỏ hết thì dễ rồi, còn việc cắt tỉa cành nhánh: nên cắt cành hồng nào? giữ lại cành nào thì khó phân biệt hơn. Do đó, tôi xin chia sẻ clip cắt tỉa cành nhánh cho cây hồng bụi ở bên dưới:
Kỹ Thuật Cắt Tỉa, Tạo Hình Củ Và Chăm Sóc Cây Hoa Thủy Tiên
Củ thủy tiên rất giống củ hành tây, cũng có nhiều lớp vỏ củ như vậy. Toàn củ gồm một củ chính lớn nhất và một số củ nhỏ hơn mọc xung quanh, được gọi là mầm sườn. Vỏ thân củ hoa màu trắng sữa, đáy củ là vầng rễ già có màu vàng ngà, lớp rễ mới mọc ra sau này sẽ có màu trắng muốt, óng ánh như râu tóc của tiên ông. Giữa củ có lá non màu vàng và các tia hoa gồm nụ hoa, cuống hoa nằm thẳng hàng.
Phía dưới của củ bao giờ cũng có một chút đất để bảo vệ vầng rễ, người Hoa sống xa tổ quốc thường dùng khăn gấm gói mảnh đất này lại và để lên ban thờ tổ tiên và răn dạy con cháu hướng về tổ quốc.
Thủy tiên có sức sống rất mạnh mẽ, các vết cắt, gọt sẽ lành sau vài ngày. Gọt hoa thủy tiên mục đích là để tạo ra những hình dáng độc đáo như ý muốn. Vỏ củ, cuống hoa, lá được gọt, xén, tỉa sau đó sẽ lành nhưng dù sao, sự sinh trưởng cũng bị kiềm chế. Ngược lại, mặt bên kia của củ không bị gọt vẫn phát triển bình thường. Gọt, tỉa, cạo, cắt và thủy dướng tốt sẽ cho ta những giò thủy tiên có lá uốn lượn thấp, hoa vươn cao, nghiêng nghiêng duyên dáng.
1. Dụng cụ gọt thủy tiên
Cắt tỉa tạo hình độc đáo cho hoa thủy tiên
– Gồm một số dụng cụ chính như sau :
+ Dao vát lưỡng dụng : dùng để bóc, cắt, cạo, gọt, xén… toàn dao dài khoảng 18cm, lưỡi vát 45 độ, rộng 2.5cm sống dao dày khoảng 2mm.
+ Panh kẹp.
+ Dao máng: dùng để xén lá nằm sâu trong bẹ củ. Lưỡi dao hình vòng cung dài khoảng 5mm. Tôi gắn luôn dao này vào chuôi của dao lưỡng dụng.
+ Kéo nhỏ.
+ Chổi lông (loại chổi quét sơn) và một số thứ khác mà các bạn có thể nghĩ ra để sử dụng cho phù hợp.
2. Phương pháp cắt tỉa, tạo hình củ hoa thủy tiên
– Nguyên tắc chung là phải tĩnh tâm, tỉ mỉ, nhẹ nhàng trong mọi công đoạn gọt củ thủy tiên.
2.1. Làm sạch củ hoa thủy tiên
– Củ mua về bóc bỏ đất ở đáy củ, bóc hết các bẹ lá khô và ngâm nước 48h cho vỏ củ hút nước căng mọng ra để dễ gọt. Ngâm nước rồi làm sạch lại một lần nữa.
2.2. Bóc vỏ củ hoa thủy tiên
– Bắt đầu động dao trên mặt củ theo vòng cung của củ, cách vầng rễ 1cm, rạch một đường vòng cung, nhẹ nhàng tách từng lớp vỏ củ.
– Cứ bóc như vậy khi vào gần đến giữa củ thì phải hết sức thận trọng kẻo phạm vào bao hoa, cuống hoa và lá, cho đến khi để lộ hoàn toàn mâm củ. Trong khi tách, nếu gặp các mầm xiên xẹo bên ngoài thì cắt bỏ, chỉ giữ lại các mầm ở chính giữa củ nằm thẳng hàng nhau
– Đối với các mầm sườn cũng bóc vỏ như với củ chính. Thông thường, các mầm sườn cũng có một cành hoa nên chúng ta khi gọt cũng hết sức chú ý vì các lớp vỏ ở mầm sườn ít nên khi gọt rất dễ phạm vào bao hoa.
2.3. Bóc bào mầm của hoa thủy tiên
– Sử dụng dao vát lưỡng dụng và máng để khoét sâu các khe giữa các bào mầm để dễ bóc bào mầm và xén lá sau này. Sau đó, dùng mũi dao nhẹ nhàng rạch bào mầm để lộ ra lá và hoa. Thao tác này các bạn hết sức chú ý vì rất dễ phạm vào bao hoa. Nếu làm rách bao hoa thì chắc chắn hoa sẽ bị câm và thối hoa. Theo kinh nghiệm của tôi, các bạn nên rạch một đường ở bên cạnh của bào mầm, từ trên xuống dưới, thay vì rạch chính giữa bào mầm vì ở bên cạnh đã có các lá nằm bên trong che chở cho bao hoa. Sau đó, dùng dao máng bóc bào mầm (là một bao màu trắng bao bọc quanh lá và cuống hoa như trong hình) để lộ ra lá và bao hoa :
+ Đối với các mầm sườn cũng bóc vỏ như với củ chính. Thông thường, các mầm sườn cũng có một cành hoa nên chúng ta khi gọt cũng hết sức chú ý vì các lớp vỏ ở mầm sườn ít nên khi gọt rất dễ phạm vào bao hoa.
+ Khi bóc tách bào mầm xong, củ chính và các mầm sườn nó sẽ như thế này:
Củ hoa thủy tiên sau khi bóc vỏ và bóc tách bào mầm
– Các bạn nhìn thấy trong hình giữa những lá xanh màu lá mạ có một bao lồi ra, nho nhỏ màu vàng nhạt đó là bao hoa. Đây chính là phần quan trọng nhất của củ thủy tiên, nếu lỡ tay làm thủng hoặc gọt phạm phải là hỏng một hoa. Khi gọt mà thấy có mấy mẩu màu vàng cam sẫm rơi ra là hỏng một cành hoa rồi đấy. Thông thường, mỗi mầm có 4 – 5 lá, bên trong là cuống và bao hoa.
2.4. Xén lá hoa thủy tiên
– Các lá thủy tiên, nếu không được xén tỉa thì sẽ luôn mọc thẳng lên tua tủa, nhiều khi che lấp mất hoa nên không được đẹp lắm. Do vậy, muốn lá mọc thấp và uốn lượn phía dưới hoa thì ta phải xén lá. Xén lá theo cạnh nào thì nó sẽ uốn lượn theo cạnh đó. Dùng dao lưỡi vát rạch một chút trên ngọn lá rồi dùng dao máng xén dọc theo chiều dài của lá cho tới tận cuống lá.
+ Tạo lá cong hình móc câu: gọt, cạo một chút đằng sau lá từ ngọn lá cho tới giữa lá hoặc tới gốc lá, tùy theo bạn muốn cong ít hoặc cong nhiều.
+ Tạo lá lượn vòng tròn: Từ đỉnh lá xén đi 1/3 tới 1/2 độ rộng của lá từ ngọn lá cho tới gốc lá.
2.5. Cạo cuống hoa thủy tiên
– Cũng như lá, nếu không tác động, trụ hoa thủy tiên sẽ cùng nhau mọc thẳng và trên đỉnh sẽ là một chùm những bông hoa nhỏ. Nếu muốn cuống hoa cong nghiêng nghiêng thì ta dùng dao cạo nhẹ lớp vỏ mỏng của cuống hoa ngay dưới đế bao hoa. Cạo chiều nào, hoa sẽ cong theo chiều đó. Có thể cạo một chút, có thể cạo từ đế bao hoa cho tới gốc cuống hoa, tùy theo yêu cầu tạo hình cong ít hay cong nhiều. Cần chú ý kẻo đứt cuống hoa.
3. Trồng hoa thủy tiên bằng phương pháp thủy dưỡng
– Thủy dưỡng là quá trình nuôi trồng trong nước. Đây là một khâu rất quan trọng trong quá trình gọt thủy tiên, nó quyết định phẩm chất của một giò thủy tiên. Trong quá trình thủy dưỡng phải thường xuyên xem xét, điều chỉnh lá và hoa cho đẹp vì lá và hoa trong giai đoạn này rất dễ điều chỉnh, uốn nắn.
Hoa thủy tiên được trồng bằng phương pháp thủy dưỡng
3.1. Làm sạch trước khi thủy dưỡng
– Dùng panh, kéo, chổi lông làm sạch các mảnh vụn giắt trong các khe bẹ củ, sửa lại các vết cắt cho thật ngọt. Xem kỹ mặt trước, mặt sau của củ xem có chỗ nào bị giập hay không, nếu có phải gọt sửa lại vì củ giấp rất dễ ủng, thối.
3.2. Loại nước sử dụng trồng hoa thủy tiên
– Thủy tiên ưa nước sạch, trong, tốt nhất là dùng nước mưa, nước giếng khơi, nước suối. Nước máy cũng dùng được nhưng nên để vài ngày cho bay hết hơi clo mới dùng được. Thay nước hàng ngày đối với chậu nông và 2 ngày đối với chậu sâu. Nếu nhiệt độ ngoài trời cao phải thay nước hàng ngày vì trời nóng rễ và bẹ củ rất dễ thối, ủng.
– Nếu nước có hiện tượng vẩn đục, phải lập tức xem xét củ xem có phần nào bị thối không, nếu có thì dùng dao gọt rộng hết phần bị thối, ủng và rửa thật sạch dưới vòi nước chảy, có thể rửa bằng nước muối loãng rồi tiếp tục thủy dưỡng.
3.3. Ngâm cầu
– Sau khi gọt và làm sạch xong thì ngâm mặt cắt, gọt, tỉa vào nước trong 24h để rửa sạch nhựa chảy ra từ vết cắt, nhựa sẽ đùn ra và đông lại dẻo quánh trên các vết cắt gọt. Nếu không rửa sạch nhựa thì các vết cắt sẽ bị oxy hóa làm cho thâm lại.
– Dùng chổi lông, bông cọ rửa mặt cắt và thay nước mỗi 8h.
3.4. Chậu thủy dưỡng cho cây hoa thủy tiên
– Sau khi ngâm cầu, ta đưa củ lên chậu thủy dưỡng, đặt củ nằm ngang và hướng mặt cắt gọt lên trên. Dùng bông hoặc vải mềm phủ lên các vết cắt và rễ sao cho mảnh vải, bông luôn ướt, mục đích để rễ và các vết cắt không bị khô dẫn đến thâm. Không đổ ngập nước thay vì dùng bông phủ vì nếu ngập nước thì các vết cắt gọt lại bị ủng, thối.
– Có thể dùng loại bông tẩy trang, tách ra làm đôi rồi phủ lên mặt cắt của củ.
– Sau khi đặt vào chậu thủy dưỡng thì ta nên để trong nhà 3 – 4 ngày do các vết cắt liền sẹo, lá bắt đầu mọc dài ra và hơi xanh mới đưa ra ngoài trời. Không để cây dưới ánh nắng trực tiếp, mưa gió. Ban đêm phải chuyển vào trong nhà để tránh sương đêm làm chột lá, hoa hàng ngày khi thay nước cần rửa sạch củ hoa và kiểm tra, điều chỉnh lá và ngồng hoa theo ý muốn. Chú ý ngồng hoa vì lá mọc thấp, lượn vòng dễ chèn lấp ngồng hoa làm ngồng hoa cong vẹo không đẹp mắt.
3.5. Thời điểm gọt củ hoa thủy tiên
– Cái khó của người gọt hoa thủy tiên là phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Trời nóng ẩm thì nhanh nở hoa, trời lạnh thì chậm. Củ thô được bán ở chợ Bưởi, chợ Mơ và một số nơi khác ở HN từ tháng 11 âm lịch. Thông thường, ở Hà Nội bắt đầu gọt trước ngày mồng 1 Tết từ 20 – 25 ngày. Tức là chúng ta sẽ tiến hành gọt vào những ngày từ mùng 5 đến mùng 9 tháng 12 âm lịch. Dự đoán năm nào ấm thì gọt trước tết 21 – 22 ngày, năm nào lạnh nhiều thì gọt trước tết khoảng 24 – 25 ngày. Tất nhiên, trong giai đoạn thủy dưỡng thì ta cũng có thể điều chỉnh được phần nào, nhưng dự đoán trước được thì nhàn hơn và cũng ấn tượng hơn..
– Để chắc ăn, trong vòng 4 ngày thì mỗi ngày gọt 1 củ, thế nào cũng có 1 – 2 củ nở trúng 30 tết.
– Trước đây, các cụ có lệ thi gọt, tạo hình thủy tiên làm sao nở đúng giao thừa thì đoạt giải thưởng lớn. Người ta cho rằng, năm nào gọt hoa thủy tiên mà nở đúng giao thừa thì năm đó sẽ rất may mắn. Tất nhiên, những giò thủy tiên nở sớm hay nở muộn thì đều cũng tốt vì người phương Đông quan niệm thủy tiên đem lại sự may mắn và trường thọ.
3.6. Điều chỉnh thời điểm nở hoa của hoa thủy tiên
– Từ khi hoa xé bao nang đến khi hé nở khoảng 5 – 6 ngày. Ta có thể điều chỉnh ngay trong thời điểm này. Cách thường dùng là can thiệp bằng nhiệt độ, ánh sáng. Điều chỉnh cho củ ra hoa sớm dễ hơn là ra hoa muộn.
– Muốn củ ra hoa sớm thay nước ấm để thủy dưỡng, phơi ra ngoài nắng trực tiếp. Đêm đưa vào trong nhà che giấy, nilon rồi dùng bóng điện chiếu sáng.
– Muốn củ ra hoa muộn thì phải nhiều lần thay nước lạnh, có thể dùng đá trong tủ lạnh ngâm nước xuống khoảng 15 độ C rồi dùng nước này để thay. Không phơi nắng mà phải để trong nhà tối hoặc chỗ râm mát, ban đêm đưa ra ngoài trời.
Nguồn: Admin tổng hợp
Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Chăm Sóc Hoa Hồng Sau Khi Cắt Tỉa Đau trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!